Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật ở huyện Thuận An – Bình Dương

Có thể thấy rằng trong thế kỷ qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung của thế giới đã tiến những bước dài. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, con người đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, phá vỡ thế cân bằng của nhiều hệ sinh thái, gây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề đến mức đe dọạ chính sự sinh tồn của lồi người.Kinh tế học môi trường đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế hiện nay tỉ lệ thuận với suy giảm môi trường. Điều này hồn tồn đúng. Con người một mặt tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp và phong phú hơn nhưng mặt khác lại làm hại cho chính môi trường mà mình đang sống.Ngày nay, trong nông nghiệp, với điều kiện khí tượng thủy văn thay đổi ngày càng thất thường, nhiệt độ tăng cao, mưa lũ xuất hiện triền miên không theo một quy luật tự nhiên nào và sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc sản xuất. Song song với sự phát triển khoa học kĩ thuật, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ra đời với chủng loại đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu bảo vệ mùa màng và tăng năng suất nông sản.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật ở huyện Thuận An – Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở HUYỆN THUẬN AN – BÌNH DƯƠNG Lớp K13M1. Nhóm: 14. Gồm các SV SV1: Nguyễn Anh Quân SV2: Lê Quốc Huy SV3: Đào Quốc Phong SV4: Trương Anh Tuấn SV5: Trần Thế Sơn TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Bối cảnh Có thể thấy rằng trong thế kỷ qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung của thế giới đã tiến những bước dài. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, con người đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, phá vỡ thế cân bằng của nhiều hệ sinh thái, gây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề đến mức đe dọạ chính sự sinh tồn của lồi người. Kinh tế học môi trường đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế hiện nay tỉ lệ thuận với suy giảm môi trường. Điều này hồn tồn đúng. Con người một mặt tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp và phong phú hơn nhưng mặt khác lại làm hại cho chính môi trường mà mình đang sống. Ngày nay, trong nông nghiệp, với điều kiện khí tượng thủy văn thay đổi ngày càng thất thường, nhiệt độ tăng cao, mưa lũ xuất hiện triền miên không theo một quy luật tự nhiên nào và sâu bệnh xuất hiện ngày càng nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc sản xuất. Song song với sự phát triển khoa học kĩ thuật, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ra đời với chủng loại đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu bảo vệ mùa màng và tăng năng suất nông sản. Khu vực Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới (nóng ẩm mưa nhiều), khí hậu và độ ẩm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (nông nghiệp chiếm 80% nền kinh tế), bên cạnh đó sâu bọ và các loại côn trùng phát triển phá hoại mùa màng, để bảo vệ cây lương thực, hoa màu, và cây công nghiệp không bị sâu và côn trùng phá hoại, cần sử dụng các loại nông dược, phân bón hóa học mà phần lớn là hóa chất độc hại cho người và gia súc. “Sự ảnh hưởng của HCBVTV” là một mảng đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, cần có thời gian tương đối dài. Đề tài này được thực hiện trong nửa tháng là quá ngắn, do đó, chỉ khảo sát thực tế ở vùng nông nghiệp lân cận thành phố Hồ Chí Minh là Thuận An (Bình Dương). Vấn đề quan tâm Theo các nhà y học lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) tuy rất nhỏ nhưng độc chất sẽ tích lũy dần trong cơ thể và các mô nhất là mô mỡ đến giai đoạn nào đó có thể gây tác hại. Sử dụng các chất diệt cỏ, trừ nấm, các thuốc trừ sâu bệnh, các chất kích thích sinh trưởng là những nhu cầu cần thiết đối với nền Nông Nghiệp nước ta. Bên cạnh những thành tựu cơ bản có ý nghĩa của quá trình hóa học hóa ngành Nông Nghiệp cũng đã gây ra nhiều bất lợi, đặc biệt là sự lợi dụng vi phạm sử dụng an tồn HCBVTV, gây ô nhiễm Môi Trường, thực phẩm và mất cân bằng hệ sinh thái. Để có những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và ô nhiễm lương thực thực phẩm, chúng ta cần phát hiện, theo dõi dư lượng HCBVTV trong môi trường nhất là nguồn nước sinh hoạt, vì nước rất cần thiết cho cuộc sống con người. Để cảnh báo và khuyến cáo cho các nhà quản lý Môi Trường nắm và hoạch định chương trình bảo vệ Môi Trường, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, chúng ta tiến hành khảo sát dư lượng HCBVTV. Thực tế và nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các HCBVTV hiện nay đã gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường sinh thái (MTST), đặc biệt là sức khỏe của con người. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu đánh giá của các tổ chức như: FAO, WHO, CODEX đã cảnh báo hàm lượng các độc tố, trong đó, đặc biệt hố chất bảo vệ thực vật trở nên hết sức cần thiết và cấp bách ở nhiều quốc gia. Đây thực sự là vấn đề tồn cầu cần quan tâm. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu. CHƯƠNG 2 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐTM Tên đề tài nghiên cứu ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG Cơ quan quản lí Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương. Cơ quan chủ trì Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường. Cơ quan phối hợp Phân viện sinh thái và tài nguyên sinh vật. Tình hình nghiên cứu Ngồi nước Trong những năm gần đây, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, gây ra nhiều vấn đề và lo ngại về sức khoẻ cộng đồng. Phần lớn các bệnh ung thư rất khó xác định nguyên nhân đầu tiên gây bệnh. Trong số các nguyên nhân đang được nghiên cứu, hiện đã có một số bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa tiếp xúc hố chất bảo vệ thực vật với nguy cơ mắc căn bệnh nan y này. Nghiên cứu trên các nông dân, phần lớn ở các nước công nghiệp hóa, cho thấy có xu hướng gia tăng các bệnh u lim-phô không phải dạng Hodgkin, u ác tính, bạch cầu, đa u tủy và bướu mềm ác tính. Các dạng ung thư như ung thư vú, buồng trứng, miệng, tuyến tiền liệt, phổi, bàng quang, cổ tử cung, não, thận, bao tử cũng được phát hiện thường xuyên. Ung thư não HCBVTV đã được xác định là tác nhân thúc đẩy việc hình thành khối u não trong động vật và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy điều này cũng diễn ra đối với con người. Theo thống kê, tỉ lệ người chết do ung thư não đã tăng lên trong số những người có giấy phép sử dụng HCBVTV ở Italia và những nhân công trồng nho ở Pháp – những người có mối liên hệ đặc biệt với việc tiếp xúc các HCBVTV. Nguy cơ mắc bệnh u não ở phụ nữ Trung Quốc cũng được cho là có liên quan đến việc tiếp xúc với HCBVTV. Theo một bản phân tích năm 1998, đã có những nghiên cứu đáng tin cậy đưa ra giả thuyết về mối liên quan giữa bệnh ung thư não và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu những người làm vườn và trồng cây ăn quả ở Thuỵ Điển cho thấy, tỉ lệ xuất hiện u trong hệ thần kinh ở những người trẻ tuổi và những người làm vườn ở tuổi trung niên gia tăng; nguy cơ mắc u não tăng gấp 3 lần ở những người làm vườn và gấp 5 lần ở những người trồng cây ăn quả. Đặc biệt, bệnh u màng não (khối u quanh não và tủy sống) đã tăng lên trong những người làm vườn. Khi nghiên cứu bệnh ung thư ở các trẻ em Na Uy có bố mẹ thường tiếp xúc với HCBVTV, người ta đã phát hiện các chỉ số liên quan giữa việc sử dụng HCBVTV và nguy cơ mắc bệnh ung thư não. Có tới 9 trong số 17 nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư não ở trẻ tăng cao liên quan đến việc sử dụng HCBVTV, 5 nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng không đáng kể. Ung thư vú Kể từ những năm 1940 ở Mỹ, ước tính hàng năm tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú tăng 1%. Ở Đan Mạch, tỉ lệ này là 50% trong khoảng từ năm 1945 đến 1980. Sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh được theo dõi theo ngành nghề, đáng chú ý là những ngành này đều đòi hỏi tiếp xúc với hố chất và HCBVTV, đặc biệt là những nông dân làm thời vụ và làm trong ngành công nghiệp rau/quả. Một bản nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, trong số những nông dân là phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh cao thuộc về những người làm việc trực tiếp ở các cánh đồng phun thuốc hoặc ngay sau khi phun thuốc, chứ không phải ở những người sử dụng quần áo bảo hộ lao động. Một phân tích số liệu từ 8 nước công nghiệp cho thấy mối liên quan không chặt chẽ giữa bệnh ung thư vú và hoạt động nông nghiệp. Theo nghiên cứu, DDT có thể kích thích sự tăng trưởng của hoóc môn tính dục ở chuột. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu theo từng trường hợp kể từ năm 1996 đã không thể khẳng định những quan sát trước đó cho thấy mối liên hệ giữa mức độ DDT và DDE (một sản phẩm do DDT phân rã) với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Trái lại, những nghiên cứu ở Colombia và Mexico cho thấy mối liên quan giữa ung thư vú và việc trồng trọt là ở mức cao. Đo dó, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác ở các nước nơi DDT vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Ung thư gan Theo một nghiên cứu những người sử dụng HCBVTV tại Italia để diệt sâu bọ trong vòng 20 năm, những người tiếp xúc với các loại HCBVTV trong thời kỳ 1960 và 1965 có tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan cao. DDT được nghi là nguyên nhân bởi nó có thể sản xuất ra những mô ung thư gan khi nghiên cứu trên động vật. Nghiên cứu về tỉ lệ tử vong theo độ tuổi do các căn bệnh ung thư khác nhau giai đoạn 1975- 1994 cho biết tỉ lệ tử vong do ung thư gan khá cao ở những người có mức độ DDE cao, cả nam và nữ ở người Mỹ da trắng, nhưng không phải trong số người Mỹ gốc Phi. Hepatic angiosarcoma là một dạng ung thư gan rất hiếm, có liên quan đến việc sử dụng thạch tín để phun trừ sâu các ruộng nho ở Châu Âu trước đây. Trong khoảng những năm 1980 - 1984, tại trường đại học Y dược Ain Shams, Hy lạp, 14 người đã được chuẩn đốn mắc bệnh này - một tỉ lệ rất cao so với dự đốn. 10 người trong số họ có tiền sử tiếp xúc trực tiếp hoặc thường xuyên với thuốc trừ sâu nông nghiệp. Ung thư dạ dày Ở Italia, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao thường rơi vào đối tượng nông dân và những người sử dụng HCBVTV với thời gian 10 năm trở lên. Nhân tố liên quan có thể là các HCBVTV chứa nitơ và phân bón hữu cơ Nitrat. Ung thư bàng quang Việc trồng cây ăn quả cũng liên quan tới nguy cơ ung thư dạ dày và ruột kết. được nghi là do việc sử dụng dầu thô đã qua sơ chế để trừ sâu. Tỉ lệ nông dân mắc bệnh ung thư dạ dày nói chung giảm, nhưng một số nghiên cứu cho thấy có một chút gia tăng tỉ lệ này nếu loại trừ ảnh hưởng việc hút thuốc lá. Một nghiên cứu những người nông dân trồng nho ở Pháp cho thấy có mối liên hệ lớn giữa ung thư dạ dày và việc tiếp xúc với HCBVTV. Ung thư thận Ở Italia, tỉ lệ mắc bệnh ung thư thận tăng lên trong những người nông dân tiếp xúc với HCBVTV hơn 10 năm khá cao, đặc biệt là những người trồng khoai tây và oliu. Việc tiếp xúc với HCBVTV cũng liên quan tới một căn bệnh u ác tính ở Canađa. Trong nước Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới (nóng ẩm mưa nhiều), khí hậu và độ ẩm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cho nên truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam là làm nông. Nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nguồn lao động dồi dào. Tận dụng lợi thế thiên nhiên và con người, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn (xuất khẩu gạo đứng thứ 2, tôm đứng thứ 5 với sản lượng 349000tấn). Khoa học kỹ thuật phát triển góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Song song với sự phát triển khoa học kỹ thuật, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ra đời với chủng loại đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu trong nông nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của HCBVTV: Nghiên cứu phát triển phương pháp phân tích đa dư lượng thuốc BVTV trong rau bằng máy sắc ký khí, phục vụ kiểm sốt nông sản an tồn Đặt vấn đề Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đưa ra phương pháp xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau, bao gồm phương pháp phân tích nhanh hố học, phương pháp sắc ký bản máng, phương pháp thử sinh học nhanh dựa trên enzim ChE, phương pháp ELISA được một số nước nghiên cứu và ứng dụng. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu là định tính và chỉ cho một chất hoặc một nhóm chất nào đó không thể dùng chúng để kiểm tra xem nông sảncó an tồn hay không. Trong các phương pháp phân tích chính xác (dựa trên các công cụ như sắc ký, quang phổ hấp thu nguyên tử,...) phương pháp phân tích đơn dư lượng đó được phát triển mạnh nhằm kiểm tra dư lượng của một loại thuốc BVTV đó định trước trong nông sản. Tuy nhiên, để kiểm tra độ an tồn của sản phẩm, người ta không thể kiểm tra lần lượt từng chất, xét cả về thời gian và chi phí. Do vậy, việc nghiên cứu để kiểm tra từng nhóm và nhiều nhóm thuốc BVTV đó được nhiều nước tập trung nghiên cứu cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của các công cụ phát hiện có độ tinh vi ngày càng cao như điện li mao quản, quang phổ UV/VIS, sắc ký khí GC, sắc ký láng hiệu năng cao HPLC, sắc ký láng giới hạn,... Hiện chưa có công bố nào ở nước ta về phân tích đa dư lượng đồng thời với nhiều nhóm thuốc. Và như vậy, việc nghiên cứu phương pháp phân tích đa dư lượng để có thể kiểm sốt được nhiều thuốc có nguy cơ cao đang được sử dụng ở nước ta trong rau là cần thiết. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Vật liệu và công cụ nghiên cứu: Các loại chất chuẩn, dung môi, các hố chất bổ trợ như Na2SO4 , NaCl,...; các cột chiết  SPE (dạng 500 mg); sản phẩm rau ăn lá, rau ăn quả khô; các máy sắc ký GC Agilent 6890 N. Phương pháp phân tích đa dư lượng + Đánh giá một số phương pháp phân tích đa dư lượng ở các nước bằng thử nghiệm và xác định khả năng ứng dụng thông qua hiệu suất thu hồi. + Xác định và lựa chọn phương pháp phân tích đa dư lượng phù hợp với điều kiện ở   Việt Nam: - Sử dụng các phương pháp chiết thụng dụng nhất trong phân tích: chiết láng-láng với dung môi có khả năng cao nhất tách các chất ra khái mẫu. - Sử dụng phương pháp làm sạch bằng cột sắc ký hoặc chiết pha rắn (SPE) với các hệ dung môi giải hấp. -  Lựa chọn các detector, cột và các thụng số cho chạy GC theo phương pháp thử nghiệm trực tiếp trên máy sao cho độ nhạy và khả năng tách giữa các chất được đảm bảo. - Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp thông qua xác định hiệu suất thu hồi R. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đánh giá phương pháp phân tích đa dư lượng của một số nước Thử nghiệm trên thực tế có những đánh giá sau về ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích đa dư lượng mà một số tác giả đưa ra như sau: * Phương pháp của Hà Lan sẽ rất tối ưu để phát hiện các nhóm chất mà việc ly tâm không ảnh hưởng tíi việc định lượng. Song để phân tích đa dư lượng nhằm kiểm sốt hầu hết các thuốc BVTV, phương pháp này không bao quát được các nhóm thuốc clo hữu cơ. Chẳng hạn với DDT, theo kết quả thử nghiệm của chúng tôi, phương pháp này chỉ cho hiệu suất thu hồi dưíi 50%. * Các phương pháp của Đức, Đài Loan, Hàn Quốc có bản chất gần nhau: Chiết láng-láng với pha nướcvà dung môi  hữu cơ, làm sạch bằng cột tách và xác định hàm lượng thuốc bằng máy sắc ký. Phương pháp của Hàn Quốc có chi phí lín và khá tốn thời gian do chiết qua cột sắc ký lín. Các phương pháp khác còng cần cải tiến để số thuốc kiểm sốt được nhiều hơn Nghiên cứu phương pháp phân tích đa dư lượng trên rau Chọn các thuốc đại diện và xây dựng các đường chuẩn về các loại thuốc BVTV, lấy 20 đại diện cho các thuốc sâu lân hữu cơ, clo hữu cơ,  thuốc trừ bệnh, thuốc trừ nhện, kể cả thuốc cấm như BHC,  DDT.  Vì 20 thuốc lựa chọn trên có thời gian lưu rất gần nhau nên, sau khi kiểm tra thời gian lưu của chúng trên máy sắc ký, chia chúng thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6-8 chất sao cho mỗi nhóm các chất có thể tách nhau khá tốt trên sắc ký đồ. Đường chuẩn trên máy sắc ký được thiết lập theo từng nhóm chất, dựa trên việc phân tích mỗi chất ở các nồng độ khác nhau: 0,05; 0,1; 0,5; 1; 5 g/ mL. Đường hồi quy được lập cho mỗi chất. Hiệu suất thu hồi được xác định cho mỗi chất bằng cách đưa chuẩn vào từng loại nông sản (rau ăn lá, rau ăn quả), thực hiện các bưíc phân tích đa dư lượng, xác định hàm lượng thuốc sau khi phân tích mẫu so với hàm lượng thuốc ban đầu. Vấn đề loại mẫu nông sản ảnh hưởng không nhá đến quá trình phân tích do sự tham gia và gây nhiễu của các hố chất hữu cơ trong nông sản. Vìvậy, với cây rau chọn hai loại đại diện cho rau ăn lá (cải xanh) và rau ăn quả (dưa chuột). Nghiên cứu xác lập phương pháp phân tích đa dư lượng trên rau - Sau khi thử nghiệm các phương pháp của các nước, chúng tôi thấy về cơ bản nên dựa vào các phương pháp này song cần có những thay đổi để hạn chế những nhược điểm và sử dụng các ưu điểm của mỗi phương pháp như sau: + Sử dụng nước bổ sung như của Đức song đối với rau bổ sung ngay khi xay mẫu trong bình xay đồng nhất mẫu, còn đối với chè thì cho ngâm ngay vào nước sôi vừa tốn ít dung môi mà vẫn có lượng mẫu đại diện. +  Sử dụng chiết pha rắn SPE như của Đài Loan, vừa nhanh chóng, vừa tốn ít dung môi, an tồn hơn với môi  trường so với sử dụng cột tách. Chúng tôi sử dụng hệ dung môi rửa giải không  theo kiểu 1 hệ như Đài Loan,  không theo kiểu 5 hệ như Hàn Quốc mà là  2 hệ là cơ bản đó giải hấp  được các thuốc nêu trên: n-hexane/ CH2Cl2 = 1/5 và  n-hexane/CH2Cl2 / CH3CN = 49,65:50:0.35. Đánh giá hiệu quả của  phương pháp VMRA1 Về khả năng định tính và định lượng: Trên rau cải xanh, theo 3 nhóm E1, E2, E3 mỗi chất chuẩn được cho vào mẫu sao cho hàm lượng đạt 0,1 ppm trước khi phân tích mẫu.  Sử dụng đường chuẩn đó xây dựng để xác định nồng độ chất chuẩn thu được sau khi phân tích, kết quả xác định hiệu suất thu hồi cho thấy: với việc áp dụng phương pháp VMRA1 trên rau cải xanh, cả 20 chất trên đều cho hiệu suất thu hồi cho phép: 65 – 130 % (19/20 chất đạt hiệu suất 70-130%). Trên quả dưa chuột, áp dụng phương pháp VMRA1, đối với 20 chất chuẩn  thí nghiệm, hiệu suất thu hồi đạt khá  tốt: 64,4 – 144,6% (18/20 chất đạt hệ số thu hồi 70-130%). Về khả năng phát hiện của phương pháp đối với các chất:  Dựa vào phản ứng của các chất chuẩn: Phản ứng của LOD = 2 x phản ứng của đường nền. Kết quả:  LOD  £ 0,05 ppm đối với  tất cả 20 chất chuẩn thử nghiệm. Về thời gian và chi phí vật tư kỹ thuật: Về thời gian và chi phí cho 1 mẫu phân tích đa dư lượng là khoảng 4 – 6 giờ và 700 - 900 nghìn đồng (giá năm 2007). Quy trình tóm tắt phân tích đa dư lượng MRA đối với sản phẩm rau •    Thiết lập đường chuẩn cho các thuốc trong phạm vi sử dụng (tạo 3 hỗn hợp E1, E2, E3 với nồng độ 0,05; 0,1; 0,5; 1 ppm). •    Lấy mẫu rau ăn lá, ăn quả: Trên đồng ruộng,  lấy mẫu rau theo hình X hoặc S. Mẫu có đơn vị lín (  250 g): Lấy 2 kg. •    Xử lý mẫu: Mẫu rau được đem ngay về phòng phân tích, thái nhá 1-2 cm, lấy đại diện 200 g cho phân tích rau ăn lá  hoặc 300 g cho rau ăn quả đưa vào xay với nước(cho từng ít một để xay nhuyễn trong nước). •    Chiết xuất và làm sạch mẫu và phân tích như sơ đồ 1 (VMRA1). Kết luận Phương pháp phân tích đa dư lượng VMRA1 trên rau cải tiến từ  các phương pháp đa dư lượng của các nước cho phù hợp với điều kiện phòng thí  nghiệm ở nước ta có thể sử dụng để kiểm sốt dư lượng của 20 loại thuốc đang sử dụng phổ biến trên với hiệu suất thu hồi của hầu hết các thuốc đạt 70-130%; Thời gian và chi phí  phân tích là chấp nhận được trong việc kiểm sốt dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến người phun thuốc Đặt vấn đề Bên cạnh những ưu điểm của việc sử dụng hố chất bảo vệ thực vật (sau đây gọi tắt là thuốc trừ sâu - TTS) trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất và bảo vệ cây trồng, bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm theo nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, TTS còn có những tác hại nhất định gây hậu quả xấu đến môi trường đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người phun thuốc. Để bảo vệ sức khoẻ người lao động và môi trường sống, nhà nước ta đã ban hành danh mục các loại TTS được phép sử dụng và các loại cấm hoặc hạn chế sử dụng trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên do kém hiểu biết hoặc theo thói quen việc sử dụng TTS vẫn còn rất tuỳ tiện; không theo quy định, hướng dẫn đã ban hành; không có hoặc có trang bị bảo hộ lao động nhưng chưa đạt yêu cầu về vệ sinh thậm chí rất nhiều người đã sử dụng quá liều lượng quy định và sử dụng cả những loại thuốc đã cấm sử dụng. Khi phun thuốc do không gian thống, TTS thường có trọng lượng nhỏ nên chúng sẽ phát tán rất nhanh trong không gian trước khi rơi xuống cây trồng. Từ thực trạng này cho thấy người nông dân trực tiếp phun thuốc sẽ chịu ảnh hướng rất lớn đến sức khoẻ do hít thở phải TTS phát tán khi phun thuốc hoặc do bám dính trên bề mặt da. Nội dung bài báo này sẽ nêu một số kết quả nghiên cứu khi khảo sát, lấy mẫu và phân tích một số loại TTS trong môi trường không khí; các biểu hiện và triệu chứng bệnh tật; lượng TTS nhiễm trong máu của một số nông dân trực tiếp phun thuốc trừ sâu ở TP. Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu này là một phần trong đề tài nghiên cứu. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu Nội dung Khảo sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong không khí trên một số ruộng rau. Điều tra điều kiện lao động, cách thức sử dụng, bảo quản thuốc BVTV. Khảo sát các triệu chứng nhiễm độc, thăm khám và làm các xét nghiệm Y-Sinh học. Đề xuất giải pháp, phòng tránh, hạn chế và khắc phục hậu quả xấu của việc sử dụng HCTS. Kết luận và kiến nghị. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc trong không khí - Khảo sát, đo đạc thực tế : Lấy mẫu trong không khí tại ruộng rau (bằng phương pháp hấp thụ với máy lấy mẫu chuyên dùng) khi nông dân đang phun thuốc cho rau ngồi ruộng. Mẫu được lấy ở đầu hướng gió và cuối hướng gió. Mẫu thu về được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm phân tích trường Đại học Nông Lâm bằng máy. - Sắc ký khí (GC), Hewlett Packard 6890.USA,1997 và Sắc ký lỏng cao áp (HPLC), Hewlett Packard L110.USA,1997. - Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp của AOAC. Phương pháp điều tra xã hội học - Dùng bảng câu hỏi soạn sẵn điều tra phỏng vấn nông dân về các vấn đề liên quan đến thói quen sử dụng TTS và các triệu chứng đặc trưng nhiễm độc thuốc trừ sâu. Phương pháp Y-sinh học Lấy máu tĩnh mạch để phân tích hoạt tính men Cholinesterase trong huyết tương (chỉ tiêu để xem xét sự nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ). Mẫu được phân tích tại Phòng xét nghiệm thuộc Phòng khám Đa khoa Vạn Xuân (do PGS. PTS. Phạm Thị Mai - Trường Đại học Y Dược thực hiện). Phương pháp sác xuất thống kê Tổng kết và xử lý số liệu bằng Excel và các phương pháp thống kê khác như : SPSS for Windows và Statistical program Kết quả nghiên cứu Nồng độ TTS trong không khí ở thời điểm phun thuốc Để xác định nồng độ TTS phát tán trong không khí, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu ở hai ấp: ấp 4 và ấp 6 thuốc xã Vĩnh Lộc A huyện Bình Chánh. Các địa điểm lấy mẫu là ruộng trồng rau. Loại thuốc sử dụng phổ biến là thuốc nhóm Lân hữu cơ, Carbamat và nhóm Perithroid (Cúc tổng hợp). Thời điểm lấy mẫu là lúc người nông dân đang phun thuốc. Mẫu được lấy ở đầu và cuối hướng gió, cách mặt đất 1 m ngay trong ruộng rau đang phun thuốc có chiều dài luống rau là 25 m, có 04 máy đo đặt dọc luống rau , khoảng cách từ máy lấy mẫu đến người phun thuốc là 1,5 m, trong điều kiện trời nắng, vận tốc gió 1,2 đến 1,5 m/s. Kết quả phân tích được cho trong cc bảng 1.1. và 1.2 dưới đây. 0,28 KPH KPH 1,60 0,76 0,05 KPH KPH 0,83 1,28 0,64 Bảng 1. Nồng độ các loại TTS trong không khí đợt 1 Filitox Azodrin Cidi Sherpa Arrivo Supraci Xylene Số mẫu 70SC 50DD M50ND 25ND 25EC de (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) M1 18 M2 10 M3 10 M4 25 Tiêu Nhóm Ib Nhóm Ib Nhóm II Nhóm II Nhóm II Nhóm I 0,2 chuẩn < 0,1 < 0,1 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 < 0,1 [29,42] KPH 3,4 KPH KPH KPH KPH Bảng 2. Nồng độ các loại TTS trong không khí đợt 2 Số Cyrin Vicidi Selecron Regent Bassa Fenbis Vibasu mẫu (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) M5 M6 KPH Tiêu Nhóm II Nhm I Nhóm II Nhóm II Nhóm II Nhóm II Nhóm II chuẩn 0,1 - 1,0 < 0,1 0,1 - 1,0 0,1 -1,0 0,1 -1,0 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 [29,42] · KPH:Không phát hiện thấy. Nhóm I, II : Phân loại độc tính của chất theo EPA và WHO. · Các kết quả trong bảng là giá trị trung bình sau 3 lần đo ở tất cả các mẫu. Một số các biểu hiện nhiễm độc ở người phun thuốc Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã theo dõi, gửi phiếu phỏng vấn và điều tra trong 3 năm liền với 155 người cho thấy như sau: Đây là những người phun thuốc chính trong các gia đình; đa số là nam giới; tuổi phổ biến từ 35 đến 50; thời gian đã phun thuốc trung bình 5 năm trở lên; … Tuy chưa có người nào bị ngộ độc cấp nhưng hầu hết đều có các triệu chứng nhiễm độc mãn tính do TTS. Tình hình nhiễm thuốc trừ sâu trong máu Ngồi các triệu chứng bệnh lý như kể trên, người trực tiếp phun thuốc còn có thể bị nhiễm TTS trong máu do thấm qua da, hít thở phải TTS và gặp những vị trí tổn thương ở các cơ quan này. Để đánh giá tình hình nhiễm thuốc trừ sâu trong máu của những người trực tiếp phun thuốc, chúng tôi đã tiến hành phân tích men Cholinesterase trong huyết tương của 2 nhóm người khác nhau, lấy mẫu ở 2 thời điểm khác nhau và trong 2 giai đoạn sử dụng loại thuốc phun khác nhau. Kết quả phân tích men đợt 1 tại ấp 4 và ấp 6, xã Vĩnh Lộc A- Bình Chánh Số người được lựa chọn: 63 người, trong đó có 33 người nhóm phun cách lần phun trước khoảng 18 đến 20h và là ngày thứ 3 của đợt phun thuốc và 30 người làm đối chứng. Thời điểm lấy mẫu vào giữa vụ khi người nông dân phải phun nhiều TTS, cường độ và liều lượng phun cao, nhiều khi phun liên tục và phun gấp 2 đến 3 lần liều hướng dẫn. Loại thuốc được nông dân sử dụng trong giai đoạn này là thuốc nhóm Lân hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt tính men như: Monitor, Basudin, Wofatox, Confidor, Selltox, Cidi, Azodrin...Một số trong đó là thuốc cấm như Monitor, Wofatox.... Kết quả xét nghiệm cho thấy: Đối chiếu với mức tối thiểu là 43,6 (kat/l) thì ở nhóm tiếp xúc có 10 người không đạt chiếm tỷ lệ 30,3%, trong đó có 6 người giảm dưới 25%, thậm chí có 2 người giảm đến 65%. Nhóm đối chứng có 2 người không đạt chiếm tỷ lệ 6,7 %. Đó là số liệu thật sự lo ngại mặc dù về lý thuyết men ChE huyết thanh có khả năng phục hồi nhanh sau khi ngưng tiếp xúc. Kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ nhưng có sự sai khác rõ rệt giữa nhóm tiếp xúc trực tiếp và nhóm đối chứng (p < 10-9). Phân tích mối tương quan giữa tuổi đời, tuổi nghề và hoạt tính men ChE, chưa thấy có mối tương quan rõ ràng. Như vậy hoạt tính men không phụ thuộc vào tuổi đời, tuổi nghề mà phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc ngay sau khi phun thuốc, loại thuốc và hàm lượng thuốc được phun. Kết quả phân tích men đợt 2 tại ấp 4 và ấp 6 xã Vĩnh Lộc A-Bình Chánh Số người được lựa chọn đợt 2 là 77 người, trong đó có 45 người trực tiếp phun thuốc và 32 người thuộc nhóm đối chứng.Trong số 45 người phun đợt 2 hầu hết là đối tượng mới vì số đối tượng của đợt 1 đã chuyển nghề làm công việc khác, chỉ còn 4 người được xét nghiệm lại vì vẫn tiếp tục làm công việc phun thuốc. Thời điểm lấy mẫu vào cuối vụ rau và đầu vụ lúa, cường độ và liều lượng thuốc phun thấp, đôi khi cách một, hai tuần mới phun một lần. Thuốc trừ sâu được sử dụng trong thời điểm này chủ yếu là thuộc nhóm Cúc tổng hợp như: Bassa, Peran, Cyper, Serpa, Sherzol ... Ngồi ra sử dụng một số nhóm khác, nhưng ít hơn như: nhóm Lân hữu cơ (có Basudin, Selecron, Ofatox (thay thế cho Wofatox)); nhóm Carbamat (có Furadan); nhóm thuốc mới Fibronil (có Regent) ... Chúng đều là những thuốc có độ độc thấp. Kết quả phân tích cho thấy: Không có sự giảm hoạt tính men nhưng lại có sự gia tăng trong cả hai nhóm. Ở nhóm tiếp xúc, trong số 5 người tăng hoạt tính men thì có 3 nam là do bị bệnh (viêm gan, sỏi thận và đau bao tử), còn 2 nữ là ở tuổi mãn kinh (>50 tuổi). Ở nhóm đối chứng 5 người có hoạt tính men tăng đều là nữ và đang ở tuổi tiền mãn kinh. Về lý thuyết, sự viêm nhiễm cũng có thể gây ra sự tăng hoặc giảm hoạt tính men, còn ở nữ trong giai đoạn tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có hoạt tính men tăng. So sánh sự khác nhau giữa hai nhóm cho thấy chưa có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về tác động làm thay đổi hoạt tính men của các TTS được sử dụng trong đợt này. Như vậy, sự thay đổi hoạt tính men là do nguyên nhân khác. Một điều đáng lưu ý là trong số 45 người của nhóm tiếp xúc đợt 2 được khảo sát, chỉ có 4 người thuộc nhóm khảo sát đợt 1 được xét nghiệm lại và thuộc đối tượng có hoạt tính men giảm nhiều, được kiểm tra lại và kết quả cho thấy hoạt tính men của họ lần này ở mức bình thường. Như vậy, vào cuối vụ, mức độ sử dụng TTS giảm nhiều cùng với việc sử dụng những loại thuốc ít độc (chủ yếu thuốc nhóm Cúc tổng hợp có kết hợp với nhóm Lân hữu cơ hoặc Carbamat) phần nào đã làm giảm mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với sức khoẻ của người nông dân. Điều này rất quan trọng bởi thuốc nhóm Cúc có tác dụng diệt sâu phổ rộng và nhanh nhưng lại ít ảnh hưởng tới sức khoẻ. Kết luận Việc sử dụng TTS sẽ gây ảnh hưởng không ít tới môi trường đất, nước và không khí khu vực phun thuốc. Trong phạm vi giới hạn bài báo này nhằm khuyến cáo một số kết quả đo đạc các loại thuốc trừ sâu trong môi trường không khí khu vực phun thuốc. Do không có hoặc có các trang bị bảo hộ lao động nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cùng với việc phun thuốc với liều lượng tuỳ tiện và sử dụng cả những loại thuốc bị cấm nên TTS đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của những người trực tiếp phun thuốc như kết quả khảo sát ở trên. TTS không những ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da, … mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hồn khi nhiễm phải chúng. Điều đó cho thấy mức độ rất nguy hiểm của chúng đối với những người trực tiếp phun thuốc và cũng có ảnh hưởng tương tự đối với người không trực tiếp phun thuốc nhưng có tiếp xúc với chúng. Việc nghiên cứu ĐTM đã có từ năm 1990, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) ra đời và có hiệu lực 10/01/1994. Điều 17, 18 của Luật BVMT quy định tất cả các cơ sở kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước khi ban hành luật này; các dự án xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học…chủ dự án đầu tư của nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngồi, chủ dự án phát triển kinh tế xã hội khác đều phải lập báo cáo ĐTM để cơ quan quản lí Nhà nước bảo vệ môi trường thẩm định. Điều 18 quy định cho các dự án mới, điều 17 cho các nhà máy, cơ sở sản xuất hoạt động trước khi ban hành luật. Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật BVMT đã dành chương 3 quy định các điểm lien quan đến ĐTM. Chương này xác lập quy chế thực hiện ĐTM, từ trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, các nội dung chính của một báo cáo…cho tới quy trình thực hiện nghiên cứu ĐTM. Tính cần thiết của nghiên cứu Theo điều 18 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (1994) quy định tất cả các dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chi tiết đã được cụ thể hóa trong Nghị định 175/CP của thủ tướng Chính phủ. Tháng 4 năm 1998 Thông tư số 490 của Bộ KHCN&MT đã phân định dự án thành hai loại phải lập báo cáo ĐTM và lập Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường. Căn cứ theo hướng dẫn này dự án đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường sinh thái nằm trong nhóm dự án loại và duyệt nghiên cứu ĐTM. Sau khi nghiên cứu, chuẩn bị, ý tưởng đánh giá tác động của HCBVTV đã trở thành chủ trương nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Mục tiêu lâu dài Tuân thủ luật BVMT. Cung cấp cơ sở cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường. Giúp cho cơ quan thực hiện dự án có những thong tin thích hợp để quy hoạch và lựa chọn giải pháp tối ưu khi áp dụng HCBVTV trong nông nghiệp. Mục tiêu cụ thể Xác định và dự báo các hoạt động tiềm tang tới môi trường do sử dụng HCBVTV gây ra Đề nghị các giải pháp tối ưu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái. Vị trí dự án và vùng nghiên cứu Vị trí dự án huyện Thuận An – Bình Dương. Các nội dung chính Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Môi trường vật lí Địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng.. Môi trường sinh học Các hệ sinh thái, động thực vật. Y tế, cộng đồng, giáo dục. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương. Khảo sát, thu mẫu phân tích môi trường trong khu vực Khảo sát, phân tích và đánh giá chất lượng nước ngầm, nước mặt khu vực (khảo sát 15 điểm). Khảo sát, phân tích và đánh giá chất lượng không khí và vi khí hậu theo các chỉ tiêu đặc trưng (khảo sát 15 điểm khu vực dự án và vùng lân cận) Điều tra hiện trạng kinh tế- xã hội tại Thuận An – Bình Dương Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thong qua cơ quan quản lí huyện Thuận An–Bình Dương. Phỏng vấn người dân. Nghiên cứu tác động HCBVTV Đánh giá tác động của HCBVTV đến con người và hệ sinh thái trong khu vực dự án. Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động Đề xuất biện pháp giảm sử dung HCBVTV. Đề xuất biện pháp hạn chế sử dụng HCBVTV độc hại và có tác động lâu dài. Hạn chế mua bán và sử dụng HCBVTV đã nghiêm cấm sử dụng. Đề xuất các biện pháp giảm tác động của HCBVTV. Các giải pháp hạn chế tiêu cực đến kinh tế, xã hội. Xây dựng báo cáo ĐTM Theo Nghị định 175/CP Phương pháp nghiên cứu Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu Tập hợp các số liệu đã có, phân tích, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu. Khảo sát và phân tích Khảo sát và phân tích các thành phần môi trường theo các phương pháp đã được công nhận của từng ngành. Đánh giá tổng hợp Sử dụng các phương pháp liệt kê, ma trận, sơ đồ lưới, mô hình hóa môi trường và kiến thức chuyên gia để đánh giá tác động môi trường. Sản phẩm của đề tài Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật. Nội dung của nghiên cứu ĐTM CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO ĐTM Cơ sở pháp lý Mục tiêu và nội dung của báo cáo Phương pháp nghiên cứu Tổ chức thực hiện CHƯƠNG II: MIÊU TẢ DỰ ÁN Vị trí dự án Qui mô của dự án Nhu cầu của dự án Tiến độ thực hiện CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 3.1 Môi trường vật lí 3.1.1 Khí hậu, khí tượng 3.1.2 Đặc điểm địa hình 3.1.3 Địa chất thủy văn 3.1.4 Chất lượng không khí, tiếng ồn và độ rung 3.1.5 Chất lượng nước 3.2 Môi trường sinh học 3.2.1 Hiện trạng động vật, thực vật trong vùng dự án 3.2.1 Hệ thủy sinh 3.3 Điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án 3.3.1 Dân số 3.3.2 Mức sống 3.3.3 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 3.3.4 Giáo dục và y tế CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 4.1 Tác động trong quá trình sử dụng HCBVTV 4.1.1 Tác động đến môi trường không khí 4.1.2 Tác động đến chất lượng nước 4.1.3 Tác động đến hệ sinh thái có ích 4.1.4 Tác động đến người xịt HCBVTV 4.2 Tác động sau sử dụng HCBVTV 4.2.1 Tổng quan về tác hại của HCBVTV 4.2.2 Dự báo khả năng ô nhiễm nguồn nước 4.2.3 Dự báo khả năng ô nhiễm không khí 4.2.4 Dự báo khả năng mất cân bằng, đa dạng sinh thái. 4.2.5 Tác động kinh tế - xã hội CHƯƠNG V: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 5.1 Xây dựng mục tiêu bảo vệ môi trường 5.2 Các biện pháp giảm thiểu sử dụng HCBVTV 5.2.1 Lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp thích hợp 5.2.2 Quy hoạch phân khu canh tác 5.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động 5.3.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí 5.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước 5.3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ động vật và thực vật khu dự án 5.3.4 Biện pháp giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội 5.3.5 Kiểm sốt quá trình sử dụng loại và lượng HCBVTV 5.3.6 Kiểm sốt dư lượng HCBVTV 5.3.7 Phòng chống sự cố môi trường 5.4 Chương trình quản lí môi trường 5.4.1 Chương trình kiểm sốt sử dụng HCBVTV 5.4.2 Chương trình quan trắc môi trường tự nhiên và xã hội KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Dự tốn kinh phí theo nội dung nghiên cứu Tổng dự đốn kinh phí là 52.205.000 đồng. Nguồn kinh phí : sờ nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thuận An- Bình Dương. Nội dung chi phí có trong bảng kèm theo BẢNG DỰ ĐỐN KINH PHÍ TT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Kinh phí dự kiến ( đồng) 1 Thu thập thông tin Từ internet ( 5 người x 3 giờ x 21 ngày x 3.000 đồng ) 945.000 2 Chi phí đi lại ( đi khảo sát thực tế , xin số liệu, đi lấy mẫu..) 50.000 x 3 ngày/ tuần x 3 tuần x 2 người 900.000 3 Nghiên cứu tác động và đánh giá tác động Đánh giá tác động đến môi trường nước Đánh giá tác động đến môi trường không khí Đánh giá tác động đến hệ động, thực vật Đánh giá tác động đến kinh tế- xã hội 4.000.000 3.500.000 3.000.000 3.000.000 4 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm thiểu . Lựa chọn loại hình sản xuất nông nghiệp Quy hoạch phân khu canh tác Biện pháp giảm thiểu tác động không khí Biện pháp giảm thiểu tác động nước Biện pháp giảm thiểu tác động hệ động, thực vật Biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội Giải pháp phòng chống sự cố môi trường 4.000.000 3.000.000 2.000.000 2.500.000 2.500.000 1.500.000 3.000.000 5 Xây dựng báo cáo Phân tích tổng hợp số liệu In ấn , photo tài liệu Văn phòng phẩm 1.000.000 250.000 200.000 6 Chi phí bồi dưỡng: 20.000đ x 5 người x 21 ngày 2.100.000 7 Lương cán bộ 5 người x 3.000.000/tháng x 3/4 tháng 11.250.000 8 Chi phí phân tích mẫu 3.000.000 9 Chi phí khác Điện, điện thoại: 5 người x 150.000/tháng x ¾ tháng 560.000 10 Tổng chi phí 52.205.000 Tiến độ thực hiện Thời gian thực hiện là khoảng 3 tuần NỘI DUNG Tuần thứ nhất Tuần thứ hai Tuần thứ ba Thu thập số liệu Khảo sát thực tế tại khu vực Thuận An- Bình Dương Nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng của hóa chất BVTV Xây dựng báo cáo tổng hợp chi tiết Bảo vệ nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật ở huyện thuận an – bình dương.doc
Tài liệu liên quan