3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng
cao kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên và đối với việc đảo bảo chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu xã hội của nhà trường. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng hợp tác của
sinh viên vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Kết hợp với việc tìm hiểu, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên gặp phải
chúng tôi đề xuất 5 biện pháp giúp sinh viên nâng cao kết quả và hiệu quả rèn luyện cho
bản thân sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng hợp tác.
Biện pháp 2: Hình thành động cơ rèn luyện kỹ năng hợp tác đúng đắn.
Biện pháp 3: Lập kế hoạch và quyết tâm thực hiện kế hoạch cho việc rèn luyện kỹ năng.
Biện pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức rèn luyện kỹ năng hơp tác.
Biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động rèn luyện kỹ
năng hợp tác.
Các biện pháp chúng tôi đưa ra được dựa trên những cở sở lý luận và thực tiễn nên có
khả năng cải thiện thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên. Hy vọng sẽ được
sinh viên áp dụng, các giảng viên quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để sinh viên có thế áp
dụng các biện pháp một cách tốt nhất góp phần nâng cao dần hiệu quả rèn luyện của
sinh viên.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trường Đại học Sư phạm – đại học Huế - Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 81-89
Ngày nhận bài: 03/3/2017; Hoàn thành phản biện: 16/3/2017; Ngày nhận đăng: 30/3/2017
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỢP TÁC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN THỊ HÀ - TRẦN VĂN TÍN
Khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng rèn luyện kỹ
năng hợp tác của sinh viên trường đại học Sư phạm-Đại học Huế năm học
2015-2016. Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi cũng
đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác
của sinh viên.
Từ khóa: Kỹ năng, Hợp tác, Kỹ năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng hợp tác
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các trường Đại học ở nước ta những năm gần đây đã bắt đầu chú trọng ngày càng
nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm cho sinh viên. Điều này giúp
nhà trường đáp ứng nhu cầu cao của xã hội đối với lực lượng lao động trong mọi ngành
nghề. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hợp tác được xem là nhu cầu cơ
bản, thiết yếu của con người để tồn tại và phát triển. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hợp
tác càng cao. Hợp tác ngày càng được mở rộng về phạm vi và đối tượng. Vì vậy dù làm
việc trong lĩnh vực nào, ngành nghề gì đi chăng nữa người lao động cũng cần trang bị
cho mình kỹ năng hợp tác mới có thể giải quyết tốt công việc của mình [theo Đỗ Hải
Hoàn, 2014]. Điều đó cũng có nghĩa rằng muốn thành công trong công việc và cuộc
sống sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức và nhiều kỹ năng đặc biệt là kỹ năng hợp
tác. Đó là năng lực thực hiện thuần thục những hành động cho phép cá nhân kết hợp
một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, kinh nghiệm, thái độ và động cơ cá nhân
nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể.
Kỹ năng hợp tác là một kỹ năng quan trọng bởi hầu hết các mối quan hệ của con người
đều là hợp tác, mọi kỹ năng liên quan đến cá nhân, nhóm, tổ chức đều được gọi là kỹ
năng hợp tác [theo Thái Duy Tuyên, 2010)]. Do đó việc rèn luyện kỹ năng này khi còn
ngồi trên ghế nhà trường là hết sức cần thiết. Để hình thành kỹ năng, đòi hỏi sinh viên
cần có sự đầu tư về thời gian và công sức nghiêm túc, thỏa đáng trong quá trình rèn
luyện. Quá trình rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên chính là quá trình sinh viên tự
giác, chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo luyện tập hình thành và phát triển kỹ năng
hợp tác theo mục tiêu đào tạo dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên.
Để có được kỹ năng hợp tác, sinh viên cần rèn luyện hình thành các kỹ năng bộ phận
thuộc 3 nhóm kỹ năng:
- Nhóm kỹ năng thành lập và quản lý nhóm hợp tác bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng tổ chức
nhóm hợp tác, Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động cho nhóm, Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
82 NGUYỄN THỊ HÀ – TRẦN VĂN TÍN
- Nhóm kỹ năng hoạt động bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng tổ chức công việc cho nhóm,
Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng lắng nghe, chia sẻ, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng
thảo luận, Kỹ năng đưa và nhận ý kiến phản hồi, Kỹ năng quản lý cảm xúc, Kỹ năng
điều hành buổi thảo luận, Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Nhóm kỹ năng đánh giá bao gồm hai kỹ năng: Kỹ năng tự đánh giá, Kỹ năng đánh giá
lẫn nhau.
Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trường Đại học Sư
Phạm-Đại học Huế chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 400 SV năm học 2016-2017 của
trường. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu qua phương pháp thu thập ý kiến bằng bảng
hỏi, phỏng vấn và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Phương pháp thu thập ý kiến
bằng bảng hỏi thu được 367/400 phiếu hợp lệ. Kết quả được chúng tôi đánh giá cụ thể
và lấy làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả rèn luyện kỹ năng hợp tác
cho sinh viên.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Mục đích là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng hợp
tác của sinh viên. Nếu được xác định đúng, sinh viên có cơ sở đầu tiên rất cần thiết để
lựa chọn hình thức, phương pháp, thời gia, địa điểm,... rèn luyện đúng đắn và phù hợp.
Kết quả điểu tra tìm hiểu mục đích rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên được chúng
tôi thể hiện ở Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Mục đích rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Kết quả điều tra cho thấy đại đa số sinh viên đã xác định đúng đắn mục đích rèn luyện
kỹ năng hợp tác cho bản thân. Biểu hiện ở chỗ có 81,47% số sinh viên chọn mục đích
rèn luyện là “Để rèn luyện, hình thành nhiều kỹ năng”; 60,22% chọn mục đích rèn
60.22
32.43
81.47
59.13
32.43
8.45
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Để nâng cao điểm học tập
Để nâng cao hiểu biết của bản thân
Để rèn luyện, hình thành thêm kỹ năng
Để làm tốt công việc sau này
Để đáp ứng yêu cầu của giảng viên, nhà
trường
Để giống bạn bè.
Tỷ lệ phần trăm
M
ụ
c
đ
íc
h
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN 83
luyện là “Để nâng cao điểm học tập” cho bản thân. Với những sinh viên này, khi chưa
hình thành kỹ năng hợp tác cho mình thì chưa đạt được mục đích rèn luyện. Mọi nỗ lực
của sinh viên trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức, nỗ lực ý chí, nghị lực và
quyết tâm đều hướng đến hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác. Khi kỹ năng được
hình thành giúp sinh viên thực hiện tốt các yêu cầu học tập, rèn luyện mà giảng viên,
nhà trường đề ra từ đó nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của bản thân.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên lựa chọn mục đích rèn luyện chưa đúng đắn.
Cụ thể: có 8,45% sinh viên lựa chọn mục đích rèn luyện kỹ năng hợp tác chỉ để bản
thân “Giống với bạn bè”; 32,42% số sinh viên được hỏi lựa chọn mục đích “Để đáp
ứng yêu cầu của giảng viên và nhà trường”. Với mục đích này, trong quá trình rèn
luyện sinh viên dễ rơi vào tâm thế bị động, gượng ép, phụ thuộc, không hứng thú và dễ
bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thất bại.
2.2. Mức độ áp dụng hình thức rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Để rèn luyện kỹ năng hợp tác sinh viên có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi
hình thức có thế mạnh riêng nhưng cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Sự đa
dạng của các hình thức rèn luyện giúp sinh viên nâng cao kết quả và hiệu quả rèn luyện
kỹ năng hợp tác của bản thân. Kết quả khảo sát tìm hiểu về các hình thức và mức độ áp
dụng các hình thức rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên được chúng tôi thể hiện
trong Bảng 1.
Bảng 1. Mức độ áp dụng hình thức rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Hình thức
�̅�
Chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3
�̅�
SD
Làm bài tập 3,0 3,0 3,0 3,0 0,00
Xêminna 1,0 1,0 1,2 1,1 0,12
Thảo luận nhóm 2,3 0,6 2,6 2,5 1,08
Nghiên cứu khoa học 1,0 1,5 1,6 1,4 0,32
Tham gia câu lạc bộ, đội, nhóm 1,7 2,1 2,2 2,0 0,26
Tham gia các phong trào tình nguyện 1,0 1,0 1,6 1,2 0,35
Các chương trình rèn luyện kỹ năng do
các trung tâm rèn luyện kỹ năng tổ chức
1,0 1,0 1,1 1,0 0,60
Các chương trình hoạt động do trường,
lớp tổ chức
2,1 2,6 3,0 2,6 0,45
Ghi chú: 1≤ �̅� ≤3. Điểm trung bình càng cao sự biểu hiện kỹ năng càng tốt
Kết quả khảo sát cho thấy hình thức rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên rất đa
dạng. Tuy nhiên mức độ áp dụng các hình thức lại rất khác nhau. Có ba hình thức được
áp dụng thường xuyên là “Làm bài tập”, “Thảo luận nhóm” và tham gia các “Chương
84 NGUYỄN THỊ HÀ – TRẦN VĂN TÍN
trình do trường, lớp, đội công tác xã hội tổ chức”. Số sinh viên áp dụng thường xuyên
hai hình thức này chiếm tương ứng là 100%; 58,31% và 53,68%. Đây là những hình
thức do giảng viên, nhà trường tổ chức, yêu cầu sinh viên tham gia để rèn luyện, hình
thành nhiều kỹ năng khác nhau trong đó có kỹ năng hợp tác. Điều này sẽ giúp hoạt động
rèn luyện kỹ năng hợp tác và những kỹ năng khác được định hướng, tổ chức, kiểm tra,
đánh giá đúng đắn, kịp thời. Giảng viên, nhà trường đóng vai trò quyết định trực tiếp
đến hiệu quả rèn luyện kỹ năng của sinh viên.
Hình thức tự rèn luyện “Tham gia các phong trào tình nguyện” chưa đạt mức áp dụng
thường xuyên, Điểm trung bình chỉ đạt 1,2. Hình thức tham gia “Chương trình rèn
luyện do các trung tâm tổ chức” chưa được áp dụng. Điều này một phần thể hiện sinh
viên còn thụ động, trông chờ vào thầy cô vào nhà trường, chưa có được tính chủ động,
tự giác, tích cực thực sự. Các chương trình rèn kỹ năng do các trung tâm rèn luyện kỹ
năng tổ chức sinh viên muốn tham gia phải đóng phí. Hiện vẫn chưa có trung tâm, tổ
chức nào đúng ra tổ chức chương trình rèn luyện miễn phí cho sinh viên. Thậm chí có
tính phí vẫn chưa có trung tâm nào về trường tổ chức cho sinh viên. Trong trường có
Trung tâm tư vấn tâm lý và giáo dục đặc biệt có tổ chức dạy kỹ năng sống cho sinh viên
nhưng trong số những kỹ năng trung tâm giảng dạy chưa có kỹ năng hợp tác.
2.3. Mức độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Kỹ năng hợp tác chỉ có được bằng sự luyện tập thường xuyên. Càng thường xuyên
luyện tập, kết quả rèn luyện càng cao, kỹ năng càng vững chắc. Kết quả khảo sát mức
độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên được chúng tôi thể hiện ở Biểu đồ 2.
Biểu đồ 2. Mức độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 41,69% sinh viên được hỏi rèn luyện kỹ năng hợp tác
một cách “Thường xuyên”; gần một nửa số sinh viên được hỏi cho rằng bản thân chỉ rèn
luyện ở mức “Thỉnh thoảng”; vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên “Chưa bao giờ”
rèn luyện. Đây là kết quả đáng buồn bởi kỹ năng hợp tác là kỹ năng là kỹ năng rất quan
trọng đối với việc cải thiện và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Để hình
thành kỹ năng sinh viên phải rèn luyện thường xuyên một cách nghiên túc. Không rèn
20
47.2
57.36
41.69
47.83 51.2
42.64
47.41
32.17
0 0
10.08
0
10
20
30
40
50
60
70
1 2 3 Tổng
T
ỷ
l
ệ
p
h
ầ
n
t
ră
m
N
ă
m
th
ứ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN 85
luyện thường xuyên, sinh viên rất khó để hình thành và phát triển đạt được mức thành
thạo của kỹ năng. Đáng buồn hơn có đến 42,64% sinh viên năm thứ 3 được hỏi cũng đánh
giá mức độ rèn luyện kỹ năng hợp tác chỉ ở mức “Thỉnh thoảng”.
2.4. Thái độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Thái độ rèn luyện là yếu tố đóng vai trò trực tiếp quyết định đến kết quả, hiệu quả rèn
luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trong từng buổi và cả quá trình rèn luyện. Kết quả
khảo sát thái độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên được chúng tôi thể hiện Biểu
đồ 3.
Biểu đồ 3. Thái độ rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy số sinh viên có thái độ “Thích thú, tích cực” trong quá trình
rèn luyện kỹ năng hợp tác còn hạn chế, chỉ chiếm 35,97% số sinh viên được hỏi. Số
sinh viên có thái độ “Bình thường” còn nhiều, chiếm 53,13% số sinh viên được hỏi. Số
sinh viên có thái độ “Không thích thú, tích cực” vẫn còn, chiếm 10,9% số sinh viên
được hỏi. Kết quả này cho thấy trong quá trình rèn luyện kỹ năng hợp tác hầu hết sinh
viên có thái độ chưa tích cực. Đây là kết quả đáng lo ngại bởi nếu sinh viên có thái độ
này trong suốt quá trình luyện tập sẽ làm giảm đáng kể kết quả và hiệu quả rèn luyện
của các em. Chỉ có thái độ tích cực các em mới có tâm thế phấn khởi, sẵn sàng cho mọi
hoạt động rèn luyện; tự giác trong việc lên kế hoạch luyện tập, kiên trì, bền bỉ trong quá
trình rèn luyện, không ngại khó, ngại vất vả, sáng tạo trong việc thực hiện những nhiệm
vụ rèn luyện do giảng viên đặt ra.
2.5. Tự đánh giá mức độ đạt được kỹ năng hợp tác của sinh viên
Kết quả khảo sát tự đánh giá về kỹ năng hợp tác của sinh viên được thể hiện trong Bảng
2, Bảng 3 và Bảng 4.
9.57
35.77
59.69
35.97
77.39
56.1
28.68
53.13
13.04
8.13 11.63 10.9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1 2 3
Tổng
T
ỷ
l
ệ
p
h
ầ
n
t
ră
m
N
ă
m
th
ứ
Thích thú, tích cực
Bình thường
Không thích thú, tích cực
86 NGUYỄN THỊ HÀ – TRẦN VĂN TÍN
Bảng 2. Tự đánh giá mức độ đạt được của nhóm kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm hợp tác
của sinh viên
Nội dung kỹ năng hợp tác
Rất
thành
thạo
(%)
Thành
thạo
(%)
Chưa
thành
thạo
(%)
�̅�
Kỹ năng tổ chức nhóm hợp tác 3,00 60,76 36,24 1,7
Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động cho nhóm 2,45 63,76 33,79 1,7
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột 1,91 31,61 66,49 1,4
Chung 2,45 52,04 45,50 1,6
Ghi chú: 1≤ �̅� ≤3. Điểm trung bình càng cao sự biểu hiện kỹ năng càng tốt
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, mức độ đạt được kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm hợp tác
của sinh viên chỉ đạt mức độ chưa thành thạo (�̅�= 1,6). Ở mức độ này của kỹ năng tổ
chức nhóm hợp tác sinh còn gặp khó khăn trong việc xác định đúng thành viên hợp tác;
xác định được vai trò của mỗi thành viên trong nhóm; cơ cấu tổ chức của nhóm; chọn
được nhóm trưởng; bình tĩnh, kiềm chế được sự bực tức, nóng nảy; linh hoạt, có thiện
chí thỏa hiệp; phát hiện, điều chỉnh và ngăn chặn đi lệch chủ đề, không cho mâu thuẫn
xảy ra; đưa ra được phương án giải quyết khi mâu thuẫn xảy ra nhưng không phải là
luôn luôn.
So sánh từng kỹ năng chúng tôi nhận thấy, “Kỹ năng tổ chức nhóm hợp tác” và “Kỹ
năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho nhóm” có điểm trung bình cao hơn “Kỹ năng
giải quyết mâu thuẫn, xung đột” xảy ra trong nhóm. Kết quả phỏng vấn sâu 7/10 sinh
viên năm thứ hai khoa Giáo dục tiêu học cũng cho kết quả tương tự. Khi được hỏi:
“Trong 3 kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm hợp tác, em có khả năng thực hiện kỹ năng
nào tốt hơn? Có 8/10 sinh viên không lựa chọn “Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung
đột”. Những sinh viên này cũng cho rằng khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra sinh viên đã
biết cách kiềm chế cảm xúc cá nhân, cùng nhau đưa ra cách giải quyết nhưng vẫn chưa
đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình hợp tác, mâu thuẫn, xung đột là tất yếu, có khi nó
là nguyên nhân của những ý tưởng hay, sáng tạo; cách giải quyết vấn đề mới mẻ, hấp
dẫn; cách trình bày độc đáo, lạ, hấp dẫn. Nhưng cũng có những mâu thuẫn là nguyên
nhân dẫn đến sự thất bại, tan rã của nhóm hợp tác. Do vậy, sinh viên cần nhận thức rõ
được ý nghĩa, vai trò của mâu thuẫn xung đột trong nhóm để tăng cường rèn luyện kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột cho bản thân để giúp nhóm hợp tác luôn có những
cách giải quyết nhiệm vụ mới mẻ, hấp dẫn và đạt kết quả tốt nhất.
Bảng 3. Tự đánh giá mức độ đạt được của nhóm kỹ năng hoạt động của sinh viên
Nội dung kỹ năng hợp tác
Rất thành
thạo
(%)
Thành
thạo
(%)
Chưa
thành
thạo
(%)
�̅�
Kỹ năng tổ chức công việc 4,09 26,98 68,94 1,4
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN 87
Kỹ năng quản lý thời gian 4,63 34,88 60,49 1,4
Kỹ năng lắng nghe, chia sẻ 7,90 32,43 59,67 1,5
Kỹ năng thuyết trình 10,08 43,32 46,59 1,6
Kỹ năng thảo luận 10,63 48,77 40,60 1,7
Kỹ năng đưa, nhận ý kiến phản hồi 7,90 47,96 44,14 1,6
Kỹ năng quản lý cảm xúc 5,18 32,97 61,85 1,4
Kỹ năng điều hành thảo luận nhóm hợp
tác
0,27 7,90 91,83 1,1
Kỹ năng giải quyết vấn đề 9,54 26,43 64,03 1,5
Chung 6,69 33,51 30,63 1,5
Ghi chú: 1≤ �̅�≤3. Điểm trung bình càng cao sự biểu hiện kỹ năng càng tốt
Nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động là nhóm kỹ năng có tác động trực tiếp, quyết định đến
hiệu quả hợp tác của sinh viên. Do vậy, sự thành thạo hay yếu kém kỹ năng này sẽ
quyết định đến sự thành công hay thất bại của nhóm hợp tác. Kết quả điều tra thể hiện ở
Bảng 3 cho thấy mức độ đạt được kỹ năng này của sinh viên chỉ mới dừng lại ở mức
chưa thành thạo với �̅� = 1,5. Ở mức độ này sinh viên mới chỉ thực hiện có kết quả các
hành động dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giảng viên. Nếu điều kiện không thay đổi
sinh viên có thể tự thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Do đó, sinh viên cần tăng
cường tự rèn luyện nhiều hơn nữa những kỹ năng này và giảng viên cần theo dõi, giám
sát, hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ sinh viên nhiều hơn nữa để sinh viên có thể
thực hiện một cách thành thạo các hành động có kết quả cao ngay cả khi không có giảng
viên và cả khi điều kiện, môi trường hợp tác có sự thay đổi.
Trong nhóm kỹ năng này có 3 kỹ năng được sinh viên đánh giá ở mức độ tốt hơn cả là
“Kỹ năng thảo luận” có 59,40% sinh viên đạt mức“Rất thành thạo” và “Thành thạo”,
“Kỹ năng thuyết trình” có 53,40% sinh viên đạt mức“Rất thành thạo” và “Thành
thạo”, “Kỹ năng đưa, nhận ý kiến phản hồi” có 55,18% sinh viên đạt mức“Rất thành
thạo” và “Thành thạo”. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi tiến hành Phỏng vấn và được
một sinh viên năm thứ 2 cho biết trong quá trình học tập trên lớp sinh viên được tham
gia thảo luận nhóm nhiều, khi có kết quả sinh viên được lên thuyết trình trày bày trước
lớp và được các bạn trong lớp nhận xét, góp ý đồng thời sinh viên cũng được nhận xét,
góp ý cho các nhóm khác. Hầu như học phần nào chúng em cũng được thực hiện những
việc này cho nên giờ chúng em đã quen, tự tin khi làm và làm tốt. Trong thực tế “Kỹ
năng thuyết trình”, “Kỹ năng thảo luận” và “Kỹ năng đưa, nhận ý kiến phản hồi” là
những kỹ năng chung cho rất nhiều hoạt động không chỉ ở hoạt động hợp tác. Do đó
được giảng viên quan tâm tổ chức, hướng dẫn rèn luyện nhiều, bản thân sinh viên cũng
nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn, trước mắt nên tập trung rèn luyện nhiều hơn để mang
đến kết quả hoạt động tốt hơn.
88 NGUYỄN THỊ HÀ – TRẦN VĂN TÍN
Bảng 4. Tự đánh giá mức độ đạt được của nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá
trong quá trình hợp tác
Nội dung kỹ năng hợp tác
Rất
thành
thạo
(%)
Thành
thạo
(%)
Chưa
thành
thạo
(%)
�̅�
Kỹ năng tự kiếm tra, đánh giá 8,99 24,25 66,76 1,4
Kỹ năng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau 10,08 21,53 68,39 1,4
Chung 9,54 22,89 67,57 1,4
Ghi chú: 1≤ �̅�≤3. Điểm trung bình càng cao sự biểu hiện kỹ năng càng tốt
Trong quá trình hợp tác, cần thiết phải đánh giá hiệu quả hợp tác để có những điều
chỉnh, thay đổi, bổ sung kịp thời mục tiêu hợp tác, điều kiện hợp tác, kế hoạch hợp tác,
nội dung hợp tác, cách thức hợp tác, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác. Ngoài ra kỹ
năng này còn giúp sinh viên biết tự điều chỉnh bản thân trong quá trình hợp tác để tránh
những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ đó giúp sinh viên luôn
nâng cao kết quả và hiệu quả hợp tác. Do vậy nhóm kỹ năng này đóng vai trò khá quan
trọng đối với hiệu quả hợp tác của sinh viên. Tuy vậy mức độ đạt được của nhóm kỹ
năng này còn rất thấp, �̅� = 1,4. Số sinh viên đạt mức chưa Thành thạo của “Kỹ năng tự
kiếm tra, đánh giá” lên đến 66,76% và số sinh viên đạt mức chưa Thành thạo của “Kỹ
năng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau” chiếm đến 68,39%. Ở mức độ này của kỹ năng sinh
viên rất ít khi đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt được của bản thân, rút kinh
nghiệm cho bản thân, rất ít khi đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt được của
người khác và rút kinh nghiệm từ người khác cho bản thân. Kết quả đạt được nhóm kỹ
năng này còn thấp do đó sinh viên cần tích cực hơn nữa trong việc rèn luyện để đạt
được mức độ thành thạo của kỹ năng.
Tóm lại, mức độ đạt được các kỹ năng bộ phận của kỹ năng hợp tác của sinh viên còn
thấp. Chưa có kỹ năng nào được tất cả sinh viên đánh giá là thành thạo và rất thành thạo.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Việc rèn luyện kỹ năng hợp tác cho sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng
cao kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên và đối với việc đảo bảo chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu xã hội của nhà trường. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng hợp tác của
sinh viên vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Kết hợp với việc tìm hiểu, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên gặp phải
chúng tôi đề xuất 5 biện pháp giúp sinh viên nâng cao kết quả và hiệu quả rèn luyện cho
bản thân sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng hợp tác.
Biện pháp 2: Hình thành động cơ rèn luyện kỹ năng hợp tác đúng đắn.
Biện pháp 3: Lập kế hoạch và quyết tâm thực hiện kế hoạch cho việc rèn luyện kỹ năng.
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỢP TÁC CỦA SINH VIÊN 89
Biện pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức rèn luyện kỹ năng hơp tác.
Biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động rèn luyện kỹ
năng hợp tác.
Các biện pháp chúng tôi đưa ra được dựa trên những cở sở lý luận và thực tiễn nên có
khả năng cải thiện thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên. Hy vọng sẽ được
sinh viên áp dụng, các giảng viên quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để sinh viên có thế áp
dụng các biện pháp một cách tốt nhất góp phần nâng cao dần hiệu quả rèn luyện của
sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Hải Hoàn (2014). Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm, Học viện bưu chính viễn
thông, Bộ môn Phát triển kỹ năng.
[2] Thái Duy Tuyên (2010). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo
dục.
Title: THE STATUS OF TRAINING COOPERATION SKILL OF STUDENTS OF HUE
UNIVERSITY OF EDUCATION
Abstract: This paper presents the results of research on the status of training skill of students of
Hue University of Education in 2015-2016. Based on the analysis of the results of the survey,
we also propose measures to improve students' practice in collaborative skills.
Keywords: Cooperation, Skill, cooperation skill, training cooperation skill
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_564_nguyenthiha_tranvantin_13_nguyen_thi_ha_6657_2020267.pdf