Tiêm truyền dung dịch

18. Kiểm tra nhiệt độ v sự ẩm ướt ở vng tim. 19. Có thể bơm thuốc qua vị trí cao su của dây truyền (tùy vào loại dây). 20. Dịch truyền không để > 24 giờ đặc biệt là dung dịch có lipid. 21. Bộ dây tiêm truyền thay mỗi 48giờ- 72 giờ. 22. Kim bằng kim loại thay mỗi 24 giờ 23. Kim luồn thay mỗi 48 – 72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm

pdf30 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiêm truyền dung dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH ĐOÀN THỊ ANH LÊ TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH  Mục tiêu: 1. Kể các mục đích của tiêm truyền dung dịch 2. Kể tên, nồng độ và công dụng các loại dịch truyền thông dụng 3. Xác định các tai biến có thể xảy ra khi tiêm truyền dung dịch 4. Nêu những điểm cần lưu ý khi tiêm truyền dung dịch TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH Mục đích:  Bồi hoàn nước và điện giải  Thay thế tạm thời lượng máu mất  Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể (Nuôi dưỡng ngoài ruột)  Dùng thuốc với số lượng thuốc nhiều trực tiếp vào máu  Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu  Một số mục địch khác: Giải độc, lợi tiểu, giữ thơng tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH  Các loại dịch truyền :  Dịch truyền gồm có 3 loại: đẳng trương, ưu trương, nhược trương.  Dịch đẳng trương có chứa các chất điện giải # 300 mEq/L.  Dịch nhược trương chứa < 250 mEq/L.  Dịch ưu trương chứa ≥ 375mEq/L (Metheny, 2000) TIÊM TRUYỀN DUNG DỊCH Một số dịch truyền thông dụng: - Dung dịch đẳng trương: Natri clorua 0.9% Dextrose 5% Lactated Ringer - Dung dịch ưu trương: Dextrose 10%, 20%, 30%... Dextrose 5% và dung dịch muối sinh lý 0.9% Natri clorua 3% Dung dịch đạm, lipid - Dung dịch nhược trương: NaCl 0,45% CÁC LOẠI DỤNG CỤ TIÊM TRUYỀN Tùy từng hãng sản xuất và tuỳ theo yêu cầu cuả điều trị. Có các đặc điểm sau:  Bầu đếm giọt: 15 giọt/ml, 20giọt/ml, 30 giọt/ml, 60 giọt/ml  Loại có Dia a flo: hệ thống chỉnh giọt theo ml/giờ  Loại có bộ phận pha thuốc. Các loại dây tiêm truyền Các loại dây tiêm truyền Dây tiêm truyền có bộ phận pha thuốc Các dụng cụ tiêm truyền Buồng tiêm dưới da Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền (phút) Thể tích dịch truyền (ml) X Số giọt /1ml ------------------------------------------------- Số giọt theo y lệnh /1phút Tai biến khi tiêm truyền Tổn thương mạch do động tác tiêm Dấu hiệu và triệu chứng: Đau, bầm tím vùng tiêm Xử trí: Rút kim ra, ấn chặt vùng tiêm, tiêm lại vị trí khác Tai biến khi tiêm truyền Sưng, phù vùng tiêm do dịch thoát ra ngoài mạch Dấu hiệu và triệu chứng: Dịch chảy chậm, sưng phù vùng tiêm, đau, hạn chế cử động Xử trí: Ngưng truyền, đắp khăn nóng ẩm lên vùng tiêm, tiêm lại vị trí khác Tai biến khi tiêm truyền Viêm tĩnh mạch : do vô khuẩn không tốt Dấu hiệu và triệu chứng: Đau, nhiệt độ ở da tăng, nổi ban đỏ dọc theo đường TM Xử trí: Ngưng truyền, đắp khăn nóng ẩm lên vùng bị thâm nhiễm, tiêm lại vị trí khác Tai biến khi tiêm truyền Tình trạng thâm nhiễm do dịch thoát ra ngoài Dấu hiệu và triệu chứng: Sưng, phù, xanh xao, lạnh, đau ở vị trí tiêm, có thể làm tốc độ truyền và dò dịch ra ngoài nơi vị trí tiêm Xử trí: Ngưng truyền . Đánh giá sự ảnh hưởng đến các chi, đắp khăn nóng ẩm lên vùng tiêm Tai biến khi tiêm truyền Viêm và thuyên tắc mạch: do tổn thương tĩnh mạch, tiêm lại vị trí cũ nhiều lần, tiêm loại dung dịch có độ pH cao hay ưu trương. Dấu hiệu và triệu chứng: đau, nóng, phù, tĩnh mạch sưng và nổi rõ lên, dịch chảy chậm Xử trí: Ngưng truyền, theo dõi tình trạng vị trí tiêm, ghi nhận những bất thường, tiêm lại vị trí khác Tai biến khi tiêm truyền Thuyên tắc mạch: do cục máu đông và vật lạ Tai biến khi tiêm truyền  Dư thể tích dịch cơ thể Do quá tải tuần hoàn Tiếng rale nổ ở phổi, thở nông, phù.  ngưng dịch truyền, báo BS  Thiếu thể tích dịch cơ thể: Giảm lượng nước tiểu, da niêm khô, cao huyết áp, mạch nhanh.  báo BS Tai biến khi tiêm truyền  Mất cân bằng điện giải: Nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh cân bằng Tình trạng tri giác thay đổi Thay đổi dấu sinh hiệu, và những biểu hiện khác. Báo bác sĩ  điều chỉnh loại dịch truyền và các thành phần thuốc thêm vào.  Shock phản vệ: do cơ thể phản ứng với thuốc đưa vào Khó thở, hồi hộp, đau ngực, mạch nhanh, vả mồ hôi, huyết áp hạ Ngưng truyền-> xử lý cấp cứu  Nhiễm trùng huyết. Kiểm tra dịch truyền  Tên dịch truyền  Hàm lượng  Thuốc cần pha theo y lệnh  Hạn sử dụng  Chất lượng dịch truyền: màu sắc, cặn lắng  Sự nguyên vẹn Nhận định người bệnh  Tuổi?  Tiền sử đã từng được truyền dịch?  Tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương đi kèm?  Tình trạng da? Da niêm khô? Độ đàn hồi của da?  Tình trạng mất dịch? Hay dư dịch? Tĩnh mạch cổ nổi?  Dấu sinh hiệu ?  Tiếng phổi? Nghe rale ẩm, tiếng lách tách ở phổi  Đánh giá tình trạng phù ngoại biên?  Cân nặng? Béo phì?  Tình trạng vận động?. Các yếu tố liên quan đến việc điều trị  Thời gian điều trị  Loại thuốc, nồng độ dung dịch điều trị  Thuốc pha  Khả năng tổn thương mô khi dịch thoát ra?  Tiêm truyền liên tục hay gián đoạn Chọn tĩnh mạch  Không truyền dịch qua tĩnh mạch ngoại biên đối với các loại dịch truyền sau: - Dung dịch Glucose > 10% - Dung dịch đạm > 5% - Thuốc kích thích tĩnh mạch với pH < 5 hoặc pH>9 - Thuốc được chỉ định do nhà sản xuất  Không tiêm tĩnh mạch ngay tại khớp Chọn tĩnh mạch Không dùng tĩnh mạch ở vùng: -Tĩnh mạch bên chi bị liệt -Tĩnh mạch có luồng thông động tĩnh mạch -Tĩnh mạch bên tay bệnh nhân phẫu thuật cắt u vú và nạo hạch -Tĩnh mạch đã bị viêm hoặc thâm nhiễm -Vị trí da bị sưng bầm, vết thương hở -10cm từ nếp cổ tay lên vì cĩ nguy cơ chạm dây TK quay NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH 1. Lấy dấu sinh hiệu trước khi tiến hành tiêm truyền. 2. Xác định xem hệ tĩnh mạch có nguyên vẹn không. 3. Nên truyền dịch bên tay nghịch. 4. Chọn vị trí tiêm không gây trở ngại cho sinh hoạt của bệnh nhân và chăm sóc của điều dưỡng 5. Chọn tĩnh mạch mềm mại, lớn đủ để đâm kim 6. Người lớn tuổi tránh tiêm ở những tĩnh mạch nhỏ, mỏng manh 7. Tránh tiêm lại vị trí cũ, tĩnh mạch xơ cứng, vị trí thâm nhiễm, mạch máu bị viêm, vùng da bị bầm tím 8. Không được cạo lông ở vị trí tiêm 9. Cho bệnh nhân đi tiêu, tiểu trước khi truyền (nếu được) 10.Thực hiện 3 tra 5 đối và 5 đúng 11.Giữ cho hệ thống truyền dịch được vô trùng NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH 12. Băng vô trùng nơi thân kim ló ra ngoài. 13. Ghi nhận lần cuối thay dây và thay băng khi nào. 14. Quan sát tình trạng bệnh nhân mỗi 30 phút - 1 giờ 15.Quan sát vị trí tiêm, ghi lại màu sắc da 16.Kiểm tra lượng dịch truyền có đúng theo thời gian ghi trên túi dịch truyền, kiểm tra bơm điều khiển tốc độ dịch truyền (nếu cĩ) 17.Kiểm tra sự sưng phù tại vị trí tiêm. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH 18. Kiểm tra nhiệt độ và sự ẩm ướt ở vùng tiêm. 19. Có thể bơm thuốc qua vị trí cao su của dây truyền (tùy vào loại dây). 20. Dịch truyền không để > 24 giờ đặc biệt là dung dịch có lipid. 21. Bộ dây tiêm truyền thay mỗi 48giờ- 72 giờ. 22. Kim bằng kim loại thay mỗi 24 giờ 23. Kim luồn thay mỗi 48 – 72 giờ hoặc hơn tùy theo sản phẩm NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC QUA LÒNG MẠCH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiem_truyen_dung_dich_4689.pdf
Tài liệu liên quan