Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Nếu rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên được thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dung hiệu quả thì bình quân mỗi năm, giá trị kinh tế thu được ước tính đạt 48,12 tỷ đồng, trong đó nguồn rác hữu cơ để chế biến phân bón 21 tỷ, nhựa, nilon13,2 tỷ, kim loại 7,2 tỷ và giấy loại 6,6 tỷ đồng. Ngoài ra việc thu gom, tái sử dụng rác thải còn có ý nghĩa rất lớn về bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Thái Nguyên đang là vấn đề môi trường rất cấp thiết. Tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh và thành phố quan tâm, áp dụng các giải pháp để tăng cường công tác quản lý, tái chế, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt góp phần tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

pdf5 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 181 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Nguyễn Ngọc Nông1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên là sự gia tăng về rác thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Từ khoá: Rác thải, môi trường, thành phố, tái sử dụng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Chất thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề nan giải, là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn rộng. Quản lý rác thải hiện nay đang trở thành một vấn đề bức xúc, khó khăn tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tập trung ở nước ta.Thái Nguyên là thành phố đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên 189,7 km2, dân số hơn 330.000 người, có 10 xã và 18 phường, là thành phố có quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá nhanh, hoạt động công nghiệp lâu đời, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 của cả nước. Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá, là sự gia tăng về chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, có hệ thống quản lý và công nghệ xử lý phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Mục đích của nghiên cứu này là: Đánh giá thực trạng nguồn phát thải, số lượng, thành phần chất thải sinh hoạt tại khu vực đô thị thành phố Thái Nguyên làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn. * Tel: 0983640215; Email:ngocnongtn@yahoo.com.vn ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại 28 phường, xã thuộc TP. Thái Nguyên, được chia ra thành 3 khu vực (Khu vực phía Bắc gồm 5 xã: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Quyết Thắng, Phúc Xuân và 3 phường: Quan Triều, Quang Vinh, Tân Long; khu vực trung tâm gồm 10 phường: Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Thịnh Đán, Gia Sàng, Tân Lập, Túc Duyên, Tân Thịnh, Trưng Vương; khu vực phía Nam gồm 5 xã: Tích Lương, Lương Sơn, Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đức và 5 phường: Cam Giá, Phú Xá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành). Số liệu, tài liệu thứ cấp được thu thập năm 2010 và năm 2011 tại các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng; điều tra trực tiếp, khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn; tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu bằng excel. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Lượng và nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên Tổng khối lượng rác thải (KLRT) sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình được điều tra thực tế và tính toán lượng rác thải bình quân (LRTBQ) người/ngày tại các xã, phường. Kết quả trình bày ở bảng 1. Theo đó, LRTBQ và tổng KLRT khu vực trung tâm là lớn nhất, khu vực phía Bắc và phía Nam tương đương nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 182 Bảng 1. Lượng rác thải phát sinh (RTPS) từ hộ gia đình STT Khu vực Dân số ( người) LRBQ/người/ngày (kg/người/ngày) Tổng KLRT ( Tấn/ngày) I Khu vực phía Bắc 1 Phường Quan Triều 7.512 0,611 4,589 2 Phường Quang Vinh 6.196 0,602 3,730 3 Phường Tân Long 5.917 0,600 3,550 4 Xã Quyết Thắng 11.684 0,501 5,853 5 Xã Đồng Bẩm 5.552 0,421 2,337 6 Xã Phúc Xuân 4.839 0,384 1,858 7 Xã Cao Ngạn 6.530 0,373 2,436 8 Xã Phúc Hà 3.561 0,342 1,218 Tổng 51.791 0,479 25,571 II Khu vực Trung tâm 1 Phường Quang Trung 23.383 0,640 14,965 2 Phường Đồng Quang 11.369 0,650 7,390 3 Phường Phan Đình Phùng 18.533 0,710 13,158 4 Phường Hoàng Văn Thụ 17.234 0,590 10,168 5 Phường Túc Duyên 9.312 0,540 5,028 6 Phường Trưng Vương 8.078 0,640 5,169 7 Phường Gia Sàng 12.963 0,560 7,259 8 Phường Tân Lập 12.573 0,660 8,298 9 Phường Thịnh Đán 15.320 0,550 8,426 10 Phường Tân Thịnh 14.667 0,530 7,773 Tổng 143.432 0,607 87,634 III Khu vực phía Nam 1 Phường Cam Giá 12.417 0,580 7,202 2 Phường Phú Xá 12.044 0,610 7,347 3 Phường Tân Thành 6.434 0,570 3,667 4 Phường Trung Thành 13.938 0,590 8,223 5 Phường Hương Sơn 13.448 0,620 8,338 6 Xã Thịnh Đức 7.651 0,340 2,601 7 Xã Tích Lương 8.268 0,410 3,390 8 Xã Trúc Trìu 4.791 0,350 1,677 9 Xã Tân Cương 5.098 0,32 1,631 10 Xã Lương Sơn 11.253 0,450 5,064 Tổng 95.342 0,480 49,140 Nguồn rác thải phát sinh (RTPS) rất đa dạng, gồm các nguồn từ: hộ gia đình, công sở, trường học, đường phố, khu thương mại, chợ... Các nguồn phát sinh có khối lượng, thành phần, tỉ lệ khác nhau mang đặc trưng của từng khu vực, được thể hiện trong bảng 2 và biểu đồ 1: Theo đó, nguồn RTPS từ hộ dân là lớn nhất, chiếm 80 - 85 %, từ các nguồn khác chỉ chiếm khoảng 15 - 20%. Từ bảng 1 và 2 có thể ước tính lượng RTPS/năm từ các khu vực của thành phố như bảng 3: Lượng RTPS ở khu vực Trung tâm là 40.868,64 tấn/năm chiếm 55% tổng lượng RTPS toàn thành phố, khu vực phía Bắc là 10.383 tấn /năm chiếm 14%, khu vực phía nam là 23.074 tấn/năm chiếm 31%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 183 Bảng 2: Các nguồn rác thải phát sinh (RTPS) của các khu vực STT Khu vực Từ hộ dân (tấn/ngày) Từ nguồn khác (tấn/ngày) Tổng lượng (tấn/ngày) I Phía Bắc TP 1 Phường Quan Triều 4,589 0,387 4,976 2 Phường Quang Vinh 3,730 0,315 4,045 3 Phường Tân Long 3,550 0,327 3,877 4 Xã Quyết Thắng 5,853 1,291 7,144 5 Xã Đồng Bẩm 2,337 0,269 2,606 6 Xã Phúc Xuân 1,858 0,258 2,116 7 Xã Cao Ngạn 2,436 0,210 2,646 8 Xã Phúc Hà 1,218 0,216 1,434 Tổng 25,571 3,273 28,844 II Trung tâm TP 1 Phường Quang Trung 14,965 3,813 18,778 2 Phường Đồng Quang 7,390 3,681 11,071 3 Phường Phan Đình Phùng 13,158 4,360 17,518 4 Phường Hoàng Văn Thụ 10,168 3,616 13,784 5 Phường Túc Duyên 5,028 1,871 6,899 6 Phường Trưng Vương 5,169 1,729 6,898 7 Phường Gia Sàng 7,259 1,415 8,674 8 Phường Tân Lập 8,298 1,320 9,618 9 Phường Thịnh Đán 8,426 1,524 9,950 10 Phường Tân Thịnh 7,773 2,561 10,334 Tổng 87,634 25,890 113,524 III Phía Nam TP 1 Phường Cam Giá 7,202 2,546 9,748 2 Phường Phú Xá 7,347 1,561 8,908 3 Phường Tân Thành 3,667 2,103 5,770 4 Phường Trung Thành 8,223 3,880 12,103 5 Phường Hương Sơn 8,338 1,471 9,809 6 Xã Thịnh Đức 2,601 0,152 2,753 7 Xã Tích Lương 3,390 0,684 4,074 8 Xã Trúc Trìu 1,677 0,302 1,979 9 Xã Tân Cương 1,631 0,834 2,465 10 Xã Lương Sơn 5,064 1,423 6,487 Tổng 49,140 14,956 64,096 Biểu đồ 1: Các nguồn rác thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực ở TP. Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 184 Bảng 3: Ước tính lượng RTPS/năm tại các khu vực STT Khu vực Lượng RTPS (tấn/ngày) Lượng RTPS (tấn/tháng) Lượng RTPS (tấn/năm) 1 Khu vực phía Bắc 28,844 865,32 10.383,84 2 Khu vực Trung tâm 113,524 3.405,72 40.868,64 3 Khu vực phía Nam 64,096 1.922,88 23.074,56 Tổng 206,464 6.193,92 74.327,04 Thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên Kết quả điều tra thực tế về thành phần rác thải sinh hoạt bình quân tại thành phố Thái Nguyên năm 2011 được thể hiện qua biểu đồ 2: Theo đó, lượng rác hữu cơ chiếm gần 56,68%, chất khác 18,78%, cao su, nhựa, nilon 7,91%, giấy vụn 5,93%, kim loại 4,32%, vải, sợi 4,41%, sứ, thuỷ tinh 1,97%. Đáng chú ý là lượng rác hữu cơ, kim loại, nhựa là nguồn tài nguyên có thể được tái chế, tái sử dụng. Biểu đồ 2: Tỷ lệ các thành phần rác thải sinh hoạt khu vực thành phố Thái Nguyên Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu vực Qua điều tra thực tế kết hợp báo cáo về tình hình thu gom rác thải của Công ty Môi trường đô thị Thái Nguyên năm 2011 được thể hiện ở bảng 4: Bảng 4: Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt ở các khu vực STT Khu vực Lượng rác phát sinh (tấn/ngày) Lượng rác thu gom (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Phía Bắc TP 28,844 18,910 65,560 2 Trung tâm TP 113,524 95,320 83,960 3 Phía Nam TP 64,096 35,050 54,680 Bình quân 68,820 49,760 68,060 Khu vực Trung tâm, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom cao nhất, đạt 83,96%, khu vực phía Bắc đạt 65,56%, khu vực phía Nam chỉ đạt 54,68%, bình quan toàn thành phố đạt 68 %, còn 32% chưa được thu gom. Lợi ích từ việc tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt Kết quả điều tra năm 2011 và Báo cáo ĐTM Dự án khu xử lý chất thải rắn Tân Cương thành phố Thái Nguyên, ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt ở bảng 5: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 185 Bảng 5: Ước tính giá trị kinh tế từ rác thải sinh hoạt của TP. Thái Nguyên STT Thành phần rác Tỷ lệ (%) Khối lượng (tấn/năm) Giá (nghìn đồng/tấn) Thành tiền (triệu đồng) 1 Hữu cơ 56,68 42.128,57 500 21.064,29 2 Giấy các loại 5,93 4.407,59 1.500 6.611,39 3 Nhựa, nilon 7,91 5.879,27 2.250 13.228,36 4 Kim loại 4,32 3.210,93 2.250 7.224,59 Tổng 48.128,63 Nếu rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên được thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dung hiệu quả thì bình quân mỗi năm, giá trị kinh tế thu được ước tính đạt 48,12 tỷ đồng, trong đó nguồn rác hữu cơ để chế biến phân bón 21 tỷ, nhựa, nilon13,2 tỷ, kim loại 7,2 tỷ và giấy loại 6,6 tỷ đồng. Ngoài ra việc thu gom, tái sử dụng rác thải còn có ý nghĩa rất lớn về bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố Thái Nguyên đang là vấn đề môi trường rất cấp thiết. Tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Đề nghị các ngành chức năng của tỉnh và thành phố quan tâm, áp dụng các giải pháp để tăng cường công tác quản lý, tái chế, tái sử dụng nguồn rác thải sinh hoạt góp phần tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005. [2]. Công ty Môi trường và Công trình đô thị thành phố Thái Nguyên (2010), Hồ sơ dự toán dịch vụ vệ sinh công cộng năm 2010, 2011. [3]. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2001), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu xử lý chất thải rắn Tân Cương thành phố Thái Nguyên. [4]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), “Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Công báo số 1672/2007/QĐ-UBND số 17+18 ngày 20/9 /2007. SUMMARY THE CURRENT SITUATION OF RESIDENTIAL WAST MANAGEMENT IN THAI NGUYEN CITY Nguyen Ngoc Nong*, Nguyen Ngoc Son Hai College of Agriculture and Forestry – TNU Along with economic development and urbanization of Thai Nguyen city is the increase in household waste and environmental pollution. Results of surveys and researches showed that the total amount of residential waste in Thai Nguyen city generated averagely about 206 tons/day, 73,327 tons/year, of which those in the central area accounts for 55%, those in the south area accounts for 31%, those in the north is 14%. Average collection rate citywide is 68%. Percentages of waste recycled, reused include: 56.6% organic matters, 7.91% plastic, 1.97% metals, 5.93% waste paper. These are great renewable resources that can be recycled, re-used to both increase economic efficiency and ensure environmental issues. If residential waste is collected, managed, recycled and reused properly, revenues each year from domestic waste of the city may reach about 48 billion VND. Key words: Wast, environment, city, recycled * Tel: 0983640215; Email:ngocnongtn@yahoo.com.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33454_37274_79201210322912012_split_29_6086_2052259.pdf