Một số yếu tố liên quan đến TNTT ở học
sinh THCS Cán Tỷ.
- Kiến thức, Thái độ, thực hành có mối liên
quan chặt chẽ đến phòng tránh tai nạn thương
tích của học sinh (OR = 3,14; CI= 95%) với
p< 0,001
- Không có môi liên quan giữa tuổi, giới, dân
tộc và điều kiện kinh tế gia đình với TNTT
(p> 0,05)
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số
khuyến nghị sau:
1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về
phòng chống tai nạn thương tích, biết cách sơ
cứu, cấp cứu cho trẻ khi bị tai nạn thương tích.
2.Chương trình phòng chống tai nạn thương
tích cần được đưa vào giảng dạy chính khoá
tại các trường trung học cơ sở.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ - Quản Bạ - Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167
163
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH Ở HỌC SINH THCS CÁN TỶ-QUẢN BẠ-HÀ GIANG
Hoàng Thị Hòa, Trịnh Xuân Đàn
Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bằng phương pháp mô tả điều tra cắt ngang 1075 học sinh THCS xã Cán Tỷ, Huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà giang theo mẫu phiếu in sẵn chúng tôi thu được kết quả sau:
- Tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) là 11,62%, nguyên nhân chủ yếu là do ngã (41,16%), tai nạn
giao thông (20,8%), do đuối nước (3,20%), thấp nhất là bỏng (1,60%)
- Tuổi mắc tai nạn thương tích cao nhất ở lứa tuổi 12 (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác; nam
(60,80%) cao hơn nữ (39,20%) và gặp chủ yếu ở học sinh người dân tộc Hmông (96,80%).
- Kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn thương tích của học sinh chưa được tốt, chỉ đạt loại khá
và trung bình (từ 52-70% ). Còn trên 10% số học sinh không hiểu biết về phòng tránh TNTT
- Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức, thái độ, thực hành đến phòng tránh TNTT học sinh
(OR = 3,14; CI= 95%) với p< 0,001); Không có mối liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc và điều kiện
kinh tế gia đình với TNTT (p> 0,05)
Từ khóa: Tai nạn thương tích, học sinh trung học cơ sở, dân tộc, kiến thức thái độ thực hành
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tai nạn thương tích là một trong 10 nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu và đứng hàng thứ
3 trong số 19 nhóm bệnh theo phân loại bệnh
tật của tổ chức y tế thế giới (WHO) [1] và là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 1-
19 tuổi [8]. Vì vậy đây là vấn đề sức khoẻ
cộng đồng, là một gánh nặng đối với sức khoẻ
xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, nhất là
đối với lứa tuổi trẻ.
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, kết quả
nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ
TNTT ở học sinh ë bậc học phổ th«ng cã xu
hướng gia tăng theo thời gian và cao nhất là ở
học sinh THCS. Các tác giả cũng nhận xét là
tình trạng chấn thương do tai nạn thương tích
ở đối tượng này chưa được đề cập nhiều [2].
Nghiên cứu của Nguyễn Thuý Lan tại thành
phố Yên Bái cho thấy tỷ lệ TNTT ở nhóm
tuổi 10-14 (Lứa tuổi học phổ thông) là cao
nhất (1,38%), tỷ lệ chết là 0,06%; Tỷ lệ
chết/mắc là 4,9% [3]. Tại Hà Giang chưa có
nghiên cứu nào về TNTT cho lứa tuổi này.
Đặc biệt, nhiều học sinh đến trường phải đi
qua cầu gọi là cầu Cán Tỷ bắc qua sông Miện
*
thuộc trục đường quốc lộ 4C, nên nguy cơ
xẩy ra tai nạn thương tích là thường xuyên. Vì
vậy, việc nghiên cứu thực trạng tai nạn
thương tích ở học sinh THCS Cán Tỷ là vấn
đề cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở
cho các giải pháp dự phòng tai nạn thương
tích của học sinh cũng như trẻ em nói chung
tại Cán Tỷ và những địa bàn tương tự. Đề tài
nhằm hai mục tiêu sau:
1- Mô tả thực trạng tai nạn thương tích ở
học sinh THCS xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ
tỉnh Hà Giang năm 2011
2- Xác định một số yếu tố liên quan đến
TNTT học sinh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ 12-15
tuổi của trường trung học cơ sở xã Cán Tỷ,
huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang và hồ sơ lưu
trữ tại Y tế học đường liên quan đến TNTT.
Đặc điểm học sinh của trường có khoảng ½ ở
nội trú, số còn lại ở tại gia đình. Trường học
hai buổi trong ngày, các em ở gia đình phần
lớn đi lại bằng xe đạp, một phần do gia đình
đưa đón và đi bộ, đường đến trường song
song với quốc lộ 4C và phải đi qua cầu
Cán Tỷ nên có nhiều nguy cơ bị tai nạn
thương tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167
164
Thời gian nghiên cứu: Tháng 9-10
năm 2011
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, thiết kế
cắt ngang.
- Cỡ mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ học sinh
của nhà trường (1075 học sinh) và hồ sơ liên
quan đến TNTT.
- Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực
tiếp theo mẫu phiếu điều tra được in sẵn với
bộ câu hỏi được thử nghiệm, điều chỉnh sau
đó mới sử dụng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Theo thuật toán
thống kê trên máy vi tính với phần mềm
SPSS 13.0.
KẾT QUẢ
Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh
THCS Cán Tỷ
Qua nghiên cứu 1075 học sinh 12-15 tuổi về
tình hình tai nạn thương tích trong năm 2011
có 125 trường hợp bị TNTT chiếm (11,63%),
trong đó nam có 76 trường hợp (7,07%); nữ
có 49 trường hợp (4,56%).
Bảng 1. Tỷ lệ tai nạn thương tích theo khối lớp và nơi ở
Khối lớp Ở nội trú Ở nhà Tổng
n % n % n %
Khối 6 15/127 11,81 18/119 15,13 33/256 12,90
Khối 7 16/143 11,19 13/124 10,48 29/267 10,86
Khối 8 18/132 13,64 17/132 12,88 35/264 13,26
Khối 9 13/158 8,23 15/130 11,54 28/288 9,72
Tổng 56/570 9,82 69/505 13,66 125/1075 11,63
Bảng 2. Phân bố đối tượng học sinh theo giới
Giới
tính
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
n % n % n % n %
Nam 19/141 13,47 17/152 11,18 19/140 13,57 11/160 6,87
Nữ 14/115 12,47 12/115 10,43 16/124 12,90 9/128 7,03
Tổng số 33/256 12,89 29/267 10.86 35/264 13,26 28/288 12,28
Bảng 3. Phân bố đối tượng học sinh theo dân tộc
Dân tộc Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
n % n % n % n %
Hmông 31/248 12,50 28/262 10,69 34/257 13,23 27/280 9,64
Kinh 2/8 25,00 1/5 20,00 0/3 0 1/5 20,00
Khác 0 0 0 0 1/4 25,00 0/3 0
Tổng số 33/256 12,89 29/267 10,86 35/264 13,26 28/288 9,72
Bảng 4. Các loại tổn thương và vị trí tổn thương thường gặp
STT Loại chấn thương Số lượng (n=125) Tỷ lệ %
1 Gãy xương 3 2,40
2 Bong gân trật khớp 12 9,60
3 Vết thương phần mềm 69 55,20
4 Bỏng 2 1,60
5 Chấn động não 1 0,80
7 Khác 24 19,20
8 Không biết 14 11,20
Vị trí chấn thương
1 Đầu, mặt, cổ 3 2,4
3 Thân mình 26 20,8
6 Bụng, lưng, khung chậu 15 12
7 Vai, cánh, cẳng, bàn tay 21 16,8
8 Đùi, cẳng, bàn chân 29 23,2
10 Toàn thân, đa chấn thương 31 24,8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167
165
Tỷ lệ TNTT của học sinh theo khối lớp của
trường THCS Cán Tỷ là tương đương, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Tuy nhiên, theo nơi ở thì học sinh ở
tại gia đình mắc TNTT nhiều hơn học sinh ở
bán trú tại trường có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 có lẽ do các em tham ở gia đình tham
gia làm việc giúp gia đình nên tai nạn do lao
động và ngã là phổ biến.
Tỷ lệ TNTT ở nam giới gặp cao hơn nữ giới,
nhất là khối lớp 7. Theo tác giả Vũ Thị Len ở
Hải Phòng [4] và Chu Văn Tường Hà Nội [7]
là trẻ nam bị TNTT điều trị tại bệnh viện
nhiều hơn và thậm chí gấp đôi nữ.
Tỷ lệ TNTT tập trung chủ yếu là dân tộc
Hmông chiếm (11,25%); trong khi dân tộc
kinh chỉ chiếm (0,37%). Điều này hoàn toàn
logic vì thực tế có 90% dân số sinh sống tại
đây là dân tộc Hmông, dân tộc kinh và dân
tộc khác từ nơi khác đến công tác hoặc làm ăn
sinh sống là rất ít.Loại hình vết thương hở
chiếm tỷ lệ cao nhất (55,2%), đặc biệt có tới
11,2% số học sinh được điều tra không biết loại
chấn thương; chấn thương khác chiếm 19,2%;
tiếp theo là bong gân trật khớp (9,6%), bỏng
(1,6%) và thấp nhất là chấn động não (0,8%),
không có chấn thương nội tạng.
Vị trí bị chấn thương nhiều nhất ở chi dưới
vùng đùi, cẳng và bàn chân (23,2%), tiếp theo là
đa chấn thương (24,8%), thân mình (20,8%),
chi trên vùng vai, cánh, cẳng, bàn tay (16,8%),
vùng bụng, lưng và khung chậu (12%), thấp
nhất là chấn thương vùng đầu (2,4%). Không
gặp một trường hợp nào bị chấn thương vùng
cổ, ngực và xương cột sống.
Kết quả này cũng phù hợp với một số tác giả đã
nghiên cứu ở Hà Nội và Hải phòng [4], [7].
Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng tránh TNTT thấp, chủ yếu chỉ
đạt ở mức khá và trung bình (trên 70%). Còn
một tỷ lệ đáng kể các em không có kiến thức
về TNTT (29,12%). Vì các xã vùng cao miền
núi các phương tiện thông tin đại chúng là rất
hiếm có ở các hộ gia đình, còn việc tiếp nhận
kiến thức dạy ở trường thì nhận thức của các
em người Hmông có nhiều hạn chế.
Tỷ lệ bị TNTT cao nhất là lứa tuổi 12
(13,70%), tiếp theo là lứa tuổi 14 (12,5%) và
thấp nhất là lứa tuổi 13 (10,86%), lứa tuổi 15
(9,72%). Không có sự khác biệt về TNTT
giữa các lứa tuổi (p>0,05).
Bảng 5. Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành về TNTT
Địa điểm Kiến thức Thái độ Thực hành
n % n % n %
Khá 196 18,23 234 21,77 217 20,18
Trung bình 567 52,74 689 64,1 753 70,06
Kém 313 29,12 152 14,13 105 9,76
Bảng 6. Tỷ lệ TNTT theo tuổi
Tuổi Bị tai nạn TT Không bị tai nạn TT
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
12 tuổi 35 13,70 221 86,30
13 tuổi 29 10,86 238 89,13
14 tuổi 33 12,50 231 87,50
15 tuổi 28 9,72 260 90,20
p (testχ2) >0,05 >0,05
Bảng 7. Mối liên quan giữa giới và tai nạn thương tích
Giới
Số bị TNTT Số không bị TNTT OR, CI95%OR, p
n % n %
OR = 1,3
CI 95% (0,87-1,94) p> 0,05
Nam 76 12,80 517 87,20
Nữ 49 10,20 433 89,80
Tổng 125 11,62 950 100,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167
166
Bảng 8. Mối liên quan giữa dân tộc và tai nạn thương tích
Dân tộc Số bị TNTT Không bị TNTT OR, CI95%OR, p
n % n % OR = 3,14
CI 95% (0,37 - 2,36)
p> 0,05
Hmông 121 12,80 922 87,20
Khác 4 10,20 28 89,80
p (testχ2) >0,05 >0,05
Bảng 9. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với TNTT
Kiến thức Bị TNTT Không bị TNTT OR, CI95%OR, p
n % n % OR = 3,14
CI 95%(1,89-5,19)
p<0,001
Không có kiến thức 28 25,92 80 70,07
Có kiến thức 97 10,03 870 89,96
<0,001 <0,001
Bảng 10. Điều kiện kinh tế gia đình và TNTT
Điều kiện kinh tế Bị TNTT Không bị TNTT
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Thấp 121 11,50 926 88,50
Trung bình 04 19,10 17 80,90
Khá 0 0,00 7 100,00
p (testχ2) >0,05 >0,05
Học sinh nam có nguy cơ bị TNTT cao gấp
1,3 lần so với học sinh nữ, nhưng mối liên
quan chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Không có mối liên quan giữa dân tộc và
TNTT, tỷ lệ TNTT ở dân tộc Hmông không
có sự khác biệt so với các dân tộc khác.
Có mối liên quan giữa kiến thức của học sinh
với TNTT. Những học sinh thiếu kiến thức,
thực hành về TNTT có nguy cơ bị TNTT cao
gấp 3,14 lần những học sinh có kiến thức tốt,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Tình hình kinh tế gia đình không có mối liên
quan với TNTT.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua điều tra 1075 học sinh trung học cơ sở xã
Cán Tỷ huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
Thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh
trung học cơ sở Cán Tỷ
- Tỷ lệ tai nạn thương tích ở học sinh trung
học cơ sở là 11,62%, nguyên nhân gây tai nạn
thương tích chủ yếu là do ngã (41,16%), tiếp
theo (20,8%) do tai nạn giao thông, (3,20%)
do đuối nước, 2,40% do các vật rơi vào, thấp
nhất là bỏng (1,60%)
- Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích ở lứa tuổi 12 là
cao nhất (28,00%) cao hơn các lứa tuổi khác.
- Tỷ lệ TNTT ở học sinh nam (60,80%) cao
hơn học sinh nữ (39,20%).
- Tỷ lệ TNTT ở học sinh người dân tộc
Hmông (96,80%) nhất.
- Địa điểm xảy ra TNTT thường gặp ở đình
cao nhất chiếm (6,41%), sau đó ở trường
(2,30%).
Kiến thức, thai độ, thực hành về TNTT
- Kiến thức, thái độ, thực hành về tai nạn
thương tích của học sinh Cán Tỷ chưa được
tốt, chỉ đạt loại trung bình (từ 52-70% ). Còn
trên 10% số học sinh không hiểu biết về
phòng tránh TNTT
Một số yếu tố liên quan đến TNTT ở học
sinh THCS Cán Tỷ.
- Kiến thức, Thái độ, thực hành có mối liên
quan chặt chẽ đến phòng tránh tai nạn thương
tích của học sinh (OR = 3,14; CI= 95%) với
p< 0,001
- Không có môi liên quan giữa tuổi, giới, dân
tộc và điều kiện kinh tế gia đình với TNTT
(p> 0,05)
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số
khuyến nghị sau:
1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về
phòng chống tai nạn thương tích, biết cách sơ
cứu, cấp cứu cho trẻ khi bị tai nạn thương tích.
2.Chương trình phòng chống tai nạn thương
tích cần được đưa vào giảng dạy chính khoá
tại các trường trung học cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Hòa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 163 – 167
167
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cuờng (2008), Vai
trò của các truờng Y trong nâng cao năng lực
phòng chống tai nạn thương tích tại Việt Nam,
Báo cáo khoa học hội nghị châu Á-Thái bình
dương lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương
tích. Hà Nội. 4-6/11/2008).
[2]. Trịnh Xuân Đàn, Nguyễn Minh Tuấn và cộng
sự (2004), Nghiên cứu mô hình các yếu tố nguy cơ
đặc thù tác động đến tai nạn thương tích ở học
sinh phổ thông tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo khoa
học tại hội nghị toàn quốc hội Y tế công cộng Việt
Nam, Hà Nội 12/2006.
[3]. Nguyễn Thuý Lan, Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh Yên Bái (2004), Thực trạng tai nạn thương tích
ở trẻ em dưới 15 tuổi thành phố Yên Bái năm 2004.
[4]. Vũ Thị Len, Bùi Thị Thu Hoài, Bùi Thị Bích
Ngọc và cs (2001), " Tình hình mắc tai nạn thương
tích ở trẻ em tại các trung tâm Y tế quận - huyện
trong 3 năm 1998 - 2000", Tạp chí Y học thực
hành, Số 420, 20 - 26.
[5]. Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Thị Ngọc Lan,
Khiếu Thị Quỳnh Trang (2008), Xây dựng cộng
đồng an toàn cho trẻ em tại Việt Nam, Báo cáo
khoa học hội nghị châu Á-Thái bình dương lần thứ
hai về phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội,
4-6/11/2008.
[6]. Nguyễn Thị Hồng Tú, Lương Mai Anh,
Nguyễn Thị Thu Huyền, và cộng sự (2008), Kết
quả mô hình nâng cao nhận thức của cộng đồng
về phòng chống tai nạn giao thông tại huyện Từ
Liêm, Hà Nội, Báo cáo khoa học hội nghị châu Á-
Thái bình dương lần thứ hai về phòng chống tai
nạn thương tích, Hà Nội, 4-6/11/2008.
[7]. Chu Văn Tường, Trần Văn Quang, Nguyễn
Thị Vinh và cs (2002), Tình hình tai nạn trẻ em,
Báo cáo khoa học thực trạng và giải pháp can
thiệp, Hà Nội 17 -18/12, 198 – 203.
SUMMARY
SITUATION AND SOME FACTORS RELATED TO ACCIDENT INJURIES OF
SECONDARY SCHOOL PUPILS IN CAN TY- QUAN BA- HA GIANG
Hoang Thi Hoa*, Trinh Xuan Dan
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
By the research method of description and cross-sectional survey 1075 of pupils of Can Ty
commune, Quan Ba district, Ha Giang province in printed forms, we obtained the following results:
- The rate of accident injury is 11.62%. Falls, traffic accidents, drowning and burns are causes of
accident injury and account for 41.16%, 20.8%, 3.20% and 1.60% conseccutively. The main cause
of accident injury is falls and the lowest reason causing accident injury is burn
- The highest rate of pupils suffering from accident injury is the age of 12 (28.00%); the rate of
accident injury in male pupil is 60.80% and higher than that in female pupils (39.20%). Hmong
pupils suffering of accident injuries are mainly (96.80%).
- Knowledge, attitude and practice of accident injury are not good. Good and moderate
classification are only from 52% to 70%. There are 10% of students, who do not know about
prevention accident injury.
- There is close relationship between knowledge, attitude and practice related to prevent accident
injury (OR = 3.14; CI = 95%) with p <0.001). There are not relations between age, sex, ethnic and
economic conditions of family with accident injury (p> 0.05)
Keywords: accident injury , pupils of secondary school, ethnic people, (KAP)
*
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_tai_nan_thuong_tic.pdf