Nông nghiệp bền vững đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xE
hội của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế (như cơ cấu cây trồng
mất cân đối, thị trường tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm hạn chế .) nên phát triển nông
nghiệp bền vững chưa phát huy hết hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế, cần đưa
ra giải pháp về đầu tư vốn, đổi mới công nghệ và thị trường tiêu thụ.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
37
Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thu Huyền (Tr−ờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
ở n−ớc ta nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự tồn
vong của loài ng−ời đó là đất và n−ớc. Khi dân số gia tăng mạnh thì nhu cầu l−ơng thực, thực
phẩm cho cuộc sống của con ng−ời càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày
càng to lớn đối với môi tr−ờng.
Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ đất dốc t−ơng đối cao. Những ng−ời
dân ở đây đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại. Điều này làm hạn chế phát huy
tiềm năng của địa ph−ơng về sản xuất nông lâm nghiệp, từ đó dẫn đến đời sống còn nhiều khó
khăn. Phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra.
Theo các báo cáo tại Brundland (WCED 1987) đ−a ra định nghĩa về phát triển bền vững
mà ngày nay đ−ợc thừa nhận rộng rEi trên toàn thế giới với nội dung chính: “Là sự phát triển hài
hoà giữa tăng tr−ởng kinh tế, công bằng xE hội và bảo vệ môi tr−ờng nhằm đáp ứng nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ t−ơng lai”. [1- tr 287]
Phát triển bền vững đ−ợc định nghĩa nh− là “việc quản lý và giữ gìn cơ sở của các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và định h−ớng các thay đổi về công nghệ và thể chế nhằm đạt đ−ợc và
thoả mNn các nhu cầu của con ng−ời cho thế hệ ngày nay và thế hệ mai sau. Phát triển bền vững
với các kỹ thuật phù hợp, có lợi ích lâu dài về mặt kinh tế và đ−ợc xN hội chấp nhận cho phép
gìn giữ đất, n−ớc, các nguồn tài nguyên di truyền thực vật và động vật, giữ cho môi tr−ờng không
bị huỷ hoại” [5]
Nói đến phát triển kinh tế bền vững là phải phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
Công nghiệp, nông nghiệp, chính trị, văn hoá .... Trong phạm vi bài viết này xin đ−ợc giới thiệu
thực trạng và ph−ơng h−ớng nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp ở
huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ là nông – lâm nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đời sống nông dân còn thấp.
Huyện Đồng Hỷ có trên 70% lao động làm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp mang
tính tự cấp tự túc cao.
Qua bảng 1 ta thấy năm 2007 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 457.095 triệu đồng,
bình quân cao hơn năm 2006 là 107.474 triệu đồng ( hay tăng 30,74% chủ yếu do ngành công
nghiệp dịch vụ tăng, phù hợp với định h−ớng phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh. Tốc độ
tăng tr−ởng kinh tế tăng từ 13% (năm 2006) lên 13,5 % (năm 2007) do tổng giá trị sản xuất tăng.
GDP bình quân đầu ng−ời/ năm của tăng thêm 2,771 triệu đồng/ ng−ời/ năm làm cho đời sống
nông dân đ−ợc cải thiện rất nhiều.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
38
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế huyện Đồng Hỷ 2006 – 2007
Ngành kinh tế ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh 07/06 (%)
1.Tổng giá trị sản xuất (theo giá thực tế)
1.1.Ngành nông lâm nghiệp
1.2.Ngành công nghiệp - XD
1.3.Ngành dịch vụ
2. Giá trị gia tăng
2. 1.Ngành nông lâm nghiệp
2.2.Ngành công nghiệp - XD
2.3.Ngành dịch vụ
3. Sản l−ợng l−ơng thực
4.Bình quân l−ơng thực/ng−ời
4.GDP bình quân/ng−ời
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Trđ
Tấn
Kg/ng−ời
1000đ/ng−ời
1.346.408
349.621
605.041
391.745
772.533
211.332
259.557
301.644
37.283
299,64
6.194
2.005.803
457.095
950.073
598.635
1.133.682
273.415
403.812
456.456
40.536
320,56
8.965
148,97
130,74
157,02
152,81
146,74
129,37
155,58
151,32
108,72
120,92
144,73
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ [3]
2.1. Ngành trồng trọt
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản l−ợng một số cây trồng chủ yếu của huyện qua 2 năm 2006- 2007
Các loại cây trồng
chủ yếu
Năm 2006 Năm 2007
DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn)
Lúa 6.784,3 43,87 29.760 6.835,3 44,26 30.253
Ngô 2.251,1 33,42 7.523 2.472,4 41,59 10.283
Chè 1628 74,00 12.100 1.926,6 96,00 18.500
Cây ăn quả 2.979 1,77 5.278 3.000 2,00 6.000
Rau 1.019,9 145,86 14.876 1.210,8 150,00 18.160
(Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Đồng Hỷ) [2]
Sản xuất l−ơng thực (lúa) năm 2007: Diện tích tăng bình quân 0,75%, năng suất tăng
0,89%, làm cho sản l−ợng lúa tăng bình quân 0,493 tấn (1,66 %) so với năm 2006 (Biểu đồ 1, 2)
Cây chè: Phát huy thế mạnh của huyện miền núi với địa hình và thổ nh−ỡng phù hợp với
việc trồng cây cây chè. Năm 2006, năng suất 74 tạ/ha tăng lên 96 tạ/ ha năm 2007. Cũng qua
biểu đồ 2 ta thấy, sản l−ợng lúa cao nhất, sau đó đến sản l−ợng chè và rau.
Biểu đồ 2: Sản lượng cỏc cõy trồng chớnh
qua 2 năm
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
Lỳa Ngụ Chố Cõy
ăn
quả
Rau
Loại cõy trồng
Tấ
n
Năm 2006
SL(tấn)
Năm 2007
SL(tấn)
Biểu đồ 1: Diện tớch cỏc cõy trồng
chớnh qua 2 năm
0
2000
4000
6000
8000
Lỳ
a
Ch
ố
R
a
u
Loại cõy trồng
H
a
Năm 2006
DT(ha)
Năm 2007
DT(ha)
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
39
Tình hình sản xuất nông nghiệp theo h−ớng đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn huyện đE đ−ợc triển khai và thực hiện khá tốt.
Bảng 3: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chất l−ợng
của một số loại rau an toàn của huyện Đồng Hỷ năm 2007
Tiêu chuẩn
Cải bắp Cà chua
Tiêu chuẩn Thực hiện Tiêu chuẩn Thực hiện
1. Hàm l−ợng NO3 (mg/kg) 500 380-450 300 180-215
2. Kim loại nặng (mg/kg)
Pb 1-2 0,27 1-2 0
As 1 0,32- 0,52 1 0,15
Hg 0,02 0 0,02 0
3. Thuốc trừ sâu hoá học
Lindance 2 0,07 2 0
Monito 0,5 0 0,5 0
4. Vi sinh 0 0 0 0
(Nguồn : Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên)[4]
Từ năm 2000, huyện Đồng Hỷ đE triển khai áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn, chè an
toàn...., trong huyện đE hình thành các vùng sản xuất theo h−ớng nông nghiệp an toàn, b−ớc đầu
đE sản xuất ra đ−ợc các sản phẩm có chất l−ợng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi
tr−ờng sinh thái ở nhiều thôn xE đ−ợc cải thiện tốt hơn tr−ớc. Đối với cây cải bắp, hàm l−ợng nitrat
thấp hơn tiêu chuẩn (không quá 500mg/kg), hàm l−ợng của các kim loại nặng nh− Pb, As, Hg và
các loại độc tố khác đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định. D− l−ợng thuốc bảo về thực vật, d− l−ợng
phân vi sinh không v−ợt quá ng−ỡng cho phép. Đối với cây cà chua: theo quy định tiêu chuẩn hàm
l−ợng nitrat có trong một kg quả không v−ợt quá 300 mg, thực tế hàm l−ợng này chỉ có d−ới 215
mg. Hàm l−ợng kim loại nặng và d− l−ợng thuốc trừ sâu hầu nh− không có, do đ−ợc h−ớng dẫn
phun thuốc đúng quy định. Có thể khẳng định vùng sản xuất rau an toàn đE đ−ợc đảm bảo về chất
l−ợng sản phẩm theo tiêu chuẩn, phù hợp với định h−ớng phát triển kinh tế bền vững của huyện [1]
2.2. Ngành chăn nuôi
Bảng 4: Tình hình ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng giảm %
Tổng đàn trâu 15.578 15.789 1,35
Tổng đàn bò 5.078 5.375 5,85
Tổng đàn lợn 52.020 53.869 3,55
Tổng đàn gia cầm 508.237 510.000 0,35
Đàn lợn ngoại và lợn h−ớng nạc tăng nhanh, chất l−ợng tốt góp phần tích luỹ cho gia
đình. So năm 2007 với năm 2006: Tổng đàn lợn từ 52.020 con tăng lên 53.869 con (3,55%); Đàn
bò mới phát triển đang trong thời kỳ thăm dò thị tr−ờng tiêu thụ, từ 5.078 con tăng lên 5.375 con
(5,85%) ; Đàn trâu những năm gần đây tăng chậm do các nguyên nhân sau: Đồng cỏ chăn thả
thu hẹp, khâu làm đất đ−ợc cơ khí hoá, đàn trâu 15.578 con tăng lên 15.789 con (1,35%).
Đàn gia cầm năm 2007 là 510.000 con tăng 0,35% so với năm 2006.
Tình hình dịch bệnh cho các đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tuy không xảy ra những
ổ dịch lớn nh−ng diễn biến cũng khá phức tạp, đòi hỏi những nỗ lực và kiểm soát.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
40
2.3. Ngành lâm nghiệp
Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp đE đ−ợc đổi mới, chuyển từ lâm nghiệp
quốc doanh lấy khai thác là chính sang lâm nghiệp xE hội, lấy lâm sinh làm gốc, đE tập trung
khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ và trồng rừng, giúp cho việc hạn chế xói mòn và lũ lụt,
tạo môi tr−ờng sinh thái trong lành và phát triển bền vững.
Việc phủ xanh đất trống, đồi trọc và trồng rừng trên địa bàn có chiều h−ớng tốt, đE làm
cho độ che phủ rừng đ−ợc nâng lên 51,5% (năm 2007). Tuy vậy, hiện t−ợng cháy rừng và hoạt
động phát n−ơng làm rẫy của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào vùng cao đE làm suy giảm
chất l−ợng tài nguyên và suy thoái môi tr−ờng sinh học.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
3.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
- Về giao thông: hầu hết ở các xE đ−ờng xá đi lại khó khăn vì vậy những nơi xa thị trấn có
nhiều tiềm năng trồng cây ăn quả có giá trị cao ch−a dám đầu t− vì lo ngại về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
- Về điện và thông tin: các nơi xa thị trấn hầu hết ch−a có điện và điện thoại, nhiều ng−ời
dân có đầu óc làm kinh tế giỏi có xu h−ớng ra thành phố hoặc thị trấn. Cần phát triển mạng l−ới
điện và thông tin nông thôn nhằm phát triển đời sống kinh tế - văn hoá ở vùng sâu, vùng xa.
- Về thuỷ lợi và cơ giới hóa: ở điều kiện phát triển hệ thống nông nghiệp cần có giải pháp
thuỷ lợi nhỏ kết hợp cơ giới hoá bằng máy t−ới cho chè trái vụ, t−ới cây ăn quả trên đồi.
3.2. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố quan trọng của sản xuất nông hộ. Sản xuất kinh tế nông nghiệp mang tính
thời vụ, cây trồng nếu đ−ợc đầu t− đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả cao và
ng−ợc lại. Hiện nay, tỷ lệ hộ thiếu vốn sản xuất ở huyện Đồng Hỷ khá cao, vì vậy nếu giải quyết
đ−ợc nguồn vốn cho nông hộ mới có thể h−ớng tới sự phát triển kinh tế một cách bền vững trong
hệ thống nông nghiệp. Muốn làm đ−ợc điều đó cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến
khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lEi.
- Cải cách thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo thuận lợi cho ng−ời sản xuất đặc biệt
là hộ nghèo bằng cách cho vay với lEi suất −u đEi. Mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng
không cần thế chấp mà thông qua tín chấp.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ về đầu t− và tín dụng cho các doanh nghiệp để mở rộng các
hình thức bán trả góp vật t−, máy móc, dụng cụ nông nghiệp cho nông dân.
Ngoài ra, Nhà n−ớc cần có sự hỗ trợ về đầu t− và tín dụng, nhất là đầu t− trong việc thu
mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu t− xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu t− xúc tiến
th−ơng mại, mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ nông sản.
3.3. Những giải pháp về đất đai
- Đẩy nhanh việc điều chỉnh quy hoạch vùng chuyên canh, thúc đẩy sự phát triển của nông
nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện. Tăng diện tích gieo trồng, đặc biệt là diện tích cây vụ đông.
- Hoàn thành nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và thực
hiện chuyển đổi ruộng đất sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển đổi cơ cấu diện tích đất rừng tạp sang trồng cây bạch đàn, thông, diện tích đất
trồng sắn, v−ờn tạp có hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả nh− vải thiều, nhEn, hồng, na ....
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 2(46) Tập 1/Năm 2008
41
- Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung và đẩy mạnh phát
triển kinh tế trang trại ở vùng gò đồi là một h−ớng đột phá trong việc thúc đẩy sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.4. Giải pháp triển khoa học kỹ thuật công nghệ
- Về t−ới tiêu: Hoàn thành phát triển thuỷ lợi phục vụ t−ới tiêu, áp dụng rộng rEi công
nghệ t−ới tiêu tiết kiệm nh− t−ới phun, t−ới nhỏ giọt, hạt giữ ẩm.
- Về giống: Tiếp tục đầu t− nâng cấp các trung tâm sản xuất giống cây, con. Đ−a nhanh
giống mới có chất l−ợng cao vào sản xuất, đặc biệt là các giống lai, ứng dụng công nghệ cấy
ghép, công nghệ lai tạo, công nghệ sinh học, nhập một số giống siêu nguyên chủng, giống gốc,
giống bố mẹ để nhân ra diện rộng.
- Về thâm canh: Xây dựng các mô hình trình diễn về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc
chăm sóc, bón phân cân đối, t−ới n−ớc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để đẩy nhanh tăng năng suất
và chất l−ợng đảm bảo thực phẩm an toàn, sạch, −u tiên đầu t− cho các hộ làm kinh tế trang trại.
3.5. Giải pháp về phát triển thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Giải quyết vấn đề thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng
để chuyển sang h−ớng sản xuất hàng hoá, h−ớng tới sự phát triển bền vững. Do đó, để mở mang
đ−ợc thị tr−ờng ổn định trong thời gian tới cần có các giải pháp sau:
- Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hình thành các trung tâm
th−ơng mại ở thị trấn, để từ đó tạo ra môi tr−ờng trao đổi tiêu thụ nông sản.
- Tổ chức tốt các thông tin thị tr−ờng, dự báo về thị tr−ờng để giúp các hộ nông có những
h−ớng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm
Tóm tắt: Nông nghiệp bền vững đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xE
hội của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế (nh− cơ cấu cây trồng
mất cân đối, thị tr−ờng tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm hạn chế ...) nên phát triển nông
nghiệp bền vững ch−a phát huy hết hiệu quả và ch−a t−ơng xứng với tiềm năng. Vì thế, cần đ−a
ra giải pháp về đầu t− vốn, đổi mới công nghệ và thị tr−ờng tiêu thụ.
Summary
Situation and solutions for the Sustainable Agriculture Development
in Dong Hy District of Thai nguyen province
Sustainable Agriculture Development plays an important role in socio- economic
development in Đong Hy district, Thai Nguyen province. However, due to a large number of
limitations, such as: imbalance in plant structure, backward technologies, lack of product
marketing strategies; sustainable agriculture development in this area has not developed
corresponding to its potential resources. Therefore, it is important that capital investment,
technology renovation and product market should be taken into serious consideration.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đoàn Quang Thiệu, Khảo sát một số hệ thống nông - lâm kết hợp ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
[2]. FAO - Tổ chức l−ơng thực và Nông nghiệp thế giới, 1988
[3]. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: “ Các vấn đề môi tr−ờng và phát triển bền vững vùng Đông Bắc”,
Thái Nguyên 20- 21/ 10/2007- Đại học Thái Nguyên- Viện Khoa học xE hội Việt Nam.
[4]. Các Phòng Nông nghiệp; Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ
[5]. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_nong_nghiep_ben_vung_tren.pdf