Môn kỹ thuật nhiệt lạnh là môn học cơ sở và chuyên ngành của các ngành kỹ thuật nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật lạnh đặc biệt là những ứng dụng thực tế của kỹ thuật lạnh trong dân dụng và công nghiệp để hỗ trợ thêm sinh viên trong việc vận dụng chuyên ngành của mình vào các ngành công nghệ có liên quan đến kỹ thuật nhiệt lạnh trong xã hội công nghiệp hiện nay.
Với mục đích đó chúng tôi đã biên soạn tập bài giảng kỹ thuật nhiệt lạnh. Tập bài giảng này được biên soạn phù hợp với nội dung chương trình môn học kỹ thuật nhiệt lạnh đã được xây dựng theo chế độ tín chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập hệ Đại học và cao đẳng ngành công nghệ Điện- Điện tử, công nghệ tự động và công nghệ kỹ thuật điện tại trường.
259 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Kỹ thuật nhiệt lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả mặt bằng kho lạnh ở cảng Cuxhaven CHLB Đức. Ở đây.
người ta đưa hàng vào các phòng đông ở tầng 2 bằng cách cẩu thẳng từ tầu vào các lan
can
Hình 3-45: Kho lạnh bến cảng ở Cuxhaven với trạm bốc dỡ hang
nằm tách rời kho lạnh
nhận hàng đã bố trí sẵn. ở tầng 1 phía đất liền là dãy nhà sản xuất, được bố
trí riêng biệt để xuất và nhận hàng từ tầu hỏa. Do đó thang máy được bố trí
riêng thành một trạm bốc xếp hàng hóa nằm ngoài kho lạnh, ở phía bên kia
đường tầu. Kho lạnh nối với trạm thang máy bằng một cầu vượt rộng 5m để
cho xe vận chuyển đi lại.
211
Hình 3-46: Kho lạnh rau quả ở ga tầu hỏa ở Limoges (Pháp)
Hình 3-46 giới thiệu mặt bằng và cách phân chia phòng của một kho lạnh
chuyên dùng để làm lạnh sơ bộ rau hoa quả trước khi bốc xếp lên tầu ở ga xe
lửa Limoges của Pháp. Các phòng lạnh được bố trí ở tầng hẩm, tầng 1 và tầng
3 của tòa nhà chính ; nhiệt độ 0°C. Ở tầng 2 bố trí một hầm kết đông, các
phòng bảo quản đông và kho bảo quản nước đá. Từ kho này người ta có thể cấp
nước đá trực tiếp vào các toa xe từ phía nóc toa. Hai thang máy và một cầu
thang bố trí ở phía đầu hồi kho lạnh thông với hiên bốc xếp tầu hỏa, đồng thời
thông với cả hiên bốc xếp ôtô.
Kho lạnh này được cải tạo từ một xưởng bia ngừng hoạt động. Ở tầng
hầm, do tường rất dầy và chênh lệch nhiệt độ so với nền đất nhỏ nên không
cần cách nhiệt. Ở đây, các loại rau quả được bảo quản từ khi thu hoạch cuối hè
đến đầu năm sau. Công suất lạnh yêu cầu tương đối nhỏ vì nhiệt độ bảo quản
chỉ cần 0 ÷ 4°C. Có thể chất tải đến tận trần. Mùa hè không có rau quả có thể
dùng để bảo quản trứng hoặc mỡ.
Các phòng phụ và lối ra vào được đưa vào cùng một khối với kho lạnh,
được cách nhiệt và đôi khi được bố trí dàn lạnh. Qua việc hạ nhiệt độ theo từng
bậc từ ngoài vào đến phòng lạnh, việc lọt không khí nóng từ ngoài vào bị giảm
đi đáng kể.
212
Nhờ việc điều tiết không khí để giữ khô các phòng phụ, công trình nói
chung, vữa và các cửa nói riêng được bảo vệ tốt hơn. Đối với các cửa không
được cách nhiệt tốt, lối đi, các kênh dẫn ống... Có thể bố trí thêm các cửa bật
hoặc màn khí là biện pháp phụ giữ khô các phòng.
Kết cấu xây dựng, cách nhiệt và cách ẩm
Kết cấu xây dựng
Có nhiều phương pháp xây dựng và kết cấu xây dựng khác nhau. Đối với
các kho lạnh cỡ đến 1000t diện tích lạnh khoảng 500 - 700 m2 người ta hay sử
dụng các cấu kiện nhẹ để lắp ghép. Các kho này là các kho lạnh lắp ghép lớn.
Phần chịu lực gồm các khung kết cấu bằng thép hình, mái tôn, cách nhiệt kiểu
tấm Sandwich (bánh mì kẹp nhân thịt). Công ti kỹ nghệ lạnh Seaprodex Saigon
Searefico đang liên doanh với Úc để sản xuất các loại buồng lạnh lắp ghép
kiểu này, dung tích từ 10 đến 10000t.
Các tấm tiêu chuẩn có chiều cao 1,8 ; 2,0 ; 2,2 ; 2,4 ; 2,7 ; 3,0 ; 3,5 ; 4,0 .; 4,5 ; 5,0 ;
5,5 và tối đa là 6m. Cách nhiệt là bọt xốp polyurethane, chiều dầy 50 ; 75 ; 100 ; 125
và 150mm được kẹp giữa hai tấm tôn, nhôm hoặc thép không rỉ. Các tấm tiêu chuẩn
đó được bố trí các cơ cấu để lắp ghép dễ dàng với nhau. Bảng 2-8 giới thiệu một số
đặc tính của tấm cách nhiệt do Searefico sản xuất.
Bảng 3-16: Một số thông số chủ yếu của tấm polyurethane do Searefico sản xuất
Chiều cao tối đa
Chiều rộng tối đa
Khối lượng riêng
Hệ số thấm ẩm (thấm hơi nước)
Độ bền nén
Tỉ lệ điền đầy
6000 mm
900 mm
38 ÷ 42 kg/m3
0
2 ÷ 3 kg/cm2
95%
Bề dầy cách nhiệt
polyurethane, mm
Hệ số truyền nhiệt k,
W/m2K
Nhiệt độ buồng lạnh,
C
50
75
100
125
150
0,40
0,26
0,20
0,16
0,13
-10
-15
-25
-30
-40
213
Các loại kho lạnh lắp ghép có ưu điểm rất lớn là xây dựng rất đơn giản và thi
công rất nhanh chóng nhưng cũng có nhược điểm là giá thành cao so với điều kiện
hiện nay của Việt Nam.
Nếu tận dụng được các nguyên vật liệu địa phương xay dựng các kho lạnh
truyền, thông, giá thành sẽ rẻ hơn nhiều, hơn nữa kích thước kho lạnh sẽ không hạn
chế về chiều dài, chiểu rộng và nhất là chiều cao.
Các kho lạnh truyền thống là sự kết hợp hài hòa giữa phẩn kiến trúc, xây dựng với
cách nhiệt và cách ẩm nên có những yêu cẩu cơ bản sau.
- Đảm bảo được độ bền vững lâu dài theo tuổi thọ dự kiến của kho (25 năm đối với
kho lạnh nhỏ ; 50 năm đối với kho lạnh trung bình và 100 năm đối với kho lạnh
lớn) ;
- Chịu được tải trọng của bản thân và của hàng bảo quản ;
- Chống được ẩm đọng lại trong cơ cấu cách nhiệt, tường ngoài không được đọng
sương;
- Đảm bảo cách nhiệt tốt, giảm đầu tư cho máy lạnh và chi phí vận hành;
- Đảm bảo quy tắc phòng cháy và phòng nổ ; an toàn cho người và hàng bảo quản;
- Thuận tiện cho việc bốc dỡ bằng cơ giới ;
- Đảm bảo tối ưu về kinh tế.
Đối với kho lạnh lớn nhiều tầng, phương pháp xây khung bê tông cốt thép có
cột hình nấm có nhiều ưu điểm nên được áp dụng khá rộng rãi ở các nước Mĩ, Anh,
Pháp, Đức. Khi xây dựng kiểu khung không cần tường chịu lực và có thể cách nhiệt,
kiểu quây chung quanh từ tầng hầm hoặc tầng 1 lên đến tầng trên cùng. Các cột hình
nấm cho phép thực hiện các trần phang ở cả hai phía trên và dưới không có dầm. Trần
phang ở bên dưới tạo điều kiện dễ dàng cho việc bố trí dàn lạnh hoặc đường ống gió,
ống dẫn ngay phía dưới trần, tiết kiệm được chiều cao phòng. Nó còn có ưu điểm là ít
bị bụi bẩn bám vào và vệ sinh, tẩy rửa dễ dàng. Phương pháp cột hình nấm tuy tốn
nhiều cốt sắt hơn nhưng bù lại, giá thành thi công giảm.
Kiểu khung với các kết cấu sắt cùng cho phép cách nhiệt theo kiểu quây
nhưng các dầm sắt đỡ phía dưới trần cũng gây trở ngại cho việc bố trí thiết bị
trên trần. Đôi với tầng trên cùng nếu không cần đi lại và chỉ dùng để đặt thiết
214
bị thông gió thì có thế bố trí các dám treo phía trên. Như vậy tr ần phía dưới
phẳng và dầm treo phía trên có thể dùng làm xà đỡ cho thiết bị thông gió.
Hình 3-47: Kho lạnh xây dựng kiểu khung với cột đỡ hình tấm
Với các phòng lạnh nhỏ, sức chịu tải 1 đến 2 t/m2 và khoảng cách giữa
các cột và tường chịu lực không lớn hơn 4 ÷ 5m thì có thể sử dụng cột hình
nấm nhưng không có mũ nấm. Như vậy trần phía trên và phía dưới đều nhẵn.
215
Hình 3-48: Kho lạnh xây dựng kiểu tường chịu lực bên ngoài
Kiểu xây tường chịu lực chung quanh yêu cầu biện pháp cách nhiệt đặc
biệt để loại trừ cầu nhiệt ở chỗ tiếp giáp giữa các trần và tường chịu lực. Các
dầm đỡ giữa các cột và tường chịu lực gây trở ngại cho việc bố trí thiết bị lạnh,
đường ống và ống gió. Để tạo ra trần phảng người ta có thể đóng trần giả.
Hoặc nếu làm dầm treo (dầm nổi) phía trên thì đổ xỉ đầy ngang mặt dầm nhưng
vì nguy cơ đọng nước ngưng, đổ mồ hôi hoặc tạo băng tuyết rất lớn ở các vị trí
này nên người ta không được phép xử lí trần hoặc nến như vậy.
Hình 3-47 và 3-48 giới thiệu phương pháp cách nhiệt của kiểu xây dựng khung
bê tông cốt sắt cột hình nấm với kiểu xây dựng tường bao chịu lực và các dầm đỡ. Khi
xây dựng kiểu khung, có thể bỏ cách nhiệt giữa các tầng nếu nhiệt độ giữa các tầng là
giống nhau. Khi các tầng có nhiệt độ khác nhau, cần tiến hành cách nhiệt giữa các
tầng. Thường bố trí các phòng lạnh hơn ở phía dưới nên để để phòng đổ mổ hôi ở phía
nóng, người ta tiến hành cách nhiệt ở phía trên sàn. Trần từ phía dưới lên không cần
216
cách nhiệt. Trường hợp tường ngoài chịu lực thì trần phía trên phải cách nhiệt một dải
dọc theo tường để tránh cầu nhiệt từ tường vào buồng lạnh.
Để tránh cầu nhiệt, tất. cả các cột đều phải cách nhiệt khoảng một nửa chiều
cao thân cột. Các cột cách nhiệt và không cách nhiệt, giữa các tầng đều được bọc lớp
bảo vệ mép cột đề phòng trường hợp hư hại do va quệt với các phương tiện bốc dỡ và
hàng hóa.
Cách nhiệt lạnh
Yêu cầu:
Để duy trì nhiệt độ lạnh trong một không gian nào đó ta phải tiến hành cách nhiệt
toàn bộ không gian đó với môi trường bên ngoài để hạn chế dòng nhiệt tốn thất từ
ngoài vào đến mức thấp nhất. Chất. lượng của vách cách nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào
tính chất của vật liệu cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt lí tường có các tính chất sau :
- Hệ số dẫn nhiệt nhỏ ;
- Khối lượng riêng nhỏ ;
- Độ thẩm hơi nhỏ ( 0) ;
- Độ bền cơ học và độ dẻo cao ;
- Bền ở nhiệt độ thấp (nhiệt độ vận hành) ;
- Không ăn mòn hoặc phản ứng với vật liệu xây dựng ;
- Không cháy hoặc không dễ cháy ;
- Không bắt mùi và không có mùi lạ ;
- Không gây nấm mốc, phát sinh vi khuẩn, không bị chuột bọ đục khoét ;
- Không độc hại với người và sản phẩm bảo quản, không làm biến chất hoặc
giảm chất lượng sản phẩm bảo quản ;
- Vận chuyển, lắp ráp, gia công, sửa chữa dễ dàng ;
- Rẻ tiền và dễ kiếm ;
- Không đòi hỏi sự bảo dưỡng đặc biệt.
Trong đó tính chất đầu tiên là quan trọng nhất nghĩa là hệ số dẫn nhiệt phải nhỏ.
Vật liệu cách nhiệt gồm các chất vô cơ tự nhiên, hữu cơ tự nhiên và hữu cơ
nhân tạo.
217
Các chất vô cơ tự nhiên thường được gia công trước khi sử dụng như các loại
sợi khoáng (bông thủy tinh, bông xỉ gia công và sản xuất từ việc nung chảy silicat),
thủy tinh bọt, sợi amiăng, sợi gốm..., các vật liệu cách nhiệt làm từ các chất hữu cơ tự
nhiên như bấc lie, trấu, xơ dừa... ngày càng mất ý nghĩa ứng dụng thực tế.
Ngược lại, các vật liệu cách nhiệt từ các chất hữu cơ nhân tạo ngày càng được
sử dụng nhiều hơn. Chúng có tính chất cách nhiệt tốt, sản xuất với quy mô công nghệ
ổn định về chất lượng, kích thước, gia công dễ dàng, lắp ghép và sử dụng kinh tế hơn.
Các vật liệu có ý nghĩa nhất hiện nay là : polystirol (stiropo), polyurethane,
polyêtylen, polyvinylclorit, nhựa phênol và nhựa urê phormadehit, trong đó hai vật
liệu polystirol và polyuret'hane được sử dụng rộng rãi nhất.
Polystirol đươc sản xuất bằng cách nổ hạt với chất sinh hơi được gia nhiệt ở nhiệt độ
100°C. Độ bền nén tương đối lớn từ 0,1 đến 0,2 N/mm2. Nhiệt độ sử dụng không
vượt quá 80°c. Thường polystirol dễ cháy nhưng cũng có loại không cháy do được
trộn các phụ gia chống cháy.
Polyurethane có ưu điểm lớn là tạo bọt mà không cần gia nhiệt nên dễ dàng tạo
bọt trong các thể tích rỗng bất kì. Chính vì vậy polyurethane được sử dụng để phun
cách nhiệt cho các loại tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thương nghiệp, cách nhiệt đường ống,
chế tạo các ống lắp ghép cho buồng lạnh lắp ghép với hiệu quả cách nhiệt và hiệu quả
kinh tế cao. Chất tạo bọt cho polyurethane thường là freôn R11 . Ngày nay do R11
tác động phá hủy tầng ôzon và gây hiệu ứng lồng kính nên R11 đang được nghiên
cứu để thay thế.
Tuy nhiên ở hai loại vật liệu trên người ta quan sát thấy sự co rút kích thước ở nhiệt
độ lạnh. Sự co rút này có thể làm hở các mối ghép. Để tránh cầu nhiệt do hở mối
ghép, các vách cách nhiệt thường được bố trí hai hoặc nhiều lớp với các mối ghép so
le. Các vật liệu cách nhiệt cơ bản giới thiệu trong bảng 3-17.
218
Bảng 3-17: Vật liệu cách nhiệt, cách ẩm và xây dựng
VẬT LIỆU
Khối lượng
riêng,,
kg/m3
Hệ số dẫn
nhiệt ,
W/mK
Ứng dụng
VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT
Tấm polystirol
Tấm polyurethane cứng
Polyurethane rót ngập
Chất dẻo xốp
polyvinylclorit
Bọt xốp phênol phormađêhít
Các tấm khoáng tẩm bitum
Các tấm cách nhiệt than bùn
Tấm lợp fibrô ximăng
Tấm cách nhiệt bê tông xốp
Tấm lợp từ hạt perlit
Đất sét sỏi
Hạt perlit xốp
Vật liệu chịu lửa xốp
Xỉ lò cao
Xỉ nói chung
VẬT LIỆU CÁCH ẨM
Nhựa đường
Bitum dầu lửa
Bôrulin
Bìa amiăng
Perganin và giấy dầu
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Các tấm cách nhiệt bêtông –
amiăng
Các tấm bêtông – amiăng
Bêtông
Bêtông cốt thép
Tường xây bằng gạch
25 ÷ 40
100
50
70 ÷ 100
100 ÷ 130
70 ÷ 100
250 ÷ 350
170 ÷ 220
300 ÷ 400
400 ÷ 500
200 ÷ 250
300 ÷ 500
100 ÷ 250
100 ÷ 200
500
700
1800 ÷
2000
1050
700 ÷ 900
700 ÷ 900
600 ÷ 800
350 ÷ 500
1900
2000 ÷
2200
2300 ÷
2400
0,047
0,041
0,047
0,035
0,047
0,058
0,08 ÷ 0,093
0,08 ÷ 0,093
0,15 ÷ 0,19
0,15
0,076 ÷
0,087
0,17 ÷ 0,23
0,058 ÷ 0,08
0,08 ÷ 0,098
0,19
0,29
0,75 ÷ 0,87
0,18
0,29 ÷ 0,35
0,29 ÷ 0,35
0,14 ÷ 0,18
0,093 ÷ 0,13
0,35
1,0 ÷ 1,4
1,4 ÷ 1,6
0,82
Cách nhiệt tường bao,
tường ngăn cột, trần, các
tấm bêtông cốt sắt định
hình, đường
Ống, thiết bị và dụng cụ,
các tấm ngăn, khung, giá.
Ống thiết bị, tường ngăn
Tường bao, ngăn
Mái, tấm ngăn, vành
chống cháy
Trần, nền và vành chống
cháy
Trần, nền
219
Tường xây đá hộc
Đá vôi vỏ sò
Đá túp
Bêtông xỉ
Vữa trát xi măng
1800
1800 ÷
2200
1000 ÷
1500
1100 ÷
1300
1200 ÷
1500
1700 ÷
1800
0,93 ÷ 1,3
0,46 ÷ 0,7
0,46 ÷ 0,58
0,46 ÷ 0,7
0,88 ÷ 0,93
Xác định chiều dầy cách nhiệt. Chiều dầy cách nhiệt được xác định theo hai yêu
cầu cơ bản :
- Vách ngoài của kết cấu bao che không được đọng sương ;
- Chọn chiều dày tối ưu để giá thành một đơn vị lạnh là rẻ nhất. Trong một thiết bị
lạnh, giá thành vật liệu cách nhiệt thường chiếm từ 25÷,40% giá tổng thể. Tăng chiều
dầy cách nhiệt thì giảm được giá máy và giá vận hành nhưng giảm chiều dầy cách
nhiệt thì giá máy và giá vận hành tăng.
Chiều dầy cách nhiệt được tính từ biêu thức tính hệ số truyền nhiệt k.
k =
n
i cn
cn
i
i
1 21
11
1
(3-6)
k - hệ số truyền nhiệt k, w/m2 K ;
a l - hệ số tỏa nhiệt của vách phía bên ngoài, W/m2K ;
a2 - hệ số tỏa nhiệt của vách phía trong phòng lạnh, w/m2 K ;
i - chiều dầy lớp vật liệu thứ i của vách cách nhiệt, m ;
i - hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i của vách cách nhiệt, W/mK ; cn -
chiều dầy cách nhiệt, m ;
cn - hệ số dẫn nhiệt của lớp cách nhiệt, W/mK.
n
i i
i
cncn
k 1 21
111
(3-7)
Hệ số k lấy theo các bảng 2-10 đến 2-13. Hệ số 1 và 2 lấy theo bảng 2-
14 (lấy theo tiêu chuẩn kho lạnh Liên Xô cũ)
220
Bảng 3-18: Hệ số truyền nhiệt k của vách ngoài phụ thuộc vào nhiệt
độ phòng lạnh, W/m2K
Nhiệt độ C
Vách
-40
-30
-25
-20
-15
-10
-4 0 4 12
Vách bao ngoài
mái bằng
0,19
0,17
0,21
0,20
0,23
0,23
0,28
0,26
0,30
0,29
0,35
0,33
0,52
0,47
Bảng 3-19: Hệ số k của vách ngăn với hành lang và phòng đệm
Nhiệt độ -30 -20 -10 -4 4 12
k, W/m2K 0,27 0,28 0,33 0,35 0,52 0,64
Bảng 3-20: Hệ số k của vách ngăn giữa các phòng lạnh
Vách ngăn giữa các phòng k, W/m2K
Kết đông/gia lạnh
Kết đông/bảo quản lạnh
Kết đông/bảo quản đông
Bảo quản lạnh/bảo quản đông
Gia lạnh/bảo quản đông
Gia lạnh/bảo quản lạnh
Các buồng có cùng nhiệt độ
0,23
0,26
0,47
0,28
0,33
0,52
0,58
Bảng 3-21 : Hệ số k của nền có sưởi
Nhiệt độ phòng
lạnh, C
từ -4 đến 4 -10 từ -20 đến -30
k, W/m2K 0,41 0,29 0,21
Bảng 3-22 : Hệ số tỏa nhiệt 1 và 2
Bề mặt vách Hệ số tỏa nhiệt , W/m2K
Bề mặt ngoài của vách ngoài tường bao và
mái
23,3
Bề mặt trong của phòng đối lưu tự nhiên
tường
nền và trần
8
6 ÷ 7
Bề mặt trong của phòng đối lưu cưỡng bức
vừa phải
(các phòng bảo quản)
9
Bề mặt trong của phòng đối lưu cưỡng bức
mạnh
(gia lạnh và kết đông)
10,5
221
Sau khi tính toán, thường người ta chọn chiều dầy cách nhiệt theo các
tấm chế tạo sẵn. Ở Việt Nam các tấm polystirol được sản xuất với kích thước
dài 1m rộng 0,5m dầy 0,lm nên chiểu dẩy cách nhiệt thường chọn 0,05 ; 0,10 ;
0,15 ; 0,20 ; 0,25 và 0,30m. Hệ số truyền nhiệt thực của vách tính theo biểu
thức (3-6).
Tính kiểm tra đọng sương. Điều kiện để bể mặt vách ngoài (hoặc bề
mặt vách phía nóng) không bị đọng sương (đổ mồ hôi) là nhiệt độ bể mặt vách
ts phải cao hơn nhiệt độ đọng sương ts hoặc hệ số truyền nhiệt thực của vách k
phải nhỏ hơn hê số truyền nhiệt đọng sương ks.
k 0,95ks (3-8)
k =
21
11
1
tt
tt w
(3-9)
ks =
21
1
1
tt
tt s
(3-10)
0,95 – hệ số an toàn;
1 – hệ số tỏa nhiệt bề mặt ngoài phòng lạnh, W/m2K;
t1 - nhiệt độ bên ngoài phòng lạnh, °C ;
t2 - nhiệt độ bên trong phòng lạnh, °C;
twl - nhiệt độ bề mặt vách ngoài ; °C
ts - nhiệt độ đọng sương, °C.
Hình 3-49: Biến thiên nhiệt độ trên vách cách nhiệt phòng lạnh
Hình 3-49 giới thiệu biến thiên nhiệt độ trên vách cách nhiệt phòng lạnh.
Nhiệt độ đọng sương ts có thể xác định được dễ dàng nhờ đồ thị entanpi -
độ chứa hơi h-x của không khí ẩm và trạng thái không khí ngoài phòng lạnh t 1
và 1 Từ đó ta dễ dàng xác định được ks.
Giá trị k có thể xác định qua biểu thức(3-6) mà không cần phải tính tw1
222
Cách nhiệt tường bao và tường ngăn.
Có nhiều phương pháp xây dựng tường bao và tường ngăn kho lạnh. Loại
tường bao cổ điển nhất cho đến nay vẫn phù hợp với điều kiện Việt Nam được biểu
diễn trên hình 3-49 với các lớp vật liệu cơ bản như
1 – Lớp vữa trát xi măng;
2 – Lớp tường chịu lực;
3 – Lớp vữa trát xi măng;
4 – Lớp bitum cách ẩm;
5 – Hai lớp cách nhiệt;
6 – Lưới thép;
7 – Lớp vữa trát.
Các lớp vữa trát dầy khoảng 10mm, lớp cách ẩm từ 2,5 đến 3mm có khi tới
5mm. Bể dầy của tường chịu lực tùy theo tải trọng của kho và hàng hóa dự định bảo
quản. Hai lớp cách nhiệt phải đạt chiểu dầy cách nhiệt cần thiết, và phải bố trí so le
để tránh cầu nhiệt khi các mối ghép bị co rút. Có thể dùng nẹp gỗ, râu móc hoặc
đinh móc để cố định các tấm cách nhiệt và lớp lưới thép vào tường. Các tấm cách
nhiệt có thể dán vào tường bằng bitum. Lưới thép vừa có tác dụng chống các loại
gậm nhấm như chuột vừa làm nền để trát lớp vữa phía trong cùng của phòng lạnh.
Lớp vữa trong cùng cần có độ xốp cao để ẩm đọng trong cách nhiệt có thể thoát vào
phòng. Theo yêu cẩu bảo quản có thể ốp thêm một lớp gạch men kính nếu cần.
Tường ngăn có thể xây bằng bêtông bọt cách nhiệt. Nếu đảm bảo yêu cầu
cách nhiệt thì không cần cách nhiệt bổ sung. Nếu cần cách nhiệt bổ sung phải bố trí
cách nhiệt phía phòng có nhiệt độ lạnh hơn.
Cách nhiệt mải. Mái kho lạnh không được phép đọng nước và thấm nước.
Thường mái làm dốc về hai phía để thoát nước, nhưng nếu kho lạnh có chiều
rộng không lớn có thể làm mái dốc về một phía. Độ nghiêng mái khoảng 2%. Chống
thấm nước bằng "bitum và giấy dầu, chống bức xạ mặt trời bằng cách phủ lên trên
một lớp sỏi trắng 5 ÷ 15mm.
Đối với các kho lạnh lớn, cách nhiệt thường được bố trí phía trên. Đối với các
kho lạnh nhỏ, cách nhiệt được bố trí phía dưới. Thứ tự cách, nhiệt và cách ẩm giống
như đối với tường bao.
Cách nhiệt nền. Kết cấu nền kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ
trong phòng lạnh, tải trọng của hàng bảo quản, dung tích của kho...
223
Yêu cầu của nền là phải có độ vững chắc cần thiết, tuổi thọ cao, vệ sinh, sạch
sẽ, không thấm ẩm.
Ở những kho lạnh nhỏ kiểu lắp ghép, khung tấm cách nhiệt đồng thời là khung
chịu tải vì tải trọng yêu cẩu nhỏ. Ở các kho lạnh lớn bốc xếp bằng cơ giới, nền không
những phải chịu đựng được tải trọng của hàng hóa mà còn phải đảm bảo cho người, xe
cơ giới bốc xếp hàng hóa đi lại, làm việc...
Để chịu được tải trọng lớn thường người ta sử dụng các loại xỉ lò để cách nhiệt
nền.
Đối với các kho lạnh nhỏ có thể cách nhiệt bằng các tấm polystirol, nhưng
phải có dầm đỡ chịu lực bằng gỗ để chuyển tải từ trên mặt sàn xuống mặt nền,
không làm cho các tấm cách nhiệt bị bẹp.
Các kho lạnh nhiệt độ trên 15°c không cần cách nhiệt nền.
Các kho lạnh từ -4°C trở xuống phải có biện pháp chống đóng băng nền
kho. Có nhiều phương pháp chống đóng băng nền kho như :
-Nền lửng trên dàn cọc hay trên các cống tò vò xây bằng gạch. Nghĩa là
sàn không nằm trực tiếp lên nền đất mà ở giữa có một lớp đệm không khí.
-Có dây điện trở đốt nóng hoặc ống dầu nóng để sưởi nền và luôn giữ
nền ở nhiệt độ 4°C.
Hình 3-50 giới thiệu một kiểu sàn lửng cách mặt đất l,2m. Các phương
pháp xử lí nền khác nhau xin tham khảo tài liệu [3].
Hình 3-50: Kho lạnh kiểu sàn lửng chống đóng băng nền
Cách ẩm
Do sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng lạnh và phòng đông nên
luôn luôn có nguy cơ ẩm (hơi nước) đi từ bên ngoài không khí khuếch tán vào
224
phòng lạnh, phòng đông. Chính vì vậy việc xây dựng và cách nhiệt cho kho
lạnh phải có các biện pháp cách ẩm phù hợp.
Áp suất riêng phần hơi nước trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ và
độ ẩm tương đối. Ở điều kiện mùa hè ở Hà Nội khi nhiệt độ bên ngoài là 30°C
và độ ẩm 85% áp suất riêng phần hơi nước là 3,7 kPa. Trong phòng đông nhiệt
độ -20°C độ ẩm 90% áp suất riêng phần hơi nước chỉ còn khoảng 0, 1 kPa.
Do sự chênh lệch áp suất đó nên hơi nước từ không khí bên ngoài có xu
hướng khuếch tán qua kết cấu xây dựng và cách nhiệt vào phòng lạnh. Khi vào
đến lớp cách nhiệt chúng đạt tới điểm đọng sương, ngưng tụ lại, thậm chí đóng
bàng trong lớp cách nhiệt làm mất khả năng cách nhiệt, gây nấm mốc, thối rữa,
phá hủy vật liệu cách nhiệt. Cách nhiệt bị hỏng, tổn thất nhiệt tăng, máy lạnh
phải làm việc quá tải, tiêu tốn năng lượng điện tăng, giá vận hành cũng tăng.
Qua nghiên cứu, thử nghiệm và thực tế vận hành người ta rút ra một số
yêu cầu cẩn thiết sau đây cho việc cách ẩm kho lạnh.
Nếu tính từ phía nóng vào thì lớp cách ẩm ở ngoài sau đó mới đến lớp cách
nhiệt. Nếu có nhiều lớp cách nhiệt dán chồng lên nhau thì cũng chỉ bố trí một
lớp cách ẩm đủ dầy ở phía ngoài cùng.
Lớp cách ẩm không cần dầy (2,5 ÷ 3mm) nhưng phải liên tục, không nên
đứt quãng hoặc tạo ra các vết nứt để làm cầu cho ẩm thấm vào phòng.
Nhất thiết không được bố trí bất kì một lớp cách ẩm nào phía trong lớp
cách nhiệt. Lớp vữa trát xi măng trong cùng cũng phải tạo độ xốp, có khả năng
dẫn ẩm lớn để ẩm còn đọng trong vách cách nhiệt thoát vào buồng lạnh dễ
dàng hơn.
Trong hệ thống lạnh, nhiều thiết bị và đường ống cần được cách nhiệt,
vỏ thép thiết bị và đường ống bằng kim loại là vật liệu cách ẩm hoàn toàn. vỏ
nằm ở phía lạnh, nếu hơi nước khuếch tán được vào lớp cách nhiệt là sẽ phải
ngưng tụ hoặc đóng băng lại trong lớp cách nhiệt vì chúng hoàn toàn không có
đường vào không gian lạnh phía trong. Chính vì vậy việc cách ẩm phía ngoài
lớp cách nhiệt đòi hỏi rất nghiêm ngặt. ở đây, khác vối buồng lạnh, cố thể tiến
hành cách ẩm nhiều lớp theo nhiều lớp cách nhiệt.
225
Vật liệu cách ẩm chủ yếu hiện nay là bitum.
Trong kỹ thuật lạnh hiện nay người ta dùng 3 ÷ 4 loại bitum mác 3, 4, 5 và 5k.
Người ta quét bitum nóng chẩy lên bề mặt vài lớp để có độ dầy từ 1 đến 5mm. Bitum
kỹ thuật nóng chảy ở nhiệt độ 90°C vì vậy phải đốt nóng lên 160 ÷ 170°C và giữ ở
nhiệt độ đó trong khi thao tác phun, phủ hoặc quét lên tường. Có thể dùng dung môi
như xăng công nghiệp hoặc benzol để hòa nhưng như vậy sẽ tốn dung môi và rất dễ
cháy.
Ngày nay, phương pháp rẻ tiền và an toàn là tạo nhũ tương gồm bitum, nước lã
trong thùng quay (50% bitum, 48% nước lã, 2% phụ gia như xà phòng, đất sét). Sau
đó nhũ tương được phun lên tường. Nước bay hơi để lại một lớp bitum đều đặn. Lớp
trước khô có thể phun tiếp lớp sau. Để tránh rạn nứt người ta dùng phụ gia để tạo nhũ
tương bitum latex.
Sau bitum là giấy dầu. Giấy dầu thường được sử dụng cùng với bitum. Sau khi
quét bitum lên tường người ta dán lên một lớp giấy dầu. Để tránh khe nứt, hở, giấy
dầu phải chơm mép lên nhau ít nhất 5cm.
Ngoài bitum và giấy dầu người ta còn có thể sử dụng các vật liệu chống ẩm
khác như giấy nhôm, nhựa, chất dẻo để dán lên tường hoặc dán trực tiếp ngay lên các
tấm cách nhiệt.
Trong bảng 3-17 có giới thiệu một số vật liệu chống ẩm.
. Cửa phòng lạnh
Cửa phòng lạnh là chi tiết chịu tác động của không khí cũng như của việc đi lại,
đóng mở nhiều nhất nên yêu cầu phải chắc chắn bền vững không cong vênh, kín khít
nhưng vẫn phải được cách nhiệt tốt. Để giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể
làm thêm phòng đệm có nhiệt độ trung bình.
Nhưng vì lí do đi lại và vận chuyển hàng hóa không nên làm phòng đệm mà chỉ
cần làm cửa lắc hoặc màn khí hoặc kết hợp cả hai.
Hình 3-51 mô tả một kiểu cửa phòng đông. Cửa bên ngoài là cửa kéo còn bên
trong có bố trí 2 cánh cửa lắc. Hai cánh này có thể mở hết cỡ ra cả hai phía. Cửa lắc
có thể mở ra phía ngoài hết cỡ ngay cả khi cửa phòng lạnh đóng. Các đệm cửa bằng
cao su rất dễ bị đóng băng dính chặt vào thành cửa. Nếu phòng ngoài được điều tiết
226
không khí như là một phòng đệm hoặc lối đi lại cho xe vận chuyển hàng hóa thì nguy
cơ đóng băng ít hơn.
Hình 3-51: Cửa đẩy phòng lạnh với cửa lắc bằng cao su
Gỗ làm khung cửa có thể dùng gỗ thông khô loại nhiều nhựa, các xà dọc có thể
dùng gỗ sồi. Cánh cửa được đóng 1, 2 hoặc 3 dải cao su định hình có nhiêu nếp gấp để
đảm bảo kín khít với thành tường. Khóa cửa cần bố trí sao cho khi đóng cửa, cửa ép
đều lên đệm cửa.
Các cửa nên được bọc bằng tôn kẽm hoặc thép không rỉ để cửa chác hơn, đề
phòng bị xe kéo hoặc xe rùa vận chuyển hàng hóa xô phải.
Cửa bản lề nên chọn loại bản lề nghiêng. Khi mở ra khó khăn hơn vì phải nâng
cửa lên, nhưng khi đóng lại, sức nặng của cửa sẽ đè lên đệm kín cao su đế giữ kín
đệm, cả ở cạnh phía dưới sàn cũng vậy.
Hình 3-52: Cửa phòng lạnh loại một cánh có bản lề
Các cửa quá nhỏ dễ bị các xe kéo, xe rùa va vào cạnh cửa. Đối với xe vận
chuyển rộng l,2m thì cửa ít nhất cũng phải rộng l,6m. Cửa một cánh chỉ nên sử dụng
227
cho cửa rộng đến l,3m (hình 3-52) và đệm kín dùng loại phang là phù hợp đối với các
phòng đông có nhiệt độ thấp.
Hình 3-53: Cửa phòng lạnh loại hai cánh
Cửa loại hai cánh (hình 3-53) có nhiều cạnh phải bố trí đệm kín và ở các điều
kiện không thuận lợi có thể dẫn tới đóng băng, dính chặt cửa. Chính vì vậy khi chiều
rộng cửa quá l,3m thường người ta làm cửa đẩy chứ không làm kiểu hai cánh. Cửa đẩy
có ưu điểm là chiếm ít diện tích và do được treo trên ray nên việc đóng mở đỡ nặng
nề.
Khi phòng đệm lạnh và ấm, rất dễ có nguy cơ đóng bàng đệm cửa. Để tránh
đóng bàng đệm cửa, có thể bố trí dây điện trở hoặc ống dẫn dầu nóng để sưởi đệm
cửa.
3. Nguyên lý hoaṭ đô ̣ng
Có nhiều phương pháp làm lạnh phòng : Theo môi chất trong dàn lạnh có làm
lạnh trực tiếp và gián tiếp. Theo cách đối lưu không khí qua dàn có loại dàn tĩnh và
dàn quạt.
- Làm lạnh trực tiếp là làm lạnh bằng dàn bay hơi môi chất lạnh đặt trong phòng.
- Làm lạnh gián tiếp là có sử dụng chất tải lạnh như nước muối, nước, glycol, cồn,
rượu... Máy lạnh làm lạnh chất tải lạnh sau đó chất tải lạnh được bơm đến các dàn lạnh
để cấp lạnh cho từng phòng.
228
- Các loại dàn tĩnh là các loại dàn lạnh đối lưu không khí tự nhiên như các loại dàn
ống trơn, dàn ống có cánh, dàn ống dạng tấm gắn trên trần, trên tường mà không cẩn
cố quạt gió để đối lưu không khí.
- Các dàn quạt là các loại dàn ống xoắn có cánh bố trí trong các hộp gió và có quạt
li tâm hoặc hướng trục để đối lưu không khí cưỡng bức.
Mỗi phương pháp làm lạnh đều có ưu và nhược điểm. Khi chọn một phương
pháp làm lạnh cho một ứng dụng cụ thể cần phát huy được các ưu điểm và hạn chế đến
mức thấp nhất các nhược điểm. Ví dụ : để giảm khô hao sản phẩm bảo quản trong
phòng lạnh, người ta chọn dàn lạnh đồi lưu không khí tự nhiên. Để gia lạnh hoặc kết
đông nhanh phải chọn dàn lạnh cưỡng bức mạnh. Với một hoặc vài hộ tiêu thụ lạnh có
thể chọn kiểu làm lạnh trực tiếp. Với nhiều hộ tiêu thụ lạnh có thể chọn kiểu làm lạnh
gián tiếp.
Làm lạnh trực tiếp
Hình 3-54 biểu diễn sơ đồ đơn giản của phương pháp làm lạnh trực tiếp. Môi
chất lạnh sôi trong dàn lạnh 4 trực tiếp làm lạnh phòng. Máy nén Ì hút hơi môi chất về,
đẩy vào thiết bị ngưng tụ 2. Ớ đây, nhờ thải nhiệt cho nước làm môi chất hóa lỏng, sau
đó đi qua van tiết lưu 3 để trở lại dàn bay hơi 4. Để đảm bảo nhiệt độ trong phòng là
0°c thì nhiệt độ sôi phải đạt -8 đến -10°C.
Hình3-54: Sơ đồ đơn giản phòng lạnh trực tiếp;
1 – Máy nén; 2 – Bình ngưng; 3- Van tiết lưu; 4 – Dàn bay hơi
Hệ thống lạnh trực tiếp có những ưu điểm sau :
- Thiết bị đơn giản ;
- Tuổi thọ cao, kinh tế hơn vì không cần chất tải lạnh ;
- Đứng về mặt nhiệt động, ít tổn hao năng lượng hơn vì hiệu nhiệt độ giữa phòng
lạnh và nhiệt độ sôi môi chất nhỏ hơn.
229
- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là làm lạnh trực tiếp phòng lạnh đạt đến
nhiệt độ yêu cầu nhanh hơn.
- Nhiệt độ phòng lạnh có thể giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất hoặc qua áp
suất hút.
- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng và ngắt máy nén đặc biệt đối với
các loại máy nhỏ và trung bỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống lạnh trực tiếp cũng có những nhược điểm :
Đối với hệ thống lạnh trung tâm có nhiều hộ sử dụng lạnh thì lượng môi chất
nạp vào máy sẽ rất lớn, nguy cơ rò rỉ môi chất lớn, khó dò tìm các chỗ rò rỉ. Việc cấp
lỏng cho các dàn bay hơi ở xa khó khăn do tổn thất áp suất. Đôi với máy lạnh frêôn,
việc hồi dầu cũng khó khăn vì dàn lạnh đặt xa và có thể còn đặt thấp so với máy nén.
Do nhiều dàn nên việc bố trí phân phối' đều môi chất lạnh cho các dàn cũng khó
khăn và đối với hệ thống amoniăc rất dễ có nguy cơ bị va đập thủy lực.
- Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém hơn do đó khi máy lạnh ngừng hoạt động
thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.
Chính vì vậy, máy lạnh trực tiếp được sử dụng cho các nơi có ít hộ tiêu thụ
lạnh, đặc biệt để làm lạnh cục bộ cho từng phòng riêng lẻ. Hệ thống lạnh trực tiếp
thường được tự động hóa cao bao gồm tự động điều khiển, điều chỉnh, báo hiệu và bảo
vệ.
Làm lạnh gián tiếp
Hình 3-55 giới thiệu sơ đổ đơn giản hệ thống lạnh làm lạnh gián tiếp
Sơ đổ gồm hai vòng tuần hoàn riêng biệt :
- Vòng tuần hoàn môi chất lạnh (máy nén, bình ngưng, van tiết lưu, bình bay
hơi - máy nén) để làm lạnh chất tải lạnh (nước muối).
- Vòng tuần hoàn chất tải lạnh (Bơm nước muối, bình bay hơi, dàn lạnh nước
muối - bơm) để cấp lạnh từ bình bay hơi đến phòng lạnh.
Hình 3-55: Sơ đồ đơn giản làm lạnh phòng gián tiếp
1 – Máy nén; 2 – Bình ngưng; 3 – Bình bay hơi; 4 – Van tiết lưu
5 – Bơm nước muối; 6 – Dàn lạnh nước muối; 7 – Bình dãn nở
230
Chất tải lạnh thường dùng trong kỹ thuật lạnh là nước cho nhiệt độ bay hơi đến
5°c, nước muối NaCl đen -18°c, nước muối CaCl2 đến -45°c. Do nước muối NaCl và
CaCl2 ăn mòn thiết bị mạnh nên nhiều trường hợp người ta thay thế bằng glycol, cồn
hoặc rượu êtanol, mêtanol pha với nước theo nồng độ thích hợp. Ngày nay trong công
nghệ sản xuất bia người ta hay sử dụng glycol để làm lạnh các bồn lên men tự hành.
Glycol có công thức hóa học CH2OH-CH2OH là một chất không màu, không mùi,
sánh như dấu, vị hơi ngọt, nhiệt độ đông đặc - 12,6°c sử dụng cho nhiệt độ bay hơi
thấp nhất là -8°c.
Trong ví dụ hình 3-55 dung dịch nước muối được bơm 5 đưa vào bình bay hơi
làm lạnh xuống -ll°C rồi được đẩy vào dàn lạnh. Trong phòng lạnh, nước muối thu
nhiệt của mồi trường cần làm lạnh, tăng nhiệt độ lên -9°c và lại được bơm hút về đẩy
vào bình bay hơi. Bình dãn nở 7 dùng để bù nước muối vào hệ thống khi nước muối bị
giảm thể tích ở nhiệt độ thấp và để chứa khi nước muối tăng thể tích ở nhiệt độ cao
(máy lạnh không vận hành).
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t thấp hơn nhiệt độ nước muối 4 đến 6K, thấp hơn
nhiệt độ không khí trong phòng từ 12 đến 16K. Nhiệt độ nước muối thấp hơn nhiệt độ
trong phòng đối với dàn lạnh đối lưu tự nhiên từ 8 đến 10K.
Làm lạnh gián tiếp có các ưu điểm sau :
- Có độ an toàn cao. Các chất tải lạnh như nước, nước muối... không cháy nổ,
không độc hại đối với cơ thể sống, không làm ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản sản
phẩm nên vòng tuần hoàn nước muối được coi là vòng tuần hoàn an toàn ngàn chặn sự
tiếp xúc trực , tiếp của môi chất lạnh độc hại như amoniăc với sản phẩm bảo quản.
- Đối với trạm cấp lạnh trung tâm thì khi có vòng tuần hoàn nước muối, máy lạnh có
cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất ngắn. Hệ thống lạnh được lắp ráp thành
tổ hợp hoàn chỉnh ngay tại nhà máy chế tạo do đó đảm bảo độ tin cậy cao hơn, các công
việc lắp đặt, hiệu chỉnh, thử bền, thử kín, nạp dầu, nạp ga, vận hành, chạy thử, bảo
dưỡng đểu dễ dàng và đơn giản hơn.
- Việc cấp lạnh cho từng hộ do nước muối đảm nhiệm, áp suất nước muối không
cao nên an toàn và độ kín của dàn không trở thành vấn đề quan trọng. Việc sửa chữa,
thay thế các dàn đơn giản, dễ dàng.
231
- Hệ thống dung dịch nước muôi có khả năng trữ lạnh lớn nên sau khi máv lạnh
ngừng làm việc, nhiệt độ buồng lạnh có khả năng duy trì được lâu hơn.
Nhược điểm của hệ thống lạnh gián tiếp là :
- Năng suất lạnh của máy lạnh bị giảm do nhiệt độ sôi của môi chất lạnh thấp hơn so
với làm lạnh trực tiếp từ 4 đến 6K.
- Hệ thống thiết bị cổng kềnh vì phải thêm một vòng tuần hoàn chất. tải lạnh (nước
muối).
- Các chất tài lạnh hữu cơ như êtanol, mêtanol, glycol đêu khá đất tiền. Các chất tải
lạnh như nước muối rẻ hơn nhưng lại ăn mòn thiết bị mạnh.
- Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy.
Cân nhắc từ những ưu nhược điểm trên, hệ thống lạnh gián tiếp ngày nay được
ứng dụng trong các trường hợp như hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm, các kho
lạnh có nhiều hộ tiêu thụ lạnh, các vòng tuần hoàn an toàn làm lạnh thực phẩm và
nước uống, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh độc hại, quá trình sản xuất bia
rượu, kem, đá...
Các thiết bi làm lạnh không khí và cách bố trí
Để làm lạnh không khí trong phòng, người ta có thể sử dụng các thiết bị làm lạnh
không khí sau :
- Các dàn lạnh tĩnh không khí đối lưu tự nhiên, ống trơn. Ống có cánh hoặc ống tấm.
- Các dàn lạnh không khí đối lưu cưỡng bức (dàn quạt) ống xoắn có cánh.
Mỗi loại dàn đều có ưu và nhược điểm. Khi chọn dàn cần phải phát huy được ưu
điểm và hạn chế được nhược điểm. Tổng quát, người ta định hướng chọn dàn lạnh
cho các phòng lạnh khác nhau của kho lạnh như sau :
- Đối với phòng gia lạnh và kết đông : cắn chọn dàn quạt với sự lưu thông không khí
mạnh.
- Đối với phòng bảo quản lạnh và đông các sản phẩm không bao gói nên chọn các
dàn lạnh đôi lưu không khí tự nhiên để giảm hao ngót sản phẩm. Các dàn được gắn
trên tường hoặc trên trán.
232
- Đối với phòng bảo quản đông có bao gói nên chọn dàn quạt nhưng đảm bảo sự lưu
thông không khí ôn hòa.
- Đối với các phòng đa năng nên chọn dàn đối lưu tự nhiên kết hợp với dàn quạt
đối lưu ôn hòa.
- Trong các kho lạnh hoặc phòng lạnh thương nghiệp có thể chọn dàn đối lưu tự
nhiên hoặc dàn quạt đồng bộ với thiết bị lạnh đi kèm.
Dàn lạnh tĩnh. Các dàn lạnh tĩnh là các dàn lạnh đối lưu không khí tự nhiên, bằng
ống trơn, có cánh hoặc kiểu tấm gắn cách bề mặt tường hoặc trấn 150 đến 200 mm.
Dàn lạnh tĩnh có hai ưu điểm cơ bản :
- Không dùng quạt nên không ổn, không tiêu tốn điện năng cho quạt, không tổn thất
lạnh do nhiệt ở động cơ quạt tỏa ra.
- Độ ẩm không khí cao, tốc độ không khí nhỏ, độ khô hao sản phẩm do bảo quản nhỏ
hơn.
Nhược điểm cơ bản là :
- Nhiệt độ trong phòng lạnh không đồng đều vì tốc độ lưu thông không khí nhỏ.
- Khó bố trí hệ thống thoát nước khi phá băng. Khó phá băng và thời gian phá băng
lâu.
- Hệ số tỏa nhiệt nhỏ, diện tích trao đổi nhiệt lớn nên tiêu tốn vật liệu hơn.
Do khó phá băng, đặc biệt với ống cánh nên người ta hay sử dụng ống trơn lắp
đặt trên toàn bộ diện tích trân vừa để dễ phá băng vừa để giữ đều nhiệt độ. Tuy nhiên
việc hứng và dận nước thải khi phá băng gặp nhiều khó khăn, hơn nữa chiều cao chất
tải cũng bị giảm đi đáng kể. Bởi vậy, dàn treo trần thường được bố trí ngay tại hành
lang dùng để chuyên chở hàng hóa đi lại. Khi đó phá băng không cần có tấm phủ hàng
và chiều cao chất tải trong phòng cũng không bị giảm. Dưới các dàn lạnh thường phải
bố trí các máng phá hứng nước phá băng để dẫn và thải ra ngoài.
Trong những phòng có nhiệt độ thấp, tài nhiệt lớn phải bố trí dàn trần và dàn
tường gần như kín hết diện tích trần và tường phòng lạnh. Trong các phòng nhiệt độ
không thấp (đến 0°C) không cần lắp các dàn trần.
233
Khi lắp đặt cần lưu ý : chiều rộng dàn trần bố trí ở các hành lang đi lại không
vượt.quá 1,2 ÷ l,4m ; Khoảng cách từ trần đến trục dãy ống cùng là 250mm, không
vượt quá 400mm.
Các dàn lạnh gắn tường, được gắn vào phía trên gần sát trần (h.2-18), từ trần
xuống đến trục dãy ống trên cùng là 150 ÷ 200mm. Không khí lạnh khi tỏa từ dàn
xuống dưới sẽ tạo ra một màn khí lạnh dập tắt ngay dòng nhiệt tổn thất từ ngoài môi
trường vào.
Khi làm lạnh không khí trong phòng xẩy ra một sự đối lưu không khí tự nhiên do
chênh lệch mật độ không khí. Không khí sau khi được làm lạnh có mật độ lớn hơn,
chuyển động xuống phía dưới. Khi nóng lên do thu nhiệt của vách hoặc của sản phẩm
nó lại chuyển động lên trên, quay lại phía dàn lạnh.
Khi thải nhiệt do dàn không khí lạnh đi, nhiệt độ hạ xuống dưới điểm đọng
sương, hơi nước ngưng tụ lại bám vào dàn lạnh tạo ra một lớp băng tuyết bám trên bề
mặt dàn. Đó là quá trình vận chuyển hơi ẩm từ sản phẩm đến dàn bay hơi rất đặc trưng
trong buồng lạnh lạm cho sản phẩm bảo quản bị khô hao do mất nước.
Hình 3-56: Dàn lạnh gắn tường
Để giảm độ khô hao sản phẩm đối với các mặt hàng không có bao gói người ta
có thể sử dụng các kết cấu bao che đặc biệt và thiết bị làm lạnh không khí dập tắt được
ngay dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che từ ngoài vào như vách ngăn có áo bảo vệ
nhiệt, bố trí dọc theo chu vi tòa nhà kho lạnh hoặc sử dụng màng chắn bằng nước đá.
Áo bảo vệ nhiệt nằm giữa hai lớp bảo vệ ngoài, bố trí ở khoảng cách 500 ÷
600mm, phía trong lớp cách nhiệt. Trong khoảng không của áo bảo vệ có bố trí dàn
234
lạnh và không khí lưu thông tự nhiên hay cưỡng bức. Áo bảo vệ dập tắt toàn bộ dòng
nhiệt từ ngoài vào do đó dàn lạnh đặt trong phòng lạnh còn rất nhỏ. Độ khô hao sản
phẩm giảm từ 1,5 đến 2,5 lần so với độ khô hao khi sử dụng các dàn lạnh thông
thường.
Ngoài áo bảo vệ nhiệt, người ta còn sử dụng màn chắn bằng một lớp
băng dầy một vài mm bố trí trên các lớp vải hoặc bao tải bọc trực tiếp lên sản
phẩm để làm giảm sự khô hao của các hàng thực phẩm đông lạnh không bao
gói như thịt lợn nửa con, thịt bò nửa con hoặc một phần tư con.
Hình 3-57: Áo nhiệt nhờ bố trí màn chắn ở dàn trần và dàn tường
1 – Màn chắn bằng tôn; 2 – Dàn trần; 3 – Lớp không khí
Với màn chắn băng, có thể đạt độ ẩm tương đối trong buồng bảo quản
đến 98 ÷ 99%. Sự khô hao sản phẩm giảm 1,5-5- 2 lần so với phương pháp
bảo quản thông thường.
Áo giữ nhiệt cũng có thể gắn lên dàn trần và dàn tường như hình 3-57.
Màn chắn là tôn tấm mỏng, hàn gắn trực tiếp lên bề mặt ống hoặc cánh. Nếu
dàn kiểu tấm (panen) thì phải đặt cách bề mặt tấm 200mm. Màn chắn phải bố
trí sao cho không khí và ẩm không thể lọt qua.
Nhược điểm của áo nhiệt là tiêu tốn kim loại lớn, thể tích phòng bị giảm
nhiễu, bảo dưỡng, sửa chữa dàn khó khăn và việc phá băng cũng gặp khó khăn.
Dàn quạt. Dàn quạt là dàn lạnh không khí cưỡng bức bằng ống xoắn có cánh
tản nhiệt, bên trong là môi chất lạnh sôi hoặc nước muối (chất tải lạnh) tuần
hoàn. Khi làm lạnh trực tiếp, sự trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh sôi và không
khí thực hiện qua vách ống. Nhưng khi làm lạnh gián tiếp, có thể thực hiện
theo hai phương pháp :
235
- Phương pháp khô : nước muối và không khí trao đổi nhiệt trực tiếp qua
vách ống dàn lạnh.
- Phương pháp ướt : nước muối được phun thành các hạt nhỏ li tỉ để trao
đổi nhiệt và chất trực tiếp với không khí trong buồng phun hoặc nước muối
chảy trên bề mặt khối đệm từ trên xuống, không khí đi từ dưới lên để thực hiện
quá trình trao đổi nhiệt. Sự tuần hoàn không khí trong buồng phun có thể có
hoặc không có dẫn hướng.
Hệ thống làm lạnh không khí kiểu cưỡng bức thường có hai kênh phân
phối và thu hồi không khí tuần hoàn, biểu diễn trên hình 3-58. Không khí
trong phòng được quạt gió 4 hút vào ống dẫn khí, đi qua dàn lạnh 1, giảm
nhiệt độ, rồi đi vào ống phân phối không khí, phân đều ra trên diện tích phòng
lạnh, khép kín vòng tuần hoàn. Cẩn phải bố trí miệng thổi gió lạnh và miệng
hút gió nóng sao cho không khí lạnh được phân phối đều, đảm bảo sự đồng
đều nhiệt độ trong phòng.
Miệng thổi của kênh phân phối có thể hướng xuống dưới hoặc quay
ngang. Miệng hút có thể hướng xuống dưới, quay ngang hoặc hướng lên trên
sao cho sự phân phối không khí là hợp lí nhất. Lưu thông cưỡng bức nhưng
phải kết hợp hợp lí với các dòng không khí đối lưu tự nhiên để nâng cao hiệu
quả phân phối không khí.
Trên kênh gió có bố trí cơ cấu điều chỉnh gió dạng clapê.
Hệ thống một kênh gió biểu diễn trên hình 3-58b. Cửa lấy gió bố trí
phía dưới dàn quạt, các hành lang vận chuyển hàng và các khe hờ giữa các
đống hàng làm thêm nhiệm vụ phân phối phía trên để phân phối cho toàn bộ
diện tích buồng qua các cửa gió ở dưới hoặc ở hai bên sườn của kênh gió.
Hình 3-58c giới thiệu hệ thống ống phun làm lạnh không có kênh gió.
Không khí được hút vào phía dưới dàn lạnh và đẩy qua ống phun trở lại buồng
sau khi đã được làm lạnh. Tốc độ gió ở ống phun khá lớn 15 - 20 m/s. Dùng
phương pháp này tiết kiệm được ống phân phối gió nhưng đôi với các buồng
lớn, do phân phối không khí lạnh không đều nên cũng ít được sử dụng.
236
Hình 3-58: Sơ đồ các hệ thống tuần hoàn không khí
a) Hệ thống hai kênh gió
b) Hệ thống một kênh gió
c) Hệ thống ống phun
Hình 3-58d biểu diễn hê thống làm lạnh không khí kiểu dàn quạt treo trần.
Không khí được hút vào phía dưới sau đó được thổi ra hai bên.
Ưu điểm của dàn lạnh lưu thông không khí cưỡng bức là sự phân bố nhiệt,
độ tương đối đểu khắp thể tích cùa phòng. Sự trao đổi nhiệt giữa không kh í và
dàn lạnh. giữa không khí và sản phẩm tăng lên, giảm diện tích bề mặt. trao đổi
nhiệt, giảm tiêu tốn nguyên vật liệu, dàn gọn nhẹ, chiếm chỗ không nhiều. Khả
năng điều chỉnh nhiệt, độ phòng lạnh tốt hơn.
Nhược điểm của hệ thống là ổn, tiêu tốn thêm năng lượng cho quạt gió, tiêu
tốn thêm lạnh để thải nhiệt do quạt. gió tỏa ra, làm tăng độ khô hao sản phẩm
do độ ẩm trong phòng lạnh nhỏ.
3.2.2 Hệ thống lạnh nhà máy bia
1. Đặc điểm công nghệ
Trong các nhà máy bia người ta sử dụng hệ thống lạnh trung tâm để làm lạnh các đối
tượng sau :
- Làm lạnh các tank lên men và tank thành phẩm
- Làm lạnh tank men giống
237
- Làm lạnh nhanh nước 2oC
- Làm lạnh nhanh dịch đường sau hệ thống nấu.
- Làm lạnh trung gian hệ thống CO2
- Các hộ tiêu thụ khác: bảo quản hoan, điều hoà không khí
2. Cấu tạo.
Sau đây là sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh trung tâm sử dụng môi chất NH3 ở
nhà máy bia hiện đại. Hệ thống lạnh sử dụng glycol và nước làm chất tải lạnh. Trước
kia trong nhiều nhà máy bia người ta sử dụng chất tải lạnh là nước muối. Do tính chất
ăn mòn của nước muối ảnh hưởng quá lớn đến hệ thống các thiết bị nên hiện nay hầu
hết đã được thay thế bằng chất tải lạnh glycol .
Hình 3-59 hệ thống lạnh nhà máy bia
3. Nguyên lý hoạt động
Các thiết bị chính bao gồm: Máy nén 1 cấp hiệu MYCOM, bình bay hơi làm
lạnh glycol, dàn ngưng tụ bay hơi, các thùng chứa glycol và các thiết bị phụ khác của
hệ thống lạnh.
Thùng chứa glycol được chế tạo bằng inox, bên ngoài bọc cách nhiệt gồm 02 cái có
nhiệt độ khác nhau, đảm bảo bơm glycol đã được làm lạnh đến các hộ tiêu thụ và bơm
238
glycol sau khi sử dụng đến bình bay hơi để gia lạnh. Giữa 02 thùng glycol được thông
với nhau tạo ra sự ổn định và cân bằng
Hệ thống lạnh nhà máy bia có các tổn thất nhiệt chính sau đây:
-Tổn thất do truyền nhiệt qua tất cả các thiết bị sử dụng và bảo quản lạnh.
-Tổn thất nhiệt do làm lạnh nhanh dịch đường húp lông hoá sau hệ thống nấu.
-Tổn thất nhiệt để làm lạnh các đối tượng khác.
Tổn thất nhiệt do truyền nhiệt ở các thiết bị sử dụng và bảo quản lạnh
Tổn thất nhiệt ở tất cả các thiết bị làm lạnh, bao gồm:
- Các tank lên men và tank thành phẩm;
- Bình bay hơi làm lạnh glycol;
- Thùng glycol;
- Thùng nước 2 oC;
- Các thùng men giống;
Việc tính tổn thất nhiệt ở các thiết bị này có đặc điểm tương tự nhau, đó là tổn thất
nhiệt chủ yếu qua vách có dạng hình trụ, bên ngoài tiếp xúc không khí, bên trong là
môi trường lạnh (Môi chất lạnh, glycol, dịch bia hoặc nước lạnh)
Khi tính tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che của tank lên men, tank thành phẩm và
thùng men giống chúng ta gặp khó khăn về 2 vấn đề :
- Dọc theo bề mặt bên trong của tank có vị trí tiếp xúc với dịch bia, có vị trí tiếp xúc
với glycol và có nơi tiếp xúc với không khí nên khó xác định hệ số toả nhiệt bên trong.
Vì vậy, một cách gần đúng có thểcoi như tổn thất từ dịch bia ra môi trường xung
quanh.
- Phần thân hình trụ, phần đáy và đỉnh có thể hình côn hoặc hình elip khá khó xác
định. Để đơn giản bài toán tạm qui đổi diện tích toàn bộ ra dạng hình trụ và bên trong
coi như tiếp xúc với một môi trường lạnh nhất định nào đó.
Tổn thất do truyền nhiệt qua thân trụ được tính theo công thức sau: Q = k.h.∆t
3.2.3 Hệ thống lạnh trung tâm sử dụng máy làm lạnh nước Water chiller
1. Đặc điểm công nghệ
Ngoài ứng dụng cho ngành điều hòa không khí, hệ water chiller còn ứng dụng
phổ biến cho ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp nhựa và thực phẩm. Hệ
thống máy làm lạnh nước water chiller: dùng để làm mát khuôn nhựa và nâng cao
239
năng suất sản phẩm tạo ra đối với hệ thống máy ép nhựa. vì nếu khuôn không được
giải nhiệt liên tục, khuôn sẻ bị nóng lên do quá trình truyền nhiệt từ nhựa và bộ phận
tạo nhiệt làm chín keo nhựa trong quá trình thổi khuôn. Đối với một số máy ép nhựa
chỉ cần giải nhiệt bằng tháp giải nhiệt, loại này thì nằng suất sản phẩm sẻ tạo ra ít hơn
vì còn đợi một khoảng thời gian delay để làm mát khuôn, khuôn giải nhiệt tốt keo
nhựa sẻ không bị dính và được thổi điều vào khuôn, chất lượng sản phẩm làm ra sẻ tốt
hơn. Vì vậy máy làm lạnh nước water chiller cho năng suất máy ép nhựa cao hơn khi
dùng trong công nghiệp. thường thì trong công nghiệp ép nhựa năng suất lớn đòi hỏi
nhiệt độ nước vào giải nhiệt khoảng 17o C đến 18o C trong toàn bộ quá trình .
2. Hệ thống cấp nước hai đường ống
Hình 3- 59 Sơ đồ cơ cấu hoạt động của Chiller giải nhiệt bằng nước
Quy Trình Vận Hành Hệ Thống Điều Hòa Không khí Water Chiller.
Bước 1: cho AHU hoạt động,cho bơm nước tầng kỹ thuật hoạt động.
Bước 2:bật công tắc các van điện ( nếu có hệ thống van tay ta tiến hành mở van tay
trước khi mở van điện), kiểm tra van điện đã mở chưa.
240
Bước 3: cho bơm nước giải nhiệt hoạt động ,bơm nào hoạt động thì mở van tay và van
điện bơm đó ,còn lại các van khóa ( độ chênh áp đầu vào và đầu ra khỏi bình ngưng tụ
khoảng 0,6 KG (3.4/ 4) nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng là: 35 /30 độ C )
-nếu dưới 32 / 28 độ C thì không cần phải chạy hệ thống quạt tháp giải nhiệt trên tháp
giải nhiệt.
Bước 4: cho bơm nước lạnh hoạt động ,bơm nào hoạt động thì mở van bơm đó ,còn lại
các van khác khóa,( độ chênh áp đầu ra và vào khỏi bình bay hơi là:0.6 KG.
Bước 5: ấn số 159 ,ấn enter để mở khóa màn hình điều khiển chiller.
Bước 6: kiểm tra các thông số trên màn hình tinh thể lỏng .
Nếu tình trạng công tắc dòng bơm nước giải nhiệt hiện chữ Flow hoặc No Flow.
** nếu hiện chữ Cond Water Flow switch status No Flow :đề nghị kiểm tra tình trạng
đường nước giải nhiệt .tình trạng công tắc dòng bơm nước lạnh hiện chữ Flow hoặc
No Flow.
** nếu hiện chữ “Evap Water Flow switch status”: No Flow đề nghị kiểm tra tình
trạng đường nước lạnh.
-áp suất dầu báo trên 250 kpa .
-đầu tín hiệu dầu hiện chữ Wet hoặc Dry :
** nếu hiện chữ “Oil los level sensor” : Dry
tuyệt đối không được cho máy chạy.
-sau khi kiểm tra đầy đủ các điều kiện trên .
Bước 7: trên màn hình tinh thể lỏng ta ấn AUTOR – 1 lúc sau máy sẽ tự hoạt động
(sau khoảng 1 phút ) và khi nào đạt nhiệt độ cài đặt ,máy sẽ tự động giảm tải và tự
dừng hoạt động.
-trong lúc máy đang hoạt động muốn kiểm tra các thông số ta ấn vào Main hoặc
Report.
Chú ý : nếu trường hợp máy có lỗi thì nút Arlam nhấp nháy liên tục, thao tác xóa lỗi ;
ấn Arlam –hiện lỗi -ấn tiếp Reset -ấn Autor .
-kiểm tra thường xuyên độ chênh áp suất trước và sau bình ngưng tụ ,bình bay hơi qua
đồng hồ áp suất (áp kế).
-nhiệt độ và tiếng kêu của các thiết bị ( gồm cả AHU).nếu có hiện tượng lạ phải cho
241
dừng máy ngay để kiểm tra hệ thống và xử lý ,ghi vào sổ theo dõi sau mỗi giờ máy
hoạt động .
3. Hê ̣thống cấp nước 2 đường ống có hồi ngươc̣
Quy Trình Dừng máy :
Bước 1: ấn nút Stop trên màn hình , 5 đến 10 phút sau máy sẽ dừng .
Bước 2: tắt quạt tháp giải nhiệt bình ngưng tụ .
Bước 3: tắt bơm nước giải nhiệt bình ngưng + van điện , van tay của bơm nước giải
nhiệt, sau 20 phút sau :
Bước 4:tắt bơm nước lạnh + van điện,van tay.
- tắt AHU trên màn hình máy tính điều khiển .nếu khu vực nào không cần cấp lạnh .
Bước 5: kiểm tra ,vệ sinh phòng máy .
Bước 6: ghi sổ giao ca vận hành máy (nhật ký vận hành )
- Chú ý : sau khi dừng máy phải ngắt tất cả các Aptomat cấp nguồn cho thiết bị .trừ
Aptomat tổng và 2 Aptomat cấp nguồn cho 2 Chiller luôn luôn được dung 24/24 để
sấy dầu bôi trơn hệ thống.
- khóa tất cả các van trước khi dời khỏi phòng máy.
Nguồn : Internet
242
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng nước và hơi nước bão hòa
1:
243
1:
244
1:
245
1:
246
Phụ lục 2: Bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt
2:
247
2:
248
2:
249
2:
250
2:
251
2:
252
Phụ lục 3: Đồ thị i-s của nước
253
Phụ lục 4: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R717
254
Phụ lục 5: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R12
255
Phụ lục 6: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R22
256
Phụ lục 7: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R134a
257
Phụ lục 8: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R410A
258
Phụ lục 9: Đồ thị lgp-h của môi chất lạnh R407C
259
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Hải - Trần Thế Sơn; Kỹ thuật nhiệt; NXB KHKT năm 2005.
[2]. Bùi Hải - Bài tập kỹ thuật nhiệt; NXB KHKT năm 2006.
[3]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy; Kỹ thuật lạnh cơ sở; NXB Giáo dục
năm 2007.
[4]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy-Đinh Văn Thuận; Kỹ thuật lạnh ứng
dụng; NXB Giáo dục năm 2003
[5]. Nguyễn Đức Lợi; Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh; NXB KHKT năm
2005.
[6]. Đinh Văn Thuận - Võ chí Chính; Hệ thống máy và thiết bị lạnh; NXB
KHKT năm 2007
[7]. Hà Đăng Trung - Nguyễn Quân; Cơ sở kỹ thuật điều hòa không khí;
NXB KHKT năm 2005.
[8]. Nguyễn Đức Lợi; Ga, dầu và chất tải lạnh bảng và đồ thị; NXB Giáo dục
2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_ky_thuat_nhiet_lanh.pdf