Thanh toán quốc tế - Chương 3: Quản lý ngoại hối

Phát triển bền vững hai thị trường ngoại tệ Thị trường bán buôn: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm NHNN và các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Thị trường bán lẻ: các ngân hàng được phép thu đổi ngoại tệ cho khách hàng là người cư trú và người không cư trú.

ppt14 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán quốc tế - Chương 3: Quản lý ngoại hối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: TS. NGUYỄN NAM HÀ Email: namhadhcn@yahoo.com.vn * * CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 1. Khái niệm ngoại hối: (Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối) Ngoại tệ: đồng tiền của các quốc gia khác, đồng tiền chung châu Âu sử dụng trong thanh toán quốc tế. Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm: séc, thẻ tín dụng, hối phiếu … * * Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Cty, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư… Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. * * 2. Đối tượng áp dụng quản lý ngoại hối Người cư trú và người không cư trú trên lãnh thổ VN Người cư trú: Tổ chức tín dụng; Tổ chức kinh tế; Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; Các tổ chức CT, XH, CT-XH, XH-NN; quỹ từ thiện… Cơ quan ngoại giao của VN ở nước ngoài; Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức VN; * * Công dân VN cư trú tại VN; công dân VN cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân VN đi du lịch, học tập, chữa bệnh, thăm viếng ở nước ngoài. Người nước ngoài cư trú tại VN từ 12 tháng trở lên. Người không cư trú: các đối tượng khác với người cư trú. * * 3. Phạm vi quản lý ngoại hối Thu chi ngoại hối trong giao dịch vãng lai Thu chi ngoại hối trong giao dịch vốn. Kinh doanh ngoại hối trên lãnh thổ VN. Quản lý ngoại hối trên thị trường vàng, tiền tệ. * * 4. Mục đích quản lý ngoại hối Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Giữ vững an ninh tiền tệ: bảo đảm sức mua của đồng tiền VN, chống nạn “Đô-la hóa”, bảo đảm trên lãnh thổ VN chỉ có một thước đo giá trị hàng hóa duy nhất là đồng tiền VN. Góp phần hoàn thiện hệ thống và cơ chế quản lý nhà nước về ngoại hối. * * 5. Nội dung chế độ quản lý ngoại hối 5.1. Quản lý giao dịch vãng lai: Giao dịch vãng lai: là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Bao gồm: Giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ như tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông …; Giao dịch chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng; Giao dịch trong lĩnh vực du lịch; Vay tín dụng thương mại và thu nhập từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp. * * Cơ chế quản lý giao dịch vãng lai Mọi giao dịch vãng lai phải thông qua tài khoản của người cư trú hoặc người không cư trú mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Giao dịch thanh toán và chuyển chuyển tiền trong giao dịch vãng lai thực hiện cơ chế thanh toán không dùng ngoại tệ tiền mặt. Nếu cần, phải có giấy phép hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước. * * Tất cả các khoản thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai của người cư trú phải chuyển về tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng trong nước. Trường hợp để ở tài khoản nước ngoài phải được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Quản lý các khoản thu ngoại tệ một chiều của người cư trú là tổ chức. Tự do hóa đối với người cư trú là cá nhân. * * 5.2. Quản lý giao dịch vốn Giao dịch vốn: Đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài vào VN; Đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ VN ra nước ngoài; Giao dịch tín dụng quốc tế; Cơ chế quản lý giao dịch vốn Mọi giao dịch vốn phải thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. * * Các khoản vay và trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của Chính phủ và các tổ chức được Chính Phủ ủy quyền phải được Thủ tướng phê duyệt. Các khoản vay và trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của các tổ chức khác phải chịu sự quản lý của NHNN. * * 5.3. Quản lý thị trường ngoại tệ và thị trường vàng Phát triển bền vững hai thị trường ngoại tệ Thị trường bán buôn: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm NHNN và các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Thị trường bán lẻ: các ngân hàng được phép thu đổi ngoại tệ cho khách hàng là người cư trú và người không cư trú. * * Tỷ giá hối đoái tại VN là tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vàng và thị trường vàng tại VN. * * CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Ngoại hối là gì? 2. Đối tượng và phạm vi quản lý ngoại hối? 3. Nêu cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_3_quan_ly_ngoai_hoi_7498.ppt
Tài liệu liên quan