Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

- Các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng trung bình phù hợp với điều kiện canh tác ở Thái Nguyên, có thể trồng vụ Xuân và Đông mà không ảnh hƣởng đến việc bố trí các cây trồng công thức luân canh. - Khả năng chống chịu khác nhau giữa các giống thí nghiệm, giống BB09-2, VS09-5, LS07-12, KH08-7 có khả năng chống đổ tốt nhất; giống CH08-8, SB08-213, KH08-7 và VS09-6 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. - Các giống LS07-12, KH08-7, H08-9 có năng suất thực thu đạt 75,85-77,78 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống H08-9 có năng suất cao nhất và ổn định ở cả 2 vụ, đạt từ 77,02-77,78 tạ/ha.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 97 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TRONG VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009 TẠI THÁI NGUYÊN Phan Thị Vân*, Phạm Thu Hiền Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của 14 giống ngô lai mới: BB09-2, VS09- 5 LS07-12 SB08-213, KH07-4, KH08-7, CH08-8, VS09-6, SB07-25, H08-7, H08-8, VS09-26, H08-9, CH07-4 và giống đối chứng LVN99. Kết quả thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2009 cho thấy các giống ngô đều thuộc nhóm có thời gian sinh trƣởng trung bình từ 97-117 ngày, phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đông tại Thái Nguyên. Giống BB09-2, VS09-5, LS07-12, KH08- 7 có khả năng chống đổ tốt nhất; giống CH08-8, SB08-213, KH07-4 và VS09-6 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 55,86- 77,78 tạ/ha. Ở cả 2 vụ nghiên cứu giống LS07-12, KH08-7 và H08-9 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống H08-9 có năng suất cao nhất và ổn định ở cả 2 vụ, đạt 77,78 tạ/ha (vụ Xuân 2009) và 77,02 tạ/ha (vụ Thu Đông 2009). Từ khóa: Sinh trưởng, phát triển, ngô lai, vụ xuân, vụ thu đông, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ Cây ngô là một trong những cây lƣơng thực quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Chính vì vậy sản xuất ngô phát triển không ngừng cả về diện tích và sản lƣợng. Năm 2009 diện tích trồng ngô của Thái Nguyên đã đƣợc mở rộng đạt 17,4 nghìn ha và sản lƣợng đạt 67,2 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2010) [4]. Mặc dù sản xuất ngô phát triển mạnh song do nhu cầu nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng cho nên đòi hỏi cần có các giải pháp tăng sản lƣợng ngô. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích rất khó khăn do quỹ đất canh tác hạn hẹp và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác, vì vậy sử dụng các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao để tăng năng suất là biện pháp hiệu quả nhất. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu: Xác định đƣợc giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt giới thiệu cho sản xuất tại Thái Nguyên. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu  Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com Vật liệu nghiên cứu gồm 15 giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô Đan Phƣợng - Hà Nội cung cấp, trong đó giống LVN-99 đƣợc chọn làm giống đối chứng. LVN99 đƣợc công nhận là giống Quốc gia năm 2004. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10TCN 341-2006 [1]. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD - Randomized Complete Block Design), 3 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ. Diện tích ô thí nghiệm 11,2m2. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong hai vụ, vụ Xuân 2009 (gieo ngày 22/2/2009) và vụ Thu Đông 2009 (gieo ngày 25/8/2009) tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm Vụ Xuân 2009, các giống thí nghiệm sinh trƣởng phát triển mạnh hơn so với vụ Thu Đông 2009. Nguyên nhân vụ Xuân 2009 đầu vụ nhiệt độ và ẩm độ thấp nên kéo dài thời gian sinh trƣởng của các giống so với vụ Thu Đông 2009, tuy nhiên từ giữa đến cuối vụ Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 98 nhiệt độ và độ ẩm tăng dần đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trƣởng, phát triển tốt. Trong khi đó vụ Thu Đông 2009, cuối vụ lƣợng mƣa thấp, phân bố không đồng đều giữa các tháng nên ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm. Các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng biến động từ 97-117 ngày, giống LS07-12, VS09-26 có thời gian sinh trƣởng vụ Thu Đông ngắn hơn giống đối chứng từ 1- 2 ngày. Các giống thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 206,4 - 240,7 cm (vụ xuân 2009) và 178,1-238,5 cm (vụ Thu Đông 2009) , ở cả 2 vụ giống CH07-4 có chiều cao cây cao nhất đạt 240,7 cm (vụ Xuân) và 238,5 cm (vụ Thu đông), cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống thí nghiệm có số lá đạt 17,7-19,4 lá. Số lá trên cây không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm (P>0,05) ở cả hai vụ nghiên cứu. Kết quả cụ thể đƣợc trình bày ở bảng 1. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm Gẫy đổ và sâu bệnh là những yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, hàng năm sâu bệnh làm giảm năng suất ngô từ 10-15% (Ngô Hữu Tình, 2003) [3], Đổ gãy diễn ra tức thì, dƣới tác động của một ngoại lực, chủ yếu là sức gió, mƣa (Nguyễn Văn Thu và cs), [2]. Khả năng chống chịu của các giống ngô tham gia thí nghiệm đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ gãy thân, đổ rễ, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân và bệnh khô vằn. Vụ Xuân 2009 do xảy ra nhiều đợt mƣa dông kèm theo gió lớn nên khả năng chống chịu của cây kém hơn so với vụ Thu Đông 2009, tỷ lệ gãy thân từ 0-10,4%, đổ rễ từ 0-32,8%. Tất cả các giống thí nghiệm đều bị sâu đục thân, tỷ lệ nhiễm đục thân từ 3,1-22,8% (vụ Xuân) và 3,1-15,8% (vụ Thu Đông).Giống BB09-2, VS09-5, LS07-12, KH08-7 có khả năng chống đổ tốt, bằng giống đối chứng. Giống SB08-213, KH07-4 chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với những giống còn lại. Bảng 1. Thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Số lá (lá) Xuân 2009 T.Đông 2009 Xuân 2009 T.Đông 2009 Xuân 2009 T.Đông 2009 BB09-2 110 101 215,6 206,7 18,5 18,40 VS09-5 109 101 208,2 185,2 18,7 18,63 LS07-12 108 98 215,5 208,9 19,2 18,9 SB08-213 108 99 207,3 178,1 18,4 17,9 KH07-4 114 105 209,9 193,0 18,4 17,9 KH08-7 111 100 212,7 201,6 18,8 18,5 CH08-8 115 105 223,0 214,1 19,0 18,7 VS09-6 111 104 225,0 197,5 18,8 17,7 SB07-25 117 105 206,4 181,0 18,7 18,5 H08-7 116 104 224,2 217,2 18,7 18,5 H08-8 114 102 211,1 185,8 18,6 18,4 VS09-26 107 97 222,3 213,6 18,9 18,8 H08-9 114 104 229,7 218,7 18,9 18,7 CH07-4 110 104 240,7 238,5 19,4 19,1 LVN-99 (đ/c) 110 99 214,2 191,5 18,7 18,4 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 99 CV (%) 2,0 2,2 4,3 5,3 3,0 4,7 LSD (05) 3,78 3,67 15,57 17,86 0,94 1,44 P 0,00 0,00 0,00 0,00 0,70 0,83 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu là chọn ra các giống có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất. Năng suất là tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất nhƣ: số bắp/cây, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lƣợng 1000 hạt (M1000 hạt)... Bảng 2. Khả năng chống đổ và tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm Giống Gãy thân (%) Đổ rễ (%) Sâu đục thân (%) Bệnh khô vằn (%) Xuân T.Đông Xuân T.Đông Xuân T.Đông Xuân T.Đông BB09-2 0 0 0 0 22,8 15,8 7,6 3,2 VS09-5 0 0 0 0 6,3 5,2 4,2 6,3 LS07- 12 0 0 0 0 10,4 7,3 3,1 2,1 SB08- 213 0 0 29,0 0 4,2 4,2 0 0 KH07-4 10,4 3,7 32,8 0 4,3 3,1 3,3 0 KH08-7 0 0 0 0 12,6 8,3 1,0 2,1 CH08-8 0 0 3,1 0 3,1 3,1 3,1 3,1 VS09-6 7,3 0,0 26,0 0 4,2 3,1 2,1 2,1 SB07- 25 6,3 1,1 20,3 0 6,5 5,3 4,4 3,2 H08-7 5,2 0 17,7 0 12,6 9,5 4,2 1,0 H08-8 0 0 21,9 0 19,4 10,8 4,3 2,2 VS09- 26 0 0 16,5 0 13,5 9,4 4,2 2,1 H08-9 0 0 2,6 0 8,5 6,3 3,1 2,1 CH07-4 6,3 0 27,6 0 19,4 9,4 5,4 1,0 LVN-99 (đ/c) 0 0 0 0 10,7 9,7 4,3 2,2 Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên Giống Bắp/cây (bắp) Hạt/hàng (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) Xuân T.Đông Xuân T.Đông Xuân T.Đông Xuân T.Đông BB09-2 0,96 0,95 32,5 32,73 287,7 275,6 66,93 64,19 VS09-5 0,91 0,93 33,8 34,2 309,8 297,5 58,81 53,95 LS07-12 0,99 0,98 34,6 35,6 306,3 282,6 77,44 70,04 SB08-213 0,97 0,96 30,7 31,8 322,5 303,3 70,86 62,57 KH07-4 0,98 0,99 30,5 32,0 265,4 260,7 55,86 63,89 Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 100 KH08-7 1,00 1,05 31,0 31,5 327,6 306,0 75,85 69,66 CH08-8 0,99 0,97 33,6 34,5 312,6 288,6 73,02 61,47 VS09-6 0,89 0,92 29,7 30,6 290,1 293,9 59,10 60,13 SB07-25 0,93 0,93 31,1 31,9 300,3 282,6 69,29 69,29 H08-7 1,00 1,04 31,6 32,2 349,8 269,7 60,89 63,08 H08-8 1,00 0,99 32,9 32,8 354,5 319,5 77,25 62,88 VS09-26 0,98 0,96 32,1 32,8 283,3 271,7 70,21 60,46 H08-9 0,99 0,99 34,8 35,6 337,7 309,9 77,78 77,02 CH07-4 0,95 0,94 35,2 37,4 320,2 299,9 68,95 69,93 LVN99(đ/c) 0,99 0,98 31,1 32,0 318,1 296,6 66,02 60,45 CV (%) 3,1 3,0 3,2 3,7 6,20 7,2 8,2 6,4 LSD05 0,05 0,05 1,73 2,05 32,51 35,05 9,52 6,91 P 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,07 0,00 0,00 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất có sự biến động giữa 2 vụ lớn, số bắp/cây đạt 0,89-1,05 bắp/cây, giống VS09-6 số bắp/cây ít hơn giống đối chứng ở cả hai vụ. Giống KH08-7 và H08-7 số bắp trên cây đạt 1,04-1,05 bắp (vụ Thu Đông), nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Số hạt/hàng của các giống biến động từ 29,7- 37,4 hạt/hàng. Giống VS09-5, LS07-12, CH08-8, H08-9 và CH07-4 số hạt/hàng đạt 33,6-37,4 hạt, cao hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu ở mức tin cậy 95%. Khối lƣợng 1000 hạt của các giống thí nghiệm dao động từ 260,7-354,5g. Vụ Xuân 2009, giống H08-8 khối lƣợng 1000 hạt đạt 354,5g, lớn hơn so với giống đối chứng, giống KH07-4 và VS09-26 đạt 256,4 và 283,3g, nhỏ hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại khối lƣợng 1000 hạt tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Vụ Thu Đông 2009, khối lƣợng 1000 hạt không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm (P>0,05). Các giống thí nghiệm đạt năng suất thực thu từ 55,86-77,78 tạ/ha. Giống LS07-12, KH08- 7, H08-9 có năng suất thực thu đạt 75,85- 77,78 tạ/ha (vụ Xuân) và 69,66-77,02 (vụ Thu đông), cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng trung bình phù hợp với điều kiện canh tác ở Thái Nguyên, có thể trồng vụ Xuân và Đông mà không ảnh hƣởng đến việc bố trí các cây trồng công thức luân canh. - Khả năng chống chịu khác nhau giữa các giống thí nghiệm, giống BB09-2, VS09-5, LS07-12, KH08-7 có khả năng chống đổ tốt nhất; giống CH08-8, SB08-213, KH08-7 và VS09-6 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. - Các giống LS07-12, KH08-7, H08-9 có năng suất thực thu đạt 75,85-77,78 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống H08-9 có năng suất cao nhất và ổn định ở cả 2 vụ, đạt từ 77,02-77,78 tạ/ha. Đề nghị - Thử nghiệm giống H08-9 với diện tích lớn hơn trên đồng ruộng của nông dân để đánh giá chính xác khả năng thích nghi của giống với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006, “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng”, Tiêu chuẩn ngành 10TCN 341-2006. [2]. Nguyễn Văn Thu (2007), “Ảnh hƣởng của một số đặc điểm sinh lý đến tính chống đổ của cây ngô”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (kỳ I), trang 27-29. [3]. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nhà xuất bản Nghệ An. Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 101 [4].Tổng cục Thống kê (2010), Số liệu thống kê. SUMMARY STUDY ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF THE POTENTIAL HYBRID CORN VARIETIES PLANTED IN THE 2009 SPRING AND FALL CROPS IN THAI NGUYEN PROVINCE Phan Thi Van  , Pham Thu Hien College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment studies the growth and development potentials of 14 new hybrid corn varieties: BB09-2, VS09-5 LS07-12 SB08-213, KH07-4, KH08-7, CH08-8, VS09-6, SB07-25, H08-7, H08- 8, VS09-26, H08-9 and CH07-4 with LVN99 used as the control. The results in the Spring and Fall-Winter crops in 2009 show that all tested varieties have average duration from 97-117 days being suitable within crop patterns in the Winter and Spring crop in Thai Nguyen province. The BB09-2, VS09-5, LS07-12 and KH08-7 varieties have shown the best falling-down resistant capacity; the CH08-8, SB08-213, KH08-7 and VS09-06 varieties show the best capacity of pest and disease tolerance. The crop yield of the tested varieties varies from 55.86 to 77.78 quintals/ha. The LS07-12 and KH08-7 and H08-9 had shown a statistically significant ( at 95% level of confidence)) higher yield as compared to the control. The H08-9 obtains the highest yield of 77.78 quintals/ha and 77.02 quintals/ha for the 2009 Spring crop and 2009 Fall-Winter crop, respectively. Key words: growth, development, hybrid corn, winter, fall-winter crop, Thai Nguyen  Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com Phan Thị Vân và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot_so_giong.pdf
Tài liệu liên quan