Thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên tập sự ở các trường THPT và Trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Phan Minh Tiến

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng NLCNL của đội ngũ GVTS ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy, hầu hết trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cũng như khả năng thực hiện các KNCN lớp của đội ngũ này đều được đánh giá ở mức độ trung bình. Đây là điều đáng báo động đối với các cơ sở đào tạo giáo viên; các trường THPT và TCCN, bởi chất lượng giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác giáo dục học sinh. Từ thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng, chúng tôi thấy việc phải xây dựng được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao trình độ nói chung và NLCNL nói riêng cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN là vấn đề cấp bách hiện nay. Theo chúng tôi, các giải pháp cần phải mang tính toàn diện về nội dung và cần thực hiện ở các cấp độ: cơ sở đào tạo giáo viên; các trường THPT và TCCN; đội ngũ GVTS. Các giải pháp cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về sự cần thiết của việc nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS; 2. Thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị cho giáo viên làm công tác CN lớp ở trường phổ thông, TCCN ở các trường Cao đẳng, ĐH; 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng NLCNL cho GVTS ở các trường THPT và TCCN; 4. Tăng cường mối liên kết giữa các trường ĐHSP với các trường THPT và TCCN trong đào tạo và sử dung giáo viên; 5. Tăng cường công tác tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của đội ngũ GVTS; 6. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và tạo động lực cho GVTS trong việc nâng cao NLCNL.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên tập sự ở các trường THPT và Trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Phan Minh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 159-166 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ Ở CÁC TRƯỜNG THPT VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN PHAN MINH TIẾN TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Giáo viên tập sự (GVTS) là những giáo viên trẻ mới ra trường và về công tác tại trường trung học phổ thông (THPT) và trung học chuyên nghiệp (TCCN) từ 1-2 năm. Họ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Song do yêu cầu của nhà trường, họ vẫn được phân công làm giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực chủ nhiệm lớp (NLCNL) của đội ngũ GVTS, làm cơ sở cho việc xác lập hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nước ta tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng học sinh cá biệt; hiện tượng suy giảm về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năng lực (NL) giáo dục nói chung, NLCNL nói riêng của đội ngũ GVCN ở các trường phổ thông và TCCN còn hạn chế [5]. GVTS là những giáo viên trẻ mới ra trường và về công tác tại trường phổ thông từ 1-2 năm. Họ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và thực tiễn giáo dục. Song do yêu cầu của nhà trường, đa số GVTS vẫn được phân công làm GVCN. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh. Để tìm hiểu thực trạng chủ nhiệm (CN) lớp của đội ngũ GVTS và nguyên nhân dẫn đến thực trạng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 100 GVTS, 22 cán bộ quản lý giáo dục và 20 GVCN có kinh nghiệm ở 20 trường THPT và TCCN của 5 Sở Giáo dục và Đào tạo (Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum). 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức của GVTS về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống các kỹ năng chủ nhiệm lớp Theo các nhà nghiên cứu, NL công tác CN lớp được thể hiện trên hai tiêu chí: - Trình độ kiến thức về công tác CN lớp - Khả năng thực hiện các KN chủ nhiệm (KNCN) lớp. [3] Trong đó, KNCN lớp là kết quả quá trình vận dụng hệ thống kiến thức về công tác CN vào giải quyết các nhiệm vụ CN lớp trong tình huống cụ thể; là sự thể hiện một cách cụ thể, sinh động NLCNL của giáo viên và nó được xem là tiêu chí cơ bản để đánh giá về NL công tác CN lớp của GVTS. PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN 160 Để rèn luyện hệ thống các KNCN lớp hiệu quả, GVTS phải có nhận thức đúng về vai trò của nó. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này và kết quả cho thấy tất cả GVTS được điều tra đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống các KNCN. 100% GVTS đều cho rằng việc rèn luyện hệ thống các KNCN là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao NLCNL. Theo GVTS, để làm tốt công tác CN lớp, người giáo viên phải rèn luyện hệ thống các kỹ năng (KN) sau: Bảng 1. Đánh giá của GVTS về tầm quan trọng của các nhóm kỹ năng chủ nhiệm lớp Hệ thống kỹ năng CN lớp X SD Nhóm KN lập kế hoạch CN lớp 4,34 0,46 Nhóm KN tổ chức, quản lý lớp CN 4,49 0,40 Nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục và xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong công tác CN lớp 4,54 0,35 Nhóm KN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác CN lớp 4,35 0,46 Nhóm KN tự bồi dưỡng, rèn luyện 4,34 0,52 Chú thích: (1 ≤ X ≤ 5) Số liệu ở bảng 1 cho thấy, các GVTS đánh giá rất cao về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống KNCN lớp (4,34 ≤ X ≤ 4,54); trong đó, "Nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục và xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong công tác CN" được họ xem là cần thiết phải rèn luyện nhất. Đây là nhóm KN cơ bản, thực hiện tốt nhóm KN này là cơ sở để giáo viên thực hiện tốt các nhóm KN khác. Sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống KNCN lớp của GVTS xuất phát chủ yếu từ những nhiệm vụ cơ bản của người GVCN, như: Để gần gũi và hiểu học sinh; làm tăng khả năng khả năng cảm hóa, thuyết phục học sinh; để tổ chức, sắp xếp các bộ máy tự quản có hiệu quả, thuận lợi cho tổ chức các hoạt động trong lớp CN; để có thể xây dựng được những bản kế hoạch CN có khả năng thực thi; có uy tín đối với học sinh và đồng nghiệp... Có thể nói, mặc dù mới bước đầu tiếp cận và thực hiện công tác CN lớp nhưng các GVTS đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện hệ thống KNCN. Đây là thuận lợi lớn cho GVTS trong quá trình rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. 2.2. Năng lực chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự 2.2.1. Đánh giá chung về năng lực chủ nhiệm lớp của GVTS Khi được yêu cầu đánh giá chung về NLCNL của mình, đa số GVTS cho rằng NL của họ ở mức “khá” (51,1%) và “đạt yêu cầu” (32,3%). Tỉ lệ GVTS tự đánh giá ở mức “rất tốt” và “tốt” thấp (15,1%), đặc biệt có một GVTS tự đánh giá NLCNL của mình chỉ đạt mức “yếu” (1,0%). Kết quả này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp cấp bách nhằm nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ... 161 2.2.2. Trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự Để nghiên cứu thực chất NLCNL của đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN, chúng tôi đã lần lượt khảo sát trên ba nhóm đối tượng: GVTS, GVCN và CBQL. Điểm trung bình cộng của ba nhóm được lấy làm điểm để đánh giá NLCNL của GVTS. Bảng 2. Trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác chủ nhiệm của giáo viên tập sự Kiến thức GVTS GVCN CBQL Chung X SD X SD X SD X SD Kiến thức chuyên môn 3,99 0,54 3,75 0,64 3,64 0,58 3,90 0,58 Kiến thức về Tâm lý học 3,57 0,57 3,25 0,72 3,18 0,59 3,46 0,62 Kiến thức về Giáo dục học 3,47 0,63 3,30 0,66 3,23 0,61 3,41 0,63 Kiến thức về Văn hóa 3,73 0,59 3,60 0,50 3,64 0,58 3,70 0,57 Hiểu biết về xã hội 3,64 0,54 3,35 0,59 3,36 0,66 3,55 0,58 Hiểu biết về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 3,39 0,67 3,15 0,67 3,00 0,69 3,30 0,65 Chú thích: (1 ≤ X ≤ 5) Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ kiến thức của GVTS ở các lĩnh vực đạt từ mức “trung bình” đến “khá tốt” (3,30 ≤ X ≤ 3,90). Để thực hiện tốt các nội dung công tác CN lớp, người GVTS cần phải có trình độ kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, trong đó, kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học được xem là kiến thức cơ sở, nền tảng, tuy nhiên qua điều tra, trình độ hiểu biết của các GVTS ở lĩnh vực kiến thức này chỉ mới ở mức trung bình ( X Tâm lý học= 3,46; X Giáo dục học= 3,41). Việc không am hiểu nhiều về lĩnh vực kiến thức này là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong NLCNL của GVTS. 2.2.3. Khả năng thực hiện hệ thống kỹ năng chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự Bảng 3. Tự đánh giá về khả năng thực hiện kỹ năng chủ nhiệm lớp của giáo viên tập sự Hệ thống kỹ năng CN lớp GVTS GVHD CBQL Chung X SD X SD X SD X SD Nhóm KN lập kế hoạch CN lớp 3,36 0,58 3,08 0,37 3,36 0,57 3,31 0,56 Nhóm KN tổ chức, quản lý lớp CN 3,52 0,58 3,18 0,45 3,27 0,57 3,43 0,57 Nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục và xử lý các tình huống SP xảy ra trong công tác CN lớp 3,46 0,54 3,05 0,50 3,24 0,58 3,37 0,56 Nhóm KN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác CN lớp 3,31 0,62 2,96 0,53 3,19 0,64 3,24 0,62 Nhóm KN tự bồi dưỡng, rèn luyện 3,42 0,73 3,38 0,63 3,39 0,72 3,41 0,71 Chú thích: (1 ≤ X ≤ 5) PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN 162 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, khả năng thực hiện KNCN lớp của GVTS chỉ ở mức trung bình (3,24 ≤ X ≤ 3,43). Trong số các nhóm KNCN lớp của GVTS, nhóm KN được các GVTS, CBQL và GVCN lớp ở trường PT đánh giá cao hơn cả là KN tổ chức, quản lý lớp học ( X = 3,43), tiếp đến là các KN tự rèn luyện, bồi dưỡng ( X = 3,41), nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng và xử lý tình huống sư phạm ( X = 3,37), KN lập kế hoạch CN lớp ( X = 3,31), và xếp cuối cùng là nhóm KN phối hợp các lực lượng trong công tác CN ( X = 3,24). Trong hệ thống KN cần thiết cho công tác CN lớp của người giáo viên tương lai, các KN mà sinh viên được tiếp cận và trực tiếp tham gia thực hành nhiều nhất là KN tổ chức và quản lí hoạt động của lớp. Ở các trường đại học (ĐH) nói chung và đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng, tuy ở mỗi lớp đều có một giáo viên hướng dẫn, nhưng do đặc điểm của quá trình đào tạo ở trường ĐH, hầu như mọi hoạt động của lớp đều do sinh viên tự tổ chức và tự quản lí. Các em phải bắt đầu từ việc xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cho lớp, cho chi Đoàn, huy động các nguồn lực có liên quan và phân công nhau tổ chức. Tuy chưa có sự thống nhất trong đánh giá, nhưng đây là nhóm KN được đánh giá cao nhất ( X = 3,43). Song nhóm KN này cũng chỉ được lượng giá ở mức trung bình. Nhóm KN tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của GVTS cũng được đánh giá tương đối cao ( X = 3,42, xếp thứ 2). Điều này được giải thích bởi những nguyên nhân như: yêu cầu ngày càng cao đối với người giáo viên; sự chuyển đổi phương thức đào tạo của các trường ĐH; áp lực của sự “cạnh tranh”, “tồn tại” trong trường phổ thông; phấn đấu để có uy tín với giáo viên, với học sinh trong trường [1, 2] Trong hệ thống KNCNL, nhóm KN được đánh giá ít thành thạo nhất của GVTS đó là: “KN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác CN” ( X = 3,24). Đánh giá này là khá chính xác bởi trong quá trình học tập, sinh viên rất ít có cơ hội phối hợp với các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động. Họ lúng túng và không có kinh nghiệm trong việc thực hiện phối hợp với các lực lượng giáo dục là điều dễ hiểu. Đánh giá chung: trình độ kiến thức nghiệp vụ công tác CN cũng như khả năng thực hiện các KNCN của GVTS các trường THPT và TCCN chủ yếu ở mức độ trung bình, NL công tác CN lớp chưa tốt. Cần phải xác lập các biện pháp để nâng cao NLCNL cho GVTS các trường THPT và TCCN. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện KNCNL của GVTS Có nhiều yếu tố tác động đến việc hình thành và rèn luyện KN CN lớp của GVTS. Ở đây chúng tôi chỉ xét đến sự tác động của 3 yếu tố cơ bản: - Trường ĐHSP - Trường THPT và TCCN - Sự tự rèn luyện và bồi dưỡng của GVTS THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ... 163 Sau khi tiến hành phân tích thống kê hồi quy bội, chúng tôi đã xác định được sự tác động của các yếu tố trên đến việc hình thành và rèn luyện KNCN lớp của GVTS. Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện KNCNL của GVTS Các yếu tố tác động Bêta (β) Trường Đại học Sư phạm 0,253** Trường THPT và TCCN 0,081 Sự rèn luyện và bồi dưỡng của GVTS 0,373*** Chú thích: β** khi p < 0,01; β*** khi p < 0,001 Từ kết quả Bêta ở bảng 4 ta có thể nhận xét: yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành và rèn luyện KNCN lớp của GVTS chính là sự rèn luyện và bồi dưỡng của họ (β = 0,373, p < 0,001); tiếp đến là sự tác động của trường ĐHSP (β = 0,253, p < 0,01); sự tác động của nhà trường THPT và TCCN ảnh hưởng không đáng kể. Có thể luận giải ý nghĩa của các thông số đó như sau: Với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện của trường ĐHSP, những GVTS có sự tích cực cao trong quá trình tự rèn luyện và bồi dưỡng thường có khả năng thực hiện tốt các KNCN trong thời gian tập sự. Theo điều lệ trường THPT, để được công nhận là giáo viên chính thức của trường phổ thông, mỗi giáo viên phải có thời gian tập sự từ 1 đến 2 năm. Là những người mới bắt đầu làm quen với nghề nghiệp, số năm công tác của GVTS ở trường THPT hoặc TCCN thường là dưới một năm. Họ đang trong quá trình thích nghi với công việc mới trong môi trường sư phạm nơi mình công tác. BGH các trường THPT và TCCN đã có nhiều biện pháp tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho GVTS rèn luyện KNCN lớp, như giao cho GVTS đảm nhận các công việc vừa sức: trợ lý cho các hoạt động văn - thể của trường, giúp việc cho các tổ trưởng...; động viên, khuyến khích GVTS tham gia các hoạt động chung của trường...; tạo điều kiện để mỗi GVTS tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; phân công GVCN có kinh nghiệm và trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số biện pháp đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả tác động chưa cao, như chưa xây dựng được các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng GVTS; các biện pháp động viên, khen thưởng chưa thỏa đáng; việc tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GVTS chưa thường xuyên... Có thể nói, nhà trường THPT và TCCN đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đề xuất và thực hiện những biện pháp để giúp GVTS nâng cao NLCNL. Tuy nhiên, do thời gian tác động nên những biện pháp này chưa thực sự tác động mạnh đến GVTS. Mặt khác, thực tế ở các trường THPT và TCCN cho thấy, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng NL giảng dạy cho các GVTS. Ngay các GVTS cũng cho rằng, trong thời gian tập sự, họ chủ yếu đầu tư cho chuyên môn và được giúp đỡ về chuyên môn. Do đó, trong thời gian tập sự, trình độ thực hiện KNCN lớp chủ yếu là do sự cố gắng, rèn luyện, tự bồi dưỡng bấy lâu nay của GVTS và quá trình được đào tạo ở trường ĐHSP. Về phía trường ĐHSP, tuy đã xây dựng được hệ thống các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm [6], và nhà trường đã chú ý đến việc hình thành cho sinh viên các KN cần thiết để đảm PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN 164 bảo hoạt động nghề nghiệp, song việc rèn luyện những KN này chưa được tổ chức ở mức độ thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Nhà trường chủ yếu tập trung trang bị cho sinh viên nhóm KN nắm vững đặc điểm đối tượng giáo dục, xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong công tác CN lớp và nhóm KN tự bồi dưỡng, rèn luyện. Hình thức rèn luyện KN CN lớp được nhà trường chú trọng tổ chức thường xuyên và có hiệu quả là thông qua các đợt kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm định kỳ, tổ chức Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm, qua dạy các học phần Tâm lý học và Giáo dục học, trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Các hình thức như mời đại diện trường THPT hoặc TCCN báo cáo, tập huấn về nghiệp vụ công tác CN, tham quan thực tế giáo dục phổ thông, thông qua dạy học các môn văn hóa, qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ít được chú trọng rèn luyện hơn, chỉ thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” và “ít hiệu quả”. Mặc dù trường sư phạm đã rất cố gắng trong việc xây dựng nội dung hệ thống KN toàn diện, tổ chức cho sinh viên rèn luyện để đáp ứng được những yêu cầu của tổ chức hoạt động ở trường THPT và TCCN, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy, những hoạt động mà trường Sư phạm tổ chức chưa theo kịp những thay đổi trong trường phổ thông, quỹ thời gian đào tạo của nhà trường hẹp, không đủ để rèn luyện; hình thức rèn luyện chưa đa dạng và hấp dẫn, chưa có sự liên kết với trường THPT và TCCN. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng, nội dung rèn luyện còn nghèo nàn, “chưa được định hướng đúng”, chưa đa dạng, “phương pháp và hình thức giáo dục nghiệp vụ sư phạm còn đơn điệu” [3]. Về phía GVTS, ngay từ những năm đang theo học ở trường Sư phạm, họ đã tích cực học tập và tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm do trường và khoa tổ chức. Khi bắt đầu làm công tác CN, họ lại quan sát các GVCN có kinh nghiệm, học hỏi, trao đổi với các thầy cô giáo đi trước trong trường... Bên cạnh đó, họ thường xuyên nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, nâng cao nhận thức của bản thân về vai trò của GVCN, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tự xây dựng cho mình kế hoạch rèn luyện chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn rèn luyện. Chính vì vậy, yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện là yếu tố chi phối lớn nhất đến trình độ thực hiện KNCN lớp của GVTS. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình rèn luyện KNCNL của GVTS 2.4.1. Thuận lợi: Theo các GVTS, trong quá trình rèn luyện NLCNL họ có được các thuận lợi rất cơ bản: - Trong thời gian ở trường ĐHSP, họ đã được đào tạo, rèn luyện rất bài bản về công tác CN lớp. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH các trường THPT và TCCN. - Được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các GVCN và đồng nghiệp đi trước khi công tác tại các trường THPT và TCCN. - Sức trẻ và ý thức phấn đấu vươn lên của chính mỗi GVTS. - Một lợi thế rất lớn của các giáo viên trẻ hiện nay là khả năng làm chủ ngoại ngữ và tin học. Nhờ vào lợi thế này mà họ dễ dàng trong việc tìm hiểu các thông tin THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẬP SỰ... 165 cần thiết để vận dụng vào quá trình dạy học và giáo dục, do đó tạo ra được uy tín đối với học sinh lớp CN. - Sự nhiệt tình của tuổi trẻ và do chưa bận rộn nhiều bởi các công việc riêng tư, gia đình, nên GVTS có nhiều thời gian hơn cho việc chăm lo cho lớp CN, quan tâm gần gũi học sinh, vì vậy, đa số các GVCN trẻ đều được học sinh trong lớp yêu mến, tin cậy. 2.4.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình rèn luyện KNCNL của các GVTS cũng gặp nhiều khó khăn. - Khó khăn lớn nhất mà các GVTS đánh giá thuộc về chính bản thân giáo viên: còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong làm công tác CN lớp, trong tổ chức các hoạt động. - Ý thức và thái độ rèn luyện của chính các GVTS đã ảnh hưởng đến chất lượng rèn luyện NLCNL của họ. Một bộ phận không nhỏ GVTS chưa quan tâm đúng mức đến việc tự bồi dưỡng và nâng cao NL cá nhân. Do thiếu tích cực rèn luyện trong trường sư phạm nên sau khi ra trường, họ tỏ ra hạn chế nhiều trong thích nghi và đáp ứng với các yêu cầu của môi trường giáo dục mới, vì vậy, số GVTS này chậm tiến bộ trong quá trình rèn luyện, phấn đấu. - Những bất cập trong quá trình đào tạo của trường sư phạm: Chương trình đào tạo chưa quan tâm đúng mức đến các học phần có chức năng chuẩn bị cho sinh viên về tri thức và KN giảng dạy, giáo dục ở trường phổ thông và TCCN. - Do ảnh hưởng của nền KTTT, một bộ phận cha mẹ học sinh quá bận rộn với công việc làm ăn nên ít có điều kiện và thời gian chăm sóc, bảo ban, giáo dục con cái, phó mặc việc giáo dục con cái họ cho nhà trường và GVCN mà thiếu sự phối hợp giáo dục cần thiết. Thiếu sự phối hợp, hợp tác của gia đình làm cho chất lượng giáo dục học sinh giảm sút, trong khi đó, các GVTS lại hầu như chưa được dạy các KN phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh. - Các trường THPT và TCCN chưa có những nội dung, kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng NL cho đội ngũ giáo viên trẻ và GVTS hay việc chưa được hướng dẫn tận tình KN xây dựng các qui trình tổ chức hoạt động cho lớp CN... 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng NLCNL của đội ngũ GVTS ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy, hầu hết trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cũng như khả năng thực hiện các KNCN lớp của đội ngũ này đều được đánh giá ở mức độ trung bình. Đây là điều đáng báo động đối với các cơ sở đào tạo giáo viên; các trường THPT và TCCN, bởi chất lượng giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác giáo dục học sinh. Từ thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng, chúng tôi thấy việc phải xây dựng được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao trình độ nói chung và NLCNL nói riêng cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN là vấn đề cấp bách hiện nay. PHAN MINH TIẾN - TRƯƠNG THANH THÚY - ĐINH THỊ HỒNG VÂN 166 Theo chúng tôi, các giải pháp cần phải mang tính toàn diện về nội dung và cần thực hiện ở các cấp độ: cơ sở đào tạo giáo viên; các trường THPT và TCCN; đội ngũ GVTS... Các giải pháp cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về sự cần thiết của việc nâng cao NLCNL cho đội ngũ GVTS; 2. Thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị cho giáo viên làm công tác CN lớp ở trường phổ thông, TCCN ở các trường Cao đẳng, ĐH; 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng NLCNL cho GVTS ở các trường THPT và TCCN; 4. Tăng cường mối liên kết giữa các trường ĐHSP với các trường THPT và TCCN trong đào tạo và sử dung giáo viên; 5. Tăng cường công tác tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của đội ngũ GVTS; 6. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và tạo động lực cho GVTS trong việc nâng cao NLCNL. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THPT, THCS và trường phổ thông có nhiều bậc học, Hà Nội. [3] Nguyễn Đình Chỉnh, Kiến tập và thực tập sư phạm, Hà Nội, 1998. [4] Phạm Trung Thanh (chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. [5] Hà Nhật Thăng (1999), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà nội. [6] Báo cáo thực trạng đề tài cấp Bộ (2009), Nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVTS ở các trường THPT và TCCN, Trường Đại học Sư phạm Huế. Title: HEAD-TEACHER CAPACITY OF TRAINEE STAFFS AT HIGH SCHOOLS AND VOCATIONAL SCHOOLS IN CENTRAL VIETNAM AND THE HIGHLANDS Abstract: Trainee-teachers are the young ones who just graduated from university and have been working as teachers at high schools and vocational schools for one or two years. They are young, lack of educational experiences. However, due to the demands of the schools, they are assigned to be head-teachers. This article aimed to make a survey and an evaluation on their head-teacher capacity, based on which a system of solutions were proposed to enhance their class management. TS. PHAN MINH TIẾN Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP - Đại học Huế. ThS. TRƯƠNG THANH THÚY - ThS. ĐINH THỊ HỒNG VÂN GV Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_348_phanminhtien_truongthanhthuy_dinhthihongvan_25_phan_minh_tien_7452_2021195.pdf
Tài liệu liên quan