Thực trạng và một số đề xuất hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa

Hoạt động xuất khẩu thủy sản góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và là nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản - phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng. Trên cơ sở tình hình hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong thời gian qua cùng với những qui định về thuế GTGT. Nghiên cứu đã đề xuất bốn giải pháp về hoàn thuế GTGT nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung về khía cạnh thuế GTGT.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số đề xuất hoàn thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA STATUS AND RECOMMENDATIONS FOR VALUE ADDED TAX REFUND OF SEAFOOD PROCESSING AND EXPORT COMPANIES IN KHANHHOA PROVINCE Phan Thị Dung1 Ngày nhận bài: 14/5/2014; Ngày p hản biện thông qua: 17/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Quản lý thuế GTGT góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Số thuế đầu vào chậm được hoàn sẽ dẫn đến chi phí sử dụng vốn gia tăng, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Bài viết này nghiên cứu tình hình hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý: Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép hoàn thuế GTGT khi phát sinh số thuế đầu vào được hoàn ngay; Số thuế đầu vào phát sinh của kỳ nào hoàn ngay kỳ đó không phân bổ cho hàng tồn kho; Bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác; Xây dựng phần mềm kiểm tra hóa đơn chéo hóa đơn. Từ khóa: Thuế GTGT, hoàn thuế gtgt, doanh nghiệp chế biến, quản lý thuế ABSTRACT The management of Value Added Tax helps increase the Government budget revenues while assures the effi ciency in operating business of companies. The late refund of input tax will lead to the increase of cost of capital, as a result it also heavily infl uences the effi ciency in operating of seafood processing and export companies, especially during the international competitiveness. This article studies the situation of the Value Added Tax refund of seafood processing and export companies in KhanhHoa province. Based on this research, some orientations for management: To permit export companies to receive Value Added Tax refund when any input tax incurred; To should not be allocated to inventory; To be balanced with other tax duties; To develop a software which cross - checks the bills between buyer and customer. Keywords: Value Added Tax, Value Added Tax refund, processing company, tax management 1 TS. Phan Thị Dung: Khoa kế toán tài chính – Trường Đaị học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa hằng năm đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh chiếm trên 30%. Các doanh nghiệp này vừa sản xuất chế biến hàng thủy sản tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. Theo qui định hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được hưởng thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) là 0% ở đầu ra, đối với thuế GTGT đầu vào dùng cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu được hoàn thuế. Thuế GTGT có ưu điểm là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở từng khâu sản xuất và lưu thông cho đến tiêu dùng, cho phép người nộp thuế được khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước và người nộp thuế được hoàn lại số thuế đã nộp mà chưa được khấu trừ hết, do đó tránh được trùng lặp thuế. Tuy nhiên, thuế GTGT cũng có nhược điểm là dễ bị gian lận, nhất là ở khâu hoàn thuế. Vì vậy, để quản lý và hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT là một trong các yêu cầu cần được quan tâm. Quản lý thuế tốt góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào chậm được hoàn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong tình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 hình hiện nay phải sử dụng vốn vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến chi phí sử dụng vốn gia tăng do gia tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Giải quyết hài hòa cả hai vấn đề Ngân sách và doanh nghiệp là điều chúng ta cần quan tâm. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. 2. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 - 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoàn thuế GTGT trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hoàn thuế cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Sự cần thiết phải hoàn thuế GTGT Luật thuế GTGT năm 2008 không đưa ra định nghĩa khái niệm hoàn thuế GTGT. Qua thực tiễn có thể hiểu “Hoàn thuế GTGT là việc cơ quan thuế ra quyết định trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vuợt quá của chủ thể nộp thuế”. Hoàn thuế GTGT có những đặc điểm nổi bật sau đây: (1) Chủ thể được hoàn thuế GTGT là những đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật (2) Hoàn thuế GTGT là một thủ tục pháp lý đặc biệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm hoàn trả lại cho tổ chức, cá nhân một khoản tiền thuế mà họ đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của nước nhà (3) Hoàn thuế GTGT với tư cách là một quyền của người nộp thuế. Việc phải có các quy định về hoàn thuế GTGT là cần thiết, bởi các lý do sau: Hoàn thuế GTGT giúp bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần buộc các đối tượng thuộc diện nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định pháp luật. Xét một cách tổng quát thì hoàn thuế GTGT góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung, khuyến khích xuất khẩu; Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp trong kinh doanh là đối tượng chịu thuế GTGT; Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hóa; Hoàn thuế GTGT thể hiện tính minh bạch của chính sách thuế gián thu; 2. Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Hiện tại trên toàn tỉnh có trên 40 doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu (XK) thủy sản (TS). Giá trị xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2007 đến 2013 tăng trưởng bình quân mỗi năm là 11% trong khi số lượng xuất khẩu chỉ tăng bình quân 3%, chiếm tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh từ 32% - 71%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 48% và Nhật chiếm 25% về giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở Khánh Hòa. Đây là sự nỗ lực lớn của ngành thủy sản Khánh Hòa trong việc tạo công ăn việc làm, đóng góp cho Ngân sách và thu ngoại tệ cho Tỉnh. Sự hỗ trợ về thuế GTGT tốt cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ càng thúc đẩy cho các doanh nghiệp chế biến càng phát triển mạnh mẽ hơn. Bảng 1. Tình hình xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân Giá trị XKTS 229.685 273.826 253.850 278.856 326.130 356.770 421.017 11% Tổng giá trị XK 358.667 388.294 477.700 682.567 921.789 1.121.326 1.055.486 20% % giá trị XKTS 64% 71% 53% 41% 35% 32% 40% Số lượng TSXK (tấn) 56.957 61.373 55.289 59.865 56.459 64.321 3% (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa) 3. Tình hình hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2009 - 2013 Trong thời gian từ năm 2009 đến 2013 có 31 doanh nghiệp làm hồ sơ hoàn thuế với số tiền đề nghị hoàn hằng năm khoảng 20 tỷ đồng, cụ thể năm 2009 là 21.230.191.398 đồng năm 2013 là 20.659.440.173 đồng [5]. Số liệu giữa số đề nghị hoàn và thực tế hoàn thường không giống nhau. Đa phần số đề nghị hoàn lớn hơn số thực tế hoàn, cụ thể năm 2009 con số này chênh lệch 4.093.851.082 đồng năm 2013 đã giảm đáng kể Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG còn 1.057.435.310 đồng. Một số doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn đó là Công ty TNHH Thịnh Hưng năm 2010 là 1.614.611.428, Xí nghiệp tư doanh chế biến Thủy sản Cam Ranh 1.181.518.327 đồng, Công ty TNHH Hoàng Hải là 2.598.531.219 đồng. Năm 2013 Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam 1.794.030.089 Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang 563.157.022 đồng [5] Bảng 2. Tình hình hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa Đơn vị tính: Triệu đồng STT Tên doanh nghiệp 2009 2010 2011 2013 Đề nghị Thực tế Đề nghị Thực tế Đề nghị Thực tế Đề nghị Thực tế 1 CT TNHH Gallant Ocean 3.956 3.949 3.943 3.943 769 769 2.162 2.162 2 CT TNHH Sao Đại Hùng 401 393 5.057 5.056 0 0 0 0 3 CT Phillips Seafoods VN 3.019 2.503 499 498 549 549 1.403 1.403 4 CT TNHH YAMATO 756 681 1.366 1.366 506 506 0 0 5 CT TNHH Australis VN 148 148 724 700 923 923 281 281 6 CT Nuôi tôm XK Nha Trang 1.002 1.002 143 143 0 0 0 0 7 CT TNHH Long Shinh 406 0 163 163 514 514 501 501 8 CT TNHH Hải Vương 288 0 833 609 319 319 99 99 9 CT TNHH Trúc An 346 346 64 64 611 611 0 0 10 CT CP HS Nha Trang 140 138 1.704 1.178 862 628 1.322 1.183 11 CT TNHH TS Khánh Hòa 516 502 0 0 0 0 2.061 1.753 12 CT TNHH Long Hương 2.450 0 1.357 376 27 27 0 0 13 CT TNHH Hoàng Hải 92 92 90 90 0 0 0 0 14 CT TNHH TS Hoàn Mỹ 581 345 393 380 1.138 940 0 0 15 CT TNHH Tín Thịnh 1.761 1.694 4.048 3.444 3.139 3.139 654 113 16 CT CP NT Seafoods F17 213 204 194 194 287 282 179 179 17 CT TNHH Hải Long NT 986 986 190 189 243 243 5.320 5.320 18 CT TNHH Sóng Biển 59 59 389 385 514 514 1.026 1.026 19 DNTN Chín Tuy 49 49 0 0 129 129 0 0 20 DNTN Việt Thắng 1.070 1.070 241 241 0 0 0 0 21 XNTD CBTS Cam Ranh 98 98 22 20 225 225 1.460 1.460 22 XN KTDV TS Khánh Hòa 1.765 1.765 3.813 3.813 770 770 752 742 23 CT CP CB NS XK Khánh Hòa 322 322 613 613 342 342 724 724 24 CT NHHFujiura Nha Trang 224 217 0 0 0 0 0 0 25 CT TNHH Việt Trang 522 516 0 0 312 312 0 0 26 CT TNHH Thịnh Hưng 60 60 2.450 0 272 272 543 485 27 CT CP Đại Thuận 0 0 440 381 614 614 0 0 28 CT TNHH Minh Chi 0 0 0 0 98 98 0 0 29 CT TNHH TS Toàn Cầu 0 0 0 0 0 0 609 609 30 Cty TNHH HS Bền Vững 0 0 0 0 0 0 0 0 31 CT CP Vịnh Nha Trang 0 0 0 0 0 0 1.564 1.564 Tổng cộng 21.230 17.136 28.737 23.849 13.161 12.724 20.659 19.602 Chênh lệch 0 -4.094 0 -4.889 0 -437 0 -1.057 Tỷ lệ hoàn 81% 83% 97% 95% ( Nguồn Cục thuế tỉnh Khánh Hòa) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31 Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sau khi làm hồ sơ hoàn thuế GTGT và đã nhận tiền hoàn thuế bị thu hồi sau khi hoàn thuế trên 7 tỷ đồng như Công ty Cổ Phần Hải Sản Nha Trang với 1.054.332.387đồng, Công ty Phillips Seafood Việt Nam TNHH là 3.005.814.213 đồng, Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafood-F17 là 1.770.406.836 đồng [5] Thông qua hoạt động hoàn thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua tại Cục thuế Khánh Hòa đã đạt được một số thành công đáng kể. - Tỷ lệ hoàn thuế GTGT ngày càng gia tăng qua các năm, năm 2009 chỉ đạt 81% năm 2013 đã là 95%. - Thời gian hoàn thuế tương đối nhanh. - Cục thuế có nhiều sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như: - Số hồ sơ hoàn thuế GTGT dưới 300 triệu đồng cho một kỳ hoàn thuế (tháng, quí hoặc lũy kế 12 tháng, 4 quý rất nhiều) ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhiều doanh nghiệp sau khi đã nhận tiền hoàn thuế GTGT đã bị thu hồi lại do không đúng qui định. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood-F17 số thu hồi 1.770.406.836 đồng từ 2006 - 2013 với 27 kỳ hoàn thuế. Công ty TNHH Thủy sản Toàn Cầu số thu hồi 22.372.608 đồng từ 2007 - 2013 với 22 kỳ hoàn thuế. Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam số thu hồi 11.149.128 đồng từ 2008 - 2013 với 20 kỳ hoàn thuế [5] - Nhiều doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa số thuế GTGT đề nghị hoàn và số thực tế được hoàn. Nguyên nhân sự chênh lệch này do các doanh nghiệp này bị điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hay tăng doanh thu chịu thuế GTGT sau khi được Cục thuế tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế GTGT, cụ thể: (1) Phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ sai quy định. (2) Một số hóa đơn GTGT đầu vào không phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn kê khai khấu trừ (3) Tăng doanh thu chịu thuế (thiếu hoặc không kê khai hàng bán trong nước, phế phẩm phế liệu) Số thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản ở Khánh Hòa tương đối lớn. Các doanh nghiệp được hoàn khi có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra trong 3 tháng theo qui định. Thuế GTGT đầu vào cho hoạt động xuất khẩu thủy sản là khoản tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động mua các yếu tố đầu vào. Khi doanh nghiệp làm hồ sơ hoàn thuế được nhận lại số tiền đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn có thể từ 1,2 tháng tối đa 3 tháng cho phần tiền thuế đầu vào. 4. Một số đề xuất đối với công tác hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn Thông tư 219 phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh. Thực tế hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng, đối với Ngân sách tỉnh đây là con số không nhỏ so với khoảng thu ngân sách nội địa 7.154 tỷ đồng trong năm 2013 [3], [4]. Rất nhiều doanh nghiệp có số chênh lệch lớn giữa số đề nghị hoàn và số được hoàn. Các doanh nghiệp doanh nghiệp hoàn thuế phải thực hiện nhiều khoản. Trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm hoàn thuế GTGT chúng tôi có một số kiến nghị sau: Một là, Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép hoàn thuế GTGT khi phát sinh số thuế đầu vào được hoàn ngay. Hiện nay qui định hoàn thuế GTGT Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản, Thông tư số 219/2013/ TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT đã nêu rõ. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất 4 quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Đối tượng được hoàn thuế GTGT là cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý). Đối với cơ sở kinh doanh có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì không được hoàn thuế. Khi mua hàng người mua đã trả tiền thuế GTGT, do vậy về nguyên tắc họ sẽ được khấu trừ ngay để đảm bảo thu lại tiền thuế đã nộp khâu trước (nằm trong giá mua). Do vậy, quy định thời hạn cho phép hoàn thuế hiện nay là không hợp lý đối với doanh nghiệp. Thực tế việc không hoàn thuế kịp thời là hoàn toàn bất lợi cho doanh nghiệp do bị chiếm dụng vốn, giảm khả năng quay vòng vốn, giảm khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp phải vay vốn còn tăng chi phí sử dụng vốn, thanh khoản của vốn bị hạn chế. Trong tổng số hồ sơ hoàn thuế GTGT của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu rất nhiều hồ sơ có mức đề nghị hoàn dưới 300 triệu đồng; chẳng hạn Công ty TNHH Thịnh Hưng năm 2013 có 03 hồ sơ trong quý 1 với số tiền là 590.639.956 đồng. Nếu Công ty đăng ký hoàn thuế theo quý thì Công ty phải tạm bị chiếm dụng vốn trong của hồ sơ tháng 1 là 3 tháng, tháng 02 là 02 tháng và tháng 03 là 1 tháng với số tiền là 15.221.584 đồng [5]. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nên cơ quan thuế cho phép hoàn ngay số thuế đầu vào đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Hai là, Số thuế đầu vào phát sinh của kỳ nào hoàn ngay kỳ đó không phân bổ cho hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa chế biến xuất khẩu thủy sản. Theo điề u 10, 12 Luậ t thuế GTGT 13/2008/ QH12 [7] & luậ t thuế GTGT sử a đổ i số 31/2013/ QH13 [8] điể m đ đề u có qui đị nh rấ t rõ : "Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó”. Theo hướ ng dẫ n cá ch xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (điể m c.8 - Mụ c III phầ n B - TT128/2009/TT-BTC) Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Tuy nhiên tại Khoản 4, Điều 18 của TT 219 [1], có qui đị nh thêm vớ i doanh nghiệp có hà ng hó a dị ch vụ xuất khẩu phả i tí nh toá n phân bổ thuế GTGT đầ u và o cho hà ng hó a tồ n kho. Riêng đối với cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hóa để thực hiện xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá xuất khẩu được xác định như sau: Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý - Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa còn tồn kho cuối tháng/quý x Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ x 100% Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) Để xác định được số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu doanh nghiệp phải xác định được các yếu tố cấu thành công thức trên. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dễ dàng tính toán ngoại trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá còn tồn kho cuối tháng/quý. Việ c bá o cá o tồ n kho thì vớ i doanh nghiệp kinh doanh đa ngà nh nghề vừ a sản xuất, vừ a mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm về để sản xuất và xuất khẩu thì để tí nh đượ c bá o cá o hà ng tồ n kho (gồm số lượng và giá trị) vô cù ng phức tạ p, phả i trả i qua thao tá c đó ng kỳ kế toá n, tí nh giá thà nh, giá vố n... mớ i có thể ra đượ c báo cáo tồ n kho. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cùng loại nguyên liệu đầu vào có thể ra đươc nhiều sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp lại phải phân bổ số thuế đầu vào tương ứng cho hoạt động xuất khẩu Chính điều này hạn chế khả năng hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vừa sản xuất chế biến vừa kinh doanh thương mại ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khi xuất khẩu còn cần thời gian để đủ lô hàng mới xuất khẩu được nên thời gian lưu kho khá dài. Chính vì vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, Bộ Tài chính nên cho phép số thuế GTGT đầu vào phát sinh của kỳ nào hoàn ngay kỳ đó không phân bổ cho hàng tồn kho. Ba là, Bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác. Một số nước đưa ra quy định cho phép số thuế GTGT không được khấu trừ hết sẽ dùng để bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, cũng có quốc gia cho phép được bù trừ vào các nghĩa vụ thuế chưa đến hạn phải nộp. Một số quốc gia (các nước thuộc Liên Xô cũ) cho phép Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33 người nộp thuế được bù trừ vào các khoản nợ ngân sách khác. Việc bù trừ này có thể được quy định trong luật hoặc theo quyết định của cơ quan thuế [6]. Hiện tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chịu nhiều khoản thuế như: Thu nhập doanh nghiệp, môn bài, thuế nhà đấtvà nộp hộ thuế thu nhập cá nhân. Để tránh sự chuyển tiền đi và nhận tiền về, và hỗ trợ dòng tiền của doanh nghiệp được chủ động cho phép doanh nghiệp bù trừ giữa số thuế đề nghị hoàn, số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong kỳ với các nghĩa vụ thuế khác. Bốn là, Xây dựng phần mềm kiểm tra hóa đơn chéo hóa đơn giữa người mua và người bán. Một số quốc gia (Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc) chống gian lận trong hoàn thuế GTGT bằng cơ chế kiểm tra chéo đối với các giao dịch hàng hóa có quy mô lớn và phân loại đối tượng nộp thuế. Cơ chế kiểm tra chéo hóa đơn ở Hàn Quốc và Trung Quốc được áp dụng khá triệt để, theo đó hóa đơn bán hàng của những người nộp thuế sẽ được soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra [6]. Thực tế trong giai đoạn vừa qua còn khá nhiều doanh nghiệp số thuế đề nghị hoàn lớn hơn số thuế được hoàn trong đó có nguyên nhân từ hóa đơn GTGT đầu vào. Để kiểm soát hành vi này của doanh nghiệp nên chăng Tổng cục thuế xây dựng phần mềm kiểm tra chéo hóa đơn GTGT đầu vào của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và hóa đơn GTGT đầu ra của các doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp CBTSXK này. IV. KẾT LUẬN Hoạt động xuất khẩu thủy sản góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và là nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản - phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng. Trên cơ sở tình hình hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong thời gian qua cùng với những qui định về thuế GTGT. Nghiên cứu đã đề xuất bốn giải pháp về hoàn thuế GTGT nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung về khía cạnh thuế GTGT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 219/BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. 2. Chính phủ, 2013. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. 3. Cục thống kê Khánh Hòa, 2013. Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hòa. 4. Cục thống kê Khánh Hòa, 2014. Tình hình kinh tế xã hội tình Khánh Hòa. 5. Cục thuế Khánh Hòa, Quyết định hoàn thuế GTGT. 6. Lê Quang Thuận, 2013. Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống gian lận thuế tra/Kinh-nghiem-quoc-te-ve-phong-chong-gian-lan-thue/34023.tctc. 7. Quốc hội, 2008. Luậ t thuế GTGT 13/2008/QH12. 8. Quốc hội, 2013. Luậ t thuế GTGT sử a đổ i số 31/2013/QH13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_de_xuat_hoan_thue_gia_tri_gia_tang_doi.pdf
Tài liệu liên quan