Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

- Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên chưa coi trọng công tác ngoại khoá của sinh viên, thiếu sự tổ chức hướng dẫn sinh viên tự tập luyện và rèn luyện thân thể và các hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT. Tổ chức thi đấu còn rất ít chưa thực sự sôi động. - Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về cán bộ và kinh phí cho công tác giáo dục thể chất còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu về số lượng. Chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp động viên cán bộ giáo viên và vận động viên tham gia hoạt động phong trào thể dục thể thao cũng như phong trào tập luyện ngoại khoá và thi đấu các môn thể thao. - Về cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng đến việc luyện tập TDTT ngoại khóa của sinh viên. - Thể lực của sinh viên còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu về rèn luyện thân thể do nhà trường đề ra.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 69 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN Nguyễn Văn Thanh1*, Hoàng Thị Huyền2 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, 2Khoa Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thông qua quan sát, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp tài liệu và phân tích thực tế để tiến hành đánh giá thực trang hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên. Từ khóa: Thực trạng, Hoạt động thể dục thể thao, Ngoại khóa, Giờ chính khóa, Giờ ngoại khóa, Giáo dục thể chất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là một yêu cầu tự nguyện tự giác phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe. Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên được thành lập từ năm 2004 với bề dày truyền thống gần 10 năm, thầy và trò của nhà trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Quy mô đào tạo hiện nay của trường là trên 5000 sinh viên chính quy. Với số lượng sinh viên như vậy, song thực tế cho đến nay, với thời lượng các tiết học thể dục là không đủ cho mục tiêu nâng cao thể chất cho sinh viên, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho sinh viên còn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động ngoại khóa TDTT cho sinh viên hàng năm cũng chưa được tiến hành do vậy không có cơ sở để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp và có hiệu quả tốt Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên của trường là vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những nguyên nhân trên với mong muốn đóng góp cho sự phát triển phong trào TDTT ngoại khóa của Trường chúng tôi tiến hành đánh giá "Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên". * Tel: 0986882134 – Email: huyenphong13@gmail.com PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Phương pháp toán học thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng chương trình, giáo án giảng dạy môn thể dục của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: Nội dung chương trình thể dục ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên phân bố chưa hợp lý và nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu, không đáp ứng được nhu cầu, sở thích của sinh viên. Đây là một trong những điểm hạn chế trong công tác dạy học thể dục, không chỉ ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên mà ở hầu hết các trường ĐH trên cả nước. Phương pháp tổ chức giảng dạy thể dục của trường Môn thể dục được các giáo viên trong trường tiến hành giảng dạy cho sinh viên theo hai hình thức chính khóa và ngoại khóa. Giờ học chính khóa: Được thực hiện theo thời khóa biểu của nhà trường, lên lớp theo khối lượng thời gian và chương trình, cách kiểm tra đánh giá cho điểm theo quy định. Giờ ngoại khoá: Thời gian hoạt động ngoại khóa dành cho các em nhìn chung còn trong phạm vi nhỏ, số lượng các em tham gia đội tuyển chưa nhiều. Nhà trường cũng chưa có hình thức hướng dẫn các em sinh viên tự tập luyện hoàn thiện các nội dung chính khóa. Chưa phát động được phong trào tự rèn luyện Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 70 tập luyện của sinh viên theo các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đôi khi, các giờ học ngoại khóa chưa được coi trọng nên việc duy trì chưa thường xuyên chất lượng, chỉ khi chuẩn bị tổ chức giải mới gấp rút tập luyện. Bảng 1. Bảng phân phối chương trình giảng dạy môn thể dục của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên TT Học phần I, II, III Nội dung giảng dạy Số giờ Tỷ lệ % Nội dung giảng dạy Số giờ Tỷ lệ % Nội dung giảng dạy Số giờ Tỷ lệ % Học phần I (GDTCI) Học phần II (GDTCII) Học phần III (GDTCIII) 1 Lý thuyết 3 10 Lý thuyết: 3 10 Lý thuyết: 3 10 2 Thực hành: 27 90 Thực hành: 27 90 Thực hành: 27 90 1. Phương pháp tập luyện và một số tư thế chính 3 10 1. Tư thế chuẩn bị và các hình thức di chuyển 3 10 1. Các kỹ thuật dẫn bóng 3 10 2. Một số bài tập trong thể dục cơ bản 3 10 2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay và kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (Đệm bóng) 9 30 2. Các kỹ thuật giữ bóng 9 30 3. Bài thể dục tay không 60 động tác 9 30 3. Kỹ thuật phát bóng 9 30 3. Các kỹ thuật đá bóng 9 30 4. Bài thể dục 65 động tác với gậy 9 30 4. Luật bóng chuyền và phương pháp thi đấu 3 10 4. Luật bóng đá 11 người và phương pháp thi đấu 3 10 5. Kiểm tra 3 10 5. Kiểm tra 3 10 5. Kiểm tra 3 10 Tổng số giờ học phần I: 30 100 Tổng số giờ học phần II: 30 100 Tổng số giờ học phần III: 30 100 Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Qua bảng 2 cho thấy chất lượng công tác GDTC chưa đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo cũng như nguyện vọng của sinh viên. Thực trạng về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, kinh phí, sân bãi, dụng cụ của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy học tập nội khoá còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy học tập và tập luyện ngoại khóa của sinh viên, cũng như diện tích đất, công trình thể thao phục vụ cho nhu cầu tự tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể của sinh viên trang thiết bị còn thiếu thốn. Thực trạng thể lực và hoạt động TDTT ngoại khóa của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (bảng 3) Những yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng đến tập luyện ngoại khoá, rèn luyện thân thể (RLTT) của sinh viên là không có tổ chức, giáo viên hướng dẫn, không có điều kiện sân bãi dụng cụ và cũng một phần do chương trình học tập nặng nề nên thiếu thời gian. Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 71 Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác GDTC trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (n = 36). TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn n % 1. Đánh giá công tác GDTC: - - - Đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. 12 33.33 - Đáp ứng từng phần yêu cầu. 0 0 - Chưa đáp ứng. 24 66.67 2. Những vấn đề mà công tác GDTC cần tập trung: - - - Đảng uỷ Ban giám hiệu cần quan tâm luôn. 32 88.89 - Cần đẩy mạnh hoạt động TDTT ngoại khóa. 29 80.56 - Cần nâng cao chất lượng giáo viên TDTT. 36 100.00 - Phải cải tiến phương pháp giảng dạy TDTT phù hợp điều kiện nhà trường. 30 83.33 - Cần phải tăng cường cơ sở vật chất sân bãi. 28 77.77 - Tăng kinh phí dành cho hoạt động thể thao. 30 83.33 - Cần tổ chức các hoạt động thể thao. 31 86.11 - Cần tổ chức các giải thể thao, CLB, đội tuyển. 32 88.89 3. Công tác tổ chức bộ môn: - - - Cần thiết phát triển bộ môn thể dục. 10 27.78 - Công tác kế hoạch bộ môn: - + Đã làm thường xuyên. 26 72.22 + Chưa thường xuyên. 10 27.78 - Xây dựng lại chương trình, nội dung giảng dạy. 9 25.00 - Nên đưa nội dung kiểm tra tiêu chuẩn RLTT vào đánh giá điểm học tập của sinh viên? 31 86.11 4. Công tác kế hoạch tổ chức (n = 10): - - - Công tác chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn với giáo viên. - - + Thường xuyên. 4 40.00 + Chưa thường xuyên. 6 60.00 - Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá của giáo viên. - - + Thường xuyên. 0 0.00 + Thỉnh thoảng. 2 20.00 + Chưa có. 8 80.00 Bảng 3. Kết quả điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên TT Nội dung phỏng vấn Năm thứ nhất (n = 72) Năm thứ hai (n = 68) Năm thứ ba (n = 60) Tổng cộng (n = 200) n % n % n % n % 1. Động cơ tập luyện TDTT: - Ham thích. 25 34.72 17 25 20 33.33 62 31 - Nhận thấy tác dụng của RLTT. 20 27.77 15 22.05 12 20 47 23.5 - Bắt buộc. 15 20.83 25 36.76 15 25 45 22.5 - Không có điều kiện. 12 16.66 11 16.17 13 21.66 36 18 Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 72 TT Nội dung phỏng vấn Năm thứ nhất (n = 72) Năm thứ hai (n = 68) Năm thứ ba (n = 60) Tổng cộng (n = 200) n % n % n % n % 2. Đánh giá giờ học nội khoá: - Cung cấp kiến thức về TDTT. 2 2.77 4 5.88 2 3.33 8 4 - Trang bị kỹ thuật môn thể thao. 3 4.16 1 1.47 3 5 7 3.5 - Nâng cao được sức khoẻ. 5 6.94 5 7.35 7 11.66 17 8.5 - Giờ học sôi động. 2 2.77 3 4.41 5 8.33 10 5 - Giờ học khô khan. 10 13.88 12 17.64 13 21.66 25 12.5 - Không đủ sân bãi dụng cụ. 50 69.44 45 66.17 30 50 125 62.5 3. Số sinh viên tập luyện ngoại khoá: - Thường xuyên. 21 29.16 8 11.76 10 16.66 39 19.5 - Thỉnh thoảng. 25 34.72 27 39.7 23 38.33 75 37.5 - Không tập. 26 36.11 33 48.52 27 45 86 43 4. Yếu tố ảnh hưởng đến giờ học GDTC chính khoá: - Do điều kiện sân bãi. 27 37.5 25 36.76 23 38.33 75 37.5 - Do trình độ giáo viên. 10 13.88 3 4.41 2 3.33 15 7.5 - Thiếu dụng cụ tập luyện. 30 41.66 29 42.64 27 45 86 43 - Không có đủ trang bị giầy, quần áo. 5 6.94 5 7.35 8 13.33 18 9 5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá: - Không có giáo viên hướng dẫn. 31 43.05 27 39.7 21 35 79 39.5 - Không có thời gian. 1 1.38 5 7.35 3 5 9 4.5 - Không có đủ điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện. 30 41.66 21 30.88 23 38.33 74 37 - Không được sự ủng hộ bạn bè. 4 5.55 6 8.82 3 5 13 6.5 - Không ham thích môn thể thao nào. 6 8.33 7 10.29 10 16.66 23 11.5 6. Sự ham thích tập luyện các môn thể thao: - Thích. 37 51.38 38 55.88 32 53.33 107 53.5 - Không thích. 35 48.61 30 44.11 28 46.66 93 46.5 7. Nhu cầu tham gia tập luyện tại các CLB văn hoá. - Rất muốn. 27 37.5 34 50 32 53.33 93 46.5 - Bình thường. 20 27.77 30 44.11 20 33.33 70 35 - Không cần thiết. 25 34.72 4 5.88 8 13.33 37 18.5 Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 73 TT Nội dung phỏng vấn Năm thứ nhất (n = 72) Năm thứ hai (n = 68) Năm thứ ba (n = 60) Tổng cộng (n = 200) n % n % n % n % 8. Nhu cầu tham gia tập luyện tại CLB thể thao ngoại khóa. - Rất muốn. 29 40.27 32 47.05 30 50 91 45.5 - Bình thường. 25 34.72 28 41.17 26 43.33 79 39.5 - Không cần thiết. 18 25 6 8.82 4 6.66 28 14 Thực trạng thể lực của sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Qua nghiên cứu thực trạng học tập cho thấy kết quả học tập thể dục của sinh viên chưa khả quan, vấn đề cần phải được quan tâm, xây dựng những biện pháp đồng bộ để nâng cao thể lực thể chất cho sinh viên trong trường thông qua hình thức tập luyện TDTT ngoại khoá, từ đó nâng cao thể lực cho sinh viên tốt hơn nữa. KẾT LUẬN - Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên chưa coi trọng công tác ngoại khoá của sinh viên, thiếu sự tổ chức hướng dẫn sinh viên tự tập luyện và rèn luyện thân thể và các hoạt động tập luyện ngoại khoá TDTT. Tổ chức thi đấu còn rất ít chưa thực sự sôi động. - Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về cán bộ và kinh phí cho công tác giáo dục thể chất còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu về số lượng. Chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp động viên cán bộ giáo viên và vận động viên tham gia hoạt động phong trào thể dục thể thao cũng như phong trào tập luyện ngoại khoá và thi đấu các môn thể thao. - Về cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng đến việc luyện tập TDTT ngoại khóa của sinh viên. - Thể lực của sinh viên còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu về rèn luyện thân thể do nhà trường đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bóng chuyền (Dùng cho sinh viên TDTT), Nxb TDTT 2008 2. Bóng chuyền bãi biển và mi ni, Nxb TDTT 1993. 3. Điền kinh và thể dục - Nxb GD 2008. 4. Giáo trình bóng chuyền, Nxb Thể dục thể thao Hà Nội - năm 2006 5. Giáo trình thể dục - Nxb TDTT 2011 6. Giáo trình trọng tài bóng đá, Nxb TDTT 2001 7. Luật bóng đá - Nxb TDTT Hà Nội 2011 8. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất nhà trường, Nxb Thể dục thể thao, năm 1997. 9. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao - Nxb TDTT 2006. 10. Vệ sinh và Y học TDTT- Nxb GD 2006 Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 74 SUMMARY PHYSICAL ACTIVITY PATTERNS EXTRA – CURRICULAR SPORT STUDENTS COLLEGE OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY Nguyen Van Thanh1*, Hoang Thi Huyen2 1College of Economics and Business Administration - TNU 2Foreign Language Department – TNU By observing, interviewing experts collecting information and analyzing current problems to evaluate extracurricular physical exercise among students at College of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University. Key words: Reality, sports activity, foreign key, primary key time, time extracurricular physical education. Ngày nhận bài:17/4/2014; ngày phản biện:14/5/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thành Trung – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0986882134 – Email: huyenphong13@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48543_52456_16920159224712_6948_2046626.pdf
Tài liệu liên quan