Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Như vậy, phát triển kinh tế địa phương được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc – Bắc Bộ. Tại đây có rất nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của tỉnh Thái Nguyên (11-19/1/2011) đã nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững ” . Chính vì vậy, việc đầu tư và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên không chỉ có ý nghĩa trước mắt, mà là chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 41 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Thị Mỹ Hạnh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Mặc dù nền kinh tế của tỉnh đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về nguồn nhân lực... Đây là những hạn chế lâu dài cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục. Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập Kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các Mác là người đầu tiên đưa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và thích ứng với kiến trúc thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội”1. Lênin cũng đã từng khẳng định: “Xét đến cùng năng suất lao động là cái bảo đảm cho thắng lợi của trật tự xã hội này với xã hội khác”3. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội đều lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp để phát triển kinh tế. Vấn đề căn bản là phải định ra được những giải pháp đúng, sát thực mới đem lại hiệu quả. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN* Vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước cho phát triển kinh tế. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) tuy có * Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com tăng lên trong vài năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư (năm 2009 chiếm 6,5%). Về cơ cấu các nguồn vốn, hiện tại tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn. Thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh liên tục tăng lên trong những năm qua. Tổng số vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2005 - 2009 đạt 45,72 triệu USD, trong đó số vốn đã đưa vào thực hiện là 35,68 triệu USD. Nhiều công trình đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Về nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), từ năm 1993 đến năm 2009, toàn tỉnh đã thu hút tổng cộng 40 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 369,37 triệu USD. Như vậy, bình quân mỗi năm có từ 2-3 dự án FDI vào tỉnh, đóng góp cho tỉnh khoảng 6-15% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Nhìn chung, vốn đầu tư của Thái Nguyên có hiệu quả khá và tăng dần trong những năm gần đây. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế liên tục tăng qua các năm nhưng mức tăng chưa cao. Ngành công nghiệp đạt năng suất cao nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ và nông - lâm nghiệp – thuỷ sản. Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 42 Vấn đề nguồn nhân lực Tính đến năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 đối với nữ, đến 60 tuổi đối với nam) của Thái Nguyên là 733.227 người chiếm 66,13% dân số, trong đó số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế (nguồn lao động tỉnh) có 608.329 người. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2009 là 599.278 người, chiếm 98,51% nguồn lao động tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 đạt 24,16%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 11,31%, cao hơn so với vùng trung du miền núi Bắc Bộ (tương ứng là khoảng 21% và trên 11%) nhưng thấp hơn một chút so với mức bình quân cả nước (24,79% và 12,41%). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị: Trong khi lao động có nghề từ sơ cấp trở lên ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 14,42% và số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 9,23% dân số nông thôn thì ở khu vực thành thị các tỷ lệ này là 62,64% và 52,03% . Thời gian lao động ở nông thôn chưa cao tuy có tăng lên trong những năm gần đây, năm 2008 đạt gần 79% và năm 2009 đạt xấp xỉ 80%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tuy liên tục giảm từ năm 2000 trở lại đây nhưng vẫn còn cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bổ sung về số lượng, nâng cao hơn trình độ đào tạo, được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới, do năng lực thực hiện công vụ, kỹ năng hành chính, phương pháp làm việc, tác phong công tác còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có hạn chế về năng lực trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Thậm chí còn có yếu kém về phẩm chất đạo đức và lối sống, ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác và đạo đức công vụ của cơ quan. Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật Trong những năm qua, tuy các thành phần kinh tế đã đầu tư nhiều cho cải tạo nhà xưởng, nâng cấp máy móc, trang thiết bị, để tăng năng lực sản xuất nhưng trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh nhìn chung chưa cao, trang thiết bị sử dụng trong chế biến, chế tạo còn đơn giản, lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trang bị trong ngành công nghiệp có tới trên 60% là thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu. Tốc độ đổi mới công nghệ thấp chỉ ở mức 3%/năm. Tính chung trong toàn ngành công nghiệp, năng lực sản xuất chưa vượt quá 50% công suất thiết kế với mức cơ giới hoá 45%. Mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu cao hơn gấp nhiều lần mức trung bình tiên tiến của thế giới. Sản phẩm đạt chất lượng thấp: chỉ đạt khoảng 70% tiêu chuẩn nội địa, 15% tiêu chuẩn xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất cơ khí trong tỉnh được đầu tư xây dựng từ thập kỷ 70, trang thiết bị lạc hậu. Ngành chế biến khoáng sản của tỉnh sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Một số cơ sở chế biến sử dụng công nghệ nhập khẩu, ví dụ chế biến chè khô (công nghệ Nhật Bản), chế biến lợn sữa đông lạnh xuất khẩu (công nghệ Đài Loan), nhưng trình độ công nghệ mới ở mức trung bình. Nguồn vốn đầu tư có hạn là lý do chủ yếu khiến cho trình độ công nghệ của ngành công nghiệp tỉnh thấp hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Vấn đề hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước Đối với các địa phương ở Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn mà theo dự báo sẽ tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn đến năm 2020, Thái Nguyên có nhiều khả năng đẩy mạnh hợp tác trong việc cung ứng nguyên nhiên liệu đầu vào cho một số ngành sản xuất của họ và tiếp nhận từ họ những sản phẩm mà Thái Nguyên có nhu cầu lớn. Đồng thời, các cơ sở sản xuất của Thái Nguyên có thể đóng vai trò vệ tinh cho các KCN lớn trong các vùng này, hợp tác sản xuất để cung ứng bán thành phẩm cho họ. Trong lĩnh vực du lịch, Thái Nguyên có nhiều khả năng hợp tác có hiệu quả với một số tỉnh trong vùng như Bắc Kạn, Lạng Sơn và Quảng Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 43 Ninh và với thủ đô Hà Nội để hình thành các tour du lịch đường dài, cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm du lịch đa dạng hơn, có chất lượng cao hơn với chi phí rẻ hơn so với việc thực hiện các tour du lịch riêng lẻ. Tuy nhiên, Thái Nguyên cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những địa phương này trong việc thu hút khách du lịch. Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, Thái Nguyên sẽ phải cạnh tranh ngày càng nhiều hơn với các tỉnh lân cận trong việc thu hút vốn FDI, ODA và các nguồn vốn bên ngoài khác vào địa phương mình. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Huy động các nguồn vốn đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cần có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào huy động các nguồn vốn sau: Vốn từ ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn trong dân, vốn bên ngoài (FDI và vốn liên doanh liên kết với các địa phương khác), vốn tín dụng (tín dụng ưu đãi nhà nước và tín dụng qua các ngân hàng thương mại). Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Thái Nguyên cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển; Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi...; Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình xoá đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục... Nhằm tăng nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Tiến hành cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện để huy động thêm nguồn vốn; Thực hiện nghiêm túc luật Doanh nghiệp, phổ biến rộng rãi Luật Doanh nghiệp; Khuyến khích tư nhân thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tạo các điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sau khi huy động hết các nguồn vốn trên, phần vốn còn thiếu được cân đối bằng vốn vay tín dụng. Dự kiến giai đoạn 2011-2020, cần vay khoảng 30.000 tỷ, chiếm khoảng 16,7% tổng nhu cầu vốn đầu tư 5. Nguồn vốn vay được sử dụng để thực hiện các dự án phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển - Trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn theo phương châm “cần gì học nấy, thiếu gì học nấy”. - Khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương. - Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động trình độ cao từ bên ngoài, đặc biệt là của Hà Nội. Có thể thực hiện thuê khoán chuyên gia bên ngoài đối với một số công việc cụ thể (ví dụ như thuê lập luận chứng khả thi công trình, nghiên cứu nâng cao chất lượng một số sản phẩm...). - Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và các địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh tiên tiến hơn...). - Mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở ngoài nước, tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ, viên chức. - Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách hỗ trợ cho các sinh viên người Thái Nguyên đang học ở các trường đại học và dạy nghề, có ý định về quê làm việc. Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 44 - Sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để các cán bộ giỏi, người Thái Nguyên đang công tác ở các nơi trở về quê hương làm việc. Phát triển khoa học và công nghệ - Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ + Sử dụng công nghệ nhiều tầng, ưu tiên công nghệ hiện đại, kết hợp với công nghệ truyền thống. Nhập các thiết bị máy móc thế hệ mới, công nghệ hiện đại phù hợp với trình độ sản xuất của tỉnh. + Tăng cường và đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ, nhất là các công nghệ đặc thù trong chế biến chè, chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... Đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng chuyển dần từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tinh. Đào tạo lại đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, nông- lâm nghiệp, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường ở trường đại học, cơ quan nghiên cứu trên địa bàn tỉnh để theo kịp với trình độ tiên tiến trong nước và thế giới. + Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước. Đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin khoa học công nghệ (KHCN) trên cơ sở áp dụng tin học. + Đổi mới chính sách cán bộ đối với đội ngũ lao động khoa học công nghệ trên cơ sở đó tạo môi trường hoạt động KHCN. Phát triển cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ KHCN có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên cứu KHCN. Có chính sách thích đáng để thu hút cán bộ KHCN và công nhân giỏi, kể cả cộng đồng KHCN người Việt Nam ở nước ngoài, về hợp tác nghiên cứu tham gia quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế tỉnh. + Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học - công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý KHCN trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực. Trước mắt dành đủ nguồn vốn ngân sách theo quy định cho công tác nghiên cứu KHCN để có đủ kinh phí thực hiện được chức năng động lực gia tăng phát triển kinh tế của công tác KHCN. + Miễn, giảm thuế cho các sản phẩm áp dụng công nghệ mới. Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của tỉnh, đặc biệt là ở cấp doanh nghiệp. - Hướng lựa chọn công nghệ của một số ngành quan trọng : Công nghệ cơ khí chế tạo, Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, Thông tin liên lạc, Nông - Lâm nghiệp, Công nghệ xử lý môi trường, Công nghệ trong khoa học xã hội. Phối hợp với Hà Nội và các địa phương trong cả nước Để phát huy thế mạnh của tỉnh, Thái Nguyên cần thực hiện tốt các chức năng đối với vùng và cả nước; khai thác thị trường trong vùng, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của các địa phương khác, tạo hiệu quả cho phát triển vùng. Thái Nguyên cần kết hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh lân cận trên một số lĩnh vực quan trọng sau: - Phối hợp trong phát triển du lịch: Phối hợp phát triển du lịch Thái Nguyên với du lịch các địa phương khác, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trong việc xây dựng các điểm, tuyến, tour du lịch, trong quảng bá và đào tạo nhân lực du lịch. Trong đó, Thái Nguyên phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của vùng. - Phối hợp với các tỉnh trong vùng thu hút vốn FDI. - Phối hợp với các tỉnh trong việc sử dụng nguồn nước và chống ô nhiễm nước. - Phối hợp với các tỉnh lân cận trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, trong việc ứng xử với tình trạng di dân tự do vào thành phố; trong hoạt động phòng chống và tìm kiếm cứu nạn. - Phối hợp với các tỉnh về phát triển các ngành mũi nhọn của tỉnh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 45 Như vậy, phát triển kinh tế địa phương được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. Thái Nguyên được xác định là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du và Đông Bắc – Bắc Bộ. Tại đây có rất nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến lược của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của tỉnh Thái Nguyên (11-19/1/2011) đã nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững ” . Chính vì vậy, việc đầu tư và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên không chỉ có ý nghĩa trước mắt, mà là chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. C.Mác – Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13 (xuất bản lần thứ 2) (1960), Nxb Chính trị Mátxcơva. [2]. “Kinh tế - xã hội Việt Nam, Các tỉnh – thành phố - quận – huyện năm 2010”, Nxb Thống kê, HN, 2006. [3]. Lênin toàn tập (Tiếng Việt), tập 36 (1977), Nxb Tiến bộ Mátxcơva (1977). [4]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII. [5]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên. SUMMARY CURRENT SITUATION AND SOME SOLUTIONS TO BOOST ECONOMIC DEVELOPMENT THAI NGUYEN Hoang Thi My Hanh* College of Education - TNU Thai Nguyen is one of the political, economic and culture of the Northeast. Although the province's economy has gained some achievements, especially in the fields of industry and services, but also unbalanced in many aspects such as lack of capital investment, technological level and competitiveness of many sectors and products is low; between regions in the province is great disparity in human resources ... These are limited long-term needs of practical solutions to overcome. Keywords: Thai Nguyen, economy, social, cultural, integration * Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nham_thuc_day_phat_trien_kinh.pdf