Thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) nuôi tại Quảng Ninh

1. Kết luận Có 2 loài ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh ở hầu TBD (C.gigas) nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh đã được phát hiện, đó là: kén hợp tử Nematopsis sp và Perkinsus sp ký sinh ở mang và màng áo của vật chủ. Ngoài ra, có 2 loài sinh vật bám là sun Balanus sp và giun nhiều tơ Polydora sp bám ở hầu Thái Bình Dương. Bốn loài ký sinh trùng được phát hiện trên hầu Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh có tỷ lệ và cường độ nhiễm không cao và các loài này hầu như chưa bộc lộ dấu hiệu bệnh lý ở hầu nuôi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm của 2 loài ký sinh trùng nội ký sinh là Nematopsis sp và Perkinsus sp trên hầu Thái Bình Dương nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh có sự khác nhau khi thu mẫu ở các thời gian khác nhau.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần giống loài ký sinh trùng ký sinh trên hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) nuôi tại Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÊN HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG (Crassostrea gigas) NUÔI TẠI QUẢNG NINH SPECIES COMPOSITION OF PARASITES IN PACIFIC OYSTER (Crassostrea gigas) CULTURED IN QUANG NINH Trần Thị Nguyệt Minh1, Đỗ Thị Hòa2 Ngày nhận bài: 02/8/2012; Ng ày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng 5/2010 đến tháng 6/2011 trên 116 mẫu hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) thu tại Vân Đồn - Quảng Ninh. Tất cả mẫu hầu còn sống được quan sát các tiêu bản ép mô tươi dưới kính hiển vi, phết mô nhuộm Hematoxylin, nuôi cấy bào tử trong môi trường FTM (Fluid Thioglycolate Medium) ở mô mang và mô màng áo hầu, cố định mẫu trong dung dịch Davidson cho phương pháp mô bệnh học. Kết quả cho thấy hầu Thái Bình Dương nhiễm 2 loài ký sinh trùng nội ký sinh đó là kén hợp tử của Nematopsis sp (tỷ lệ nhiễm 48,42%; cường độ nhiễm trung bình: 13,43 nang kén/mô mang (1cm2) và 1,89 nang kén/mô màng áo (1cm2) và Perkinsus sp ký sinh ở mang và màng áo vật chủ (tỷ lệ nhiễm: 13,15% và cường độ 16,46 ± 0,49 bào tử/mô (25mm2)). Ngoài ra, có 2 loài sinh vật bám đó là sun Balanus sp ký sinh ở vỏ ngoài của hầu (tỷ lệ nhiễm 28,75%; cường độ nhiễm 2-19 trùng/con) và giun nhiều tơ Polydora ký sinh vỏ trong và ngoài của hầu (tỷ lệ nhiễm 12,12%, cường độ 1- 4 trùng/con). Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung dữ liệu khoa học về ký sinh trùng ở động vật thân mềm nuôi ở Quảng Ninh, Việt Nam. Từ khóa: ký sinh trùng, Hầu Thái Bình Dương, Crassostrea gigas ABSTRACT The study was conducted on 116 Pacifi c oyster (Crassostrea gigas) samples at Van Đon district - Quang Ninh province from May 2010 to June 2011. Tissue from alive oysters was observed under microscope and smeared for stain Hematoxylin, gill and mantle oysters were incubated in FTM medium and tissue was fi xed in Davidson solution for histopathology. The result shows that they were infected by two endoparasites: 1. Nematopsis sp in gill tissue (prevalence 48,42%; sensetive infection 13,43 oocyst/gill tissue (1cm2) and in mantle tissue (prevalence 13,15%; sensetive infection: 1,89 oocyst/mantle tissue (1cm2); 2. Perkinsus sp in gill and mantle oyster (prevalence 13,15% and sensetive infection 16,46 ± 0,49 spores /tissue (25mm2)). In addtition, there are two species of ectoparasites: Balanus sp and Polydora sp (prevalence: 12,12%; sensetive infection 1-4 organism/oyster shells. The research result has supplied more scientifi c data on parasites in mollusc farming in Quang Ninh Province, Vietnam. Key words: parasite, pacifi c oyster, Crassostrea gigas 1 Trần Thị Nguyệt Minh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Sản lượng hầu trên thế giới ngày càng tăng, năm 2003 sản lượng hầu đạt 4,38 triệu tấn và được nuôi ở 64 nước trên các châu lục (FAO, 2003). Ở Việt Nam, hầu Thái Bình Dương (TBD) lần đầu tiên được nhập vào năm 2002. Đến nay hầu TBD đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh ven biển. Trong đó, Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về nuôi hầu ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2009, Quảng Ninh có khoảng 500 ha nuôi hầu, tập trung nhất ở huyện Vân Đồn, năng suất đạt 2.500 - 3.500 kg/bè/100m2 [1]. Bên cạnh những thành công đã đạt được thì hiện nay bệnh ký sinh trùng thường xuyên xảy ra ở Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 những vùng nuôi hầu trọng điểm, là nguyên nhân làm giảm sản lượng hầu nuôi thương phẩm. Trong đó, có nhiều bệnh đã xuất hiện trong danh sách quản lý của OIE (Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới) và được thông báo trên toàn thế giới. Trong khi đó, đến nay Việt Nam vẫn chưa có tài liệu nào công bố về bệnh ở hầu và đặc biệt là nghiên cứu về ký sinh trùng trên hầu. Do đó, nghiên cứu thành phần giống loài ký sinh trùng ở hầu TBD được tiến hành để có cơ sở dữ liệu khoa học. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hầu TBD Crassostrea gigas được thu tại Vân Đồn - Quảng Ninh, thời gian thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2010, số lượng mẫu thu tại các hộ nuôi là 116 mẫu. Một số phương pháp nghiên cứu bệnh động vật thủy sản thông thường được sử dụng để nghiên cứu thành phần giống loài ký sinh trùng: Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng ở các tiêu bản ép mô hầu dưới kính hiển vi, được tiến hành như sau: dùng kéo cắt miếng mô mang (1cm2) hoặc mô màng áo (1cm2) hầu và ép miếng mô giữa 2 lam kính, sau đó soi tươi phát hiện ký sinh trùng trên kính hiển vi quang học ở các độ phóng đại khác nhau (10X; 40X; 100X). Ngoài ra, phương pháp làm tiêu bản phết mô của hầu và nhuộm Hematoxylin cũng được tiến hành đồng thời. Phương pháp nuôi cấy bào tử trên môi trường FTM (Fluid Thioglycolate Medium) của Ray (1966) được sử dụng để xác định sự tồn tại các bào tử Perkinsus sp ký sinh trong mô hầu. Cụ thể, phương pháp nuôi cấy được thực hiện bằng cách lấy một miếng mô mang, màng ao kích thước 5*5mm, nuôi cấy ở điều kiện tối trong môi trường FTM có bổ sung kháng sinh (500 IU Penicillin G và Streptomycin/ml môi trường) và thuốc kháng sinh nấm 50µl Mycostatin/ống 9,5ml môi trường). Miếng mô sau khi nuôi cấy 5 - 7 ngày được đặt lên lam kính và nhuộm lugol’s iodine để quan sát bào tử nghỉ. Cường độ cảm nhiễm của ký sinh trùng Perkinsus sp ở mỗi mẫu hầu dựa trên số bào tử nghỉ có dạng hình cầu quan sát được trong miếng mô nuôi cấy. Phương pháp mô bệnh học của Dorothy W.Howard, D.W. và cộng sự (1983) được thực hiện nhằm phát hiện ký sinh trùng ký sinh ở mô của các tổ chức cơ quan như: mang, màng áo, tuyến tiêu hóa, tuyến sinh dục và chân. Trong nghiên cứu này, ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus được định danh dựa trên sự quan sát bào tử sau khi nuôi cấy trong môi trường chọn lọc FTM. Ngoài ra, các loài ký sinh trùng khác cũng được định danh dựa vào hình dạng mô tả trong các tài liệu nhuyễn thể. Các tài liệu được sử dụng để định danh ký sinh trùng trong nghiên cứu gồm: - Ma Leopoldina Aguirre - Macedo et al, 2001. Parasite Survey of the Eastern Oyster - Jorge Cáceres-Martínez và CTV, 2010. Parassites of the Pleasure Oyster - Gregoria Erazo-Pagador, 2010. A parasitological survey of slipper-cupped oysters III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Số mẫu và thời gian thu mẫu hầu dùng cho nghiên cứu Mẫu hầu TBD (C.gigas) phục vụ cho nghiên cứu được thu ngẫu nhiên tại các hộ nuôi hầu ở Vần Đồn - Quảng Ninh. Hầu được thu tại các thời điểm khác nhau: tháng 5 (mùa hè nắng nóng), tháng 9 (mùa thu mát mẻ) và tháng 12 (mùa đông lạnh) nhằm xác định sự biến động thành phần giống loài hoặc mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng theo mùa trong năm. Kết quả bảng 1 cho thấy, kích cỡ hầu thu được ở cả 3 đợt khá đồng đều, đều là những cá thể hầu đã trưởng thành, được nuôi theo hình thức treo dây hay nuôi lồng trên bè Bảng 1. Kích thước các mẫu hầu đã thu tại Vân Đồn TT Đợt thu mẫu Môi trường nuôi Kích cỡ hầu (cm) Dài Cao Rộng 1 27/5/2010 (n= 36) T: 30,8 0C S: 30,3‰ 4,75 ± 0,63 8,38 ± 0,79 3,26 ± 0,66 2 20/9/2010 (n=40) T: 30,3 0C S: 30,5‰ 4,82 ± 0,62 8,96 ± 1,19 3,36 ± 0,59 3 25/12/2010 (n=40) T: 19,5 0C S: 33,2‰ 5,25 ± 1,06 9,29 ± 1,51 3,37 ± 0,65 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Thành phần ký sinh trùng ký sinh ở hầu TBD nuôi ở Vân Đồn Kết quả phân tích đã phát hiện 4 giống loài ký sinh trùng ký sinh ở hầu TBD. Trong đó, hai loài ở trong mô của các tổ chức cơ quan (Nematopsis sp và Perkinsus sp), một loài bắt gặp ở mặt ngoài và mặt trong của vỏ đá vôi (Polydora sp) và một loài bám ở mặt ngoài của vỏ đá vôi (Balanus sp). Mức độ nhiễm và cơ quan ký sinh của các giống loài ký sinh trùng đã phát hiện trên hầu được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thành phần ký sinh trùng đã phát hiện được ở hầu TBD nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh năm 2010 TT Thành phần loài Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Cơ quan ký sinh 1 Nematopsis sp (n=116) 48,42 15,43 bt/mô mang (1cm 2) 1,89 bt/mô màng áo (1cm2) Mang, màng áo 2 Perkinsus sp (n=116) 13,15 6,46 ± 0,49 bt/mô (25mm2) Mang, màng áo 3 Balanus sp (n=116) 28,75 2 – 19 (Trùng/cá thể) Vỏ ngoài 4 Polydora sp (n=116) 12,12 1 – 4 (Trùng/cá thể) Vỏ ngoài, vỏ trong n: là số mẫu; bt: bào tử 3. Ký sinh trùng đơn bào Nematopsis sp ký sinh ở hầu TBD tại Vân Đồn 3.1. Mức độ cảm nhiễm (TLCN và CĐCN) nang kén bào tử Nematopsis sp Bằng phương pháp kiểm tra các tiêu bản ép tươi dưới kính hiển vi, đã phát hiện mô ở mang và màng áo hầu TBD nhiễm nang kén chứa các kén hợp tử Nematopsis với tỷ lệ và cường độ nhiễm thay đổi theo các đợt thu mẫu, tăng dần từ đợt thu mẫu vào tháng 5/2010 đến đợt thu mẫu vào tháng 12/2010. Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm nang kén bào tử Nematopsis trên hầu TBD ở Vân Đồn - Quảng Ninh TT Tháng thu mẫu TLCN (%) Cơ quan CĐCN (nang kén/mô (1cm2)) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 5 (n=36) 25,26 Mang 5 26 6,58 Màng áo 1 3 1,33 2 9 (n=40) 32,60 Mang 7 59 11,68 Màng áo 1 9 2,09 3 12 (n=40) 87,39 Mang 4 74 28,03 Màng áo 1 7 2,25 Tổng số mẫu N=116 48,42 Mang 4 74 15,43 Màng áo 1 9 1,89 CQKS: cơ quan ký sinh; TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm; CĐCN: Cường độ cảm nhiễm Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm của Nematopsis ở hầu thấp nhất vào tháng 5 khi nhiệt độ cao (30,80C) và cao nhất vào tháng 12 khi nhiệt độ thấp (19,50C). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tuntiwaranuruk và cs (2008) về vẹm xanh (Perna viridis) nuôi tại Thái Lan, tỷ lệ nhiễm kén hợp tử Nematopsis tăng cao từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004 (khi nhiệt độ tăng cao từ 270C - 32,50C) và tỷ lệ thấp từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2004 (khi nhiệt độ giảm dần từ 320C - 270C) [15]. Tuy nhiên, để làm rõ mối quan hệ giữa nhiệt độ và tỷ lệ nhiễm kén hợp tử Nematopsis ở hầu TBD nuôi rất cần phải có những nghiên cứu trong nhiều năm với số mẫu phân tích nhiều hơn. Kết quả bảng 3 cũng cho thấy cường độ nhiễm trung bình của kén hợp tử Nematopsis trên mô mang của hầu ở các tháng đều cao hơn so với cường độ nhiễm trên mô màng áo. Theo nghiên cứu của Azevedo và Cachola (1992), Nematopsis cũng được tìm thấy trên 2 loài: sò (Cerastoderme edule) và ngao (Ruditapes decussates), các kén hợp tử của Nematopsis ký sinh ở các mô liên kết khắp cơ thể nhưng bắt gặp nhiều ở mô mang của vật chủ [5]. Theo kết quả của Isaírá P.Padovan và CTV (2003), Nematopsis cũng được phát hiện trên mô màng áo ngao (Solen vagina) và trên một số loài hai mảnh vỏ khác ở Pháp [10]. 3.2. Đặc điểm về hình dạng, kích thước của kén hợp tử Nematopsis ở hầu TBD Nang kén hợp tử của Nematopsis sp có dạng hình cầu, kích thước của nang kén: 57,65 ± 13,66 (µm) thay đổi phụ thuộc phụ thuộc vào số lượng các kén hợp tử có trong nang kén hợp tử (hình 1; 2; 3). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 Hình 1. Kén (Ooyst) của Nematopsis sp nhiễm trên hầu (C.gigas) (mẫu ép mô tươi từ mang, màng áo, soi tươi không nhuộm) (hình A):Các nang kén (phagocyste) ký sinh trên mô mang của hầu (400X); (hình B): Có 6 kén (Oc) nằm trong 1 nang kén (Pha). Cấu tạo của các kén gồm: thành kén (Wa); nắp (Operculum –Op) và hạt bào tử (sporozoite -Sz). Hình 2. Kén hợp tử Nematopsis sp trên tiêu bản phết mang, màng áo hầu C.gigas (nhuộm Hematoxylin) (hình A): Kén Nematopsis từ mô màng áo của hầu (100X & 400X). (hình B): Từng đám nang của kén hợp tử từ mô mang của hầu (100X và 400X) Hình 3. Các kén hợp tử Nematopsis trên các tiêu bản mô mang hầu TBD (C.gigas). Nhuộm H &E Hình A (100X); hình B (400X); hình C (1000X) Bảng 4. Kích thước của kén hợp tử Nematopsis ký sinh trên mang, màng áo của hầu TBD Kén hợp tử (µm) Nang kén hợp tử (µm) Số kén hợp tử/nang kén hợp tửChiều dài Chiều rộng 17,37 ± 1,05 13,27 ± 0,81 57,65 ± 13,66 1-13 Số liệu thể hiện trong bảng trên là giá trị trung bình ± SD So sánh kích thước Nematopsis sp ký sinh trên các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác và kích thước hầu ở bảng 4 cho thấy, thấy kích thước kén Nematopsis sp trên hầu TBD nuôi tại Vân Đồn lớn hơn so với loài Nematopsis ký sinh trên Paphia undulate [Kén (chiều dài: 11,2 ± 0,6 µm; chiều rộng: 8,6 ± 0,5 µm); Nang kén: 23,2 ± 5,7 µm] và nhỏ hơn so với loài Nematopsis ký sinh trên Perna viridis [(Kén (chiều dài: 17,6± 0,7 µm; chiều rộng: 12,7 ± 0,4 µm); Nang kén: 60,0 ± 9,9 µm [14]. Theo Sabry và cộng sự (2007), nghiên cứu mô học trên hầu (Crassostrea rizophorae) khi nhiễm Nematopsis spp không có dấu hiệu mô và các cơ quan bị hư hại, chỉ ở những con nhiễm với cường độ cao mới thấy có sự tập trung của các tế bào máu do phản ứng của vật chủ với ký sinh trùng [12]. Kết quả nghiên cứu trên hầu TBD nuôi tại Vân Đồn, các mẫu hầu vẫn khỏe mạnh, không bộc lộ dấu hiệu bệnh lý dù bị nhiễm các nang kén Nematopsis với tỷ lệ cao 87,39% và có những con nhiễm tới 74 nang kén/mô mang (1cm2) ở đợt thu mẫu vào tháng 12/2010. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Ký sinh trùng đơn bào Perkinsus sp ký sinh ở hầu TBD nuôi tại Vân Đồn 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus sp Kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm trên hầu TBD nuôi tại Vân Đồn cao nhất ở tháng 5 (19,44%; 9,14 bt/mô (25mm2), thấp ở tháng 9 (12,5%; 6,11 bt/mô (25mm2) và tháng 12 (7,5%; 6,80 bt/mô (25mm2). Tuy nhiên, theo phương pháp đánh giá mức độ cảm nhiễm của Ray (1966) cường độ cảm nhiễm của mỗi đợt thu mẫu đều được xem là rất nhẹ (6 -10 bào tử/mô (25mm2). Như vậy, vào mùa hè có nhiệt độ cao (tháng 5: 30,80C) thì tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus sp cao hơn so với mùa đông có nhiệt độ thấp (tháng 12: 19,50C). Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus của hầu tại Vân Đồn - Quảng Ninh TT Tháng thu mẫu TLCN (%) CĐCNTB (bào tử/mô (25mm2) 1 5 (n=36) 19,44 9,14 ± 2,61 2 9 (n=40) 12,50 6,80 ± 1,78 3 12 (n=40) 7,50 6,11 ± 1,54 Tổng (N=116) 13,15 6,46 ± 0,49 n: số mẫu thu; TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm; CĐCNTB: Cường độ nhiễm trung bình Theo kết quả nghiên cứu của M.Gullian Klanian và cộng sự (2008) cho thấy, tỷ lệ nhiễm Perkinsus marinus trên hầu Crassostrea virginica ở Vịnh Mexico có sự thay đổi theo các mùa trong năm, vào mùa có nhiệt độ cao thì tỷ lệ nhiễm Perkinsus cao và ngược lại. Tỷ lệ nhiễm Perkinsus đạt 70% vào mùa khô (tháng 2 - tháng 3), 23% vào mùa mưa (tháng 6 - tháng 9) và 7% vào mùa đông (tháng 10 - tháng 1) [9]. Cũng theo nghiên cứu của Chu và cs (1994), nhiệt độ là yếu tố cao nhất quyết định đến mức độ nhạy cảm của Perkinsus trên hầu Crassostrea virginica [6]. Ngoài ra, theo Craig và cs (1989), quan sát trên 49 điểm nuôi hầu nhiễm Perkinsus từ Florida đến Tây Nam Texas thấy rằng, nơi có tỷ lệ và cuờng độ nhiễm cao là nơi có nhiệt độ cao [7]. Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus trên hầu TBD thu vào tháng có nhiệt độ cao (30,80C) cao hơn so với hầu thu được ở tháng có nhiệt độ thấp hơn (19,50C). Theo nghiên cứu của Ragone và cộng sự (1993) cho thấy độ mặn cũng có ảnh hưởng lớn đến Perkinsus, độ mặn >12 - 15‰ là điều kiện thích hợp cho sự phát triển Perkinsus trên vật chủ [11]. Kết quả nghiên cứu Eugene M.Burreson và cộng sự (1994) cho thấy độ mặn cao là nguyên nhân làm cho tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus trên hầu C.virginica ở Vịnh Mexico cao [8]. Độ mặn ở cả 3 đợt thu mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi đều >300C, do vậy ảnh hưởng của độ mặn lên mức độ nhiễm Perkinsus ở hầu TBD nuôi tại Quảng Ninh không rõ ràng. Tuy nhiên, cần phải thực hiện thu mẫu hàng tháng và kết hợp theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian dài hơn để có thể nắm được quy luật biến động về tỷ lệ và cường độ nhiễm Perkinsus trên hầu TBD. 4.2. Đặc điểm của bào tử Perkinsus sp sau khi nuôi cấy trong môi trường FTM Bào tử nghỉ của Perkinsus sp ký sinh trên mô mang, màng áo của hầu sau khi nuôi cấy trong môi trường Fluid Thioglycolate Medium (FTM) từ 5 - 7 ngày, có dạng hình cầu và bắt màu xanh đen với thuốc nhuộm lugol (hình 4), kích thước đường kính trung bình của bào tử: 33,91 ± 15,55µm (lớn nhất: 57µm và nhỏ nhất: 17 µm) nhỏ hơn khi so sánh với kích thước bào tử nghỉ của Perkinsus ở hầu Châu Âu (97 ± 1,99 µm) sau 1 tuần nuôi cấy trong FTM, và xấp xỉ kích thước của bào tử Perkinsus ký sinh ở nghêu lụa (Paphia undulata) nuôi tại Việt Nam (35µm) [13], [3]. Mặc dù vậy vẫn không thể dựa vào kích thước của bào tử Perkinsus sau nuôi cấy để phân loại được đến loài ký sinh trùng này, vì kích thước của bào tử sau nuôi cấy ở môi trường FTM bị ảnh hưởng rất nhiều vào mô vật chủ và điều kiện nuôi cấy [13]. Hình 4. Ký sinh trùng Perkinsus ký sinh ở mô mang và màng áo của hầu (C.gigas) nuôi cấy trong môi trường FTM Hình (A, B): Bào tử nghỉ của Perkinsus sp sau nuôi cấy đã nhuộm với Lugol (100X); hình C: Bào tử Perkinsus sp không nhuộm lugol (400X); Giai đoạn hình thành nang dày (mũi tên). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105 5. Các sinh vật bám trên vỏ hầu TBD (C.gigas) nuôi tại Vân Đồn, Quảng Ninh Kết quả kiểm tra các mẫu hầu Thái Bình Dương nuôi ở Quảng Ninh thu trong năm 2010, phát hiện được 2 loài sinh vật bám trên và mặt trong của vỏ. Trong đó, sun (Balanus sp) đã cảm nhiễm trên mặt ngoài của vỏ và giun nhiều tơ (Polydora sp) cảm nhiễm từ bên mặt ngoài của vỏ nhưng lại xuyên vào mặt trong của vỏ. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh vật vật bám được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh vật bám trên hầu TBD nuôi ở Quảng Ninh TT Thời gian thu mẫu Nhiễm Sun Balanus sp Nhiễm Polydora sp TLCN (%) CĐCN (trùng/con) TLCN (%) CĐCN (trùng/con) 1 27/5/2010 (n = 36) 33,68 2 - 19 13,68 1 - 4 2 20/9/2010 (n = 40) 25,11 2 - 7 12,33 1 - 3 3 25/12/2010 (n = 40) 27,47 2 - 7 10,36 1 - 4 Tổng (N=116) 28,75 2 - 19 12,12 1 - 4 n: số mẫu hầu; TLCN: tỷ lệ cảm nhiễm; CĐCN: cường độ cảm nhiễm 5.1. Sun Banlanus sp bám trên vỏ hầu Thái Bình Dương Balanus sp bám trên vỏ hầu TBD nuôi tại Vân Đồn, có kích thước đường kính vỏ khoảng 10 - 20mm, chiều cao mặt vỏ 4 - 9mm. Sun Balanus hình nón cụt, màu nâu tím, có 5 mặt. Lỗ miệng rộng, hình ovan, hình đa giác, kích thước thường bằng 1/2 kích thước vỏ. Phần đỉnh vỏ có nhiều màu sắc khác nhau từ màu hồng đến màu tím đen (hình 5). Hình 5. Sun Balanus sp bám trên vỏ hầu Thái Bình Dương (C.gigas) 5.2. Giun nhiều tơ Polydora sp bám trên vỏ hầu Polydora bám trên bề mặt ngoài của vỏ hầu và có thể xâm nhập vào lớp trong vỏ qua mép và giữa vỏ. Sau khi khoan thủng vỏ hầu chúng đào qua lớp sừng cứng bên ngoài và xuyên qua lớp vỏ xà cừ. Kết quả là hình thành các nốt phồng rộp ở bề mặt trong của vỏ và được bao phủ bởi chất tiết của lớp xà cừ của vật chủ (hình 6 A). Khi phá vỡ các nốt phồng rộp ở mặt trong, chúng tôi thấy Polydora cư trú ở trong (hình 6 B). Hình 6. Giun nhiều tơ Polydora sp trên hầu (C.gigas) ở Quảng Ninh. (A): Nốt phồng rộp ở mặt trong vỏ hầu. (B): Polydora ở trong lớp phồng rộp (mũi tên) Kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, tỷ lệ cảm nhiễm sun Balanus ở 116 mẫu hầu không cao (25,11 - 33,68%) và ít thay đổi nhiều theo mùa vụ, tuy nhiên ở đợt thu mẫu có nhiệt độ cao (tháng 5/2010) tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm của sun (Balanus sp) cao hơn 2 đợt thu mẫu còn lại: 33,68% và có cá thể nhiễm tới 19 trùng /hầu. Khi kiểm tra các loài sinh vật bám trên trai ngọc nuôi ở Nhật Bản, Balanus sp xuất hiện bám ở trai ngọc nuôi quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều từ tháng 5 - tháng 11 [4]. Ở các tháng thu mẫu hầu Thái Bình Dương tại Quảng Ninh cũng đều bắt gặp giun Polydora trên hầu. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Polydora sp trên hầu tuy có khác nhau chút ít giữa các đợt thu mẫu nhưng chênh lệch không lớn. Theo nghiên cứu của Thảo và Choi (2006), về hiện tượng nhiễm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Polydora sp trên sò lông (Scarphaca subcrenata) ở Hàn Quốc cho thấy, giun nhiều tơ Polydora sp thường xuất hiện ở trên và trong lớp vỏ sò với cường độ nhiễm cao vào tháng 11 (63,3%; t0: 15 - 180C; S‰: >30‰) và thấp hơn vào tháng 8 (34,2%; t0: 26,40C; S‰: <30‰) [2]. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có 2 loài ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh ở hầu TBD (C.gigas) nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh đã được phát hiện, đó là: kén hợp tử Nematopsis sp và Perkinsus sp ký sinh ở mang và màng áo của vật chủ. Ngoài ra, có 2 loài sinh vật bám là sun Balanus sp và giun nhiều tơ Polydora sp bám ở hầu Thái Bình Dương. Bốn loài ký sinh trùng được phát hiện trên hầu Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh có tỷ lệ và cường độ nhiễm không cao và các loài này hầu như chưa bộc lộ dấu hiệu bệnh lý ở hầu nuôi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm của 2 loài ký sinh trùng nội ký sinh là Nematopsis sp và Perkinsus sp trên hầu Thái Bình Dương nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh có sự khác nhau khi thu mẫu ở các thời gian khác nhau. 2. Kiến nghị Cần đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố môi trường, thời tiết và khí hậu với mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng ở hầu nuôi nhằm xác định được thời điểm mà hầu cảm nhiễm ở mức độ cao với các loại ký sinh trùng, nhằm đưa ra các giải pháp phòng bệnh hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, 2009. Báo cáo tổng kết kết quả Nuôi trồng thủy sản năm 2009. 2. Ngô Thị Thu Thảo và Kwang - Sik Choi, 2006. Khảo sát hiện tượng nhiễm giun nhiều tơ (Polydora sp.) ở sò lông (Scarphaca subcrenata). Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 62 - 69, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Ngô Thị Thu Thảo, 2008. Một số đặc điểm của ký sinh trùng Perkinsus sp lây nhiễm trên nghêu lụa Paphia undulata ở Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tạp chí khoa học 2008 (1): 222 - 230, Trường Đại học Cần Thơ. Tiếng Anh 4. Alagarswami, K., and Chellam, A., 1974. On fouling and boring organisms and mortality of pear oyster in the farm at Veppalodai fulf of Mannar. 5. Azevedo and Cachola, 1992. Fine structure of the apicomplexa oocyst nematopsis sp. two marine bivalve mollusks. Dis. Aquat. Org., Vol.14: 69-73. 6. Chu, F.L., Volety, A.K. and Constantin, G., 1994. Synergetic effects of temperature & salinity on the responses of oyster (Crassostrea virginica) to the pathogen, Perkinsus marinus. J. Shellfi sh Res. (13): 293. 7. Craig, A., Powell, E.N., Fay, R.R., Brooks, J.M., 1989. Distribution of Perkinsus marinus in Gulf coast oyster population. Estuaries (12): 82-91. 8. Eugene M.Burreson, Raul Sima Alvarez, Victor Vidal Martinez, Leopoldina Aguirre Macedo, 1994. Perkinsus marinus (Apicomplexa) as a potential source of oyster Crassostrea virginica mortality in coastal lagoons of Tabasco Mexico. Disease of aquatic organisms. Vol.(20): 77-82. 9. Gullian-Klanian, M., Herrera-Silveira, J.A., Rodríguez-Canul, R., Aguirre-Macedo, L., 2008. Factors associated with the prevalence of Perkinsus marinus in Crassostrea virginica from the southern Gulf of Mexico. Disease of aquatic organisms: 237-247. 10. Isaíras P.Padovan, Luciana A. Tavares, Laura Corral, Paulo A. Padovan and Carlos Azevedo, 2003. Fine structure of the oocyst oF Nematopsis mytella (Apicomplexa, Porosporidae), A Parasite of the Mussel Mytella falcate and of the Oyster Crassostrea rizophorae (Mollusca, Bivalvia) from the Northeastern Atlantic Coast of Brazil. 11. Ragone, L.M. and Burrenson, E.M., 1993. Effect of salinity on infection progression and pathogenicity of Perkinsus marinus in the eastern oyster, Crassostrea virginica. Journal of Shellfi sh Reasearch (12): 1-7. 12. Sabry, G., and Boehs, 2007. First record of parasitism in the mangrove oyster Crassostrea rhizophorae (Bivalvia: Ostreidae) at Jaguaribe River estuary- Ceará, Brazil. 13. Sandra M.Casas, Amalia Grau, Kimberly S.Reece, Kathleen Apakupakul, Carlos Azevedo, Antonio Villalba, 2004. Perkinsus mediterraneus n. sp., aprotistan parasite of the European fl at oyster Ostrea edulis from the Balearic Islands, Mediterranean Sea. Disease of aquatic organisms, Vol.(58): 231-244. 14. Tuntiwaranuruk, C., Chalermwat, K., Upatham, E.S., Krutrachue, M., Azevedo, C., 2004. Investigation of Nematopsis spp. Oocysts in 7 species of bivalves from Chonburi Province, Gulf of Thailand. Disease of aquatic organisms, Vol.58: 47 - 53. 15. Tuntiwaranuruk, C., Chalermwat, K., Pongsakchat, V., Meepool, A., Upatham, E.S., Krutrachue, M., 2008. Infection of Nematopsis oocysts in different sizie of the farmed mussel Pernaviridis ThaiLand. Aquaculture 281:12-16.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_giong_loai_ky_sinh_trung_ky_sinh_tren_hau_thai_bi.pdf