Tỉ giá và những hệ quả

TỈ GIÁ VÀ NHỮNG HỆQUẢ Suy nghĩ cá nhân : 1 vấn đề vĩ mô ko thể giải quyết 1 sớm 1 chiều, chúng ta ko thể nói là điều này thực sự có tác động tới mức nào vì đồng tiền chúng ta là đồng tiền ko có bảo chứng ( VD : ở Mĩ , mỗi khi muốn tung ra 1 lượng tiền thì ko chỉ đơn giản là in ra mà cần phải có bảo chứng , thông thường là vàng , có giá trị bằng với lượng tiền tung ra) Hiện nay trong tình hình là chúng ta đang dự trữ ngoại tệ là USD là chủ yếu, trong khi đồng USD đang mất giá= > ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng chúng ta căn bản ko thể ko dự trữ ngoại tệ. Liệu đã đến lúc chúng ta nên đổi sang dự trữ ngoại tệ khác hay có những phương án nào thiết thực hơn ? Hi vọng các bạn đọc được nhiều điều từ bài viết của tác giả Huỳnh Bửu Sơn ở dưới. Hơn nửa thế kỷ nay kể từ khi hiệp ước Bretton Woods ra đời, đồng đôla Mỹ đã soán ngôi đồng bảng Anh và trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế có vị trí độc tôn, cho dù từ năm 1970, đôla Mỹ đã từ bỏ kim bản vị. Cho đến nay, đôla Mỹ luôn là phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu, chiếm một tỷ trọng áp đảo trong giao dịch thanh toán trên toàn thế giới. Hầu hết các nước đều duy trì dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng đôla Mỹ, và dùng một phần dự trữ đó để mua trái phiếu kho bạc của Mỹ, tức là trở thành những nhà tài trợ bất đắc dĩ cho nước Mỹ dù họ muốn hay không. Cũng vậy, hầu hết các nước nhất là các nước đang phát triển đều có xu hướng ấn định tỷ giá của đồng nội tệ theo đồng đôla Mỹ. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Khi đồng đôla Mỹ tương đối ổn định, chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là làm dễ dàng việc thực hiện các biện pháp tiền tệ nhằm ổn định đồng nội tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá ở nhiều nước theo đuổi chế độ neo tỷ giá là làm thế nào duy trì một mối quan hệ tỷ giá ổn định giữa đồng nội tệ và đồng đôla với phương thức dễ dàng nhất là ấn định một tỷ giá cố định (biện pháp có tính chất hành chính) và thực hiện các biện pháp can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì mức tỷ giá đã ấn định (biện pháp pha trộn giữa hành chính và thị trường). Chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là tạo một vẻ ổn định bề ngoài cho đồng nội tệ - hiệu ứng tâm lý - nhưng lại khiến cho các nhà lãnh đạo tiền tệ ít quan tâm đến việc điều chỉnh những vấn đề có tính chất cơ cấu, như khiếm hụt cán cân thương mại hay cán cân vãng lai, đồng thời dẫn đến việc hình thành nhiều thị trường ngoại tệ và tình trạng đa tỷ giá. Chính sách tỷ giá neo cũng gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế phải trải qua những chu kỳ thăng trầm như lạm phát hay suy thoái.

pdf6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ giá và những hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈ GIÁ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ Suy nghĩ cá nhân : 1 vấn đề vĩ mô ko thể giải quyết 1 sớm 1 chiều, chúng ta ko thể nói là điều này thực sự có tác động tới mức nào vì đồng tiền chúng ta là đồng tiền ko có bảo chứng ( VD : ở Mĩ , mỗi khi muốn tung ra 1 lượng tiền thì ko chỉ đơn giản là in ra mà cần phải có bảo chứng , thông thường là vàng , có giá trị bằng với lượng tiền tung ra) Hiện nay trong tình hình là chúng ta đang dự trữ ngoại tệ là USD là chủ yếu, trong khi đồng USD đang mất giá= > ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng chúng ta căn bản ko thể ko dự trữ ngoại tệ. Liệu đã đến lúc chúng ta nên đổi sang dự trữ ngoại tệ khác hay có những phương án nào thiết thực hơn ? Hi vọng các bạn đọc được nhiều điều từ bài viết của tác giả Huỳnh Bửu Sơn ở dưới. Hơn nửa thế kỷ nay kể từ khi hiệp ước Bretton Woods ra đời, đồng đôla Mỹ đã soán ngôi đồng bảng Anh và trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế có vị trí độc tôn, cho dù từ năm 1970, đôla Mỹ đã từ bỏ kim bản vị. Cho đến nay, đôla Mỹ luôn là phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu, chiếm một tỷ trọng áp đảo trong giao dịch thanh toán trên toàn thế giới. Hầu hết các nước đều duy trì dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng đôla Mỹ, và dùng một phần dự trữ đó để mua trái phiếu kho bạc của Mỹ, tức là trở thành những nhà tài trợ bất đắc dĩ cho nước Mỹ dù họ muốn hay không. Cũng vậy, hầu hết các nước nhất là các nước đang phát triển đều có xu hướng ấn định tỷ giá của đồng nội tệ theo đồng đôla Mỹ. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Khi đồng đôla Mỹ tương đối ổn định, chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là làm dễ dàng việc thực hiện các biện pháp tiền tệ nhằm ổn định đồng nội tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá ở nhiều nước theo đuổi chế độ neo tỷ giá là làm thế nào duy trì một mối quan hệ tỷ giá ổn định giữa đồng nội tệ và đồng đôla với phương thức dễ dàng nhất là ấn định một tỷ giá cố định (biện pháp có tính chất hành chính) và thực hiện các biện pháp can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì mức tỷ giá đã ấn định (biện pháp pha trộn giữa hành chính và thị trường). Chính sách tỷ giá neo có thuận lợi là tạo một vẻ ổn định bề ngoài cho đồng nội tệ - hiệu ứng tâm lý - nhưng lại khiến cho các nhà lãnh đạo tiền tệ ít quan tâm đến việc điều chỉnh những vấn đề có tính chất cơ cấu, như khiếm hụt cán cân thương mại hay cán cân vãng lai, đồng thời dẫn đến việc hình thành nhiều thị trường ngoại tệ và tình trạng đa tỷ giá. Chính sách tỷ giá neo cũng gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong trường hợp nền kinh tế phải trải qua những chu kỳ thăng trầm như lạm phát hay suy thoái. Đặc biệt khi đồng đôla Mỹ bị mất giá một cách liên tục và kéo dài như hiện nay (có nghĩa là các khoản nợ đối ngoại của Mỹ được giảm theo) thì chính sách neo tỷ giá cho thấy có nhiều bất cập. Bản chất của chính sách neo tỷ giá là tạo nên tâm lý ổn định, nhưng khi cái chuẩn để neo vào không còn ổn định nữa thì mục tiêu ổn định biểu kiến cũng không đạt được. Mặt khác, khi nền kinh tế nội địa đang phải đối phó với những vấn đề rất hệ trọng như lạm phát và tăng trưởng và các nhà lãnh đạo cần phải áp dụng các chính sách điều hành vĩ mô một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn, chế độ tỷ giá neo trở thành một trở ngại nhiều hơn là hỗ trợ. Nhiều nhà phân tích tiền tệ quốc tế cũng như trong nước đã khuyên Ngân hàng Nhà nước nên thay đổi chính sách tỷ giá cố định bằng một chính sách tỷ giá theo sát với tình hình thị trường hơn. Theo họ, một chế độ tỷ giá gần như cố định không thể nào không ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự do hóa các dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII). Trong thời gian qua, sự bất tương hợp này đã mang đến nhiều hệ quả đáng lo ngại: 1/ Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) đổ vào Việt Nam trong năm 2007 ước tính đến 6 tỉ đôla Mỹ. Dòng chảy ồ ạt này đã đặt Ngân hàng Nhà nước trong một tình trạng lưỡng nan: Nếu tung một lượng tiền lớn để thu mua khối lượng ngoại tệ này thì e sợ gây ra lạm phát. Còn nếu không mua mà để cho thị trường tự quyết định thì sẽ dẫn đến tình trạng tỷ giá đồng Việt Nam sẽ tăng. Thực tế cho thấy hiện nay mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một số lượng lớn ngoại tệ nhưng vẫn không đủ để làm ổn định tỷ giá đồng bạc Việt Nam trên thị trường. Trong tình hình này, một chế độ neo tỷ giá làm xuất hiện ngay hiện tượng đa tỷ giá, tỷ giá của đồng bạc Việt Nam so với đồng đôla Mỹ trên thị trường tự do đã cao hơn 3,5% so với tỷ giá trong hệ thống ngân hàng vốn bị kềm chế bởi chính sách tỷ giá neo của Ngân hàng Nhà nước, dù cho biên độ hiện nay đã được mở rộng đến +/- 1%. 2/ Khi tỷ giá thực tế của đồng đôla Mỹ thấp hơn tỷ giá neo do Ngân hàng Nhà nước quy định, sự ngần ngại mua vào đôla Mỹ của toàn hệ thống ngân hàng là điểu dễ hiểu. Có lẽ điều này, chứ không phải là sự lên giá của đồng nội tệ đã làm các nhà xuất khẩu lo ngại nhiều hơn vì họ đứng trước một viễn cảnh là đồng nội tệ sẽ tăng giá nhiều hơn nữa trong khi hiện nay họ đang thiếu thanh khoản bằng tiền đồng Việt Nam do chưa bán được ngoại tệ. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng việc neo tỷ giá đồng Việt Nam vào đôla Mỹ cho đến nay đã làm cho đồng bạc Việt Nam giảm giá nhiều so với các đồng tiền mạnh khác như yen và euro, hay ngay cả đồng nhân dân tệ. Đồng đôla Mỹ đã giảm giá bình quân khoảng 10% đối với các đồng tiền này, do đó nếu đồng Việt Nam có tăng giá khoảng 5% so với đôla Mỹ, việc tăng giá này không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nói chung, ngoại trừ xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Việc chuyển sang một chế độ tỷ giá linh động là giải pháp cần thiết và có hai tác dụng: 1/ Tạo nên một thị trường ngoại hối năng động hơn, giảm bớt các biện pháp can thiệp có tính hành chính của Ngân hàng Nhà nước. 2/ Một sự gia tăng nhẹ nhàng có kiểm soát của tỷ giá đồng bạc Việt Nam, cũng hỗ trợ một phần trong việc làm giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp duy nhất nhằm giải quyết vấn đề tỷ giá hiện nay. Chúng ta còn cần đến một số biện pháp hỗ trợ quan trọng khác như kiểm soát nhập lượng của dòng vốn FII, có chính sách hỗ trợ xuất khẩu tốt về mặt lãi suất tín dụng và, khi cần thiết, có biện pháp trợ giá xuất khẩu khéo léo để không vi phạm các quy định của WTO, đồng thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời để làm giảm khiếm hụt cán cân thương mại. Khiếm hụt này đã đến mức báo động trong hai tháng đầu năm 2008 với mức thiếu hụt lên đến trên 4 tỉ USD. Ngoài ra, khắc phục tình trạng đôla hóa của nền kinh tế cũng là một trong những biện pháp cần thiết để cho chính sách tỷ giá cũng như các chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả hơn. Cuối cùng, vấn đề tỷ giá cũng chỉ là một vấn đề trong toàn bộ các vấn đề phải giải quyết nhằm phục hồi sự ổn định về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, tiền đề cần thiết cho việc kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Trong việc áp dụng các giải pháp này, chúng ta có một thuận lợi rất cơ bản: nền kinh tế vẫn đang trên đà tăng trưởng khá tốt và những nhà phân tích kinh tế vẫn tiên đoán một tương lai lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam. Trong nỗ lực khắc phục những nhược điểm có tính chất cơ cấu của nền kinh tế để giúp cho nền kinh tế tăng trưởng với chất lượng tốt hơn và bền vững hơn, chúng ta không nên sơ suất làm mất đi những thuận lợi cơ bản đó. Ghi chú : Chế độ tiền tệ Bretton Woods Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods-New Hamshire-Mỹ năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 đôla. Chế độ này tồn tại trong vòng gần 30 năm sau đó sụp đổ (1945-1971). Theo saga.com . Tác giả Huỳnh Bửu Sơn. Tỷ giá liên ngân hàng – có phải giá thị trường? Tỷ giá liên ngân hàng và quy định về biên độ giao động hiện nay theo lý thuyết là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng. Nhưng trên thực tế thì không phải điều này luôn luôn chính xác. Thời gian vừa qua, tỷ giá đồng USD biến đổi cực kỳ phức tạp và khó lường. Chỉ mới khoảng 2 tháng trước đây thôi mang USD đến ngân hàng nào bán cũng gặp rất nhiều khó khăn, nơi thì mua với giá thấp hơn giá niêm yết, nơi thì thu thêm phí, có ngân hàng còn ra văn bản tạm ngừng mua ngoại tệ. Vậy mà sau một công văn ra ngày 20/3/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ mua ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, ngay lập tức giá USD tăng vùn vụt so với đồng VIệt Nam và tạo nên sự khan hiếm đồng USD. Khi đồng USD xuống giá ngân hàng nhà nước đã ra hai văn bản mở rộng biên độ dao động tỷ giá từ 0.5% lên +/- 1% để bình ổn giá USD thị trường. Tuy nhiên có điều không khó để nhận ra rằng tỷ giá USD trên thị trường tự do trong những tháng vừa qua luôn đi chệch ngoài biên độ tỷ giá. Điều đáng ngạc nhiên là trên thị trường kinh doanh ngoại tệ chính thức giữa các ngân hàng quỹ đạo của biên độ tỷ giá cũng bị dao động theo tình hình cung cầu mà nếu không phải là những người có kinh nghiệm trong nghành ngân hàng thì khó mà nhận ra. Và chắc chắn khi biên độ không phản ánh đúng những diễn biến của thị trường thì thật khó để nói rằng nó là một công cụ hỗ trợ ngân hàng nhà nước trong việc điều tiết tỷ giá và xa hơn là điều tiết thị trường tiền tệ. Thực tế các ngân hàng có rất nhiều cách để cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ cho mình mà không vi phạm quy định của ngân hàng nhà nước mặc dù thực tế giá mua hoặc giá bán USD luôn cao hoặc thấp hơn biên độ cho phép. Một số cách thức mà các ngân hàng thường tiến hành khi giá thị trường thấp hơn giá trong biên độ cho phép là thu phí quản lý ngoại tệ, mua bán thông qua một ngoại tệ khác còn khi là giải pháp “đô cao, đô thấp” hoặc cũng có thể theo cách như trên là mua bán USD thông qua một ngoại tệ thứ ba. Ví dụ sau cho chúng ta thấy rõ cách thức trên là như thế nào Ví dụ : 1) Khi ngân hàng không cần USD và mua với giá thấp hơn niêm yết Số lượng giao dịch là 1.000.000 USD Giá USD mua vào ngân hàng niêm yết là : USD/VND = 16.000 (giá sàn) Giá ngân hàng thực sự mua vào là : USD/VND = 15.484 Giá EUR mua vào của ngân hàng là : EUR/VND = 24.000 Hợp đồng 1: Ngân hàng làm một hợp đồng mua vào EUR với số lượng 645.166 EUR (1.000.000 x 15.484/24.000) Hợp đồng 2: Ngân hàng bán 645.166 EUR mua 1.000.000 USD với giá EUR/VND = 1,55 Vì tỷ giá mua bán EUR/USD không bị hạn chế bởi biên độ nên các ngân hàng khi mua bán với nhau có thể thông qua nghiệp vụ này để có thể mua USD vào mà không bị vi phạm quy định. 2) Khi ngân hàng cần USD và mua với giá cao hơn giá niêm yết Số lượng giao dịch là 1.000.000 USD Giá USD mua vào ngân hàng niêm yết là : USD/VND = 16.120 (giá trần) Giá ngân hàng thực sự mua vào là : USD/VND = 16.300 Hợp đồng 1 : Mua vào 2.000.000 với giá USD/VND = 16.120 Hợp đồng 2 : Bán ra 1.000.000 với giá USD/VND = 15.940 Nói chung là dù cách này hay cách khác thì biên độ quy định lúc ngày sẽ không còn ý nghĩa và chỉ mang tính tham khảo còn giá trị thực của cung cầu trên thị trường vẫn cứ vận hành theo cơ chế của riêng nó mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTỉ giá và những hệquả.pdf
Tài liệu liên quan