Thẩm định khách hàng vay đầu tư chứng khoán

- Nhiều NHTM căn cứ vào thị giá của cổ phiếu cầm cố để xác định giá trị tài sản cầm cố và mức cho vay, trong khi thị giá của cổ phiếu có thể biến động thất thường theo quan hệ cung - cầu trên thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro về giảm giá tài sản bảo đảm và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Thị trường chứng khoán hiện đang trong giai đoạn đầu phát triển, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội ở trong và ngoài nước, cho nên rất khó dự báo được một cách chính xác mức độ và xu hướng biến động của thị trường chứng khoán. Yếu tố này cũng có ảnh hưởng khả năng thẩm định hiệu quả vốn cho vay và nguồn thu hồi nợ của TCTD khi cho vay đối với khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm định khách hàng vay đầu tư chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CĂN BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG  1. Mục đích thẩm định khách hàng: Thẩm định tín dụng là một bước quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng. Thông qua bước thẩm định này, cán bộ tín dụng hay lãnh đạo ngân hàng tránh được sai lầm khi đưa ra quyết định, đó là: cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Việc thẩm định khách hàng xin cấp tín dụng của cán bộ thẩm định nhằm để xem xét khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng, đầu tư hay không; có đáng tin cậy để cấp tín dụng, đầu tư không; có khả năng để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư không.  2. Phương pháp thẩm định: Ngoài việc kiểm tra, xem xét, thẩm định qua hồ sơ xin cấp tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng để việc đánh giá, phân tích được toàn diện. Các nguồn thông tin chính bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin do cán bộ thẩm định tự điều tra từ các nguồn thông tin khác (mạng thông tin tín dụng, phương tiện truyền thông, từ các Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề, các đơn vị có quan hệ với khách hàng ...) 3. Nội dung thẩm định khách hàng: 3.1 Đối với khách hàng doanh nghiệp a. Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng Đối với các khách hàng xin cấp tín dụng là pháp nhân phải kiểm tra tính pháp lý của "người đại diện pháp nhân" theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của loại hình cấp tín dụng, phải xem khách hàng có thoả mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp tín dụng hay không. b. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng, chủ đầu tư. Ngoài ra còn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn theo quy định cho vay của Bộ Tài Chính. Khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, không thể đưa ra tất cả các chỉ tiêu, mà chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu then chốt mang tính hướng dẫn khi đánh giá, phân tích. Khi xem xét, đánh giá đối với từng khách hàng, chủ đầu tư cụ thể, cán bộ thẩm định lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng khách hàng, chủ đầu tư để phân tích. Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng. Cơ sở chính để phân tích, đánh giá là các báo cáo tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được lập theo quy định (trong 02 năm gần nhất và/hoặc những quý gần nhất). Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư được thông qua các nội dung chính sau: b.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng: Thông qua xem xét: tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. b.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng: chỉ tiêu đánh giá gồm: + Tỷ suất doanh lợi ròng: Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần. Tỷ số này phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất này càng cao càng tốt. Sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ suất trung bình của ngành. + Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản. Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. + Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu. Cho biết mức lợi nhuận đạt được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ (một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận). Tỷ suất này càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì tỷ số này có thể cao nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn). + Tỷ suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần / Tài sản cố định Tỷ suất này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này càng cao càng tốt. Khi đánh giá, cán bộ thẩm định cần phải so sánh với từng ngành nghề. Nếu thấp hơn so với mức trung bình trong từng ngành nghề cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cẩn trọng trong việc cho khách hàng vay vốn đầu tư mở rộng, nâng công suất vì đang sử dụng tài sản cố định không hiệu quả. + Tốc độ, cơ cấu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm sau so với năm trước. b.3 Khả năng tự chủ tài chính: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: + Tỷ số nợ: Tổng số nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn. + Tỷ lệ đòn cân nợ: Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu Phản ánh quan hệ giữa tài sản được tài trợ bằng nguồn nợ bên ngoài và được tài trợ bằng vốn tự có. Tỷ lệ này càng thấp càng an toàn cho bên cho vay. + Hệ số tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định dài hạn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đối với các Ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng càng cao càng tốt, nhưng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ về tài chính + Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng: (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay trong kỳ) / Lãi vay trong kỳ. Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận để trả lãi của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng trả lãi vay của khách hàng càng an toàn. - Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp: + Tài sản cố định / Tổng tài sản + Tài sản cố định / Vốn chủ sở hữu + Tài sản lưu động / Tổng tài sản Cho biết cơ cấu vốn có hợp lý hay không. b.4 Khả năng thanh khoản: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: + Thước đo tiền mặt: Tồn quỹ bình quân + những tài sản lưu động, đầu tư tài chính ngắn hạn có thể bán chuyền thành tiền dễ dàng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thường xuyên hàng tháng là tốt. + Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn. Cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn (một đồng tài sản nợ ngắn hạn được đảm bảo hoàn trả bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động). Tỷ lệ này > 1 là tốt. + Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: (Đầu tư tài chính ngắn hạn + Tiền) / Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ. Tỷ lệ này > 0,5 là tốt. + Vốn lưu động thuần: Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Thể hiện số vốn lưu động được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn, khách hàng càng chủ động trong các chính sách bán hàng, nhất là bán hàng trả chậm. + Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân Thể hiện khả năng quay vòng nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm của khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện khách hàng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, không phải dự trữ nhiều, hàng hoá làm ra được tiêu thụ nhanh ... Để phân tích, đánh giá chi tiết rõ hơn, cán bộ thẩm định có thể sử dụng thêm các chỉ số sau: - Vòng quay nguyên vật liệu tồn kho: Tổng chi phí nguyên vật liệu sản xuất / Nguyên vật liệu tồn kho bình quân. - Vòng quay thành phẩm tồn kho: Giá vốn hàng bán / thành phẩm tồn kho bình quân. Khi phân tích, đánh giá cần so sánh với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề để so sánh. Nếu vòng quay hàng tồn kho của khách hàng thấp, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu kỹ xem có hàng tồn kho mất phẩm chất, kém chất lượng hay không để loại trừ khi tính toán. Khi đó, xem các khoản loại trừ này như khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và đưa vào chi phí trong kỳ và tính toán lại các tỷ số về hiệu quả hoạt động của khách hàng. - Vòng quay các khoản phải thu: Doanh thu / các khoản phải thu bình quân: Tỷ số này càng cao càng tốt, thể hiện việc thu tiền bán hàng nhanh. Tuy nhiên khi đánh giá cần lưu ý trong trường hợp khách hàng thực hiện chính sách bán hàng trả chậm. b.5 Phân tích các khoản công nợ: + Các khoản phải thu: nếu các khoản phải thu lớn so với quy mô hoạt động kinh doanh, cần phải xem xét kỹ bảng kê chi tiết các khoản phải thu qua các năm xem có khoản nào thuộc dạng nợ dây dưa khó đòi hay không, các khoản không có khả năng thu hồi. Cần phải làm rõ đối với từng khoản phải thu có giá trị lớn. Đối với những khoản phải thu không có khả năng thu hồi cần loại trừ và xem các khoản này như khoản dự phòng để đưa vào chi phí và xem xét lại kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng. + Các khoản phải trả: xem xét đánh giá các khoản phải trả xem có lớn hơn so với quy mô hoạt động của khách hàng không, các khoản phải trả là do chưa đến hạn hay chưa có nguồn trả. Bản chất của từng khoản phải trả, việc hạch toán các khoản này có đúng không. b.6 Đánh giá về tài sản cố định của khách hàng: tình hình, tăng giảm (do đầu tư mới, điều chuyển, thanh lý), cơ cấu tài sản theo giá trị: - Nguyên giá - Giá trị còn lại - Khấu hao cơ bản trích các năm b.7 Các tỉ lệ nghiệp vụ khác (nếu cần thiết): là các tỉ lệ cho phép đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài sản có của doanh nghiệp gồm: + Tỉ lệ chờ thu / doanh thu: xem xét việc sử dụng vốn của doanh nghiệp kết hợp xem xét thời gian phải thu hợp lí. + Tỉ lệ tồn kho / doanh thu: so sánh với tỉ lệ chuẩn mực tuỳ theo ngành nghề. + Tỉ lệ chờ chi / doanh thu: xem xét thời gian mà khách hàng có khả năng trả nợ. Ba tỷ lệ trên hình thành để xem xét khả năng thu, khả năng bán hàng hoá tồn kho, khả năng trả nợ theo nghĩa vụ của công ty. + Hệ số vòng quay vốn: Doanh thu thuần / Tổng số vốn bình quân. Chỉ số này cao, vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả. + Hệ số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần / Tài sản lưu động bình quân. Hệ số này phụ thuộc theo từng ngành nghề, vì vậy khi đánh giá phải so sánh với chỉ số chung của từng ngành. c. Đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư Đánh giá mức sinh lời dự kiến, tính thanh khoản của cổ phiếu. Xác định rủi ro khi đầu tư. c. Đánh giá quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng Đánh giá quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các Tổ chức tín dụng, phân tích các khoản vay, nợ của khách hàng, chủ đầu tư với các Tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các khoản vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh (kể cả bảo lãnh trả chậm và bảo lãnh khác). Việc đánh giá cần dựa trên bề dầy thời gian, truyền thống. Các thông tin cần phải thu thập là: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ; đánh giá mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của khách hàng. d. Đánh giá chung về khách hàng xin cấp tín dụng + Đánh giá về trình độ tổ chức và quản lý: - Mô hình tổ chức quản lý của khách hàng có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của hoạt động không, có những ưu điểm, thuận lợi, khó khăn gì trong việc quản lý. - Mô hình quản lý có mang tính chuyên môn hoá cao, tiếp cận các phương thức quản lý hiện đại hay không. + Đánh giá về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng): - Tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm lãnh đạo. - Thời gian công tác, đảm nhiệm chức vụ, kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ sau khi Ban lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ so với trước đây. - Nhận xét về tư cách đạo đức thông qua tiếp xúc, tìm hiểu các mối quan hệ của Lãnh đạo doanh nghiệp. - Tác phong, phương pháp điều hành, tính chuyên nghiệp trong quản lý. - Sự đoàn kết trong nội bộ Ban lãnh đạo. - Sự am hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, dự án, thị trường của Ban lãnh đạo. - Tầm nhìn và định hướng phát triển doanh nghiệp. - Khả năng xử lý đối với các biến động bất lợi mà doanh nghiệp, dự án có khả năng gặp phải. Việc đánh giá về trình độ tổ chức quản lý và uy tín của khách hàng nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường; đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. d Uy tín của khách hàng: - Mối quan hệ với các ngân hàng: xem xét, đánh giá về mức độ tín nhiệm trong quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nhất là với TCB trong việc trả nợ tiền vay, doanh số tiền gửi, thực hiện các cam kết. - Mối quan hệ về công nợ, thanh toán của khách hàng với các bạn hàng. - Vị trí của khách hàng trên thương trường: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm của khách hàng ở mức độ nào trên thị trường, mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm. d/ Đánh giá về quá trình phát triển & tình hình hoạt động của khách hàng: - Quá trình thành lập và phát triển, tăng trưởng của khách hàng, mục tiêu hoạt động của khách hàng: thời gian hình thành, có thời kỳ nào suy thoái không, có gặp phải biến cố, sự kiện xấu nào không, việc khắc phục như thế nào. - Những thành tích đã đạt được trong quá trình hoạt động. - Quy mô kinh doanh, công nghệ thiết bị, địa điểm hoạt động, loại hình sở hữu, những sản phẩm chính, những tiện ích, những mối quan hệ về tiêu thụ sản phẩm, quan hệ về tài chính. - Hoạt động kinh doanh hiện tại: các sản phẩm chính những năm gần đây. - Xem xét chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu, dự định, mục đích của doanh nghiệp; chiến lược phải mang tính thực tiễn trong phạm vi nguồn lực mà doanh nghiệp có, đồng thời phải có tính linh hoạt đủ để đáp ứng với các điều kiện thay đổi của thị trường. - Phân tích khả năng cạnh tranh và phương pháp tiếp thị của khách hàng: khách hàng phải tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường bằng nguồn lực của mình (kinh nghiệm, quy mô, tính linh hoạt và khả năng quản lý, trình độ công nghệ ...). Doanh nghiệp phải xác định được vị thế của mình đối với khách hàng, xem xét chiến lược cạnh tranh qua việc phân tích điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp qua hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. - Phân tích đặc điểm của khách hàng để thấy được lợi thế cạnh tranh qua: nhận dạng sản phẩm, giá bán, chất lượng sản phẩm, mẫu mã và phương án phân phối tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp đang tiến hành, thị trường tiêu thụ (trong nước hay xuất khẩu) ... 3.2 Đối với khách hàng cá nhân a. Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. b. Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. b. đánh giá tính khả thi khi khách hàng đầu tư chứng khoán. c. Đánh giá trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tài sản của khách hàng. II/ Thực trạng tín dụng đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán Từ đầu năm 2006 đến tháng 3/2007, thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ cả về chủng loại, số lượng chứng khoán, số lượng nhà đầu tư và các tổ chức dịch vụ chứng khoán; giá cổ phiếu có dấu hiệu “tăng nóng” trên cả thị trường chính thức và thị trường không chính thức, giá trị vốn hóa thị trường chính thức tăng ở mức khá lớn. Từ nửa cuối tháng 3/2007 đến nay, thị trường chứng khoán đã có điều chỉnh mạnh theo hướng suy giảm, thị giá chứng khoán có xu hướng giảm cả trên thị trường chính thức và thị trường không chính thức. Sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã tác động làm tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; nguy cơ rủi ro tín dụng đối với các nhu cầu vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán cũng tăng lên do thị giá chứng khoán có sự biến động theo xu hướng suy giảm. Tình hình hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các TCTD và các giải pháp của NHNN, TCTD đã và đang thực hiện để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau: 1. Về hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán và các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng: Pháp luật hiện hành không cấm các TCTD cấp tín dụng theo các hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, nhưng các TCTD phải tuân thủ các quy định về các điều kiện và tỷ lệ an toàn tín dụng. Từ đầu năm 2006, nhiều ngân hàng thương mại và công ty tài chính (gọi chung là TCTD) mở rộng cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Theo số liệu báo cáo của các TCTD, tỷ lệ dư nợ tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cho vay cầm cố chứng khoán của các TCTD đến cuối tháng 4/2007 (khoảng 2,5%) chỉ giảm nhẹ (-0,1%) so với cuối năm 2006 (2,6%), do tỷ trọng dư nợ tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các NHTM nhà nước và công ty tài chính ở mức thấp và có xu hướng giảm, nhưng khối NHTM cổ phần thì gia tăng cả dư nợ và tỷ trọng so với cuối năm 2006. Nếu loại trừ các khoản cho vay cầm cố chứng khoán, chiết khấu giấy tờ có giá để sử dụng cho các mục đích khác không phải để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, thì tỷ lệ nêu trên ở mức khoảng 2,2% tổng dư nợ tín dụng. Cho vay đầu tư chứng khoán trong các năm 2006, 2007 có những đặc điểm cơ bản: - Hầu như tất cả các công ty chứng khoán đều đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp, ngoài việc dành khoản tín dụng lớn cho nhà đầu tư, các CTCK cũng dùng khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh. - Đa phần các nhà đầu tư cá nhân trong nước ( thường là có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ) đều đi vay tiền để đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức như trên. - Hoạt động tín dụng đầu tư chứng khoán phát triển ở thị trường 0TC, thị trường giao dịch tập trung và thị truờng đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. - Trong giai đoạn này có lẽ mọi nhà đầu tư đều tích cực đầu tư chứng khoán, đều tìm cách gia tăng các khoản tín dụng vì cứ có tín dụng là gặt hái được lợi nhuận dễ dàng mà ít người nghĩ tới những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra . - Kết quả là dư nợ tín dụng chứng khoán không ngừng tăng lên, có thời điểm lên tới 60.000 tỷ. Khi Ngân hàng nhà nước chưa ban hành chỉ thị 03 thì cơ quan quản lý chưa nắm được tình hình dư nợ chứng khoán. Con số về dư nợ chứng khoán là do VAFI cùng vài công ty chứng khoán phân tích, tính toán , tổng hợp từ những đầu mối thông tin chủ chốt, lẽ tất nhiên là không thể có 1 số liệu chính xác tuyệt đối. - Sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tư và 1 số công ty chứng khoán liên tục gặt hái được lợi nhuận không ngừng, nhất là trong các năm từ 2005, 2006, 2007, bởi vì khởi đầu cho giai đoạn này VN INDEX ở mức rất thấp, cộng với nhiều sự thay đổi có tính buớc ngoặt về chính sách cho môi trường đầu tư chứng khoán. - Tuy nhiên khi thị truờng bắt đầu lao dốc , những đối tượng nhà đầu tư đã từng có kinh nghiệm sâu sắc về cầm cố chứng khoán trong cuộc khủng hoảng lần thứ nhất của TTCKVN ( 2001 -2002) nhanh chóng cơ cấu lại danh mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, tích cực thanh lý cổ phiếu để trả nợ ngân hàng thì bị ảnh huởng không nhiều . Nhiều nhà đầu tư không tỉnh táo , không tích cực tất toán các khoản nợ, thậm chí cón gia tăng các khoản nợ khi TTCK tụt dốc thì tài sản của họ cũng nhanh chóng bị bốc hơi, một số nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm đã lâm vào hoàn cảnh tiền bán chứng khoán không đủ trả ngân hàng đã buộc phải bán nhà để trả nợ. - Phong trào đi vay tiền để đầu tư chứng khoán đã tác động đến kinh tế vỹ mô : + Là 1 trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, bởi vì từ tín dụng dễ dàng trong đầu tư chứng khoán, dẫn tới TTCK phát triển nóng, từ đó hệ thống doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng dễ dàng huy động được vốn và dẫn tới nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng đột biến... + Gây ra những rủi ro hệ thống như làm cho TTCK bất ổn định, nhiều nhà đầu tư thua lỗ hay hệ thống ngân hàng bị đe doạ nợ xấu tăng. + Rất may là đến tháng 6/2008, hệ thống ngân hàng thương mại đã xử lý được cơ bản dư nợ đầu tư chứng khoán và gần như bảo toàn được vốn cho vay, 1 điểm may mắn nữa là tiến trình xử lý dư nợ chứng khoán kết thúc trước khi nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cho vay đầu tư chứng khoán trong giai đoạn hiện nay : - Sau thời kỳ hoàng kim của phong trào tín dụng đầu tư chứng khoán, việc cho vay đầu tư trở lại vào tháng 7/2008 khi tiến trình xử lý nợ vay kết thúc, đồng thời lạm phát đã được kiểm soát, đi cùng với TTCK phục hồi từ 360 điểm đến 570 điểm, tuy nhiên hoạt động cho vay chứng khoán nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do VN bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu . - Sau quí 1/2009, kinh tế VN chạm đáy, TTCK đã xuống ở mức thấp và bắt đầu phục hồi đi lên thì hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán khởi động trở lại , tuy nhiên đã có nhiều đặc điểm khác biệt căn bản so với thời kỳ “ hoàng kim “ : + Tất cả các tổ chức đầu tư chứng khoán trong nước không đi vay tiền để đầu tư chứng khoán. + Hầu như các công ty chứng khoán đã cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng dành 1 tỷ trọng vốn đáng kể đầu tư vào trái phiếu hay dùng tiền mặt để chi tiêu hoạt động hay phục vụ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán dưới nhiều hình thức, chỉ dành 1 khoản tiền tự có phục vụ cho công tác đầu tư tự doanh ngắn hạn và dài hạn. + Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty chứng khoán đã có kinh nghiệm xương máu nên nhìn chung đều tính toán tăng giá trị tài sản cầm cố, lựa chọn danh mục cổ phiếu hay thời hạn cho vay... + Tuy nhiên do sự cạnh tranh về khách hàng, một số công ty chứng khoán có sự cạnh tranh không lành mạnh về hạn mức cho vay . + Trong thời gian qua, khi TTCK phục hồi đi lên từ mức thấp thì đã có 1 lượng tiền tín dụng đáng kể được đổ vào TTCK, với đỉnh cao dư nợ tín dụng chứng khoán khoảng 10.000 tỷ - 12.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng lần này chủ yếu tập trung cho thị trường niêm yết, ít có dòng tín dụng đổ vào thị trường OTC. - TTCK tăng nóng đi cùng với “ dòng tiền nóng “ tăng lên, trước tình hình đó ngày 19/6/2009, SSC đã có văn bản nhắc nhở các công ty chứng khoán phải thực hiện đúng pháp luật hiện hành, thời điểm SSC ra văn bản cũng là lúc VN INDEX đạt ngưỡng 500 điểm, đây là ngưỡng có nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư chứng khoán bằng tiền đi vay. - Tại thời điểm hiện tại, TTCK điều chỉnh và phân hoá, cũng là thời điểm giảm đáng kể các “dòng tiền nóng” - Cũng rất mừng là các nhà đầu tư chứng khoán đầu tư bằng tiền đi vay đã sớm tỉnh táo, nhanh chóng cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư, không tiếp tục vay mượn hoặc giảm đáng kể lượng tiền đi vay khi TTCK bước vào giai đoạn điều chỉnh. Chúng ta đã không chứng kiến cảnh nguồn cung cổ phiếu cầm cố được các công ty chứng khoán chất đầy từ lúc mở cửa. - Bài học về sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn còn nóng hổi và tốt nhất không sử dụng đòn bẩy tài chính khi VN INDEX đã qua ngưỡng 350 điểm hoặc không an toàn cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. - Có ý kiến cho rằng do SSC có văn bản hạn chế các công ty chứng khoán cho vay đầu tư chứng khoán nên dòng tiền vào thị trường giảm dẫn đến TTCK điều chỉnh, như vậy văn bản của SSC là có tác động tiêu cực đến thị trường , quan điểm này không đúng : + Tín dụng đầu tư chứng khoán giảm, làm giảm giá trị giao dịch hàng ngày, tuy nhiên những dòng tiền cực kỳ ngắn hạn theo kiểu T + cũng giảm đáng kể, nhà đầu tư bớt nhiều lo lắng với các dòng tiền nợ, điều đó làm tăng tín ổn định cho thị trường . + Khi dư nợ chứng khoán giảm đáng kể ( ở thời điểm hiện tại, ước chừng chỉ còn khoảng 5000 tỷ đồng ) sẽ không có nhiều nguồn cung cổ phiếu cầm cố tiềm tàng, điều này có tác động không làm cho TTCK giảm sâu . + Một khi nhà đầu tư không vay muợn hoặc ít vay mượn thì tâm lý đầu tư vững hơn nhiều. - Thị trường đang ở trạng thái điều chỉnh và sẽ phân hoá theo kết quả kinh doanh Quí 2/2009, tuy nhiên ở trạng thái ổn định hơn nhiều so với thời gian trước đó do “ dòng tín dụng nóng “ gần như đã đuợc xử lý đáng kể . 2. Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng và các giải pháp phòng tránh rủi ro tín dụng đối với đầu tư, kinh doanh chứng khoán: 2.1. Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng: - Nhiều NHTM căn cứ vào thị giá của cổ phiếu cầm cố để xác định giá trị tài sản cầm cố và mức cho vay, trong khi thị giá của cổ phiếu có thể biến động thất thường theo quan hệ cung - cầu trên thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro về giảm giá tài sản bảo đảm và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Thị trường chứng khoán hiện đang trong giai đoạn đầu phát triển, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội ở trong và ngoài nước, cho nên rất khó dự báo được một cách chính xác mức độ và xu hướng biến động của thị trường chứng khoán. Yếu tố này cũng có ảnh hưởng khả năng thẩm định hiệu quả vốn cho vay và nguồn thu hồi nợ của TCTD khi cho vay đối với khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán. - Thông tin về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của các doanh nghiệp cổ phần chưa hoàn toàn minh bạch, có tình trạng “nhiễu thông tin” trên thị trường không chính thức, làm cho việc xác định giá cổ phiếu trên thị trường trở nên thiếu chính xác. Trong điều kiện thị trường chính thức và không chính thức đều sôi động như thời gian qua, việc định giá không chính xác góp phần làm tăng giá ảo của các loại cổ phiếu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với các TCTD cho vay. 2.2. Các giải pháp đã và đang thực hiện để phòng tránh rủi ro tín dụng đối với các khoản đầu tư, kinh doanh chứng khoán a. Ý kiến chỉ đạo của chính phủ: - Điểm 3 văn bản số 20/TB-VPCP ngày 29/1/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của TTCK có nêu: NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), chủ động ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định và chỉ đạo, giám sát hoạt động của các NHTM trong hoạt động repo, huy động, cho vay, cầm cố để đầu tư chứng khoán. - Điểm 5 Thông báo số 51/TB-VPCP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với UBCK có nêu: NHNN có trách nhiệm kiểm soát cho được các hoạt động của các NHTM có ảnh hưởng đến TTCK, đặc biệt là kiểm soát đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động cho vay cầm cố. - Tại điểm 3 công văn số 95/UBND-TM-M ngày 27/4/2007 của UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị: NHNN có giải pháp cụ thể để tập trung củng cố, chấn chỉnh hoạt động đầu tư và cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng, nhất là các NHTM cổ phần; xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ, thường xuyên cập nhật tình hình, theo dõi, phân tích và khống chế mức dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán, kiểm soát mức độ tham gia đầu tư chứng khoán của các ngân hàng; nhất là việc ngân hàng dùng tiền huy động của dân để đầu tư chứng khoán. -Tại thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định nâng hệ số CAR lên 9%, theo đó đối với nhóm tài sản thuộc cho vay đầu tư chứng khoán có hệ số rủi ro từ 200% đến 250%. Mức dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ. b. Trách nhiệm của các Ngân hàng và các TCTD khác : Thực hiện cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định tại Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN và hướng dẫn tại văn bản này; Tiến hành rà soát, xác định chính xác số dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Nếu số dư nợ vốn cho vay này vượt tỷ lệ quy định tại điểm a khoản 3.1 Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, thì tổ chức tín dụng phải có biện pháp thu hồi nợ để giảm dư nợ, phù hợp với thời hạn quy định tại điểm 1 văn bản này; Gửi báo cáo cho NHNN Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) về số dư nợ cho vay và chiết khấu để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đến ngày 30 tháng 6 năm 2007 trước ngày 10/7/2007 và báo cáo định kỳ hàng tháng theo Biểu đính kèm văn bản này (thay thế Biểu số 01 tại công văn số 3224/NHNN-CSTT ngày 10/4/2007 của NHNN Việt Nam về tình hình cho vay đầu tư chứng khoán, cầm cố chứng khoán và dòng vốn đầu tư nước ngoài. c. Trách nhiệm của Thanh tra NHNN: Tiến hành thanh tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; Thường xuyên giám sát chặt chẽ đối với các TCTD có tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán so với dư nợ của tổ chức tín dụng đó từ 10% trở lên; Phối hợp với các đơn vị chức năng của NHNN Việt Nam, định kỳ hàng tháng tiến hành đánh giá tình hình cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững. d. NHNN các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi hoạt động cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các TCTD địa bàn; thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thanh tra theo thẩm quyền để kịp thời phát hiện những sai phạm, chủ động báo cáo Thống đốc NHNN các vấn đề phát sinh và đề xuất các giải pháp xử lý. e. Về phía TCTD, đã và đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên của NHNN: Từ đầu tháng 3/2007 đến nay, các TCTD ngừng cho vay đối với các công ty chứng khoán thuộc quyền kiểm soát của TCTD, tập trung thu nợ các đối tượng này, đồng thời thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho vay đối với các nhu cầu vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán của cá nhân và tổ chức khác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, giảm dần dư nợ cho vay theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm định tín dụng.doc
Tài liệu liên quan