Thực trạng tự học của sinh viên khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế theo phương thức đào tạo tín chỉ - Nguyễn Thị Hiền

3. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát cho thấy: bên cạnh một số kết quả khả quan thì thực trạng tự học của SV Khoa Địa lí vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế thể hiện trên nhiều khía cạnh: chưa biết sắp xếp hợp lý thời gian tự học, khả năng lập và thực hiện kế hoạch tự học còn thiếu và yếu, các kĩ năng và phương pháp tự học vẫn bộc lộ nhiều lúng túng và hạn chế do ít được rèn luyện và bồi dưỡng.Những điều này tất yếu dẫn đến hiệu quả và chất lượng tự học của SV còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo phương thức tín chỉ của Trường ĐHSP Huế và Khoa Địa lí. Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tự học cho sinh viên Khoa Địa lí – Trường ĐHSP Huế như sau: * Đối với Trường, Khoa Địa lí Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự học của sinh viên như: khi sinh viên có đề xuất sử dụng thư viện, các phòng học trống vào buổi tối và các ngày cuối tuần thì Trường nên tạo điều kiện bố trí để tạo không gian tự học cho SV. Phát động phong trào thi đua có kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời để kích thích SV tự học. Đồng thời, Trường và Khoa cũng cần phải xây dựng đề thi, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá các môn học một cách chặt chẽ, khách quan, đòi hỏi cao khả năng tự học của sinh viên Địa lí. Tổ chức và sắp xếp các hoạt động Đoàn, Hội hợp lý để không ảnh hưởng đến thời gian tự học của SV. Khoa Địa lí cần thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn để GV hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm học tập để SV các khóa học hỏi lẫn nhau. * Đối với giảng viên Giảng viên cố vấn học tập cũng như giảng viên bộ môn nên thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên hệ thống các kĩ năng và phương pháp tự học để tạo nền tảng cho các em. Bên cạnh đó, giảng viên bộ môn cũng nên định hướng các nội dung kiến thức và tài liệu cần thiết cho hoạt động tự học của sinh viên. Bản thân giảng viên phải là một tấm gương tự học, tự nghiên cứu, thể hiện qua các bài giảng, các công trình khoa học. Với các tiết lên lớp, giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và tăng cường vai trò tự học cho sinh viên. Tăng cường các hình thức tự học mang tính độc lập cao cho sinh viên như thảo luận, làm việc nhóm, tổ chức cemina, thuyết trình, làm bài tập lớn, tiểu luận,.Tổ chức cho SV sinh hoạt ngoại khóa và tham quan các nội dung liên quan đến môn học. Giảng viên cũng nên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách tự đánh giá đồng thời yêu cầu cao về khả năng tự học và đánh giá khách quan trong kiểm tra, thi kết thúc học phần. * Đối với sinh viên Bản thân sinh viên là yếu tố quyết định đến khả năng cũng như kết quả tự học của các em. Do đó, đầu tiên sinh viên phải xác định động cơ tự học một cách đúng đắn, có như vậy mới tạo ra động lực tự học cho bản thân. Học cách lập kế hoạch và sắp xếp thời gian tự học hợp lý là yếu tố quan trọng tác động định hướng đến quá trình tự học. Sinh viên cần tự trang bị cho bản thân các kĩ năng và phương pháp tự học thông qua việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách vở và quá trình tự rèn luyện của bản thân. Đồng thời, sinh viên phải thường xuyên tự đánh giá hiệu quả hoạt động tự học của mình để rút ra kinh nghiệm và tự điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học

pdf9 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tự học của sinh viên khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế theo phương thức đào tạo tín chỉ - Nguyễn Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 34-42 THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ NGUYỄN THỊ HIỂN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Tự học của sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình đào tạo ở trường đại học. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng tự học của sinh viên Khoa Địa lí, Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế theo phương thức đào tạo tín chỉ trên các khía cạnh khác nhau để thấy những vấn đề tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên khoa Địa lí. Từ khóa: tư ̣hoc̣, khoa Điạ lí, Đaị hoc̣ Sư phaṃ, Đaị hoc̣ Huế, tín chi ̉ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự học là một vấn đề được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ lâu. Theo Nguyễn Cảnh Toàn “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [3,tr59-60]... Có thể hiểu rằng: tự học là hoạt động của bản thân người học tự chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, chủ động, tự lực và tích cực. Trong thời đại kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với xu hướng quốc tế hóa, việc tự học đối với mỗi cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng và trở thành xu thế tất yếu trong xã hội phát triển. Tự học được xem là “chìa khóa vàng” giúp con người không ngừng nâng cao hiểu biết, cập nhật tri thức nghề nghiệp, phát huy năng lực của bản thân trong lao động và sáng tạo [2]. Đối với sinh viên, tự học đã trở thành nhân tố thiết yếu trong quá trình đào tạo và tự đào tạo. Trường Đại học Sư phạm – ĐH Huế là một cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Để phù hợp với xu thế giáo dục của thời đại và yêu cầu đổi mới giáo dục, từ năm 2008 Trường ĐHSP Huế chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang tín chỉ - một hình thức đào tạo tiên tiến của giáo dục đại học trên thế giới. Thực tế 5 năm chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ cho thấy, bên cạnh những thành tích khả quan đạt được nhiều sinh viên của Trường ĐHSP Huế nói chung và khoa Địa lí nói riêng vẫn còn bộc lộ những nhược điểm và hạn chế nhất định trong hoạt động tự học làm giảm chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo. Để phản ánh khách quan thực trạng tự học của SV Khoa Địa lí theo phương thức đào tạo tín chỉ nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trên 277 SV khoa Địa lí trong năm học 2014-2015. Những sinh viên được khảo sát bao gồm: 67 SV năm 1, 70 SV năm 2, 70 THỰC TRAṆG TỰ HOC̣ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIẠ LÍ... 35 sinh viên năm 3, 70 SV năm 4. Các SV được điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên theo các nhóm học, có sự đồng đều về lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức [4]. Công cụ được chúng tôi sử dụng điều tra là bảng hỏi với 23 câu hỏi liên quan các yếu tố khác nhau trong quá trình tự học của SV như: mục đích, động cơ, thời gian, kĩ năng, hiệu quả, địa điểm, phương pháp....ở các mức độ khác nhau (chủ yếu là 4 mức độ) để phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh khác nhau trong hoạt động tự học của sinh viên Khoa Địa lí. Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi tập hợp các phiếu và tiến hành xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học dựa trên các công thức toán trong phần mềm Microsoft Excel 2010. 2. THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ 2.1. Nhận thức về mục đích, động cơ tự học của sinh viên khoa Địa lí Trong số 277 sinh viên được điều tra, có đến 270 SV (chiếm 97,47%) cho rằng tự học ở trường Đại học là rất cần thiết và cần thiết đối với sinh viên. Chỉ có một số ít (7 SV chiếm 2,53 %) cho rằng tự học là không cần thiết. Tuy đa số SV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tự học ở trường Đại học song mục đích và động cơ tự học của các em lại có sự khác nhau. Bảng 1. Mục đích và động cơ tự học của sinh viên Khoa Địa lí Bảng tổng hợp số liệu trên cho thấy: Hầu hết SV tự học với động cơ tích cực là mong muốn hoàn thiện tri thức và phát triển nhân cách, mở rộng vốn hiểu biết. Bên cạnh đó, để đạt kết quả cao trong học tập và đáp ứng công việc sau này cũng là mục đích chính để thúc đẩy SV tự học. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên tự học một cách thụ động với những lý do đối phó như: chỉ để đáp ứng kì thi kết thức học phần (88 SV- 31,77%) hay là để đối phó với yêu cầu của giảng viên (51SV-18,41%)... Ngoài ra theo ý kiến của một số SV, mục đích tự học của các em còn bao gồm: rèn luyện tính tự giác, ý thức trong học tập và công việc, hình thành thói quen tốt, có ích cho cuộc sống bản thân. Củng cố chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống để giáo dục bản thân. 2.2. Thời gian tự học của sinh viên Trong số những SV Khoa Địa lí được điều tra, nhiều em đã phát huy tính tự giác trong học tập khi tự học mỗi ngày (133 SV chiếm 48,01%) hay tự học theo thời gian biểu và kế hoạch đã định sẵn (139 SV - 50,18%). Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều sinh viên thụ Mục đích tự học của sinh viên Tổng số Đồng ý Không đồng ý SL % SL % 1. Hoàn thiện tri thức và phát triển nhân cách 277 273 98,56 2 0,72 2. Mở rộng vốn hiểu biết 277 273 98,56 3 1,08 3. Đạt kết quả cao trong học tập 277 251 90,61 20 7,22 4. Tự học để đáp ứng yêu cầu công việc sau này 277 240 86,64 32 11,55 5. Tự học chỉ đáp ứng kì thi kết thúc học 277 88 31,77 178 64,26 6. Tự học để đối phó với yêu cầu của giáo viên 277 51 18,41 217 78,34 36 NGUYỄN THI ̣HIỂN động trong học tập. Cụ thể: nhiều SV chỉ học theo những yêu cầu của giảng viên như ra bài tập, câu hỏi, tiểu luận... (97SV-35,02%). Có đến 130 SV (chiếm 46,93%) chỉ học khi chuẩn bị thi hay kiểm tra và 134 SV (chiếm 48,38%) cho biết chỉ học lúc rảnh rỗi. Thời gian tự học của sinh viên có sự khác nhau rất lớn, đặc biệt trong thời gian ôn thi và ngoài thời gian ôn thi. Hình 1. Biểu đồ thể hiện thời gian tự học của sinh viên Khoa Địa lí Biểu đồ thời gian tự học của SV Khoa Địa lí đã cho thấy: chủ yếu sinh viên chỉ tập trung học trong thời gian thi cử, khi có bài kiểm tra giữa kì, những khoảng thời gian khác thời gian sinh viên học mỗi ngày rất ít và thất thường. Cụ thể: - Trong thời gian ôn thi: Rất nhiều sinh viên học trên 5 tiếng mỗi ngày (130 SV - 46,93%) và học từ 3-5 tiếng mỗi ngày (59 SV-21,3%). Chỉ có 1 SV học dưới 1 giờ mỗi ngày, một số khác thì thời gian học thất thường và không xác định rõ. - Ngoài thời gian ôn thi: thời gian sinh viên tự học mỗi ngày rất ít, chỉ một số nhỏ (2 SV-0,72% ) học 5 giờ và 19 SV (6,86 %) học 3-5 giờ mỗi ngày. Còn lại đa phần là học < 3 giờ và thời gian học thất thường. 2.3. Thực trạng về kế hoạch tự học của sinh viên Để tự học đạt hiệu quả tốt, nhiều SV khoa Địa lí đã lập những kế hoạch tự học khác nhau cho bản thân. Có 164 trên 277 sinh viên được điều tra (chiếm 59,21%, chủ yếu là SV năm 3 và năm 4) đã thực hiện lập kế hoạch tự học khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên, chủ yếu là những SV năm 1 và năm 2 với 107 SV (chiếm 38,63%) chưa quen với việc lập kế hoạch tự học cho bản thân. 130 59 28 1 59 2 19 49 26 177 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 >5h/ngày 3-5h/ngày 1-3h/ngày <1h/ngày Thất thường Thời gian tự học của sinh viên Khoa Địa Lí Trong TG ôn thi Ngoài TG ôn thi Số SV Thời gian THỰC TRAṆG TỰ HOC̣ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIẠ LÍ... 37 Trong số những sinh viên lập kế hoạch tự học, có 35,74% tổng số SV thường lập kế hoạch tự học theo ngày, tuần. Nhiều sinh viên lập kế hoach tự học theo tháng, học kì. Một số ít sinh viên lập kế hoạch học tập cho toàn năm học và toàn khóa học. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên chưa bao giờ lập các kiểu kế hoạch trên vẫn còn rất lớn. Có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng 2. Mức độ lập kế hoạch tự học của sinh viên Khoa Địa lí Lập kế hoạch học tập Tổng số Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % 1. Theo ngày, tuần 277 99 35,74 104 37,55 37 13,36 29 10,47 2. Theo tháng 277 36 13,00 117 42,24 65 23,47 39 14,08 3. Theo học kì 277 60 21,66 90 32,49 64 23,1 45 16,25 4. Theo năm học 277 34 12,27 65 23,47 82 29,6 78 28,16 5. Cho toàn khóa 277 27 9,75 55 19,86 57 20,58 118 42,6 Ngoài những kiểu kế hoạch chúng tôi đã gợi ý, nhiều sinh viên cho biết: các em lập kế hoạch tự học vào thời gian kiểm tra giữa kì và thời gian thi. Một số khác thì lập kế hoạch và học tùy theo ý thích và thời gian khác nhau, chủ yếu là vào thời gian thi và thời gian rảnh rỗi. Mức độ thực hiện kế hoạch tự học đã vạch ra cũng có sự khác nhau. Nhìn chung đa phần sinh viên chưa thường xuyên thực hiện được 100% kế hoạch đã vạch ra,chủ yếu các em thực hiện được khoảng dưới 50% kế hoạch. Mức độ cụ thể được thể hiện như sau: chỉ có 7,6% SV thường xuyên thực hiện được 100% kế hoạch đề ra và 18,4% SV thực hiện được khoảng 70% kế hoạch. Phần lớn sinh viên còn lại với khoảng 70,4% chỉ thực hiện được khoảng 50% kế hoạch trở xuống. Thậm chí có 8,3% sinh viên chưa hề thực hiện được những kế hoạch đã đề ra. 2.4. Địa điểm và hình thức tự học của sinh viên Phần lớn, không gian tự học thường xuyên của sinh viên Khoa Địa lí là nơi ở của các em như phòng trọ, kí túc xá hoặc nhà riêng với 246 SV chiếm 88,81%. Một số sinh viên chọn tự học tại Thư viện và trung tâm học liệu với 142 SV chiếm 51,26%. Một số ít SV lựa chọn địa điểm tự học là các công viên, khuôn viên trong trường và một số chùa, miếu, nhà thờ. Một số SV còn tranh thủ học thêm ở các trung tâm giải trí (5 SV), quán cafe (28 SV) hay quán bán đồ ăn nhanh (12 SV). Trong tất cả 277 sinh viên Khoa Địa lí được khảo sát, có đến 249 SV (chiếm 89,89%) thường xuyên tự học một mình, ít khi học nhóm với bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình. Số SV còn lại, có 52 SV thường tự học với bạn bè hoặc nhóm lớp và 9 SV thường học cùng với những người trong gia đình. Những số liệu trên cho thấy: quá trình tự học của đa phần SV diễn ra khá độc lập, ít có sự kết hợp tự học và làm việc nhóm. 38 NGUYỄN THI ̣HIỂN 2.5. Kĩ năng tự học của sinh viên Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi về những phương pháp và kĩ năng tự học của SV Khoa Địa lí và thu được một số kết quả sau: - Phương pháp tự học của sinh viên Khoa Địa lí Nhiều SV đã sử dụng những phương pháp tự học tích cực chủ động như: học theo cách ghi của mình (67,51%); sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, kiến thức khi tự học (71,48%); biên soạn và học theo đề cương kiến thức môn học (67,15%). Nhưng vẫn còn một bộ phận lớn SV Địa lí học theo phương pháp chưa hiệu quả, đó là cách học thuộc lòng nội dung bài dạy với 50,54% SV thường xuyên sử dụng. Có đến 31,05% SV tự học một cách thụ động và đối phó khi chỉ học và làm các nội dung bài tập được GV giao. Những phương pháp học tập tích cực khác được chúng tôi gợi ý thì số lượng SV sử dụng còn ít với mức độ chưa thường: 21,66% SV đọc thêm sách và các tài liệu tham khảo; 15,58% SV ngoài học theo sách, giáo trình, bài giảng còn làm thêm các bài tập vận dụng để ghi nhớ kiến thức; Có 22,74% sinh viên khái quát hóa, hệ thống hóa nội dung kiến thức sau khi học xong nội dung mỗi bài, mỗi chương và chỉ có 19,13% SV tự kiểm tra, đánh giá việc tự học của bản thân. - Các kĩ năng tự học và mức độ sử dụng các kĩ năng tự học của sinh viên Địa lí Trong số những kĩ năng tự học được gợi ý, chỉ có một bộ phận nhỏ SV có thể sử dụng thuần thục các kĩ năng đó. Còn lại chủ yếu chỉ sử dụng ở mức độ trung bình và vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3. Mức độ sử dụng các kĩ năng tự học của sinh viên Địa lí Mức độ sử dụng các kĩ năng tự học Thuần thục Trung bình Còn hạn chế Chưa có SL % SL % SL % SL % 1. Kĩ năng xác định mục tiêu, nội dung, trình tự việc cần làm 86 31,05 148 53,43 57 20,58 4 1,44 2. Kĩ năng lập kế hoạch tự học 54 19,49 156 56,32 62 22,38 4 1,44 3. Kĩ năng sử dụng các phương pháp và hình thức tự học 45 16,25 152 54,87 70 25,27 7 2,53 4. Kĩ năng ghi chép 142 51,26 110 39,71 23 8,3 3 1,08 5. Kĩ năng đọc sách và nghiên cứu tài liệu 75 27,08 163 58,84 34 12,27 2 0,72 6. Kĩ năng sử dụng Internet và các công cụ trên Internet phục vụ cho quá trình tự học 137 49,46 107 38,63 41 14,8 2 0,72 7. Kĩ năng hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức 49 17,69 177 63,9 51 18,41 2 0,72 8. Kĩ năng vận dụng, liên hệ, thực hành từ kiến thức đã học 53 19,13 155 55,96 58 20,94 5 1,81 9. Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá 39 14,08 117 42,24 89 32,13 19 6,86 THỰC TRAṆG TỰ HOC̣ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIẠ LÍ... 39 Kết quả trên cho thấy sinh viên Địa lí vẫn còn thiếu và yếu các kĩ năng tự học. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng tự học của các em còn thấp. - Kĩ năng đọc và sử dụng các nguồn tài liệu tự học của sinh viên Nguồn tài liệu được SV Địa lí sử dụng nhiều nhất trong quá trình tự học đó là sách, giáo trình môn học do GV yêu cầu hoặc giới thiệu với 91,7% lựa chọn. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ với 61,73% SV thường xuyên tìm kiếm nội dung kiến thức bài học và những tài liệu liên quan trên mạng Internet và các phần mềm học tập chuyên ngành. Hầu hết SV đều chưa chú ý đúng mức đến các sách và tài liệu tham khảo ngoài tài liệu do giảng viên giới thiệu, chỉ có khoảng 20,6% SV quan tâm đến nguồn tài liệu này. Khi tìm hiểu về kĩ năng đọc sách và các tài liệu chuyên môn trong quá trình tự học của sinh viên chúng tôi thấy rằng: Nhiều sinh viên đã có những phương pháp đọc tài liệu phù hợp và hiệu quả như: trước hết xác định rõ mục đích của việc đọc sách (64,98% SV lựa chọn); đọc lướt qua đề mục của tài liệu để xác định hướng sơ bộ cho bản thân cần đọc tài liệu ở mức độ nào: đọc biết, đọc hiểu hay đọc hiểu sâu (61,37% sử dụng). Tiếp đó, lập dàn ý tóm tắt nội dung sách, ghi chú lại những nội dung quan trọng, cần thiết (21,66% SV thực hiện). Khi đọc sách, có khoảng 34,3% sinh viên luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có để khắc sâu kiến thức. Đồng thời, có khoảng 35,4% sinh viên khi đọc tài liệu sẽ định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Ngoài ra, một số SV khi đọc tài liệu còn sử dụng các phương pháp: Đánh dấu những phần quan trọng cảm thấy cần thiết cho bản thân liên quan đến nội dung bài học; Tìm từ khóa khi đọc và vẽ sơ đồ tư duy những nội dung chính và cần thiết mà mình muốn tìm đọc; Khi đọc sách đến những đoạn chưa hiểu thì thường tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến phần đó để tìm hiểu. Đa phần những SV có kĩ năng đọc tài liệu thuần thục như trên đều rơi vào những SV năm 3 và năm 4. Còn lại SV năm 1 và 2 ít sử dụng được hết các kĩ năng trên và còn lúng túng trong phương pháp đọc tài liệu chuyên ngành. Điều đó cho thấy, cần có một quá trình học tập, rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm thì SV mới trang bị được cho mình những kĩ năng tự học hiệu quả. 2.6. Hiệu quả tự học của sinh viên Khoa Địa lí Để đánh giá hoạt động tự học của bản thân, sinh viên Địa lí lựa chọn các phương pháp sau: 40,7% sinh viên tái hiện lại những kiến thức đã học để xem mức độ ghi nhớ và tiếp nhận của bản thân; 33,21% sinh viên vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế; 30,69% sinh viên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung đã học và đánh giá mức độ qua các câu trả lời đó. Chỉ có một số ít sinh viên tìm các bài tập khó hoặc những vấn đề liên quan để giải thử (khoảng 5,78%) Mức độ tự đánh giá về hiệu quả tự học của sinh viên Khoa Địa lí được thể hiện qua biểu đồ sau: 40 NGUYỄN THI ̣HIỂN Hình 2. Biểu đồ thể hiện hiệu quả tự học của sinh viên Khoa Địa Lí Biểu đồ cho thấy, phần lớn SV Khoa Địa lí tự đánh giá hiệu quả tự học của bản thân ở mức độ trung bình với 63,54%. Khoảng 22% sinh viên nhận thấy hiệu quả tự học tốt. Số sinh viên còn lại (khoảng 15%) cho biết hiệu quả tự học của các em rất thấp. Những con số này phản ánh chất lượng và hiệu quả tự học của sinh viên Khoa Địa lí vẫn còn thấp và hạn chế. 2.7. Nguyên nhân của thực trạng Qua phỏng vấn, khảo sát sinh viên cũng như tham khảo ý kiến của một số giảng viên, chúng tôi đã xác định được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng tự học của SV Khoa Địa lí như kết quả đã nêu trên. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là nhiều sinh viên chưa xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn nên không có hứng thú và nhu cầu tự học. Đây là nguyên nhân được nhiều sinh viên bày tỏ nhất (63,2% SV). Một nguyên nhân khác được 62,09% sinh viên đưa ra đó là: hiện nay, nhiều sinh viên bị những thú vui bên ngoài tác động và chi phối (vấn đề tình cảm, các cuộc hội hè đi chơi với bạn bè, phim ảnh, game, các mạng xã hội trên Internet như Facebook, Zalo....) đã chiếm nhiều thời gian của sinh viên đồng thời làm giảm mong muốn tự học của các em. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là bản thân sinh viên còn thiếu và yếu các kĩ năng và phương pháp tự học như: kĩ năng lập kế hoạch tự học, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc tài liệu, phương pháp tự học...đã tác động trực tiếp làm giảm hiệu quả tự học của các em (>50%SV). Mặt khác, một số sinh viên cũng đưa ra thêm môt số lí do về các giảng viên và nội dung chương trình đào tạo như: Phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên vẫn còn nặng về thuyết trình lí thuyết và ít hoặc không đòi hỏi cao khả năng tự học của sinh viên (27,08%SV). Các đề thi, kiểm tra đánh giá chưa đòi hỏi SV phải tự học nhiều (20,22% SV). Nhiều giảng viên ra đề kiểm tra, thi chưa sát với chương trình học. Nhiều môn Rất tốt 0,36% Tốt 21.66% Trung bình 63.54% Còn yếu kém 12.27% Chưa có hiệu quả 2.17% Hiệu quả tự học của sinh viên Khoa Địa lí THỰC TRAṆG TỰ HOC̣ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIẠ LÍ... 41 học có nội dung kiến thức rộng và khó, chủ yếu là kiến thức lí thuyết, ít tiết thực hành để rèn luyện và vận dụng. Ngoài ra, một số sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình tự học của các em như : điều kiện sinh hoạt, học tập thiếu thốn. Một số sinh viên thiếu thời gian tự học do phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống. 3. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát cho thấy: bên cạnh một số kết quả khả quan thì thực trạng tự học của SV Khoa Địa lí vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế thể hiện trên nhiều khía cạnh: chưa biết sắp xếp hợp lý thời gian tự học, khả năng lập và thực hiện kế hoạch tự học còn thiếu và yếu, các kĩ năng và phương pháp tự học vẫn bộc lộ nhiều lúng túng và hạn chế do ít được rèn luyện và bồi dưỡng...Những điều này tất yếu dẫn đến hiệu quả và chất lượng tự học của SV còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo phương thức tín chỉ của Trường ĐHSP Huế và Khoa Địa lí. Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tự học cho sinh viên Khoa Địa lí – Trường ĐHSP Huế như sau: * Đối với Trường, Khoa Địa lí Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động tự học của sinh viên như: khi sinh viên có đề xuất sử dụng thư viện, các phòng học trống vào buổi tối và các ngày cuối tuần thì Trường nên tạo điều kiện bố trí để tạo không gian tự học cho SV. Phát động phong trào thi đua có kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời để kích thích SV tự học. Đồng thời, Trường và Khoa cũng cần phải xây dựng đề thi, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá các môn học một cách chặt chẽ, khách quan, đòi hỏi cao khả năng tự học của sinh viên Địa lí. Tổ chức và sắp xếp các hoạt động Đoàn, Hội hợp lý để không ảnh hưởng đến thời gian tự học của SV. Khoa Địa lí cần thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn để GV hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm học tập để SV các khóa học hỏi lẫn nhau. * Đối với giảng viên Giảng viên cố vấn học tập cũng như giảng viên bộ môn nên thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên hệ thống các kĩ năng và phương pháp tự học để tạo nền tảng cho các em. Bên cạnh đó, giảng viên bộ môn cũng nên định hướng các nội dung kiến thức và tài liệu cần thiết cho hoạt động tự học của sinh viên. Bản thân giảng viên phải là một tấm gương tự học, tự nghiên cứu, thể hiện qua các bài giảng, các công trình khoa học. Với các tiết lên lớp, giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và tăng cường vai trò tự học cho sinh viên. Tăng cường các hình thức tự học mang tính độc lập cao cho sinh viên như thảo luận, làm việc nhóm, tổ chức cemina, thuyết trình, làm bài tập lớn, tiểu luận,..Tổ chức cho SV sinh hoạt ngoại khóa và tham quan các nội dung liên quan đến môn học. Giảng viên cũng nên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của sinh viên, hướng 42 NGUYỄN THI ̣HIỂN dẫn sinh viên cách tự đánh giá đồng thời yêu cầu cao về khả năng tự học và đánh giá khách quan trong kiểm tra, thi kết thúc học phần. * Đối với sinh viên Bản thân sinh viên là yếu tố quyết định đến khả năng cũng như kết quả tự học của các em. Do đó, đầu tiên sinh viên phải xác định động cơ tự học một cách đúng đắn, có như vậy mới tạo ra động lực tự học cho bản thân. Học cách lập kế hoạch và sắp xếp thời gian tự học hợp lý là yếu tố quan trọng tác động định hướng đến quá trình tự học. Sinh viên cần tự trang bị cho bản thân các kĩ năng và phương pháp tự học thông qua việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách vở và quá trình tự rèn luyện của bản thân. Đồng thời, sinh viên phải thường xuyên tự đánh giá hiệu quả hoạt động tự học của mình để rút ra kinh nghiệm và tự điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đậu Thị Hòa (2010). Phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên Địa lý trong dạy học học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, Tạp chí KH&CN – Đại học Đà Nẵng, Số 4(39), tr. 78-82. [2] Ngô Thạch Tín (2011). Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên trong học phần Lí luận dạy học Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hình thức tín chỉ, Kỉ yếu Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học theo hệ thống tín chỉ, tr. 80-87, Đại học Đồng Nai. [3] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Quá trình dạy và tự học, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Đức Vũ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Title: CURRENT SITUATION OF STUDENTS’ SELF-STUDY AT DEPARTMENT OF GEOGRAPHY IN COLLEGE OF EDUCATION, HUE UNIVERSITY IN CREDIT-BASED SYSTEM Abstract: Self-study has very important role for the training and the self – training of students. This article focuses on analyzing self-study current situation of students at Department of Geographical - Hue University's College of Education in Credit based system. These analyzes are shown on various aspects to find the remaining problems and limitations. From there, we propose solutions to improve the quality of study for students of Geography. Keywords: self-study, Department of Geography, College of Education, Hue University, credit- based-system ThS. NGUYỄN THỊ HIỂN Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0979 298 022, Email: bichhien85@gmail.com (Ngày nhận bài: 03/5/2016; Hoàn thành phản biện: 16/6/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_494_nguyenthihien_07_nguyen_thi_hien_4351_2020310.pdf
Tài liệu liên quan