Tập đề cương chi tiết môn học - Ngành kinh tế phát triển

1. Cải cách xí nghiệp quốc doanh: cổ Chương hóa phải chăng là lối ra? Vì sao lại phải tiến hành việc cải cách? Vai trò của xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. 2. Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động ban đầu. 3. Giảm thiểu khu vực công và vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam. Vai trò của chính quyền và của khu vực tư trong giải quyết vấn đề thất nghiệp. 4. Hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam. Vai trò của ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc kinh doanh tiền tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước? 5. Tài sản công và việc quản lý các tài sản đó? Những cải cách gần đây trong việc quản lý tài sản công. 6. Thuê mua tài chính: thực tiễn và triển vọng. Những trở ngại của thị trường thuê mua tài chính ở Việt Nam.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập đề cương chi tiết môn học - Ngành kinh tế phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những nội dung của môn học Kinh tế lao động như : Quản lý lao động trong các công ty, doanh nghiệp, đào tạo nhân viên, đánh giá năng lực nhân viên, chính sách lương bổng … Nâng cao năng lực cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong việc vận dụng những kiến thức Kinh tế lao động vào thực tiễn 7. Nội dung chi tiết môn học : Chương I : Quản lý lao động trong các công ty, doanh nghiệp 1. Các khái niệm cơ bản - Định nghĩa - Các vùng bao phủ của quản lý lao động 2. Lập kế hoạch và cung cấp lao động - Lập kế hoạch nhân sự - Cung cấp lao động 3. Đào tạo và phát triển 4. Hệ thống thông tin nhân lực và dịch vụ - Mối quan hệ giữa các nhân viên - Các tiêu chí công việc 5. Sức khoẻ và mức độ an toàn nơi làm việc 6. Một số vấn đề về quản lý lao động trong các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam 7. Câu hỏi thảo luận Chương II : Đào tạo nhân viên 1. Các loại hình đào tạo, ưu nhược điểm của các loại hình đào tạo - Các hình thức đào tạo - Ưu nhược điểm của các hình thức đào tạo - Các tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp, loại hình đào tạo 2. Kỹ thuật phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo : - Công cụ thứ nhất : Quan sát và phỏng vấn trực tiếp - Công cụ thứ hai : Điều tra về hành vi làm việc của nhân viên - Công cụ thứ ba : Phân tích các vấn đề của nhóm - Phân tích các ghi chép và báo cáo 3. Chi phí và các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4. Các bài tập tình huống Chương III : Đánh giá năng lực nhân viên 1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá năng lực nhân viên - Khái niệm - Mục tiêu liên quan đến tổ chức - Mục tiêu liên quan đến nhân viên 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá năng lực nhân viên 3. Tiến trình đánh giá nhân viên 4. Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên 5. Các phương pháp đánh giá năng lực nhân viên 6. Bài tập tình huống Chương IV : Chính sách lương bổng 1. Các chức năng của tiền lương, tiền thưởng trong quản lý lao động - Khái niệm - Các chức năng 2. Các yếu tố cấu thành của một thang, bảng lương : - Lương tối thiểu - Lương tối đa - Mức lương và các hệ số lương - Các loại phụ cấp - Định giá công việc 3. Chính sách lương bổng trong phát triển nguồn nhân lực 4. Thực trạng và xu hướng cải cách hệ thống tiền lương ở Việt Nam 5. Bài tập tình huống và thảo luận 8. Tài liệu tham khảo : 1- Giáo trình Kinh tế lao động Việt Nam 2- Kinh tế học lao động (tài liệu dịch), NXB Hà Nội 3- Các tạp chí lao động xã hội 4- Chế độ tiền lương mới 5- Kinh tế học phát triển 6- Kinh tế vi mô 7- Kinh tế vĩ mô 8- Vấn đề lao động và việc làm, HV Chính trị QG TPHCM, 1996 9- Hệ thống văn bản pháp luật về lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2002 10. Các văn kiện đại hội Đảng 9. Phương pháp đánh giá môn học : 1. Yêu cầu về bài tập, tiểu luận : 1 bài tập bằng hình thức tiểu luận 2. Kiểm tra giữa kỳ, thi hết môn : 1 lần kiểm tra + 1 lần kiểm tra hết môn 3. Trọng số từng lần kiểm tra : - 1 lần kiểm tra (trọng số) : 0.3 - Tiểu luận (trọng số ) : 0.3 - Thi hết môn : 0.4 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số : PTMT 504 Tên môn học : Kinh tế tài nguyên và môi trường Thời lượng : 30 tiết Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Phạm Khánh Nam TS ĐHKT 2 Nguyễn Trọng Hoài TS ĐHKT Mô tả môn học : Học viên phải học qua các môn học Kinh tế Vi Mô và Toán Kinh tế. Môn học cung cấp kiến thức căn bản và chuyên đề về Kinh tế học tài nguyên và môi trường. Người học được trang bị cách tiếp cận kinh tế học để giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cách tiếp cận này được trình bày theo một trình tự gồm các bước tiếp nối nhau: đánh giá tầm quan trọng về mặt kinh tế của sự suy thoái môi trường, tìm ra nguyên nhân kinh tế của sự suy thoái đó và phát triển những công cụ kinh tế nhằm hạn chế sự suy thoái môi trường. Thông thường, kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên được chia thành 2 mảng riêng rẽ: kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Khóa học này sẽ giới thiệu các kiến thức và các chuyên đề nghiên cứu trong cả 2 mảng kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu môn học : Sau khi học xong môn học, học viên phải trả lời được các câu hỏi sau: Nguyên nhân kinh tế nào gây suy thoái môi trường? Các phương pháp nào có thể sử dụng để đánh giá giá trị tài nguyên môi trường? Kiểm soát ô nhiễm môi trường dựa trên những nguyên tắc nào? Từ đó các công cụ kinh tế nào được phát triển để kiểm soát ô nhiễm môi trường? Sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào để bền vững? Nội dung môn học : Chương 1: Các vấn đề chung (5 tiết) Tổng quan về kinh tế tài nguyên môi trường: định nghĩa, lịch sử phát triển, ví dụ về các ứng dụng trong thực tế,… Sơ đồ hệ thống kinh tế môi trường Nguyên nhân suy thoái môi trường: Thất bại của thị trường: Ngoại tác, Hàng hóa công, tài nguyên tự do tiếp cận Thất bại chính sách (Nghiên cứu điển hình sẽ được phát trên lớp. Học viên sẽ thảo luận các nguyên nhân suy thoái môi trường từ các tình huống thực tế này) Chương 2: Đánh giá giá trị tài nguyên môi trường (5 tiết) Cơ sở đánh giá. Khái niệm tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường. Các phương pháp đánh giá: Các phương pháp dựa vào thị trường Thảo luận nghiên cứu điển hình (Đánh giá giá trị xói mòn đất ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đánh giá giá trị rừng ngập mặn Cần Giờ) Chương 3: Đánh giá giá trị tài nguyên môi trường (tiếp theo) (5 tiết) Phương pháp Chi phí Du hành (TCM): Nghiên cứu điển hình trường hợp giá trị giải trí của san hô Hòn Mun – Nha trang. Phương pháp Đánh giá Hưởng thụ (HPM): Nghiên cứu điển hình đánh giá giá trị cây xanh trong thành phố. Chương 4: Đánh giá giá trị tài nguyên môi trường (tiếp theo) (5 tiết) Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM): Nghiên cứu điển hình trường hợp nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại TP.HCM Tóm tắt, tổng kết ưu nhược điểm các phương pháp đánh giá. Chương 5: Kinh tế học ô nhiễm môi trường (5 tiết) Xác định điểm ô nhiễm tối ưu: tiếp cận gián tiếp và trực tiếp Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát (CAC). Thuế phát thải Nghiên cứu điển hình: Phí ô nhiễm môi trường cho nước thải công nghiệp ở TP. HCM, trường hợp công nghiệp dầu cọ ở Malaysia và thuế phát thải tại Trung Quốc. Chương 6: Kinh tế học ô nhiễm môi trường (tiếp theo) (5 tiết) Giấy phép phát thải chuyển nhượng được. Trò chơi giả lập mua bán giấy phép phát thải. Nghiên cứu điển hình: giấy phép phát thải SO2 tại Mỹ Công cụ thương lượng, thông tin, giáo dục môi trường Chương 7: Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên (5 tiết) Mô hình khai thác mỏ Mô hình khai thác cá: nghiên cứu điển hình trường hợp ngành thủy sản Tanzania. Chương 8: Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên (tiếp theo) (5 tiết) Các vấn đề sử dụng tài nguyên rừng: nghiên cứu điển hình trường hợp phá rừng ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam Trả tiền cho dịch vụ môi trường: kinh nghiệm các nước. Chương 9: Khung phân tích lợi ích chi phí (CBA) cho các vấn đề môi trường (5 tiết) Các bước phân tích lợi ích chi phí Nghiên cứu điển hình: công viên quốc gia Ream National Park, Cam pu chia Nhận xét về CBA. Chương 10: Tổng kết/ôn tập Ôn tập các chủ đề đã học Giải đáp các câu hỏi liên quan Tài liệu tham khảo chính Giáo trình: Field B. and N. Olewiler. 2005. Environmental Economics, Updated 2nd Canadian Edition, McGraw-Hill Ryerson Limited, Canada. Hartwick, J. and N. Olewiler. 1998. The Economics of Natural Resource Use, 2nd edition. Các tài liệu này đã được dịch ra tiếng Việt, các chương phù hợp với mục tiêu của môn học sẽ được phát trên lớp. Tài liệu đọc thêm: Thông thường sẽ là các báo cáo nghiên cứu, bài viết trên tạp chí khoa học bằng tiếng Anh. Sẽ được phát trên lớp tại từng buổi học. Phương pháp giảng dạy Cấu trúc mỗi buổi học sẽ bao gồm phần giảng tóm tắt khung lý thuyết/khái niệm của giảng viên (50% thời lượng) và phần trình bày, thảo luận chuyên đề tương ứng với lý thuyết đó (50% thời lượng còn lại). Do vậy, yêu cầu rất quan trọng là học viên phải đọc tài liệu cả phần lý thuyết và chuyên đề trước buổi học. Giảng viên giảng trực tiếp trên lớp chỉ trình bày tóm tắt các chủ đề chính của từng Chương. Giảng viên sẽ không đi sâu vào nội dung chi tiết các chủ đề, học viên sẽ được yêu cầu đọc tài liệu để hiểu rõ nội dung và trả lời các câu hỏi được nêu ra cho chủ đề đó. Học viên đọc tài liệu và thảo luận nhóm (tại nhà) về những vấn đề được giảng viên nêu ra, sau đó trình bày trước lớp (báo cáo chuyên đề). Đánh giá môn học Kết quả điểm thi cuối cùng sẽ được đánh giá như sau: Phần trăm (a) Báo cáo chuyên đề 25 (b) Bài tiểu luận 25 (c) Thi cuối môn học 50 Tổng cộng 100 Hình thức thi: Thi cuối môn học là thi viết trong 90 phút, không sử dụng tài liệu. Các thông tin bổ sung Tất cả tài liệu tham khảo được giới thiệu ở trên đều có tại thư viện Khoa Kinh tế Phát triển, P.303, số 1A Hoàng Diệu Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Các từ khóa để tìm kiếm thông tin liên quan trên WEB (Search): Environmental Economics, Natural resources economics, externality, valuation of environement, economic incentives, pollution tax, emission charge, tradable permits, open access resources, forest economics, fishery economics. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : KINH TẾ LƯỢNG ỨNG DỤNG 1. Mã số : PTKL 505 2. Tên môn học : Kinh tế lượng ứng dụng 3. Tổng số tiết môn học : 45 tiết - Số tiết lý thuyết: 30 tiết - Số tiết thực hành : 15 tiết 4. Danh sách giảng viên Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Nguyễn Trọng Hoài TS ĐHKT 2 Nguyễn Hoàng Bảo TS ĐHKT 5. Mô tả môn học Môn học sẽ giới thiệu những phương pháp phân tích kinh tế chuẩn mực để ước lượng các quan hệ giữa những biến số kinh tế được quan sát và để kiểm định các giả thuyết về các mối quan hệ kinh tế đó. Ngoài ra, môn học sẽ giúp cho các nhà kinh tế ứng dụng các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô định dạng, ước lượng, kiểm định và dự báo các biến số kinh tế vi mô và vĩ mô bằng các mô hình kinh tế lượng. Hơn nữa, môn học trang bị các kỹ năng phân tích và đánh giá công trình nghiên cứu định lượng của các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước. 6. Mục tiêu môn học Môn học này cung cấp cho các nhà kinh tế sử dụng các mô hình, dữ liệu và các phương pháp phân tích định lượng nhằm mô tả các mối quan hệ kinh tế trong thực tế để từ đó có thể làm luận cứ cho việc đề nghị các gợi ý chính sách. 7. Nội dung chi tiết môn học Chương 1: Phân tích định lượng mối quan hệ kinh tế – xã hội Chương này cung cấp một sự liên kết giữa mô hình kinh tế lượng thuộc dạng hồi qui đa biến với các biến số kinh tế xã hội nhằm kiểm định các giả thuyết về các mối quan hệ này. Kết quả kiểm định sẽ được sử dụng cho việc gợi ý các chính sách tác động vào các biến kinh tế xã hội nhằm thay đổi biến kinh tế mục tiêu mà các nhà kinh tế và quản trị theo đuổi. Tổng quan mô hình đa biến (phần ôn tập kinh tế lượng) Ước lượng Kiểm định giả thuyết Lựa chọn mô hình tối ưu Giới thiệu các mô hình kinh tế cơ bản Mô hình hành vi người tiêu dùng Mô hình hành vi người sản xuất Hàm tổng sản xuất vĩ mô Hàm tổng cầu vĩ mô Các quan hệ kinh tế xã hội thực nghiệm trong kinh tế và quản trị Kết nối dữ liệu với các mô hình lý thuyết và thực nghiệm Xây dựng các biến đại diện dựa vào mô hình lý thuyết Thu thập dữ liệu cho các biến đại diện trong thực tiễn Nhận xét và lựa chọn mô hình Gợi ý chính sách Phân tích các chính sách dựa vào kết quả của mô hình thực nghiệm Phân tích các giới hạn của mô hình Chương 2: Phân tích các mối quan hệ kinh tế bằng các dạng hàm thích nghi Chương này cung cấp cho các nhà kinh tế và quản trị các dạng hàm thích nghi khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cụ thể của các nhà kinh tế và quản trị. Từ các kết quả ước lượng, các nhà kinh tế và quản trị có thể kiểm định các mối quan hệ để gợi ý chính sách, dự báo định lượng các biến số kinh tế, dự báo độ co dãn cung và cầu các loại hàng hoá, dự báo kết quả tối ưu và dự báo tác động biên của các biến số kinh tế. 2.1 Mục đích nghiên cứu nhà kinh tế 2.1.1 Kiểm định các mối quan hệ kinh tế 2.1.2 Dự báo định lượng các mối quan hệ kinh tế 2.1.3 Dự báo kết qủa tối ưu 2.1.4 Ước lượng tác động biên các mối quan hệ kinh tế 2.1.5 Dự báo độ trễ của các chính sách kinh tế Phân tích các ứng dụng kinh tế từ các dạng hàm thích nghi phổ biến Hàm Cobb-Douglass Hàm Se-mi log Hàm có biến độ trễ Hàm có biến tương tác Hàm đa thức bậc hai và bậc ba Hàm Hyperbole Liên kết các dạng hàm thích nghi với mô hình lý thuyết và dữ liệu Giới thiệu các mô hình lý thuyết mô tả các mối quan hệ kinh tế Gợi ý các biến đại diện phù hợp với thực tế Thu thập dữ liệu từ các biến đại diện Xây dựng mô hình thích nghi Giải thích kết quả theo mục tiêu ban đầu Chương 3: Phân tích sự khác biệt kinh tế xã hội của các nhân tố ảnh hưởng đến biến số kinh tế mục tiêu Chương này cung cấp các công cụ đo lường các nhân tố dạng định tính như mùa vụ, thay đổi chính sách, giới tính, vùng địa phương . . .; từ đó tìm ra sự khác biệt kinh tế xã hội của các các nhân tố định tính trong quá trình tác động đến biến số kinh tế mục tiêu và từ đó có cơ sở gợi ý các chính sách cần thiết nhằm thay đổi biến kinh tế mục tiêu. 3.1 Tổng quát mô hình kinh tế lượng có biến định tính 3.1.1 Giới thiệu các tình huống về biến định tính trong thực tế 3.1.2 Kỹ thuật mô tả biến giả 3.1.3 Điều kiện biến giả trong mô hình 3.2 Giới thiệu các mô hình kinh tế có biến định tính 3.2.1 Mô hình có biến chính sách giữa hai thời khác nhau 3.2.2 Mô hình có yếu tố mùa vụ 3.2.3 Mô hình có yếu tố xã hội nhân văn 3.2.4 Mô hình có yếu tố vùng địa phương 3.3 Liên kết mô hình và dữ liệu thực tế 3.3.1 Giới thiệu mô hình lý thuyết 3.3.2 Yêu cầu dữ liệu thu thập 3.3.3 Xây dựng mô hình bằng phần mềm chuyên dụng 3.3.4 Giải thích kết quả về sự khác biệt kinh tế xã hội 3.3.5 Gợi ý các chính sách cần thiết dựa vào sự khác biệt Chương 4: Phân tích xác xuất khác biệt của biến số kinh tế theo các nhân tố ảnh hưởng Chương này cung cấp một công cụ đánh giá xác xuất khác biệt của một biến kinh tế mục tiêu có tính chất định tính theo các nhân tố ảnh hưởng. Các biến kinh tế mục tiêu định tính này thường xảy ra cho các trường hợp như phân tích sự khác biệt của các đối tượng có tham gia và không tham gia vào một dự án, nghèo và không nghèo, có thu phí hoặc không có thu phí . . . 4.1 Tổng quan các mô hình kinh tế lượng liên quan 4.1.1 Mô hình xác xuất tuyến tính 4.1.2 Mô hình lô-git 4.1.3 Mô hình prôbit 4.1.4 Mô hình tô-bít 4.2 Các tình huống phân tích xác xuất khác biệt 4.2.1 Phân tích nghèo đói một địa phương hay một quốc gia 4.2.2 Phân tích tác động khi có dự án kinh tế xã hội 4.3 Liên kết mô hình và dữ liệu 4.3.1 Giới thiệu mô hình kinh tế lý thuyết liên quan 4.3.2 Thu thập dữ liệu các biến đại diện 4.3.3 Xây dựng mô hình bằng phần mềm chuyên dụng 4.3.4 Nhận xét mô hình về xác xuất khác biệt kinh tế xã hội 4.3.5 Mô phỏng xác xuất khác biệt theo các nhân tố ảnh hưởng 4.3.6 Gợi ý chính sách cho từng mô hình cụ thể Chương 5: Phân tích sự khác biệt giữa các biến số kinh tế bằng dữ liệu bảng Chương này cung cấp các công cụ phân tích cần thiết để tìm ra sự khác biệt kinh tế xã hội và sự khác biệt chính sách giữa các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các địa phương, các nền kinh tế theo thời gian và không gian. 5.1 Sự cần thiết phải phân tích sự khác biệt kinh tế xã hội theo thời gian 5.1.1 Các chính sách thay đổi theo thời gian 5.1.2 Các yếu tố các vùng địa phương thay đổi theo thời gian 5.1.3 Các yếu tố các công ty thay đổi theo thời gian 5.2 Giới thiệu công cụ dữ liệu bảng 5.2.1 Phân biệt các loại dữ liệu 5.2.2 Mô tả dữ liệu bảng trên máy tính 5.3 Tổng quan các mô hình kinh tế lượng xủ lý dữ liệu bảng 5.3.1 Mô hình sử dụng biến giả cho các đơn vị chéo 5.3.2 Mô hình sử dụng biến giả cho các đơn vị theo thời gian 5.3.3 Mô hình FEM (Fixed Effect Model) 5.3.4 Mô hình xử lý dữ liệu bảng tổng quát (Error Component Model) 5.4 Xây dựng mô hình bằng phần mềm chuyên dụng 5.5 Gợi ý chính sách từ kết quả mô hình Chương 6: Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp một mô hình phân tích kinh tế dạng định lượng Chương này cung cấp cho chúng ta các bước chuẩn trong việc viết một báo cáo gợi ý chính sách cho các nghiên cứu thực tiễn dựa trên các lý thuyết kinh tế và quản trị hiện đại, đặc biệt là cho các mô hình phân tích định lượng đã nêu trong các chương trước. 6.1 Tổng quan lý thuyết và bằng chứng 6.1.1 Tổng quan lý thuyết và bằng chứng theo thời gian 6.1.2 Tổng quan lý thuyết và bằng chứng theo không gian 6.1.3 Phê phán và tổng hợp lý thuyết nghiên cứu mục tiêu 6.1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu mục tiêu 6.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 6.2.1 Định nghĩa vấn đề 6.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 6.2.3 Giả thuyết nghiên cứu 6.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu bằng dữ liệu thực 6.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 6.4.1 Thảo luận kết quả mô hình 6.4.2 Đối chiếu kết quả mô hình với các giả thuyết nghiên cứu 6.5 Gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu 8. Tài liệu tham khảo chính Sách giáo khoa chính. Các bài giảng sẽ được rút ra hầu hết từ hai cuốn sách giáo khoa, cả hai cuốn này đều có bản tiếng Anh và bản tiếng Việt. Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng, ấn bản thứ năm, của Ramu Ramanathan, Nhà Xuất bản Harcourt College, 2002. Cuốn sách giáo khoa này được chọn vì nó có định hướng ứng dụng mạnh mẽ và thể hiện rõ ràng thực tiễn kinh tế lượng hiện đại. Cuốn sách này có một webside rất hay ở: Kinh tế lượng cơ sở, ấn bản thứ ba, của Damodar Gujarati, Nhà Xuất bản McGraw-Hill, 1995. Cuốn sách này cũng có một website hữu ích ở: (Xin lưu ý webside này gắn kết với ấn bản thứ bốn của cuốn sách này. Mô hình chuỗi thời gian trong kinh doanh và kinh tế, của Nguyễn Trọng Hoài, ấn bản lần thứ hai, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia, 2001. Hướng dẫn sử dụng phần mềm EVIEWS, của Nguyễn Trọng Hoài, tài liệu giảng dạy môn Phương Pháp Phân tích chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Phần mềm EViews được sử dụng trong quá trình giảng dạy môn học. 9. Đánh giá môn học Chuyên Đề ứng dụng phân tích dữ liệu kinh tế: 40 % Thi cuối khoá: 60% ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số : PTQT 506 Tên môn học : Kinh tế quốc tế ( International Economics) Tổng số tiết của môn học : 30 tiết, Trong đó: - Số tiết lý thuyết : 15 tiết - Số tiết thực hành : 15 tiết Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Hoàng Thị Chỉnh TS GS ĐHKT 2 Nguyễn Phú Tụ TS PGS ĐHKT 3 Nguyễn Quốc Khanh TS ĐHKT Mô tả môn học: Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay, một sự hiểu biết về nền kinh tế thế giới, những nguyên tắc vận hành của nó và cách ứng sử của mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng. Do đó, việc trang bị môn học này là rất cần thiết cho những ai nghiên cứu về kinh tế, chẳng những ở bậc đại học mà cả ở những bậc đào tạo cao hơn. Ở bậc đại học, sinh viên đã được trang bị kiến thức về các lý thuyết và các chính sách mậu dịch quốc tế nhưng mới dừng ở những nội dung cơ bản với yêu cầu sinh viên phải nắm được các lý thuyết, các công cụ can thiệp vào mậu dịch tự do cũng như các hình thức liên kết kinh tế quốc tế, sự dịch chuyển nguồn lực quốc tế, tài chính quốc tế và vận dung nó để giải các bài tập. Ở bậc cao học, học viên sẽ được trang bị 2 mảng kiến thức cơ bản, đó là: thứ nhất, mở rộng một số lý thuyết và đưa vào cac lý thuyết bổ xung; và thứ hai, vận dụng các kiến thức đã học (kể cả kiến thức của bậc đại học) để giải thích các động thái thương mại, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới thông qua mậu dịch quốc tế, đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế dưới dạng những chuyên đề nghiên cứu một vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế hiện nay của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Kinh tế quốc tế có mối quan hệ với các môn khoa học khác như Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế đối ngoại… Mục tiêu của môn học : Nhằm trang bị sâu hơn về các lý thuyết và chính sách mậu dịch quốc tế, đồng thời mở rộng nó với việc đưa vào các lý thuyết bổ xung cho phù hợp với nền kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi, đồng thời học viên phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải thích các tình huống, các hiện tượng về các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế trên the giới và các tổ chức kinh tế quốc tế. Nội dung chi tiết môn học : Chương I: Mở rộng, ứng dụng các lý thuyết và các lý thuyết bổ sung I/ Mở rộng, ứng dụng quy luật lợi thế so sánh Mở rộng quy luật lợi thế so sánh Ứng dụng quy luật lợi thế so sánh trong thực tiễn Khiếm khuyết của quy luật lợi thế so sánh Lợi thế cạnh tranh (sự khác biệt so với lợi thế so sánh, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đo lường…) II/ Các lý thuyết hiện đại về mậu dịch quốc tế ( mở rộng lý thuyết Heckscher – Ohlin) Mậu dịch dựa trên lợi suất theo quy mô tăng Mậu dịch có tính đến chi phí vận chuyển Mậu dịch trong ngành Mậu dịch dựa trên sự sai biệt về kỹ thuật và chu kỳ sản phẩm… Chương này được giảng dạy trong 6 tiết phân ra như sau: Lý thuyết: 4 tiết Học viên thuyết trình một đề tài về cạnh tranh của Việt Nam (ở cả giác độ quốc gia và doanh nghiệp): 2 tiết ( hình thức: học viên được chia thành các nhóm, chuẩn bị trước ở nhà để thuyết trình và trao đổi với các thành viên trong lớp dưới sự điều khiển của giáo viên) Tài liệu phục vụ cho chương này là: Kinh tế học quốc tế của Dominick Salvatore, Nhà xuất bản Jonh Wiley & Sons, tái bản lần thứ 7, năm 2001 Micheael E Porter “ The competitive Advantage of Nations – Macmillan Business, 1998 Trần Văn Tùng “Cạnh tranh kinh tế-Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược ca(nh tranh cua công ty”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2004 Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân“Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 1998 “Tổng quan về cạnh tranh cong nghiệp Việt Nam”, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc và Bộ Kế hoach và Đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 1999 Chu văn Cấp” Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia , dự ánVIE 0/1 2005, Viện nghiên cứ quản lý Trung ương (CIEM/ và Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 5/2005 Chương II: Toàn cầu hoá và hội nhập I/ Toàn cầu hoá (khái niệm, các đặc trưng, những quan điểm khác nhau, các chỉ tiêu đánh giá, lợi ích, thách thức…) II/ Hội nhập (khái niệm, lợi ích,nguyên tắc…) Chương này được giảng dạy trong 6 tiết và phân bổ như sau: Lý thuyết: 4 tiết Học viên thuyết trình một đề tài về sự hội nhập của Việt Nam vào xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới: 2 tiết Tài liệu phục vụ cho chương này là : - “ Toàn cầu hoá và Khu vực hoá, cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, Trung tâm khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 - Joseph E.Stiglitz” Các thách thưc đối với Việt Nam để duy trì phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế”, Bài nói chuyện tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2004 - David O Dapice” Toàn cầu hoá: lịch sử, tổng quan hiện trạng và ý nghĩa đối với Việt Nam”, Trung tâm đào tạo kinh tế Fulbright, Đại học kinh tế TP. HCM - “ Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá- vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. - “ Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Hội thảo khoa học của Bộ Thương mại tổ chức vào tháng 7 năm 2004 tại TP. Hồ Chí Minh - Website về hội nhập kinh tế quốc tế: www.dei.gov.vn Chương III: Sự phát triển các hàng rào mậu dịch phi thuế quan I/ Đặc điểm của các hình thức phi thuế quan II/ Tác hại của nó III/ Tình hình phát triển các hình thưc phi thuế quan trên thế giới Chương này được giảng dạy 6 tiết và phân bố như sau: Giảng lý thuyết: 2 tiết Học viên thuyết trình một đề tài liên quan đến nội dung này của Việt Nam, thí dụ như vấn đề bán phá giá ; các rào cản kỹ thuật vể chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; trợ cấp xuất khẩu sau khi VN gia nhập WTO… 4tiết Tài liệu phục vụ cho chương này là: - Đoàn Văn Trường” Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu”, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998 Tạp chí Phát triển kinh tế số 1 năm 2004 Website của Bộ Thương Mại: www.mot.gov.vn Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, wibsite www. fetp.edu.vn Hội thảo khoa học của Bộ Thương mại tháng 7 năm 2004 Nguyễn Hữu Khải “ Hàng rao phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản lao động xã hội, năm 2005 “Bán phá giá và giải pháp chống bán phá giá” website :www.tchdkh.org, ngày 14/03/2006 “ Kinh nghiệm đối phó kiện chống bán phá giá của Trung Quốc”,website:www.vietnamnet.vn, ngày 17/07/2005 White & Case, Limited liability partnership “Thủ tục điều tra chống bán phá giá tại Hoa kỳ”, TP. Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2003 Chương IV: Mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển I/ Vai trò và đặc điểm mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển II/ Tỷ lệ mậu dịch và xuất khẩu không ổn định ở các nước đang phát triển III/ Các giải pháp để ổn định xuất khẩu Chương này được giảng dạy 6 tiết và phân bổ như sau: - Giảng lý thuyết: 3 tiết - Học viên thuyết trình theo nhóm một đề tài về thực trạng xuất khẩu nông sản và các giải pháp để ổn định xuất khẩu nông sản của Việt Nam (hoặc có thể đi sâu vào một mat hàng): 3 tiết - Tài liệu tham khảo phục vụ cho chương này là: - Bùi Xuân Lưu chủ biên” Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2004 - J. Michael Finger & Philip Schuler “ Kiến thức của người nghèo- Các hoạt động thúc đẩy việc thu lợi từ tài sản trí tuệ ở các nước đang phát triển” Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2004 - Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình, Nguyễn Tien Triển đồng chủ biên “ Làm gì cho nông thôn Việt Nam”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2003 Chương V: Các xu hướng di chuyển nguồn lực quốc tế I/ Xu hướng di chuyển tư bản quốc tế II/ Xu hướng di chuyển lao dộng quốc tế Chương này được giảng dạy 6 tiết và phân bố như sau: - Giảng lý thuyết: 2 tiết - Học viên thuyết trình 2 đề tài có liên quan, đó là:Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ; Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và Xuất khẩu lao động cua Việt Nam: 4 tiết Tài liệu để phục vụ chương này là : - Nguyễn Xuân Lưu” Một số ý kiến về tăng cường XKLĐ của Việt Nam”, Hội thảo việc làm ngoài nước, Dự án VIE, Bộ Lao động –TBXH – Tổ chức Lao động quốc tế, 2000 - Báo cáo tổng kết công tác từ năm 1980 đến năm 2004, Cục quản lý lao động với nước ngoài(2001-2003) - Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : www. mpi.gov.vn - Wibsite www. vnn.vn, mục đầu tư… Chú ý : Trong các nội dung nghiên cứu trên, 2 chương đầu là phần bắt buộc (có thể đưa vào thêm một chương là Mậu dịch quốc tế và tăng trưởng kinh tế), còn 3 chương sau có thể thay đổi tuỳ nhu cầu, thí dụ có thể thay bằng các chương : Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế; Tài chính quốc tế ở những nước đang phát triển… Các đề tài tiểu luận có thể lựa chọn một cách linh hoạt, miễn là gần với nội dung lý thuyết. Đồng thời trong quá trình trao đổi, giáo viên có thể đưa thêm các tình huống có liên quan để cùng nhau xử lý Không loại trừ trường hợp có học viên chưa bao giờ được học Kinh tế quốc tế, thậm chí trong một lớp số người này chiếm đa số thì buộc lòng giáo viên phải dành một liều lượng thời gian nhất định để hướng dẫn họ về đọc tài liệu và điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian dành cho các nội dung trên. 8. Tài liệu tham khảo : 1. Dominick Salvatore” International Economics” , Jonh Wiley & Sons, 2001, Seventh Edition 2. RobertJ. Carbaugh”International Economics” South- Western College Publishing, 1995, Fifth Edition 3. Dennis.R.Appleyard, Alfred. J.Field, Jr “International Economics” McGraw-Hill.Fourth Edition, 2001 4. Charles.W.L.Hill”International Business, 2000 5. JohnD.Daniels, Lee H . Radebaugh,Daniel P. Sullivan “International Business – Environments and Operations”, Prentice Hall, 2004 6. Paul R Krugman,Maurice Obstfeld” Kinh tế học quốc tế: Lý thuyer61t và chính sách”, Nhà xuất bản Chính tri quốc gia, 1996 7. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng chủ biên” Giáo trình Kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, 2002 8. Phần giảng dạy về Thương mại quốc tế trong chương trình giảng dạy kinh tế của Fulbright, trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh 9. John H . Jackson” Hệ thống thương mại thế giới – Luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc te “, Nhà xuất bản Thanh niên, 1989. 9. Phương pháp đánh giá môn học : - 1 lần kiểm tra giữa kỳ (chiếm 50% trong tổng số điểm) - Thi hết môn bằng cách nộp tiểu luận, đánh giá trên cơ sở nội dung, hình thức tiểu luận, quá trình thuyết trình và trao đổi trên lớp cùng với sự tham dự đầy đủ của nhóm (chiếm 50% trong tổng số điểm) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 1. Mã số : PTPT 507 2. Tên môn học : Tài chính phát triển 3. Tổng số tiết : 30 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ và tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Trần Ngọc Thơ TS PGS ĐHKT 2 Nguyễn Trọng Hoài TS ĐHKT 5. Mô tả môn học : Nội dung chính của môn học là nghiên cứu cách thức xây dựng được một hệ thống tài chính hoạt động hữu hiệu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như Việt Nam. Môn học bắt đầu bằng việc giới thiệu một bức tranh tổng quan về hệ thống tài chính, những thể chế và các thành phần của nó. Học viên sẽ được làm quen với những khái niệm cơ bản về các thành tố của một hệ thống tài chính và phân tích cách thức nhà nước can thiệp vào thị trường tài chính ở các nước chuyển đổi và đang phát triển. Ở đây vai trò của nhà nước trong việc tạo lập và hỗ trợ thị trường tài chính được nhấn mạnh, đặc biệt trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi. 6. Mục tiêu của môn học Hiểu vai trò của hệ thống tài chính và mối liên hệ giữa phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế. Áp dụng các lý thuyết kinh tế và tài chính để phân tích các quy trình, thị trường và thể chế tài chính. Phân tích vai trò của nhà nước trong phát triển tài chính và các vấn đề chính sách tài chính hiện nay. Hiểu được những yêu cầu và thách thức trong việc xây dựng một hệ thống tài chính hoạt động tốt, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. 7. Nội dung chi tiết môn học : Chương 1 : Hệ thống tài chính: công cụ, tổ chức, thị trường và cơ sở hạ tầng - Công cụ tài chính - Tổ chức tài chính - Thị trường tài chính - Cơ sở hạ tầng tài chính Bài đọc Kitchen (1995), Chương 1: “Những nguyên tắc cơ bản của tài chính phát triển”. Frederic S. Mishkin, Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Xuất bản lần 4, 1995, NXB Harper Collins College, Chương 2: “Tổng quan về hệ thống tài chính”, tr. 21-35. (Bản dịch tiếng Việt: Chương 3) Chương 2 : Phát triển tài chính theo chiều sâu và tăng trưởng kinh tế - Phát triển tài chính theo chiều sâu - Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế Bài đọc Ngân hàng Thế giới (2001), Chương 1: “Để cho tài chính có hiệu quả”, tr. 31-44. (Bản dịch tiếng Việt: Chương 1, tr. 43-60) Kitchen (1995), Chương 3: “Tác động của hệ thống tài chính nội địa đối với phát triển kinh tế”, tr. 65-78. (Bản dịch tiếng Việt: Chương 3, Phần 1) Tạp chí Economist, “Tài chính: trò mẹo mực hay tiệc thết đãi?”, 21/10/1999. Chương 3 : Bất cân xứng về thông tin trên các thị trường tài chính Bất cân xứng thông tin Tâm lý ỷ lại Lựa chọn bất lợi Phát tín hiệu trong thị trường tài chính Tín dụng phi chính thức và thông tin bất cân xứng. Tài chính vi mô Bài đọc Hal Varian, Kinh tế vi mô trung cấp, Xuất bản lần 3, NXB Norton & Company, 1993, Chương 34: “Thông tin”. Paul Milgrom và John Roberts, Kinh tế học, tổ chức và quản lý, NXB Prentice Hall, 1992, tr. 149-151 và 167-170. Chương 4 : Cấu trúc tài chính: Tài chính dựa vào ngân hàng và tài chính dựa vào thị trường Tài chính trực tiếp Tài chính gián tiếp Xu hướng vận động của cấu trúc tài chính Đặc điểm của thị trường tài chính trong các nước đang phát triển Đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam Bài đọc Ngân hàng Thế giới (2001), Chương 1: “Để cho tài chính có hiệu quả”, (Bản dịch tiếng Việt: Chương 1, tr. 60-102) Tạp chí Economist, “Kinh doanh ngân hàng”, 30/10/1999. Tạp chí Economist, “Kinh doanh chứng khoán”, 13/11/1999. Phần II: Từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính Chương 5 : Can thiệp của chính phủ và áp chế tài chính Áp chế tài chính Lợi ích và chi phí của áp chế tài chính Các mô hình áp chế tài chính trong các nước đang phát triển Áp chế tài chính và quản lý vĩ mô Bài đọc Kitchen (1995), Chương 3: “Tác động của hệ thống tài chính nội địa đối với phát triển kinh tế”, tr. 79-96. (Bản dịch tiếng Việt: Chương 3, Phần 2) McKinnon (1992), Chương 4: “Các công cụ áp chế tài chính”. Chương 6 : Tự do hóa tài chính Tất yếu tự do hóa tài chính Quá trình tự do hóa tài chính Tự do hóa tài chính tại Việt Nam Bài đọc: John Williamson và Molly Mahar, “Một khảo sát về tự do hóa tài chính”, Các tiểu luận về tài chính quốc tế - ĐH Princeton, số 211, 11/1998. Asli Demirgüç-Kunt và Enrica Detragiache, “Tự do hóa tài chính và tình trạng mong manh về tài chính”, Hội nghị thường niên về kinh tế học phát triển của Ngân hàng Thế giới, 1998. Nghiên cứu tình huống: “Việt Nam: Con đường đi đến tự do hóa lãi suất”. Chương 7 : Các dòng vốn quốc tế và hệ thống tài chính - Viện trợ nước ngoài - Các dòng vốn tư nhân quốc tế - Nguy cơ khủng hỏang tài chính từ dòng vốn quốc tế - Xu hướng vận động các dòng vốn quốc tế Bài đọc Ngân hàng Thế giới, Đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao, Báo cáo nghiên cứu chính sách, 1998, “Tổng quan”. Ngân hàng Thế giới, Các dòng vốn tư nhân tới các nước đanh phát triển – Con đường đến hội nhập tài chính, NXB Oxford University Press, 1997, Chương 3: “Lợi ích của hội nhập tài chính”. World Bank (2001), Chương 4: “Tài chính không biên giới?”. 8. Tài liệu tham khảo : Ngân hàng Thế giới, Tài chính cho tăng trưởng: Lựa chọn chính sách trong một thế giới đầy biến động, Ngân hàng Thế giới và Oxford University Press đồng xuất bản, 2001. Richard L. Kitchen, Tài chính cho các nước đang phát triển, NXB John Wiley & Sons, 1995. Ronald I. McKinnon, Trình tự tự do hóa kinh tế, NXB Johns Hopkins University Press, Xuất bản lần 2, 1992. Trang web publications.worldbank.org/ecommerce/… (ấn phẩm của NHTG) www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/index.htm (Finance & Development - Tạp chí hàng quý của IMF) www.economist.com/…(một số bài báo của The Economist) www.worldbank.org.vn/welc/report.htm (www.worldbank.org.vn/Vietnamese/ welc/report.htm – tiếng Việt) (ấn phẩm của NHTG tại Vietnam) www.undp.org.vn/efault.htm (www.undp.org.vn/vfault.htm - tiếng Việt) (ấn phẩm của UNDP tại Vietnam) 9. Phương pháp đánh giá môn học - Bài tập nhóm: 40% - Thi hết môn: 60% ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : MARKETING ĐỊA PHƯƠNG Mã số : PTĐP 508 Tên môn học : Marketing địa phương Tổng số tiết của môn học : 45 tiết (3 ĐVHT) - Lý thuyết : 30 tiết (2 ĐVHT) - Thực hành : 15 tiết (1 ĐVHT) Danh sách giảng viên: Stt Họ và tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Hồ Đức Hùng TS GS ĐHKT 2 Nguyễn Đình Thọ TS ĐHKT 3 Nguyễn Trọng Hoài TS ĐHKT Mô tả môn học : Do công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày nên các địa phương đang liên tục đối mặt với những thách thức và cơ hội mới. Khả năng cạnh tranh của địa phương đang ngày càng phụ thuộc vào sự thành công của các địa phương và đời sống của người dân ở đó. Ngòai ra, công cuộc đổi mới từ chính quyền trung ương đến địa phương là một quá trình phân cấp quản lý, trong đó các địa phương ngày càng trở nên tự chủ hơn về mọi phương diện. Cạnh tranh giữa các địa phương xảy ra trong các lĩnh vực thu hút đầu tư, thu hút doanh nhân và lao động có tay nghề, thu hút khách du lịch, và thị phần cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Với bối cảnh nêu trên, Marketing địa phương cung cấp các công cụ marketing để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội cũng như thách thức của địa phương trước tình hình, xu thế phát triển và ảnh hưởng của khu vực xung quanh. Môn học sẽ thảo luận chi tiết các nội dung như phương pháp xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng, bao gồm các nhà đầu tư, các nhân lực có trình độ và tay nghề, khách du lịch, khách mua hàng xuất khẩu. Mục tiêu môn học: Môn học sẽ giúp học viên hình thành các chiến lược phát triển địa phương và nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương trong bối cảnh hội nhập và tòan cầu hóa. Nội dung chi tiết môn học Chương 1 : Các khái niệm về marketing và địa phương • Vai trò của marketing • Các quan niệm về marketing • Các thành phần của marketing • Qui trình quản trị marketing • Phân tích những điều “được” và “mất” đối với các địa phương • Phân tích lực đẩy và lực cản tại mỗi địa phương đối với hội nhập • Các công cụ tổng quát cho marketing địa phương và các câu hỏi then chốt của các nhà đầu tư tiềm năng ở Việt Nam. • Chúng ta đo lường “thành công” như thế nào? • Một chương trình marketing hợp nhất Tài liệu đọc: • Sự thiển cận trong Marketing (Levitt 1960) • Quản trị marketing trong thế kỷ 21, chương 1,4 • Nền tảng của hành vi người tiêu dùng, chương 2 • Marketing các địa phương châu Á. Ch. 1: “Thách thức của marketing ở một châu Á mới” • Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Ch. 3: "Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia” Chương 2 : Khái niệm về một địa phương theo cách nhìn của marketing • Thế nào là một địa phương: các khái niệm khác nhau • Các ảnh hưởng đối với một địa phương: môi trường kinh tế khu vực, khoa học công nghệ, văn hóa, chính trị xã hội… • Các đặc tính của địa phương Tài liệu đọc: • Marketing địa phương Châu Á, Ch. 3 “Các địa phương marketing mình như thế nào?” • Bài viết: Marketing địa phương. Chương 3 : Nhận định bối cảnh và các mô hình thẩm định địa phương • Xu thế phát triển của địa phương trong bối cảnh vùng kinh tế • Quan điểm phát triển kinh tế tỉnh và phát triển kinh tế vùng • Sử dụng vốn đầu tư: nguồn vốn và tối ưu hóa sử dụng vốn Tài liệu đọc: • Tình hình phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. • Học viên tự tìm tài liệu liên quan đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (tại thư viện, internet hay các nguồn khác) Chương 4 : Xây dựng chiến lược marketing địa phương • Xác định viễn cảnh, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của địa phương • Nhận diện đối thủ cạnh tranh và đối tác hợp tác • Phân tích địa phương theo mô hình SWOT • Thẩm định địa phương: thực trạng, lực cản và lực đẩy • Yếu tố quyết định cho mục tiêu phát triển địa phương: Khách hàng Tài liệu đọc: • Marketing các địa phương châu Á, Ch. 5 “Qui trình thẩm định và hoạch định chiến lược” và Ch. 6 “Các chiến lược phát triển địa phương” • Marketing một tỉnh: Trường hợp của Bắc Ninh • Bài viết: Nhận dạng một khách hàng (1, 2) Chương 5 : Chiến lược cải thiện địa phương • Môi trường ổn định của một địa phương • Những nét hấp dẫn của địa phương • Cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm” Tài liệu đọc • Marketing các địa phương châu Á, Ch. 6 “Chiến lược cải thiện địa phương” và Ch. 10 “Thu hút, gìn giữ, và mở rộng kinh doanh”. Chương 6 : Thực hiện marketing địa phương • Thu hút đầu tư và kinh doanh • Thu hút cư dân và nhân tài • Thu hút du lịch • Xúc tiến xuất khẩu Tài liệu đọc: • Marketing các địa phương châu Á. Ch. 9 “Thu hút khách du lịch và ngành kinh doanh du khách”, Ch. 11 “Mở rộng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài”, và Ch. 12 “Thu hút dân cư”. • Bài viết về marketing nhân tài cho Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 7 : Duy trì tăng trưởng địa phương • Các địa phương đứng trước những thử thách chủ yếu nào? • Địa phương ứng phó trước những thử thách (10 biện pháp cơ bản) • Gắn liền chiến lược địa phương với chiến lược công ty • Nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh của công ty • Những sai lầm thường gặp trong chiến lược Tài liệu đọc: • Mô hình “5 sức ép” của Michael Porter • Marketing các địa phương châu Á, Ch. 13 “Tổ chức thay đổi”. • Cày xới biển cả, Ch. 3 “Kết nối các bộ phận cấu thành”. Tài liệu tham khảo : Marketing địa phương các nước Châu Á Tiếp thị địa phương tại TP.HCM Các tình huống Marketing thu hút đầu tư, du lịch, nhân lực tại các địa phương ở Việt Nam Phương pháp đánh giá - Tiểu luận về marketing địa phương 40% - Thi hết môn 60 % ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC : MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ 1. Mã số : PTCP 509 2. Tên môn học : Mô hình tài chính chính phủ 3. Thời lượng : 30 tiết 4. Danh sách giảng viên : Stt Họ tên Học vị Chức danh Ghi chú 1 Hồ Ngọc Phương TS ĐHKT 2 Trần Ngọc Thơ TS PGS ĐHKT 5. Mô tả môn học : Môn học “Tài chính chính phủ” được thiết kế để giảng dạy lần đầu tiên cho học viên khóa 1 lớp Thạc sĩ Kinh tế Phát Triển từ năm 1996 tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Môn học này chỉ dạy ở bậc sau đại học, nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức quan trọng và chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính và phát triển. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế, lĩnh vực tài chính công, chi phí–lợi ích của xã hội va các vấn đề đầu tư phát triển. 6. Mục tiêu của môn học : Môn học giúp cho học viên nâng cao kỹ năng thiết lập các mô hình tài chính trên máy vi tính và ứng dụng các mô hình đó trong thực tiển. Ngoài ra học viên cũng sẽ được nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích một vấn đề tài chính phát triển cụ thể sau khi học xong môn học này. 7. Nội dung chi tiết môn học : Chương 1: Vai trò của chính quyền trong nền kinh tế thị trường Các định chế của một nền kinh tế thị trường: Giao dịch cơ bản của kinh tế thị trường là có tác nhân kinh tế có thứ gì đó để bán và có tác nhân khác muốn mua dựa vào những định chế sau: Hệ thống quyền sở hữu tài sản được định nghĩa rõ ràng Hệ thống thông tin và quảng cáo Hệ thống pháp lý: luật, hợp đồng, tòa án Hệ thống ngân hàng và tài chính Hệ thống bảo hiểm Hệ thống kế toán Đồng tiền ổn định Ổn định (stabilization) : Chính quyền bảo đảm ổn định xã hội, chính trị và phát triển bền vững. Nền kinh tế tạo ra được nhiều công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chính sách tiền tệ là công cụ mà chính quyền dùng để thực hiện vai trò ổn định của mình. Chính sách tiền tệ cơ bản nhằm kiểm soát tổng lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì lượng tiền cung ra càng lớn và ngược lại. Nếu lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế lớn hơn nhu cầu hấp thụ của nó thì sẽ dẫn đến lạm phát, tức là đồng tiền mất giá. Lãi suất là thước đo cung tiền tệ. Nếu lãi suất thấp người ta sẳn sàng đi vay, nếu lãi suất cao người ta sẳn sàng đầu tư để kiếm lời. Lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát. Chính sách tài chính thể hiện mức độ chi tiêu của chính phủ trong nền kinh tế, mức độ chuyển tiền và cơ cấu thuế của chính phủ. Chính phủ chi tiêu càng nhiều càng kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu chính phủ thu về thuế nhiều hơn là chi tiêu sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ. Ngoài ra chính phủ còn dùng các công cụ ổn định khác như chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thương mại và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, chính sách lương, các chương trình phát triển thị trường lao động nội địa và xuất khẩu. Phân phối thu nhập trong xã hội (distribution) Phân phối là chức năng thứ hai của chính phủ và thông thường người ta nói đến chính sách thuế và chính sách phúc lợi xã hội. Đối với cá nhân có thuế thu nhập cá nhân (trực tiếp và lũy tiến). Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nông nghiệp đánh vào hộ nông dân là thuế trực tiếp, còn thuế giá trị gia tăng là thuế gián tiếp đánh vào người tiêu dùng. Chính sách phúc lợi của chính phủ hiện nay thể hiện ở chính sách tiền hưu trí, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách trợ giá, chính sách cho vay theo chỉ định, chính sách xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bệnh viện miển phí cho người nghèo. Sử dụng tài nghuyên (resource allocation) – thất bại của thị trường (market failure), hàng hóa công (public goods), ngoại lai (externalities) và quyền sở hữu tài sản (properties right). Chương 2: Ngân sách và việc cải cách khu vực công 2.1 Ngân sách và cân đối ngân sách 2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân 2.3 Khu vực công 2.4 Cải cách các xí nghiệp quốc doanh Chương 3: Kế toán trong chính quyền 3.1 Kế toán quốc gia (national account) 3.2 Bảng cân đối tài sản (balance sheet) 3.3 Báo cáo kết qủa kinh doanh (statement of income) 3.4 Lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement) Chương 4: Phân tích lợi ích chi phí (cost-benefit analysis) 4.1 Đo lường chi phí và lợi ích 4.2 Phân tích chi phí-hiệu qủa (cost-effectiveness analysis) Chương 5: Phân tích dự án và quyết định đầu tư 5.1 Hiện giá và chiết khấu 5.2 Lãi suất và giá trị tương lai 5.3 Các phương pháp đánh giá dự án Các mô hình quản trị tài chánh nhà nước Mô hình ngân sách giản đơn (budget simple model) Mô hình tăng trưởng (growth model) Mô hình dân số (population model) Mô hình đầu tư đường xe lữa (railroad model) Mô hình máy photocopy (photocopier model) Mô hình phúc lợi hưu trí (retirement welfare model) Mô hình độc quyền y tế (medical monopoly model) Mô hình nhận hối lộ (bribery model) Mô hình điểm hòa vốn (break even model) Mô hình tồn kho (inventory model) Mô hình thuế thu nhập cá nhân (income tax model) Mô hình dự án nông nghiệp (agriculture project model) Mô hình tăng trưởng năng suất (productivity growth model) Mô hình chi phí cho đời sống (living cost model) Đề tài gợi ý cho bài viết khảo luận Vai trò của chính quyền Việt nam trong qúa trình chuyển đổi nền kinh tế? Những nguyên nhân dẫn đến việc cải cách kinh tế ở Việt nam, thành tựu và thất bại. Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Châu Á đối với nền kinh tế Việt nam? Qúa trình hình thành và thực hiện các chính sách tài chính của Việt nam: những thành công và thất bại trong thời gian qua. Qúa trình hình thành và thực hiện các chính sách tiền tệ của Việt nam: những thành công và thất bại trong thời gian qua. Thuế giá trị gia tăng: nội dung căn bản, phương pháp tính, những ưu và nhược điểm bộc lộ trong việc thực hiện VAT ở Việt nam thời gian qua. Vì sao phải chống buôn lậu? Vụ án Tân Trường Sanh là một điển hình trong việc chống buôn lậu của chính quyền. Hãy rút ra những bài học về quản lý vĩ mô qua vụ án trên. Tham nhũng là tai họa của mọi chính quyền. Thông qua vụ án Epco-Minh Phụng hãy thảo luận và minh họa cho nhận xét trên. Nguồn thu chi ngân sách và nội dung chủ yếu của Luật Ngân sách: những vấn đề phải giải quyết. Xí nghiệp công: vì sao lại cần có? Hàng hóa công và sự thất bại của thị trường phải chăng là nguyên nhân chủ yếu cho sự tồn tại của xí nghiệp công? Xí nghiệp công và xí nghiệp quốc doanh có gì khác nhau? Cải cách xí nghiệp quốc doanh: cổ Chương hóa phải chăng là lối ra? Vì sao lại phải tiến hành việc cải cách? Vai trò của xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động ban đầu. Giảm thiểu khu vực công và vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam. Vai trò của chính quyền và của khu vực tư trong giải quyết vấn đề thất nghiệp. Hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam. Vai trò của ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc kinh doanh tiền tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước? Tài sản công và việc quản lý các tài sản đó? Những cải cách gần đây trong việc quản lý tài sản công. Thuê mua tài chính: thực tiễn và triển vọng. Những trở ngại của thị trường thuê mua tài chính ở Việt Nam. Đầu tư nước ngoài, vì sao? Vai trò của chính phủ trong việc quản lý và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Phát huy nội lực: đầu tư trong nước, những khuyến khích và trở ngại. Cải cách hệ thống ngân hàng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Những điểm yếu và mạnh của hệ thống ngân hàng hiện nay. Khủng hoảng tài chính ở Châu Á và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế Việt Nam. Vai trò cuả ngân hàng trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực. Đa dạng hóa sở hữu hay là tư nhân hóa? Phải chăng tư nhân hóa là con đường hiệu qủa nhất? Kinh nghiệm của một số nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: vai trò của khu vực công. Quản lý tài chính các công trình công cộng lớn: đấu thầu và thi công. Những bài học rút ra từ thực tiển Việt Nam. Giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, phúc lợi và các tệ nạn xã hội (buôn lậu, mãi dâm, ma túy). Vai trò của chính quyền và khu vực công. Cải cách hành chính: lý do, mục đích, nội dung và ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của một số nước. Ap dụng ISO9000 trong việc cải cách nền hành chánh công ở Việt Nam và một số nước. Kinh tế trí thức – lý thuyết và thực tiển. Vai trò của chính quyền trong việc phát triển kinh tế trí thức ở Việt Nam trong qúa trình hội nhập quốc tế ở giai đoạn đầu của thế kỹ 21. 8. Tài liệu tham khảo : Giảng viên cung cấp tài liệu tham khảo trong qúa trình học. Ngoài ra học viên tự tìm thêm các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan khác. Không có sách giáo khoa duy nhất dành cho môn học này. 9. Phương pháp đánh giá môn học : Học viên phải tham dự đầu đủ giờ lên lớp theo thời khóa biểu bắt buộc, việc đi học ở lớp được tính vào trong cơ cấu điểm của môn học (xem Chương Đánh giá). Mỗi học viên có 1 đĩa mềm 1.44MB Đánh giá kết quả : Học viên phải tham dự đầy đủ 3 Chương dưới đây, nếu thiếu 1 trong 3 Chương thì coi như không đạt yêu cầu của môn học. Các Chương được đánh giá như sau: Viết bài khảo luận 2000-2500 từ (15-20 trang đánh máy A4) 40% Tham gia đầy đủ giờ lên lớp 20% Thi hết môn 40% Tổng cộng 100% Bài viết khảo luận (essay) Đánh máy trên một mặt giấy A4 với cách dòng 2 và khỗ chữ 12 Đánh số trang theo thứ tự và có Chương tài liệu tham khảo ở cuối bài theo thứ tự tên tác giả. Số liệu trích dẫn phải có chú thích nguồn. Nội dung khảo luận được đánh giá 35%, hình thức trình bày 5%. Phạt do nộp bài chậm theo ngày quy định: Nộp chậm từ 1 đến 3 ngày trừ 5% điểm của bài viết Nộp chậm từ 4 đến 7 ngày trừ 10% điểm của bài viết Nộp chậm từ 8 đến 14 ngày trừ 50% điểm của bài viết Nộp chậm từ 15 ngày trở lên trừ 100% điểm của bài viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTập đề cương chi tiết môn học - ngành kinh tế phát triển.doc