Chế độ thả nổi và chế độ tỉ giá của Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở,thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác và hoạt động chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia được thực hiện thông qua tỉ giá hối đoái. Đây là công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước, do đó các nhà quản lý ở mỗi quốc gia đều muốn điều tiết tỉ giá đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội đã định ra.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ thả nổi và chế độ tỉ giá của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM KHOA KINH TẾ – & — TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài CHẾ ĐỘ THẢ NỔI & CHẾ ĐỘ TỈ GIÁ CỦA VIỆT NAM G/V hướng dẫn: TS Lê Tuấn Lộc Nhóm thực hiện: LÊ THÁI HIỆP K074020303 LÊ THỊ CẨM HƯỜNG K074020302 HỒ THỊ PHƯƠNG LIÊN K074020318 TRẦN MINH THIỆN TÂM K074020358 NGÔ DƯƠNG LÝ THANH K074020363 VÕ THỊ KIM YẾN K074020391 TPHCM, ngày 29/09/2009 MỤC LỤC Lời nói đầu CHẾ ĐỘ TỈ GIÁ THẢ NỔI I. Chế độ tỉ giá 1. Khái niệm & Vai trò 1.1 Khái niệm 1.2 Vai trò của chế độ tỉ giá trong nền kinh tế hiện đại 2. Phân loại 2.1 Chế độ tỉ giá cố định 2.2 Chế độ tỉ giá thả nổi II. Chế độ tỉ giá thả nổi 1.Phân loại 1.1 Chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn 1.2 Chế dộ tỉ giá thả nổi có quản lý 2. So sánh 2.1 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn 2.1.1 Cầu tăng 2.1.2 Cung tăng 2.2 Trong chế độ thả nổi có điều tiết 2.2.1 Cầu tăng quá mức 2.2.2 Cung tăng quá mức B. CHẾ ĐỘ TỈ GIÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY I. Nguyên nhân: Tại sao Việt Nam áp dụng tỉ giá thả nổi tự do có quản lý? II. Đặc điểm của cơ chế tỉ giá của Việt Nam III. Hạn chế IV. Đánh giá chung Danh mục tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở,thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác và hoạt động chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia được thực hiện thông qua tỉ giá hối đoái. Đây là công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước, do đó các nhà quản lý ở mỗi quốc gia đều muốn điều tiết tỉ giá đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội đã định ra. Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới đã không ít lần phải rung chuyển trước hàng loạt sự kiện về Tài chính – Tiền tệ với quy mô & tốc độ chưa từng có,trong đó những biến động về tỉ giá hối đoái luôn tồn tại với vai trò cốt lõi (nguyên nhân – hệ quả). Sự ảnh hưởng lây lan có tính dây chuyền đã để lại những hậu quả nặng nề lâu dài cho nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế và nhiều công ty. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đề ra những chính sách mang tính giải pháp nhằm kiểm soát, bình ổn nền kinh tế quốc dân, đồng thời hạn chế sự thiệt hại tổn thất đến mức thấp nhất. Đề tài của chúng tôi sẽ giới thiệu về hệ thống tỉ giá thả nổi – một chế độ tỉ giá phổ biến và đang được hầu hết các quốc gia sử dụng bởi những đặc tính phù hợp với xu thế thời đại của nó. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ trình bày về chế độ tỉ giá ở Việt Nam hiện nay – nêu những biểu biện đặc trưng đồng thời, giải thích nguyên nhân cho sự lựa chọn của Việt Nam; qua đó đưa ra những nhận xét và đánh giá chung về mức độ phù hợp của chế độ tỉ giá này đối với thực trạng nền kinh tế Việt Nam. A. CHẾ ĐỘ TỈ GIÁ THẢ NỔI I. Chế độ tỉ giá 1. Khái niệm & Vai trò 1.1 Khái niệm Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của chính phủ. Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá ( exchange rate regime ) còn có các tên gọi khác nhau như: cơ chế tỷ giá ( exchange rate mechanism ) hay cấu trúc tỷ giá ( exchange rate arrangement ). Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền các nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó. 1.2 Vai trò của chế độ tỉ giá trong nền kinh tế hiện đại Tỷ giá hối đoái là cơ sở giá cả cho các giao dịch chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác nhằm phục vụ các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ, tài chính, tín dụng, đầu tư. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên thị trường nội địa và trên các nước khác . Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. “Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự lên giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít hơn cho hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng: - Kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. - Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên. 2. Phân loại 2.1 Chế độ tỉ giá cố định Đây là chế độ tỉ giá, trong đó NHTW công bố & cam kết can thiệp để duy trì một mức tỉ giá cố định, gọi là tỉ giá trung tâm (Central Rate – ECR) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Điều này có nghĩa NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nộ tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỉ giá trung tâm & duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước; do đó đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. 2.2 Chế độ tỉ giá thả nổi Từ tháng 3/1973 chế độ tỷ giá Bretton Woods hoàn toàn bị sụp đổ. Đến năm 1976, hội nghị Jamaica xác nhận việc các nước thành viên của IMF có quyền lựa chọn một chế độ tỷ giá riêng của nước mình và chính thức bãi bõ giá pháp định cho vàng. Cuối năm 1991 có gần 100 nước thành viên trong IMF chọn chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, trong khi hầu hết các nước thành viên còn lại thì lựa chọn chế độ tỷ giá có quản lý, tồn tại dưới các hình thức: chế độ tỷ giá giới hạn biên độ, chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ. II. Chế độ tỉ giá thả nổi 1.Phân loại 1.1 Chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn Đây là loại chế độ tỷ giá mà hoàn toàn xác lập theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác động cam kết gì về việc điều tiết tỷ giá. Giá của một đồng tiền nội tệ đối với một đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu. Khi xuất khẩu tăng hoặc luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng sẽ làm tăng cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ giảm giá và ngược lại. Các nhà kinh tế trọng tiền hiện đại ( đại diện là Milton Friedman ) luôn ủng hộ tỷ giá thả nổi, vì cho rằng chế độ tỷ giá này tạo nên sự ổn định các thị trường và yêu cầu chính phủ các quốc gia nên dựa vào sự nhạy cảm của thị trường tiền tệ để làm cơ sở cho các quyết định trong điều hành chính sách tiền tệ. 1.2 Chế dộ tỉ giá thả nổi có quản lý Khác với chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn, đây là chế độ mà NHTW tiến hành can thiệp ích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỉ giá biến động trong một vùng nhất định nhưng không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỉ giá trung tâm.Thực tế chế độ tỷ giá này thường tồn tại dưới các dạng: ** Chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ Trong chế độ tỷ giá này, đồng tiền nội tệ của một quốc gia được gắn chặt vào một đồng ngoại tệ mạnh. Quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá như vậy sẽ phải nắm giữ đồng tiền nước ngoài làm đồng tiền dự trữ để bảo vệ giá trị đồng tiền nội tệ của mình. Kể từ sau năm 1972, chế độ tỷ giá này được hầu hết các nước đang phát triển áp dụng. Đồng đôla Mỹ thường là đồng tiền được các nước dùng để gắn các đồng tiền của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì các cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên xảy ra và để giảm thiểu sự bất ổn do việc gắn chặt vào một đồng tiền, các nền kinh tế đang chuyển đổi thực hiện chính sách gắn đồng tiền của mình vào một rổ tiền tệ.Hệ thống quỹ dự trữ ngoại hối của các nước này được duy trì nhiều loại ngoại tệ khác nhau theo một cơ cấu tỷ lệ nhất định tùy theo quan hệ thương mại quốc tế. Nhìn chung, trong chế độ tỷ giá gắn vào một đồng tiền hay một rổ tiền tệ, muốn ổn định đồng tiền của mình các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá đo phải có một hệ thống dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp một cách hữu hiệu thị trường ngoại hối. ** Chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch Ở một số quốc gia, trong quá trình áp dụng chế độ tỷ giá gắn vào đồng tiền dự trữ, khi tiềm lực dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh thì để ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương thường áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch. Chế độ tỷ giá này cho phép tỷ giá giao dịch trên thị trường biến động trong biên độ mà ngân hàng trung ương công bố, được xác định theo công thức: Tỷ giao dịch thị trường = tỷ giá chính thức ( 1+- biên độ X%) Với cơ chế quy định biên độ giao dịch, ngân hàng trung ương thực hiện khống chế và hướng dẫn loại giá cả đặc biệt này. Tùy theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ngân hàng trung ương nới lỏng tay thắt chặt biên độ giao dịch cho thích hợp. Nhìn chung, khi áp dụng chính sách tỷ giá có quản lý chính phủ các nước phải điều chỉnh tỷ giá thật linh hoạt sao cho phù hợp với quan hệ cung cầu thị trường ngoại hối. 2. So sánh Về bản chất, “thả nổi hoàn toàn” và “thả nổi có quản lý” là hai dạng tồn tại của chế độ tỉ giá thả nổi. Sự khác nhau giữa hai chế độ thả nổi này thể hiện cốt lõi ở quy luật biến động của tỉ giá và mức độ can thiệp của Chính phủ ( NHTW ) vào sự biến động đó. 2.1 Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối, như được mô tả bằng đồ thị dưới đây 2.1.1 Cầu tăng Q(USD) E(VND/USD) So Do D1 0 Qo Q1 Q* E1 Eo Trên đồ thị, trạng thái cân bằng ban đầu được xác định bởi điểm giao nhau giữa đường cầu Do và đường cung So ở mức tỷ giá cân bằng Eo. Do cầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng làm dịch chuyển đường cầu tờ Do đến D1. - Tại mức tỷ giá ban đầu Eo: Cầu USD là Q*; Qo cung, làm cho tỷ giá chịu áp lực tăng. Vì vậy đây là chế độ tỷ giá thả nổi, nên tỷ giá tự động tăng từ Eo đến E1. - Tại mức tỷ giá E1( E1>Eo): Do E1>Eo làm cho cung USD tăng từ Qo đến Q1 và cầu USD giảm từ Q* xuống Q1 khiến cho cung cầu bằng nhau và thị trường trở nên cân bằng ở trạng thái mới là { E1, Q1} ** Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cầu tăng làm cho : Tỷ giá tăng, tức ngoại tệ lên giá, còn nội tệ giảm giá Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng 2.1.2 Cung tăng Q(USD) E(VND/USD) 0 Qo Q1 Q* Eo E1 Do So S1 Trên đồ thị, trạng thái tỷ giá cân bằng ban đầu được xác định bởi điểm giao nhau giữa đường cầu Do và đường cung So ở mức tỷ giá cân bằng Eo. Do xuất khẩu hàng hoá Việt Nam tăng làm dịch chuyển đường cung từ So đến S1. - Tại mức tỷ giá ban đầu Eo : Cầu USD là Qo, cung USD là Q*, Qo<Q*, tức cung lớn hơn cầu, làm cho tỷ giá chịu áp lực giảm. Vì đây là chế độ thả nổi, nên tỷ giá tự động giảm từ Eo đến E1 . - Tại mức tỷ giá E1(E1<Eo) Do E1<Eo làm cho cầu USD tăng từ Qo đến Q1 và cung USD giảm từ Q* xuống Q1, khiến cho cung cầu bằng nhau và thị trường trở nên cân bằng ở trạng thái mới là {E1, Q1} ** Như vậy trong chế độ tỷ giá thả nổi, cung tăng làm cho: Tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá, còn nội tệ lên giá Khối lượng ngoại tệ ngiao dịch trên thị trường tăng FQua phân tích trên cho thấy, bản chất của chế độ tỷ giá thả nổi là việc tỷ giá tự điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, do đó vai trò của NHTW trên thị trường ngoại hối là hoàn toàn trung lập. 2.2 Trong chế độ thả nổi có điều tiết, tỷ giá không cố định mà cũng không tự do biến động hoàn toàn. Một mặt tỷ giá được hình thành và biến động theo các lực lượng thị trường, mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự biến động quá mức tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định. Bằng sơ đồ, ta biểu diễn : 2.2.1 Cầu tăng quá mức 0 Q E EM EIN Eo S D D’ IN S’ Tỷ giá ban đầu trước khi cầu tăng ở mức Eo, sau khi cầu tăng từ D lên D’ tỷ giá thị trường ( không có can thiệp) tăng mạnh đến mức EM , cao hơn rất nhiều so với Eo. Để giảm sự biến động của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp, bằng cách bán một phần ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, làm dịch chuyển đường cung từ S đến S’ đồng thời giảm dự trữ ngoại hối. Cung tăng làm cho tỷ giá giảm xuống từ EM đến EIN ** Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cầu tăng: Tỷ giá tăng, nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ tăng ở mức vừa phải từ Eo đến EIN , trong khi đó nếu chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá tăng đến mức EM để điều tiết cung cầu Do có can thiệp chỉ một phần nên tỷ giá không giảm từ EM xuống Eo mà chỉ giảm xuống EIN dự trữ ngoại hối giảm. Như vậy vai trò của thị trường được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ Eo đến EIN còn vai trò can thiệp của NHTW được thể hiện bởi tỷ giá giảm từ EM đến EIN 2.2.2 Cung tăng quá mức 0 Q E Eo EIN EM IN D D’ S S’ Tỷ giá ban đầu trước khi cầu tăng ở mức Eo, sau khi cung tăng từ S đến S’, tỷ giá thị trường (không có can thiệp) giảm xuống mức EM thấp hơn rất nhiều so với Eo. Để giảm sự biến động của tỷ giá, NHTW tiến hành can thiệp bằng cách mua 1 phần ngoại tệ dư thừa trên thị trường ngoại hối, làm dịch chuyển đường cầu từ D lên D’ đồng thời tăng dự trữ ngoại hối. Cầu tăng làm cho tỷ giá tăng lên từ EM đến EIN ** Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cung tăng: Tỷ giá giảm nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ giảm ở mức vừa phải từ Eo đến EIN trong khi đó nếu là chế độ thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá giảm xuống đến mức EM để điều tiết cung cầu Do chỉ can thiệp một phần nên tỷ giá không tăng từ EM lên Eo mà chỉ tăng đến EIN dự trữ ngoại hối tăng Như vậy, vai trò của thị trường thể hiện bởi tỷ giá giảm từ Eo xuống EIN còn vai trò của NHTW được thẻ hiện bởi tỷ giá tăng từ EM đến EIN CHẾ ĐỘ TỈ GIÁ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Từ năm 1989, Việt Nam đã chính thức sử dụng chế độ thả nổi có quản lý, đồng thời cố gắng thống nhất các tỉ giá hối đoái bằng cách thường xuyên điều chỉnh tỉ giá hối đoái chính thức cho phù hợp với tỉ giá trên thị trường tự do. Việc thống nhất các tỉ giá được hoàn thành vào giữa năm 1991 và hiện nay, tỉ giá được NHTW niêm yết căn cứ vào kết quả của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở cuối buổi giao dịch chiều hôm trước. I. Nguyên nhân Tại sao Việt Nam áp dụng tỉ giá thả nổi tự do có quản lý? Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), khi lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá có hai vấn đề quan trọng cần được xem xét: Thứ nhất, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và đáng tin cậy như một yếu tố của chiến lược chính sách nhằm ổn định mức giá trong nước và ổn định thị trường tài chính. Thứ hai, chính sách tỷ giá cần phải được nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế, đảm bảo một vị thế cán cân thanh toán mạnh, theo đó chính sách tỷ giá gắn với cả biến số kinh tế thực. Trước đây, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tác dụng điều tiết của tỉ giá hối đoái bị hạn chế rất nhiều và thậm chí không được phát huy bởi vì lúc bấy giờ, tất cả các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và giá cả thị trường đều được ấn định theo kế hoạch. Giai đoạn sau, trong một thời gian dài, ở nước ta, tỉ giá cố định đã được ấn định rất cao đã không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và giá trị thực của đồng nội tệ dẫn đến hậu quả là nền kinh tế nước ta đã bị khủng hoảng trầm trọng. Tình trạng bất ổn cùng xu thế đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà quản lý quốc gia phải lựa chọn chế độ tỉ giá tối ưu sao cho phát huy triệt để tác dụng điều tiết của tỉ giá hối đoái đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, từ sau 1973, thế giới đã chuyển từ chế độ tỉ giá cố định sang tỉ giá thả nổi linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay, các chính phủ đều muốn can thiệp để hạn chế sự biến động của tỉ giá, qua đó hạn chế những biến động không mong muốn cho giá cả và đầu ra trong nước. Đối với Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, không thể áp dụng chế độ thả nổi hoàn toàn vì hai nguyên nhân chủ yếu sau: Trình độ lực lượng sản xuất phát triển chưa cao nên cung hàng hóa xuất khẩu không co dãn nhiều, vì thế không thể kì vọng thả nổi tỉ giá có thể tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Nền kinh tế thị trường chưa phát triển hoàn toàn, thị trường tài chính chưa hoàn thiện nên chưa tạo điều kiện thật tốt cho xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản F Việc thả nổi tỉ giá hoàn toàn không mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam; ngược lại còn có khả năng làm cho nền thương mại không ổn định và dẫn đến nạn đầu cơ tỉ giá, gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Từ những lí do trên, Việt Nam đang và nên sử dụng chế độ thả nổi có điều tiết của Nhà nước. Sự lựa chọn này mang lại các điều lợi sau: Phản ánh kịp thời quan hệ cung cầu trên thị trường, tránh được tình trạng tỉ giá xác định quá cố định, xa rời thực tế nền kinh tế. Sự can thiệp kịp thời và hợp lí của Nhà nước vào tỉ giá giúp tránh được những biến động không mong muốn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại có cơ sở quyết định chính sách kinh doanh của mình bởi sự ổn định tương đối của giá cả. II. Đặc điểm Tại sao nói cơ chế tỉ giá VND hiện nay là thả nổi có quản lý? Yếu tố thả nổi bao gồm: Quỹ tiền tệ quốc tế đã chính thức công nhận NHTW đã không chủ quan trực tiếp ấn định,không công bố tỷ giá chính thức,mà thay vào đó là chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.Mà tỷ giá liên ngân hàng lại do cung cầu trên thị trường liên ngân hàng quy định Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng,các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh theo quy tắc: Tỷ giá kinh doanh=TGBQLNH(10.0025) Suy ra:Tỷ giá bán ra(max)=TGBQLNH(1+0.0025) Tỷ giá mua vào (min)=TGBQLNH(1-0.0025) Ở đây,yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng TGBQLNH b) Yếu tố điều tiết bao gồm: - TG không được tự do biến động theo quan hệ cung cầu trên Interbank,mà thay vào đó sự biến động chỉ trong giới hạn 0.25% so với TG của ngày giao dịch trước đó - TG là cố định trong suốt một ngày giao dịch,bất chấp những thay đổi đột biến trong quan hệ cung cầu ngoại tệ vượt ra ngoài biên độ dao động cho phép - Vì đây là tỷ giá bình quân,nghĩa là NHTW phải tính toán mới ra,trong khi đó NHTW lại là người độc quyền điều hành, độc quyền tính toán, độc quyến thông báo TGBQLNH,cho nên trong chừng mực nhất định thì mức TGBQLNH chưa thoát ly khỏi ý chí chủ quan trong điều hành tỷ giá của NHTW - Ngoài ra ,NHTW còn sử dụng một hệ thống các công cụ (trực tiếp và gián tiếp) để tác động lên tỷ giá như: trực tiếp mua vào bán ra trên thị trường ngoại hối,sử dụng biện pháp kết nối,tăng giảm lãi suất III. Hạn chế Bên cạnh sự phù hợp bởi những đặc tính ưu việt, trong thực tế,cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết của Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tính linh hoạt cao do các yếu tố sau: Trước hết,thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam còn rất sơ khai.Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng quá bé nhỏ, ước tính khoảng gần 300 triệu USD/tháng,chiếm khoảng 22% tổng doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối.Với tỷ trọng thấp như vậy,thị trường ngoại hối Việt Nam khác xa so với thi trường quốc tế,nơi mà thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng tới 85%.Do đó,tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ cung cầu trên thị trường,thậm chí có ngày không phát sinh giao dịch nào Thực tế cho thấy,do tình trạng khan hiếm ngoại tệ thường xuyên,nên các NHTM phải áp dụng tỷ giá giao dịch kịch trần cho phép,tức bằng TGBQLNH cộng +0.25%,điều này hàm ý ,về mặt lý thuyết,TGBQLNH phải tăng liên tục với hàm lượng +0.25%/ngày giao dịch.Tuy nhiên,TGBQLNH do NHTW thông báo có xu hướng tăng,nhưng nhìn chung rất chậm,hơn nữa có thời kỳ tỷ giá đứng im và đôi khi còn giảm Tỷ giá được công bố có giá trị trong suốt một ngày làm việc.Như vậy,nếu trong ngày có sự thay đổi lớn về nhu cầu thì các NHTM không có điều kiện thay đỏi tỷ giá cho phù hợp Trong thời gian đầu,NHTW chỉ quy định biên độ dao động một chiều(tối đa là +0.1%).Điều này tạo tâm lý cho các thành viên tham gia thị trườnglà tỷ giá VND chỉ có thể tăng,nên NHTW phải khống chế tăng,còn khả năng tỷ giá giảm là khó xảy ra,nên NHTW không cần quy định chiều giảm. Điều này,có thể tạo ra tâm lý đầu cơ, ưa chuộng ngoại tệ vì nó có thể tăng giá.Một thực tế là,các NHTM luôn kinh doanh với tỷ giá kịch trần.Do đó,nếu NHTW có quy định sàn tỷ giá thì cũng không có ý nghĩa thực tế.Tuy nhiên, để hạn chế yếu tố tâm lý và để tỷ giá được linh hoạt hơn,NHTW đã quy định biên độ hai chiều, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch lên 0.25% IV. Đánh giá chung Việc áp dụng chế độ tỉ giá thả nổi có quản lý đã phát huy những ưu điểm nhất định: thúc đẩy xuất khẩu gia tăng, ổn định tương đối thị trường ngoại hối, giúp cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định, đời sống kinh tế xã hội ít bị xáo trộn cho dù có chịu sự tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua. Với đặc điểm nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và lạm phát, Việt Nam không thể lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức, mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Mặc dù kiềm chế lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu, song do tác động yếu của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam ưu tiên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế.Thực trạng về mức độ phát triển thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ Việt Nam như hiện nay cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ đang áp dụng là hợp lý. Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát trong trung hạn, thì phải từng bước tạo ra sự linh hoạt trong cơ chế điều hành tỷ giá; linh hoạt nhưng cần thận trọng, bởi lựa chọn sai lầm rất có thể dẫn tới bất ổn tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô. Theo cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, NHNN có thể dùng công cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thường là mang tính dài hạn, cho nên đôi khi nó có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Nguy cơ mất cân đối cung cầu khiến tỷ giá biến động mạnh sẽ xuất hiện khi “độ lệch” này càng lớn và kéo dài. Vấn đề cốt lõi đối với NHNN là can thiệp ở thời điểm nào, liều lượng ra sao để vẫn duy trì được nguồn dự trữ ngoại hối cần thiết đồng thời không mâu thuẫn với các mục tiêu vĩ mô khác? Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, NHNN phải theo sát thực tế thị trường để có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát tỷ giá mục tiêu một cách linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài chính quốc tế_ Nguyễn Văn Tiến_NXB Thống Kê_2007 - Tiền tệ ngân hàng_Nguyễn Văn Đờn_NXB Thống Kê_2005 - Tiền tệ,ngân hàng, thị trường tài chính_Lê Văn Tư_NXB Tài chính_2004 - ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: Chính sách tỷ giá với vấn đề tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Tạp chí ngân hàng tháng 10/2008 - TS. Nguyễn Văn Trình: Chế độ tỉ giá ở Việt Nam hiện nay - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Chính sách tỉ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kì khủng hoảng tài chính toàn cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ thả nổi & chế độ tỉ giá của việt nam.doc
Tài liệu liên quan