Thuế quan

Bán phá giá là trường hợp một nước bán hàng hóa của mình ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá nội địa của hàng hóa đó. Mục đích của bán phá giá là loại trừ các nhà sản xuất của quốc gia nhập khẩu và thiết lập vị trí độc quyền của mình trên thị trường quốc gia đó. Để chống lại, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu để loại trừ ưu thế về giá của nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường nội địa. Khi chính phủ nước ngoài trợ cấp cho các nhà xuất khẩu cảu mình để họ có thể cạnh tranh một cách " thiếu lành mạnh" trên thị trường nước ngoài như vậy, việc đánh thuế nhập khẩu có thể sẽ giải quyết được vấn đề này và đồng thời chuyển phần trợ cấp của nước ngoài vào ngân sách của nước mình.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6218 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.4.1. Thuế quan 1. Khái niệm Thuế quan là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dung thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu. Thuế quan có thể được tính theo giá trị hoặc theo số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, từ đó mà phân biệt thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Đối với một số lượng nhỏ hàng hóa buôn bán trên thế giới người ta áp dụng thuế quan hỗn hợp bằng cách kết hợp hai cách tính thuế nói trên. Mỗi loại thuế nói trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn thuế tính theo số lượng là dễ thu, hạn chế việc khai man giá hàng hóa để trốn thuế. Tuy nhiên, cách thu này khá cứng nhắc nên hiệu quả bảo hộ có thể không được đảm bảo. Hơn nữa cách tính thuế này tỏ ra thiên vị đối với những hàng hóa nhập khẩu đắt tiền, bởi vì khi chuyển mức thuế này thành mức thuế giá trị tương đương thì các mặt hàng đắt tiền sẽ chịu mức thuế thấp hơn so với mức áp dụng với các sản phẩm cùng loại rẻ tiền hơn. Thuế tính theo giá trị có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán đúng giá trị hàng hóa nhập khẩu để từ đó xác định đúng mức thuế không phải là công việc đơn giản. Chẳng hạn, người ta phải làm rõ những gì được đưa vào giá trị hàng hóa: chi phí sản xuất, bảo hiểm, chi phí vận chuyển… Việc lựa chọn loại thuế nào còn phụ thuộc vào tính chất sản phẩm. Ví dụ, thuế tính theo số lượng thường được áp dụng đối với sản phẩm tương đối đồng nhất về chất lượng như các loại nông sản. Thuế quan nhập khẩu là một công cụ chính sách của chính phủ và được sử dụng nhằm đạt được những mực tiêu nhất định, trong đó các mục tiêu cơ bản nhất là: - Bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài - Kích thích sản xuất trong nước và sản xuất thay thế hàng hóa nước ngoài bằng hàng hóa nội địa, từ đó bảo đảm việc làm cho người lao động trong nước - Trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành - Tạo ra nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nguồn thu đó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia. 2. Tác động của thuế quan Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành phân tích cân bằng bộ phận và phân tích cân bằng tổng quát để xem xét tác động của thuế quan nhập khẩu. Trước hết chúng ta xem xét các tác động đối với nước nhỏ. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của thuế quan trong trường hợp quốc gia đánh thuế là một nước lớn. 2.1. Tác động của thuế quan trường hợp nước nhỏ Điều kiện nước nhỏ đưa ra ở đây bảo đảm rằng những thay đổi về cầu hàng hóa trong nước là không đáng kể so với tổng cầu của toàn thế giới và vì vậy không làm ảnh hưởng đến mức giá cả quốc tế. 2.1.1. Phân tích cân bằng bộ phận Trước hết, chúng ta xem xét phân tích cân bằng bộ phận. Phân tích cân bằng bộ phận có ưu điểm ở chổ nó cho phép dễ dàng lượng hóa các tác động của thuế quan đối với các nhóm khác nhau trong nền kinh tế. Trong hình 3.1 Dd và Sd biểu thị cho các đường cung và đường cầu về một mặt hàng cụ thể nào đó, chẳng hạn là thép. Do quốc gia được giả định là một nước nhỏ cho nên không có khả năng tác động đến giá cả thế giới. Khi đó, đường cung của nước ngoài Sf là hoàn toàn co dãn, và được biểu thị bằng đường nằm ngang tại mức giá thế giới là pf. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất nước ngoài sẵn sàng cung cấp bất kỳ số lượng thép nào mà quốc gia xem xét muốn mua tại mức giá thế giới. Giá thế giới pf thấp hơn mức giá cân bằng trong nước nên nước đó sẽ nhập khẩu. Trong trường hợp thương mại là tự do, giá cả trong nước cũng chính là giá cả thế giới. Tại pf, sản xuất trong nước là hf, tiêu dùng trong nước là qf. Mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất (qf - hf) sẽ là nhập khẩu từ nước ngoài. Giả sử mức tính thuế theo số lượng là t được áp dụng đối với hàng nhập khẩu (thuế giá trị trong trường hợp này cũng tương tự). Khi đó, đường cung của thế giới sẽ tịnh tiến lên trên một khoảng đúng bằng mức thuế quan. Mức giá trong nước của thép nhập khẩu bây giờ sẽ là pt = pf + t. Do giá cả tăng cho nên người tiêu dùng giảm bớt nhu cầu tiêu dùng của mình trong khi các nhà sản xuất trong nước sẽ tăng sản lượng do họ được khuyến khích từ việc giá thị trường tăng lên. Tóm lại, việc áp dụng thuế quan ở nước nhỏ dẫn tới sự tăng giá thép trong nước đúng bằng mức thuế, và điều này dẫn tới một loạt các tác động sau đây: Hình 3.1 Tác động của thuế quan  - Phân tích cân bằng bộ phận Tương tự, do tác động của thuế quan làm giá cả tăng lên, miền thặng dư của người sản xuất được tăng lên một phần đúng bằng miền a. Điều này có nghĩa là, một phần tổn thất của người tiêu dùng được phân phối lại và chuyển thành thặng dư đối với người sản xuất. Một phần tổn thất khác của người tiêu dùng, cụ thể là miền c, được chuyển sang cho chính phủ dưới hình thức thu nhập từ thuế. Phần tổn thất còn lại của người tiêu dùng, bao gồm miền b và d, không được phân phối lại cho bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, và do đó được gọi là tổn thất ròng, hay tổn thất vô ích của nền kinh tế. Tổn thất đo được bằng b là kết quả của việc thay vì nhập khẩu số lượng thép bằng ht - hf  với giá rẻ hơn pf, nền kinh tế lại chuyển nguồn lực từ các ngành khác sang để sản xuất số thép đó với chi phí cao hơn. Nói khác đi, đây là tổn thất do tiến hành sản xuất không có hiệu quả. Miền tổn thất d là kết quả của việc người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng của mình một lượng thép qf - quốc tế, từ đó bỏ đi cơ hội được hưởng một phần thặng dư tiêu dùng. Tóm lại, việc đánh thuế nhập khẩu đã dẫn tới việc phân phối lại thu nhập của người tiêu dùng trong nước đến các nhà sản xuất nội địa và chính phủ. Khi quốc gia là một nước nhỏ thì việc đánh thuế nhập khẩu tỏ ra có hại vì nó dẫn đến tổn thất ròng cho toàn bộ nền kinh tế. Đó là kết quả cảu tình trạng giá cả bị bóp méo, khiến cho nguồn lực được sử dụng không hiệu quả trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bị hạn chế. Trên thực tế, mức tổn thất còn có thể lớn hơn nữa nếu tính đến các chi phí liên quan đến quá trình quản lý và điều hành chính sách thuế. Bảng 3.1 Tác động của thuế quan – Phân tích cân bằng bộ phận A + b + c + d Tổn thất cho người tiêu dùng a Thặng dư nhà sản xuất Sản lượng tăng thêm b Thặng dư chính phủ Nguồn thu từ thuế c Tổn thất do sản xuất Tăng thêm sản lượng ht - hf d Tổn thất do tiêu dùng Cắt giảm tiêu dung qf - qt 2.1.2. Phân tích cân bằng tổng quát Như đã giải thích ở trên, phân tích cân bằng bộ phận có ích cho việc nghiên cứu tác động của thuế quan nhập khẩu trong phạm vi một ngành xác định. Tuy nhiên, thuế quan bảo hộ có thể gây ra tác động khác vượt ra kghỏi phạm vi ngành được bảo hộ đó. Cụ thể là nó dẫn tới việc phân bố lại nguồn lực giữa các ngành trong nền kinh tế. Những tác động này có thể rất quan trọng nếu thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượg lớn thương mại, hoặc khi có nhiều mức thuế quan được áp dụng đồng thời. Để có thể phân tích được các tác động này, cần sử dụng tới một công cụ khác là phân tích cân bằng tổng quát. Lưu ý rằng trong phân tích cân bằng tổng quát này, giả thiết nước nhỏ vẫn được duy trì. Phần phân tích cân bằng tổng quát được trình bày ở hình 3.2. Giả sử một quốc gia nhỏ được trang bị hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn, sản xuất hai mặt hàng là vải và thép trong điều kiện hiệu suất không đổi theo quy mô. Quốc gia đó xuất khẩu thép và nhập khẩu vải. Trong điều kiện thương mại tự do, quốc gia sản xuất tại P0, và tiêu dùng tại C0 - nơi đường giá cả quốc tế MN (và cũng chính là đường giá cả nội địa) tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất I0. Giả sử rằng, để bảo vệ ngành sản xuất vải trong nước, chính phủ quyết định đánh thuế vào mặt hàng vải nhập khẩu. Điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế? * Tác động đối với mức giá cả tương đối: Tác động rõ nhất và trực tiếp nhất của thuế quan là tác động đối với mức giá nội địa. Thuế quan chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, chứ không phải đối với hàng sản xuất trong nước. Do đó thuế quan tạo ra sự chênh lệch giữa giá cả nội địa và giá cả thế giới; trong khi giá cả tương quan giữa vải và  thép vẫn được giữ nguyên trên thị trường thế giới thì trên thị trường nội địa giá vải tính bằng thép sẽ tăng lên theo mức thuế quan. Hình 3.2 Tác động của thuế quan – Phân tích cân bằng tổng quát * Tác động đối với sản xuất Giá cả nội địa của vải tăng lên sẽ dẫn đến sự sắp xếp lại tổ chức sản xuất trong  nền kinh tế. Cụ thể trong hình 3.2, mức giá nội địa thay đổi thể hiện qua sự thay đổi độ dốc của đường MN: Khi có thuế quan mức giá nội địa mới được biểu thị bằng độ dốc của đường DF, theo đó cho thấy giá tương quan của vải tăng lên khiến cho điểm sản xuất dịch chuyển từ P0 tới P1 - nơi đường giá cả nội địa mới DF tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất. Như vậy, việc áp dụng thuế quan nhập khẩu đối với vải dẫn tới sự di chuyển nguồn lực từ ngành thép sang khu vực được bảo hộ là ngành sản xuất vải. Kết quả là, sản lượng của ngành thép giảm đi, còn của ngành vải thì tăng lên. Đây chính là tác động bảo hộ của thuế quan nhập khẩu đối với sản xuất. * Tác động đối với tiêu dùng: Một khi điểm sản xuất di chuyển từ P0 tới P1 thì điểm tiêu dùng cũng thay đổi. Tuy nhiên, điểm tiêu dùng mới không nằm trên đường giá cả nội địa mới DF mà lại nằm trên đường thẳng ST đi qua P1 và song song với đường giá cả quốc tế MN. Lý do là ở chổ tuy giá nội địa tăng lên vì thuế quan, nhưng cả quốc gia với tư cách là một thể thống nhất vẫn chỉ trao đổi với nước ngoài theo mức giá thế giới, hay nói cách khác, vì tam giác thương mại của một quốc gia phải là luôn đồng dạng với mức giá trao đổi quốc tế không đổi nên điểm tiêu dùng mới sẽ là điểm C1 - nằm trên đường ST. Đồng thời điểm này phải thỏa mãn điều kiện là tiếp điểm của đường bàng quan tiêu dùng I1 với một đường thẳng song song với đường giá cả nội địa mới DF, đường GH. Chỉ tại C1 thì tỷ lệ thay thế cận biên mới đúng bằng tỷ lệ trao đổi cận biên và điều kiện cân bằng trong nước mới được thỏa mãn. * Thu nhập từ thuế quan Trong hình 3.2, đương DF chỉ ra mức giá trị sản lượng, còn đường GH - giá trị tiêu dùng, tại mức giá nội địa. Vì đường DF nằm dưới đường GH cho nên quốc gia vẫn tiêu dùng nhiều hơn giá trị sản lượng làm ra. Có sự chênh lệch đó là do khoản thu nhập về thuế của chính phủ. Do vậy, khi thuế quan được áp dụng thì tổng chi tiêu về vải và thép sẽ lớn hơn phần thu nhập do các yếu tố sản xuất mang lại một khoản đúng bằng thu nhập từ thuế quan. Điều này luôn đúng trong trường hợp chính phủ chi tiêu trực tiếp khoản thu nhập từ thuế đó cho tiêu dùng công cộng các mặt hàng vải và thép, hoặc phân phối lại khoản thu nhập từ thuế đó cho những người tiêu dùng dưới hình thức giảm thuế thu nhập nói chung hay các khoản trợ cấp cả gói. Trong hình 3.2 thu nhập từ thuế tình bằng vải được biểu thị bằng đoạn thẳng DG. * Tác động đối với thương mại Thuế quan làm giảm qui mô thương mại của một nước nhỏ. Trước hết, lượng vải nhập khẩu được xác định bởi chênh lệch sản xuất và tiêu dùng trong nước. Như đã chỉ ra ở trên, thuế quan ảnh hưởng đến cả hai tham số này. Nhờ tác động của bảo hộ của thuế quan mà sản xuất vải trong nước tăng lên trong khi giá vải tăng lên làm giảm khả năng tiêu dùng mặt hàng này trong nước. Nếu như tất cả các yếu tố khác được giữ nguyên thì điều này dẫn đến thu hẹp mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất vải trong nước, tức làm giảm nhập khẩu vải. Thứ hai, đối với mặt hàng xuất khẩu là thép thì thuế quan đánh vào vải nhập khẩu đã làm cho một số nguồn lực được chuyển từ ngành thép sang ngành vải. Kết quả là, sản lượng thép giảm xuống, từ đó hạn chế bớt lượng thép xuất khẩu ra nước ngoài. Thêm một lý do quan trọng nữa là vì thuế quan mà thép trở nên rẻ một cách tương đối so với vải, cho nên tiêu dùng thép trong nước tăng lên dẫn tới lượng thép dành cho xuất khẩu sẽ giảm đi. Như vậy, thuế quan dẫn đến giảm sút cả trong xuất khẩu lẫn nhập khẩu. * Tác động tới phân phối thu nhập trong nước: Việc đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng vải tăng lên, theo định lý Stolper - Samuelson, mức thu nhập của yếu tố sử dụng nhiều một cách tương đối trong sản xuất vải, cụ thể là lao động, sẽ tăng lên. Như vậy, mặc dầu một nước nhỏ xét về tổng thể sẽ bị thiệt hại khi đánh thuế nhập khẩu, thế nhưng thu nhập của yếu tố sử dụng nhiều một cách tương đối trong ngành sản xuất thay thế nhập khẩu lại tăng lên. Từ đây có thể thấy xu hướng tại sao những tầng lớp nhất định trong xã hội lại yêu cầu nhà nước bảo hộ bằng thuế quan hoặc các công cụ khác, bất chấp điều đó có thể có hại cho nền kinh tế. Vấn đề phân phối lại thu nhập từ thuế: Định lý Stolper - Samuelson chỉ cho biết thuế quan có lợi cho tầng lớp nào trong xã hội, chứ không chỉ ra khoản thu nhập từ thuế được phân phối lại ra sao. Nếu chính phủ phân phối tất cả khoản thu nhập đó cho tầng lớp bị thiệt hại cho thuế quan gây rra thì liệu có bù đắp được toàn bộ tổn thất hay không? Đối với một nước nhỏ, câu trả lời là không. Như đã biết thuế quan làm giảm giá trị sản lượng tính theo mức giá thế giới do sản xuất không hiệu quả (hay sử dụng nguồn lực không thực sự hiệu quả). Do vậy, mặc dù thu nhập thực tế của yếu tố sản xuất được sử dụng nhiều trong ngành thay thế nhập khẩu tăng lên, nhưng thu nhập thực tế của toàn bộ nền kinh tế giảm xuống, cho nên tổn thất do thuế quan gây ra là không thể bù đắp được. Thuế quan nhập khẩu tương đương với trợ cấp sản xuất và thuế tiêu dùng: Phần phan tích nói trên cho thấy tác động của thuế quan là làm tăng giá cả nội địa và giảm nhập khẩu. Nếu thay vì đánh thuế quan người ta áp dụng đồng thời các hình thức trợ cấp sản xuất và đánh thuế tiêu dùng thì vẫn tạo ra được các tác động tương tự như trên. Để minh họa điều này hãy quay trở lại hình 3.1. Giả sử trong điều kiện thương mại tự do các nhà sản xuất được hưởng mức trợ cấp là t. Lúc đó, giá cả nội địa vẫn được duy trì ở mức giá cả quốc tế pf cho nên tiêu dùng vẫn là qf. Tuy nhiên lúc này các nhà sản xuất trong nước được hưởng mức giá cao hơn là pt = pf + t, cho nên sản xuất trong nước sẽ tăng từ hf lên ht, còn nhập khẩu giảm đi một lượng bằng ht - hf. Chính phủ phải chi một khoản trợ cấp đo bằng miền (a + b), trong đó a chuyển sang các nhà sản xuất dưới dạng mức gia tăng thặng dư, còn b biểu thị cho tổn thất vô ích. Như vậy, trợ cấp sản xuất có ảnh hưởng tới sản xuất hoàn toàn giống như trong trường hợp áp dụng thuế quan bằng t, nhưng lại không gây ảnh hưởng tới tiêu dùng. Còn nếu giả sử rằng chính phủ tiến hành đánh thuế đối với tiêu dùng với mức thuế suất cũng là t thì lúc đó giá hàng hóa nhập khẩu vẫn như cũ. Các nhà sản xuất trong nước không thể áp đặt mức giá cao hơn pf được, còn giá mà người tiêu dùng phải trả là pt = pf + t. Tiêu dùng sẽ giảm xuống quốc tế, còn sản xuất vẫn giữ nguyên tại hf, và do vậy nhập khẩu giảm xuống còn qt - qf. Thặng dư tiêu dùng giảm đi (a + b + c + d), trong đó (a +b +c) lại thuộc về chính phủ dưới dạng thu nhập từ thuế. Phần còn lại d biểu thị cho tổn thất của nền kinh tế. Như vậy, thuế tiêu dùng cũng có tác động tương tự tới tiêu dùng như trong trường hợp thuế quan, nhưng điểm khác biệt lả  không ảnh hưởng gì tới sản xuất. Tuy nhiên, dễ dàng thấy rằng nếu các mức trợ cấp sản xuất và mức thuế tiêu dùng đều bằng t được áp dụng đồng thời thì tác dụng hoàn toàn tương tự như khi áp dụng mức thuế quan nhập khẩu bằng t. Trong trường hợp trợ cấp, chính phủ phải bỏ ra một khoản tiền bằng (a + b) còn đánh thuế tiêu dùng thì nhận lại một khoản (a + b + c). Tổng thu nhập ròng của chính phủ trong trường hợp này là s, cũng bằng khi đánh thuế quan nhập khẩu. 2.2. Tác động của thuế quan: Trường hợp nước lớn Giả thiết về nước lớn có nghĩa là quốc gia nói đến tiêu thụ một lượng đáng kể mặt hàng nào đó, do vậy việc tăng hay giảm cầu của nước đó đối với mặt hàng nào đó có thể tác động mạnh đến giá cả hàng hóa đó trên thị trường thế giới. 2.2.1. Phân tích cân bằng bộ phận Tác động của thuế quan đối với một mặt hàng cụ thể, chẳng hạn là thép, có thể được phân tích qua hình 3.3. Do quốc gia được giả định là một nước lớn (đối với mặt hàng thép), nói cách khác thay đổi về cầu của nước đó đối với thép có ảnh hưởng rất đáng kể đối với thị trường thế giới và làm thay đổi giá cả thế giới, cho nên đường cung của thế giới Sf không phải là một đường nằm ngang như trong trường hợp nước nhỏ, mà là một đường có độ dốc đi lên. Đường cung của thế giới kết hợp với đường cung nội địa Sd sẽ tạo ra đường cung tổng cộng SS về thép trên thị trường nội địa: đường này cho thấy mỗi mức giá tương ứng với một lượng thép cung nhất định (bao gồm cả thép sản xuất trong nước lẫn thép nhập khẩu). Trong trường hợp thương mại tự do và đường cầu là Dd thì mức giá là pf, mức cầu là qf , trong đó hf được đáp ứng bởi sản xuất trong nước, còn (qf - hf) được nhập khẩu từ nước ngoài. Hình 3.3 Tác động của thuế quan - Trường hợp nước lớn – Phân tích cân bằng bộ phận ht qt hf qf Q Giả sử chính phủ áp dụng mức thuế tính theo giá trị là t đối với thép nhập khẩu. Lúc đó đối với thép nhạp khẩu mức giá tính cả thuế sẽ tăng lên một lượng đúng bằng t, trong đó mức giá  biểu thị bằng SS được trả cho nước ngoài, còn t là khoản thu của chính phủ. Do vậy, đường cung của thế giới có sự thay đổi, cụ thể là nó sẽ dịch chuyển lên phía trên một khoản đúng bằng t. Đường cung thế giới mới kết hợp với đường cung nội địa Sd, tạo nên đường cung cuối cùng là S'S'. Đường cung mới này nằm phía trên đường cung SS cách đường này theo đường thẳng đứng một khoảng đúng bằng t (cần nhớ t là thuế tính theo giá trị nên nó thay đối khi giá thay đổi). Mức giá nội địa mới sẽ là pt, mức cầu là qt, trong đó bao gồm ht được sản xuất trong nước và (qt - ht) nhập khẩu từ nước ngoài. Thuế quan dẫn tới những tác động tương tự như trong trường hợp nước nhỏ. Cụ thể là nó làm cho giá cả trong nước tăng lên, nhập khẩu giảm bớt bởi vì tiêu dùng nội địa giảm trong khi sản xuất nội địa tăng lên. Mức giảm thặng dư tiêu dùng là ( a + b + c + d ); mức tăng thặng dư sản xuất là a; c thuộc về chính phủ; còn b và d biểu thị cho tổn thất vô ích của nền kinh tế. Tuy nhiên ở đây có những điểm khác biệt liên quan đến điều kiện thương mại, thu nhập của chính phủ và lợi ích ròng của toàn bộ nền kinh tế nói chung. * Tác động đến điều kiện thương mại Thuế quan làm tăng giá thép,từ đó làm giảm tiêu dùng và nhập khẩu mặt hàng này. Do quốc gia đang xem xét  là một nước lớn cho nên lượng cầu về nhập khẩu thép từ nước ngoài giảm đi thì mức giá xuất khẩu của nước ngoài sẽ thấp hơn. Cụ thể trong hình 3.3 thì mức giá xuất khẩu mà nước ngoài nhận được sau khi có thuế không phải là pt mà là px. Như vậy, đối với một nước lớn thì ttq nhập khẩu sẽ làm cho điều kiện thương mại của quốc gia trở nên tốt hơn: mức giá mà quốc gia phải chi trả cho người xuất khẩu nước ngoài sẽ giảm đi, và người xuất khẩu nước ngoài phải chia sẻ một phần gánh nặng thuế quan với người tiêu dùng trong nước. Nó khác với trường hợp nước nhỏ là toàn bộ gánh nặng thuế quan đổ lên đầu người tiêu dùng trong nước. * Thu nhập của chính phủ Ngoài phần thu nhập được biểu thị bằng miền c, chính phủ còn thu thêm một khoản được biểu thị bằng miền e. Đây là kết quả của mức giá thực tế mà người xuất khẩu nước ngoài được hưởng px không những thấp hơn giá nội địa mà người tiêu dùng trong nước phải trả sau khi có thuế pt, mà còn thấp hơn cả mức giá trong trường hợp thương mại tự do pf. * Tác động đến phúc lợi của quốc gia Để xác định được mức phúc lợi của quốc gia có tăng lên hay không thì cần so sánh mức tổn thất vô ích mà quốc gia đó gánh chịu khi đánh thuế, tức là miền b và d với miền lợi ích e do chính phủ thu thêm. Cụ thể là, nếu ( b + d > e) thì phúc lợi của quốc gia giảm đi, còn nếu ( b + d < e ) thì phúc lợi của quốc gia tăng lên. 2.2.2. Phân tích cân bằng tổng quát Tác động của thuế quan đến điều kiện thương mại và qui mô thương mại quốc tế cũng được thể hiện rõ khi dùng đến công cụ phân tích cân bằng tổng quát. Hình 3.4 vẽ các đường cung ứng của một nước lớn và phần còn lại của thế giới. Khi quốc gia đánh thuế mặt hàng nhập khẩu là thép thì đường cung ứng của quốc gia đó sẽ dịch chuyển (theo chiều mũi tên), trong khi đường cung ứng của phần còn lại của thế giới vẫn giữ nguyên. Kết quả là điểm cân bằng quốc tế thay đổi từ E tới E', điều kiện thương mại từ TOT0 tới TOT1 theo hướng có lợi cho quốc gia đánh thuế. Rõ ràng tại điểm cân bằng mới thì qui mô thương mại quốc tế có sự giảm sút; quốc gia đang xem xét bây giờ buôn bán ít hơn với phần còn lại của thế giới. Hình 3.4 Tác động của thuế quan - Trường hợp nước lớn – Phân tích cân bằng tổng quát Phần trên cho thấy, khi một nước lớn đánh thuế nhập khẩu thì qui mô thương mại giảm dẫn tới xu hướng phúc lợi của quốc gia giảm đi, nhưng đồng thời thuế quan lại cải thiện điều kiện thương mại, khiến cho phúc lợi quốc gia có xu hướng tăng lên. Từ đây, xuất hiện khái niệm Thuế quan tối ưu, tức mức thuế quan có tác dụng tối đa hóa lợi ích ròng thu được do điều kiện thương mại được cải thiện sau khi đã trừ đi tác động tiêu cực của sự giảm sút qui mô thương mại. Trong trường hợp một quốc gia áp dụng mức thuế quan tối ưu thì phúc lợi của quốc gia đó tăng lên, trong khi phần còn lại của thế giới sẽ phải gánh chịu thiệt hại do hai yếu tố gây nên: - Qui mô thương mại giảm sút - Điều kiện thương mại xấu đi Có thể nói, thuế quan tối ưu là công cụ để quốc gia tước đoạt lợi ích của các quốc gia khác. Nếu điều này dẫn đến các quốc gia khác tiến hành trả đũa bằng cách cũng áp dụng mức thuế quan tối ưu thì kết quả là họ cũng cải thiện được điều kiện thương mại của mình, nhưng qui mô của thương mại quốc tế lại giảm sút hơn nữa. Trong trường hợp các nước lớn đều áp dụng thuế quan tối ưu thì cuối cùng các nước nhỏ sẽ chịu thiệt hại. Nếu quá trình này cứ tiếp diễn thì thương mại quốc tế sẽ ngày càng thu hẹp, tiến tới bị thủ tiêu. 2.3. Mức độ bảo hộ hữu hiệu Phần phân tích trên đây mới chỉ đề cập đến trường hợp mặt hàng bị đánh thuế là sản phẩm cuối cùng. Thuế quan tác động tới mức giá cả, và trên cơ sở đó người tiêu dùng và người sản xuất sẽ điều chỉnh các quyết định liên quan đến tiêu dùng và sản xuất của mình. Trong trường hợp này, thuế quan đã thực hiện chức năng bảo hộ danh nghĩa đối với sản xuất trong nước. Mức độ bảo hộ này được đo bằng chênh lệch giữa giá cả nội địa và giá cả quốc tế tính theo tỷ lệ phần trăm của giá cả quốc tế. Cụ thể là: Trong đó: - Pw là giá quốc tế - Pd là giá cả nội địa Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình làm ra các sản phẩm cuối cùng thường cần tới nhiều sản phẩm trung gian khác nhau, các sản phẩm này có thể được nk và cũng là đối tượng của thuế quan nhập khẩu. Điều này rất phổ biến đối với các nước đang phát triển tiến hành công nghiệp hóa giai đoạn đầu, khi sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu đòi hỏi trước hết phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Khi đó mức bảo hộ hữu hiệu mà một ngành sản xuất được hưởng không chỉ phụ thuộc vào mức thuế quan đánh vào sản phẩm cuối cùng mà còn vào mức thuế quan đánh vào tất cả các sản phẩm trung gian được sử dụng để làm ra sản phẩm đó. Mức độ bảo hộ hữu hiệu (g) được biểu thị qua công thức đơn giản nhất như sau: Trong đó: - V là giá trị nội địa gia tăng khi có thương mại tự do - V' là giá trị nội địa gia tăng khi thuế quan nhập khẩu được áp dụng Công thức tổng quát trên biểu thị cho mức độ bảo hộ hữu hiệu đối với một sản phẩm ngành i (gi) sử dụng nhiều sản phẩm trung gian nhập khẩu với các mức thuế nhập khẩu khác nhau có thể được viết như sau: Trong đó: - ti là thuế quan đánh vào sản phẩm cuối cùng i - tj là thuế quan đánh vào sản phẩm trung gian nhập khẩu thứ j được dùng để sản xuất sản phẩm cuối cùng i - aij là lượng sản phẩm trung gian nhập khẩu thứ j cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm cuối cùng thứ i trong điều kiện thương mại tự do. Qua đây có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa bảo hộ danh nghĩa và  bảo hộ hữu hiệu đối với một ngành sản xuất: bảo hộ danh nghĩa đánh vào toàn bộ giá cả sản phẩm, trong khi bảo hộ hữu hiệu đánh vào phần giá trị gia tăng của sản phẩm. Mức độ bảo hộ danh nghĩa xác định mức tăng giá hàng hóa nên thường được người tiêu dùng quan tâm, còn đối với người sản xuất thì mức độ bảo hộ hữu hiệu mới là yếu tố quan trọng. Trong trường hợp các mức thuế quan đánh vào sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trung gian là như nhau và bằng t thì mức bảo hộ  hữu hiệu sẽ đúng bằng mức thuế t đó hay chính bằng mức bảo hộ danh nghĩa. Nếu tổng thuế quan đánh vào các sản phẩm trung gian cao hơn thuế quan đánh vào sản phẩm cuối cùng thì mức bảo hộ hữu hiệu đạt giá trị âm, nghĩa là cơ cấu thuế quan không những không có tác dụng bảo hộ mà còn có hại cho sản xuất trong ngành. Mức độ bảo hộ hữu hiệu càng cao khi: - Thuế quan đánh vào hàng hóa cuối cùng càng cao - Sản phẩm trung gian bị đánh thuế càng thấp hoặc không bị đánh thuế - Tỷ trọng sản phẩm trung gian trong giá trị hàng hóa cuối cùng càng thấp 3.4.2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu Hạn ngạch xuất nhập khẩu là công cụ hạn chế thương mại phi thuế quan trực tiếp đối với số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Đó là các quy định về số lượng tối đa mặt hàng nào đó được phép xuất hoặc nhập khẩu. Hạn ngạch có thể được phân bổ theo một số phương thức, chẳng hạn như dựa trên nguyên tắc "ai đến trước được trước', đấu thầu đấu giá hạn ngạch hay đơn thuần là phân bổ mang tính chỉ định. Hình 3.5 Sự tương đương giữa hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu O qq qe Dưới đây, chúng ta chỉ phân tích chủ yếu về hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu cũng thường được áp dụng nhưng mục đích của nó rất khác đối với các hàng hóa khác nhau, chẳng hạn để bảo đảm cho nhu cầu trong nước được đáp ứng trước hết, hay tiết kiệm tài nguyên, thậm chí có thể dùng vì mục đích chính trị. Mỗi mức hạn ngạch nói chung đều tương đương với một mức thuế quan nhập khẩu nhất định nào đó. Chúng ta có thể hiểu được các tác động kinh tế vi mô của hạn ngạch thông quan việc xem xét điểm tương đồng này. Hình 3.5 minh họa cho thị trường nhập khẩu mặt hàng thép. Trong trường hợp thương mại tự do thì điểm cân bằng là E, nơi đường nhu cầu nhập khẩu DM của quốc gia cắt đường cung xuất khẩu SX của nước ngoài. Tại E, quốc gia nhập khẩu một lượng thép là qe với giá là pe. Giả sử chính phủ áp đặt một mức hạn ngạch nhập khẩu là qq (qq <qe), khi đó giá thép trên thị trường trong nước tăng lên thành pq (tại điểm F), còn giá thép xuất khẩu giảm xuống còn px (điểm H). Như vậy, cũng giống như thuế quan nhập khẩu, hạn ngạch tạo ra sự cách biệt giữa mức giá cả trong nước và ngoài nước. Rõ ràng chính phủ có thể đạt tới kết quả như trên bằng cách áp dụng mức thuế quan tính theo giá trị t thích hợp, cụ thể là . Lúc đó, đường cung xuất khẩu của thế giới sẽ dịch chuyển lên trên một khoảng đúng bằng t (tới vị trí JK). Sau khi đánh thuế, mức giá trong nước tăng lên thành , quy mô nhập khẩu giảm xuống còn qq và giá xuất khẩu của nước ngoài giảm xuống còn px đúng như trong trường hợp áp dụng hạn ngạch. Do vậy, các tác động vi mô của hạn ngạch (đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhập khẩu, giá cả, điều kiện thương mại…) cũng hoàn toàn tương tự như trong trường hợp thuế quan tương ứng. Điều này có thể thấy rõ thêm trong hình 3.6. Hình 3.6 minh họa cho tác động của hạn ngạch nhập khẩu mặt hàng thép trong trường hợp đơn giản nhất: quốc gia là một nước nhỏ và cạnh tranh hoàn hảo. Trong điều kiện thương mại tự do mức giá nhập khẩu là pf, lượng cung thép nội địa là hf, và nhập khẩu là qf - hf. Giả sử chính phủ quyết định hạn ngạch hạn chế nhập khẩu bằng cách áp dụng mức hạn ngạch bằng qr - hf. Khi đó, đường cung của thép sẽ thay đổi từ SS thành SHGS'; với mức giá thấp hơn pf thì thép hoàn toàn do các nhà sản xuất nội địa cung ứng, tại mức giá pf thép được nhập khẩu cho đến khi đạt được số lượng quy định trong hạn ngạch là qr - hf, sau đó thì thép lại chỉ do các nhà sản xuất trong nước cung cấp, cho nên đường cung lại có độ dốc đi lên. Với đường cung mới và đường cầu giữ nguyên thì điểm tiêu dùng mới sẽ là E, với mức giá là pq, mức tiêu dùng là qq, sản lượng trong nước là hq, và nhập khẩu là qq - hq = qr - hf. Cũng giống như trong trường hợp thuế quan tổn thất của người tiêu dùng được đo bằng ( a + b + c + d ), trong đó miền a được chuyển tới người sản xuất, các miền b và d là tổn thất vô ích. Miền c biểu thị cho thu nhập từ hạn ngạch sẽ được phân bổ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hình 3.6 Tác động của hạn ngạch nhập khẩu qq qr hq qf hf Sự khác nhau giữa hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu Giữa hạn ngạch và thuế quan có những điểm khác biệt rất quan trọng cần được làm rõ: * Thứ nhất, là tác động liên quan đến thu nhập. Trong trường hợp thuế quan, thu nhập từ thuế luôn thuộc về chính phủ. Trong trường hợp hạn ngạch thì, như đã nói ở trên, tác động này không rõ ràng. Thu nhập từ hạn ngạch thuộc về ai tùy thuộc phương thức phân bổ hạn ngạch: - Nếu hạn ngạch được bán đầu giá thì thu nhập thuộc về chính phủ - Nếu là đấu thầu thì chính phủ cũng thu một khoản phí đấu thầu trên số lượng hạn ngạch - Nếu được phân bổ miễn phí thì thu nhập đó thuộc về người nhập khẩu - là người mua hàng ở nước ngoài với giá pf để bán lại trong nước với giá pq. Thu nhập từ hạn ngạch cũng có thể thuộc về các đối tượng khác như người tiêu dùng (nếu như chính phủ thành công trong việc kiểm soát giá cả để giá cả không tăng sau khi áp dụng hạn ngạch), các quan chức chính phủ (là những người xét cấp hạn ngạch - dưới dạng tiền hối lộ), người xuất khẩu nước ngoài (khi họ được nhận hạn ngạch trực tiếp), hoặc thậm chí chính phủ nước ngoài (nếu như họ áp dụng thuế xuất khẩu tương đương với mức hạn ngạch). * Thứ hai, hạn ngạch khác thuế quan ở chổ tính hiệu lực của nó cao hơn nhiều. Mặc dầu đối với mỗi mức hạn ngạch đều có mức thuế quan tương ứng, thế nhưng việc tính toán thực tế mức thuế quan đó không phải là đơn giản vì các đường cung và cầu đối với mỗi mặt hàng là khó xác định chính xác. Hơn nữa, trong những điều kiện đặc biệt thì thuế quan hoàn toàn không có hiệu lực. Chẳng hạn, chính phủ muốn làm tăng giá hàng nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện đường cung nước ngoài là rất không co giãn, chính phủ chỉ có thể áp dụng công cụ duy nhất là hạn ngạch mà thôi. Trở lại hình 3.5 ở trên và hình dung đường cung xuất khẩu của nước ngoài là một đường thẳng đứng đi qua điểm E. Giả sử tiếp rằng chính phủ muốn nâng mức giá trong nước từ pe lên pq. Để thực hiện điều này, chính phủ chỉ có cách duy nhất là áp dụng mức hạn ngạch bằng qq, bởi vì, với đường cung xuất khẩu thẳng đứng thì bất kỳ mức giá nào cũng không làm ảnh hưởng gì tới khối lượng hàng nhập khẩu qq. * Thứ ba, hạn ngạch có thể biến người sản xuất trong nước thành nhà độc quyền. Trong trường hợp thương mại tự do hoặc thuế quan nhập khẩu được áp dụng thì một nhà độc quyền tiềm năng không thể tự do lựa chọn mức sản lượng đem lại lợi nhuận cao nhất và nâng giá bán lên, bởi vì khi mức giá được nâng lê cao hơn mức giá thế giới thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng nhập khẩu. Còn trong trường hợp áp dụng hạn ngạch, mức bảo hộ là tuyệt đối: nhà độc quyền tiềm năng có thể nâng giá bán lên mà không sợ nguy cơ cạnh tranh từ nhập khẩu vì nhập khẩu đã bị giới hạn bởi hạn ngạch. Khi đó nhà độc quyền tiềm năng sẽ trở thành nhà độc quyền thực sự. Ngoài những điểm nói trên, giữa hạn ngạch và thuế quan còn có một số điểm khác biệt khác kém quan trọng hơn. Chẳng hạn, trong khi mức thuế quan nhập khẩu (tính theo giá trị) là luôn luôn không đổi, trừ phi chính phủ thay đổi nó, thì mức thuế quan tương ứng với hạn ngạch lại luôn thay đổi mỗi khi có sự dịch chuyển của các đường cung xuất khẩu của thế giới và đường cầu nhập khẩu của quốc gia. Tương tự, khi thuế quan được áp đặt thì lượng nhập khẩu có xu hướng thay đổi mỗi khi các đường cung xuất khẩu của thế giới và đường cầu nhập khẩu của quốc gia dịch chuyển, còn khi hạn ngạch được áp dụng thì lượng nhập khẩu đó luôn thay đổi. Trong khi người tiêu dùng thấy rõ những tổn thất do mức thuế quan cao gây ra, thì trong trường hợp áp dụng hạn ngạch,những tổn thất mà họ gánh chịu lại rất khó nhận thấy bởi lẽ việc tính toán mức thuế quan tương ứng với hạn ngạch là không dễ dàng chút nào. Cuối cùng, việc quản lý hạn ngạch khó khăn hơn nhiều so với quản lý bằng thuế quan vì hạn ngạch có xu hướng kìm hãm sự vận hành của cơ chế thị trường và thường chứa đựng những mầm mống của nạn tham nhũng và gian lận. Nhìn chung hạn ngạch được coi là công cụ phi thị trường. Mặc dù nó có thể giúp đạt được những hiệu quả mong muốn tức thời nhưng nó cũng có thể mang lại những hậu quả khó lường. Trước hết, nó không kích thích các nhà sản xuất nước ngoài áp dụng các tiến bộ khoa hoc kỷ thuật, hạ giá thành sản phẩm vì xuất khẩu của họ bị giới hạn bởi hạn ngạch của nước nhập khẩu. Hơn nữa, tính bảo hộ của hạn ngạch càng cao một khi nền kinh tế có sự tăng trưởng: thu nhập tăng lên nhưng nhập khẩu lại không gia tăng được. Trong trường hợp áp dụng mức thuế quan thì ngược lại: các nhà sản xuất nước ngoài có thể vượt qua hàng rào thuế quan bằng cách hạ giá thành sản xuất, và một khi thu nhập gia tăng, nhập khẩu cũng sẽ tăng lên bất chấp thuế quan. 3.4.3. Trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu có tác dụng ngược với thuế xuất khẩu và trước hết có tác dụng hỗ trợ các nhà xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường bên ngoài. Chúng ta cũng phân tích trợ cấp xuất khẩu riêng cho từng trường hợp: nước nhỏ và nước lớn để thấy các tác động rõ nét hơn. 3.4.3.1. Trường hợp nước nhỏ Hình 3.7 Tác động của trợ cấp xuất khẩu trong trường hợp nước nhỏ Q Q1 Q2 Q3 Q4 Chúng ta sử dụng mô hình cân bằng bộ phận để xem xét các tác động của trợ cấp xuất khẩu. Trong trường hợp một nước nhỏ, trợ cấp xuất khẩu khiến cho các nhà xuất khẩu nhận được mức giá bằng giá quốc tế cộng với giá trợ cấp. Do vậy, họ có xu hướng rời bỏ thị trường trong nước để hướng ra xuất khẩu, đồng thời giá trong nước cũng tăng lên đúng bằng giá quốc tế cộng với trợ cấp. Trên hình 3.7 ta có thể thấy việc tăng giá trong nước từ Pw lên PD, trong đó PD bằng Pw cộng với trợ cấp trên mỗi đơn vị hàng hóa sẽ khiến cho nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng từ Q2 lên Q4 trong khi người tiêu dùng phải cắt giảm từ Q1 xuống còn Q3. Xuất khẩu sẽ tăng từ Q1Q2 đến Q3Q4. Diện tích ABFH là mức tăng thặng dư của nhà sản xuất, trong khi diện tích ABCJ là mức giảm thặng dư người tiêu dùng. Để chi trả cho trợ cấp xuất khẩu nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền bằng diện tích hình chữ nhật CFGE. Cuối cùng thiệt hại ròng của xã hội do trợ cấp xuất khẩu được đo bằng diện tích hai tam giác CEJ và FHG. 3.4.3.2. Trường hợp nước lớn Mô hình phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với nước lớn được thể hiện trên hình 3.8. Đường cung và cầu của thị trường hàng xuất khẩu cắt nhau ban đầu tại điểm E, tương ứng với mức giá Pxo và khối lượng xuất khẩu Qxo. Khi chính phủ trợ cấp cho các nhà sản xuất của ngành xuất khẩu nói trên, đường cung SX sẽ dịch chuyển xuống dưới một khoảng bằng mức thay đổi của giá sau khi trợ cấp. Mức giá mới mà các nhà xuất khẩu có thể bán hàng hóa của mình là Px1 và điểm cân bằng mới là E' có khối lượng tương ứng là Qx1. Do có trợ cấp xuất khẩu mà các nhà sản xuất hàng xuất khẩu bây giờ được khuyến khích xuất khẩu hơn là bán trên thị trường trong nước, điều này dẫn đến giảm lượng hàng cung ứng trong nước và tăng giá nội địa (với mức giá nội địa Px2 nhà sản xuất sẽ nhận được cung một doanh thu như nhau đối với mỗi đơn vị sản phẩm trên cả hai thị trường trong và ngoài nước bởi Px2 chính bằng Px1 cộng thêm phần tăng giá do trợ cấp). Như vậy, người tiêu dùng trong nước sẽ chịu thiệt hại khi nhà nước trợ cấp cho hàng xuất khẩu. Hình 3.8 Tác động của trợ cấp xuất khẩu - trường hợp nước lớn Trong khi thuế mang lại nguồn thu cho ngân sách thì trợ cấp xuất khẩu, trái lại đòi hỏi nhà nước phải chi thêm từ ngân sách ra. Giá trị trợ cấp được biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật Px2Px1FE' (bằng trợ cấp cho 1 đơn vị hàng hóa Px1Px2 nhân với số lượng hàng xuất khẩu). Để chi trợ cấp xuất khẩu, chính phủ phải đánh thuế thêm đối với công dân trong nước hoặc đi vay. Điều này có thể dẫn đến gánh nặng trả lãi cho chính phủ, lạm phát hoặc tăng lãi suất trên thị trường trong nền kinh tế. 3.4.4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Một biến tấu của hạn ngạch là Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Nội dung của nó thể hiện ở chổ nước nhập khẩu thuyết phục nước hoặc nhóm nước xuất khẩu hạn chế một cách tự nguyện lượng xuất khẩu của mình để tránh nguy cơ nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp thuế quan hoặc hạn ngạch. Về thực chất đây là hìh thức hạn ngạch do người xuất khẩu tự nguyện áp dụng dưới sức ép của nước hập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có một số ít nước có đủ sức mạnh để ép các nước khác tự nguyện cắt giảm xuất khẩu như vậy. Hơn thế, biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện không phải bao giờ cũng có hiệu quả. Quốc gia xuất khẩu có thể tìm nhiều cách để vượt qua trở ngại này. Chẳng hạn, họ có thể chuyển sang xuất khẩu những mặt hàng không thuộc diện bị hạn chế, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tỷ suất lợi nhuận đối với mỗi đơn vị xuất khẩu, hoặc di chuyển sản xuất sang các nước không thuộc diện hạn chế. 3.4.5. Các biện pháp mang tính kỷ thuật 3.4.6. Các biện pháp khác Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển UNCTAD đã phân loại các công cụ bảo hộ mậu dịch phi thuế quan thành 3 dạng, mỗi dạng được chia thành hai nhóm tùy theo cách thức tác động của các công cụ đó tới dòng thương mại. Cụ thể cách thức phân loại đó như sau; * Dạng I: Các chính sách thương mại được thiết kết chủ yếu để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu hoặc thúc đẩy các ngành sản xuất cho xuất khẩu; có thể chia thành hai nhóm: - Nhóm A: Các biện pháp hạn chế số lương, bao gồm hạn ngạch nhập khẩu , hạn chế xuất khẩu. - Nhóm B: Các biện pháp liên quan đến chi phí - giá cả bao gồm thuế quan linh hoạt, trợ cấp sản xuất, ưu đãi về thuế thu nhập đối với lợi nhuận xuất khẩu, đặt cọc nhập khẩu, chế độ đa tỷ giá. * Dạng II: Các công cụ về cơ bản không phải là chính sách thương mại nhưng thường được sử dụng nhằm mục đích bảo hộ. - Nhóm A gồm biện pháp như lâp chứng từ thương mại, trì hoãn thủ tục hải quan, hạn chế quảng cáo - Nhóm B bao gồm các thủ tục định giá hải quan, yêu cầu về nhãn mác, yêu cầu về đảm bảo sức khỏe, thuế tiêu thụ và thuế môn bài, thuế sử dụng nhân công có chọn loc. * Nhóm III: Các công cụ áp dụng không phải vì mục đích bảo hộ, nhưng trên thực tế lại có hiệu ứng "lan truyền" đến thương mại. - Nhóm A bao gồm kế hoạch chi tiêu của chính phủ, hạn chế đối với các vật liệu độc hại - Nhóm B bao gồm trợ cấp cho các vùng, chính sách độc quyền, đơn vị đo lường quốc gia Nói chung, về nguyên tắc rất khó phân biệt đâu là công cụ phi thuế quan do tính đa dạng và tác động nhiều mặt của các biện pháp do chính phủ đưa ra. Không có một tài liệu cụ thể nào có thể liệt kê hết các biện pháp mà quốc gia áp dụng để tạo ra các rào cản phi thuế quan. Chính vì vậy, nó cho phép các nước sử dụng một cách linh hoạt các công cụ này để gây ảnh hưởng đối với thương mại. 3.5. Các lâp luận biện hộ cho chính sách bảo hộ mậu dịch Phần trên đã đề cập đến các công cụ kiểm soát thương mại - thếu quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, và các biện pháp phi thuế quan khác. Xét về mặt kinh tế thì việc sử dụng các công cụ này có hợp lý hay không? Nếu có thì khi nào áp dụng và với những điều kiện nào? 3.5.1. Thuế quan cải thiện điều kiện thương mại trong điều kiện nước lớn Chúng ta hãy nhớ lại, điều kiện thương mại được xác định bởi tương quan giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu. Đối với một nước lớn có khả năng ảnh hưởng đến giá cả quốc tế thì thuế quan sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng ngoại trên toàn thế giới, từ đó giảm giá nhập khẩu và cải thiện điều kiện thương mại. Lợi ích này có thể bù đắp những tổn thất do thuế quan tạo ra do sản xuất và tiêu dùng bị bóp méo. Khi lợi ích do điều kiện thương mại được cải thiện và vượt trội tổn thất thì việc áp dụng thuế quan được coi là có ích cho quốc gia. Về thực chất đó chính là mức thuế quan tối ưu đã được bàn đến trong phần phân tích tác động của thuế quan. Tuy nhiên, quốc gia còn có thể cải thiện điều kiện thương mại của mình bằng cách hạn chế xuất khẩu (dưới dạng hạn ngạch hoặc thuế xuất khẩu ), đặc biệt trong trường hợp quốc gia đó chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của thế giới về mặt hàng đó. Biện pháp hạn chế xuất khẩu đó được tính toán sao cho lợi ích do điều kiện thương mại tốt lên (vì giá xuất khẩu của quốc gia tăng lên) phải lớn hơn tổn thất mà quốc gia gánh chịu do sản xuất và tiêu dùng bị bóp méo. Trên thực tế, việc sử dụng công cụ hạn chế xuất khẩu để cải thiện điều kiện thương mại thường phổ biến hơn việc dùng chính sách thuế quan tối ưu bởi một số lý do. Chẳng hạn, xuất khẩu của nhiều nước chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng hơn là mặt hàng nhập khẩu; nhiều quốc gia xuất khẩu là những người sản xuất và cung ứng chủ yếu một số mặt hàng trên thị trường thế giới, cho nên có được khả năng tác động tới giá cả của các mặt hàng đó trên thị trường thế giới; trong khi đó việc áp dụng thuế quan tối ưu là công cụ tước đoạt lợi ích của nước khác nên có nguy cơ bị nước ngoài trả đũa. 3.5.2. Thuế quan gia tăng thu nhập của chính phủ Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nguồn thu từ thuế thu nhập hoặc các hoạt động kinh tế khác thường rất hạn chế do nền kinh tế nghèo nàn, thu nhập thấp, hệ thống thuế kém phát triển, trong khi đó việc thu thuế xuất nhập khẩu tỏ ra thuận lợi và chi phí thấp hơn nhiều. Chính vì vậy áp dụng các chính sách đánh thuế nhập khẩu là để tạo thêm nguồn tiền cho ngân sách nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề phát triển trong nước. 3.5.3. Thuế quan thúc đẩy sản xuất và tạo công ăn việc làm Việc đánh thuế mặt hàng nhập khẩu nào đó dẫn đến gia tăng sản xuất thay thế nhập khẩu trong nước, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập. Điều đó sẽ có lợi nếu như trong nước  có thất nghiêp. Còn nếu không cơ cấu sản xuất sẽ bị ảnh hưởng: sản xuất gia tăng trong các ngành thay thế nhập khẩu, dẫn đến phải di chuyển nguồn lực từ các ngành khác, đang hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện thương mại tự do sang các ngành kém hiệu quả và phải được bảo hộ. Ngoài ra, còn có thể lập luận rằng do nhập khẩu giảm nên thất nghiệp nước ngoài gia tăng, thu nhập nước ngoài giảm sút khiến cho xuất khẩu của quốc gia trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến thất nghiệp trong các ngành sản xuất xuất khẩu và điều này giảm bớt ý nghĩa của việc tạo thêm việc làm trong các ngành thay thế nhập khẩu. 3.5.4. Lập luận về ngành công nghiệp non trẻ Theo lập luận này thì một ngành công nghiệp khi mới ra đời thường không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài cho nên phải nhờ  tới sự bảo hộ từ phía nhà nước, thường là bằng cách áp dụng thuế quan đối với mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh. Một khi ngành công nghiệp lớn mạnh lên đủ sức đương đầu với các nhà sản xuất nước ngoài thì sự bảo hộ sẽ được tháo dỡ. Lập luận về ngành công nghiệp non trẻ được minh họa bởi hình 3.9. Đường giới hạn khả năng sản xuất ban đầu là UV và mức giá quốc tế được cho bởi độ dốc của các đường L1P1, L2P2, L3P3. Trong điều kiện thương mại tự do, nền kinh tế sản xuất tại P1 và tiêu dùng tại C1. Sau khi chính phủ thực hiện trợ cấp cho ngành sản xuất vải, đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển dần ra phía ngoài đến vị trí U'V'. Tại mức giá quốc tế không thay đổi nền kinh tế sẽ sản xuất tại P3 và tiêu dùng tại C3 (trường hợp ngành sản xuất vải lớn mạnh và gia tăng sản xuất thay thế cho vải nhập khẩu) hoặc C4 ( khi ngành sản xuất vải trở thành ngành xuất khẩu ). Hình 3.9 cũng cho thấy biện pháp trợ cấp tạm thời cho ngành công nghiệp vải non trẻ tỏ ra hiệu quả hơn so với công cụ thuế quan. Ngay sau khi khoản trợ cấp được thực hiện, sản xuất tiến đến P2 và tiêu dùng đến C2. Nếu thuế quan được áp dụng thì tiêu dùng sẽ dịch chuyển đến vị trí tại điểm Z như đã giải thích trong hình 3.2. Rõ ràng mức phúc lợi của quốc gia tại C2 cao hơn tại Z (trong trường hợp trợ cấp sản xuất người tiêu dùng vẫn tiếp tục trả mức giá ngang với giá thế giới, nên không dẫn đến tổn thất tiêu dùng). Tuy nhiên cần lưu ý rằng ngành công nghiệp được bảo hộ có thể lạm dụng sự bảo hộ của nhà nước, và do đó không cố gắng tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp khác ít có tác động bóp méo thị trường hơn để hỗ trợ cho ngành sản xuất nào đó, chẳng hạn như trợ cấp sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi vay trên thị trường vốn. Những giải pháp này có ưu điểm hơn so với thuế quan ở chổ không dẫn tới sự bóp méo sự phân bổ các nguồn lực, hoặc ít nhất cũng tạo ra tổn thất nhỏ hơn so với trường hợp áp dụng thuế quan. Hình 3.9 Lập luận về ngành công nghiệp non trẻ L3 3.5.5. Thuế quan cải thiện cán cân thanh toán Như trên đã phân tích, thuế quan bảo hộ làm giảm nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, một khi thuế quan làm tăng giá hàng nhập khẩu thì nguồn lực từ các ngành sản xuất khác, có thể bao gồm cả ngành xuất khẩu, sẽ đổ về ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, và do vậy làm giảm lượng hàng hóa dành cho xuất khẩu. Nếu trường hợp đó xảy ra thì sự cải thiện trong cán cân thanh toán có thể không thực hiện được. 3.5.6. Thuế quan chống bán phá giá và trung hòa tác động của trợ cấp nước ngoài Bán phá giá là trường hợp một nước bán hàng hóa của mình ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá nội địa của hàng hóa đó. Mục đích của bán phá giá là loại trừ các nhà sản xuất của quốc gia nhập khẩu và thiết lập vị trí độc quyền của mình trên thị trường quốc gia đó. Để chống lại, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu để loại trừ ưu thế về giá của nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường nội địa. Khi chính phủ nước ngoài trợ cấp cho các nhà xuất khẩu cảu mình để họ có thể cạnh tranh một cách " thiếu lành mạnh" trên thị trường nước ngoài như vậy, việc đánh thuế nhập khẩu có thể sẽ giải quyết được vấn đề này và đồng thời chuyển phần trợ cấp của nước ngoài vào ngân sách của nước mình. 3.5.7. Thuế quan vì mục tiêu an ninh quốc phòng Lập luận này giả thiết rằng một ngành công nghiệp nào đó cần phải được bảo hộ do nó sản xuất những mặt hàng hay phát triển những kỷ năng thiết yếu có vai trò tối quan trọng đối với đất nước khi chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp xảy ra. Tuy nhiên, cũng như trên, thuế quan hoàn toàn có thể thay thế bằng trợ cấp sản xuất, chỉ trừ trường hợp ngân sách nhà nước quá hạn hẹp để làm điều đó. 488

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuế quan.doc