Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều
hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn
sinh học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần
đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận
động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của
an toàn sinh học là cách ly, làm sạch và khử
trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ
con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
của các cơ sở uy tín, tin cậy thành phố Thái
Nguyên với chính quyền và nhân dân địa
phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý
hành chính trong việc tập thể và cá nhân thực
hiện Pháp lệnh thú y.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chăn nuôi gà tại năm xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
37
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ TẠI NĂM XÃ PHÍA TÂY
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Thúy Mỵ1*, Trần Thanh Vân2, Nguyễn Tiến Đạt1
1Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên gồm 5 xã Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh
Đức và Tân Cương, là địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn, được quy hoạch cho phát
triển chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng
của các khu đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án
phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực trạng
chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành phố Thái Nguyên".
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Ở các xã phía tây Thành phố, gà địa phương là chủ yếu, chiếm tỷ
lệ cao nhất 77,39 %, gà nhập nội chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ là 1,46 %, gà lai chiếm tỷ lệ 21,15 %.
Con giống chủ yếu là tự sản xuất (74,86 %) hoặc mua qua tư thương không rõ nguồn gốc, không
qua kiểm dịch (15,69 %). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự do, chiếm 79,34 %, bán
chăn thả và nuôi nhốt chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 17,56 % và 3,10 %. Số hộ có quy mô đàn nhỏ
chiếm tỷ lệ cao (44,25 %), quy mô đàn trên 200 con chiếm tỷ lệ thấp (3,67 %). Vấn đề áp dụng
quy trình phòng bệnh cho đàn gà còn hạn chế, số đông các hộ chưa tổ chức chăn nuôi an toàn sinh
học, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin phòng bệnh thường gặp cho đàn gà là thấp, từ 43,40 % vắc-
xin Newcastle đến 5,25 % vắc-xin Gumboro, đàn gà bị mắc các bệnh thông thường với tỷ lệ khá
cao, từ 13,2 % bệnh Newcasstle đến 71,56 % bệnh Cầu trùng gà.
Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh
học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn
nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của an toàn sinh học
là cách ly, làm sạch và khử trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ con giống, thức ăn chăn
nuôi và thuốc thú y từ các cơ sở uy tín, tin cậy của thành phố Thái Nguyên với chính quyền và
nhân dân địa phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý hành chính tập thể và cá nhân trong
việc thực hiện Pháp lệnh thú y.
Từ khoá: An toàn sinh học, bệnh thường gặp trên gà, các xã phía tây thành phố Thái Nguyên,
chăn nuôi gà, cơ cấu giống, nguồn gốc gà giống, phương thức chăn nuôi gà, quy mô đàn, tiêm
chủng vắc-xin.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm
nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu
đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước
ta. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê [1],
số lượng gia cầm năm 2009 nhiều hơn năm
2008 là 31,9 triệu con, tăng 12,8%. Tình hình
chăn nuôi gà phát triển mạnh hơn so với chăn
nuôi lợn, trâu, bò ..., song vẫn thể hiện sự phát
triển thiếu bền vững. Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân
∗
Tel: 0977 008369, Email: vanmyvuchau@gmail.com
tán, dịch bệnh xảy ra liên tục, giá thành con
giống, thức ăn cao, đầu tư thấp, đã làm giảm
hiệu quả và tính bền vững của chăn nuôi gà
cũng như chăn nuôi gia cầm nói chung.
Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên là
địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn,
được quy hoạch cho phát triển chăn nuôi nói
chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp
thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của các khu
đô thị; để có các căn cứ thực tiễn về tình hình
chăn nuôi, thú y cho xây dựng các dự án phát
triển chăn nuôi gà an toàn sinh học tại nông
hộ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Thực
trạng chăn nuôi gà tại 5 xã phía Tây thành
phố Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
38
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng chăn nuôi và công
tác thú y trên đàn gà tại 5 xã phía Tây thành
phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển chăn nuôi gà an toàn sinh học
cho địa phương.
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Tình hình chăn nuôi, thú y trên đàn gà tại 5 xã
phía Tây thành phố: Quyết Thắng, Phúc
Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Tân Cương.
Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu
theo dõi
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y: Điều tra
phỏng vấn, thu thập thông tin từ UBND xã, từ
nông dân bằng câu hỏi trong phiếu điều tra,
điều tra chọn mẫu. Đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia của người dân (PRA).
Các chỉ tiêu theo dõi
- Giống, loại gà nuôi ở nông hộ
- Nguồn gốc cung cấp gà giống
- Phương thức chăn nuôi gà
- Quy mô đàn gà trong nông hộ
- Tiêm chủng vắc - xin phòng bệnh cho gà
- Tình hình mắc bệnh trên đàn gà
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được xử lý theo Thống kê sinh
vật học ứng dụng trong chăn nuôi của
Nguyễn Văn Thiện, 2008 [4] và Chương trình
MS Office Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Cơ cấu giống gà
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng giống
gà trên địa bàn 5 xã chủ yếu là gà địa phương.
Tính chung, tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương
chiếm 77,39%, tỷ lệ hộ nuôi gà lai chiếm
21,15 %, tỷ lệ hộ nuôi gà nhập nội thấp nhất
là 1,46 %. Gà địa phương chủ yếu là Ri tạp
giao địa phương. Tỷ lệ hộ nuôi gà địa phương
cao nhất ở xã Phúc Trìu, chiếm 89,72%, thấp
nhất ở xã Quyết Thắng (64,02 %), xã Tân
Cương (84,23 %), xã Phúc Xuân (77,66 %),
xã Thịnh Đức (71,34 %).
Gà lai chủ yếu là gà Ri lai Tam Hoàng, Ri lai
Lương Phượng, Lương Phượng lai Mía. Tỷ lệ
hộ nuôi gà lai cao nhất ở xã Quyết Thắng
(33,95 %), thấp nhất ở xã Phúc Trìu (10,28
%), xã Thịnh Đức (24,54 %), xã Phúc Xuân
(22,34 %), xã Tân Cương (14,63 %).
Gà nhập nội chủ yếu là gà nuôi lấy thịt thuộc
các giống Ross 308, Hubbard ISA, được nuôi
tại các trại gia công trên địa bàn xã Quyết
Thắng và Thịnh Đức, tập trung tại một số ít
trang trại. Gà Lương Phượng, Sasso, và con
lai của các giống lông mầu nhập nội như
Sasso lai Lương Phượng có nhiều hộ nuôi
hơn. Xã Thịnh Đức có tỷ lệ hộ nuôi gà nhập
nội là 4,12 %, xã Quyết Thắng (2,03 %), xã
Tân Cương (1,14%), các xã còn lại không có
hộ nuôi gà nhập nội.
Bảng 1. Cơ cấu giống gia cầm trong nông hộ (%)
Giống
Xã Gà nhập nội Gà lai Gà địa phương
Quyết Thắng * 2,03 33,95 64,02
Phúc Xuân 0,00 22,34 77,66
Phúc Trìu 0,00 10,28 89,72
Thịnh Đức 4,12 24,54 71,34
Tân Cương 1,14 14,63 84,23
Tính chung 1,46 21,15 77,39
* Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
39
Biểu đồ 1. Tỷ lệ phân bố giống/loại gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên
Bảng 2. Nguồn gốc cung cấp giống gà (%)
Nguồn gốc
Xã Có địa chỉ Không rõ nguồn gốc Tự cung tự cấp
Quyết Thắng 14,23 22,08 63,69
Phúc Xuân 6,95 24,23 68,82
Phúc Trìu 6,02 4,27 89,71
Thịnh Đức 19,78 14,25 65,97
Tân Cương 0,27 13,62 86,11
Tính chung 9,45 15,69 74,86
Bảng 3. Phương thức chăn nuôi gà (%)
Phương thức
Xã
Chăn thả tự do Bán chăn thả Nuôi nhốt
Quyết Thắng* 71,88 23,67 4,45
Phúc Xuân 93,54 6,12 0,34
Phúc Trìu 97,55 2,23 0,22
Thịnh Đức 48,13 41,56 10,31
Tân Cương 85,60 14,24 0,16
Tính chung 79,34 17,56 3,10
Nguồn gốc cung cấp giống gà
Qua bảng 2 cho thấy, nguồn cung cấp giống
gà chủ yếu vẫn là tự sản xuất. Tính chung, tỷ
lệ hộ tự sản xuất giống chiếm cao nhất là
74,86 %, hộ nuôi gà không rõ nguồn gốc là
15,69 %, hộ nuôi gà có nguồn gốc, địa chỉ rõ
ràng là 9,45 %.
Các hộ tự sản xuất giống, chủ yếu là gà địa
phương tạp giao qua nhiều thế hệ, việc sản
xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở
giống gốc, không có chọn tạo... dẫn đến con
giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng
xuất, hiệu quả chăn nuôi gà. Xã Phúc Trìu có
tỷ lệ hộ tự sản xuất giống cao nhất là 89,71
%, xã Tân Cương là 86,11 %, xã Phúc Xuân
là 68,82 %, xã Thịnh Đức là 65,97%, xã
Quyết Thắng là 63,69 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
40
Một số hộ mua gà tại các chợ bán lẻ, hàng
rong không rõ nguồn gốc xuất xứ, không
qua kiểm dịch. Tỷ lệ hộ nuôi gà không có
nguồn gốc ở xã Phúc Xuân là 24,23 %, xã
Quyết Thắng là 22,08 %, xã Thịnh Đức là
14,25 %, xã Tân Cương là 13,62 %, xã Phúc
Trìu là 4,27 %.
Các hộ nuôi gà lai và gà nhập nội lấy từ cơ
sở sản xuất đảm bào như công ty giống vật
nuôi Thái Nguyên, trung tâm giống gia cầm
Thụy Phương Tỷ lệ hộ mua gà giống rõ
nguồn gốc tại xã Thịnh Đức là 19,78 %, xã
Quyết Thắng là 14,23 %, xã Phúc Xuân là
6,95 %, và xã Phúc Trìu là 6,02 %, xã Tân
Cương là 0,27 %.
Phương thức nuôi gà
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường
ĐH Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).
Qua điều tra cho thấy, phương thức chăn thả
tự do vẫn là chủ yếu. Tính chung, tỷ lệ hộ
nuôi theo phương thức chăn thả tự do chiếm
79,34 %, bán chăn thả (17,56 %), nuôi nhốt
(3,10 %). Tỷ lệ hộ nuôi chăn thả tự do tại xã
Phúc Trìu (97,55 %); Phúc Xuân (93,54 %);
Tân Cương (85,6 %); Quyết Thắng (71,88
%); Thịnh Đức (48,13 %). Phương thức chăn
thả tự do đang là nguy cơ lây lan phát tán
mầm bệnh, như vậy việc giáo dục, truyền
thông chăn nuôi an toàn ở đây làm chưa tốt,
mặc dù những địa phương này thuộc địa bàn
thành phố Thái Nguyên, rất gần các trường đại
học trong đó có Trường Đại học Nông Lâm.
Phương thức bán chăn thả và nuôi nhốt chiếm
tỷ lệ thấp. Tỷ lệ hộ nuôi bán chăn thả ở xã
Thịnh Đức là 41,56 %; Quyết Thắng (23,67
%); Tân Cương (14,24 %); Phúc Xuân (6,12
%); Phúc Trìu (2,23 %). Tỷ lệ hộ nuôi nhốt ở
xã Thịnh Đức là 10,31 %; Quyết thắng (4,45
%); Phúc Xuân (0,34 %); Phúc Trìu (0,22 %);
Tân Cương (0,16 %).
Biểu đồ 2. Tỷ lệ phương thức chăn nuôi gà tại các xã miền tây TP Thái Nguyên
79.34
17.56
3.1
Chăn thả tự do
Bán chăn thả
Nuôi nhốt
Bảng 4. Quy mô đàn gà trong nông hộ (%)
Quy mô
Xã
200 con
Quyết Thắng* 30,08 23,67 29,67 10,23 6,35
Phúc Xuân 53,28 24,24 13,46 8,56 0,46
Phúc Trìu 49,88 35,67 8,32 6,13 0,00
Thịnh Đức 30,33 17,67 21,46 23,08 7,46
Tân Cương 57,67 22,23 12,93 3,08 4,09
Tính chung 44,25 24,69 17,17 10,22 3,67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
41
Bảng 5. Công tác tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh trên đàn gà (%)
Vắc-xin
Xã
Lasota Gumboro Newcastle Tụ huyết trùng Đậu
Quyết Thắng* 24,23 9,67 67,77 45,88 44,09
Phúc Xuân 4,08 0,67 33,55 12,33 11,57
Phúc Trìu 0,33 0,00 43,78 16,34 12,34
Thịnh Đức 17,67 8,23 57,67 36,08 29,95
Tân Cương 0,67 7,67 14,23 7,88 8,12
Tính chung 9,39 5,25 43,40 23,70 21,21
Bảng 6. Tình hình mắc bệnh lây trên đàn gà (%)
Bệnh
Xã*
Newcastle THT Cầu trùng Salmonella Đậu gà Hen gà (CRD)
Quyết Thắng 8,08 37,67 70,23 49,88 10,12 44,15
Phúc Xuân 13,93 45,78 74,08 63,67 24,12 53,88
Phúc Trìu 10,23 53,88 83,67 68,45 9,57 46,17
Thịnh Đức 0,23 22,34 55,67 50,13 22,17 23,88
Tân Cương 33,55 34,23 74,16 65,67 36,22 63,67
Tính chung 13,20 38,78 71,56 59,56 20,44 46,35
Quy mô đàn gà trong nông hộ
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH
Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng).
Qua điều tra trên cả 5 xã cho thấy, hộ nuôi
dưới 50 con chiếm tỷ lệ cao, 44,25 %; 50 –
100 con là 24,69 %; 100 – 150 con là 17,17
%; 150 – 200 con là 10,22 %; nhiều hơn 200
con là 3,67 %.
Tỷ lệ hộ có quy mô đàn từ 150 con trở lên
chiếm tỷ lệ thấp. Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ
lẻ, chưa trở thành nguồn thu nhập chính. Đầu
tư thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự
cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Hiện nay, một số hộ đã phát triển chăn nuôi
gà thành quy mô trang trại với số lượng 3000
– 5000 con gà tại xã Quyết Thắng và xã
Thịnh Đức. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi,
giao thông thuận tiện, nằm xa khu đông dân
cư, những xã phía Tây có tiềm năng phát triển
chăn nuôi gà với quy mô trang trại.
Công tác tiêm phòng
*Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH
Nông Lâm (thuộc xã Quyết Thắng)
Qua điều tra cho thấy, tình hình phòng bệnh
trên đàn gà còn nhiều hạn chế. Trên cả 5 xã,
tỷ lệ hộ sử dụng vắc-xin Newcastle là 43,40
%; vắc-xin Tụ huyết trùng là 23,70 %; vắc-
xin đậu là 21,21%; vắc-xin lasota là 9,39 %;
vắc-xin Gumboro là 5,25 %.
Nguyên nhân là do người dân chăn nuôi gà
theo kinh nghiệm truyền thống, chưa quan
tâm đến quy trình phòng bệnh, ngoài ra, do
chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tư thấp, người chăn
nuôi khó tiếp cận với các dịch vụ vắc xin cho
gà thường đóng liều 100 con trở lên.
Tình hình mắc bệnh trên đàn gà
* Số liệu có tham khảo từ các nguồn tài liệu
[5], [6], [7], [8], [9].
Qua điều tra cả 5 xã cho thấy, gà thường bị
mắc một số bệnh như: Cầu trùng, Salmonella,
Hen gà, Tụ huyết trùng, các bệnh do virus gây
ra như Newcastle, Đậu gà mắc với tỷ lệ thấp.
Tỷ lệ hộ nuôi gà bị bệnh Cầu trùng là 71,56
%; bệnh Salmonella là 59,56 %; bệnh Hen gà
là 46,35%; bệnh Tụ huyết trùng là 38,78%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
42
bệnh Đậu gà là 20,44%; bệnh Newcastle là
13,2 %. Ngoài ra, do chăn thả tự do cho nên
gà thường mắc các bệnh ký sinh trùng đường
tiêu hóa như giun tròn, sán dây; theo Phan Thị
Hồng Phúc, 2007 [3], tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
gà khi kiểm tra mẫu phân tại xã Quyết Thắng
là 55,79 %, đặc biệt vụ Xuân – Hè tỷ lệ nhiễm
giun đũa là 70,75 %.
Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức chăn
nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không đảm bảo an toàn
sinh học trong chăn nuôi nên dịch bệnh vẫn
thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh
tế cho hộ gia đình.
KẾT LUẬN
Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y
trên đàn gà của 5 xã phía Tây thành phố Thái
Nguyên cho thấy: Gà địa phương chiếm tỷ lệ
cao nhất 77,39 %, gà nhập nội chiếm tỷ lệ
thấp nhất, chỉ là 1,46 %, gà lai chiếm tỷ lệ
21,15 %. Con giống chủ yếu là tự sản xuất
(74,86 %) hoặc mua qua tư thương không rõ
nguồn gốc, không qua kiểm dịch (15,69 %).
Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự
do chiếm 79,34 %, bán chăn thả và nuôi nhốt
chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 17,56 % và 3,10
%. Số hộ có quy mô đàn từ 1 – 50 con chiếm
tỷ lệ cao (44,25 %), quy mô đàn trên 200 con
chiếm tỷ lệ thấp (3,67 %). Vấn đề áp dụng
quy trình phòng bệnh cho đàn gà còn hạn chế,
số đông các hộ chưa tổ chức chăn nuôi an
toàn sinh học, tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-
xin phòng bệnh thường gặp cho đàn gà còn
thấp từ 43,40 % vắc-xin Newcastle đến 5,25 %
vắc-xin Gumboro, đàn gà bị mắc các bệnh
thông thường với tỷ lệ khá cao, từ 13,2 % bệnh
Newcasstle đến 71,56% bệnh Cầu trùng gà.
Chăn nuôi gà của cả 5 xã phía Tây còn nhiều
hạn chế. Muốn phát triển chăn nuôi gà an toàn
sinh học, có hiệu quả kinh tế và bền vững, cần
đẩy mạnh công tác khuyến nông tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi gà an toàn cho nông hộ, vận
động, tuyên truyền thực hiện 3 nguyên tắc của
an toàn sinh học là cách ly, làm sạch và khử
trùng, cùng với việc gắn kết phối hợp dịch vụ
con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
của các cơ sở uy tín, tin cậy thành phố Thái
Nguyên với chính quyền và nhân dân địa
phương; vận động tuyên truyền gắn với xử lý
hành chính trong việc tập thể và cá nhân thực
hiện Pháp lệnh thú y.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
0&idmid=3&ItemID=9993
[2]. Lê Hồng Mẫn (2009), “Định hướng chuyển
dịch cơ cấu sản xuất chăn nuôi gia cầm”, Tạp chí
chăn nuôi số 2, 2009, Hội Chăn nuôi Việt Nam.
[3]. Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình
nhiễm giun đũa gà ở đàn gà nuôi gia đình tại xã
Quyết Thắng, Tp Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y, tập XIV - số 3 – 2007, Hội Thú
y Việt Nam.
[4]. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật
học ứng dụng trong chăn nuôi, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
[5]. UBND xã Phúc Xuân, Báo cáo thống kê của
về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.
[6]. UBND xã Phúc Trìu, Báo cáo thống kê của về
tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.
[7]. UBND xã Quyết Thắng, Báo cáo thống kê
của về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.
[8]. UBND xã Tân Cương, Báo cáo thống kê của
về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.
[9]. UBND xã Thịnh Đức, Báo cáo thống kê của
về tình hình chăn nuôi thú y năm 2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Thúy Mỵ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43
43
SUMMARY
THE CURRENT SITUATION OF CHICKENS RAISING PRACTICES IN 5
COMMUNES OF THE WESTERN AREA OF THAI NGUYEN CITY
Nguyen Thi Thuy My1∗, Tran Thanh Van2, Nguyen Tien Dat1
1College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Thainguyen University
Western communes of Thai Nguyen city including 5 comunes: Quyet Thang, Phuc Xuan, Phuc
Triu, Thinh Duc and Tan Cuong, where extensively large area of hilly and mountainous land, that
was planned for livestock development in general and poultry in particular, to provide food for
consumption for urban areas; in order to have the basic understandings on the practical breeding,
animal health for the construction of development projects raising poultry biosecurity at
household, we conducted the research: "The current situation of chickens raising practices in 5
communes of the Western area of Thai Nguyen city "
Research results showed that: In the western communes of the Thai Nguyen city, chickens were
mainly local breeds, which accounted for at most 77.39%, imported chicken was accounted for the
lowest proportion, which was only 1.46%, for crossed breed chicken, which was 21.15%. These
chickens were mainly home breeding practice (74.86%) or unknown origin chickens which were
bought from traders without warranty (15.69%). Husbandry practices are mainly free range,
accounted for 79.34%, semi-intensive and intensive system were in low proportions, which
accounted for 17.56% and 3.10%, respectively. A number of households with small-scale of
chicken raising were rather high (44.25%), with flock size of chicken over 200 birds was
accounted for a low percentage (3.67%). There was a limitation on diseases prevention practices,
the majority of households have not yet organized a so-called livestock biosecurity, the
vaccination in order to prevent some common diseases of chickens was low, from 43.40 % of
Newcastle vaccine to 5.25% of Gumboro vaccine, therefore, chickens infected with the diseases
were often occurred with a high rate, from 13.2% for Newcasstle disease to 71.56% for
Coccidiosis disease.
Raising chickens in the 5 communes of the western area of Thai Nguyen city is still limited. For
developping the biosecurity chicken raising practice effectively and economic sustainably, the
local authorities should promote the agricultural technical training in raising chickens for farm
biosecurity, convincing farmers to adapt three principles of biosecurity which are isolation,
cleaning and disinfection, along with mounting coordinated breeding services, animal feed and
veterinary medicines of prestige, credibility of Thai Nguyen city with the local authorities and
people; advocacy associated with the administrative handling of the communities and individuals
to perform veterinary Ordinance.
Key words: Biosecurity, the western communes of Thai Nguyen city, raising chickens, breed
proportions, origin of chicken breed, system of raising chickens, flock size, vaccination, common
diseases in chickens.
∗
Tel: 0977 008369, Email: vanmyvuchau@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_chan_nuoi_ga_tai_nam_xa_phia_tay_thanh_pho_thai_n.pdf