Tiểu luận Bài pháp luật đại cương

Như ta đã biết, hội đồng xét xử gồm hội thẩm nhân dân và các thẩm phán, các vị này độc lập với nhau, không ai có quyền chỉ đạo ai (kể cả chủ tọa) và chỉ tuân theo pháp luật. Việc nghị án ( tức là trao đổi và quyết định về mức án hay phán quyết có liên quan đến nội dung khởi kiện của các đương sự ) thực hiện theo chế độ tập thể. Phán quyết của hội đồng xét xử được thông qua bằng cách lấy biểu quyết theo đa số. Ví dụ : ông B lấn đất nhà ông A, ông A ra tòa kiện và đòi ông B bồi thường 300 triệu, sau khi tiến hành xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ vào nghị án. Trong Hội đồng xét xử (gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm có ý kiến khác nhau. Chẳng hạn vị thẩm phán thì cho rằng nội dung kiện của ông A là không có căn cứ, còn hai vị hội thẩm thì lại nói ông A kiện là đúng. Khi đó, với số phiếu đa số 2/1, xem như tòa sẽ tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5332 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu C ách mạng tháng Tám thành công đã xoá bỏ chính quyền nhà nước thực dân phong kiến, lập ra nhà nước độc lập, dân chủ thực sự của nhân dân – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thế nhưng giành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền còn khó hơn, chính quyền nước ta vừa mới thành lập đứng trước biết bao khó khăn, thách thức nhất là sự đe doạ trở lại xâm lược của đồng minh và sự chống phá của bọn phản cách mạng. Để giữ vững chính quyền, một trong những vấn đề cấp thiết là phải huỷ bỏ hoàn toàn, phá huỷ đến tận gốc rễ nền tư pháp cũ và bộ máy của nó, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, nhằm đè bẹp sức phản kháng của bọn thực dân phong kiến đã bị lật đổ và bọn phản động trong nước. Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc sớm thành lập Toà án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này là vấn đề cấp thiết của một Nhà nước cách mạng non trẻ. Do nhận định đúng đắn này, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án nhân dân ở nước ta. Từ đó đến nay, ngành Toà án nhân dân nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử. Là một công dân Việt Nam, một sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM, hơn nữa còn là chủ nhân tương lai của đất nước, không thể không trang bị cho mình những kiến thức về bộ máy tư pháp nhà nước - hệ thống toà án nhân dân Việt Nam. Bài tiểu luận nhóm 1 sắp trình bày đây với chủ đề “ Hệ thống toà án nhân dân Việt Nam” sẽ khái quát một cách chân thực và dễ hiểu nhất về hệ thống toà án nước ta, giúp cho người đọc có được những hiểu biết căn bản về ngành toà án như là về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, chế độ xét xử, nguyên tắc hoạt động, v.v…Nhóm 1 hi vọng rằng bài tiểu luận này sẽ tạo cho các bạn sinh viên có thêm sự hứng thú với ngành tòa án và có nhiều điều kiện hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Rất mong nhận được sự ủng hộ của cô và các bạn hơn nữa là những lời góp ý chân thành để nhóm 1 có thể khắc phục những khuyết điểm, để bài tiểu luận sau sẽ tốt hơn, hay hơn, xuất sắc hơn. Ngày 12 tháng 11 năm 2010 Tập thể tác giả Nhóm 1 Phần nội dung I. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân dân Việt Nam: Khái quát về cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân: Trích bài “khái quát về TAND nước CHXHCNViệt Nam”, trên web www.toaan.gov.vn mục “giới thiệu”, phần “cơ cấu tổ chức”. Toà án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Hiện nay, hệ thống toà án ở nước ta bao gồm: 1. Toà án nhân dân tối cao; 2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Toà án quân sự (bao gồm Toà án quân sự trung ương; các Toà án quân sự quân khu và tương đương; các Toà án quân sự khu vực); 5. Các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. Sơ đồ tổ chức Tòa án nhân dân nước CHXHCN Việt Nam 2. Vị trí xã hội của tòa án: Trích trong bài “Trao đổi ý kiến: tổ chức tòa án theo tinh thần nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử” của PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn trên đường link Là cơ quan trong hệ thống tư pháp, Tòa án có những đặc thù so với các cơ quan khác trong hệ thống này, đó là: Trụ sở TAND tối cao Địa chỉ: số 48 Lý Thường Kiệt – Hà Nội - Tòa án, người đại diện của quyền lực tư pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội. Toà án chủ yếu đóng vai trò là một bộ máy “quyền lực” chứ không sản sinh ra “công lực” mới, nó  thực hiện việc áp dụng pháp luật, đưa việc thực hiện quyền lực tư pháp vào cuộc sống. Bởi vì thông qua quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội. Đây là phương tiện chủ yếu trong việc giải quyết các trường hợp xung đột giữa các quan hệ pháp luật - Tòa án là một cơ quan độc lập. Khi xét xử tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn pháp luật nhà nước, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nước khác không có quyền can thiệp. Nguyên tắc này không có nghĩa là tòa án biệt lập với các cơ quan khác của nhà nước, vì vậy tòa án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác để cùng các cơ quan đó phục vụ tốt các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. - Những người làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý rất cao, đủ khả năng để giải quyết các vấn đề rất phức tạp như xác định tội phạm và người phạm tội và áp dụng hình phạt, phán quyết các tranh chấp, các sự kiện liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. - Lao động xét xử là lao động sáng tạo trong áp dụng pháp luật, đòi hỏi tư duy ở trình độ cao của người Thẩm phán. Họ phải tiếp cận với một hệ thống đồ sộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, kể cả pháp luật của các quốc gia khác khi có liên quan và cả pháp luật quốc tế. - Lao động xét xử luôn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe của pháp luật tố tụng về chứng cứ, về thời hạn, về độ chính xác của bản án. - Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của toà án lại càng được khẳng định.Vì toà án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà nước và việc thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, toà án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước và nền công lý của chế độ, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. II. Hệ thống Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương: Cơ cấu tổ chứcvà nhiệm vụ chức năng: Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TAND tối cao: Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh đạo cao nhất của tòa gọi là Chánh án. Theo khoản 2 điều 18 Chương 2 Luật tổ chức TAND năm 2002 thì cơ cấu tổ chức của TANDTC gồm: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Bộ máy giúp việc. Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án. Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND tối cao Trích bài “ Tòa án nhân dân tối cao” trên Theo điều 19 Chương 2 Luật tổ chức TAND năm 2002, TANDTC có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các Toà áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án. Giám đốc việc xét xử của các Toà án các cấp; giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các Toà án khác, trừ trưòng hợp có qui định khác khi thành lập các Toà án đó. Trình Quốc hội dự án luật và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo qui định của pháp luật. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: _ Hội đồng Thẩm phán gồm: Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm phán do Uỷ ban Thưòng vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC. Tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC không quá 17 người. Theo nghị quyết số 130/2002/NQ-UBTVQH11 thì số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC là 14 người. ._Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Theo khoản 1 điều 21 Chương 2 LTCTAND năm 2002 Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Theo khoản 2 điều 22 Chương 2 LTCTAND năm 2002 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chánh án TAND tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội. Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình Chánh án TANDTC có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vị sau: Dựa vào khoản 5,6,7 điều 25 Chương 2 LTCTAND năm 2002 -Chánh tòa, Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán. -Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán). -Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương (sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương); bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng) Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. Nhiệm kì của Phó chánh án, Thẩm phán TAND tối cao là 5 năm. Theo điều 16, chương 1 luật tổ chức TAND năm 2002: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. b) Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính: Dựa vào điều 23 Chương 2 LCTTAND năm 2002 _Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. _Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Các Tòa phúc thẩm: Dựa vào điều 24 Chưong 2 LCTTAND năm 2002 Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản, về giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TAND cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương: 1.2.1. Cơ cấu tổ chức: Theo điều 27 chương 3 luật tổ chức TAND năm 2002 thì cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: a) Uỷ ban Thẩm phán. b) Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. c) Bộ máy giúp việc. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án. Chức năng nhiệm vụ: Theo điều 28 Chương 3 LTCTAND năm 2002 _Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; _Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; _Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; _Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. VD: Tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết việc phá sản, Tòa lao động có thẩm quyền giải quyết các cuộc đình công theo qui định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TAND cấp huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh: Theo điều 32 Chương 3 LTCTAND năm 2002 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. 1.4. Tòa án quân sự: _Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật. _Các Tòa án quân sự gồm có: a) Tòa án quân sự trung ương; b) Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; c) Các Tòa án quân sự khu vực. Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. _Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. _Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Tòa án. _Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Tòa án. 2. Chế độ xét xử của hệ thống Tòa án Việt Nam: 2.1. Chế độ xét xử hai cấp: Trích bài “ Hệ thống Tòa án tại Việt Nam” của luật sư Trần Đông Phong, trên link Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng thể hiện quan điểm của Nhà nước về xét xử các vụ án nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân. Trích bài “ Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức tòa án các cấp” của PGS. TS. Trần Văn Độ trên link www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB7/do.pdf Tại Việt Nam, việc xét xử của tòa án thực hiện qua hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Tòa án khi xét xử sẽ đưa ra phán quyết của mình, gọi chung là “bản án”. FBản án của tòa án xử sơ thẩm gọi là Bản án sơ thẩm. _Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay, có thể bị kháng cáo ( hay còn gọi là chống án) bởi các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…) trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án _Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và nếu không bị kháng cáo thì sau 15 ngày được xem là có hiệu lực pháp luật. Tức là có tính bắt buộc phải thi hành. F Bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ được xét xử phúc thẩm. Phạm vi phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy nhiên việc đề xuất các chứng cứ mới trước Tòa phúc thẩm để biện giải cho các yêu cầu của mình là quyền của đương sự và nó hoàn toàn khác với các yêu cầu mới.  _ Bản án của tòa phúc thẩm gọi là Bản án phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm), không ai được kháng cáo nữa, nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị 1 lần mà thôi. _Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hay bãi bỏ. Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định Trích bài “ Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự nước ta” của THS. Tống Công Cường- ĐH Luật TPCHM, đăng ngày 27/2/2008, trên ( VD: phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới sau bản án phúc thẩm,…). Hội đồng xét xử tại một phiên tòa Thành phần hội đồng xét xử: Trích bài “ Hệ thống Tòa án tại Việt Nam” của luật sư Trần Đông Phong, trên link  Việc xét xử một vụ án được thực hiện bởi một Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử tùy theo cấp xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm mà có số lượng như sau :  - Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm : 3 vị, gồm 1 thẩm phán và 2 vị hội thẩm nhân dân.  - Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm : gồm 3 vị thẩm phán.  Trong những vụ án lớn hoặc có tính chất đặc biệt, thành phần của Hội đồng xét xử có thể được bổ sung nhiều vị hơn.  Tại mỗi phiên tòa, trong Hội đồng xét xử sẽ có một vị thẩm phán nắm quyền điều hành phiên tòa gọi là “Chủ tọa”. 2.3. Thẩm quyền xét xử: _Toà án Nhân dân cấp huyện là toà xét xử sơ thẩm trong hầu hết các vụ án. _Toà án Nhân dân cấp tỉnh là Toà chủ yếu xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án đã được toà án cấp huyện xét xử nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thể xét xử sơ thẩm cho một số vụ án thuộc thẩm quyền. _Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét sử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm nhằm bảo vệ quyền kháng nghị của viện kiểm sát, quyền kháng cáo của các chủ thể khác theo trình tự phúc thẩm. Vì tòa án nhân dân tối cao không xét sử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm cho nên tòa án nhân dân tối cao không có hội thẩm nhân dân nữa. 2.4. Nguyên tắc xét xử của toà án nhân dân: Nguyên tắc xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Một chế định quan trọng thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động xét xử của các tòa án Việt Nam. Hội thẩm tham gia vào hoạt động xét xử của tòa án là biểu hiện của việc nhân dân thực hiện quyền lực của mình, tham gia trực tiếp vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Như ta đã biết, hội đồng xét xử gồm hội thẩm nhân dân và các thẩm phán, các vị này độc lập với nhau, không ai có quyền chỉ đạo ai (kể cả chủ tọa) và chỉ tuân theo pháp luật. Việc nghị án ( tức là trao đổi và quyết định về mức án hay phán quyết có liên quan đến nội dung khởi kiện của các đương sự ) thực hiện theo chế độ tập thể. Phán quyết của hội đồng xét xử được thông qua bằng cách lấy biểu quyết theo đa số. Ví dụ : ông B lấn đất nhà ông A, ông A ra tòa kiện và đòi ông B bồi thường 300 triệu, sau khi tiến hành xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ vào nghị án. Trong Hội đồng xét xử (gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm có ý kiến khác nhau. Chẳng hạn vị thẩm phán thì cho rằng nội dung kiện của ông A là không có căn cứ, còn hai vị hội thẩm thì lại nói ông A kiện là đúng. Khi đó, với số phiếu đa số 2/1, xem như tòa sẽ tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A. Trích bài “ Hệ thống tòa án tại việt nam” của luật sư Trần Đông Phong, trên link Tòa án xét xử công khai (trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ) Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Theo điều 8 Chưong 1 LTCTAND năm 2002 Nguyên tắc đảm bảo các quyền tố tụng hợp pháp của công dân (quyền bào chữa, quyền kháng cáo, quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước toà…) VD: _Tòa án cho phép công dân ra tòa có quyền tự bào chữa, hoặc thuê luật sư bào chữa. _Người dân tộc Tày khi ra xét xử ở TAND TPHCM vẫn được quyền nói bằng tiếng Tày. _Khi thấy kết quả sơ thẩm của tòa không thỏa đáng, nguyên đơn, bị đơn hoặc người có nghĩa vụ quyền hạn liên quan có quyền nộp đơn xin xét xử lại nhưng chỉ trong vòng 15 ngày. Phụ lục 1. Thông tin về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: _Họ và tên khai sinh: TRƯƠNG HÒA BÌNH _Tên thường gọi: Trương Hòa Bình _Giới tính: Nam _Ngày sinh: 13/4/1955 _Quê quán: Cần Giuộc - Long An _Dân tộc: Kinh _Tôn giáo: Không _Chức danh: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao _Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ luật _Các chức vụ đang đảm nhiệm: Ủy Viên TW Đảng, Bí Thư Ban Cán Sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao _Email: thbinh@toaan.gov.vn TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC QUẬN HUYỆN THUỘC TPHCM PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ TÒA LAO ĐỘNG TÒA KINH TẾ TÒA HÌNH SỰ 2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Tòa Án Nhân Thành Phố Hồ Chí Minh BAN LÃNH ĐẠO CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN TÒA DÂN SỰ TÒA HÀNH CHÍNH PHÒNG GIÁM ĐỐC KIỂM TRA VĂN PHÒNG Danh mục tài liệu tham khảo: Sách tham khảo: Giáo trình pháp luật đại cương Văn bản pháp luật dành cho học phần pháp luật đại cương Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 Website: www.toaan.gov.vn www.moj.gov.vn www.ecolaw.vn www.hids.hochiminhcity.gov.vn www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com www.luat.xalo.vn www.tand.hochiminhcity.gov.vn Mục lục Lời mở đầu 1 Phần nội dung 2 I. Giới thiệu sơ lược về hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam 2 1. Khái quát về cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân 2 2. Vị trí xã hội của tòa án 3 II. Hệ thống Tòa án Nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địc phương 4 1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 4 1.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao 4 a). Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 5 Chánh án tòa án nhân dân tối cao 5 b). Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính 6 c). Các Tòa phúc thẩm 6 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 6 1.2.1. Cơ cấu tổ chức 6 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ 7 1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện 7 1.4. Tòa án quân sự 7 2. Chế độ xét xử của hệ thống Tòa án Việt Nam 8 2.1. Chế độ xét xử hai cấp 8 2.2. Thành phần hội đồng xét xử 9 2.3. Thẩm quyền xét xử 9 2.4. Nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân 9 Phụ lục 11 1. Thông tin về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 11 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân TPHCM 11 Danh mục tài liệu tham khảo 12 Mục lục 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương (nếu học cô Nguyễn Ngọc Duy Mỹ thì đừng mua).doc