Tài liệu Cây ca cao ở Đắk Lắk và Lâm Đồng: Những thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Thứ ba, hệ thống sinh kế và văn hóa của người dân tộc tại chỗ rất coi trọng sự đa dạng sinh kế bền vững và an toàn lương thực. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc vận động người dân trong các cộng đồng này trồng cacao cần phải tính đến những đặc điểm kể trên, bên cạnh các hỗ trợ cơ bản về kỹ thuật, giống và tài chính. Cụ thể, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục khuyến khích người dân tộc thiểu số tại chỗ trồng xen cacao như cây là một cây70 trồng bổ trợ trong cơ cấu trồng trọt đa canh của họ, hơn là trồng thuần và mang tính nền kinh tế hàng hóa. Thứ tư, cần hướng dẫn và đa dạng các sản phẩm sản xuất từ ca cao như làm rượu cacao, nước uống giải khát, làm bơ cacao để người dân biết thêm cơ hội đầu ra, chứ không chỉ hạt ca cao lên men để xuất khẩu. Đây cũng là cách đa dạng hóa sản phẩm để giảm rủi ro và tìm lối thoát cho người dân. Thứ năm, hiện tượng người dân chặt ca cao sau khi được khuyến khích trồng và đầu tư cần được nghiên cứu thấu đáo. Nó giống với các câu chuyện “trồng rồi chặt” trước đây của nền nông nghiệp Việt Nam. Dường như, có sự bất đối xứng về thông tin, sự tham gia của các lực lượng phi thị trường như hệ thống chính trị làm nhiễu tín hiệu thị trường, dẫn đến người nông dân ra quyết định sai, lĩnh hậu quả thiệt hại. Vì thế, cần có nghiên cứu về quá trình ra quyết định của người nông dân, các bên đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quyết định của người nông dân như thế nào, từ đó rút kinh nghiệm không chỉ cho ca cao mà cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Thứ sáu, cấu trúc thị trường ca cao đang được hình thành ở Việt Nam. Chính vì vậy, cần có một nghiên cứu tổng thể để biết “nút thắt và nút mở” của thị trường ở đâu, từ đó gợi ý những chính sách cho nhà nước định hình một thị trường công bằng hơn. Một ví dụ đơn giản là thị trường xuất khẩu đang được quyết định bởi các nhà xuất khẩu nào, giá cả ra sao; thị trường đầu vào sản xuất đang được quyết định bởi các nhà cung cấp nào, giá cả ra sao; và giữa các mắt trong chuỗi, ví dụ như người trồng và người chế biến/lên men, lợi nhuận đang được chia như thế nào. Nghiên cứu này là cần thiết để hướng đến một thị ngành ca cao công bằng và bền vững.

pdf73 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Cây ca cao ở Đắk Lắk và Lâm Đồng: Những thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cây công nghiệp dài ngày, bao gồm cacao. Phía đông giáp cao nguyên M’Đrắk là vùng đất xám pha cát, sỏi, đá granit, nơi việc trồng cacao có thể không hiệu quả. Phần lớn vùng đất đỏ ba zan hiện đang được các nông trường nhà nước quản lý và sử dụng. Đa số cư dân vùng này, gồm cả những tộc người thiểu số tại chỗ và di dân từ phía Bắc vào trong những năm 1980s-90s, đang ở những vùng đất ít màu mỡ hơn: Chỗ nào đất đỏ thì nông trường đã có quy hoạch từ xưa. Các đơn vị đã cắm chốt trồng lúa từ thời chiến tranh chống Mỹ. Những chỗ có cát, không hợp cà phê, hồi đó để hoang hết.. Dân di cư tự do, chỗ nào trống thì mới được làm.22 Ea Kar cũng là huyện có lượng mưa trung bình hàng năm thấp nhất tỉnh Đắk Lắk, từ 1.400 đến 1.800 mm, tuy nhiên tùy thuộc vào địa hình mà lượng mưa cục bộ của một số xã có khác nhau (vùng Tây Bắc và Đông Bắc Ea Kar có lượng mưa thấp nhất huyện, trung bình từ 1.400 – 1.550mm/năm). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 và 11 (các xã phía đông huyện như Ea Týh, Ea Sô, Cư Bông và một phần thị trấn Ea Knốp chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nên mùa mưa kéo dài đến tháng 12, do đó lượng mưa thường cao hơn các vùng còn lại). Các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2 và 3. Vào thời điểm này có nơi, có năm hầu như không mưa. Cây điều, theo một lãnh đạo của Phòng Nông nghiệp huyện, là “cây năm không” trong số các cây công nghiệp lâu năm. Năm không đó là: “không bón phân, không tạo hình, không phun thuốc, không nhổ cỏ, và không tưới nước”. Do vậy, cây điều đã từng là lựa chọn tối ưu trong điều kiện khô hạn và đất xấu. Cũng theo ông cán bộ Phòng Nông nghiệp này, trong thời gian gần đây, mùa mưa kéo dài đã khiến cây điều mất mùa liên tục mấy năm liền. Do vậy, nhiều hộ dân đã trồng cacao, được cho không, như một giải pháp để thay thế điều. Những lý do tương tự cũng khiến cho nhiều hộ dân ở Đạ Huoai trồng ca cao. Tuy nhiên, hầu hết những người tham gia các buổi thảo luận nhóm tại Ea Kar và Đạ Huoai đều nói về sự "không phù hợp" của cacao với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi họ sinh sống. Trong so sánh với tất cả các loại cây trồng khác tại địa phương, một người đàn ông có kinh nghiệm khá lâu năm cho biết: Cây ca cao so với các loại cây trồng là cây khó tính nhất, khí hậu vùng này, rồi đất đai vùng này thì báo cáo với các anh không phải đất đỏ, đất này là cái đất pha cát, mùa khô thì nó khô cứng, còn mùa mưa thì nó ngập nước, nên đối với cây ca cao người nào mà không chăm tử tế thì rủi ro là nguyên nhân ở đó. Mùa khô mà thiếu 22 Phỏng vấn chị Nông Thị Thương ngày 5/12/2012 tại thôn Quảng Cư, xã Cư Ni, huyện Ea Kar. 57 nước là cây ca cao không bao giờ chịu đựng được, nên cây ca cao là cây khó tính nhất trong các loại cây ở vùng này, tôi chỉ biết vậy thôi. Thông tin mà chúng tôi thu được từ các phỏng vấn sâu với những người dân đã và đang trồng ca cao ở cả Eakar và Đạ Huoai, kể cả người dân tộc thiểu số và người Kinh, cũng có cùng nội dung như vậy. Theo trải nghiệm của họ, cho dù "cũng bón phân các thứ nó bày vẽ hết rồi, làm theo cán bộ nó nói rồi" nhưng "nó không hợp, nó không lên...Vì cái đất này nó không phù hợp nên phải thua cây điều. Bên kia nhà nước người ta làm cái gì ba bốn chục gì đó, họ làm 8-9 năm rồi mà cũng chẳng có thu bao nhiêu". 2.2.6.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao vượt qua tầm kiểm soát của nhiều người dân Thất bại của những người dân tộc thiểu số tại chỗ trong việc trồng và chăm sóc cây ca cao những năm gần đây thường được người ngoài giải thích là do họ không nắm được quy trình kỹ thuật và không chăm chỉ. Quan điểm này được thể hiện phần nào trong lời phát biểu của một lãnh đạo doanh nghiệp cung cấp cây giống: "Cây ca cao không chọn tộc người, Kinh cũng được, thiểu số cũng được, miễn là phải chăm chỉ". Tuy nhiên, đối với cây ca cao, yếu tố chăm chỉ và nắm vững kỹ thuật không đảm bảo 100% sự thành công, do nó là một loại cây trồng, theo trải nghiệm của người dân, rất 'nhạy cảm', "khó tính". Giống như kết quả nghiên cứu ở Lắk trong nhóm người Mnông, hầu hết những người được phỏng vấn ở Ea Kar và Đạ Huoai đều có một nhận xét chung là kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao khó và phức tạp hơn rất nhiều so với các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày khác. Chính vì vậy, theo một nam giới người Kinh, cho dù "từ trước đến nay, kể cả ở ngoài quê cũng vậy, chưa có cây nào mà người ta giới thiệu kỹ thuật kỹ càng cho người dân như cây ca cao này", song tất cả những người trồng ca cao hiện nay đều không đảm bảo một cách chắc chắn là vườn ca cao của họ sẽ phát triển tốt hoặc quả không bị sâu bệnh. Cây ca cao đòi hỏi sự quan tâm ngay từ đầu và thường xuyên chăm sóc trong suốt quá trình, quy trình kỹ thuật được một người dân mô tả bằng từ "chặt chẽ". Sự phức tạp trong kỹ thuật trồng và chăm sóc không chỉ là nhận định của người dân tộc tại chỗ mà cả người Kinh và dân tộc di cư từ phía bắc vào. Theo chia sẻ của người dân ở Đạ Huoai và Ea Kar, muốn cây ca cao phát triển tốt và ra quả, cần phải trồng xen ít nhất 4 loại giống cây ca cao khác nhau (trên tổng số 8 loại). Do ca cao rất nhạy cảm với nắng, khi mới trồng, một điều kiện rất quan trọng để cây có thể sống được là có cây che bóng và chắn gió. Vì vậy, khi trồng ở những khu đất không có tán cây to, người dân phải đầu tư tạo tán che nắng cho từng gốc cây bằng cách dựng những 'túp' bằng cỏ tranh hay vầu nứa, le, vừa làm vật che nắng vừa có chức năng chắn gió, như mô tả của một anh nông dân người Kinh ở Ea Kar: Cái cây này có rễ cọc nhỏ, gió mà cứ lay lay thế này thì nó đứt toàn bộ rễ cám thì nó nghiêng xuống thì nó thế thôi. Cho nên khi mình trồng cây nhỏ đấy là mình phải chặt một ít cây le nhỏ nhỏ thế này, mình phải cắm vào một bên, mình cột cái dây một bên vào để nó nó trụ đỡ lay. Nói chung thì trồng ca cao thì cũng đòi hỏi kỹ thuật hơn cây cà phê, trồng cây cà phê thì nói chung cứ trồng xuống đấy rồi sau là 58 nó sống, cây nào chết thì chết, còn cây nào không chết thì nó sống lên là cứ vậy nó bén, cứ phân tro đều đặn vào là nó bén thôi. Khác với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày khác, ca cao là loại cây rất "nhạy cảm" với sâu bệnh, đặc biệt là bọ xít, sùng trắng và bệnh thối trái. Như thể hiện rõ trong chia sẻ của anh Hùng, một nông dân người Kinh tại Ea Kar trong đoạn trích dưới đây, khác với cà phê và các loại cây trồng khác, nhiều loại sâu bệnh của ca cao vượt qua tầm kiểm soát của người dân, kể cả cán bộ bảo vệ thực vật được đào tạo bài bản. Ở cà phê có khi là năm một lần có khi là không, còn có năm là không phun nữa đấy, mà cây cà phê cái bệnh của nó dễ, cái bệnh của nó chẳng có gì là khó khăn cả, khó là một cái là nó là gỉ sắt thôi, gỉ sắt thì nó cũng về theo mùa chứ không phải là khi nào cũng có, hai nữa là về cái mọt cành mọt ấy thì nó cũng ít thôi, mọt quả thì nó cũng ít, mà có cái rệp sáp, rệp sáp thì về mùa nắng có nhiều lắm, thì một vài tháng cái rệp sáp thì mình xịt cái nó cũng chết được, còn cây ca cao này nó cứ triền miên. Ca cao này là trời nó cứ mưa nắng là lại phát bệnh, mà phát bệnh rồi thì chịu không diệt được, thì chỉ có phòng thôi, chỉ có phòng thôi chứ nó chưa có, kể cả mấy ông bên bảo vệ thực vật ông cũng nói thế, nó chưa có cái thuốc gì mà đặc trị để trị được cái bệnh thối quả cả, mà tốt nhất là nông dân phải biết cách phòng tránh trước, phòng bệnh trước. Sâu bệnh, đặc biệt là loại sùng trắng, cũng là được ông K'dui, người Châu Mạ ở Đại Huoai, mô tả là loại bệnh đã làm chết 200 cây trong tổng số 600 cây cao cao mà ông trồng từ năm 2010: "sùng trắng nó ăn nên rễ nó đứt, thuốc cũng không được...không có cách nào, thuốc bao nhiêu nó cũng chết". Trong khi đó, ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng, ca cao là cây trồng mới nên hiện chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn để khuyến cáo (Bộ NN và PTNT chưa công bố quy trình kỹ thuật chuẩn cho cây ca cao). Các quy trình được các dự án, chương trình, tổ chức tập huấn cho người sản xuất chủ yếu được tổng hợp dựa trên những tài liệu của nước ngoài kết hợp với kinh nghiệm của một số nhà khoa học trong nước. Theo người sản xuất ca cao ở huyện Ea Kar hiện có hai bộ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao có những điểm khác nhau (một tài liệu của Viện Khoa học KTNLN Tây Nguyên (WASI) và một tài liệu của trường Đại học Nông lâm thành phố HCM). Ở huyện Ea Kar, các mô hình trình diễn và tập huấn chủ yếu về quy trình canh tác ca cao xen điều (rất phù hợp với hộ người Kinh và người Tày) mà chưa có các nghiên cứu, mô hình, tài liệu tập huấn về canh tác ca cao không xen điều (xen với cây ăn quả) để phổ biến cho các đối tượng nông dân không có vườn điều (chủ yếu là người dân tộc tại chỗ). Việc chăm sóc vườn ca cao xen cây ăn quả của người Êđê phụ thuộc nhiều vào sự năng động của hộ. Như vậy, rõ ràng là những yêu cầu phức tạp về khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật chăm sóc kể trên là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nản lòng những người nông dân, kể cả những người hào hứng nhất với việc trồng ca cao. Kỹ thuật đã khó nhưng việc tập huấn chuyển giao cũng gặp nhiều trở ngại. Theo một phụ nữ ở xã Cư Ni, các thông tin kỹ thuật được trao truyền theo kiểu “phân cấp”: các công ty phát triển ca cao (như Mars, Cargill) chỉ chọn đào tạo một số người chính (như trường 59 hợp ông Quang ở xã Cư Ni), rồi dựa vào những người này truyền lại thông tin cho các gia đình trồng ca cao khác ở địa phương nhưng bản thân người này không truyền lại đầy đủ thông tin cho người trồng ca cao ở địa phương họ phụ trách, thậm chí đổ lỗi cho họ trong việc trồng ca cao không hiệu quả. Bên cạnh đó, một cán bộ khuyến nông cũng cho biết dự án nào vào cũng muốn là người nghèo, chỉ để ý đến người đồng bào dân tộc tại chỗ song lại không xây dựng riêng cho họ một quy trình. Do chỉ có một mô hình, một quy trình cho tất cả các nhóm người nên nhiều hộ gia đình tộc người thiểu số không theo được. Cộng với việc người dân tham gia học không thường xuyên dẫn đến không hiệu quả vì không theo dõi đầy đủ, cẩn thận các thông tin kỹ thuật được hướng dẫn, dẫn đến việc dễ bỏ cuộc với cây ca cao. 2.2.6.3 Kỹ thuật lên men cacao phức tạp, tạo ra nhiều rủi ro về chất lượng Cây ca cao cần phải được chăm sóc tốt thì mới có thể tạo ra hạt ca cao có chất lượng được thị trường chấp nhận. Hạt ca cao đạt chất lượng mà các nhà chế biến mong muốn là: 1) Hạt có mùi sô cô la đặc trưng sau khi chế biến, 2) Hạt không có mùi vị lạ như mùi mốc, khói và không có vị quá chua và đắng, 3) Hạt có trọng lượng lớn, độ đồng đều cao, khoảng 1 gram/hạt, 4) Hạt được lên men đầy đủ, được phơi nắng để có độ ẩm từ 7,5 đến 8%, 5) Hạt không có dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn, côn trùng và tạp chất, 6) Hàm lượng axit béo tự do nhỏ hơn 1%, 7) Hàm lượng bơ từ 50 đến 58%, bơ có độ cứng cao, và hàm lượng vỏ từ 11 đến 12% ( Phạm Hồng Đức Phước, 2011: 181). Cụ thể, để tạo ra được 2.5 kg hạt trên mỗi cây một năm, người trồng phải có đủ tiền để mua phân bón và bón khoảng 2 kg cho mỗi cây một năm. Đây là những yêu cầu kỹ thuật khá khó do nhiều yếu tố đã được thảo luận ở các phần trên. Ngoài việc trồng, chăm sóc và thu hoạch thì nắm vững kỹ thuật lên men và làm khô hạt là quy trình kỹ thuật quan trọng nhất để sản phẩm được thị trường chấp nhận (Phạm Hồng Đức Phước, 2011: 89, 126). Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó đối với nhiều người dân. Để đạt tiêu chuẩn và bán được giá, người dân người dân phải tuân thủ các tiêu chuẩn được quy định trong bảng sau. Chỉ tiêu Loại 1A 1B 1C Số hạt trong 100g không lớn hơn 100 110 120 Độ ẩm, %, không lớn hơn 7.5 7.5 7.5 Hạt chai xám, %, không lớn hơn 3.0 3.0 3.0 Hạt mốc, %, không lớn hơn 3.0 3.0 3.0 Hạt hư hại do côn trùng, %, không lớn hơn 2.5 2.5 2.5 Tạp chất (rác thải ca cao), % không lớn hơn 1.0 1.0 1.0 Bảng 9. Tiêu chuẩn chất lượng ca cao Việt Nam (TCVN 7519) Tất cả những người tham gia các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, kể cả những hộ nông dân người Kinh đã tham gia tập huấn bài bản và thường xuyên hơn, đều chỉ ra rằng, lên men và làm khô hạt là quy trình kỹ thuật khó nhất đối với người nông dân. Một cán bộ 60 phòng nông nghiệp huyện Ea Kar cho biết: "Gia đình người Kinh khá tự hào về việc thông thạo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Nhưng vấn đề lớn nhất với họ hiện nay là các công đoạn chế biến sau thu hoạch, như tách hạt, lên men... Họ cũng mong muốn có thể sản xuất ra trực tiếp sản phẩm (như chocolate) cũng như chế biến được các sản phẩm phụ từ cây cacao." Trên thực tế, đa số hộ sản xuất ca cao cũng không được tập huấn về kỹ thuật lên men, chỉ một số ít là tập huấn viên được tập huấn về kỹ thuật lên men từ dự án Success – Alliance. Quan điểm của dự án Success – Alliance là muốn xây dựng hệ thống lên men tập trung để đảm bảo chất lượng nên dự án chỉ tập huấn kỹ thuật lên men cho tập huấn viên và hộ là điểm sơ chế lên men hạt ca cao. Tuy nhiên, mục tiêu này của dự án Success – Alliance khó thành công do lợi nhuận của hoạt động lên men mang lại khá lớn (1kg hạt ca cao lên men lãi khoảng 7.000 – 10.000 đồng so với không lên men). Chính vì vậy, có 79,5% hộ sản xuất ca cao (trong số 44 hộ trả lời phỏng vấn phần bảng hỏi định lượng) tự lên men ở cấp hộ gia đình và điều này ảnh hưởng tới chất lượng lên men ca cao. Hơn nữa sản lượng ca cao của một hộ gia đình ít và thu rải rác nên khối lượng một lần lên men ít (khoảng 10-20 kg hạt lên men). Theo một số người Ê Đê, sau vài lần các điểm thu mua từ chối mua hạt khô họ tự lên men với lý do không đảm bảo chất lượng, nhiều hộ gia đình nhiều người tỏ ra chán nản, không chú trọng đầu tư vì bán trái tươi không được giá so với công và vốn đầu tư mà gia đình bỏ ra. Khi đó, các hộ gia đình này xoay sang trồng ca cao theo kiểu “lai rai”, không chú trọng đầu tư nữa. 2.2.7 Thiếu hiểu biết tâm lý nông dân trong sản xuất nông nghiệp Có thể nói, việc đưa ca cao vào Đak Lak và Lâm Đồng chưa thật sự dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng về các đặc điểm văn hóa của các tộc người bản địa và di cư. Trên thực tế, có vẻ như các quyết định về việc phát triển cacao ở hai tỉnh này và các vùng khác trên toàn quốc đã sử dụng những dự báo có phần lạc quan do các doanh nghiệp thu mua và chế biến cacao nước ngoài cung cấp. Trong ‘Diễn đàn lần thứ 2 về Phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam: Cơ hội – Thách thức – Giải pháp’ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 11 năm 2013, hai trong số ba báo cáo về triển vọng phát triển ca cao ở Việt Nam là do các chuyên gia kinh tế của Mars và Cargill thực hiện và trình bày. Như nghiên cứu đợt 1 ở huyện Lak đã chỉ ra, việc tiếp thu một thực hành văn hóa sản xuất mới (như ca cao), ngoài lợi ích kinh tế theo tính toán của các nhà hoạch định chính sách hoặc doanh nghiệp, người dân còn dựa vào nhiều yếu tố khác để đánh giá xem thực hành mới này có tương thích với nền tảng sẵn có của họ hay không. Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng về nguyên nhân của sự 'phản kháng' của của người nông dân Đông Nam Á đối với sự can thiệp từ bên ngoài xuất bản năm 1976- "The Moral Economy of the Peasants: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia" [Nền kinh tế đạo đức của người nông dân: Sự phản kháng và tự cấp tự túc) - Jame Scott, dựa trên tư liệu điền dã tại Việt Nam và Malaysia, lập luận một cách thuyết phục rằng, trong bối cảnh tự nhiên khắc nghiệt 'nước ngập đến cổ' nơi họ đang sinh sống, nỗi sợ hãi về sự thiếu thốn nguồn lương thực hay khát vọng có được sự đảm bảo về an ninh lương thực cho cuộc sống hàng ngày là vấn đề được người nông dân quan tâm nhất. Để vượt qua được sự thiếu 61 thốn và đảm bảo an ninh lương thực cho cuộc sống tự cấp tự túc, họ đã xây dựng và phát triển "đạo lý tự cấp tự túc" [the subsistence ethnic], một nền tảng triết lý đi kèm với hàng loạt các 'dàn xếp' mang tính văn hoá, xã hội và kỹ thuật để có thể tồn tại được một cách bền vững trong bối cảnh đa dạng và khắc nghiệt của tự nhiên xung quanh. Các 'dàn xếp' mang tính văn hoá và xã hội quan trọng được ông nhấn mạnh là 'tương hỗ, tương trợ giữa những người là hàng xóm láng giềng (tương hỗ về tài chính, nguồn lao động, tương hỗ về tình cảm, vv) và sở hữu cộng đồng về đất đai. Các 'dàn xếp' mang tính kỹ thuật được Scott nhấn mạnh là "hệ thống giống cây trồng bản địa và kỹ thuật trồng trỉa được thực hành và kiểm nghiệm sự hiệu quả và bền vững hàng trăm năm thông qua phương thức thử-sai trong các bối cảnh tự nhiên khác nhau'. Người nông dân, dù là nhóm dân tộc nào, sinh sống ở miền núi hai đồng bằng, theo phân tích của Jame Scott, đều có xu hướng chống lại hay có thái độ dè dặt với bất cứ sự thay đổi có thể làm tan vỡ 'triết lý' tự cấp tự túc mà họ đã xây dựng, thực hành và giúp họ sinh sống và phát triển một cách bền vững hàng trăm năm. Chính vì vậy, việc đầu tư trồng ca cao có thể dẫn đến sự phá vỡ các nền tảng hay sự 'dàn xếp' văn hoá - xã hội và kỹ thuật mà Scott đã chỉ ra, đặc biệt là sự tương hỗ về nguồn lực có sẵn trong cộng đồng, vấn đề đa dạng cây trồng và kỹ thuật canh tác, mà người dân đã tích luỹ, xây dựng và thực hành qua hàng chục thế hệ để có được một cuộc sống kinh tế tự cấp tự túc ổn định và bền vững. Việc nhiều hộ dân không tham gia trồng ca cao, tham gia 'trồng rồi chặt', hay 'trồng, không chặt nhưng bỏ hoang' của người nông dân ở cả Đắk Lắc và Lâm Đồng hiện nay, cho dù họ là người Kinh, dân tộc tại chỗ, hay dân tộc di cư, có thể xuất phát từ tâm lý muốn lưu giữ những dàn xếp truyền thống để bảo đảm an ninh lương thực một cách bền vững, hoặc do họ chưa thấy sự tương thích và vượt trội của cây cacao trong hệ thống sinh kế của họ. Trong các kỹ thuật người nông dân xây dựng để tránh rủi ro, đảm bảo an ninh lương thực, thì đa dạng sinh kế là một trong những 'dàn xếp' quan trọng nhất, được người nông dân ở khu vực Đông Nam Á ưu tiên. Dựa vào những kinh nghiệm và tri thức được tích luỹ qua nhiều thế hệ, các tộc người đang sinh sống ở Đắk Lắc và Lâm Đồng, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ đã tích luỹ và xây dựng những chiến lược nông nghiệp phù hợp với hoàn cảnh môi trường tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng để sinh tồn và phát triển một cách bền vững. Một trong những chiến lược quan trọng của họ là đa canh. Theo một cán bộ có kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp ở Ea Kar thì: Theo thổ nhưỡng và khí hậu, người Êđê ở Ea Kar có các loại cây chủ lực là cà phê, lúa, ngô, đậu. Vì đặc điểm đất ở đây là triền đồi, ở trên trồng cây công nghiệp, dưới thấp hơn là cây hoa màu, dưới nữa là lúa. Hệ thống nông nghiệp của họ là đa dạng. Đã có một thời kỳ, hình ảnh cái vườn của tộc người thiểu số bị coi là vườn tạp, nhưng đôi khi tính an toàn của nó rất cao vì nó có cái lý ở trong đó. Ví dụ có lạm phát cái thì mất xơi mà cái này thì bàn tay của chính phủ không kịp xử lý, những năm cà phê mà những vùng trồng nhiều đùng phát chết luôn, chính phủ cũng chỉ can thiệp đến mức nào thôi. Nên rõ ràng là trong điều kiện khí hậu, địa hình thì rõ ràng là nó có cái lý của nó, có thể đối phó dần, còn chuyên canh bị một phát thì chết luôn. Nên cái việc chúng ta bảo phải thay đổi nhận thức của người dân nó không phải là một sớm một chiều, bởi vì các hệ thống chính sách của ta nó chưa đồng bộ. 62 Đối với những người thiểu số tại chỗ, đa dạng cây trồng chính là phương thức đầu tư có khả năng tránh rủi ro trong điều kiện nguồn vốn có hạn của họ. Điều này phần nào giải thích sự khác biệt lớn về diện tích ca cao của các hộ gia đình trong các cộng đồng tộc người khác nhau. Ví dụ, số liệu trong bảng sau đây cho thấy diện tích trồng cacao trung bình của các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ Ê đê ở xã Easar (Ea Kar, Đắk Lắk) chỉ là 0.14 ha/hộ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các hộ dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái) và hộ dân tộc Kinh di cư từ phía bắc vào (lần lượt là 1.76 ha/hộ và 1.65 ha/hộ). Tộc người Số hộ trồng ca cao Diện tích trồng ca cao (hecta) Trung bình ha/hộ Êđê 70 10 0.14 Tày, Nùng, Thái 125 220 1.76 Kinh 85 140 1.65 Bảng 10. Diện tích trồng ca cao tại xã Ea Sar phân theo tộc người Chính vì vậy, việc khuyến khích trồng ca cao phải gắn với tâm lý và văn hóa coi trọng sự đa dạng và an toàn lương thực của người nông dân. Thực tế đã cho thấy, việc khuyến khích phát triển ca cao bằng cách đơn thuần sử dụng các thông điệp liên quan đến hiệu quả kinh tế và bằng phương pháp cung cấp miễn phí cây giống, phân bón, và các bài học kỹ thuật đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Hiện tại, chiến lược phát triển ca cao của cả hai huyện Ea Kar và Đạ Huoai đều đã có những điều chỉnh rõ nét, hướng đến việc trồng xen ca cao với các cây trồng khác để tăng thêm thu nhập hộ gia đình, sử dụng đất có hiệu quả, chứ không ủng hộ việc thay thế cây trồng và trồng thuần ca cao. 63 PHẦN III. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 1. Nhà nước và các chính sách phát triển cacao Ở cấp quốc gia, chủ trương phát triển cacao trên cả nước được nêu ra từ năm 1998, nhưng trên thực tế, đến năm 2005 Ban Điều phối cacao Việt Nam (VCCC) mới được thành lập. Theo quy định về cơ cấu tổ chức, Ban Điều phối không có vai trò chỉ đạo mà chỉ là đầu mối quan hệ của các bên liên quan đến cây cacao. Một trong những nhiệm vụ quan trọng và rất có ý nghĩa của VCCC là tư vấn cho Bộ NN&PTNT để ban hành các quyết định về cây cacao. Với quy định về chức năng và nhiệm vụ như hiện nay, VCCC chưa đủ mạnh để có thể đóng vai trò thúc đẩy một ngành sản xuất phát triển. Sự chậm trễ trong việc hình thành một bộ máy điều hành khiến cho những kế hoạch phát triển cacao không thể thực hiện.23 Đến cuối năm 2007, chỉ có khoảng 10% chỉ tiêu về diện tích canh tác cacao đạt được, và chủ yếu là do những đóng góp của dự án do nước ngoài tài trợ (Dự án Success Alliance), chứ chưa phải là kết quả từ những chương trình và đầu tư từ phía Nhà nước. Trong Quyết định số 2678/2007/QĐ-BNN-KH (2007), có 2 mốc được vạch ra cho ngành cacao Việt Nam: i) Tới năm 2015, diện tích canh tác cacao sẽ đạt 60.000 ha, trong đó 35.000 ha cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1.5 tấn/ha và tổng sản lượng là 52,000 tấn hạt cacao khô, tương ứng với giá trị xuất khẩu từ 50-60 triệu USD; ii) Tới năm 2020, diện tích canh tác cacao sẽ đạt 80.000 ha, trong đó 60.000 ha cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1,8 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 108.000 tấn hạt, tương đương với giá trị xuất khẩu từ 100-120 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia tất cả đều đồng ý với kết luận rằng: hiện còn thiếu những chính sách rõ ràng cho việc phát triển cacao. Những thất bại của cây cacao tại Việt Nam trong quá khứ được giải thích theo nhiều cách khác nhau, một phần là do thiếu sự liên kết với thị trường thế giới, một phần là do thiếu những điều kiện ổn định (ví dụ như thời kỳ chiến tranh chống Mỹ), và một phần là do việc quản lý yếu kém (như là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà máy chế biến tại Quảng Ngãi trong những năm 1990). Nhưng điều quan trọng hơn, những bài học trong quá khứ cho thấy rằng việc đề ra các chỉ tiêu mà không có sự chuẩn bị những kế hoạch đầu tư cụ thể, việc ban hành các chính sách và xây dựng các kế hoạch cấp tỉnh, nâng cao năng lực và phân bổ nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu/thông tin vững chắc (thống kê, theo dõi giám sát, nghiên cứu), và thiếu sự hiểu biết về động cơ của người nông dân và thị trường thì có xu hướng dẫn đến sự thất bại và không đạt được các chỉ tiêu đề ra.24 2. Vai trò của các tổ chức tư nhân Các tổ chức tư nhân (đặc biệt là các tổ chức tư nhân quốc tế) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất cacao tại Việt Nam. Sự quan tâm của các đối tác chủ chốt thuộc khu vực tư nhân trong ngành sản xuất cacao quốc tế đối với thị trường nước ta có thể được tính từ thời điểm các chuyên gia của Mars Incorporated có chuyến công tác đầu 23 Năm 1998, chỉ tiêu được đề ra cho năm 2010 là 80,000 ha diện tích canh tác tại 4 khu vực (duyên hải Nam Trung bộ: 13,000ha, Tây Nguyên: 28,500 ha, miền Đông Nam bộ: 20,500 ha và đồng bằng sông Cửu Long: 18,000 ha). 24 Agrifood Consulting International (2008), tài liệu đã dẫn. 64 tiên tới Việt Nam vào năm 1993.25 Trong chuyến công tác này, các chuyên gia của Mars Incorporated đã chỉ ra cho Bộ NN&PTNT thấy rằng, ngành sản xuất cacao có tiềm năng tương đối lớn tại Việt Nam. Từ đó tới nay, Mars Incorporated đã có một số đóng góp cho sự phát triển cacao tại Việt nam: Công ty đã hỗ trợ đưa các dòng vô tính mới từ Costa Rica vào Việt nam; hỗ trợ nghiên cứu (đặc biệt là hỗ trợ trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) và thành lập các mô hình trạm nghiên cứu tại hiện trường trong thời gian từ năm 1997 tới năm 2003 ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk hiện nay. Trong những năm qua, nhiều hoạt động liên quan đến cacao vẫn được tiếp tục triển khai bởi các đối tác tư nhân đến từ bên ngoài: hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và khuyến nông, nâng cao năng lực thông qua tập huấn, hội thảo và các hoạt động nghiên cứu cho các nhà khoa học, hỗ trợ đầu vào (như cây giống), hỗ trợ mô hình nông lâm kết hợp (như SCAS và HFA), và phối kết hợp giữa các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế với các đồng nghiệp đối tác Việt Nam. Những đối tượng chính theo thứ tự quan trọng (đánh giá dựa trên sự đóng góp) là Mars Incorporated, Cargill, EDF Man, Touton và Nestle. Dự kiến, trong tương lại sẽ có sự tham gia của một số cộng đồng khác như Ritter Sport và Mitshubishi Foods. Việc hình thành và duy trì một chương trình đối tác giữa khu vực nhà nước - khu vực tư nhân là một trong những cơ sở cơ bản để chính phủ Hà Lan tài trợ nguồn vốn và thực hiện đợt nghiên cứu hiện nay. Ban điều phối cacao hiện nay cũng bao gồm các thành viên từ khu vực tư nhân như Mars Incorporated, WCF, Cargill, và EDF Man. Doanh nghiệp cung ứng đầu vào: Các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất cây cacao còn ít và chưa thực sự có chiến lược thị trường (do chưa nhận được các tín hiệu tin cậy từ chính sách nhà nước). Các công ty về cây giống ở Đắk Lắk đều có chủ trương chỉ mở các lớp tập huấn cho các khách hàng lớn. Các khách hàng này trồng nhiều cây trên diện tích lớn nên phải tập huấn thường xuyên vì họ thuê lao động, nếu không tham gia ngay từ đầu, bỏ qua một số kỹ thuật thì cây trồng sẽ chết. Hầu hết các nhà cung cấp giống cacao đều không hướng đến các khách hàng lẻ và không có chính sách hỗ trợ kỹ thuật cho đối tượng này. Một cán bộ doanh nghiệp giải thích: “vì họ là người bỏ tiền ra đầu tư mua cây giống, họ sẽ cố chăm sóc để hái quả, doanh nghiệp không cần phải có chính sách hỗ trợ kỹ thuật”. Đối với khách hàng là các chương trình/dự án, các doanh nghiệp áp dụng quy trình bán giống: i) làm việc với thôn hoặc hội nông dân; ii) tổ chức hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật; iii) hướng dẫn nông dân đăng ký mua giống và nhận tiền đặt cọc 50%; iv) tiếp tục tập huấn kỹ thuật; v) yêu cầu người dân phải đóng 100% tiền cây giống; vi) chở giống xuống giao cho nông dân. Đây là một cách doanh nghiệp đối phó với rủi ro trước nỗi lo rằng sẽ không đòi được nợ của nông dân. Tuy nhiên cách thu tiền trước này lại có thể làm tăng rủi ro và chi phí cho người dân. Điều đáng nói là các công ty hầu như không có chính sách hậu mãi. Khi cây giống đã được giao cho người dân, công ty hầu như hết trách nhiệm. Trong điều kiện khí hậu Đắk Lắk (nắng/gió nhiều), tỷ lệ cacao mới trồng bị chết khá cao. Rủi ro này khiến người nông dân càng thêm nghi ngại. Mặt khác, trao đổi với cán bộ và người dân địa phương, nhóm nghiên cứu còn ghi nhận được những tâm trạng băn khoăn: 25 www.mars.com/global/home.htm 65 “Ngại nhất là các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như 135, 30A, chương trình cây con, vì đó thường là các hoạt động giải ngân. Một mặt họ mua các cây giống chất lượng thấp vì họ muốn mua nhiều với giá rẻ. Mặt khác, họ mua vào thời điểm phải giải ngân, như cuối năm chẳng hạn, thì đấy lại không phải là thời điểm tốt để trồng cây nên dù có tập huấn kỹ thuật thì cây trồng cũng sẽ vẫn chết nhiều. Đành rằng, cây chết là do ngoại cảnh chứ không phải do cấp giống, nhưng nếu bên doanh nghiệp có chính sách khuyến khích thì chắc bà con tham gia cũng nhiệt tình hơn.” Về vấn đề này, các doanh nghiệp cho rằng: “Không nên phát không cây giống vì làm méo mó thị trường, tâm lý được cho không nên không chăm sóc, mọc được thì mọc, không thì thôi, lại đợi lần sau được cho.” Cho dù đó là lập luận có sức thuyết phục trong bối cảnh kinh tế thị trường, điều đó cũng không có nghĩa rằng, việc xây dựng chính sách hậu mãi để khuyến khích người mua là không cần thiết. Lợi ích từ các tri thức kỹ thuật là cần thiết, nhưng vô hình; còn lợi ích từ chính sách hậu mãi lại hữu hình và dễ thuyết phục người dân hơn. Doanh nghiệp thu mua đầu ra: Trong thời gian 2004-2006, Cargill và Mars Incorporated đã phối hợp trong chương trình hợp tác với các thị trường gắn kết (PSOM) nhằm chuyên nghiệp hoá thương mại trong chuỗi giá trị cacao, đưa ra các phương pháp giao dịch, thông số/chỉ số chất lượng, các thiết bị và kỹ năng kiểm tra phù hợp. Từ năm 2003 tới năm 2004, ED&F MAN đã bắt đầu phân phối cây giống cho nông dân và trở thành nhà thu mua quốc tế đầu tiên cung cấp thị trường cho cacao do người nông dân sản xuất. Các công ty khác cũng đã làm theo cách này. Công ty Cargill đã đầu tư vào các trạm thu mua tại Bến Tre và Đăk Lăk từ năm 2005 và hiện nay là nhà thu mua hạt cacao lớn nhất tại Việt Nam. Các nhà thu mua quốc tế khác bao gồm Olam, Amajaro, và Mitsubishi cũng đang mua hạt cacao hoặc có kế hoạch thu mua trong thời gian sớm. Công ty Cargill và Mars Incorporated (thông qua công ty Masterfoods) đã có sự hỗ trợ trong các hoạt động khuyến nông, nghiên cứu và phổ biến thông tin/kỹ thuật. Tuy nhiên, với các quy định thu mua như hiện nay, các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho hạt cacao đang đặt người nông dân vào tâm trạng chung là lo lắng phấp phỏng bởi họ còn chưa thực sự có niềm tin vào đầu ra của sản phẩm. Việc không thể bán hàng trực tiếp của người dân cho doanh nghiệp, mà phải qua các đại lý thu mua, càng khiến người dân mơ hồ về đầu ra. Tiêu chí về chất lượng trong đầu ra của sản phẩm đặt người dân vào tâm trạng nơm nớp về chất lượng sản phẩm. Có cảm giác qui trình và “chuỗi giá trị cacao” hiện nay mang dáng dấp của một mạng lưới bán hàng đa cấp, trong đó người dân trực tiếp trồng cây cacao là người hứng chịu rủi ro nhiều nhất, bởi phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sâu bệnh, bệnh thối trái, kỹ thuật chăm sóc và lên men. Các đại lý thu mua và các công ty thu mua xuất khẩu có mức độ rủi ro thấp nhất. Trên thực tế, có vẻ như các công ty thu mua là người thúc đẩy chương trình cacao đầu tiên, và các doanh nghiệp cung cấp đầu vào phát triển theo như một hệ quả. Thế nhưng chính sách của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào và đảm bảo thị trường đầu ra của cây cacao chưa thực sự khuyến khích được sự tham gia đông đảo của các nông hộ dân tộc thiểu số tại chỗ vào chuỗi giá trị cacao. 66 3. Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ quốc tế Bên cạnh các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, việc phát triển cây cacao tại Việt Nam cũng được một số tổ chức phi chính phủ (phi lợi nhuận) quan tâm (như ACDI/VOCA, WWF, Helvetas và Winrock). Trong hơn chục năm qua, các tổ chức này đã tham gia vào các dự án, nghiên cứu, tập huấn và những hoạt động dã ngoại (outreach) nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cacao của Việt Nam, áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển việc sản xuất cacao hữu cơ và thương mại công bằng. Những tổ chức này có kinh nghiệm đáng kể trong việc quản lý dự án và làm việc với những nông hộ nhỏ. Một số các tổ chức này là thành viên của Ban điều phối cacao (như WWF). Gần đây, Oxfam Novib và iSEE cũng đang cân nhắc khả năng tham gia VCCC.26 Những đóng góp chủ yếu về mặt tài chính cho ngành sản xuất cacao Việt Nam trước đây là từ các nhà tài trợ như quốc tế GTZ, DANIDA và USDA. Hiện tại, các nhà tài trợ chính cho việc phát triển cacao tại Việt Nam gồm có USAID (thông qua SA), AusAID (thông qua MARD), Bộ nông nghiệp Hà Lan và JICA. Vì cây cacao được đánh giá là có vai trò cải thiện đời sống của các nông hộ, tăng cường đa dạng sinh học, áp dụng những hoạt động bền vững và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong tương lai, có thể sẽ có thêm sự quan tâm của những nhà tài trợ khác. Đồng thời, tổ chức CECO có thể quan tâm tới việc tài trợ phát triển cacao hữu cơ và thương mại công bằng. Các tổ chức tài chính quốc tế (như WB và ADB) cũng có những đóng góp cho cây cacao thông qua nguồn vốn chọn lựa bên vay (challenge funds) sẽ thực hiện trong những dự án tới về tăng cường khả năng cạnh tranh trong nông nghiệp và dự án Thị trường cho người nghèo Giai đoạn II. Tổ chức IFAD thông qua chiến lược quốc gia mới của mình tập trung vào việc hợp nhất người nghèo vào chuỗi giá trị cũng có thể quan tâm tới sự phát triển của ngành. Đáng tiếc, trong định hướng phát triển cacao của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế, sự tham gia của các tộc người thiểu số tại chỗ chưa được coi là vấn đề trọng tâm, cũng như tâm lý của người nông dân nói chung chưa được tìm hiểu kỹ. Cũng chưa có đánh giá nào về hiệu quả của các mô hình thử nghiệm, dự án, tập huấncủa các tổ chức NGOs. Đối với người dân nói chung, các câu lạc bộ cacao, các tổ nhóm trồng cacao vẫn như các tổ chức kín dành cho một nhóm nông dân. 4. Vai trò của các cơ quan khoa học Mặc dù việc nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cacao nhưng hiện nay đội ngũ cán bộ nghiên cứu và khuyến nông tham gia hoạt động này không nhiều. Các cán bộ thuộc Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ hoặc Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên chỉ tham gia theo từng dự án cụ thể. Chính vì vậy thời gian họ dành cho cacao chỉ là phần nhỏ. Tại Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ một nhóm nhỏ cán bộ và kỹ thuật viên thuộc chương trình cacao của trường phải tham gia vào tất cả các lãnh vực thuộc về cây 26 Nguyễn Việt Khoa, Lê Quang Bình, Lê Bách, Nguyễn Quang Thương (2008): Report Assessment of opportunity and challenge to join Vietnam Cacao Committee and Public Private Partnership for Oxfam Novib and iSEE. 67 trồng này, mà người được biết đến nhiều nhất ở huyện Lắk là TS Phạm Hồng Đức Phước. Nhóm cán bộ của TS Phạm Hồng Đức Phước tham gia vào kỹ thuật nhân giống, tuyển chọn giống, kỹ thuật tưới, xây dựng mô hình, thành lập vườn tập đoàn, du nhập và phát triển các dòng cacao mới, quản ly sâu bệnh, thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm lên men, sọan tài liệu giảng dạy, v.v Cũng trong NLU, Khoa Cơ khí nông nghiệp đã nghiên cứu chế tạo hệ thống máy để chế biến cacao ở quy mô nhỏ; khoa Công nghệ thực phẩm tham gia vào chương trình đánh giá chất lượng cacao bằng cảm quan và chế biến sô cô la. Công ty Mars Incorporated đã giúp trường xây dựng phòng thí nghiệm cảm quan và đào tạo hội đồng thử nếm để hổ trợ các nghiên cứu về chất lượng hạt. Bộ môn Bảo vệ thực vật nghiên cứu để tìm kiếm phương pháp kiểm soát Tricoderma. Do thiếu chuyên ngành cacao nên trường chưa có cán bộ làm việc hoàn toàn cho công việc này. Ở Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, các họat động nghiên cứu lâu nay đều tập trung vào cây cà phê và cũng chỉ có một nhóm nhỏ phụ trách cây cacao nghiên cứu về giống, lên men, quản lý sâu bệnh. Tất cả các cán bộ và kỹ thuật viên này trước đây làm việc trên cây cà phê và gần đây chuyển sang cacao; do đó kiến thức về cacao vẫn còn hạn chế và đây là thiếu sót rất nghiêm trọng để phát triển tiềm năng về cacao ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk và huyện Lắk nói riêng. Giới hạn này đã được nhìn nhận từ chính quyền địa phương và cả bản thân người nghiên cứu. Ngoài 2 cơ sở khoa học trên đây, một vài tổ chức khoa học khác cũng tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển cây cacao. Trong thời gian từ 2007 đến 2009, trường Đại học Cần Thơ cũng tham gia vào chương trình/dự án “Lên men, phơi và đánh giá chất lượng cacao ở Việt Nam” được tài trợ bởi chính phủ Úc. Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đang quản lý mô hình canh tác cacao bền vững trong hệ thống nông lâm kết hợp tài trợ bởi công ty Mars Incorporated. Trong việc phát triển cây cacao ở Việt Nam, hiện nay đã nhìn thấy nguy cơ của sự mất cân đối giữa nguồn nhân lực và kinh phí nghiên cứu. Dự án SA - vốn được đánh giá là thành công ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên - đã kết thúc trong khi chưa có một chương trình nghiên cứu cụ thể nào cho cacao. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên là cơ quan được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức giao nhiệm vụ nghiên cứu và hàng năm nhận kinh phí từ bộ cho nhiệm vụ này, tuy nhiên kinh phí cho nghiên cứu này cũng rất khiêm tốn. Ngoài ra, Ban Điều phối Chương trình Phát triển Cacao Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện kỹ thuật cho ĐHNL và WASI nhưng hòan toàn không có kinh phí hoặc chương trình cụ thể. Với mục tiêu tham vọng phát triển cacao lên 80,000ha vào năm 2020, đây sẽ là một thách thức rất lớn. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến cây cacao đều chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, tính khả thi, tính phù hợp và các yếu tố xã hội chung. Cho đến nay, chưa có bất cứ nhóm nghiên cứu nào đề cập đến câu chuyện phát triển cây cacao ở khu vực đồng bào thiểu số tại chỗ. Tây Nguyên và Tây Nam bộ đều là những khu vực nhạy cảm tộc người. Việc nghiên cứu tác động của cây cacao dưới góc độ nhân học văn hóa - xã hội là điều hết sức cần thiết. 68 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cây ca cao dù đã du nhập vào Việt Nam từ lâu, nhưng chưa bao giờ được phát triển ở quy mô như hiện tại. Chính vì vậy, nó vẫn là một cây trồng tương đối mới với nhiều người nông dân, kể cả ở Đắk Lắk và Lâm Đồng. Hơn nữa, là một cây trồng thuộc chuỗi giá trị toàn cầu, nên việc bị ảnh hưởng bởi thị trường quốc tế là không tránh khỏi. Việc thường xuyên giám sát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược trồng và phát triển cây ca cao là cần thiết, tránh rủi ro thiệt hại cho người nông dân, nhất là những nông dân nghèo, thuộc các tộc người thiểu số. Nhìn lại khung phân tích với 5 tiêu chí được đưa ra ở phần đầu báo cáo: i) Có được người dân coi là có giá trị vượt trội hơn so với những thực hành đã và đang tồn tại; ii) có sự tương thích với hệ thống văn hoá bản địa; iii) đủ đơn giản để hiểu và thực hành; iv) có khả năng kiểm chứng được thông qua thực hành; và v) có lợi ích rõ ràng, có thể thấy việc trồng cây cacao ở Đắk Lắk và Lâm Đồng đang đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Do phần lớn cacao ở Việt Nam được bắt đầu trồng từ năm 2007, diện tích ca cao cho sản phẩm thương mại mới dần hình thành trong khoảng hai đến ba năm gần đây. Chính vì vậy, trước mắt thì thu nhập của hộ từ ca cao thấp hơn các cây khác như cà phê và tiêu. Cộng với những biến động về giá cả theo chiều hướng thuyên giảm từ cuối năm 2011, năng lực sản xuất và quản lý hạn chế, cũng như vai trò thứ yếu của ca cao trong kinh tế hộ, hiện tượng nhiều hộ gia đình đốn bỏ, hoặc không đầu tư chăm sóc đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh, đặc biệt ở các hộ gia đình không có sẵn những điều kiện cần thiết để trồng và phát triển ca cao. Cây ca cao có yêu cầu kỹ thuật canh tác cao và phức tạp hơn một số cây trồng khác. Chính vì vậy việc đầu tư vào nghiên cứu, thử nghiệm, và chuyển giao kỹ thuật cho người dân là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện tại việc nghiên cứu và chuyển giao mới dừng lại ở những hộ nòng cốt. Những hộ gia đình khác, đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại chỗ, còn chưa nhận được các chuyển giao kỹ thuật phù hợp và đầy đủ. Đây chính là một điều kiện tiên quyết, vì nếu muốn thành công trong việc trồng ca cao không thể không nắm vững được kỹ thuật. Một vấn đề kỹ thuật khác cần giải quyết, đó là việc quản lý chất lượng ca cao và đặc biệt tại khâu chế biến. Vì hiện tại lợi nhuận thu được ở khâu này khá lớn so với lợi nhuận bán quả tươi nên nhiều người dân muốn tham gia vào khâu này. Do các dự án khuyến khích lên men tập trung và không chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cho nên nhiều người dân đã tự lên men cacao dù đây là một kỹ thuật khó. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đạt, người dân không bán được nên có tâm lý chán nản. Như vậy, ngoài vấn đề kỹ thuật, vấn đề cấu trúc thị trường, đặc biệt ở thị trường lên men cần có những điều chỉnh phù hợp. Ở huyện Lắc, trong tộc người M'nông, việc trồng cây cacao chỉ giới hạn trong một số hộ được phát cây, và có nhiều rào cản khiến các hộ gia đình khác không muốn chủ động tham gia vào quá trình sản xuất cây cacao. Phương thức canh tác của cacao chưa hoàn toàn 69 tương thích với cách sống và canh tác của người dân ở đây. Cây cacao bị xem như cây “con mọn”, đòi hỏi nhiều công đoạn chăm sóc tỉ mẩn mang tính cá nhân, khác với phương thức canh tác đổi công vốn phổ biến trong đời sống sinh kế của người dân M’nông. Người dân không tận dụng được mạng xã hội trong việc chia sẻ lao động cũng như củng cố mối quan hệ cộng đồng. Mặt khác, việc thu hoạch “lai rai” và do đó thu nhập cũng “lai rai” khiến người dân không thể tích lũy và trả nợ vốn vay, do đó cũng không đủ hấp dẫn và trở thành động lực để người dân gắn bó với cây cacao. Ở huyện Eaka và Đạ Huoai, quá trình phát triển sản xuất ca cao ở các hộ tộc người tại chỗ cũng gặp khó khăn hơn so với hộ người Kinh và người Tày. Hộ người thiểu số tại chỗ có ít ruộng/nương phù hợp cho canh tác cây ca cao, họ có chiến lược tự cấp lương thực hơn và khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông, vốn hạn chế hơn so với người Kinh và người Tày. Do những khác biệt, nhưng các cơ quan liên quan chưa nghiên cứu thấu đáo điều kiện văn hóa, xã hội và kinh tế của người dân tộc tại chỗ, nên chưa có can thiệp và hỗ trợ đầy đủ. Sau cùng, việc khuyến khích trồng ca cao dường như chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về quy hoạch, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như các cơ chế cung cấp thông tin đa chiều cho người dân. Điều này dẫn đến việc nhiều người dân chưa đủ điều kiện trồng và chăm sóc và chưa được tham gia các cơ chế hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cacao nhưng vẫn được khuyến khích trồng. Tình trạng phá bỏ, hoặc ngừng không chăm sóc ca cao của nhiều hộ nông dân trong năm vừa qua đã gây lãng phí lớn cho chính họ và cho những cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đang thúc đẩy sự phát triển của cacao ở Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế trong việc phát triển cacao thời gian vừa qua, và để tránh những thiệt thòi cho nông dân Việt Nam, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, ca cao là cây khá kén chọn điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Do vậy, việc quy hoạch các vùng trồng cacao, cũng như việc phát động người dân trồng cacao, cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng. Chúng tôi khuyến nghị các cơ quan hữu quan không nên vì thành tích trong việc phát triển diện tích mà phát cây giống tràn lan vì điều đó có thể gây lãng phí tài nguyên của đất nước và gây thiệt hại nhiều mặt cho người nông dân (vì mất công lao động, đầu tư, cơ hội sử dụng đất cho cây trồng khác). Thứ hai, thông tin về cây cacao cần phải được cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ và đa chiều cho người nông dân và những người quan tâm khác. Những thông tin về lợi ích kinh tế tiềm năng của cây trồng này cần phải được cung cấp cùng với những thông tin liên quan đến các rủi ro về kỹ thuật và thị trường. Trên cơ sở đó, người nông dân có thể ra quyết định cho chính mình về việc trồng hay không trồng, tiếp tục đầu tư hay không tiếp tục đầu tư vào cây cacao. Thứ ba, hệ thống sinh kế và văn hóa của người dân tộc tại chỗ rất coi trọng sự đa dạng sinh kế bền vững và an toàn lương thực. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc vận động người dân trong các cộng đồng này trồng cacao cần phải tính đến những đặc điểm kể trên, bên cạnh các hỗ trợ cơ bản về kỹ thuật, giống và tài chính. Cụ thể, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục khuyến khích người dân tộc thiểu số tại chỗ trồng xen cacao như cây là một cây 70 trồng bổ trợ trong cơ cấu trồng trọt đa canh của họ, hơn là trồng thuần và mang tính nền kinh tế hàng hóa. Thứ tư, cần hướng dẫn và đa dạng các sản phẩm sản xuất từ ca cao như làm rượu cacao, nước uống giải khát, làm bơ cacao để người dân biết thêm cơ hội đầu ra, chứ không chỉ hạt ca cao lên men để xuất khẩu. Đây cũng là cách đa dạng hóa sản phẩm để giảm rủi ro và tìm lối thoát cho người dân. Thứ năm, hiện tượng người dân chặt ca cao sau khi được khuyến khích trồng và đầu tư cần được nghiên cứu thấu đáo. Nó giống với các câu chuyện “trồng rồi chặt” trước đây của nền nông nghiệp Việt Nam. Dường như, có sự bất đối xứng về thông tin, sự tham gia của các lực lượng phi thị trường như hệ thống chính trị làm nhiễu tín hiệu thị trường, dẫn đến người nông dân ra quyết định sai, lĩnh hậu quả thiệt hại. Vì thế, cần có nghiên cứu về quá trình ra quyết định của người nông dân, các bên đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quyết định của người nông dân như thế nào, từ đó rút kinh nghiệm không chỉ cho ca cao mà cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Thứ sáu, cấu trúc thị trường ca cao đang được hình thành ở Việt Nam. Chính vì vậy, cần có một nghiên cứu tổng thể để biết “nút thắt và nút mở” của thị trường ở đâu, từ đó gợi ý những chính sách cho nhà nước định hình một thị trường công bằng hơn. Một ví dụ đơn giản là thị trường xuất khẩu đang được quyết định bởi các nhà xuất khẩu nào, giá cả ra sao; thị trường đầu vào sản xuất đang được quyết định bởi các nhà cung cấp nào, giá cả ra sao; và giữa các mắt trong chuỗi, ví dụ như người trồng và người chế biến/lên men, lợi nhuận đang được chia như thế nào. Nghiên cứu này là cần thiết để hướng đến một thị ngành ca cao công bằng và bền vững. 71 Tài liệu tham khảo Agrifood Consulting International. (2008). Nghiên cứu tính phù hợp, khả thi, và lợi ích kinh tế xã hội trong sản xuất cacao tại Việt Nam. Báo cáo dự thảo cuối cùng. Xây dựng cho Cục trồng trọt, tháng 11/2008. Bethesda, Maryland, US. Ái Vân. (2011, 29/11). Ca cao Việt Nam: Tiềm năng lớn, Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Retrieved from nam-tiem-nang-lon.html Bộ Khoa học và Công nghệ. (2005). Tiêu chuẩn Việt Nam 7519: Hạt ca cao. Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ NN&PTNT. (2011). Thông báo số 6351/TB-BNN-VP ngày 19/12/2011: Ý kiến kết luận của Thứ trưởng Lê Phương tại Hội nghị quốc tế về ca cao Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011): Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk – Biểu số 08-TKĐĐ. Chi cục Thống kê huyện Lắk (2011): Niên giám Thống kê huyện Lắk năm 2010. Dang Thanh Hà, & Shively, G. (2005). Coffee vs. cacao: A case study from the Vietnamese central highlands. Journal of Natural Resources and Life Sciences Education, 34, 107-111. Helvetas (2008): Nghiên cứu khả thi Cacao hữu cơ và Thương mại công bằng tại Việt Nam. Huỳnh Quốc Thích. (2013). Phát triển cacao của tỉnh Đắk Lắk - thực trạng và giải pháp. Phiên họp lần thứ 2 -2013 của Ban Điều phối Ca cao Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11, 118-122. International Cocoa Organization. (2013). ICCO monthly averages of daily prices Retrieved 2 July, 2013, from prices/monthly-averages.html Lê Tuấn. (2012, 27/9). Cây ca cao: Hướng thoát nghèo mới cho nông dân, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng. Marou Chocolate Company. (2011). Cacao and Chocolate in Vietnam, a brief history Retrieved 28/06, 2013, from Nguyễn Trúc Bồng Sơn. (2013). Tình hình phát triển ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phiên họp lần thứ 2 -2013 của Ban Điều phối Ca cao Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11, 127-130. Nha Canh Nông. (1959). Cây ca-cao. Sai Gon: Nha Khuyến Nông. Nguyễn Việt Khoa, Lê Quang Bình, Lê Bách, Nguyễn Quang Thương (2008): Report Assessment of opportunity and challenge to join Vietnam Cacao Committee and Public Private Partnership for Oxfam Novib and iSEE Phạm Hồng Đức Phước. (2011). Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động. Phan Huy Thông. (2013). Báo cáo tóm tắt hoạt động của Ban điều phối Cacao Việt Nam năm 2013 và dự kiến kế hoạch hoạt động năm 2014. Phiên họp lần thứ 2 -2013 của Ban Điều phối Ca cao Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11, 1-9. 72 Phan Lê. (2012, 12/06). Ca cao Việt Nam: Nhọc nhằn "hớt bọt", Doanh nhân Sài Gòn Online. Retrieved from doanh/chuyen-lam-an/2012/06/1065365/cacao-viet-nam-nhoc-nhan-hot-bot/ Rogers, E. M. (1962). Diffusion of innovations. New York: Free Press of Glencoe. Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk (2011): “Báo cáo tình hình thực hiện dự án 6,000ha Cacao”. Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. SuccessAlliance. (2010). Cẩm nang dành cho tập huấn viên khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Hà Nội: SuccessAlliance & ACDI/VOCA. UBND huyện Lắk (2010): Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. UBND tỉnh Đắk Lắk - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) 2011: Nghiên cứu chiến lược phát triển tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột (DaBuDeSS). UBND tỉnh Đắk Lắk - Sở NN&PTNT (2011), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch cây công nghiệp và cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 UBND tỉnh Đắk Lắk: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. UBND xã Đắk Phơi (2010): Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 2010 và phương hướng năm 2011 UBND xã Yang Tao (2011): Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. 73

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_cay_ca_cao_o_dak_lak_va_lam_dong_nhung_thach_thuc_t.pdf
Tài liệu liên quan