Nho giáo trong tương lai văn hóa Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo (Nho giáo văn hoá khuyên). Nho giáo đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc tới xã hội Việt Nam thời kỳ trung cận đại. Trải qua những chuyển biến xã hội, văn hoá thế kỷ 20, Nho giáo đã mất địa vị độc tôn, chính thống và luân lạc trong dân gian như nhiều quốc gia khác trong khu vực Ðông Á. Vấn đề đặt ra là, qua những biến động của thế kỷ 20, Nho giáo có còn tồn tại hay không? Nó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng của thế kỷ 21 như hệ thống thế nào? Người ta có thể đoán định về vận mệnh của nó trong tương lai hay không? Thái độ khoa học cần phải có đối với Nho giáo trong tương lai như thế nào? Bài viết đặt mục tiêu góp phần giải đáp những vấn đề đó. Tuy nhiên, đoán định về ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thế kỷ 21 là công việc lớn, phức tạp và luôn là quá sức đối với bất kỳ một cá nhân nào. Bài viết này tỏ một vài ý kiến còn ở mức độ nông cạn, bước đầu thậm chí còn ở mức cảm tính về vấn đề nan giải nhưng cấp bách đang đặt ra. Các quan điểm của người viết được trình bày dựa trên cơ sở những nhận thức, đánh giá về những đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam thời kỳ trung cận đại, cùng những điểm chung, điểm khác biệt quan trọng của nó so với Nho giáo các nước khu vực. Những đặc điểm của Nho giáo truyền thống Việt Nam là nhân tố nội tại của Nho học quy định những ngả đường vận động của nó trong thời kỳ hiện đại. Bài viết cũng coi bước chuyển biến sâu sắc, toàn diện của xã hội Việt Nam thế kỷ 20, sự đứt đoạn và tiếp nối, quá trình chuyển hoá hiện đại các yếu tố của nền văn hoá Việt Nam là đối tượng được đặc biệt chú ý trong quá trình phân tích và lấy đó làm cơ sở để đoán định tương lai của Nho giáo tại Việt Nam.

docx21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nho giáo trong tương lai văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng bài Nho giáo, chối bỏ Nho giáo một cách rộng khắp. Ðã có một quá trình giải thể của Nho giáo trên phương diện tư tưởng mặc dù nó đã không tập trung thành trào lưu phản truyền thống mạnh mẽ như đã từng diễn ra ở Trung Quốc thế kỷ 20. Như đã nói ở trên, quá trình giải thể đã đồng thời gây ra một quá trình chuyển hoá. Nho giáo đã từ địa vị quan phương chính thống chuyển sang luân lạc trong dân gian, tức nó mới mất đi phần chính trị, phần ứng dụng của nó - Phương diện tôn giáo, triết học và cả tinh thần nhân văn vẫn tiếp tục tồn tại trong đời sống người Việt Nam. Nó tiếp tục được bảo lưu trong đời sống gia tộc, phong tục tập quán, nhân cách, lý tưởng, quan hệ nhân tế của con người. Sự chuyển hoá của nó là từ hệ tư tưởng quan phương chính thống sang một loại tư tưởng không chính thống, ảnh hưởng tự nhiên, phân tán trong cộng đồng xã hội mới. Trong định hướng giá trị của người Việt Nam, nó vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc. Từ thời Lý, Nho giáo được bảo trợ bởi chính trị đã tiến những bước dài trong quá trình ảnh hưởng so với thời kỳ trước độc lập. Ở thời kỳ này, Nho giáo đã từ thượng tầng của tư tưởng mà tác động xuống cơ địa văn hoá, nó có phần áp đặt. Sự tác động của Nho giáo theo chiều hướng đó qua nhiều thế kỷ đã làm thay đổi diện mạo của toàn bộ nền văn hoá, tác động vào phong tục tập quán, tín ngưỡng, đã diễn ra một quá trình "tông pháp hoá" gia tộc người Việt. Tuy nhiên ảnh hưởng ở phương diện chính trị vẫn nổi bật nhất. Thế kỷ 20, không còn chỗ dựa chính trị, lại không được lưu truyền qua hệ thống giáo dục khoa cử, Nho giáo đã mất đi những chỗ dựa hết sức quan trọng. Nho giáo một cách tự nhiên chuyển sang tìm chỗ dựa ở tâm thức dân chúng, ở những nhu cầu và giá trị văn hoá bền vững và ổn định mà nó đã từng tạo ra được trong truyền thống. Từ chỗ dựa này, nó vẫn có những cơ hội tái sinh. Thế kỷ 20 trong trạng thái ảnh hưởng mới - tự do và phân tán trong dân gian - Nho giáo có quá trình tác động ngược chiều so với quá trình từng diễn ra trước đó, tức với tư cách là thành tố của cơ tầng văn hoá, nó tác động ngược chiều tới các lĩnh vực thượng tầng như chính trị, đạo đức, tư tưởng. Sự chuyển hóa của nó chính là sự hiện diện từng mảng, từng yếu tố trong tất cả các lĩnh vực văn hoá mới được kiến lập sau sự giải thể của Nho giáo. Tuy nhiên vị trí chủ cán của Nho giáo đối với văn hoá Việt Nam truyền thống không thực tiêu biểu và rõ ràng như vị trí của nó đối với văn hoá Trung Quốc, cho nên trong sự chuyển hoá mới, nó cũng rất khó có thể trở thành chủ cán trong văn hoá Việt Nam hiện đại. 2. Nguy cơ đối với văn hoá dân tộc và ảnh hưởng mới của Nho giáo Nho giáo được lựa chọn ở Việt Nam thời trung đại phần quan trọng xuất phát từ nhu cầu xã hội nhà nước phong kiến trung ương tập quyền mạnh, từ nhu cầu củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc. Nho giáo và dân tộc, đó là hai vấn đề gắn bó hữu cơ, khăng khít. Các nhà Nho Việt Nam vừa sống, tu dưỡng theo những nguyên lý đạo đức Khổng Mạnh, lại vừa ứng xử với tư cách người quốc dân luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ý thức về độc lập và tự cường dân tộc, về truyền thống dân tộc kết hợp, hoà quyện cùng ý thức về đạo thống và chính thống trong tư tưởng các nhà Nho. Ðạo thống đối với nhà Nho Việt Nam được cảm nhận như một bộ phận của Ðạo được truyền báo và duy trì trên mảnh đất Ðại Việt, gắn với sự truyền thừa nền văn hiến của dân tộc. Trong quá khứ, mỗi bước chuyển biến của dân tộc đều liên quan tới vận mệnh của Nho giáo. Ðã thành tiền lệ, các vấn đề văn hoá nảy sinh trong xã hội Việt Nam hầu như không được giải quyết độc lập, đáp ứng những nhu cầu vận động tự thân của văn hoá, mà thường được giải quyết đồng thời, giải quyết cùng lúc với vấn đề dân tộc. Nhân giải quyết vấn đề dân tộc mà đồng thời người ta giải quyết các vấn đề văn hoá. Chẳng hạn, cuộc kháng chiến chống Minh cứu vong dân tộc thế kỷ 15 với việc chuyển đổi hệ tư tưởng, thay đổi vận mệnh Nho giáo, hay Cách mạng tháng tám 45, là cách mạng dân tộc, vừa là cách mạng dân chủ, cách mạng văn hoá. Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, việc Việt Nam chuyển đổi cơ chế nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh những nguy cơ đối với văn hoá Việt Nam. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ chế kinh tế làm phát xuất những nguy cơ từ bên trong và những nguy cơ bên ngoài kéo đến từ hội nhập quốc tế. Nguy cơ bên trong thể hiện ở sự xói mòn và băng hoại nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là việc thâm nhập của văn hoá Âu mỹ, của lối sống Tây phương hiện đại tấn công vào văn hoá bản địa, đe doạ sự tồn tại của bản sắc văn hoá dân tộc. Hai nguy cơ nảy sinh từ bên trong và tác động từ bên ngoài hợp thành môt nguy cơ lớn đe doạ văn hoá dân tộc. Lúc này nguy cơ đối với dân tộc không phải chỉ còn ở chỗ độc lập hay không độc lập, mà còn ở chỗ dân tộc có bị hoà tan trong cộng đồng văn hoá nhân loại hay không, cái sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong. Trước nguy cơ đối với văn hoá dân tộc đó, cả tự giác và không tự giác, người Việt Nam đã hướng về bảo lưu các giá trị truyền thống. Phong trào tái sinh văn hoá đã diễn ra mạnh mẽ. Tái sinh văn hoá diễn ra một cách tự nhiên trong dân gian và nằm trong chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Ðảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Truyền thống văn hoá được bảo vệ và phát huy theo hướng bảo lưu nhiều giá trị truyền thống đã tạo ra những cơ hội cho Nho giáo tái sinh. Ðiều đó là đương nhiên vì Nho giáo đã từng tham gia và là thành phần quan trọng kiến tạo bản sắc văn hoá. Ðồng thời cũng phải nhận thấy rằng bảo vệ truyền thống văn hoá cũng sẽ là điều không thể thực hiện được nếu gạt bỏ những gì thuộc về Nho giáo. Vậy là Nho giáo được lựa chọn, biến thiên, bị giải thể tái sinh thảy đều gắn rất chặt với vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Ðiều này hẳn là việc sẽ còn tiếp diễn lâu dài trong tương lai. Sự tái sinh của Nho giáo thế kỷ 21 không phải là sự tái sinh của thứ Nho giáo chung chung, mà là sự tái sinh của bộ phận Nho giáo đã Việt hoá sâu sắc, là sự tái sinh của thứ Việt Nho với những ưu nhược mà nó từng thể hiện.Vì thế trong diện mạo của văn hoá Việt Nam ở thế kỷ 21, không dễ phân biệt cái gì thực sự là của Nho giáo, cái gì là truyền thống người Việt nói chung. Năm 2000, tại Hà Nội, nhà Thái học (trường Ðại học dạy Nho giáo trước đây) đã được trùng kiến. Vị trí của Nho giáo và Khổng tử cũng có phần được cải thiện, nhưng đối với người Việt Nam đó vẫn là công việc tôn vinh truyền thống của Việt Nam mà không phải là nhằm tôn vinh Nho giáo và Khổng tử, dẫu hai điều đó có liên quan mật thiết với nhau. 3. Ảnh hưởng hiện đại của Nho giáo về mặt tôn giáo, tín ngưỡng Trên phương diện là tôn giáo, tín ngưỡng, Nho giáo đã và đang tiếp tục ảnh hưởng mạnh tới đời sống xã hội. Ðây chính là phần hiện hữu sinh động và nổi bật của Nho giáo hiện đại. Dẫu có nhiều thăng trầm và không ít sự thay đổi, tục thờ cúng tổ tiên, nhìn chung vẫn được duy trì suốt thế kỷ 20 đầy biến động vừa qua. Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt không còn là chuyện Nho giáo hay không Nho giáo, nó đã Việt hoá sâu sắc thành một sinh hoạt, phong tục tập quán và tín ngưỡng quan trọng bậc nhất của người Việt. Sau cải cách kinh tế cuối thế kỷ 20, đời sống kinh tế đã khá lên, tục thờ cũng tổ tiên lại được đặc biệt coi trọng. Nó thành một điểm nóng của tái sinh văn hoá. Người ta đua nhau truy tìm phần mộ tổ tiên, sưu tập gia phả, nhận họ, sửa sang nhà thờ, thờ cúng tổ tiên hiện đại có xu hướng thế tục, thực dụng và nông cạn. Tiên tổ được đề cao như sự trợ giúp, chỗ dựa trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt. Thờ cúng tổ tiên ít còn được hiểu như hành vi luân lý, hành vi đạo hiếu, là việc giáo dục con cháu. Tương lai, việc thờ cũng tổ tiên có thể còn tiếp tục phát triển mạnh theo hướng thực dụng. Nho giáo sẽ có chỗ đứng vững chắc cùng hoạt động tâm linh này, nhưng không đẩy mạnh ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức, tinh thần uống nước nhớ nguồn, tục thờ cúng tổ tiên sẽ mất đi nhiều ý nghĩa nhân văn vốn có của Nho giáo. Nó sẽ là xu hướng không lành mạnh nếu không có sự can thiệp, dẫn dắt của tri thức, của dư luận xã hội. Suốt trong khoảng thời gian mười thế kỷ trung đại, đã từng có những giai đoạn Nho giáo được coi là độc tôn. Tuy nhiên, khung cảnh của truyền thống tư tưởng vẫn là tam giáo hoà đồng. Tam giáo phân chia lĩnh vực ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Hoà đồng tam giáo là nết nổi bật trong tư tưởng Việt Nam trung đại. Thế kỷ 20, khi Nho giáo không còn ảnh hưởng mạnh trong đời sống chính trị, nó "thất thế" về toàn cục. Phật giáo có nhiều cơ hội hơn trong việc giữ vững vị thế của mình. Chính sự khác nhau trong mối quan hệ với chính trị giữa Nho giáo và Phật giáo đã khiến cho chúng nhận được những thái độ khác nhau của chính trị hiện đại. Nhà chùa đã tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới, đòi hỏi mới của xã hội. Phật giáo cũng vươn ra gánh vác nhiều hoạt động mà trước đây do các nhà Nho làm. Hiện nay, nhiều chùa chiền là nơi dạy chữ Hán. Nhiều nhà sư hăng hái nghiên cứu Nho gia (tương tự khung cảnh thời Lý - Trần). Chắc chắn Phật giáo sẽ còn có những cơ hội phát triển mạnh hơn trong tương lai. Nhưng Phật giáo sẽ thiên về thu hút các tầng lớp dân chúng đông đảo. Phật giáo tiếp tục thoả mãn nhu cầu giải thoát, nhu cầu tâm linh của số đông nhân dân. Tuy nhiên, tham gia vào quá trình kiến tạo và dẫn dắt tư tưởng, văn hoá dân tộc, giải quyết những nguy cơ dân tộc về mặt văn hoá thì lại là việc mà Nho giáo có nhiều khả năng hơn hẳn Phật giáo. Trong những điều kiện mới, Nho giáo sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh ở giai tầng tri thức. Nó tham gia kiến tạo nhân cách, nhân sinh, dẫn dắt các quan hệ xã hội, ứng xử xã hội của dân chúng. Khung cảnh đa giáo hoà đồng sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng Phật giáo sẽ là chủ đạo chứ không phải Nho giáo. Sự cải thiện vị trí và những khả năng ảnh hưởng mạnh của Nho giáo chỉ được thực hiện khi chính trị ưu ái hơn với Nho giáo và sự nhận thức của trí thức đối với văn hoá truyền thống, đối với tương lai văn hoá Việt Nam có những điều chỉnh thích hợp. 4. Cái học tâm tính của Nho giáo trong tương lai. Ðã là nhà Nho, đã từng nghiềm ngẫm kinh điển Nho gia, ai cũng coi trọng cái học nội tỉnh tự tu tự giám, ai cũng coi tu thân là gốc của mọi quá trình. Cái học hướng nội điều chỉnh ấy nhà Nho gọi là cái học nội thánh, hay tâm tính chi học. Từ nội thánh, nhà Nho triển khai ngoại vương. Ðó là đặc sắc của Nho gia. Thế kỷ 20, Nho gia ít còn điều kiện và cơ sở xã hội để thực hành đạo ngoại vương. Nhưng trong thời kỳ dân chủ, tự do, đề cao cá nhân, cái học nội thánh vẫn còn có chỗ đứng, nó rất cần cho việc tu dưỡng của người hiện đại. Hoàn thiện nhân cách, truy cầu lý tưởng nhân sinh an lạc hoà hài không mâu thuẫn với cá nhân tự do. Các học giả tân nho gia đã nhận thức rõ điều này. Họ đã ra sức khuếch trương cái học tâm tính, kiến lập cái học nội thánh mới theo hướng dung hợp Nho - Phật. Dung hợp tư tưởng Nho gia và triết học phương Tây cận hiện đại là trọng tâm của quá trình chuyển hoá hiện đại Nho học. Nhiều học giả còn lãng mạn hơn khi hy vọng tâm tính học Nho gia là phương thuốc chữa căn bệnh khủng hoảng cá nhân và tạo dựng xã hội hoà hài tốt đẹp. Việt Nam trong thời kỳ trung đại, do quá thiên về mặt chính trị, mặt ứng dụng, sự truyền bá Nho giáo lại chủ yếu thông qua giáo dục khoa cử, cái học tâm tính của Nho gia cũng được nhà Nho quan tâm nhưng nó không được chú trọng và đẩy tới chiều sâu của tu dưỡng đạo đức khắc kỷ như ở Trung Quốc và các quốc gia Ðông Á khác. Nho giáo Việt Nam thiên về ngoại vương, ngoại vương cường mà nội thánh nhược. Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh hầu như không có vị trí đáng kể, không thu hút sự chú ý của nhà Nho Việt Nam. Trong sự chuyển giao thời đại, Nho gia sẽ đi vào hiện đại chủ yếu bằng tâm tính học. Nhưng ở Việt Nam, sự triển khai cái học tâm tính cho thời dân chủ và cá nhân sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng, do nó là điểm yếu trong truyền thống. Nếu phát huy mạnh cái học tâm tính, một truyền thống mới rất khác trước diễn ra. Nó là việc khó nhưng vẫn cần thiết, bởi vì nếu thiếu chiều sâu của cái học tâm tính, Nho gia sẽ chỉ còn là nông cạn, thiển cận. Thiếu vắng cái học tâm tính, yếu tố tích cực của Nho giáo sẽ mất đi rất nhiều. Ði qua khúc ngoặt thế kỷ 20, Nho giáo Việt Nam có thể từ "ngoại vương cường chuyển sang nội thánh cường." Ðể có sự chuyển hướng này, tầng lớp trí thức phải gánh vác sứ mệnh. Chỉ có nhận thức cho rõ ngả đường vận động tất yếu của Nho giáo, định hướng nó theo chiều phát huy hết cái tích cực cho con người và xã hội tương lai, Nho giáo mới thực sự được tái sinh một cách lành mạnh, tự giác. Ðó là việc chủ động để giữ gìn bản sắc, xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc Việt Nam. Sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ 21 sẽ còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn trong lĩnh vực phong tục tập quán, văn hoá gia tộc, quản lý kinh doanh v.v. do khuôn khổ của bài viết chúng tôi chưa có điều kiện đề cập một cách cụ thể. Bài viết này chỉ là gợi mở một vài hướng suy nghĩ về tương lai của Nho giáo trong xã hội Việt Nam. Người viết coi đây là sự khởi đầu một hướng quan tâm, vừa cấp bách vừa lâu dài. Rất mong sự chỉ giáo của các vị thức giả. THEO TS. NGUYỄN KIM SƠN Ảnh hưởng của quan niệm triết học Trung Hoa trong điển cố ĐOÀN ÁNH LOAN* Việc dùng điển cổ trong văn học phương đông (chủ yếu là văn học Trung Hoa và Việt Nam) cơ bản dựa trên nguyên tắc thể hiện bằng nguồn vay mượn ý, lời từ câu văn, câu thơ hoặc trong kinh, sử, truyện… của ngườI xưa. Trong những tác phẩm đầu tiên của văn học Trung Hoa như Kinh Thi hầu như chưa có điển cố. Nhưng sau khi được Khổng Tử san định và phổ biến thì chính nó trở thành kho tàng diển cố của những tác phẩm văn học sau đó. Trong thờI Chu Tần, văn học Trung hoa phát triển mạnh mẽ, nhất là tản văn triết học. Những tác phẩm của chư tử các giai đoạn này trở thành những mẫu mực cho thời đại nối tiếp, nhất là thờI Đường Tống, cả văn học lẫn triết học Trung Hoa đều rất phát triển. Những tác phẩm ưu tứ nhờ các phương tiện in ấn bổ biến rộng rãi, và đến lượt nó bổ sung thêm nguồn điển cố mới cho văn học Trung Hoa. Điển cố trong văn học phương Đông nói chung và văn học Trung Hoa, Việt Nam nói riêng được xem như là chất liệu mang chức năng xây dựng hình tượng một cách sâu sắc, nhiều ý nghĩa. Sự hình thành và thể hiện điển cố văn học không đơn thuần là một biện pháp tu từ mà thực tế do quan niệm triết học chi phối. I. Triết học Trung Hoa giai đoạn cổ trung đại xuất phát từ mối quan hệ giữa con người và thế giới làm thành vấn đề cơ bản để xây dựng hệ thống triết học của mình, lấy bản thân cuộc sống con người làm triết lý về nhân sinh, đạo đức. Chính vì vậy mà triết học Trung Hoa rất thực tiễn và sâu sắc. Các trường phái triết học có đề cập đến vũ trụ quan, nhưng chung qui điều đó nói đến con người và những quan hệ xung quanh. Dịch học và Đạo giáo quan niệm vũ trụ ban đầu là một khốI mờ mịt, hỗn độn, vô cùng, trong đó tiềm tàng cái vô lý hình rất linh diệu, cường kiện gọi là thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi, tức khí dương và khí âm. Hai thể này theo liền, điều hoà vớI nhau để biến hoá và sinh ra con ngườI, vạn vật. Âm dương trở thành lối cấu tạo hai mặt cơ bản của bất kỳ sự vật nào, sự việc nào. Dù mỗi học thuyết có đôi chút khác nhau, nhưng cũng đều đi đến công nhận thế giới này là nhất thể. Con người là một phần tử, là tinh hoa của trời đất, vạn vật. Chính vì thế giới và con người là một nên con ngườI cảm thức thế giới trong tư thế của một chủ thể. Con người thấy mình là một bộ phận của tự nhiên, của vạn vật. Điều này thường thấy trong văn học thờI trung đại. Trong văn học thời kỳ này, người ta thường thể hiện cái chung của trời đất, trong đó tâm trạng biểu hiện được bao bọc bởi sự to lớn của tâm trạng chung trước cảnh, mỗi lòng hay tình yêu trước mối lo lớn của dân tộc. Bài thơ bi hùng Cảm hoài của Đặng Dung là một ví dụ: Cảm hoài Thế sự du nại lão hà, Vô cùng thiên địa thập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị, Sự khứ, anh hùng ẩm hận đa. Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma. Cảm hoài Sự thế mang mang .. tuổi tác rồI, Hát vang trời đất, chén mềm môi. Vận may, hèn mọn nên trò dễ, Việc lỡ anh hùng nuốt giận thôi. Phò chúa, những toan nâng trái đất, Rửa gươm, ai thể dốc sông trời. Quốc thù chưa báo, đầu râu bạc, Bao độ gươm mài… ánh nguyệt soi. (Đông Xuyên dịch) “Tẩy binh” rửa khí giới cất đi, ý nói chấm dứt chiến tranh. Đỗ Phủ có thơ: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà. Tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (= Sao có được tráng sĩ kéo sông trờI xuống. Rửa sạch binh giáp không dùng đến nữa). Nếu muốn miêu tả tâm lý hay phẩm chất một con ngườI thì tác giả văn học thời kỳ này thường dùng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tượng trưng. Tìm lấy sự tương ứng giữa người với vật bằng cách nhìn thấy một phẩm chất nhất định của con người và sự tốt đẹp của vật có những điểm giống nhau, rồI gán phẩm chất ấy cho sự vật: dùng hoa sen để biểu thị sự thanh khiết, cao cả; cây tùng, cây bách được xem là tính thẳng ngay, kiên định của người quân tử; chim sẻ nhỏ bé để ví với kẻ tiểu nhân…). Nói chung, nguyên lý của văn học trung đại là dùng Tựợng và Từ (tức so sánh phẩm chất của con người với sự vật rồi sau đó mới nói ra ý tưởng), bắt chước theo khuôn mẫu chung để đi đến mục đích thể hiện Đạo. Theo mục đích ấy, sáng tác thơ ca không phải là việc của thánh nhân đế nói về Đạo. Vì vậy từ hiện tượng trong tự nhiên, người sáng tác chỉ tìm ý nghĩa đạo lý. Con người trong đó là những khuôn mẫu đạo đức. Vì vậy việc sáng tác đòi hỏi một nguyên tắc nhất định. Điển cố thực sự phú hợp với loại sáng tác này. Điển cố là một câu chuyện, là hình ảnh mà tác giả mượn của người trước để so sánh hoặc ám chỉ đến điều muốn nói. Nhưng nguyên tắc của điển cố không đơn thuần là sự so sánh, mà đằng sau sự so sánh ấy là hình tượng mang ý nghĩa sâu sắc hơn gấp nhiều lần hình ảnh ban đầu. Điển cố giúp nâng câu thơ thành tư tưởng với ý nghĩa phong phú hơn. Trần Danh Án (1) trong Tự thuật bày tỏ nỗi lòng đau đớn của người con yêu nước trước thảm trạng đất nước bị xâm lược: Do hữu ky thần lệ ám lưu, Quốc tình, gia tứ, lưỡng du du. Tha hương khởi tất phùng thanh nhãn, Nghịch cảnh thuỳ trung bất bạch đầu. Hứa quốc cô trung Thục thừa tướng, Báo cừu thốn thiệt Trương Lưu hầu. Nam nhi bất tố oanh thiên sự, Hư độ phù sinh, tử tiện hưu. Nỗi nước, tình nhà, bận cả hai, Khóc thầm đất khách một thân tôi. Quê xa chắc gặp tròng xanh mấy, Cảnh nghịch mà không tóc bạc ai. Dâng nước, lòng trung ông Lượng sẵn, Báo thù, khoa nói họ Trương tài. Trai không làm việc vang trời được, Sống kiếp sông suồng, để ...chết thôi. (Đông Xuyên dịch) Thục thừa tướng tức Gia cát Lượng, tài trí tuyệt vời, làm chức thừa tướng, giúp Lưu Bị nước Thục thời Tam quốc lập vương nghiệp. Trương Lưu hầu tức Trương Lương, giúp Hán Cao tổ thống nhất thiên hạ, lập nên nhà Tây Hán, được phong Lưu hầu. tác giả là kẻ có chí lớn, mong muốn được như Gia Cát Lượng và Trương Lương ra tay cứu nước, lập lại vương triều xưa. Việc mượn ý, lời của người trước mặc nhiên được chấp nhận và nên làm, vì đó là khuôn mẫu, là qui phạm. Vì chú ý đến mục đích sáng tác là nói về Đạo, nên nội dung được quan tâm hơn là hình thức trau chuốt. Từ hình thức một sự vật, người ta nhìn thấy và nói tới ngụ ý bên trong. Từ hiện tượng đi vào bản chất bên trong, thể hiện bản tính, phẩm chất con người. Điển cố chứng minh rất rõ điều này. Đọc câu thơ có điển cố, người đọc không thể lướt qua theo lối hiểu thông thường. Bởi vì điển cố luôn luôn là thành phần mang hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng, như cấu tạo hai mặt âm dương của vũ trụ. Xuyên qua lớp nghĩa đen, đến lớp nghĩa bên trong mới thực sự tìm thấy bản chất của vấn đề. Nguyễn Du khi mô tả tâm trạng Kiều nhớ nhà đã dùng nhiều điển cố. nếu hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của những điển cố trong đoạn thơ ấy, người đọc chắn chắn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nỗi nhớ thương gia đình luôn ở trong lòng Kiều, và qua đó thấy được tấm lòng hiếu thảo, thuỷ chung của nàng: Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son (1) gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, (2) Quạt nồng ấm lạnh (3), những ai đó giờ? Sân lai (4) cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử (5) đã vừa người ôm. (1) Tấm son do chữ “đan tâm”, chỉ tấm lòng trung trinh; (2) chỉ người mẹ. Chiến quốc sánh chép rằng: Vương Tôn Giả, người thời Chiến Quốc thờ vua Tề Mân Vương. Thấy tướng nước Sở giết vua, Tôn Giả sợ bỏ chạy về nhà. Người mẹ thấy vậy mắng con rằng: “Buổi sớm con về muộn thì mẹ tựa cửa đứng trông. Buổi tối con chưa về thì mẹ tựa cổng mà mong. Nay, con thờ vua, vua chạy trốn mà không biết vua ở đâu thi còn về đây làm gì? “; (3) do chữ trong Kinh Lễ: “Phàm vi nhân tử chi lễ, đông ôn nhi hạ sảnh” (= theo lễ làm con, quạt khi nồng ấp khi lạnh); (4) chỉ sân nhà cha mẹ. Cao sĩ truyện chép tích Lão lai, người đời nhà Chu, đã 70 tuổi vẫn thờ cha mẹ hiếu thảo. Có khi ông giả mặc áo ra sân múa hát, đóng tuồng như trẻ con cho cha mẹ vui; (5) Tử là tên một thứ cây, chỉ quê hương xứ sở. Do câu trong Kinh Thi: “Duy tang dữ tử. Tất cung kính chỉ” (Cây dâu, cây tử ắt phải kính trọng). II. Dựa trên nguyên lý hình thành vạn vật của thái cực hay của Đạo, Khổng Tử cho rằng Đạo khởi đầu rất giản dị. Từ giản dị mà thành phức tạp như quá trình trời đất biến thiên: thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh sáu mươi bốn hào... từ đó sinh ra vạn vật, con người. Hiểu được điều đó sẽ hiểu được lẽ âm dương, “Biết được lẽ giản dị, tức là biết được cái lý của thiên hạ” (Dịch giản nhi thiên hạ chi lý đắc hỉ). Trong Luận ngữ, chương Vi chính, Tử Trương hỏi Khổng Tử thấu triệt được cái lẽ đơn giản của sự biến hoá trong trời đất. Từ việc xảy ra trước có thể suy từ tiền nhân để đoán biết về sau, có thể rõ cái đã qua để biết cái sắp tới. Từ đó hình thành nguyên lý ôn cố tri tân, góp phần hình thành nguyên lý sáng tác tượng trưng của điển cố trong văn học. Thoán từ truyện có nói: “Thánh nhân thấy sự phức tạp ở thiên hạ mà sanh ra hình dung, hoạ giống y thực trạng của nó, nên gọi là Tượng. Thánh nhân thấy sự động ở thiên hạ mà xem xét lẽ hội thông để hành điển lễ... So sánh rồi sau đó mới nói, theo khuôn mẫu rồi sau mới động, “sánh và theo” để thành sự biến hoá vậy” (2). Dựa theo nguyên tắc “giản đơn là nguồn gốc của mọi biến hoá” được ứng dụng từ việc vay mượn một nội dung tích chuyên, lời thơ, câu văn của người trước, sau đo diễn lại thật ngắn gọn, đơn giản để so sánh hay ngụ ý đến nội dung có liên qua. Thay vì trực tiếp nói ra vấn đề, người ta dùng tích chuyện hay câu văn, lời thơ của người trước để suy diễn ra ý nghĩa. Từ hình tượng điển cố, tư tưởng người đọc cũng sinh sinh hoá hoá theo diễn tiến của điển để đến cái đích cuối cùng, tìm đến ý nghĩa thâm diệu nhất cho ngữ cảnh câu văn. III. Điển cố còn ảnh hưởng nguyên lý “một đầu mối” mà Khổng Tử đã nhiều lần đề cập đến trong Luận ngữ, chương Lý Nhân và Vệ Linh Công. Khổng Tử nói sở dĩ ông thông hiểu được cái lẽ trời đất, vạn vật là do biết được lẽ “một mối mà bao gồm tất cả” (nhất dĩ quán chi). “Người ta bắt từ chỗ gần mà xét tới chỗ xa, từ chỗ hiển mà đạt tới chỗ mật, người học đạo cần phải có tâm bình đẳng, đạt mức trung dung, do một mối mà phăng lần ra, thì có thể bắt từ ngọn mà đi đến gốc. Nhờ quan sát như vậy, người học đạo hiểu tâm tánh người đời, nguyên do của mỗi hành vi, hiện tượng. Cao hơn nữa biết ra bí mật trong vũ trụ”. Điển cố hoàn toàn đáp ứng được nguyên tắc sáng tác văn chương dựa trên lý lẽ ấy. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long có nói: “Có khi ý nghĩa cách chỉ độ thước tấc mà suy nghĩ ra ngoài núi sông”. Câu thơ có điển cố đòi hỏi người đọc phải suy niệm thật sâu sắc mới thông hiểu ý nghĩa toàn câu thơ. Trong giáo dục, Khổng Tử áp dụng một nguyên tắc khắt khe đòi hỏi học trò sự độc lập tư duy (Lễ ký, chương Học ký) bởi vì Khổng Tử quan niệm Đạo là lý lẽ tự suy gẫm mà biết nên đôi khi ông “không muốn nói nữa”. Lão tử khi phát biểu luận điểm học thuyết của mình cũng có lối lập luận ít lời, nhưng chặt chẽ, diễn đạt thường vắn tắt bằng hình ảnh, châm ngôn hay ẩn dụ để người đọc tự hiểu. Mở đầu Đạo đức kinh, Lão tử nói: “Đạo khả đạo phi thường đạo” (=Đạo mà có thể nói ra được không phải là đạo vĩnh cửu). Có thể nhận thức được đạo bằng sự cảm nhận và quan sát cái thể hiện bên trong, cái bản chất của vật thể. Cách nói của điển cố là cách nói có vẻ thu hẹp, nhưng đằng sau cái bề mặt ấy là sự mở rộng một tầng ý nghĩa sâu xa hơn. Trong đó là cả thế giới hình tượng sinh động, phong phú về ý tưởng, sâu sắc về ý nghĩa. Cách nói điển cố là cách nói thâm thuý, chỉ gợi ý để người đọc tự mình liên tưởng, cảm nhận và tìm đến ý nghĩa đúng đắn nhất, xác thực nhất. Điển cố với khả năng khơi dậy óc liên tưởng và suy ngẫm của người đọc sẽ tạo một sức mạnh đưa họ đến ngọn nguồn chân lý của vấn đề, dẫn đến kết quả thú vị hơn. Kinh Dịch có nói: “Dịch là cái mà thánh nhân dùng để đến chỗ cùng sâu mà nghiên cứu động cơ. Chỉ có sâu mới làm được cái chí của thiên hạ, chỉ có động cơ mới làm được việc trong thiên hạ”. Sự thâm ý của điển cố được biểu hiện qua nhiều tầng bậc tựa như đường biểu diễn của sóng âm thanh từ một điểm mà phát ra thành nhiều vòng, càng lớn càng lan toả, để rồi dội lại với một ý nghĩa nâng cao, cô đọng, sâu sắc. Qúa trình này được kết thúc bằng sự chọn lựa tất yếu. Đó là quá trình chọn lựa ý nghĩa duy nhất thích hợp cho văn cảnh khi người đọc phải trải qua những tầng bậc của liên tưởng và suy niệm nội dung điển cố. Một nội dung của điển cố có thể mang nhiều ý nghĩa, sự chọn lựa một ý nghĩa thiết thực nhất, gần gũi nhất, đúng nhất cho văn cảnh là điều mà người đọc tự vận động để có sự thông đạt cuối cùng và duy nhất về câu thơ. Chúng ta xem bài thơ Ngẫu thư công quán bích của Nguyễn Du sẽ thấy cụ thể hơn: Triêu xan nhất vu phạm Mộc dục nhất bồn thuỷ Bế môn tạ tri giao Khai song kiến kinh kỷ Song ngoại kinh kỷ man thả trường Mỹ nhân du du cách ca tường Đỗ vũ thanh khí hỉ Hồn hề qui lai qui cố hương Buổi sáng ăn một bát cơm Buổi chiều tắm một nhậu nước Đóng cửa từ biệt không tiếp bạn Mở cửa thấy cây kinh, cây kỷ Bên ngoài cây kinh kỷ mọc đầy và dài Người đẹp vời vợi cách bức tường cao Tiếng quốc kêu mùa xuân đã qua Hồn ơi về đi, thương cố hương “Mỹ nhân” ở đây có nhiều nghĩa: (1) chỉ người đẹp; (2) chỉ vua. Vương Dật trong Ly tao tự có câu: “Linh tu mỹ nhân dĩ bể ư quân. Mật phi dật nữ dĩ tị hiền thần, cầu long loan phụng dĩ thác quân tử (=vua, người đẹp được cho là sánh ngang với vua. Người đẹp Mật Phi là kẻ hiền thần. Rồng loan phụng để chỉ người quân tử); (3) chỉ kẻ bề tôi, người quân tử. Tô Thức trong Tiền Xích Bích phú có câu: “Vọng mỹ nữ hề thiên nhất phương (= Trông người hiền một phương trời). Trường hợp bài thơ trên, các nhà chú giải có ý kiến khác nhau, người cho “mỹ nhân” chỉ người đẹp, người khẳng định chỉ vua Lê, chúa Trịnh. Đến đây, sự quyết định của người đọc được đòi hỏi. Người đọc lựa chọn một ý nghĩa thích hợp với văn cảnh nhất để cảm thụ đúng nhất tâm trạng của tác giả. IV. Từ nguyên lý “nhất dĩ quán chi”, các đệ tử của Khổng Tử diễn giải thành nguyên tắc “trung thứ”: “Tâm biết suy độ sự vật gọi là thứ. Vòng quanh để quan sát gọi là trung. Cho nên nghe một để biết mười, đưa ra một góc mà biết ba góc kia, đó là việc của thứ vậy. Vòng quanh để quan sát vật, đưa ra dấu hiệu để biến cái lý bên trong xương cốt, đó là việc của trung vậy... Tự mình thấy là trung, không bị ngăn cách là thứ” (Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử, s. đ.d). Từ nguyên tắc này, có thể thấy yêu cầu hiểu biết điển cố dựa trên phương pháp luận về tư duy, từ giản đơn mà suy diễn rộng ra, đưa tâm thức từ một điểm đi đến sự hiểu biết xa hơn, sâu hơn. Nguyên tắc của điển cố là “ý tại ngôn ngoại”, dựa trên cơ sở gợi mở. Qua lớp vỏ từ ngữ ngắn gọn, người đọc bị thu hút vào một thế giới khác đầy vẻ biến hoá của câu chuyện hay hình tượng. Khi bị thu hút vào thế giới đó, người đọc hoà nhập vào trong và cảm nhận như là một bộ phận trong đó, lại còn có thể nối tiếp tư tưởng, đồng thời sáng tạo thêm một hình tượng hoặc ý tưởng đặc sắc nhất, rồi đặt vào câu thơ có điển ấy. Qúa trình đặt để hình tượng hoặc ý tưởng hoá để hoà nhập vào bối cảnh chung rộng lớn hơn. Cơ cấu của quá trình này tựa như bức tranh mộc mạc, màu sắc, đường nét giản đơn nhưng bên trong chứa đựng tất cả những gì đang biến động khôn lường. Truyện Kiều có câu: Thưa rằng: “Lượng cả bao dong, Tấn Dương được thấy mây hồng có phen. Điển “Tấn Dương” khiến người đọc hiểu rằng Kiều tin tưởng Từ Hải sẽ làm nên được nghiệp đế như Đường Cao Tổ lập nghiệp đế từ đất Tấn Dương. Trong tuồng San hậu, Nguyệt Hạo nói với chị mình là hoàng hậu Ngọc Dung: Đức hạnh nàng Khương tu vẹn, Nhân từ ả Mạnh khá dày. Nếu âm mưu người Lã một phen Ắt có thuở để nhơ tộc phái. Nàng Khương tức Khương Thị đời nhà Hán nổi tiếng hiếu thảo với mẹ chồng. Ả Mạnh tức Mạnh Khương, người phụ nữ tiết hạnh, nhân từ đời Đông Chu. Lã tức Hậu, kẻ làm nghiên ngửa triều đình nhà Hán. Nguyệt Hạo muốn khuyên chị mình nên sống theo nếp người đạo đức mẫu mực, không nên nhúngta vào tội ác tiến ngôi vua. Tóm lại, theo quan niệm xưa, tâm là cội nguồn sáng tác, là giao điểm của ba con đường: đường từ tác giả, đường thông với vũ trụ, đường ra quá trình biểu hiện. Tất cả những sự vật được diễn đạt qua tâm đều là sự phản chiếu của Đạo, tựa như tấm gương treo giữa vũ trụ, mọi thứ đều soi rọi vào đo. Nhưng để thể hiện được Đạo, con người chỉ dừng lại ở ranh giới của sự tiếp cận nó. Vì vậy sự thể hiện qua thơ tất yếu là những gì ẩn kín, là bản chất được biểu hiện ra ngoài cái bó buộc của hình thức. Thế giới nội tại đó được cấu tạo bởi nhiều mảnh hình tượng. Chúng được ráp nối với nhau bằng những mắt xích tình tiết và logic. Sự kết nối của bản thân thế giới nội tại cũng như sự kết nối nó với hình thức của từ ngữ và sự tương tác tất yếu đưa đến một cái nhìn cao hơn được cô đúc sâu sắc. Cơ chế của điển cố là sự hô ứng và kết nối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong nhiều tầng bậc. Với cấu trúc bên ngoài được chọn lọc, cân nhắc, khẳng định, điển cố khích thích người đọc hướng tới cái bên trong, vào bản chất. Với tính chất này, điển cố kích thích người đọc cảm thụ thơ bằng hình tượng đạt được hiệu quả, hấp dẫn hơn rất nhiều lần. Điển cố làm người đọc phát sinh sự kích thích muốn tìm kiếm, phát hiện một ý nghĩa tiềm ẩn bên trong và niềm hứng thú khi hiểu được ý nghĩa đứng sau lớp ngôn từ tưởng chừng thật đơn giản. Và vì vậy, điển cố không chỉ là một thủ pháp văn học mà là một thế giới ain, nhân sinh quan sâu xa. THE INFLUENCE OF CHINESE PHILOSOPHY CONCEPTION IN HISTORICAL REFERENCE DOAN ANH LOAN Historical reference in literature of Vietnam and China in the Middle ages is not purely a rhetoric method, in fact it is ruled by philosophy conception. 1.Historical reference is formed on Tuong and Tu principale of Mutations, imitating the commen pattern to express The Tao. The principle of historical reference is compasion and metaphor under special forms. 2.Historical reference expressing the symbolization and the study the old to know the new one is due to the influence of principle “Knowing the simplicity is kowing the reason of people” of Confucius. 3.The principle a “clue” of Confucius rules much to the principle of historical reference: a clue and deep sense. 4.The principle “Trung thu” is expounded from the principle “A clue”, consolidating historical reference with a theoretical method of thought from simplicity to deeper inference and the arousing of creative ability from readers. CHÚ THÍCH (1) Trần Danh Án, người phủ Thuận An, Giang Bắc, đỗ tiến sĩ đời Lê Chiêu Thống, làm quan ở Hàn lâm viện Hiệu lý. Khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh chống lại Tây Sơn, ông chạy không kịp phải trốn tránh. Ông còn để lại tác phẩm Liễu Am thi tập. (2) Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Khai Trí, Sài Gòn xuất bản, 1969. TÀI LIỆU THAM KHẢO: A.Tài liệu tiếng Việt: 1. Doãn Chính..., Lịch sử triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 1992. 2. Nguyễn Du, Truyện Kiều, Đào Duy Anh chú giải, Nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1979. 3. Nguyễn Duy Hinh, Chu Dịch phổ thông, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1995. 4.Hoàng Châu Ký, Tuồng cổ, Nhà xuất bản Văn hoá, Hà nội, 1978. 5.Khổng Tử, Tứ thơ Luận ngữ, Phật học thơ xã, 1950. 6.Hồ Thích, Trung Quốc triết học sử, bản dịch của Huỳnh Minh Đức, Khai Trí, Sài Gòn xuất bản, 1969. 7.Nguyễn Đức Tiếu, Quan niệm Dịch hoá trong cổ học phương Đông, Tạp chí Văn hoá số 68,69. 8.Đông xuyên, Tuyển tập thơ Hán Viêt, Nhà sách Cảo thơm, Sài Gòn, 1973. 9.Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học Hà nội, 1978. B.Tài liệu tiếng nước ngoài: 1. Dương Thụ Đạt, Chu Dịch cổ nghĩa, Lão Tử cổ nghĩa, Thượng Hải cổ tịch xuất bản, 1991. 2. Fung Yu Lan, A Short History of Chinese Philosophy, New York, The MacMiuan Company, 1948. 3. F. Raymond Iredell. Philosophical Problems presented by Taoism, Tạp chí Văn hoá, thàng 7-1963. 4. Hoàng Khản, văn tâm điêu long, Bắc Kinh Văn hoá xã ấn hành, năm Dân quốc 16. 5. La Tá Tài, Khổng Tử giáo dục tư tưởng thể hiện nghiên cứu, Hồ Nam giáo dục xuất bản xã, 1989. 6. Trung Quốc nhân dân Đại học Triết học hệ, Triết học sử giáo nghiên thất biên (tập một), Trung Quốc triết học sử tham khảo tư liệu, Trung Quốc đại học xuất bản xã, 1957. 7. Trung Quốc triết học sử chủ biên, Trung Quốc triết học sử tư liệu tuyển tập, Trung Hoa thư cục, 1959 TRIẾT HỌC NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM ---oOo--- A. MỞ ĐẦU Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới. Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó. Ngày nay, chúng ta thường nghe nói “nước có quốc pháp, nhà có gia phong” là những câu nói răn dạy để giáo dục con người Việt Nam sống có phép tắc, khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, là bản sắc riêng về truyền thống văn hoá. Tìm hiểu về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. B. NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI 1.1 Đặc điểm chính trị, xã hội Trung Hoa cổ - trung đại : a- Địa lý : Nước Trung Hoa chiếm một diện tích rất rộng lớn. Phía Đông giáp bờ Thái Bình Dương, phía Tây giáp các vùng cao nguyên, núi non hiểm trở như Himalaya, Tây Tạng, phía Bắc tiếp giáp vùng Xiberia quanh năm lạnh giá, phía Nam giáp các quốc gia Nam Châu Á. Tổng diện tích nước Trung Hoa chiếm gần 1/3 Châu Á. Thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của nước Trung Hoa thay đổi rất lớn ở những vùng khác nhau. Phía Bắc là những cao nguyên, bình nguyên rộng lớn, khí hậu khắc nghiệt, phía Nam có núi sông bao bọc hiểm trở, ở giữa là các đồng bằng rộng lớn của các con sông như Hoàng Hà, Dương Tử… Chính nhờ sự phong phú của điều kiện thiên nhiên, khí hậu mà có nhiều chủng tộc sinh sống trên đất nước Trung Hoa dẫn đến nhiều nền văn minh, tư tưởng khác nhau. b- Nhân chủng học : Dân cư của Trung Hoa cổ đại phân bố trên các khu vực chính như sau : - Phía Bắc : Các chủng tộc Hoa Bắc có cuộc sống chủ yếu là du mục, săn bắn. Do đời sống du mục họ luôn cố gắng xâm chiếm, thôn tính các dân tộc kém phát triển, đồng hoá hay du nhập các nền văn hoá khác nhau. - Phía Nam : Các dân tộc Bách Việt có cuộc sống chủ yếu là nuôi trồng, săn bắn, khai thác các sản vật thiên nhiên như đánh cá, săn bắt thú… Các dân tộc này sống tương đối khép kín, yêu chuộng hoà bình, tự do. - Miền đồng bằng sông Dương Tử, Hoàng Hà : các dân tộc Tam Miêu sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, có nền văn hoá phát triển, có kiến thức toán học, khoa học tự nhiên. c- Hoàn cảnh lịch sử phát sinh các học thuyết triết học : Trung Hoa thời cổ có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ thứ III tr.CN kéo dài tới tận cuối thế kỷ III tr.CN, với sự kiện Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực mở đầu thời kỳ Trung Hoa phong kiến. Trong khoảng 2000 năm đó, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm hai thời kỳ lớn : 1. Thời kỳ từ thế kỷ IX tr.CN trở về trước; 2. Thời kỳ từ thế kỷ VIII tr.CN đến cuối thế kỷ III tr.CN. Trong thời kỳ thứ nhất : những tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ thống. Thời kỳ thứ hai : còn gọi là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc là giai đoạn chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ (với các sứ quan cát cứ khắp nơi) sang giai đoạn hình thành quốc gia phong kiến tập quyền. Nhà Chu bị phân rã làm 7 quốc gia khác nhau : Tần, Sở, Tề, Ngụy, Hàn, Triệu, Yên. Tần Thuỷ Hoàng - vua nước Tần đã tiêu diệt 6 nước thống nhất giang sơn hình thành nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên. Dưới thời thịnh vượng của nhà Chu, đất đai thuộc về nhà Vua thì nay quyền sở hữu tối cao về đất đai ấy bị một tầng lớp mới, tầng lớp địa chủ chiếm làm tư hữu. Một sự phân hoá sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lúc này ở vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Trong tình hình đó, một loạt học thuyết chính trị - xã hội và triết học đã xuất hiện và hầu hết đều có xu hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Điều đó trở thành nét đặc trưng chủ yếu của triết học Trung Hoa cổ đại. Chính trong thời kỳ loạn lạc này đã xuất hiện những nhà tư tưởng vĩ đại, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh, được tồn tại và phát triển theo suốt bề dầy lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa. Tuy nhiên, nền triết học Trung Hoa không chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức mà nó còn đặt ra và giải quyết những vấn đề của triết học như vấn đề bản nguyên thế giới, vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề con người; đặc biệt là vấn đề tính người, vấn đề sự biến dịch của vạn vật và một số vần đề thuộc lý luận nhận thức. 1.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Hoa cổ - trung đại : a- Triết học tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. b- Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu : hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phương Tây (hướng ngoại). c- Đa dạng, phong phú : luôn chú ý các mặt đối lập, thống nhất của vấn đề, coi trọng sự hài hòa trong xã hội. d- Phương pháp tư duy : nhận thức trực quan được coi trọng, “Tâm” là gốc rễ của nhận thức. Tư tưởng triết học không được diễn đạt khúc chiết mà rời rạc thông qua các châm ngôn, ẩn dụ, ngụ ngôn… e- Các yếu tố duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình, vô thần, hữu thần đan xen lẫn nhau. 1.3 Các học thuyết có ảnh hưởng đến sự hình thành Nho giáo : Ở Trung Quốc, những quan niệm triết lý về “Âm - Dương”, “Ngũ hành” đã được lưu truyền từ trước thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tới thời Xuân Thu - Chiến Quốc, những tư tưởng về Âm Dương - Ngũ hành đó đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới. a- Thuyết Âm - Dương : Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương". Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật. Nói chung, cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm. Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương. Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối. Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh. Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm. Tư tưởng triết học về Âm - Dương : Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật, đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau : Âm và Dương. + Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi như nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi. + Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực. + Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại, đồng thời “Dương cực thì Âm sinh”, “Âm thịnh thì Dương khỏi”. Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra cái lôgíc tất định : Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương – Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận). Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như : Kiền, Khôn, Bí, Thái, Truân, Ký tế, Vị tế… Sự chú giải Kinh Dịch không phải của một tác giả mà là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một “tập đại thành” của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc. b- Thuyết Ngũ hành : Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn. Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được. Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật. Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ. Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó. Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. Quy luật chế hoá ngũ hành là: Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả. Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ. Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim. Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ. Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc. Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trongthiên nhiên. Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị. c- Thuyết Bát quái : Là lý thuyết triết học giải thích thế giới được tạo thành bởi 8 nhóm sự vật, hiện tượng khác nhau. Tiên thiên Bát quái là 8 quẻ thuộc về Trời, chỉ về Thiên Lý hay Lẽ Trời. Vì lúc đó chưa có chữ viết, vua Phục Hi sử dụng các vạch để diễn tả. Sử dụng vạch liền, vạch liên tục, tức vạch Lẽ, gọi là Cơ để tượng trưng cho phần Dương. Sử dụng vạch đứt đoạn, tức vạch Chẳn, gọi là Ngẫu để tượng trưng cho phân Âm. Lưỡng Nghi (Âm Dương) được tượng trưng bằng 2 vạch Dương và Âm gọi là Dương Nghi và Âm Nghi. Tứ Tượng : Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là đã lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới, nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm Nghi thì thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm. Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương. Dương sinh ở dưới thành ra Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở dưới làm chủ. Dương trưởng ở trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đã toàn thịnh. Âm sinh ở trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở dưới làm chủ. Âm trưởng ở dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh. Bát Quái là 8 Quẻ mỗi Quẻ gồm có 3 vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là Quẻ Đơn hay Đơn Quái, dùng để diễn tả 8 hiện tượng chính của hoạt động Âm Dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên : Dương trước, Âm sau, tay mặt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau : Càn, Đoài, Li, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Càn : Trời, Thiên. Càn vi Thiên. Dương đã thinh và Âm đã hủy. Đoài : Đầm, ao. Đoài vi Trạch. Dương đã lớn và Âm sắp tàn. Li : Lửa, hơi nóng. Li vi Hỏa. Dương đã lớn và Âm sắp tàn. Chấn : Sấm, sét. Chấn vi Lôi. Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy. Tốn : Gió. Tốn vi Phong. Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy. Khảm : Nước, chất lỏng. Khảm vi Thuỷ. Âm đã lớn và Dương sắp tàn. Cấn : Núi non. Cấn vi Sơn. Âm đã lớn và Dương sắp tàn. Khôn : Đất, Địa. Khôn vi Địa. Âm đã thịnh và Dương đã hủy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNho giáo trong tương lai văn hóa việt nam.docx