Nhìn chung trang trại của tỉnh Phú Thọ phát
triển tương đối mạnh so với các tỉnh trong cả
nước. Để kinh tế trang trại theo chuẩn thông
tư mới đòi hỏi chủ trang trại phải phát triển
theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trang
trại chăn nuôi, trang trại thủy sản, phù hợp
với điều kiện của mình như tiếp cận nguồn
vốn, kỹ thuật, nhân lực và thị trường tiêu thụ.
Nhà nước cũng tạo mọi điều kiện ưu tiên để
phát triển kinh tế trang trại, các cán bộ giao
nhiệm vụ hướng dẫn cho người dân phải có
báo cáo đánh giá tính khả thi cụ thể, từng
tuần, từng tháng để nắm bắt hiện trạng, bước
đi của kinh tế trang trại đề xuất các giải pháp
giúp đỡ người dân thực hiện tốt hơn nữa đáp
ứng được nhu cầu của nền kinh tế hội nhập và
đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam tiến lên
theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo nghị quyết của Đảng và nhà nước và
theo xu hướng liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà
khoa học, chủ trang trại và doanh nghiệp).
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và những khuyến nghị phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
3
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Bùi Thị Thanh Tâm*
Trường Đại học Nông Lâm –ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kinh tế trang trại ở nước ta đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc
phát triển loại hình kinh tế này không được coi trọng. Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, thì có một loạt các nghị quyết và thông tư ra để hướng dẫn và định hướng cho kinh tế
trang trại phát triển nhanh, mạnh phù hợp với nhu cầu của xã hội và phù hợp với sự vận động kinh
tế thị trường. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số khuyến nghị để phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn theo hướng bền vững. Qua nghiên cứu thực trạng các trang trại trên
địa bàn nghiên cứu cho thấy số lượng trang trại giảm từ 935 trang trại xuống còn 65 trang trại
nhưng về chất lượng và quy mô trên một trang trại lại lớn hơn gấp nhiều so với trang trại cũ. Vấn
đề là làm thế nào để các trang trại cũ đáp ứng được các tiêu chí ở thông tư số 27/2011/TT-
NNPTNT. Muốn vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ mối liên kết 4 nhà.
Từ khóa: trang trại, thực trạng, phát triển, khuyến nghị.
MỞ ĐẦU*
Kinh tế trang trại ở nước ta đã hình thành và
phát triển từ rất sớm nhưng có những giai
đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này
không được coi trọng. Tuy nhiên, từ khi có
chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, để
thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, thực hiện theo đường lối đổi
mới của Đảng và nhà nước nên kinh tế trang
trại đã phát huy mạnh là đòn bẩy trong sự
nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn,
nhất là từ khi Chính phủ có Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế
trang trại: số lượng trang trại tăng lên nhanh
chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu
thành phần trang trại cũng ngày càng đa dạng.
Nhưng theo Thông tư số 27/2011/TT-
BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 thì số
lượng trang trại của tỉnh Phú Thọ giảm đáng kể
từ 935 trang trại xuống còn 65 trang trại nhưng
về chất lượng của trang trại thì tăng lên rất
nhiều. Chính từ thực tế đó mà tôi nghiên cứu
thực trạng phát triển của trang trại trước và sau
khi thực hiện theo thông tư số 27/2011 và đưa
ra một số khuyến nghị để để trang trại có thể đạt
được theo tiêu chí chất lượng.
*
Email: tammanh@gmail.com
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có
tổng diện tích đất tự nhiên là 3.519,56 km2.
Ngoài trung tâm thành phố Việt Trì thì Phú
Thọ còn có 11 huyện và một thị xã trong tỉnh.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-
oC, lượng mưa trung bình trong năm khoảng
1.600 đến 1.800mm. Độ ẩm trung bình trong
năm tương đối lớn, khoảng 85-87%. Nhìn
chung khí hậu Phú Thọ thuận lợi cho việc
phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tất cả
đặc điểm của tỉnh như vậy là yếu tố thúc đẩy
phát triển kinh tế trang trại. Nhưng nhìn trung
phát triển kinh tế trang trại chưa sứng tầm với
tiềm năng của tỉnh.
NHỮNG KẾT QUẢ MÀ KINH TẾ TRANG
TRẠI TỈNH PHÚ THỌ ĐẠT ĐƯỢC
Số lượng trang trại của tỉnh Phú Thọ
Qua bảng 1 ta thấy số lượng trang trại giai đoạn
(2007-2010) theo tiêu chí Thông tư Liên tịch số
69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000
của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê
hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại; Thông tư Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04
tháng 07 năm 2003 số lượng trang trại trồng
trọt năm 2008 tăng lên 27 trang trại tương
đương 177,14% so với năm 2007. Năm 2009
giảm 15 trang trại đạt 75,81% so với năm 2008.
Năm 2010, số trang trại tăng lên 12 trang trại
tương đương 125,53% so với năm 2009.
8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
4
Bảng 1: Số lượng trang trại của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2007-2011
Đơn vị tính: trang trại
STT Loại hình trang trại Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 TT Trồng trọt 35 62 47 59 3
2 TT Lâm Nghiệp 126 126 200 190 2
3 TT Chăn nuôi 87 71 242 202 43
4 TT Thủy sản 137 134 185 194 11
5 TT Tổng hợp 85 162 202 290 6
Tổng trang trại 470 555 876 935 65
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2011
Số lượng trang trại lâm nghiệp năm 2008 so
với 2007 hầu như không biến động. Bước sang
năm 2009 số trang trại đã tăng thêm 74 trang
trại tương đương với 158,73 % so với năm
2008. Năm 2010 số lượng trang trại dịch
chuyển giảm dần, giảm đi 10 trang trại tương
đương giảm 5% so với năm 2009. Nguyên
nhân là do các trang trại lâm nghiệp này không
đạt được theo tiêu chí về giá trị và là trang trại
không có giấy chứng nhận.
Số lượng trang trại chăn nuôi năm 2008 giảm
nhẹ (15 trang trại tương ứng gần 18,5%) so
với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009 đánh dấu
sự phát triển nhảy vọt về trang trại chăn nuôi
khi nhu cầu đầu ra rất lớn thể hiện tăng 171
trang trại tương đương với tăng 140,85% so
với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009
giảm 40 trang trại tương đương gần 16,5%
nguyên nhân do dịch bệnh nhiều và tình hình
chi phí thức ăn tăng cao nên một số trang trại
đã ngừng không chăn nuôi.
Trang trại thủy sản năm 2008 so với 2007
giảm nhẹ. Nhu cầu lại có xu hướng tăng lên
trong các năm 2009, 2010. Năm 2009 tăng 51
trang trại tương đương tăng 38,06 % so với
năm 2008. Năm 2010 tăng lên 9 trang trại đạt
tương đương 4,86 % so với năm 2009.
Xu thế trang trại tổng hợp đang được người
dân ưa chuộng. Năm 2008 do nhận thức được
mô hình này đang là lợi thế tăng 77 trang trại
tương đương tăng 90.59% so với năm 2007.
Năm 2009 tăng 40 trang trại tương đương tăng
24.69% so với năm 2008. Đà tăng vẫn tiếp tục
thể hiện trong năm 2010 tăng lên 88 trang trại
tương đương với tăng 43.56% so năm 2009 vì
kết hợp trong việc thu từ nguồn tổng hợp sẽ
đạt được tiêu chí về giá trị của trang trại.
Cũng qua bảng 1, theo Thông tư số
27/2011/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 13
tháng tư năm 2011 thể hiện được phân loại tiêu
chí phải đạt được đồng thời các yếu tố về diện
tích tối thiểu trên 2,1 ha và giá trị sản lượng
hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm đối với các
trang trại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và
tổng hợp. Đối với trang trại chăn nuôi giá trị
sản lượng hàng hóa 1 tỷ đồng/năm. Đối với cơ
sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối
thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình
quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Do vậy
năm 2011 số lượng trang trại bị giảm đi 93%
so với năm 2010. Cụ thể trang trại trồng trọt có
3 trang trại, trang trại lâm nghiệp có 2 trang
trại, trang trại chăn nuôi có 43 trang trại, trang
trại thủy sản có 11 trang trại, trang trại tổng
hợp có 6 trang trại. Mặc dù số lượng trang trại
giảm đáng kể nhưng về chất lượng và sự
chuyên môn hóa tạo ra giá trị hàng hóa của
trang trại rất cao.
Tình hình sử dụng đất đai trong trang trại
Tổng diện tích đất sử dụng trong trang trại
tăng dần trong các năm (2007 – 2010) (xem
bảng 2). Năm 2008 tăng lên 575.2 ha tương
đương với tăng 11.5% so với năm 2007 trong
đó ảnh hưởng tăng do đất cây hàng năm và
đất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, còn
giảm diện tích cây lâu năm. Năm 2009 tăng
1462 ha tương đương với tăng 26,2% so với
năm 2008 chủ yếu tăng do ảnh hưởng đất lâm
nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản, đất khác
tăng mạnh trở lại. Năm 2010 tăng 1032 ha
tương đương với tăng 14,65% so với năm
2009 trong đó tất cả các diện tích đất đều tăng
mạnh thì đất khác lại giảm 95% . Như vậy,
năm 2010 đã tăng diện tích đất cây hàng năm
lên 3043,3 ha tương đương với tăng 60,49%
so với năm 2006 và tăng diện tích đất đất sử
dụng theo chiều thuận với tăng số lượng trang
trại còn diện tích đất sử dụng bình quân trên
một trang trại thì sự biến động không nhiều.
9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
5
Bảng 2: Diện tích đất sử dụng trong trang trại
Đơn vị tính: ha
STT Loại đất Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Đất cây hàng năm 237,9 261,0 149,9 547,1 12,0
2 Đất cây lâu năm 528,8 439,0 250,4 672,6 10,0
3 Đất lâm nghiệp 2.839,6 3.431,0 3.983,2 4.607,0 70,0
4 Đất nuôi trồng TS 1.398,5 1.449,0 1.994,9 2.212,6 33,0
5 Đất khác - - 663,6 34,7 11,6
Tổng cộng 5.004,8 5.580,0 7.042,0 8.074,0 136,6
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011
Năm 2011, do áp dụng diện tích trên trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT lọc ra
thì diện tích đất bình quân một trang trại thấp hơn nhiều so với theo tiêu chí cũ mặc dù mức hạn
điền của Thông tư số 27 là cao hơn (trang trại chăn nuôi không có) nhưng trên thực tế số trang
trại chăn nuôi lại chiếm 66% tổng số trang trại.
Tình hình sử dụng lao động trong trang trại
Bảng 3: Lao động sử dụng trong trang trại
Đơn vị tính: lao động
STT Loại hình trang trại Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Trồng trọt 402 511 596 626 29
2 Lâm nghiệp 659 1.095 1.965 2.226 16
3 Chăn nuôi 462 446 660 686 258
4 Thủy sản 962 1.056 1.756 1.856 55
5 Tổng hợp 1.030 1.460 1.697 1.794 30
Tổng số 3.515 4.568 6.674 7.188 388
Nguồn số liệu: Báo cáo Sở NN&PTNT năm 2010, niên giám thống kê 2011
Do tổng số trang trại và diện tích sử dụng
trong trang trại tăng lên thì số lao động sử
dụng trong trang trại cũng tăng lên trong giai
đoạn năm 2007 – 2010 thể hiện như sau:
Năm 2008 so với năm 2007 tổng lao động
tăng 1053 lao động tăng 29,96%. Năm 2009
tổng lao động tăng 2106 lao động tăng
46,10% so với năm 2008. Năm 2010 so với
năm 2009 tổng lao động tăng 514 lao động
tương đương với tăng 8% lao động. Như vậy,
năm 2010 so 2006 tổng lao động tăng 13032
lao động tương đương với tăng 7,05 %. Nhìn
trung trong giai đoạn 2006-2010 thì tình hình
sử dụng lao động của tất cả các mô hình trang
trại đều tăng trong đó tăng nhiều nhất là mô
hình trang trại tổng hợp tăng 251%.
Năm 2011, có 65 trang trại và tổng số lượng
lao động là 388 người. Lao động bình quân
trên một trang trại là 6 người/trang trại thì ta
thấy vào thời điểm tiến hành nghiên cứu các
trang trại đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại
và sản xuất chuyên môn hóa nên lao động sử
dụng giảm hơn so với các năm trước.
Tình hình giá trị sản xuất và thu nhập của
trang trại
Qua bảng 4 ta thấy về giá trị sản xuất và thu
nhập của các trang trại giai đoạn 2007-2010
tăng đều qua các năm nhưng riêng năm 2007
so với năm 2006 thì loại hình trang trại chăn
nuôi có giá trị sản xuất giảm 3,8% và thu
nhập giảm gần 8%, trang trại thủy sản giá trị
sản xuất giảm 3,25% và thu nhập giảm 9%,
loại hình trang trại lâm nghiệp giá trị tăng
4,5% nhưng thu nhập lại giảm gần 30%. Còn
các năm tiếp theo tất cả các loại hình trang
trại tăng đều từ giá trị sản xuất và thu nhập.
10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
6
Bảng 4: Giá trị sản xuất và thu nhập của tổng các trang trại
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
I Tổng GT SX 89.941 137.507 184.837 197.869 157.338
1 TT Trồng trọt 2.430 5.059 6.071 7.777 2.700
2 TT L. Nghiệp 6.466 18.393 21.344 11.196 2.400
3 TT Chăn nuôi 30.281 39.930 55.902 68.226 140.238
4 TT Thủy sản 16.704 25.385 37.806 39.620 7.800
5 TT Tổng hợp 34.060 48.740 63.714 71.050 4.200
II Tổng thu nhập 24.895 46.257 72.289 84.071 34.707
1 TT Trồng trọt 1.652 2.158 3.264 4.411 1.084
2 TT L.Nghiệp 2.783 5.607 6.275 7.694 1.562
3 TT Chăn nuôi 5.861 6.839 14.257 15.497 28.405
4 TT Thủy sản 5.500 12.516 18.379 22.331 2.729
5 TT Tổng hợp 9.099 19.137 30.114 34.138 926
Báo cáo Sở NN&PTNT năm 2010, niên giám thống kê 2011
Từ năm 2011, ta thấy trang trại chăn nuôi đạt
giá trị bình quân là 3,3 tỷ/trang trại và cao
hơn 9,6 lần so với giá trị bình quân của năm
2010, thứ 2 là trang trại lâm nghiệp đạt giá trị
sản xuất 1,2 tỷ đồng gấp 20 lần so với giá trị
sản xuất năm 2010, 3 trang trại còn lại giá trị
sản lượng và thu nhập đều cao hơn so với
năm 2010.
Những khó khăn trong quá trình phát
triển kinh tế trang trại theo tiêu chí mới
Qua Thông tư 27/2011, chuẩn mới của các
trang trại chỉ rõ định lượng các điều kiện thỏa
mãn đồng thời 2 tiêu chí về diện tích và giá trị
sản xuất từng loại hình trang trại. Qua phân
tích thực trạng về phát triển trang trại giai
đoạn từ năm 2006-2010 đều có được tăng
trưởng cao cả về số lượng và chất lượng song
chưa ổn định, và khó khăn trong quá trình sản
xuất cần khắc phục:
- Đối với tiêu chí thỏa mãn điều kiện giá trị
sản xuất phải đạt từ 500 triệu – 1 tỷ
đồng/năm tùy loại hình trang trại trong giai
đoạn khó khăn của nền kinh tế của đất nước,
đây là rào cản lớn trong việc đạt chuẩn trang
trại theo tiêu chí mới.
-Nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng suy
thoái kinh tế toàn cầu nên sức cầu giảm, đây
là thách thức lớn trong việc ổn định đầu ra
cho người nông dân, các chủ trang trại.
-Chính phủ đang tái cơ cấu mạnh mẽ hệ
thống ngân hàng nên việc tiếp cận đến việc
vay vốn, phát triển sản xuất trong giai đoạn
này là không hề đơn giản do thủ tục vay,
thế chấp, định giá và duyệt hồ sơ vẫn còn
nhiều bất cập để tiếp cận nguồn vốn cho
vay với lãi suất thấp.
-Các trang trại phần lớn là do người dân tự
học hỏi kinh nghiệm và áp dụng tại địa
phương. Tỉnh Phú Thọ chưa có một quy
hoạch cho sự phát triển mô hình kinh tế trang
trại để có hướng đi đúng trong việc chỉ đạo và
cũng chưa có mô hình mẫu chuẩn để đánh giá
tác động, nhân rộng trên địa bàn và làm sao
để thúc đẩy được việc đầu tư
Khuyến nghị để phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững
Mô hình kinh tế trang trại qua phân tích các
năm đều tăng trưởng tốt, góp phần chuyển
biến cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn, cải
thiện đời sống cho rất nhiều hộ nông dân. Khi
tiêu chí mới đưa vào áp dụng, các mô hình
trang trại được lượng hóa và cụ thể, để có thể
đạt chuẩn theo thông tư mới, chúng tôi xin có
một số khuyến nghị sau:
Định hướng phát triển:
Nhà nước nhất là Hội đồng nhân dân, Sở
Nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn và
các đơn vị cấp huyện cần có những định
11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
7
hướng và quy hoạch cụ thể phát triển theo
từng điều kiện địa phương. Tổ chức tuyên
truyền, hướng dẫn người dân thực hiện theo
chuẩn thông tư mới. Các phòng nông nghiệp,
hội nông dân các cấp là kênh thông tin quan
trọng trong việc cung cấp thông tin, định
hướng, hướng dẫn người dân thực hiện về
giống, cách chăm sóc, tài liệu kỹ thuật hướng
dẫn, giám sát và cung cấp thông tin đầu ra đảm
bảo sự ổn định cho người dân yên tâm phát
triển theo mô hình trang trại theo định hướng.
Và theo nghiên cứu của tôi thì Phú Thọ nên
đầu tư phát triển mạnh ở 3 mô hình trang trại
(trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi, trang
trại thủy sản). Nhưng trang trại tổng hợp qua
các năm thì số lượng của nó chiếm không cao,
theo tôi đây là hướng mà các trang trại của
năm 2010 chưa đạt được giá trị theo thông tư
mới thì chuyển sang hướng sản xuất và kinh
doanh tổng hợp để đạt được chỉ tiêu giá trị.
Về tín dụng:
Cần linh hoạt hơn trong thủ tục vay vốn,
hướng dẫn người dân tiếp cận với vốn vay ưu
đãi theo các gói chương trình hỗ trợ của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại
các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng
chính sách xã hội, các kênh dẫn vốn từ các quỹ
trong nước, nước ngoài để phát triển kinh tế
địa phương để người dân tiếp cận được nhiều
nguồn vốn vay khác nhau để phát huy có hiệu
quả các nguồn vốn phát triển sản xuất.
Về thị trường:
Thông qua các sở Nông nghiệp, Hội nông dân
tạo điều kiện cho người nông dân tự chủ động
giới thiệu sản phẩm của chính mình thông qua
các hội chợ, các triển lãm. Các đơn vị quản lý
nhà nước kết nối người dân với các doanh
nghiệp tiêu thụ để hai bên hiểu nhau, tiếp xúc
trực tiếp. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân và các
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ký các biên
bản ghi nhớ, văn bản thỏa thuận hỗ trợ để
người dân và doanh nghiệp tiêu thụ đều yên
tâm về sản phẩm và đầu ra của mình.
Về lao động:
Trong khi nền kinh tế đang suy giảm, một bộ
phận lớn người lao động tại các khu công
nghiệp cũng bị cắt giảm. Đây chính là cơ hội
để các trang trại có tiềm năng, có cơ hội thuê
được nhiều lao động, có sức bật tốt để phát
triển nhanh kinh tế trang trại tại địa phương.
Kết hợp chuyển giao kỹ thuật:
Theo thông tư mới, các hội nông dân, phòng
nông nghiệp tại các đơn vị địa phương tích
cực giới thiệu các mô hình của mình cho các
trung tâm giống, các đơn vị đào tạo cán bộ kỹ
thuật và có cam kết ký biên bản thỏa thuận
với các trung tâm chuyển giao công nghệ để
giúp người dân triển khai mô hình kinh tế
trang trại theo đúng chỉ định, kỹ thuật để sản
phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đúng phương
pháp tạo hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Nhìn chung trang trại của tỉnh Phú Thọ phát
triển tương đối mạnh so với các tỉnh trong cả
nước. Để kinh tế trang trại theo chuẩn thông
tư mới đòi hỏi chủ trang trại phải phát triển
theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trang
trại chăn nuôi, trang trại thủy sản, phù hợp
với điều kiện của mình như tiếp cận nguồn
vốn, kỹ thuật, nhân lực và thị trường tiêu thụ.
Nhà nước cũng tạo mọi điều kiện ưu tiên để
phát triển kinh tế trang trại, các cán bộ giao
nhiệm vụ hướng dẫn cho người dân phải có
báo cáo đánh giá tính khả thi cụ thể, từng
tuần, từng tháng để nắm bắt hiện trạng, bước
đi của kinh tế trang trại đề xuất các giải pháp
giúp đỡ người dân thực hiện tốt hơn nữa đáp
ứng được nhu cầu của nền kinh tế hội nhập và
đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam tiến lên
theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo nghị quyết của Đảng và nhà nước và
theo xu hướng liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà
khoa học, chủ trang trại và doanh nghiệp).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN&PTNT (2003), Thông tư số
74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 về sửa đổi, bổ
sung mục III của Thông tư Liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000
hướng dẫn tiêu chí xác định KTTT, Hà Nội.
2. Cục thống kê Phú Thọ (2010), Niên giám thống kê
tỉnh Phú Thọ năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Lâm Quang Huyên (2002), “Trang trại là xu
hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nước ta”,
tư liệu về kinh tế trang trại, trang 164 Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thanh Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 3 - 8
8
4. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4
năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5. Thông tư số: 23/2000/TT-BLĐTBXH ngày
28/9/2000 của Bộ Lao động thương binh và xã hội
hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người
lao động làm việc trong các trang trại.
6. Thông tư số 27 /2011/TT-NNPTNT ngày 13
tháng 4 năm 2011, Quy định về tiêu chí và thủ tục
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
7. Báo cáo Sở NN&PTNT năm 2010: tổng kết
phát triển trang trại giai đoạn 2005-2010 và định
hướng phát triển kinh tế trang trại đến năm 2015
SUMMARY
SITUATION AND RECOMMENDATIONS IN ORDER TO DEVELOP
ECONOMIC LOCAL FARM IN PHU THO PROVINCE
Bui Thi Thanh Tam*
College of Agriculture & Forestry – TNU
The economy of local farming has been early formed and grown. However, there were some
periods, this economic type is not well considered. Since a new political innovation of the
economic management system has been released, It is for developing the agriculture in the
direction of commodity production, industrialization and modernization. Accordingly, there are
alot of of resolutions and circulars have been released to guide and support the economy of local
farming. That is in accordance with the needs of society and the market economy. Therefore, I
have been researching the situations and had gave out some recommendations for the
development of the economic local farming in a sustainable way for Phu Tho province.
According to the Circular No. 27 / 2011/TT-NNPTNT, the number of local farms has decreased
from 935 to 65, but the quality and the scale in farming are extremely bigger than old farms. The
main target is how to lift the old farms reach the requirements in the Circular No. 27/2011/TT-
NNPTNT. There should be an attached combination of 4 members: farmers, technical scientists,
entrepreneurs and the government.
Key words: farms, status, development, recommendation.
Ngày nhận bài: 22/02/2013; Ngày phản biện: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*Email: tammanh@gmail.com
13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_nhung_khuyen_nghi_phat_trien_kinh_te_trang_tra.pdf