- Tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tác
nhân trong chuỗi, cụ thể là: (1) Hợp tác cam kết với
nhau thực hiện thống nhất về giá cả, bảo quản cá
và thực hiện truy xuất nguồn gốc; (2) Hợp tác trong
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu
đánh bắt đến khâu chế biến sản phẩm, tiêu thụ và
phân phối; (3) Thiết lập các mô hình hợp tác dọc và
ngang để tăng cường liên kết và hợp tác giữa các
tác nhân trong chuỗi với sự hỗ trợ của các cơ quan
hữu quan.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương: (1)
Cần có chính sách hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi
hợp tác chặt chẽ với nhau từ khâu khai thác đến
thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ; (2) Tăng
cường tuyên truyền, hướng dẫn và nâng cao nhận
thức cho ngư dân và nậu vựa trong việc bảo quản
cá sau thu hoạch; (3) Tuyên truyền, hướng dẫn và
nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc tuân thủ
ghi chép nhật ký khai thác nhằm đảm bảo truy xuất
nguồn gốc và thực hiện qui định IUU.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác - Trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH
CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN KHAI THÁC - TRƯỜNG HỢP MẶT HÀNG
CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI KHÁNH HÒA
ACCESS VALUE CHAIN TO IMPROVE COMPETITIVE ADVANTAGE FOR MARINE
FISHING PRODUCTS – THE CASE OF SKIPJACK TUNA IN KHANH HOA
Phan Lê Diễm Hằng1, Nguyễn Ngọc Duy2
Ngày nhận bài: 03/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 02/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu tiếp cận phân tích chuỗi giá trị, trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh doanh bền vững mặt hàng thủy sản này. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa đang có khả năng cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi giá trị toàn cầu. Ngư dân, nậu
vựa lớn và công ty chế biến thủy sản là những tác nhân then chốt trong chuỗi giá trị, nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận thông tin thị trường nước ngoài, chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, và đang chịu sức ép mặc
cả cao từ phía nhà nhập khẩu. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu sự gắn kết. Ngư dân là tác nhân chịu thiệt
nhiều nhất với giá đầu ra thấp và rủi ro sản xuất cao. Nghiên cứu kiến nghị giải pháp tăng cường liên kết và hợp tác giữa
các tác nhân trong chuỗi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng thủy sản này.
Từ khóa: cá ngừ sọc dưa, chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh, sản phẩm thủy sản
ABSTRACT
This research accesses value chain analysis for examining the case of the skipjack tuna in Khanh Hoa to suggest
solutions to improve competitive advantage and develop sustainable business for this item. The research results demonstrate
that the value chain of the skipjack tuna has weak competitive capacity in global value chain. Fishers, large traders and
export seafood processing companies are the key actors of this chain, but they face with diffi culties in accessing information
of foreign markets, unfulfi lling the strick requirements of customers, and disadvantages due to high barnaining power from
the importers. Cooperation between the actors within the chain lacks linking closely. The fi shers get the most disadvantages
for their low output price and high production risk. The research recommends solutions of strengthening links and
cooperation among the actors in the chain to create long-term competitive advantage for this fi shery product.
Keywords: skipjack tuna, value chain, competitive advantage, fi shery product
1 Phan Lê Diễm Hằng: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Nguyễn Ngọc Duy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở miền duyên hải
Nam Trung Bộ có lợi thế phát triển ngành khai thác
thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác biển của
Khánh Hòa tăng bình quân 2%/năm từ năm 2009
đến 2011 và chiếm khoảng 80% tổng sản lượng
thủy sản của cả tỉnh (Cổng thông tin điện tử Khánh
Hòa, 2013). Sản lượng khai thác biển của tỉnh đạt
khoảng 75.174 tấn trong năm 2011 (Cổng thông
tin điện tử Khánh Hòa, 2013). Cá ngừ sọc dưa là
sản phẩm khai thác biển có giá trị kinh tế cao, mang
lại nguồn sinh kế chủ yếu cho ngư dân đánh bắt
nghề lưới rê trong tỉnh, và là nguồn thu nhập quan
trọng cho những tác nhân khác tham gia trong chuỗi
(DANIDA, 2010). Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
thách thức trong sản xuất và phân phối sản phẩm
thủy sản khai thác về các vấn đề liên quan đến đáp
ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản
xuất thân thiện với môi trường và bảo vệ nguồn lợi.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Đây là những thách thức đòi hỏi xây dựng chuỗi giá
trị sản phẩm gắn kết chặt chẽ tất cả các tác nhân
trong chuỗi nhằm đạt được mục tiêu là tạo lập lợi
thế cạnh tranh có tính bền vững cho sản phẩm thủy
sản khai thác trên thị trường quốc tế. Vì vậy, nghiên
cứu này tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá
trị sản phẩm thủy sản khai thác - mặt hàng cá ngừ
sọc dưa ở thị trường Khánh Hòa nhằm đạt được
các mục tiêu cụ thể là: (1) Xác định các tác nhân
và các mối liên kết trong chuỗi; (2) Đánh giá cách
thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh
tranh trong ngành; và (3) Đề xuất các kiến nghị về
mặt chính sách để nâng cao lợi thế cạnh tranh lâu
dài và phát triển kinh doanh bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân trong
chuỗi bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế
biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK), người bán sỉ
và người bán lẻ. Nghiên cứu được thực hiện trên
phạm vi địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dữ liệu được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
trong chuỗi. Số liệu thu thập gồm 40 mẫu hộ ngư
dân, 4 nậu vựa, 5 công ty CBTSXK, 4 người buôn
bán sỉ và 5 người bán lẻ. Số liệu nghiên cứu được
điều tra trong năm 2012 cho năm 2011.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chuỗi giá trị là tập hợp tất cả các hoạt động để
tạo ra một sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng
thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động
sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky
và Morris, 2001). Mô hình SCP (Structure–Conduct–
Performance) của Bain (1951) tiếp cận theo chuỗi
giá trị ngành hàng kinh doanh chỉ ra mối liên hệ giữa
3 nhân tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C)
và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị
sản phẩm. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SCP
để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm mặt hàng cá
ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa. Căn cứ vào mục tiêu
nghiên cứu và những hạn chế về dữ liệu, nghiên
cứu này tập trung phân tích nhân tố cấu trúc thị
trường và vận hành thị trường, cụ thể là:
- Cấu trúc thị trường (S): xác định các tác nhân
và các mối liên kết trong chuỗi giá trị, đặc điểm sản
xuất kinh doanh của các tác nhân.
- Vận hành của thị trường (C): cách thức xác
định giá, các phương thức giao dịch và thanh toán,
khả năng tiếp cận thông tin thị trường, khả năng
kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc, và
tình hình cạnh tranh trong ngành.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Cấu trúc và đặc điểm các tác nhân trong chuỗi
Cấu trúc thị trường chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa
tại Khánh Hòa gồm các tác nhân: ngư dân, nậu vựa
lớn, công ty CBTSXK, người buôn bán sỉ và người
bán lẻ. Sản phẩm cá ngừ sọc dưa được sản xuất
và phân phối cho thị trường thông qua kênh chủ
yếu là từ ngư dân đến các nậu vựa lớn và các công
ty CBTSXK, sau đó xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài (hình 1).
Hình 1. Kênh phân phối trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109
Đặc điểm các tác nhân trong chuỗi:
- Ngư dân khai thác cá ngừ sọc dưa phần lớn
là những ngư dân đánh bắt xa bờ bằng nghề lưới
rê với công suất từ 90 CV trở lên. Số tấm lưới sử
dụng trong đánh bắt năm 2011 của các tàu được
điều tra dao động từ 150 tấm đến 380 tấm. Các tàu
hoạt động trung bình 10 đến 11 tháng trong năm
với số chuyến đánh bắt trung bình khoảng 11,43
chuyến/năm. Số thủy thủ bình quân 11 người. Sản
lượng bình quân cá ngừ sọc dưa của các tàu được
điều tra là 135 tấn trong mùa vụ đánh bắt năm 2011.
Tàu có sản lượng thấp nhất là 84 tấn và tàu có sản
lượng cao nhất là 172 tấn. Sản lượng cá ngư dân
khai thác được hầu hết bán cho chủ nậu vựa quen
thuộc của họ.
- Nậu vựa là những người thu mua cá trực tiếp
từ ngư dân với sản lượng mua lớn. Hoạt động mua
bán của họ diễn ra chủ yếu tại các cảng cá. Các nậu
vựa lớn thường mua hết sản lượng cá mà ngư dân
khai thác được. Họ chủ yếu phân phối trực tiếp lại
cho các công ty CBTSXK. Theo điều tra, năm 2011
một số nậu vựa lớn có đơn đặt hàng trực tiếp từ các
nhà nhập khẩu nước ngoài. Do đặc điểm xuất thân
của họ từ gia đình có truyền thống khai thác thủy
sản nên quan hệ mua bán giữa nậu vựa và ngư dân
được duy trì bền vững qua nhiều năm.
- Công ty CBTSXK là tác nhân rất quan trọng
trong chuỗi. Họ chuyên thu mua cá nguyên liệu từ
các nậu vựa lớn và có vai trò quyết định chi phối
về giá cả trực tiếp đối với nậu vựa và gián tiếp đối
với ngư dân. Họ cũng đặt ra các tiêu chuẩn về kích
cỡ và chất lượng cho nguyên liệu cá ngừ sọc dưa.
Sản phẩm chế biến của các công ty CBTSXK chủ
yếu cung cấp cho các nhà nhập khẩu ở thị trường
nước ngoài.
- Nhà nhập khẩu là tác nhân cuối cùng trong
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa xuất khẩu. Họ luôn
đặt ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng
và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các nhà nhập
khẩu chủ yếu ở thị trường Trung Đông và Châu Âu.
Năm 2011, do thiếu nguồn nguyên liệu nên một số
công ty chế biến thủy sản Thái Lan đã chuyển sang
thu mua sản phẩm sơ chế từ các công ty CBTSXK
Khánh Hòa. Họ cũng cạnh tranh trực tiếp các công
ty chế biến trong tỉnh để thu mua cá nguyên liệu từ
các nậu vựa.
- Người buôn bán sỉ là những người mua cá từ
các nậu vựa lớn hoặc ngư dân, sau đó họ bán lại
cho người bán lẻ hoặc bán cho người tiêu dùng tại
cảng. Đa số họ là những người bà con với các nậu
vựa và ngư dân. Sản lượng mua của những người
buôn bán sỉ khoảng 100 đến 500 kg/ngày.
- Người buôn bán lẻ là những người buôn bán
tại các chợ bán lẻ ở thành phố Nha Trang và các
huyện trong tỉnh Khánh Hòa. Họ mua cá ngừ sọc
dưa từ người buôn bán sỉ, sau đó bán lại trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ rất đa
dạng và họ mua bán nhiều loại cá khác nhau.
2. Tổ chức và vận hành thị trường
2.1. Phương thức giao dịch mua bán
Các quan hệ mua bán trên thị trường theo
phương thức tự do không có hợp đồng. Mối quan
hệ mua bán ràng buộc giữa các tác nhân trong kênh
chủ yếu dựa trên niềm tin cậy lẫn nhau thông qua
thỏa thuận bằng miệng. Uy tín và trách nhiệm, tài
chính sòng phẳng và rõ ràng, thanh toán đúng hạn
là những nhân tố quan trọng nhất để duy trì mối
quan hệ mua bán lâu dài và bền vững giữa các tác
nhân trong chuỗi cung ứng cá ngừ sọc dưa. Hiện
nay, ngư dân và công ty chế biến khó có thể tiếp
cận được nhau trong giao dịch mua bán cá trên thị
trường. Vì vậy, ngư dân không thể nhận đầy đủ giá
trị mà họ tạo ra và các công ty CBTSXK khó có thể
kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu. Các
công ty CBTSXK và nhà nhập khẩu thường dựa
vào hợp đồng được ký kết qua email hoặc fax để
giao dịch. Sau khi thống nhất sản lượng, tiêu chuẩn
chất lượng và giá cả, nhà nhập khẩu tiến hành đặt
cọc và công ty CBTSXK tiến hành cung cấp hàng.
Giao dịch hoàn tất khi nhà nhập khẩu thanh toán hết
toàn bộ giá trị đơn hàng sau khi nhận được hàng.
Nhìn chung hình thức thanh toán được sử dụng
là người mua trả ngay một phần bằng tiền mặt cho
người bán tại thời điểm giao hàng, sau đó vài ngày
người mua thanh toán hết số tiền còn lại. Hình thức
mua bán giao ngay với việc thanh toán ngay hoặc
trong vòng một ngày thường được sử dụng giữa
nậu vựa, người buôn bán sỉ và bán lẻ.
2.2. Quy trình xác lập giá
Giá xuất khẩu cá ngừ sọc dưa của các công ty
CBTSXK hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào giá của
thị trường thế giới (giá nhà nhập khẩu), trên cơ sở
đó các nhà chế biến định giá thu mua cho các nậu
vựa. Thông qua hệ thống thông tin liên lạc các chủ
nậu vựa đã nắm được thông tin về sản lượng khai
thác được từ các tàu. Các chủ nậu tìm kiếm các
công ty chế biến và tiến hành đàm phán thương
lượng để xác định mức giá và sản lượng cung ứng
trước khi họ định giá cho ngư dân. Các chủ nậu vựa
sẽ ưu tiên cung cấp cho những công ty chế biến trả
giá cao cho họ.
Giá thu mua từ ngư dân biến động qua từng
tháng, nhưng thường không đổi suốt một đợt thu mua
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
trong tháng và không chênh lệch nhau giữa các chủ
nậu. Điều tra từ các chủ nậu vựa thấy rằng giá bán
cá ngừ sọc dưa tăng bình quân 2,3%/tháng trong
năm 2011 với mức giá cá trung bình 25.625 đồng/kg.
Do sự khan hiếm tương đối về cung của sản phẩm
này trên thị trường thế giới nên giá cá tăng qua các
tháng trong năm 2011.
Đối với giá mua vào của những người buôn
bán sỉ, quyền định giá hoàn toàn phụ thuộc vào các
chủ nậu vựa lớn. Người buôn bán sỉ mua bán với
sản lượng nhỏ. Giá mua bán giữa người buôn bán
sỉ và người bán lẻ phụ thuộc vào các yếu tố như:
sản lượng cá lưu thông trên thị trường, sức mua
của thị trường, chất lượng và kích cỡ cá, những
thỏa thuận và thương lượng giữa họ.
Với qui trình xác lập giá trên, người đóng vai
trò điều tiết và chi phối thị trường trong nước là các
công ty CBTSXK bởi sản lượng mua vào lớn. Các
công ty chế biến không chịu ràng buộc hay sức
ép lớn khi thu mua cá. Họ có quyền lựa chọn nhà
cung ứng với các yêu cầu về giá cả, kích cỡ và chất
lượng sản phẩm. Tuy nhiên, quyền lực mặc cả của
họ yếu hơn so với nhà nhập khẩu. Điều này chứng
tỏ rằng chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở
Khánh Hòa có vị thế cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi
giá trị toàn cầu của sản phẩm này. Ngư dân là tác
nhân gặp nhiều bất lợi nhất so với các tác nhân
khác trong chuỗi. Nguyên nhân do họ bị hạn chế về
thông tin thị trường và bị ràng buộc mối quan hệ với
các nậu vựa, trong khi đó chưa có một cơ chế hợp
tác dọc giữa tất cả các tác nhân trong chuỗi.
2.3. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường
Nghiên cứu tiến hành khảo sát các tác nhân
trong chuỗi về khả năng tiếp cận thông tin thị
trường bao gồm giá cả, cung cầu trên thị trường,
đối thủ cạnh tranh, yêu cầu về sản phẩm. Kết quả
cho thấy 60% ngư dân cho rằng họ có thể dễ dàng
tiếp cận được thông tin thị trường và gần 40% còn
lại cho rằng khó tiếp cận thông tin một cách nhanh
chóng (bảng 1). Tuy nhiên, hầu hết những thông
tin thị trường, giá cả ngư dân biết chủ yếu từ nậu
vựa (55%) và người thân/bạn bè là ngư dân khác
(40%). Các nậu vựa cho rằng họ dễ dàng có được
thông tin (75%) và nguồn cung cấp thông tin chủ
yếu từ người mua là các công ty CBTSXK (50%).
Trong khi đó, khoảng 80% công ty chế biến gặp
khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường.
Nguồn cung cấp thông tin cho công ty chế biến là
các phương tiện truyền thông như internet và báo
(60%) (bảng 1).
Bảng 1. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân
Tác nhân
Tỷ lệ trả lời về mức độ tiếp cận thông tin (%)
Nguồn cung cấp thông tin
Dễ dàng Khó khăn Rất khó khăn
Ngư dân (n=40) 60 37,5 2,5 Từ nậu vựa: 55%; bạn bè/người thân: 40%; nguồn khác: 5%
Nậu vựa (n=4) 75 25 0 Công ty CBTSXK: 50%, phương tiện truyền thông: 25%; nguồn khác: 25%
CTCBTSXK (n=5) 20 60 20 Phương tiện truyền thông: 60%; người mua hàng: 20%; nguồn khác: 20%
Người bán sỉ (n=4) 75 25 0 Bạn bè/người thân: 25%; trung gian khác: 75%
Người bán lẻ (n=5) 60 40 0 Bạn bè/người thân: 60%; trung gian khác: 40%
( Nguồn: Điều tra 2012)
Có thể nhận thấy rằng chuỗi giá trị xuất khẩu
sản phẩm cá ngừ sọc dưa Khánh Hòa đang gặp
bất lợi vì thiếu thông tin thị trường. Một trong những
lý do là các công ty CBTSXK chưa đủ khả năng
nghiên cứu và thu thập thông tin ở thị trường nước
ngoài. Những thông tin mà các công ty chưa tiếp
cận được có thể là: (1) Công nghệ và sản phẩm
chế biến từ cá ngừ sọc dưa của nhà nhập khẩu
nước ngoài; (2) Khách hàng đầu ra của nhà nhập
khẩu, giá bán, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của họ;
(3) Có bao nhiêu tác nhân tham gia vào chuỗi cung
ứng từ nhà nhập khẩu đến người tiêu dùng cuối
cùng; (4) Ai là người tiêu dùng cuối cùng của sản
phẩm này, họ ở thị trường nào và sức mua của
họ; (5) Không có thông tin đầy đủ về sản lượng
cung cầu của sản phẩm cá ngừ sọc dưa trên thị
trường thế giới. Đây cũng là các lý do mà các công
ty CBTSXK mặt hàng cá ngừ sọc dưa có sức mặc
cả yếu trong việc thương lượng và đàm phán với
nhà nhập khẩu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111
2.4. Khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm và
thực hiện truy xuất nguồn gốc
Vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm thủy sản được xem là một trong những
điểm yếu của chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa
tại Khánh Hòa. Qua khảo sát cho thấy phương pháp
bảo quản cá sau thu hoạch của ngư dân vẫn còn
thô sơ, chủ yếu dùng đá xay trong hầm lạnh chứa
cá nên không đủ khả năng duy trì nhiệt độ bảo quản
lạnh trong suốt thời gian khai thác, vận chuyển về
cảng. Đa số tàu không có nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ
bảo quản và nhật ký giám sát. Các điều kiện an toàn
vệ sinh thực phẩm và đảm bảo nhiệt độ cho cá trong
quá trình bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển tại cảng
chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Các chủ nậu vựa cũng
sử dụng phương pháp ướp đá xay nhằm bảo quản
cá thu mua từ ngư dân. Một số ngư dân và nậu vựa
đã sử dụng các hóa chất bảo quản và thuốc kháng
sinh để kéo dài thời gian bảo quản và vận chuyển.
Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên
liệu phục vụ cho xuất khẩu.
Ý thức kiểm soát về chất lượng cá đối với người
bán sỉ và lẻ còn nhiều hạn chế. Một số trung gian
này sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản
để cho sản phẩm tươi lâu hơn nhằm kiếm lời. Tuy
nhiên, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của các
cơ quan chức năng tại các chợ tiêu thụ chưa được
quan tâm triệt để.
Chất lượng của mặt hàng cá ngừ sọc dưa trong
quá trình chế biến tại các công ty CBTSXK đều được
quản lý theo các tiêu chuẩn của hệ thống HACCP.
Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành xuyên suốt
quá trình chế biến sản phẩm từ khâu đánh giá kiểm
tra chất lượng cá nguyên liệu đầu vào đến các công
đoạn sơ chế nguyên liệu. Tuy nhiên, các công đoạn
chỉ tiến hành kiểm tra trên mẫu nên không tránh khỏi
xác suất vẫn còn những sản phẩm chưa đạt yêu cầu
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
Hơn nữa, các công ty được khảo sát đều đánh giá
họ rất khó khăn kiểm soát chất lượng nguyên liệu
đầu vào thu mua từ các chủ nậu vựa. Điều này tác
động rất lớn đến lợi thế cạnh tranh mặt hàng này
trên thị trường quốc tế.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá
ngừ sọc dưa là một trong những khó khăn và thách
thức lớn của các công ty CBTSXK. Các công ty rất
khó khăn thu thập các thông tin về tàu khai thác, chủ
tàu, phương tiện đánh bắt, ngư trường, giấy báo
chuyến hàng trên biển. Trong khi đó, sự sẵn sàng
hợp tác của chủ nậu vựa rất hạn chế, bởi vì: (1) nhận
thức hạn chế của chủ nậu về thực hiện truy xuất
nguồn gốc sản phẩm; (2) sự cạnh tranh thu mua
nguyên liệu giữa các công ty chế biến làm giảm áp
lực trách nhiệm của chủ nậu vựa trong việc thực
hiện truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, việc thực hiện ghi chép nhật ký
khai thác của ngư dân nhằm thực hiện truy xuất
nguồn gốc chưa thực hiện nghiêm túc. Một số
nguyên nhân tổng hợp từ điều tra ngư dân bao gồm:
(1) ngư dân nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm và
nghĩa vụ của họ về ghi chép đầy đủ các thông tin
trong quá trình đánh bắt đối với việc hiện truy xuất
nguồn gốc và bảo vệ nguồn lợi; (2) một bộ phận
không nhỏ ngư dân trình độ thấp chưa biết phương
pháp tiến hành ghi chép dữ liệu; (3) cạnh tranh trong
khai thác làm cho ngư dân không sẵn lòng ghi chép
đúng nhật ký khai thác; (4) thiếu sự tuyên truyền và
hướng dẫn đầy đủ từ các cơ quan chức năng.
3. Đánh giá tình hình cạnh tranh trong ngành
3.1. Rào cản ngành và mức độ cạnh tranh trong ngành
Ngư dân: chi phí vốn đầu tư đóng tàu và mua
sắm ngư cụ khai thác cá ngừ sọc dưa của ngư dân
là lớn. Sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào làm
cho chi phí chuyến biển, nhân công và bảo trì tàu
cao. Mặt khác, những người gia nhập vào ngành
cần phải có kinh nghiệm trong nghề lưới rê, am hiểu
về ngư trường cũng như đặc điểm di cư của loài cá
ngừ sọc dưa. Vì vậy, rào cản gia nhập ngành hiện
nay là cao. Ngoài ra, sự suy giảm nguồn lợi và rủi
ro khai thác xa bờ cũng là yếu tố không hấp dẫn với
những ngư dân nghề khác muốn vào nghề này.
Chủ nậu vựa: rào cản gia nhập ngành là rất
cao. Trở thành chủ nậu vựa đòi hỏi phải có tiềm lực
tài chính mạnh cũng như sẵn sàng hỗ trợ và giúp
đỡ ngư dân khi gặp khó khăn hoặc rủi ro trong hoạt
động đánh bắt. Mối quan hệ giữa ngư dân và chủ
nậu vựa là khá bền vững nên rất khó để cá nhân
hay tổ chức nào gia nhập vào đội ngũ nậu vựa. Sự
cạnh tranh giữa các nậu vựa không cao và họ có
sức ảnh hưởng lớn đến ngư dân.
Công ty chế biến: số lượng công ty CBTSXK mặt
hàng cá ngừ sọc dưa tại thị trường Khánh Hòa không
nhiều, nhưng sức ép cạnh tranh trong ngành là khá
cao. Xu hướng các công ty chế biến thủy sản ngoài
tỉnh và nước ngoài tìm đến thị trường Khánh Hòa để
thu mua nguyên liệu đã làm gia tăng sức ép cạnh
tranh. Đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ sọc dưa,
sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên
gay gắt và hướng đến cạnh tranh về giá. Các yêu cầu
khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc xuất
xứ đang gây nên sức ép đối với các công ty CBTSXK
trên địa bàn. Ngoài ra, để đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng nước ngoài đòi hỏi các
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
công ty phải đầu tư vốn lớn cho dây chuyền sản xuất,
thiết bị cấp đông, áp dụng hệ thống kiểm soát chất
lượng, tạo lập nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
ổn định, trong khi đó sự tiếp cận vốn trên thị trường
khó khăn. Đây là những rào cản cao trong ngành này.
Những người buôn bán sỉ có quy mô hoạt động
không lớn, vốn kinh doanh đòi hỏi không nhiều, nhưng
do họ có quan hệ thân quen với các nậu vựa và ngư
dân nên có thể mua được cá với sản lượng nhỏ. Vì
vậy, mức độ cạnh tranh giữa họ không cao do sự
gia nhập ngành khó khăn. Đối với người bán lẻ, rào
cản gia nhập và rút lui khỏi ngành thấp. Mức độ cạnh
tranh cao giữa những người bán lẻ và áp lực cạnh
tranh cao từ các sản phẩm thủy sản thay thế khác.
3.2. Mức độ khác biệt của sản phẩm
Sự khác biệt về sản phẩm của cá ngừ sọc dưa
có thể được xem không phải là rào cản cạnh tranh
mạnh. Hầu hết hiện nay tất cả các tàu đều có cách
đánh bắt và bảo quản giống nhau nên ít có sự khác
biệt về chất lượng. Ngư dân bán xô tất cả cá khai
thác được cho nậu vựa. Sau đó, các nậu vựa thực
hiện phân loại cá để tiến hành bán cho công ty chế
biến và các đối tượng mua hàng khác. Cá chủ yếu
được phân thành 2 loại theo yêu cầu của các công
ty chế biến. Loại I là nhóm cá đẹp có màu sắc tốt
và chất lượng thịt cá cao, loại II có chất lượng thấp
hơn. Các công ty CBTSXK thường xuất khẩu sản
phẩm thô, hàm lượng giá trị gia tăng thấp như sản
phẩm cấp đông nguyên con hoặc luộc đóng hộp.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa
gồm có ngư dân, nậu vựa lớn, công ty CBTSXK,
người buôn bán sỉ và người bán lẻ. Ngư dân, nậu
vựa lớn và công ty chế biến thủy sản là những tác
nhân then chốt trong chuỗi giá trị mặt hàng này. Tuy
nhiên, mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi
là không chặt chẽ. Ngư dân là tác nhân chịu thiệt
nhiều nhất về giá đầu ra và rủi ro. Tác nhân đóng
vai trò điều tiết và chi phối thị trường trong nước
là các công ty chế biến thủy sản xuất xuẩu, nhưng
toàn chuỗi sản xuất và xuất khẩu cá ngừ sọc dưa ở
Khánh Hòa đang chịu sức ép cao từ phía người mua
do khả năng mặc cả mạnh của nhà nhập khẩu. Khả
năng các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là các công
ty CBTSXK, tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài
rất khó khăn, nên họ không có đầy đủ thông tin để
mặc cả với người mua nước ngoài. Chuỗi giá trị cá
ngừ sọc dưa có khả năng đáp ứng thấp các yêu cầu
khắt khe về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn
gốc. Vì vậy, có thể nhận định rằng chuỗi giá trị cá
ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa có vị thế cạnh tranh yếu
trên toàn chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng này.
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm
cá ngừ sọc dưa đòi hỏi hướng tiếp cận phát triển
ngành theo chuỗi giá trị từ khai thác đến thu mua
nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu. Vì vậy,
một số giải pháp được kiến nghị bao gồm:
- Tăng cường liên kết và hợp tác giữa các tác
nhân trong chuỗi, cụ thể là: (1) Hợp tác cam kết với
nhau thực hiện thống nhất về giá cả, bảo quản cá
và thực hiện truy xuất nguồn gốc; (2) Hợp tác trong
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu
đánh bắt đến khâu chế biến sản phẩm, tiêu thụ và
phân phối; (3) Thiết lập các mô hình hợp tác dọc và
ngang để tăng cường liên kết và hợp tác giữa các
tác nhân trong chuỗi với sự hỗ trợ của các cơ quan
hữu quan.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương: (1)
Cần có chính sách hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi
hợp tác chặt chẽ với nhau từ khâu khai thác đến
thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ; (2) Tăng
cường tuyên truyền, hướng dẫn và nâng cao nhận
thức cho ngư dân và nậu vựa trong việc bảo quản
cá sau thu hoạch; (3) Tuyên truyền, hướng dẫn và
nâng cao nhận thức cho ngư dân về việc tuân thủ
ghi chép nhật ký khai thác nhằm đảm bảo truy xuất
nguồn gốc và thực hiện qui định IUU.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa, 2013. Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2009, 2010 và 2011. Cổng thông tin
điện tử Khánh Hòa, >, truy
cập ngày 04/04/2013.
Tiếng Anh
2. Bain J.S., 1951. Relation of Profi t to Industry Concentration: American Manufacturing 1936-1940. Quarterly Journal of
Economics, 65(August): 293-324.
3. DANIDA, 2010. The Fisheries Sector in Vietnam: A Strategic Economic Analysis. Report of the Royal Embassy of Denmark
in Vietnam (DANIDA), Hanoi, 12/2010.
4. Kaplinsky R. and Morris M., 2001. A Handbook for Value Chain Research. International Development Research Center,
Ottawa, Canada, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiep_can_chuoi_gia_tri_nham_nang_cao_loi_the_canh_tranh_cho.pdf