* Nâng giá tiền tệ
Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.
Ảnh hưởng của việc nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nghĩa là nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu, và đẩy mạnh nhập khẩu, do đó góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá không bị sụt xuống. Biện pháp nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của các nước khác, các nước này mong muốn khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình vào các nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa. Hơn nữa, việc nâng giá đồng bản tệ cũng có thể xuất phát từ tình trạng phải tiếp nhận các ngoại tệ đang mất giá và trở thành công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa các ngoại tệ đang mất giá chảy vào nước mình.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày làm việc) ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản nhà nhập khẩu trong ngân hàng trong khi ngân hàng đại lý ghi Có trong tài khoản nhà xuất khẩu.b. Nghiệp vụ chuuyển hối (Arbitrage operations)Khái niệm: Đây là nghiệp vụ dựa vào chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán.Căn cứ vào số lượng thị trường tham gia vào quá trình mua bán, nghiệp vụ chuyển hối được chia làm hai loại:- Nghiệp vụ chuyển hối giản đơn (Simple arbitration): Đây là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được thực hiện qua hai thị trường.- Nghiệp vụ chuyển hối phức tạp (complicative arbitration): Đây là nghiệp vụ chuyển hối mà quá trình mua bán ngoại tệ được tiến hành từ ba thị trường trở lên.Trong điều kiện ngày nay, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin hiện đại đã làm cho thị trường hối đoái trở nên thông suốt trên phạm vi toàn thế giới và nghiệp vụ chuyển hối không còn ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại hối nữa.
c. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (Forward exchange operations)Khái niệm:Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. Tỷ giá thỏa thuận luc ký kết hợp đồng ở đây là tỷ giá có kỳ hạn, tức là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước ở hiện tại. Theo lý thuyết cân bằng lãi suất tỷ giá này có thể được xác định nếu như dự đoán được sự tác động của lãi suất: Trong đó Ký hiệu :- F tỷ giá có kỳ hạn- S tỷ giá giao ngay- id lãi suất đồng tiền định giá- iy lãi suất đồng tiền yết giá- K hệ số thời hạn cho vay trong năm- N thời hạn cho vaySự chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn phụ thuộc vào sự biến động của sức mua tiền tệ và tình hìh mức lãi suất của nước có các đồng tiền đó.d. Nghiệp vụ hoán đổiKhái niệm:Đây là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ ngoại hối giao ngay và nghiệp vụ ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lãi, tức là thực hiện việc mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào đó ở một thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc ngược lại.e. Nghiệp vụ ngoại hối tương laiKhái niệm: Nghiệp vụ ngoại hối tương lai là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thực hiện việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tại đây, các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết thông qua môi giới.Đặc điểm: Thị trường giao sau thực chất là thị trường có kỳ hạn có tính tiêu chuẩn hóa cao về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệHợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn hợp đồng có kỳ hạn bởi vì các bên tham gia hợp đồng có thể bán hợp đồng khi thấy có lời hoặc có thể xóa hợp đồng nếu như thấy bất lợi. Khi bán hợp đồng hoặc xóa bỏ hợp đồng, hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết hợp đồng giao sau đều được thanh toán trước ngày hợp đồng đến hạn nên ít bị rủi ro.f. Nghiệp vụ quyền chọn mua bán ngoại tệKhái niệm: Nghiệp vụ quyền chọn mua bán là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo một giá quy định và việc thực hiện hợp đồng sẽ xảy ra trong tương lai.Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước.Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người bán nó có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong thời hạn xác định trước.
5.1.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối hiện nay
5.2. Tỷ giá hối đoái5.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoáiTrong điều kiện nền kinh tế mở, quan hệ giữa các nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, du lịch ngày càng được mở rộng, cho nên phát sinh những quan hệ thanh toán quốc tế.Trong thanh toán quốc tế, vàng được dùng làm tiền tệ thế giới. Nhưng trong giao dịch quốc tế nói chung, người ta không dùng vàng để chi trả trực tiếp mà dùng đơn vị tiền tệ của một nước nào đó thông qua các phương tiện thanh toán quốc tế như sec, hối phiếu, kỳ phiếu, thẻ tín dụng…Đồng tiền của một nước là công cụ chi trả bắt buộc và chỉ có giá trị lưu thông trên lãnh thổ nước đó. Vì thế, để có thể mua bán hàng hóa, dịch vụ, chi trả nợ nần cho nhau… đòi hỏi phải đổi tiền nước này ra tiền nước khác, từ đó phát sinh vấn đề tỷ giá hối đoái.Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền hay tính bằng một đồng tiền khác hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền khác nhau.
5.2.2. Các hình thức tỷ giá hối đoáiTheo tập quán kinh doanh tiền tệ, tỷ giá hối đoái thường được yết theo hai phương thức khác nhau:* Phương pháp yết giá trực tiếp: lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền quốc gia. Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank công bố * Phương pháp yết giá gián tiếp: lấy đồng tiền quốc gia là đơn vị so sánh với ngoại tệ.Ví dụ: Ngân hàng National Anh công bố Hiện nay, phần lớn các quốc gia đều sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp, chỉ có một số nước như Anh, Mỹ sử dụng phương pháp yết giá gián tiếp vì những lý do truyền thống hoặc vì mục đích đề cao vai trò đồng tiền nước mình. Sự biến động của tỷ giá hối đoái diễn ra khi có sự tăng giá hoặc giảm giá các đồng tiền (hoặc gọi là nâng giá hay phá giá trong chế độ tỷ giá cố định). Sự tăng giá cho thấy giá trị đồng tiền tăng lên.Ví dụ : Ban đầu Sau đó Như vậy, đồng USD tăng giá 25% so với đồng DEM hoặc đồng DEM giảm 20% so với đồng USD, hay nói cách khác tỷ giá hối đoái tăng lên.Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới yết giá đồng tiền nước mình theo đơn vị đồng USD dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, muốn xác định được tỷ giá giao dịch giữa hai đồng tiền không phải là đồng USD phải tính toán thông qua đồng USD, tức là sử dụng phương pháp tính chéo.Ví dụ: Tỷ giá giữa DEM và FRF sẽ là:Tỷ giá hối đoái được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau, bao gồm:* Tỷ giá danh nghĩa: Là mức giá thị trường của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định. Tuy có giá trị tham khảo nhất định nhưng tỷ giá hối đoái danh nghĩa chưa phản ánh được tương quan thực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của hàng hóa, lạm phát và các nhân tố khác.* Tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghía (EER): Là giá của một đồng tiền tính băng nhóm các đồng tiền khác. EER cho phép đánh giá sức mạnh tương đối của một đồng tiền khi quốc gia tiến hành buôn bán đồng thời với nhiều bạn hàng khác nhau. Tuy đồng tiền của quốc gia được coi là tăng hoặc giảm giá trong tương quan với một nhóm các đồng tiền khác, nhưng trong điều kiện thả nổi tỷ giá thì đồng tiền quốc gia có thể giảm giá đối với một số đồng tiền này nhưng tăng giá so với một số đồng tiền khác trong nhóm. Tác động của những biến động tỷ giá song phương này tới EER của quốc gia tùy thuộc vào tỷ trọng của các bạn hàng trong quan hệ thương mại với quốc gia đó và một loạt các tham số khác.* Tỷ giá hối đoái thực tế (RER): Là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá. Khi giá hàng hóa và dịch vụ trong nước hoặc nước ngoài tăng lên hoặc giảm xuống thì không thể sác định được giá cả tương quan của hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài nếu như chỉ căn cứ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà không tính đến các biến động giá cả đó.Chẳng hạn, nếu VND giảm giá 10% so với USD nhưng giá cả hàng hóa và dịch vụ của Mỹ lại giảm 10% trong tương quan với mức giá ở Việt Nam, thì lúc đó giá tương quan của hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đối với người tiêu dùng Việt Nam sẽ không có gì thay đổi. Trong trường hợp này, chúng ta không thể kết luận rằng nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa mỹ sẽ giảm mặc dầu có sự tăng giá của đồng USD. Vì lý do này mà người ta thường tính toán tỷ giá hối đoái thực tế, trong đó tính đến biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ ở hai quốc gia.Tỷ giá hối đoái thực tế được tính bằng công thức sau:Trong đó:- RER tỷ giá hối đoái thực tế (Real Exchange Rate)- EER tỷ giá hối đoái danh nghĩa- PIf Chỉ số giá cả nước ngoài- PId Chỉ số giá cả trong nướcGiả sử, để tính tỷ giá hối đoái thực tế giữa USD và VND trong năm 1998 (lấy năm 1995 làm năm cơ sở), và sử dụng các số liệu về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và chỉ số giá cả ở hai nước của các năm 1995, 1998. Cụ thể nếu tỷ giá danh nghĩa của năm 1995(e1995) và 1998(e1998) tương ứng là và , chỉ số giá cả của Mỹ và Việt Nam trong năm 1998 tương ứng là PIUS = 109 và PIVN = 125 thì tỷ giá hối đoái thực tế giữa USD và VND trong năm 1998 (RER1998) được tính như sau:Kết quả cho thấy tỷ giá thực tế trong năm 1998 nhỏ hơn tỷ giá danh nghĩa. Lý do là từ 1995 đến 1998, chỉ số giá cả ở Mỹ tăng chậm hơn ở Việt Nam. Tỷ giá thực tế năm 1998 cũng thấp hơn mức tỷ giá năm 1995, và điều này có nghĩa là trên thực tế USD đã giảm giá so với đồng VND từ năm 1995 đến năm 1998, mặc dầu tỷ giá danh nghĩa tăng lên trong giai đoạn này.* Tỷ giá hối đoái thực tế hữu hiệu (REER), được tính theo như công thức tính tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (RER) với mức tỷ giá thực tế chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Do vậy, REER cho thấy sự tăng hay giảm giá trên thực tế của một đồng tiền trong tương quan với một nhóm các đồng tiền khác, REER còn cho thấy sự biến động về sức mạnh tương đối của một đồng tiền trên thực tế trong tương quan với một nhóm đồng tiền của các nước bạn hàng.5.2.3. Sự cân bằng tỷ giá hối đoáiCách tiếp cận truyền thống về tỷ giá hối đoái cho rằng tỷ giá là kết quả tương tác giữa cung và cầu đối với các đồng tiền nảy sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn quốc tế. Nói cách khác, chính những giao dịch được liệt kê trong các hạng mục của cán cân thanh toán là những yếu tố dẫn tới sự hình thành cung và cầu đối với ngoại hối. Các giao dịch như xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư ra nước ngoài, và các giao dịch tài chính do các ngân hàng thực hiện sẽ tạo ra nhu cầu đối với ngoại hối. Còn nguồn cung ứng ngoại hối chính là kết quả của các giao dịch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tiếp nhận đầu tư từ bên ngoài, và các giao dịch tài chính của các ngân hàng.Tuy có tính đến các giao dịch về vốn, nhưng quan điểm nói trên chủ yếu tập trung xem xét mối liên hệ giữa cán cân thường xuyên với tỷ giá hối đoái, coi thương mại quốc tế là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành thị trường ngoại hối. Lý do là vì quan điểm truyền thống về tỷ giá hối đoái được hình thành từ vào những năm 50, trong bối cảnh quy mô di chuyển về vốn quốc tế còn tương đối nhỏ so với quy mô hoạt động của thương mại quốc tế. Với những biến động trong nền kinh tế thế giới kể từ những năm 50 trở đi thì quan điểm truyền thống ngày càng bộc lộ những hạn chế của mình.Có hai sự kiện chủ yếu dẫn đến sự cần thiết phải tìm kiếm những cách tiếp cận mới về tỷ giá hối đoái.- Thứ nhất là tầm quan trọng ngày càng tăng của cán cân luồng vốn trong cán cân thanh toán. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia dẫn đến gia tăng nhanh chóng dòng vận động của vốn trên phạm vi toàn quốc tế. Đồng thời những biênh pháp kiểm soát dòng vốn được nới lỏng nên đã gia tăn cơ hội cho các công ty và cá nhân chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài.- Thứ hai, tình trạng lạm phát phổ biến trên phạm vi toàn thế giới trong những năm 70. Quan điểm truyền thống không tính đến những biến động giá cả trên phạm vi quốc tế khi phân tích sự vận động của tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy là, biến động giá cả trong và ngoài nước có mối liên hệ thật chặt chẽ với nhau. Hai diễn biến quan trọng nói trên đã dẫn đến sự ra đời của các lý thuyết về tỷ giá hối đoái dựa trên cách tiếp cận tiền tệ và cách tiếp cận tài sản. Những phần trình bày này sẽ đề cập đến các lý thuyết này.
1. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn: Lý thuyết ngang giá sức muaMột trong những lý thuyết ra đời sớm nhất về tỷ giá hối đoái là Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchase Power Parity). Tư tưởng chủ yếu của lý thuyết này cho rằng hoạt động kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường sẽ dẫn đến sự cân bằng về giá cả các hàng hóa trên thị trường quốc tế khi các hàng hóa này được xác định trên cùng một loại đồng tiền. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, lý thuyết này đã được vận dụng để điều chỉnh giá trị các đồng tiền trong tương quan với vàng. Lý thuyết ngang giá sức mua được xem xét dưới hai hình thái chủ yếu: tuyệt đối và ngang giá sức mua tương đối.1.1. Ngang giá sức mua tuyệt đốiTheo lý thuyết ngang giá sức mua thì tỷ giá giữa hai đồng tiền sẽ được điều chỉnh nhằm phản ánh những biến động giá cả ở hai quốc gia. Về thực chất, lý thuyết này vận dụng quy luật một giá, theo đó một mặt hàng sẽ có giá như nhau ở khắp mọi nơi, bất kể nó được sản xuất ra ở nước nào. Nếu như hàng hóa và dịch vụ tuân theo quy luật này thì giá trị tuyệt đối của tỷ giá hối đoái sẽ được ấn định ở mức sao cho các hàng hóa và dịch vụ đem trao đổi sẽ có cùng mức giá tính bằng cùng một đồng tiền ở tất cả các nước. Đây là hình thái thứ nhất của PPP, và được coi là ngang giá sức mua tuyệt đối.Ví dụ: nếu một lon bia ở Việt Nam có giá là 7000VND và lon bia Mỹ có giá là 0,5USD (giả định là bia của hai nước hoàn toàn giống nhau) thì tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền phải là hay . Trong trường hợp có nhiều mặt hàng thì tỷ giá hối đoái cân bằng tính theo ngang giá sức mua tuyệt đối sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giá của hai nước (mức giá của Việt Nam/mức giá của Mỹ).1.2. Ngang giá sức mua tương đốiTrên thực tế, do phải tính đến các yếu tố như chi phí vận tải, trở ngại mậu dịch, sự khác biệt trong cơ cấu và tầm quan trọng tương đối của hàng hóa khác nhau, cho nên mức giá ở mỗi nước thường chỉ được ấn định đối với các hàng hóa và dịch vụ riêng của nước đó chứ không so sánh trực tiếp với hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Vì những lý do này mà người ta thường áp dụng ngang giá sức mua tương đối để phản ánh biến động của tỷ giá hối đoái khi có sự thay đổi mức giá cả ở hai nước thay vì dựa vào ngang giá sức mua tuyệt đối.Nếu mức giá của một nước tăng nhanh hơn (hoặc chậm hơn) mức giá của nước kia thì đồng tiền của nước thứ nhất sẽ giảm giá (hoặc tăng giá). Để tính được ngang giá sức mua tương đối vào một thời điểm cụ thể thì cần biết các chỉ số giá cả của hai nước vào thời điểm đó và mức tỷ giá cơ sở (tại một thời điểm trước đó). Cụ thể là, mức ngang giá sức mua tương đối (tính bằng số đơn vị nội tệ ứng với một đơn vị ngoại tệ) sẽ bằng mức tỷ giá ban đầu nhân với tỷ lệ giữa chỉ số giá cả trong nước và chỉ số giá cả của nước ngoài. Chẳng hạn, nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là trong các năm 1995,1998 tương ứng là e1995 =12500VND/USD và e1998 = 13900VND/USD, và chỉ số giá cả của Mỹ và Việt Nam trong năm 1998 tương ứng là PIUS =109 và PIVN = 125 thì có thể xác định được ngang giá sức mua tương đối giữa hai đồng tiền theo công thức như sau:Do tỷ giá năm 1998 thấp hơn PPP1998 và với giả định rằng mức tỷ giá năm 1995 là mức tỷ giá thị trường cân bằng và hai chỉ số giá cả phản ánh chính xác biến động giá cả ở hai nước, thì có thể kết luận rằng trong năm 1998 đồng Việt Nam trên thực tế được yết giá cao hơn một cách tương đối so với đô la Mỹ.Trên thực tế, lý thuyết PPP có thể giải thích phần nào biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng chỉ trong dài hạn. Các tính toán cho thấy từ năm 1973 đến 1990 mức giá của Anh tăng 75% so với mức giá của Mỹ, và như vậy theo lý thuyết PPP thì đồng USD cần tăng giá 75% so với GBP. Trên thực tế thì USD cũng tăng giá nhưng chỉ ở mức 40%, thấp hơn nhiều so với dự đoán theo lý thuyết PPP. Xét trong ngắn hạn thì không thể sử dụng lý thuyết này để giải thích sự vận động của tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như, trong thời gian từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1987 mức giá ở Anh tăng nhanh hơn mức giá ở Mỹ, và như vậy theo lý thuyết PPP thì đồng USD phải tăng giá so với đồng GBP. Thế nhưng, thực tế lại diễn ra ngược lại, trong thời gian nói trên đồng USD lại bị mất giá tới 40% trong tương quan với đồng GBP.Tại sao lý thuyết PPP lại tỏ ra rất hạn chế trong việc giải thích biến động tỷ giá? Nguyên nhân cơ bản là do kết luận từ lý thuyết PPP dựa trên giả thiết rằng tất cả các mặt hàng đều như nhau ở hai quốc gia. Nếu giả thiết này là đúng thì theo quy luật một giá các mức giá tương quan của tất cả các mặt hàng này giữa hai quốc gia sẽ quy định mức tỷ giá. Có thể không đến nổi vô lý lăm nếu cho rằng bia Mỹ và bia Nhật hoàn toàn giống nhau, thế nhưng đối với những mặt hàng như ô tô thì rõ ràng giả định này là không ổn. Trên thực tế, các yếu tố như chi phí vận tải, các trở ngại mậu dịch, tính chất độc quyền trên thị trường hàng hóa.. có thể làm biến dạng giá cả của cùng một mặt hàng các thị trường khác nhau. Hơn nữa, lý thuyết PPP không tính đến rất nhiều dạng hàng hóa và dịch vụ mà giá cả của chúng được tính vào mức giá chung của cả quốc gia, nhưng bản thân chúng lại không được đem trao đổi với các nước khác. Do vậy, sự tăng giá của các mặt hàng hoặc dịch vụ này có thể làm tăng mặt bằng giá cả của quốc gia so với quốc gia khác, nhưng lại có tác động không đáng kể đến tỷ giá hối đoái.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạnTrong dài hạn, các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái có thể chia thành bốn nhóm chủ yếu :* Mức giá tương đốiTheo lý thuyết PPP, khi mức giá của một nước tăng lên (mức giá của nước ngoài vẫn giữ nguyên) thì mức cầu đối với hàng hóa nội địa giảm xuống và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá. Mặt khác, nếu mức giá của nước ngoài gia tăng khiến cho mức giá tương quan của một nước giảm xuống thì mức cầu đối với hàng hóa nội địa sẽ tăng lên, và đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá.Tóm lại, xét trong dài hạn, sự gia tăng mức giá của một nước (trong tương quan với mức giá của nước ngoài) sẽ làm cho đồng tiền nước đó giảm giá và ngược lại khi mức giá của một nước giảm xuống (trong tương quan với mức giá của nước ngoài) sẽ làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá.* Thuế quan và hạn ngạchKhi một quốc gia đánh thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa nước ngoài thì mức cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên, và kết quả là đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Xét về dài hạn, các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá.* Sở thích đối với hàng hóaKhi dân chúng của một nước trở nên ưa thích tiêu dùng hàng hóa của nước ngoài thì mức cầu đối với các hàng hóa đó tăng lên, và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá. Tương tự, khi người tiêu dùng nước ngoài ưu thích tiêu dùng hàng hóa của một nước thì mức cầu đối với hàng hóa đó tăng lên làm cho đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.Tóm lại, mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá, còn mức cầu gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia thì sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá.* Năng suất lao độngKhi năng suất lao động cảu một nước cao hơn các nước khác thì hàng sản xuất trong nước có thể được bán với giá thấp hơn (trong tương quan với giá hàng hóa nước ngoài) mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận thu được. Do vậy, mức cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá và ngược lại nếu năng suất của quốc gia thua kém các nước khác thì hàng hóa do quốc gia đó sản xuất trở nên đắt hơn một cách tương đối, và kết quả là đồng nội tệ sẽ bị giảm giá.Xét về dài hạn, khi một quốc gia có năng suất lao động cao hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác thì đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng tăng giá.Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn được tóm tắt lại trong bảng 5.2 (Trong bảng chỉ đề cập các trường hợp các biến số tăng lên; khi các biến số giảm xuống thì tác động đến tỷ giá hối đoái sẽ hoàn toàn ngược lại).
Biến số
Biến động của biến số
Biến động của tỷ giá hối đoái
Mức giá nội địa
é
e é
Thuế quan và hạn ngạch
é
e ê
Mức cầu đối với nhập khẩu
é
e é
Mức cầu đối với xuất khẩu
é
e ê
Năng suất lao động
é
e ê
Từ phần trình bày ở trên có thể rút ra kết luận sau đây:" Những nhân tố làm cho mức cầu đối với hàng sản xuất nội địa gia tăng so với mức cầu đối với hàng hóa nước ngoài thì sẽ tạo áp lực tăng giá đối với đồng nội tệ; tương tự khi mức cầu đối với hàng hóa nước ngoài tăng lên trong tương quan với mức cầu đối với hàng hóa nội địa thì đồng nội tệ có xu hướng giảm giá".2. Lý thuyết tỷ giá dựa trên cách tiếp cận tiền tệ2.1. Sự biến động của tỷ giá hối đoáiNhư trên đã đề cập, sự gia tăng vai trò của các giao dịch trong cán cân nguồn vốn đã dẫn đến những cố gắng nhằm giải thích sự hình thành tỷ giá trên cơ sở phân tích dòng vận động của vốn giữa các nước.Theo lý thuyết tỷ giá dựa trên cách tiếp cận tiền tệ thì tỷ giá hối đoái là giá cả của tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ trong nước, được quy định bởi cung cầu đối với tiền tệ. Nếu dân chúng không muốn nắm giữ một phần của nguồn cung ứng tiền trong nước thì giá của tiền tệ trong nước sẽ giảm một cách tương đối so với tiền tệ của nước khác. Nói một cách tổng quát, cán cân thanh toán và vận động của tỷ giá hối đoái đơn giản là sự phản ánh tình trạng mất cân đối trên thị trường tiền tệ.Tiền tệ có thể được coi là một dạng tài sản có mức cầu phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất. Nếu ngân hàng trung ương của một nước gia tăng lượng cung ứng tiền trong khi thu nhập và lãi suất không thay đổi thì dân chúng sẽ không muốn nắm giữ thêm tiền. Khi đó lượng dư cung tiền sẽ được dùng để nhập khẩu thêm hàng hóa từ nước ngoài. Kết quả là tình trạng thanh toán sẽ xấu đi và đồng nội tệ chịu áp lực giảm giá. Nếu chính phủ tiến hành can thiệp để hỗ trợ cho nội tệ chống lại áp lực giảm giá thì sẽ làm thất thoát nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia, và như vậy mức gia tăng lượng cung ứng tiền sẽ bị triệt tiêu bởi sự giảm sút của nguồn dự trữ ngoại tệ - một bộ phận của mức cung ứng tiền tệ nói chung. Nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi thì sự mất giá của nội tệ sẽ kích thích lạm phát trong nước (do giá hàng nhập khẩu tăng lên), từ đó làm triệt tiêu mức tăng trong lượng cung ứng tiền của quốc gia..Giả sử ngược lại răng, mức cung tiền được giữ nguyên và mức cầu tiền tệ chịu tác động của các yếu tố ngoại sinh. Chẳng hạn nếu thu nhập tăng lên thì sự gia tăng mức cầu đối với tiền sẽ làm cho nội tệ tăng giá; hoặc nếu lãi suất tăng thì mức cầu đối với tiền sẽ giảm, nội tệ sẽ giảm giá và lạm phát trong nước xuất hiện.2.2. Đánh giá chung về lý thuyết tỷ giá hối đoái dựa trên cách tiếp cận tiền tệCách tiếp cận tiền tệ đối với tyt giá có ưu điểm ở chổ đã nhận thức được vai trò quan trọng của những thay đổi trên thị trường tài sản trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái và cách tiếp cận đó có thể được coi là xuất phát điểm trong việc vận dụng khái niệm kỳ vọng vào giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, thì cách tiếp cận này cũng có rất nhiều điểm hạn chế, chẳng hạn, nó hàm ý răng mức thâm hụt trong cán cân thanh toán sẽ được điều chỉnh một cách tự động, chứ không cần đến các chính sách điều chỉnh. Hơn nữa, dưới chế độ tỷ giá cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu lực bởi vì bất cứ sự thay đổi nào trong mức cung tiền đều sẽ bị triệt tiêu bởi biến động của nguồn dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản nhất của cách tiếp cận tiền tệ là ở chổ nó cho rằng chỉ có một dạng tài sản duy nhất là tiền có tác động đến tỳ giá hối đoái. Trên thực tế tài sản có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó những hành vi của những người nắm giữ tài sản phụ thuộc vào kỳ vọng của họ về thu nhập do các tài sản đó mang lại. Đây chính là nội dung của lý thuyết về tỷ giá hối đoái dựa trên cách tiếp cận tài sản mà chúng ta sẽ đề cập trong phần tiếp theo.3. Lý thuyết tỷ giá dựa trên cách tiếp cận tài sảnNhư trên đã nói, hoạt động của thị trường ngoại hối có tác động chủ yếu tới quá trình hình thành tỷ giá giữa các đồng tiền. Tỷ giá hối đoái được hiểu như là giá tiền gửi ngân hàng trong nước (tính bằng nội tệ) tính bằng tiền gửi ngân hàng của nước ngoài (tính bằng ngoại tệ). Nói cách khác, tỷ giá là giá cả của một tài sản tính bằng một tài sản khác. Cho nên, để nghiên cứu sự biến động tỷ giá xét trong ngắn hạn, thì việc xem xét mức cầu trên thị trường tài sản là cách tiếp cận hợp lý nhất. Xét trong dài hạn thì nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu và các nhân tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trọng cách tiếp cận thị trường tài sản, thế nhưng về ngắn hạn thì dòng vận động của xuất nhập khẩu chỉ có quy mô nhỏ hơn nhiều so với lượng tiền gửi ngân hàng trong nước và nước ngoài. Do vậy, xét trong ngắn hạn thì chính những quyết định nắm giữ tài sản trong nước hay tài sản nước ngoài, chứ không phải các yếu tố khác như mức cầu đối với xuất nhập khẩu, sẽ là những yếu tố quy định sự biến động của tỷ giá hối đoái.3.1. So sánh mức thu nhập kỳ vọng đối với các loại tiền gửi khác nhauYếu tố tác động chủ yếu tới mức cầu đối với tiền gửi ngân hàng tính bằng nội tệ và ngoại tệ là mức thu nhập kỳ vọng từ việc nắm giữ các loại tài sản này. Nếu các công dân một nước cho rằng nắm giữ tiền gửi bằng nội tệ mang lại thu nhập cao hơn so với nắm giữ tiền gửi tính bằng ngoại tệ thì kết quả là mức cầu đối với tiền gửi bằng nội tệ sẽ tăng lên một cách tương đối so với mức cầu đối với tiền gửi tính bằng ngoại tệ. Để so sánh mức thu nhập kỳ vọng từ việc nắm giữ các loại tiêng gửi khác nhau, những người nắm giữ tiền cần phải biết hai thông tin sau:- Thứ nhất, họ cần biết được giá trị của khoản tiền gửi sẽ thay đổi như thế nào (căn cứ vào lãi suất).- Thứ hai, họ cần biết tỷ giá sẽ biến động như thế nào để có thể chuyển mức thu nhập kỳ vọng của các dạng tiền gửi khác nhau về cùng một đơ vị tiền tệ.Phần trình bày tiếp theo dưới đây sẽ minh họa cho việc so sánh thu nhập kỳ vọng từ các khoản tiền gửi bằng USD và FRF và các nhân tố tác động tới tỷ giá giữa hai đồng tiền này xét trong ngắn hạn.Để biết được loại tiền gửi nào, FRF hay USD mang lại thu nhập kỳ vọng cao hơn, chủ nhân các khoản tiền phải biết được là nếu sử dụng FRF để mua tiền gửi bằng USD thì sau một thời gian, họ sẽ thu về lại được bao nhiêu FRF. Khi đó, họ phải tính toán mức thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD nhưng được biểu thị qua FRF bỏ ra hiện tại để mua tiền gửi bằng USD và lượng FRF sẽ thu về sau một năm. Một người nào đó muốn bỏ ra USD để mua FRF thì cũng sẽ phải trải qua những cân nhắc. Việc so sánh các mức thu nhập kỳ vọng có thể được thực hiện dựa trên bốn biến số sau đây:- r$ Lãi suất tiền gửi tính bằng USD- rF Lãi suất tiền gửi tính bằng FRF- eF/$ Tỷ giá FRF/USD hiện tại- eeF/$ Tỷ giá FRF/USD kỳ vọngTrước tiên hãy xem xét trường hợp một công dân Pháp muốn so sánh mức thu nhập kỳ vọng từ tiền gửi tính bằng USD và FRF. Đối với người đó thì thu nhập kỳ vọng của tiền gửi tính bằng FRF chính là rF, còn thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD tính bằng FRF (RETF$) thì sẽ không bằng r$, vì nó còn phụ thuộc vào mức tăng giá hoặc giảm giá dự kiến của đồng USD. Nếu USD được dự tính là tăng giá 7% thì RETF$ sẽ tăng lên 7%. Nếu r$ = 10%, mức tăng giá kỳ vọng của USD là 7%, thì RETF$ sẽ là 17%. Ngược lại, nếu USD dự tính giảm giá 7% thì RETF$ sẽ là 3%. Một cách tổng quát, mức thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD tính bằng FRF sẽ là :Khi đó, mức thu nhập kỳ vọng tương đối của tiền gửi tính bằng USD (tức chênh lệch giữa các mức thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD và FRF tính bằng FRF) sẽ được cho bởi công thức sau:Tiếp theo, chúng ta xem xét những cân nhắc của một công dân Mỹ khi quyết định giữ tiền bằng USD hay FRF. Tương tự như diễn giải ở trên, các mức thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD và FRF tính bằng USD tương ứng là r$ và RETF$, trong đó RETF$ bằng tổng của thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng FRF tính bằng FRF (rF) và mức tăng giá kỳ vọng của FRF (tương đương với đại lượng âm của mức tăng giá kỳ vọng của USD). Cụ thể là:Từ đây, có thể suy ra mức thu nhập kỳ vọng tương đối của USD (tức chênh lệch giữa các mức thu nhập kỳ vọng tương đối của tiền gửi bằng USD và FRF tính bằng USD) sẽ là:Từ các đẳng thức trên có thể đi tới kết luận rằng:" Mức thu nhập kỳ vọng tương đối của tiền gửi bằng USD, dù được tính bằng USD hay bằng FRF, cũng đều như nhau, và vì vậy khi mức thu nhập kỳ vọng của tiền gửi bằng USD tăng lên thì cả các công dân Pháp cũng như công dân Mỹ đều có phản ứng như nhau: họ có xu hướng gia tăng tiền gửi bằng USD và giảm tiền gửi bằng FRF".3.2. Cân bằng trên thị trường ngoại hốiTrong một thề giới mà di chuyển vốn được thực hiện một cách dễ dàng thì việc nắm giữ các loại tiền gửi đều có cùng mức độ rủi ro, và có thể giả định rằng các loại tiền gửi có thể thay thế nhau một cách hoàn hảo. Khi đó, nếu mức thu nhập kỳ vọng của USD tăng lên trong tương quan với đồng FRF Pháp thì công dân của cả hai nước đều chỉ muốn nắm giữ USD Mỹ chứ không muốn nắm giữ đồng FRF. Khi đó, sẽ nảy sinh tình trạng dư cung đối với FRF và dư cầu đối với USD trên thị trường hối đoái. Ngược lại nếu mức thu nhập kỳ vọng của FRF tăng lên trong tương quan với USD thì sẽ xuất hiện tình trạng dư cung đối với USD và dư cầu đối với FRF trên thị trường hối đoái. Để duy trì ổn định mức cung và cầu đối với cả hai đồng tiền trên thị trường hối đoái thì mức thu nhập kỳ vọng của chúng phải bằng nhau. Điều này được thể hiện qua đẳng thức sau đây:Đẳng thức này được gọi là điều kiện ngang bằng lãi suất. Nó cho thấy rằng mức lãi suất nội địa phải bằng mức lãi suất của nước ngoài trừ đi mức tăng giá kỳ vọng của đồng nội tệ. Điều kiện này có thể được phát biểu dưới một cách khác là mức lãi suất nội địa phải bằng mức lãi suất nước ngoài cộng với mức tăng giá kỳ vọng của ngoại tệ. Nếu lãi suất nội địa cao hơn lãi suất của nước ngoài thì ngoại tệ phải có mức tăng giá dương để bù đắp cho mức lãi suất thấp của nước ngoài5.2.4. Các chế độ tỷ giá hối đoáiCũng giống như các hình thức tỷ giá, tỷ giá hối đoái được quy định bởi các yếu tố cung và cầu. Cầu đối với ngoại tệ nảy sinh từ các giao dịch Nợ trong cán cân thanh toán, còn cung ngoại tệ hình thành từ các giao dịch Có trong cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán có dư sẽ dẫn đến hình thành mức cung thái quá, từ đó làm giảm giá ngoại tệ trong tương quan với nội tệ (hoặc nội tệ lên giá trong tương quan với ngoại tệ). Do vậy, tại mỗi mức tỷ giá hối đoái, nếu tổng Có trong cán cân thanh toán vượt qua tổng Nợ thì sẽ xuất hiện áp lực buộc tỷ giá hối đoái phải tăng lên. Cán cân thanh toán chỉ được cân bằng khi tổng Có đúng bằng tổng Nợ, và điều này đòi hỏi phải có sự biến động tỷ giá hối đoáiCó hai phương thức khác nhau để đạt tới cân bằng trong cán cân thanh toán:* Thứ nhấp, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Fixed exchange regime), trong đó tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở ấn định mức tỷ giá trung tâm (hay còn gọi là mức ngang giá chính thức) và cho phép nó dao động trong một giới hạn nhất định. Chẳng hạn, nếu tỷ giá trung tâm là thì tỷ giá hối đoái sẽ dao động trong khoảng từ 1,584 DEM đến 1,616 DEM ăn 1 USD ( ). Để đạt được điều đó, ngân hàng trung ương Đức phải can thiệp vào thị trường ngoại hối, cụ thể là luôn sẵn sàng mua USD với giá 1,584 DEM và bán USD với giá 1,616 DEM để giá USD không vượt khỏi giới hạn ( ). Đây là những giao dịch về các nguồn dự trữ chính thức, và nếu xuất hiện các mất cân đối về các nguồn dự trữ này thì đó là kết quả cảu sự biến động quy mô nguồn dự trữ chứ không phải do biến động tỷ giá.* Thứ hai, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (Floating exchange regime), trong đó tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường hối đoái mà không cần đến sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương. Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền đó sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động, và từ đó làm đảo ngược những biến động nói trên. Chẳng hạn, mức tỷ giá cân bằng giữa USD và DEM trên thị trường hối đoái Đức là , và vì lý do nào đó nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ ở Đức tăng lên. Kết quả là, USD có xu hướng tăng giá so với DEM. Nhưng khi USD tăng giá thì giá hàng hóa của Mỹ tính bằng DEM sẽ tăng lên. Do vậy, nhập khẩu của Đức giảm đi, nhu cầu đối với USD ở Đức hạ xuống. Đồng USD giảm giá sẽ đẩy tỷ giá giữa hai đồng tiền lại quay trở lại mức cân bằng ban đầu.Hình 5.1 minh họa sự cân bằng trên thị trường ngoại hối dưới các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và tỷ giá hối đoái cố định. Đường cầu đối với USD (D) cho thấy mức cầu đối với USD tại các mức tỷ giá. Đường này có độ dốc đi xuống và vì vậy khi giá USD tính bằng DEM tăng lên, mức cầu đối với USD giảm xuống. Đường cung đối với USD (S) cho thấy mức cung đối với USD tại các mức tỷ giá khác nhau. Đọ dốc đi lên của S chỉ ra rằng khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì mức cung USD cũng sẽ tăng lên.Với các đường cung và đường cầu như trên thì điểm cân bằng sẽ là E nới hai đường cắt nhau. Tại mức tỷ giá cân bằng sẽ có 100 triệu USD được đem trao đổi.
Khối lượng giao dịch (Tr.USD/ngày)
120
100
80
S
D
2,00
1,60
Tỷ giá DEM/USD
B
A
E
Dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tại mức tỷ giá cao hơn mức tỷ giá cân bằng, mức cung USD sẽ vượt quá mức cầu nên tỷ giá sẽ có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, tại mức tỷ giá thấp hơn thì mức cầu USD sẽ vượt quá mức cung, và khi đó tỷ giá sẽ có xu hướng tăng lên. Tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự dịch chuyển của các đường cung và đường cầu đối với USD). Khi tỷ giá cân bằng tăng lên thì USD được coi là tăng giá so với đồng DEM (vì số lượng DEM cần thiết để mua 1 USD tăng lên) hoặc đồng DEM giảm giá so với đồng USD.Dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định, giả sử tỷ giá được neo tại mức (tức tỷ giá trung tâm hay ngang giá chính thức). Để đơn giản hóa phần minh họa, chúng ta giả định rằng không tồn tại giới hạn dao động xung quanh mức ngang giá chính thức này. Do mức ngang giá chính thức thấp hơn mức tỷ giá cân bằng trên thị trường nên sẽ có tình trạng dư cầu đối với USD (được đo bằng đoạn AB). Để duy trì tỷ giá hối đoái tại mức ngang giá chính thức, ngân hàng trung ương sẽ phải giải quyết tình trạng dư cầu nói trên bằng cách bán ra mỗi ngày 40 triệu USD tại mức giá . Do dự trữ ngoại tệ có hạn, ngân hàng trung ương không thể thực hiện giao dịch này một cách dài hạn. Chính vì vậy, trên thực tế, chính phủ thường theo đuổi các công cụ chính sách nhằm dịch chuyển các đường cung và cầu đối với USD cho đến khi chúng cắt nhau tại mức ngang giá chính thức. Nếu như các biện pháp chính sách này thất bại trong việc thủ tiêu tình trạng mất cân bằng thì ngân hàng trung ương sẽ buộc phải thay đổi mức ngang giá chính thức. Nếu mức ngang giá chính thức tăng lên thì đồng nội tệ được coi là phá giá, và ngược lại nếu mức ngang giá chính thức giảm xuống thì đồng nội tệ được coi là nâng giá. Phá giá (hay nâng giá) đồng tiền cũng được coi tương đương như đồng tiền tăng giá (hay giảm giá). Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa phá giá hay nâng giá đồng tiền là các biện pháp chính sách của chính phủ nhằm phản ứng lại các biến động trên thị trường, còn việc đồng tiền tăng hay giảm giá lại là kết quả của sự biến động về tương quan cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường hối đoái. Việc cố gắng kết hợp những ưu điểm của hai chế độ tỷ giá hối đoái. Việc cố gắng kết hơp những ưu điểm của hai chế độ tỷ giá hối đoái nói trên có thể dẫn đến hình thảnh một số chế độ tỷ giá hối đoái khác nằm giữa hai hệ thống đó.Thứ nhất, tỷ giá cố đinh có điều chỉnh, theo đó, tỷ giá cố định được duy trì, nhưng khi xảy ra tình trạng mất cân đối cơ bản thì mức ngang giá chính thức có thể được thay đổi. Chế độ tỷ giá dưới hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods (1944 - 1971) là ví dụ điển hình.Thứ hai, chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, theo đó về cơ bản tỷ giá được thả nổi nhưng chính phủ có thể can thiệp nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Từ những năm 1973 trở đi, phần lớn các quốc gia trên thế giới đã theo đuổi dạng chế độ tỷ giá hối đoái này.
5.2.5. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tếMỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình và giá cả hàng hóa dịch vụ trong phạm vi quốc gia được tính bằng đồng tiền đó. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế vì nó cho phép so sánh giá cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở các quốc gia khác nhau.Nếu biết được tỷ giá giữa hai đồng tiền thì có thể xác định được giá hàng hóa của một quốc gia tính bằng tiền của một quốc gia khác. Chẳng hạn, nếu biết giá một lon bia Mỹ bằng đồng USD, thì giá lon bia đó tính bằng tiền VND sẽ bằng mức giá lon bia tính bằng USD nhân với giá USD tính bằng đồng VND (tức tỷ giá giữa đồng USD và VND).Ví dụ:Một lon bia Mỹ có giá 0,5 USDTỷ giá giữa USD và VND là Khi đó, giá lon bia Mỹ tính bằng VND sẽ là Tỷ giá giữa USD và VND sẽ biến động dẫn đến làm thay đổi giá lon bia tính bằng VND. Nếu mức tỷ giá là (tức USD giảm giá so với VND) thì giá lon bia Mỹ chỉ còn là , với giả định rằng lon bia tính bằng USD vẫn giữ nguyên. Tương tự, nếu tỷ giá giữa USD và VND là (USD tăng giá so với VND) thì giá lon bia Mỹ tính bằng VND sẽ tăng lên, cụ thể là .Từ các ví dụ trên, có thể rút ra kết luận rằng, khi các yếu tố khác được giả định là không thay đổi thì sự tăng giá của đồng tiền cảu một quốc gia sẽ làm cho giá cả hàng hóa của quốc gia ở nước ngoài trở nên đắt hơn, còn giá cả hàng hóa của nước ngoài tại quốc gia trở nên rẻ hơn. Ngược lại, khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá thì giá cả hàng hóa cảu quốc gia đó ở nước ngoài trở nên rẻ hơn, còn giá cả hàng hóa của nước ngoài tại quốc gia đó trở nên đắt hơn.Ngoài việc cho phép so sánh mức giá cả trong nước và ngoài nước được biểu thị bằng một đồng tiền, tỷ giá hối đoái còn giúp so sánh được mức giá tương quan của những hàng hóa và dịch vụ có mức giá được biểu thị bằng các đồng tiền khác nhau.Quay trở lại ví dụ trên về tác động của tương quan tỷ giá tới mức giá một lon bia Mỹ (mặt hàng xuất khẩu của Mỹ) tính bằng VND, và giả định thêm rằng giá một bao thuốc lá Việt Nam (mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam) là 5000VND, và các mức giá bia Mỹ (tính bằng USD) và thuốc lá Việt Nam (tính bằng VND) không thay đổi khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khi đó, có thể tính được giá cả tương quan giữa lon bia Mỹ và bao thuốc lá Việt Nam tại các mức tỷ giá khác nhau theo như bảng 5.1.Bảng 5.1 cho thấy rằng nếu giá bia và thuốc lá tính bằng tiền không thay đổi thì đồng Việt Nam tăng giá so với USD sẽ làm cho giá bia Mỹ tính bằng thuốc lá rẻ đi (hay nói cách khác mỗi bao thuốc lá đổi được nhiều bia hơn), và đồng Việt Nam giảm giá sẽ làm cho giá bia tính bằng thuốc lá trở nên đắt hơn (mỗi bao thuốc lá đổi đượ ít bia hơn).
Tỷ giá hối đoái (VND/USD)
13000
14000
15000
Giá cả tương quan (thuốc lá/bia)
1,3
1,4
1,5
Từ đây, có thể rút ra nguyên tắc chung sau:" Khi tất cả các yếu tố khác không thay đổi thì sự tăng giá đồng tiền của một quốc gia sẽ làm cho giá cả tương quan của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó tăng lên, còn giá tương quan của hàng hóa nhập khẩu thì giảm xuống. Ngược lại, sự giảm giá của đồng tiền của một quốc gia sẽ làm cho giá tương quan của hàng hóa xuất khẩu cảu quốc gia đó giảm xuống, còn giá tương quan của hàng hóa nhập khẩu tăng lên"
Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đối giữa các đồng tiền và từ đó có tác động như một công cụ cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế càng mở ra bên ngoài bao nhiêu, quy mô và vị trí cảu nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng trong phân công lao động quốc tế bao nhiêu thì vai trò của đồng tiền nước đó, sức mua của nó so với các đồng tiền khác trong quan hệ kinh tế quốc tế càng lớn bấy nhiêu. Cụ thể tỷ giá hối đoái có các tác động sau đây:5.2.5.1. Tác động đến thương mại quốc tếKhi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Trong trường hợp này, tỷ giá tăng lên có tác động khuyến khích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổi được nhiều nội tệ hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng nhập khẩu đắt hơn nên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập, gây nên tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa ngoại nhập, làm tăng giá các mặt hàng này, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở sử dụng nguyên vật liệu nhập. Đồng thời lưu lượng ngoại tệ vận chuyển vào trong nước có xu hướng tăng lên, khối lượng dự trữ ngoại hối dồi dào, tạo điều kiện cho sự ổn định cán cân thương mại quốc tế.Tương tự, trong trường hợp tỷ giá giảm xuống có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít nội tệ hơn. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt cho các nhà nhập khẩu nhất là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Đồng thời lưu lượng ngoại tệ chuyển vào trong nước có xu hướng giảm xuống làm cho khối lượng ngoại tệ dự trữ ngày càng bị xói mòn vì khuynh hướng gia tăng hàng nhập khẩu để có lợi nhuận, có thể gây nên tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại quốc tế.5.2.5.2. Tác động đến đầu tư quốc tếKhi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ hạn chế sự bành trướng ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước (hạn chế xuất khẩu tư bản), vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển ra nước ngoài các tài khoản vốn đầu tư bằng nội tệ đã bị mất giá để đổi lấy ngoại tệ tăng giá. Các khoản vốn đầu tư này nếu được tái đầu tư hoặc để mua hàng hóa trong nước dành cho xuất khẩu thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.Tương tự, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sữ kích thích sự bành trướng của các nhà đầu tư trong nước vì việc chuyển ra nước ngoài các khoản vốn đầu tư bằng nội tệ tăng giá để đổi lấy ngoại tệ bị mất giá sẽ có lợi hơn.Như vậy, việc xác định tỷ giá hối đoái đúng đắn hợp lý có phối hợp với các biện pháp kinh tế khác có tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế cảu mỗi quốc gia. Nhà nước thường sử dụng tỷ giá hối đoái làm công cụ quản lý và điều tiết những mất cân đối trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như mất cân đối trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoáiTrong điều kiện nền kinh tế thị trường và lưu thông tiền giấy hiện nay, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các biện pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là:- Chính sách tái chiết khấu- Chính sách hối đoái- Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái- Phá giá tiền tệ- Nâng giá tiền tệ* Chính sách tái chiết khấuLà chính sách của Ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái trên thị trường nâng cao đến mức báo động cần phải can thiệp thì ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu. Khi lãi suất chiết khấu tăng lên, kích thích nguồn vốn nước ngoài chảy vào nước mình để thu lãi cao, do đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất chiết khấu thấp, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên.Tuy nhiên chính sách này chỉ có tác dụng trong chừng mực việc điều chỉnh tỷ giá vì quan hệ giữa lãi suất chiết khấu và tỷ giá hối đoái chỉ có quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp chứ không phải là quan hệ trực tiếp nhân quả.Lãi suất do quan hệ cung cầu của vốn vay quyết định và nó chỉ có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân (trừ những trường hợp thật đặc biệt nó có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân). Trong khi đó, tỷ giá do quan hệ cung cầu về ngoại tệ quyết định và quan hệ này bị chi phối chủ yếu bởi tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Do vậy, biến động lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động tỷ giá. Chẳng hạn, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị và tiền tệ một nước tương đối ổn định, khi lãi suất cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chảy vào. Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị và tiền tệ một nước không ổn định, khi lãi suất cao chưa chắc đã thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chảy vào, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra trước tiên là vấn đề an toàn vốn chứ không phải là vấn đề thu lãi thật nhiều.Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính chính sách chiết khấu, nếu tình hình tiền tệ của nước nhìn chung như nhau thì xu hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào các nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa to lớn của nó.* Chính sách hối đoáiĐây là biện pháp can thiệp trực tiếp để tác động đến tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương hay các cơ quan quản lý ngoại hối của nhà nước dùng các nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để chỉnh tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngân hàng trung ương tung ngoại tệ ra bán để kéo tỷ giá hối đoái hạ xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ vào , tức là kích thích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá lên đến mức hợp lý.Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ lợi ích kinh tế. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa các nhà xuất khẩu hàng hóa muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên với nhà nhập khẩu hàng hóa muốn hạ tỷ giá hối đoái xuống, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống và nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên và mâu thuẫn giữa các nước với nhau vì tỷ giá của một nước nâng lên thì sẽ hạn chế xuất khẩu hàng hóa của nước khác, do đó, làm cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài với nước thực hiện chính sách này bị thiệt hại. Bởi vậy, việc can thiệp mua bán ngoại tệ mặc dù mang tính chất chủ quan của nhà nước nhưng không nên áp đặt máy móc và vi phạm các quy luật kinh tế, mà phải là hành động có cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả. Nếu chủ quan, thiếu sự cân nhắc đầy đủ kỹ càng việc lựa chọn này thì hậu quả sẽ khó mà lường hết được.Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một trong những điều kiện không thể thiếu được là đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi thật cần thiết. Tức là phải xây dựng quỹ bình ổn hối đoái. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán bị hao hụt hay bị lạm phát mà áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán thì càng làm cho dự trữ ngoại tệ càng hao hụt nghiêm trọng hơn, do đó tỷ giá hối đoái càng giảm sút.* Quỹ dự trữ bình ổn hối đoáiĐây là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại tệ để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Có hai phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dư trữ bình ổn hối đoái:- Thứ nhất, phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền trong nước như Anh, Hà Lan… để tạo lập quỹ này. Khi ngoại tệ vào nhiều thì sử dụng vốn từ quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế tỷ giá hối đoái tụt xuống. Ngược lại, khi ngoại tệ chạy ra nước ngoài, thì xuất ngoại tệ của quỹ này để ngăn chặn tỷ giá hối đoái lên cao.- Thứ hai, sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái như các nước Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ… Khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, quỹ dự trữ bình ổn hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán. Trong trường hợp ngoại tệ vào nhiều, quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền nước mình để thu về đồng tiền nước mình để mua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.Kinh nghiệm của các nước cho thấy tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn. Một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và và khủng hoảng ngoại hối, thì lượng dự trữ cho quỹ cũng giảm đi không đủ sức để điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi khủng hoảng về ngoại hối ít nghiệm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ khi cần thiết. Hơn nữa, việc tạo lập được quỹ đòi hỏi các quốc gia phải có thực lực nhất định về kinh tế.* Phá giá tiền tệLà việc hạ thấp sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, do đó góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính vì vậy tỷ giá hối đoái sẽ bớt tăng lên. Tuy nhiên, tác dụng cải thiện cán cân thương mại của việc phá giá tiền tệ có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước đó. Nhưng đồng thời phá giá tiền tệ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra nước ngoài, do đó có tác dụng làm tăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Ngoài ra, phá giá tiền tệ còn khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng.Trên thế giới, việc phá giá đồng tiền thường được sử dụng ở những nước có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhưng phải đối đầu với nguy cơ suy thoái kinh tế đi đôi với làm phát kinh tế ngày càng trầm trọng, hoặc cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng.* Nâng giá tiền tệLà việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.Ảnh hưởng của việc nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nghĩa là nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu, và đẩy mạnh nhập khẩu, do đó góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá không bị sụt xuống. Biện pháp nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của các nước khác, các nước này mong muốn khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình vào các nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa. Hơn nữa, việc nâng giá đồng bản tệ cũng có thể xuất phát từ tình trạng phải tiếp nhận các ngoại tệ đang mất giá và trở thành công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa các ngoại tệ đang mất giá chảy vào nước mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường ngoại hối.doc