Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.
Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội có rất nhiều vấn đề đặt ra trong thời gian gần đây. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ giới, lớp từ, nhóm từ, thậm chí là từ. Trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu về một tên gọi riêng là danh từ Việt Nam qua tư liệu khai thác trên internet để xét thái độ văn hóa xã hội của người Việt, người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam như thế nào?
2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tên gọi Việt Nam xuất hiện trên Google và Yahoo bắt đầu từ ngày 7/11/2007 và kết thúc vào ngày 7/3/2008 để khảo sát các kết hợp trước sau của nó với các từ thuộc các nhóm từ loại khác nhau.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng một số thao tác phân tích so sánh thông thường.
- Các bước làm việc:
+ Bước 1: Dùng công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search kiểm soát nguồn tư liệu trên tất cả các ngôn ngữ và trang web từ ngày 7/11/2007 đến ngày 7/3/2008 để tìm tối đa các ngữ cảnh của từ Việt Nam xuất hiện trong đó.
+ Bước 2:
· Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng trước từ Việt Nam.
· Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng sau từ Việt Nam.
- Lý do: Thực hiện việc khảo sát trên để thấy từ Việt Nam là đối tượng
của những từ ngữ nào? Những từ ngữ đấy là đối tượng của hành vi nào? Qua đó
cho ta thấy những nhận xét, đánh giá, bình luận, về đất nước con người, văn hóa, phong tục Việt Nam ra sao?
II. Phần nội dung
1. Tìm kiếm tên gọi Việt Nam
Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tần số xuất hiện của từ Việt Nam qua công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search đã cho kết quả là: Trong 0,03 giây có tất cả 57.300.000 lượt từ Việt Nam được tìm thấy. Nếu tính cả cách viết theo kiểu Vietnam thì con số này là 261.300.000.
Khi dùng thao tác so sánh tần số xuất hiện của từ Việt Nam/ Vietnam với tần số sử dụng tên gọi của một số quốc gia khác trên thế giới ta có bảng sau:
STT
Tên quốc gia
Tần số
Ghi chú
1
France
1.030.000.000
2
China
769.000.000
3
America
732.000.000
4
Japan
674.000.000
5
England
399.000.000
6
Vietnam
261.300.000
( + Việt Nam)
7
Indonesia
255.000.000
8
Korea
247.000.000
9
Thailand
230.000.000
10
Singapore
220.000.000
Từ kết quả phân tích và thống kê tư liệu trên có thể thấy rằng từ Việt Nam có tỷ lệ tần số xuất hiện quả thật không khiêm tốn chút nào( Đứng thứ 6/10 quốc gia được đem ra khảo sát ). Hướng phân tích trên đã đưa ra một minh chứng cho thấy Việt Nam đang là một nguồn tin phổ biến, phong phú và đầy hấp dẫn trên thế giới mạng. Điều đó chứng tỏ thái độ quan tâm của người Việt lẫn người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam là rất lớn.
2. Các kết hợp với từ Việt Nam theo trường tuyến tính
2.1. Hình ảnh đất nước Việt Nam
a. Đánh giá về Việt Nam
Khi đưa ra các cặp tương phản đối lập, ví dụ như:
- Xấu > < đẹp
- Lạc hậu > < văn minh
- Nghèo nàn > < giàu mạnh
Trong các kết hợp trước sau với từ Việt Nam thì kết quả định lượng thu được sẽ thể hiện qua bảng tỷ lệ sau:
STT
Tần số xuất hiện
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
Qua bảng trên ta thấy, bức tranh Việt Nam hiện lên trong vẻ đa dạng nhiều chiều, với các nét đẹp, nét tích cực là chủ yếu.
b. Thái độ đối với Việt Nam
- Khi đi vào khảo sát các kết hợp từ loại với tên gọi Việt Nam, trong đó Việt Nam là đối tượng hướng tới của các hoạt động tâm lý tình cảm trong đời sống tinh thần con người ta thấy người ta yêu Việt Nam, mê Việt Nam, nhớ Việt Nam gấp ngàn vạn lần so với các trạng thái tâm lý tình cảm tiêu cực như: Chán Việt Nam, ghét Việt Nam, không nhớ Việt Nam.
-> Đây mới là nét tâm lý chủ đạo không chỉ trong đời sống tình cảm của dân tộc Việt Nam mà nó còn tồn tại cả trong trái tim của bạn bè quốc tế đã đang và mãi mãi giành cho đất Việt một tình yêu say đắm, nồng nàn nhất. Chính điều đó đã tạo nên sự bất tử của hồn Việt vượt qua mọi khoảng cách của không gian và thời gian.
- Với thiên nhiên:
Việt Nam đẹp suốt bốn mùa với lất phất mưa xuân trên những cánh hoa đào tươi hồng, với trưa hè nắng oi ả lan dần trên tán phựong đỏ, với sắc tím của xác hoa bằng lăng rơi đầy hai bên đường sau những cơn mưa xối xả. Nhưng cư dân mạng vẫn yêu, thích, nhớ về mùa xuân và mùa đông gấp nhiều lần so với mùa hè và mùa thu.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội có rất nhiều vấn đề đặt ra trong thời gian gần đây. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội người ta có thể nghiên cứu ngôn ngữ giới, lớp từ, nhóm từ, thậm chí là từ. Trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu về một tên gọi riêng là danh từ Việt Nam qua tư liệu khai thác trên internet để xét thái độ văn hóa xã hội của người Việt, người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam như thế nào?
2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tên gọi Việt Nam xuất hiện trên Google và Yahoo bắt đầu từ ngày 7/11/2007 và kết thúc vào ngày 7/3/2008 để khảo sát các kết hợp trước sau của nó với các từ thuộc các nhóm từ loại khác nhau.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử dụng một số thao tác phân tích so sánh thông thường.
- Các bước làm việc:
+ Bước 1: Dùng công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search kiểm soát nguồn tư liệu trên tất cả các ngôn ngữ và trang web từ ngày 7/11/2007 đến ngày 7/3/2008 để tìm tối đa các ngữ cảnh của từ Việt Nam xuất hiện trong đó.
+ Bước 2:
Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng trước từ Việt Nam.
Phân tích và kiểm đếm tất cả các từ ngữ đứng sau từ Việt Nam.
- Lý do: Thực hiện việc khảo sát trên để thấy từ Việt Nam là đối tượng
của những từ ngữ nào? Những từ ngữ đấy là đối tượng của hành vi nào? Qua đó
cho ta thấy những nhận xét, đánh giá, bình luận, về đất nước con người, văn hóa, phong tục Việt Nam ra sao?
II. Phần nội dung
1. Tìm kiếm tên gọi Việt Nam
Chúng tôi thực hiện việc tìm kiếm tần số xuất hiện của từ Việt Nam qua công cụ tìm kiếm nâng cao của Google và Yahoo search đã cho kết quả là: Trong 0,03 giây có tất cả 57.300.000 lượt từ Việt Nam được tìm thấy. Nếu tính cả cách viết theo kiểu Vietnam thì con số này là 261.300.000.
Khi dùng thao tác so sánh tần số xuất hiện của từ Việt Nam/ Vietnam với tần số sử dụng tên gọi của một số quốc gia khác trên thế giới ta có bảng sau:
STT
Tên quốc gia
Tần số
Ghi chú
1
France
1.030.000.000
2
China
769.000.000
3
America
732.000.000
4
Japan
674.000.000
5
England
399.000.000
6
Vietnam
261.300.000
( + Việt Nam)
7
Indonesia
255.000.000
8
Korea
247.000.000
9
Thailand
230.000.000
10
Singapore
220.000.000
Từ kết quả phân tích và thống kê tư liệu trên có thể thấy rằng từ Việt Nam có tỷ lệ tần số xuất hiện quả thật không khiêm tốn chút nào( Đứng thứ 6/10 quốc gia được đem ra khảo sát ). Hướng phân tích trên đã đưa ra một minh chứng cho thấy Việt Nam đang là một nguồn tin phổ biến, phong phú và đầy hấp dẫn trên thế giới mạng. Điều đó chứng tỏ thái độ quan tâm của người Việt lẫn người nước ngoài ở trong và ngoài nước đối với Việt Nam là rất lớn.
2. Các kết hợp với từ Việt Nam theo trường tuyến tính
2.1. Hình ảnh đất nước Việt Nam
a. Đánh giá về Việt Nam
Khi đưa ra các cặp tương phản đối lập, ví dụ như:
- Xấu > < đẹp
- Lạc hậu > < văn minh
- Nghèo nàn > < giàu mạnh
…
Trong các kết hợp trước sau với từ Việt Nam thì kết quả định lượng thu được sẽ thể hiện qua bảng tỷ lệ sau:
STT
Tần số xuất hiện
Tỷ lệ
1
2
3
4
5
6
Qua bảng trên ta thấy, bức tranh Việt Nam hiện lên trong vẻ đa dạng nhiều chiều, với các nét đẹp, nét tích cực là chủ yếu.
b. Thái độ đối với Việt Nam
- Khi đi vào khảo sát các kết hợp từ loại với tên gọi Việt Nam, trong đó Việt Nam là đối tượng hướng tới của các hoạt động tâm lý tình cảm trong đời sống tinh thần con người ta thấy người ta yêu Việt Nam, mê Việt Nam, nhớ Việt Nam gấp ngàn vạn lần so với các trạng thái tâm lý tình cảm tiêu cực như: Chán Việt Nam, ghét Việt Nam, không nhớ Việt Nam.
-> Đây mới là nét tâm lý chủ đạo không chỉ trong đời sống tình cảm của dân tộc Việt Nam mà nó còn tồn tại cả trong trái tim của bạn bè quốc tế đã đang và mãi mãi giành cho đất Việt một tình yêu say đắm, nồng nàn nhất. Chính điều đó đã tạo nên sự bất tử của hồn Việt vượt qua mọi khoảng cách của không gian và thời gian.
- Với thiên nhiên:
Việt Nam đẹp suốt bốn mùa với lất phất mưa xuân trên những cánh hoa đào tươi hồng, với trưa hè nắng oi ả lan dần trên tán phựong đỏ, với sắc tím của xác hoa bằng lăng rơi đầy hai bên đường sau những cơn mưa xối xả. Nhưng cư dân mạng vẫn yêu, thích, nhớ về mùa xuân và mùa đông gấp nhiều lần so với mùa hè và mùa thu.
2.2. Hình ảnh con người Việt Nam
- Đó là những con người:
+ đã trải qua chiến tranh khốc liệt- một thời đại mà bạo lực, tàn phá đau thương nằm ngay trong cuộc sống, luồn lách vào từng thân phận con người.
+ Phải gánh chịu những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh nhưng vẫn vững vàng trong cuộc sống.
-> Đó chính là sức mạnh kỳ diệu làm nên cái tinh hoa của cả một dân tộc.
3. Các từ ngữ văn hóa gắn liền với hình ảnh Việt Nam
3.1. Địa danh ở Việt Nam hay được nhắc tới
Để có một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh Việt Nam trên internet, chúng tôi muốn bạn đọc lướt qua những địa danh, thắng cảnh với những tên phố tên làng, mà với tần số xuất hiện cao của chúng đã góp phần tạo nên bức tranh phong phú đa sắc của Việt Nam trên internet.
a. Tên phố
Khi dùng từ khóa: “ Một số đường phố đẹp nhất ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế” thì ta được các kết quả như sau: Đường Hùng Vương, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Thanh Niên, đường hoa Nguyễn Huệ, đường Minh Mạng…Đó là những ngả đường góc phố mà mỗi lần đi qua chỉ muốn dừng lại lặng lẽ ngắm và cảm nhận cái yên bình của không gian, của gió và của nắng…
b. Tên chợ
Các chợ nổi tiếng và quen thuộc của Việt Nam như: Chợ Đồng Xuân, chợ Bến Ngự, chợ Bến Thành, chợ âm dương, chợ tình Sapa… cũng góp mặt đầy đủ trên internet làm cho bức tranh về Việt Nam ngày càng sinh động, phong phú.
c. Tên chùa
Hình ảnh đất nước Việt Nam còn hiện lên trong sắc màu của tôn giáo với những ngôi chùa hoặc đền đượ xây dựng từ ngàn đời xưa: Chùa Trấn Quốc, Chùa Thiêm Mụ, chùa Vĩnh Nghiêm, đền Ngọc Sơn, đền Hùng…
d. Tên danh lam thắng cảnh
Bức tranh Việt Nam trên internet càng trở nên đầy đủ, đa dạng, phong phú hơn với sự góp mặt của các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, văn miếu Quốc Tử Giám…
3.2. Văn hóa
a. Ẩm thực
Việt Nam không chỉ hấp dẫn khách du lịch nước ngoài bởi vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên mà còn bởi những món ăn ngon đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng tạo nên cái bản sắc độc đáo gắn liền với từng địa danh.
- Miền Bắc: Có thể nói Hà Nội chính là nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá ẩm thực miền Bắc.
+ Nói đến món ngon Hà Nội thì phở là món đầu tiên. Phở Hà Nội nâng một món ăn thường nhật lên hàng nghệ thuật, một sản phẩm độc đáo dường như không thể lặp lại.
+ Ngoài ra đặc sản Hà Nội còn phải kể đến bánh cốm Nguyên Ninh, chả cá Lã Vọng, Cốm làng Vòng.
- Miền Trung: Nếu thanh lịch là nét duyên dáng của văn hoá ẩm thực Hà Nội thì văn hoá miền Trung độc đáo về nét hiện thực, siêu bền truyền thống
+ Nghệ thuật thẩm mĩ ăn uống của người Huế không dừng lại trong chật hẹp khuôn viên ẩm thực đơn thuần mà đã vươn lên đỉnh cao nếp sống văn hoá cổ truyền.
+ Dọc theo dải đất miền Trung nhỏ hẹp ta thấy cả một kênh dài những đắc sắc ẩm thực văn hoá như: gỏi cá Bình Định, Sò huyết Ô Loan..
- Miền Nam:
+ Dừng bước đến với nền văn hoá ẩm thực nơi miền đất cuối cùng của dải đất hình chữ S: Sài Gòn- từ hương vị của một thời cho đến vương quốc của các miếng ngon với nền văn hoá ẩm thực phong phú, sôi nổi nhất nước ta thực sự bị cuốn hút.
+ Thức uống nổi tiếng của Sài Gòn là bia, Đó là thứ thực phẩm khai vị tuyệt vời và để lại trong lòng người uống nhiều kỉ niệm đẹp.
Hà Nội - Huế - Sài Gòn là nơi kết tụ tinh hoa ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam. Ta nhận thấy cái đẹp cái cao cả trong nét ẩm thực chung ấy là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết những tên đất tên làng gắn với mỗi vùng miền Tổ quốc tạo nên nét đẹp bất tuyệt của văn hoá ẩm thực Việt Nam.
b. Trang phục
Việt Nam có rất nhiều trang phục nhưng áo dài là nổi tiếng nhất. Đó chính là lý do giải thích tại sao tần số xuất hiện của từ áo dài lại đạt con số kỷ lục đến như vậy 1.320.000. Nếu đối chiếu với từ điển tần số tiếng Việt của Nguyễn Đức Dân năm 1980 xây dựng trên cơ sở điều tra 571.000 lượt từ với nguồn tư liệu chủ yếu là thơ, kịch, báo được điều tra trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1973 thì từ áo dài không xuất hiện lần nào.
Ngoài hình ảnh áo dài thì chiếc nón cũng là biểu tượng đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam. Cùng với chiếc nón trắng, tà áo dài mềm mại, mảnh mai, thanh khiết đã tôn thêm vẻ đẹp thanh cao kín đáo của người con gái Việt Nam. Chính vẻ đẹp mang tâm hồn quê hương ấy đã từng làm xao xuyến bao người con đất Việt xa xứ mỗi khi nghĩ đến Tổ quốc quê hương chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tên gọi Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa xã hội qua tư liệu của Google và Yahoo trên internet.doc