Thào luận Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

Các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại: Điều XIX GATT 1994; và Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp định SG). Các nước thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan của WTO

ppt83 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thào luận Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo luận chương 3 CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI 2 Việt Nam đã đàm phán những vấn đề gì về thuế quan trong WTO? Đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WTO tập trung vào vấn đề thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã đàm phán với các nước đối tác WTO trong các vấn đề: (i) Ràng buộc tất cả các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu (tức là Việt Nam đưa ra cam kết về các mức thuế nhập khẩu tối đa có thể áp dụng đối với tất cả các mặt hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam). (ii) Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ duy nhất. (iii) Cắt giảm thuế nhập khẩu, nhất là các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao (hay còn gọi là thuế suất đỉnh) và các mặt hàng mà các nước thành viên WTO khác có lợi ích thương mại lớn. (iv) Tham gia các hiệp định tự do hoá theo ngành của WTO để cắt giảm toàn bộ thuế áp dụng cho ngành đó xuống mức 0% (Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may). 3 Tại sao khi đàm phán gia nhập WTO về hàng hóa, chỉ Việt Nam có nghĩa vụ giảm thuế nhập khẩu? Cũng giống như tất cả các trường hợp đàm phán gia nhập WTO sau khi tổ chức này đã ra đời (sau 1/1/1995), đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là đàm phán một chiều. MỨC ĐỘ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM (MỨC GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU CHO HÀNG HÓA TỪ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN NÀY CÓ NGHĨA LÀ VIỆT NAM PHẢI ĐÀM PHÁN VỚI CÁC NƯỚC ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN WTO ĐỂ THỐNG NHẤT WTO) Ở MỨC MÀ CÁC NƯỚC ĐÓ CHẤP NHẬN ĐƯỢC; CÒN NGHĨA VỤ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC NÀY THÌ VẪN GIỮ NGUYÊN THEO CAM KẾT CỦA HỌ KHI HỌ GIA NHẬP WTO TRƯỚC ĐÂY (KHÔNG ĐÀM PHÁN LẠI). 4 Khi Việt Nam đã là thành viên WTO, những đàm phán mở cửa thị trường tiếp theo trong khuôn khổ WTO (ví dụ Vòng đàm phán Doha) sẽ là đàm phán thông thường (2 chiều) trong đó  tất cả các bên tham gia đàm phán đều phải đưa ra cam kết, nhân nhượng  của mình và đàm phán chỉ đạt kết quả khi được  tất cả các bên chấp thuận . 5 Mức giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản theo cam kết WTO Mức giảm thuế trung bình  : khoảng 10% (từ mức bình quân 25,2% năm 2006 đến mức cắt giảm cuối cùng bình quân 21%); Áp dụng hạn ngạch thuế quan  đối với 4 nhóm hàng: trứng, đường, thuốc lá lá, muối (mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. 6 Mức độ cam kết mở cửa thị trường hàng hoá của Việt Nam trong WTO? Mặc dù là đàm phán một chiều, nhìn về tổng thể kết quả đàm phán về thuế quan của Việt Nam trong WTO được đánh giá là tương đối  khả quan  đối với Việt Nam, cụ thể các cam kết này hướng tới  mục tiêu : Không gây biến động lớn đối với sản xuất trong nước; Duy trì một giai đoạn quá độ nhất định cho từng nhóm mặt hàng trước khi phải thực hiện đầy đủ mức cam kết cuối cùng (còn gọi là lộ trình thực hiện); Gắn kết hợp lý với các cam kết cắt giảm thuế theo các hiệp định thương mại khu vực (AFTA, ACFTA...) đã thực hiện; Gắn với các định hướng cải cách trong nước (ví dụ chỉ duy trì bảo hộ một cách có chọn lọc và có thời hạn nhất định). 7 Sơ lược kết quả đàm phán thuế quan trong WTO của Việt Nam Số dòng thuế có cam kết  : toàn bộ Biểu thuế (10.600 dòng); Mức giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế  : khoảng 23% (từ mức là 17,4% năm 2006 xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm); Số dòng thuế cam kết giảm  : khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử, thịt (lợn, bò), phụ phẩm; Số dòng thuế giữ ở mức thuế hiện hành  (cam kết không tăng thêm): khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần  (cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. 8 Bảng 1 - So s á nh mức cắt giảm thuế khi gia nhập WTO của Việt Nam v à c á c nước gia nhập năm 1995 Mức cắt giảm thuế trung bình Việt Nam Nước đang phát triển Nước phát triển Đối với nông sản 10% 30% 40% Đối với hàng công nghiệp 23,9% 24% 37% 9 Bảng 2 - Mức thuế cam kết bình quân theo một số nhóm hàng chính Nhóm mặt hàng Thuế suất MFN 2006 (%) Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết cắt giảm cuối lộ trình thực hiện (%) 1. Nông sản 23,5 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,3 29,1 18,0 3. Dầu khí 3,6 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 15,6 14,6 10,5 10 5. Dệt may 37,3 13,7 13,7 6. Da, cao su 18,6 19,1 14,6 7. Kim loại 8,1 14,8 11,4 8. Hóa chất 7,1 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 35,3 46,9 37,4 10. Máy móc thiết bị cơ khí 7,1 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 12,4 13,9 9,5 12. Khoáng sản 14,4 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo khác 14 12,9 10,2 Cả biểu thuế 17,4 17,2 13,4 11 Việt Nam có cam kết tham gia các Hiệp định ngành không? Hiệp định ngành trong lĩnh vực thương mại hàng hoá bao gồm một số thoả thuận tự do hoá thương mại mang tính tự nguyện giữa một số nước thành viên WTO trong một số ngành/lĩnh vực hàng hoá cụ thể. Mức cắt giảm thuế trong các Hiệp định này là rất cao (nhiều nhóm giảm xuống thuế suất 0%) nên không phải tất cả các nước thành viên WTO đều chấp nhận tham gia các Hiệp định này. Đây không phải Hiệp định bắt buộc trong WTO, chỉ áp dụng đối với các nước chấp thuận tham gia. Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết tham gia các hiệp định tự do hóa theo ngành sau đây: Sản phẩm Công nghệ thông tin, Dệt may, Thiết bị y tế  : tham gia toàn bộ Hiệp định Thiết bị máy bay, Hóa chất, Thiết bị xây dựng  : tham gia một phần Hiệp định 12 Tại sao Việt Nam phải tham gia các Hiệp định ngành của WTO ? Các Hiệp định ngành của WTO là những Hiệp định  không bắt buộc . Trên thực tế, chỉ một số trong các thành viên WTO tham gia và thực hiện mở cửa theo các Hiệp định này bởi mức độ mở cửa thị trường theo các Hiệp định này rất lớn (với mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu cao). Không giống như trường hợp các Hiệp định bắt buộc trong WTO (ví dụ Hiệp định về Trị giá Hải quan, Hiệp định về Tự vệ), về nguyên tắc Việt Nam không buộc tham gia các Hiệp định ngành khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, theo một  thông lệ  chung gần đây, các nước mới gia nhập đều bị “ép” phải tham gia các Hiệp định tự do theo ngành, đặc biệt là Hiệp định sản phẩm công nghệ thông tin (ITA) và Hiệp định dệt may. 13 Mức cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam theo một số Hiệp định ngành của WTO Hiệp định tự do hoá theo ngành Số dòng thuế Thuế suất MFN (%) tại thời điểm gia nhập Thuế suất cam kết cuối cùng %) 1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4% 3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết 89 4,2% 2,6% 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0% 14 Nguyên tắc MFN được áp dụng như thế nào trong trường hợp FTA? Về nguyên tắc, các cam kết trong WTO được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc MFN, nghĩa là được áp dụng một cách  không phân biệt đối xử  đối với hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên WTO. Điều này có nghĩa nếu một nước thành viên WTO dành bất kỳ ưu đãi thuế quan nào cho hàng hóa từ một nước thành viên WTO thì cũng phải cho hàng hóa đến từ tất cả các thành viên khác ưu đãi tương tự. Tuy nhiên, Điều 24 của Hiệp định GATT của WTO cho phép các nước thành viên  áp dụng những thuế suất thấp hơn theo các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) cho chỉ các nước thành viên của các Hiệp định thương mại tự do đó (mà không áp dụng cho các thành viên khác của WTO) . Để được xem là FTA, nội dung của các Hiệp định này phải là xóa bỏ thuế quan và các biện pháp cản trở thương mại đối với “hầu hết thương mại” ( substantially all the trade)  giữa các thành viên trong một khoảng thời gian nhất định. 15 Mối liên hệ giữa cam kết WTO và các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do khu vực? Bên cạnh cam kết về thuế quan trong khuôn khổ WTO, Việt Nam còn tham gia và thực hiện các cam kết giảm thuế khác theo các  Hiệp định thương mại tự do  (Free Trade Agreement - FTA) với các nước khác trong khu vực (đều là thành viên WTO) với mức cắt giảm thuế quan lớn hơn so với cam kết cắt giảm thuế quan trong WTO. Theo nguyên tắc ưu tiên được thừa nhận trong WTO, Việt Nam sẽ  áp dụng thuế suất nhập khẩu theo cam kết FTA  (thường là rất thấp) đối với hàng hóa nhập khẩu (đáp ứng đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất xứ) từ các nước là thành viên các FTA đó mà không áp dụng mức thuế này cho hàng hóa đến từ các nước thành viên còn lại của WTO. 16 Có phải mọi hàng hóa nhập khẩu từ một nước tham gia FTA đều được hưởng thuế suất ưu đãi theo FTA đó không? Khác với thuế suất MFN (có điều kiện áp dụng tương đối đơn giản), để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo từng FTA, hàng nhập khẩu phải thỏa mãn một số điều kiện, trong đó  điều kiện về xuất xứ  là quan trọng và cũng là khó khăn nhất. Do đó, không phải tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các nước đã có FTA với Việt Nam đều được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết trong FTA liên quan, mà chỉ những hàng hoá đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ và có giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp (tương tự đối với hàng hóa của Việt Nam xuất đi các nước này) mới được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi này . 17 Các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam Các FTA Việt Nam đã tham gia: ACFTA (FTA giữa các nước ASEAN và Trung Quốc); AKFTA (FTA giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc). AJFTA (FTA giữa ASEAN và Nhật Bản ); CEPT-AFTA (FTA giữa các nước ASEAN); FTA giữa ASEAN/Việt Nam và Ấn Độ; FTA giữa ASEAN/Việt Nam và Australia và New-Zealand; FTA giữa ASEAN/Việt nam và EU 18 Việc cắt giảm thuế thực ra chỉ tập trung vào 1/3 số mặt hàng của Biểu thuế (do đó tuy mức cắt giảm trung bình không lớn nhưng mức cắt giảm thực tế của những ngành này sẽ là lớn); và Đối với những dòng thuế đã được cam kết ràng buộc trần cao hơn mức hiện hành (tức là về nguyên tắc Việt Nam được phép nâng mức thuế đang áp dụng lên đến mức ràng buộc trần), trong xu thế chung hiện nay, khả năng tăng thuế cũng sẽ không lớn. 19 Ngược lại,  tác động của cam kết giảm thuế theo WTO có thể không quá lớn với nhiều ngành khác  bởi: Việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO được thực hiện trong hoàn cảnh việc  giảm thuế theo các cam kết FTA  mà Việt Nam tham gia đã hoặc đang được thực hiện. So với mức giảm thuế theo các FTA, mức giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO không lớn. Trong khi đó, nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có tỷ trọng lớn từ các nước đối tác đang hoặc sẽ có FTA với Việt Nam (và vì vậy được hưởng thuế ưu đãi theo FTA). Vì vậy, việc thực hiện cam kết WTO không gây ra tác động lớn đối với nhóm này. Trị giá sản phẩm nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO chỉ chiếm khoảng  20% tổng trị giá sản phẩm nhập khẩu . Trong khuôn khổ cam kết WTO, mức thuế suất cam kết bình quân theo trọng số kim ngạch thương mại không thấp hơn mức thuế suất hiện hành theo trọng số thương mại của biểu thuế MFN (năm 2006); 20 Cam kết giảm thuế theo WTO có gây ra tác động lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam không? Từ góc độ thuế quan, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải cam kết cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các dòng thuế cho hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO khác. Vì vậy, việc tiếp cận cũng như năng lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu trên thị trường cũng tăng lên, các ngành sản xuất trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn. Nhìn tổng quan thì mức giảm thuế theo cam kết WTO thuộc diện trung bình (23%). Tuy nhiên, trên thực tế,  tác động của việc giảm thuế đối với một số ngành là rất lớn  bởi: 21 Thuế suất của thành phẩm nhìn chung có mức cam kết giảm lớn hơn mức giảm của sản phẩm trung gian  (nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào). Vì vậy, các cam kết trong WTO sẽ làm giảm bớt mức bảo hộ thực tế trong một số ngành trước đây được bảo hộ quá mức cần thiết. Mức độ bảo hộ theo cam kết WTO mặc dù sẽ giảm so với mức bảo hộ thực tế vào trước thời điểm gia nhập, nhưng sẽ đảm bảo sự bảo hộ đồng đều hơn giữa các ngành, qua đó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Sản xuất, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu, cũng sẽ được lợi bởi tiếp cận được các yếu tố đầu vào với chi phí rẻ. 22 Như vậy,  tác động của WTO có thể là thuận lợi hoặc khó khăn đối với từng ngành sản xuất (và các doanh nghiệp trong ngành)  tùy thuộc vào mức cam kết giảm thuế trong WTO; cam kết giảm thuế theo FTA đang hoặc sẽ thực hiện và mức độ bảo hộ thực tế đối với ngành đó. Vì vậy, để xác định chính xác tác động của cam kết thuế quan trong WTO đối với ngành mình, doanh nghiệp cần xem xét đầy đủ cả 3 yếu tố nêu trên. 23 Biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng trong những trường hợp nào? Theo quy định của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu bị cấm hoàn toàn trừ những trường hợp sau đây: Trường hợp chung  : Theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng nếu nhằm một trong các  mục đích công cộng quan trọng  sau: bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội; hoặc bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật; hoặc bảo vệ nguồn tài nhiên thiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia; hoặc bảo vệ môi trường. 24 Biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Trong WTO, các “biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu” là  các quy định do một nước đưa ra nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó . Trên thực tế, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như: Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hạn ngạch (quota); Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu. 25 Nguyên tắc của WTO về việc sử dụng các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu? Điều XI Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) của WTO quy định nguyên tắc chung là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập hàng hóa. Như vậy, về nguyên tắc  các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu bị cấm hoàn toàn  trong WTO. Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít  các trường hợp ngoại lệ  cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo các thủ tục nhất định. 26 Ai có nghĩa vụ chứng minh biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu phù hợp với WTO? Nguyên tắc chung của WTO là cấm các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Việc áp dụng, nếu có, chỉ là ngoại lệ và chỉ có thể được chấp nhận nếu phục vụ những lợi ích công cộng nhất định (theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO). Các nước thành viên được phép  áp dụng những ngoại lệ khi thấy cần thiết  và không có nghĩa vụ chứng minh rằng việc áp dụng này tuân thủ Điều XX - Hiệp định GATT. Nước thành viên nào phản đối việc áp dụng này thì phải chứng minh rằng ngoại lệ đó không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều XX - Hiệp định GATT. 27 Biện pháp Tự vệ  : Nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu với tính chất là một biện pháp  tự vệ trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về lượng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng  cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp này, việc áp dụng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục nêu tại Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO  (Xem thêm Phần về Biện pháp tự vệ) 28 Ví dụ về biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu vì các lợi ích công cộng quan trọng Việt Nam  cấm nhập khẩu vũ khí, đạn dược  nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, cấm nhập khẩu hóa chất độc, phế liệu, phế thải nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Những biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu như vậy được coi là ngoại lệ  phù hợp  với quy định của WTO. Trước đây Việt Nam  cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà  với lý do hạn chế hút thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe con người trong khi vẫn cho phép sản xuất thuốc lá trong nước , do đó các thành viên WTO cho rằng quy định cấm nhập khẩu thuốc lá này là nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá trong nước và không được coi là ngoại lệ. Vì vậy, để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải cam kết bãi bỏ quy định này . 29 Cam kết cụ thể của Việt Nam về các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu? Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO sẽ  không áp dụng mới và không áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu  không phù hợp với quy định của WTO. Các nhóm cam kết cụ thể Ngoài các trường hợp hạn chế định lượng vì lợi ích công cộng phù hợp với WTO, Việt Nam cam kết như sau: Về việc  bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch  đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập: Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu  hàng dệt may  kể từ thời điểm gia nhập; Bãi bỏ tất cả các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với  thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối ; 30 Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam duy trì các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nào? Ngoài Danh mục các mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người và động, thực vật, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (tức là bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng), trước khi gia nhập WTO Việt Nam đã duy trì các biện pháp hạn chế định lượng xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng sau đây: Hạn ngạch xuất khẩu  : hàng dệt may xuất khẩu sang các nước có thỏa thuận về hạn ngạch với Việt Nam Cấm nhập khẩu  : thuốc lá điếu, xì gà, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xe máy có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên, các loại thiết bị và phần mềm mã hóa liên quan đến bí mật quốc gia. Giấy phép nhập khẩu  (cấp phép tùy ý): đường thô và đường tinh luyện 31 Một số sản phẩm Việt Nam cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu để bảo vệ các lợi ích công cộng quan trọng -  Sản phẩm cấm xuất khẩu : Cổ vật, bảo vật quốc gia; gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước; động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, các loài thuỷ sản quỹ hiếm -  Sản phẩm cấm nhập khẩu : vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, phế liệu, phế thải, hoá chất độc 32 Về việc  bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu  đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập: Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu  thuốc lá điếu và xì gà  với điều kiện là việc nhập khẩu chỉ được thực hiện bởi một doanh nghiệp duy nhất là VINATABA và phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động; Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với khẩu  ô tô cũ không quá 5 năm  sử dụng (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu); Cho phép nhập khẩu đối với các  phần mềm, thiết bị mã hoá  thuộc diện tiêu dùng đại chúng (không liên quan đến bí mật quốc gia) (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu); 33 Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với  xe máy có dung tích từ 175 cm 3  trở lên từ ngày 31/5/2007 với điều kiện người điều khiển xe phải được cấp bằng lái theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và việc nhập khẩu phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Việc Nam được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức  hạn ngạch thuế quan  (thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây, nếu có) đối với các mặt hàng sau đây: Thuốc lá nguyên liệu; Trứng gia cầm; Đường thô và đường tinh luyện; Muối 34 Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với hàng dệt may Việt Nam, song xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 3,26% tổng kim ngạch hàng dệt may nhập khẩu của nước này, sau Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a (hàng năm Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD) . Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Đầu năm 2007, Hoa Kỳ đã áp đặt cơ chế giám sát đặc biệt dệt may (dự kiến đến hết 2008 nhưng có thể bị gia hạn) đối với 5 nhóm hàng dệt may của Việt Nam là quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len (và cơ quan quản lý của Hoa Kỳ có thể xem xét tự khởi xướng điều tra chống bán phá giá nếu báo cáo giám sát phát hiện có hiện tượng hàng dệt may Việt Nam bán phá giá gây thiệt hại). Điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ trở nên dè dặt hơn khi ký kết các hợp đồng nhập khẩu với doanh nghiệp Việt Nam. 35 Hạn ngạch thuế quan : Là biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu theo đó nếu lượng nhập khẩu dưới một mức nhất định (gọi là hạn ngạch) thì sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp còn nếu lượng nhập khẩu cao hơn hạn ngạch thì phần vượt quá vẫn được nhập khẩu nhưng sẽ bị áp thuế suất nhập khẩu cao hơn ( trong khi biện pháp “hạn ngạch thông thường” thì chỉ cho phép nhập khẩu trong một hạn mức nhất định, quá hạn mức đó thì không được nhập khẩu nữa ). Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành dệt may CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 37 Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU EU là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây của EU vào khoảng 180 tỷ USD. Đặc điểm của thị trường này với nhiều thị trường ngách, nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao. Do đó, thị trường EU rất phù hợp năng lực sản xuất và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ Trung Quốc do chế độ hạn ngạch mà EU áp dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc được xóa bỏ. So với Việt Nam, hàng dệt may Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại chủng loại hàng hoá.   38 Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 25 tỷ USD hàng dệt may (xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này hiện chiếm khoảng 2,8%). Hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ các nước ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Brunei và Thái Lan) do mức thuế quan áp dụng đối với hàng dệt may từ các nước này đã được giảm xuống 0% trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Nhật Bản. 39 Những thách thức về cạnh tranh đối với ngành dệt may? Yếu tố cạnh tranh về giá nhân công sẽ mất dần cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, mặt bằng tiền lương trong trong xã hội đã được nâng lên. Tỷ lệ nội địa hoá của ngành dệt may tuy có cao hơn so với trước nhưng vẫn ở mức thấp (30%). Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên vật liệu và phụ kiện hàng dệt may từ bên ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam trở nên rất nhạy cảm trước các biến động bất lợi trên thị trường thế giới. Đồng thời, do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình thế bị động trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất và lạm phát). N gành dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu qua nước thứ ba, nên hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Thương hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam vì thế chưa thực sự khẳng định được tên tuổi trên thị trường thế giới. 40 Cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may nhập khẩu Stt Chỉ tiêu Thuế suất MFN trước gia nhập (%) Thuế suất cam kết trong WTO Khi gia nhập Cuối cùng Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập) 1 Thuế suất bình quân cả Biểu thuế 17,4% 17,2% 13,4% Cơ bản sau 3-5 năm 2 Thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp 16,7% 16,2% 12,4% Cơ bản sau 3-5 năm 2 Thuế suất bình quân ngành dệt may 37,3% 13,7% 13,7% Ngay khi gia nhập WTO 3 Vải 40% 12% 12% Ngay khi gia nhập WTO 4 Quần áo 50% 20% 20% Ngay khi gia nhập WTO 5 Sợi 20% 5% 5% Ngay khi gia nhập WTO 41 Tóm tắt cam kết cắt giảm thuế quan đối với hàng dệt may trong các Thỏa thuận thương mại khu vực Năm Thuế suất theo AFTA Thuế suất theo ACFTA   Thuế suất theo AKFTA   2006 5% 27,8% 33,4% 2015 0% 1,97% 9,3% 42 Những khó khăn của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO? Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm, cạnh tranh trong nước gay gắt hơn: Dệt may là một trong những nhóm hàng hóa Việt Nam có cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu lớn nhất ( mức thuế suất bình quân được cắt giảm từ 37,3% trước thời điểm gia nhập xuống còn 13,7%) và việc cắt giảm này được thực hiện ngay kể từ ngày 11/1/2007. Việt Nam cũng cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong Hiệp định dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 20% xuống 5%). 43 Những thuận lợi của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO? Đối với xuất khẩu Khi Việt Nam là thành viên WTO, các nước thành viên khác có nghĩa vụ dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sự đối xử bình đẳng (theo nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia). Đối với ngành dệt may, điều này có nghĩa là: Về số lượng xuất khẩu : Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường; Về thuế quan : Theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các nước thành viên WTO sẽ được áp dụng mức thuế tương tự như thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác vào nước đó; Về việc mua bán trên thị trường : Theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), hàng dệt may Việt Nam khi nhập khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ được đối xử bình đẳng với hàng dệt may nội địa (về thuế, phí, lệ phí, các quy định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh) 44 Đối với sản xuất trong nước Những thuận lợi từ việc xuất khẩu của hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO được dự báo sẽ kéo theo dòng đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) lớn hơn vào ngành dệt may và hạ tầng phục vụ sản xuất dệt may. Điều này mang lại cho ngành nhiều lợi thế: Khả năng cạnh tranh có thể được tăng cường (với việc bổ sung vốn cho các doanh nghiệp đang tồn tại và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới); Cơ hội tiếp cận kỹ năng quản lý và công nghệ kỹ thuật mới. Tuy nhiên, những lợi ích và cơ hội nói trên lớn chỉ ở dạng tiềm năng. Việc biến các tiềm năng này thành lợi ích kinh tế thực sự phụ thuộc vào năng lực và sự chủ động của từng doanh nghiệp. 45 Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây: Các hình thức hỗ trợ xuất khẩu và thưởng xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển đều bị bãi bỏ. Một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007). 46 Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn : Cùng dỡ bỏ các hạn ngạch xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường quan trọng được dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này có thể khiến nguy cơ hàng dệt may bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nước ngoài lớn hơn. Liên quan đến nguy cơ này, ngày 11/1/2007, Hoa Kỳ cũng chính thức bắt đầu Chương trình giám sát hàng dệt may Việt Nam (dự kiến kết thúc vào cuối năm 2008) nhằm theo dõi tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ và sẵn sàng cho việc khởi xướng vụ điều tra chống bán phá giá nếu thấy có hiện tượng liên quan. Chương trình này đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam (nhiều khách hàng lo ngại nguy cơ kiện chống bán phá giá có xu hướng chuyển nhiều đơn hàng sang các nước khác). Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may thực tế phải đối mặt (không phải ở dạng tiềm năng như các cơ hội mà ngành này có thể được hưởng từ việc Việt Nam gia nhập WTO). Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách, biện pháp cụ thể nhằm chủ động, nhanh chóng khắc phục và vượt qua những khó khăn này. 47 2. WTO có quy định gì về việc áp dụng thuế nội địa? Việc ban hành và thực thi các loại thuế nội địa tại tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO có liên quan đến vấn đề này, bao gồm: Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT); Chính sách về trợ cấp Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 49 1. Thuế nội địa bao gồm những loại nào? Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là các loại thuế nội địa. 50 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa bao gồm những nội dung cụ thể nào? “Đối xử quốc gia” (National Treatment - NT) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO (Điều III của Hiệp định GATT). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định). Liên quan đến thuế nội địa, nguyên tắc này yêu cầu các thành viên WTO không được sử dụng thuế nội địa nhằm mục tiêu bảo hộ. Cụ thể, các thành viên WTO  không được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp,các loại thuế và phí nội địa, các quy định và yêu cầu   liên quan đến các hoạt động mua, bán, chuyên chở, tiếp thị, phân phối hoặc sử dụng hàng hóa trên thị trường nội địa  nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước. 51 Ví dụ về vi phạm hiển nhiên nguyên tắc đối xử quốc gia trong thuế nội địa Trước đây Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam quy định mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu và xì gà như sau: nếu sản xuất bằng nguyên liệu trong nước: thuế 45% nếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu: thuế 65% Khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, các thành viên WTO coi quy định này là hiển nhiên vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO và đã yêu cầu Việt Nam sửa đổi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. 52 Một số nội dung cụ thể của nguyên tắc NT về thuế nội địa Theo nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa, tất cả các nước thành viên WTO phải đảm bảo: Không đánh thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu  cao hơn  mức áp dụng với  hàng hóa tương tự  sản xuất trong nước; Không phân biệt đối xử việc trong áp dụng thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa nhằm mục đích bảo hộ những  hàng hoá nội địa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau với hàng nhập khẩu . 53 4. Có những hình thức vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa nào? Trong lịch sử WTO, các nước thành viên thường vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa dưới 02 dạng: Vi phạm hiển nhiên (de jure); và Vi phạm trá hình (de facto). Vi phạm hiển nhiên  là trường hợp văn bản pháp luật của nước thành viên có quy định phân biệt đối xử về thuế nội địa giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa tương tự. 54 Vấn đề thuế nội địa phải tuân thủ quy định nào về chính sách trợ cấp? Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng  của WTO có chứa một số quy định có liên quan đến vấn đề thuế nội địa mà các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ. Cụ thể, theo Hiệp định này, các quy định về thuế nội địa (ví dụ quy định về ưu đãi, miễn hoặc giảm thuế) không được tạo thành các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu. 55 Tuy nhiên, trên thực tế cách quy định này lại dẫn đến hệ quả mang tính bảo hộ. Năm 1995 EU, Hoa Kỳ và Canada đã kiện Nhật Bản ở Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSB) với lý do cách đánh thuế của Nhật Bản như vậy là nhằm mục đích bảo hộ rượu shochu và giảm sự cạnh tranh của các loại rượu nhập khẩu khác. DSB đã ra phán quyết rằng trong trường hợp này, shochu và vodka là các “ hàng hóa tương tự ”, đồng thời shochu và các loại rượu khác thuộc nhóm HS 2208 là “ các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế lẫn nhau ”, do đó bằng việc áp các mức thuế nội địa khác nhau cho các loại rượu này, Luật Thuế Rượu của Nhật Bản vi phạm cả hai yêu cầu 2.2i và 2.2.ii về nguyên tắc đối xử quốc gia đối với thuế nội địa. Nhật Bản cuối cùng đã phải sửa Luật Thuế Rượu theo khuyến nghị của DSB. 56 Vi phạm trá hình  là trường hợp sự phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa tương tự không được thể hiện trong văn bản pháp luật nhưng được vận dụng khéo léo trong thực tế nhằm mục đích bảo hộ . Ví dụ về vi phạm trá hình nguyên tắc đối xử quốc gia trong thuế nội địa Luật Thuế Rượu của Nhật Bản qui định các mức thuế nội địa với rượu shochu (một loại rượu hầu như chỉ được sản xuất ở Nhật Bản) thấp hơn hẳn so với các loại rượu khác như vodka, whisky, cognac, rum, brandy, gin và các loại rượu mạnh khác thuộc nhóm HS 2208. Như vậy về quy định thì không vi phạm nguyên tắc NT (vì đây là các mặt hàng khác nhau nên thuế nội địa có thể khác nhau). 57 Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt với  ô tô  nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước, với thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu trong nước rõ ràng là vi phạm hiển nhiên nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Đối với  rượu và bia,  mặc dù trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn, Việt Nam không qui định phân biệt đối xử về mức thuế tiêu thụ đặc biệt giữa rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước, giữa bia nhập khẩu và bia sản xuất trong nước, nhưng các thành viên WTO cho rằng quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt như trên của Việt Nam là phân biệt đối xử một cách trá hình. Đối với rượu , thuế suất với rượu từ 40 độ cồn trở lên là 65% mà phần lớn loại rượu này là nhập khẩu, trong khi thuế suất với rượu từ 20 đến 40 độ cồn chỉ có 30% mà phần lớn rượu sản xuất trong nước thuộc loại này. Tương tự, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia cũng bị coi là phân biệt đối xử giữa bia sản xuất trong nước và bia nhập khẩu vì bia nhập khẩu chủ yếu là bia chai và bia lon còn bia hơi và bia tươi được sản xuất trong nước. 58 6. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam có thể tăng thuế suất của các loại thuế nội địa không? WTO không quy định các thành viên phải cam kết cắt giảm thuế nội địa như đối với thuế nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam có thể điều chỉnh tăng thuế nội địa đối với một mặt hàng/một nhóm doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh một lĩnh vực nào đó khi cần thiết để điều tiết nền kinh tế miễn là tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và các quy tắc liên quan đến trợ cấp bị cấm. 59 7. Chính sách của Việt Nam về thuế nội địa trước khi Việt Nam gia nhập WTO? Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam duy trì chính sách phân biệt đối xử về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng sau: Rượu từ 40 độ cồn trở lên: 65% Rượu từ 20 đến dưới 40 độ cồn: 30% Bia chai và bia lon: 75% Bia tươi và bia hơi: 30% Ô tô sản xuất trong nước 50% thuế suất của ô tô nhập khẩu cùng loại (áp dụng đến hết 31/12/2005) Thuốc lá điếu, xì gà sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu: 65% Thuốc lá điếu, xì gà sản xuất từ nguyên liệu trong nước: 45% (áp dụng đến hết 31/12/2005) 60 9. Cam kết về thuế nội địa có tác động như thế nào đến các ngành sản xuất trong nước? Với cam kết của Việt Nam trong WTO liên quan đến thuế nội địa, kể từ ngày 11/1/2007, sẽ không còn khả năng chính phủ tăng các loại thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước nữa. Vì vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp không còn có thể yêu cầu chính phủ thực hiện điều này như một số trường hợp trước đây. Đánh giá sơ bộ về tác động của cam kết về thuế nội địa, có thể thấy mặc dù Việt Nam đã nâng mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với một số loại hàng hóa sản xuất trong nước như ô tô, thuốc lá điếu và xì gà, rượu, bia (trong 3 năm) cho cùng một mức với hàng hóa nhập khẩu cùng loại, các mặt hàng này đều đang chịu thuế nhập khẩu tương đối cao (ô tô: 90%, thuốc lá điếu: 150%, rượu: 65%, bia: 65%) và chỉ được giảm sau 5 - 10 năm, sức cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu vì vậy cũng không lớn so với các sản phẩm trong nước. 61 8. Việt Nam cam kết gì về chính sách đối với thuế nội địa khi gia nhập WTO? Việt Nam  cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO  khi ban hành và áp dụng các luật, quy định và các biện pháp khác liên quan đến thuế nội địa (trừ các quy định liên quan đến  rượu và bia ), đặc biệt là nguyên tắc  không phân biệt đối xử , kể từ thời điểm gia nhập WTO. Với cam kết này, cả hai loại vi phạm hiển nhiên và vi phạm trá hình đối với nguyên tắc đối xử quốc gia đều không được phép (Đoạn 198, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO). Trên thực tế, Việt Nam đã bãi bỏ quy định phân biệt đối xử về mức thuế tiêu thụ đặc biệt giữa  ô tô  sản xuất trong nước và ô tô cùng loại nhập khẩu, giữa  thuốc lá  sản xuất từ nguyên liệu trong nước và sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ 1/1/2006. 62 Riêng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt đối với  rượu và bia , Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ thời điểm gia nhập WTO sẽ áp dụng thống nhất một mức thuế tiêu thụ đặc biệt (có thể là thuế phần trăm hoặc thuế tuyệt đối) với rượu từ 20 độ cồn trở lên và một mức thuế phần trăm thuế tiêu thụ đặc biệt với bia các loại. 63 64 Hiệp định GATS và Biểu cam kết dịch vụ GATS là tên viết tắt của Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO. Tuy nhiên, GATS chỉ bao gồm các nguyên tắc chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó (Biểu này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO) 65 Hiệp định Nông nghiệp Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng này. Sau nhiều vòng đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định nông nghiệp. 66 Đối với một số loại nông sản sau khi đã thuế hoá các biện pháp phi thuế, hành động tự vệ sẽ chỉ phải tuân thủ một số điều kiện trong Hiệp định nông nghiệp (gọi là biện pháp tự vệ đặc biệt – Special safeguard measures - SSG) mà về cơ bản là dễ dàng hơn điều kiện tại Hiệp định về Tự vệ. Những loại nông sản là đối tượng của các biện pháp tự vệ đặc biệt này là những loại được đánh dấu bằng chữ “SSG” trong Biểu cam kết của từng nước và là kết quả của sự đàm phán, thoả thuận của các thành viên WTO. Như vậy, biện pháp tự vệ áp dụng cho đa phần nông sản vẫn thực hiện theo Hiệp định về Tự vệ nhưng có một số sản phẩm (nông sản có đánh dấu SSG) thực hiện theo quy định về tự vệ đặc biệt tại Hiệp định Nông nghiệp 67 Xác định trị giá tính Thuế hải quan Để tính thuế theo phương thức “phần trăm trị giá hàng hoá”, điểm mấu chốt là xác định “trị giá hàng hoá” để tính thuế (hay còn gọi là “trị giá tính thuế hải quan”). Đây được xem là vấn đề gây nhiều mâu thuẫn giữa cơ quan thu thuế (hải quan) và doanh nghiệp nộp thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều hơn, và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có thể. Doanh nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất, vì thế muốn sử dụng phương pháp tính nào đó để có trị giá hàng hoá khai báo thấp. Để giải quyết mâu thuẫn này, tạo điều kiện thuận lợi để tự do hóa thương mại, các nước thành viên WTO đã đàm phán và thông qua Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (Agreement on Custom Valuation – sau đây gọi là Hiệp định CVA) nhằm thống nhất về phương pháp tính trị giá hàng hoá 68 Rào cản kỹ thuật đối với thương mại Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” ( technical barriers to trade ) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT ). 69 Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. 70 Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” 71 Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây : Quy chuẩn kỹ thuật ( technical regulations ) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc ( các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ ). Tiêu chuẩn kỹ thuật ( technical standards ) là các yêucầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc; và Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật ( conformity assessment procedure ) 72 73 Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS ) Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS ) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. 74 Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ,đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê) Ví dụ : Các quy định về thuốc sâu Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật: Biện pháp SPS ; Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng: Biện pháp TBT . 75 Kiện chống bán phá giá Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu . Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B. 76 Trong WTO, đây được xem là “ hành vi cạnh tranh không lành mạnh ” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này 77 Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 78 Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại : Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) (bao gồm các nguyên tắc chung về vấn đề này ); Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices - ADA) chi tiết hoá Điều VI GATT (các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể) Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này 79 Trợ cấp và thuế chống trợ cấp Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất : Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay ); Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); 80 Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung ); Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mạibình thường sẽ không khi nào làm như vậy ( vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường). 81 Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế Được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng lại đi ngược lại mục tiêu “tự do hoá thương mại”, biện pháp tự vệ là một công cụ “phải trả tiền ”. Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác). Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định . Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa. 82 Các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại: Điều XIX GATT 1994; và Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp định SG). Các nước thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan của WTO 83 K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptthao_luan_cam_ket_gia_nhap_wto_cua_viet_nam_trong_linh_vuc_t.ppt