Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế học do mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết
những vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? SX cho ai?).
Quan điểm thứ hai: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các
hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế.
Quan điểm thứ ba: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu
các mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Trên cơ sở đó tìm ra mối quan
hệ tối ưu để phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Quan điểm thứ tư: Kinh tế học nghiên cứu các sự kiện, các hoàn cảnh và xu
hướng phát triển của nó để có những chính sách phù hợp.
Quan điểm thứ năm: Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu cách
thức các xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất nhằm
đáp ứng các nhu cầu sử dụng cạnh tranh.
60 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng kinh tế vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá hàng hoá tăng TR giảm TR không đổi TR tăng
Giá hàng hoá giảm TR tăng TR không đổi TR giảm
D
Q2
P2
P1
P
0 Q1
A
B
EDP >1
Q
D
Q2
P2
P1
Q
P
0 Q1
A
B
EDP <1
D
Q2
P2
P1
P
0 Q1
A
B
EDP = 1
Hình 3.1: Các trường hợp co giãn
Q
P1
P2
P
0 Q1
D
EDP = 0
Q2
P1
P2
Q
P
0 Q1
D
EDP =
Hình 3.2: Các trường hợp co giãn
Q
D
Q2
P2
P1
P
0
Q1
A
B C
+
EDP > 1
D
Q2
P2
P1
Q
P
0 Q1
A
B C
+
EDP < 1
Q
D
Q2
P2
P1
P
0
Q1
A
B C
EDP =1
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu với tổng doanh thu
Q2
+
42
Tại sao trong nông nghiệp xảy ra tình trạng một số sản phẩm hàng hóa được mùa thì bị
rớt giá, mất mùa nông dân lại có thu nhập cao.Vận dụng trường hợp trên, thực tế trong
sản xuất sản phẩm ngành nông nghiệp, do hầu hết các sản phẩm nông nghiệp có độ co
giãn cầu đối với giá cả thấp, nên việc mất mùa, giảm sản lượng cung ứng trên thị
trường là tạo ra sự tăng giá, mức giá tăng nhiều hơn mức giảm của tổng sản lượng. Kết
quả là tổng doanh thu của người nông dân tăng lên cao hơn so với năm được mùa.
Vận dụng trường hợp trên, thực tế ở các nước có nền công nghiệp phát triển,
trong sản xuất sản phẩm ngành nông nghiệp, Chính phủ có giải pháp quy hoạch vùng
chuyên canh. Việc làm giảm quy mô gieo trồng, giảm sản lượng cung ứng trên thị
trường là tạo ra sự tăng giá, mức giá tăng nhiều hơn mức giảm của tổng sản lượng.
Kết quả là tổng doanh thu của người nông dân tăng lên cao hơn.
- Vận dụng độ co giãn:
+ Khi một tỷ lệ phần trăm giảm của giá, làm cho số lượng cầu tăng lên theo một
tỷ lệ phần trăm lớn đến mức làm cho tổng doanh thu tăng gọi đó là mức cầu co giãn.
Khi kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ có EDP>1, khi đó muốn tăng doanh thu
doanh nghiệp cần phải giảm giá.
+ Khi một tỷ lệ phần trăm giảm của giá làm cho số lượng cầu tăng nhẹ tới mức làm
cho tổng doanh thu giảm xuống gọi là mức cầu ít co giãn. Khi kinh doanh các loại hàng
hoá dịch vụ mà có EDP<1, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu cần phải tăng giá
+ Khi một tỷ lệ phần trăm giảm của giá làm cho số lượng cầu tăng lên theo một
tỷ lệ phần trăm vừa đủ để bù đắp lại làm cho tổng diện tích không đổi là cầu co dãn
đơn vị (EDP = 1), doanh thu đạt cực đại.
Ví dụ: Cầu về bánh trung thu của một cửa hàng trong dịp tết trung thu được thể
hiện ở hình sau: Giá tính bằng 1000đ; lượng tính bằng chiếc.
b. Co giãn cầu theo thu nhập (EDI)
- Khái niệm
Với điều kiện giá cả hàng hoá giữ nguyên thì khi thu nhập tăng sẽ kéo theo sự
tăng cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên nó tăng theo mức độ khác nhau. Do vậy cách
thức người tiêu dùng chi tiêu vào mặt hàng khác nhau tuỳ thuộc vào thu nhập.
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
10
0
20
30
40
50
60
70
Lượng
Giá
EP > 1
EP = 1
EP < 1
D
43
Sự co giãn của cầu theo thu nhập là tỷ số mức thay đổi tính bằng phần trăm của
lượng cầu một mặt hàng nào đó với mức thay đổi tính bằng phần trăm về thu nhập
của người tiêu dùng.
Ta có: EDI =
I
Q
%
%
Trong đó: + I là thu nhập
+ EDI độ co cầu theo thu nhập
- Phương pháp tính độ co giãn cầu thu nhập
+ Phương pháp điểm cầu: EDI =
I
Q
x
Q
I
+ Phương pháp đoạn cầu: EDI =
I
Q
x
Q
I
Trong đó: + I là trị số trung bình của thu nhập: I =
2
21 II
+ Q là trị số trung bình của lượng cầu: Q =
2
21 QQ
- Ý nghĩa độ co giãn:
Độ co giãn của cầu theo thu nhập do sự dịch chuyển chiều ngang đường cầu khi
thu nhập thay đổi.
+ Hàng hoá thông thường có EDI > 0
+ Hàng hoá thứ cấp có EDI < 0
+Hàng hoá xa xỉ, hàng cao cấp có EDI > 1
+ Hàng thiết yếu có EDI < 1
- Mối quan hệ giữa thu nhập với các loại hàng hoá
+ Tỷ trọng % ngân sách của hàng hoá thứ cấp sẽ giảm khi thu nhập tăng
+ Tỷ trọng phần trăm ngân sách của hàng xa xỉ tăng khi thu nhập tăng.
+ Tỷ trọng phần trăm ngân sách của hàng thiết yếu giảm khi thu nhập tăng.
+ Tỷ trọng phần trăm ngân sách hàng thông thường giảm khi thu nhập tăng.
- Vận dụng độ co giãn
Ðộ co dãn cầu đối với thu nhập là những thông tin chủ yếu để dự báo hình thái
nhu cầu của người tiêu dùng khi nền kinh tế tăng trưởng và mọi người trở nên giàu có
hơn. Chẳng hạn theo thống kê và dự đoán ở các nước phát triển, cứ thu nhập tăng 15%
sẽ làm giảm 7% nhu cầu thuốc lá, nhưng làm tăng cầu rượu mạnh thêm lên 39%. Giả
thiết bình quân một năm thời gian sắp tới có thu nhập tăng 5%. Như vậy, tài liệu này
làm căn cứ cho các nhà sản xuất kinh doanh có các quyết định quy hoạch phát triển sản
xuất trong 3 năm tới. Ðối với ngành sản xuất rượu mạnh, cần mở rộng quy mô ngành,
và đối với sản xuất thuốc lá cần giảm hợp lý quy mô phù hợp với cầu thị trường. Ðối
với Nhà nước sẽ dựa vào thông tin này ban hành một số chính sách phù hợp để khuyến
khích hoặc hạn chế phát triển cho phù hợp với mục tiêu phát triển từng thời kỳ và thực
hiện chính sách tăng mức thuế đánh vào hai ngành này nhằm hạn chế cung thuốc lá và
thuế đánh vào sản xuất rượu vì họ đang có lợi nhuận cao.
Nghiên cứu độ co giãn cầu đối với thu nhập sẽ có ý nghĩa trong quan hệ mậu
dịch giữa các nước với nhau. Khi các nước đang trở nên giàu có hơn, trên thị trường
có cầu về hàng xa xỉ (đồ dùng gia đình tiện lợi lâu bền, ti vi, máy giặt, ô tô) gia tăng
44
nhanh. Khi đó, ta xác định được độ co dãn của cầu đối với thu nhập của từng loại
hàng hoá, đây là cơ sở đề xuất các định hướng đầu tư, trợ cấp cho các ngành sản xuất
hàng xuất khẩu hợp lý, đáp ứng cầu thị trường về từng loại hàng hoá đó.
Như vậy, độ co giãn của cầu đối với thu nhập là lượng thông tin chủ chốt để dự
báo hình thái nhu cầu người tiêu dùng khi nền kinh tế tăng trưởng và mọi người trở
nên khá giả hơn. Như vậy những dự báo này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh
nghiệp như mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, là cơ sở cho việc hoạch định
chính sách thuế của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Ví dụ: Thu nhập và cầu về tủ lạnh của thị xã Vĩnh Yên năm 1998
Nhóm
thu nhập
Mức thu nhập bình quân
tháng/người (đồng)
Lượng cầu tủ lạnh
(chiếc)
1 330.000 20
2 340.000 22
Áp dụng công thức: EDI =
I
Q
x
Q
I
(1)
I = I2 - I1 = 340.000 - 330.000 = 10.000
Q = Q2 - Q1= 22 - 20 = 2
I =
2
21 II =
2
00.340000.330
= 335.000đ
Q =
2
21 QQ =
2
2220
= 21
Thay vào (1) ta được: EDI =
10000
2
x
21
335000
= 3
Vậy tủ lạnh là hàng hoá cao cấp
c. Độ co giãn chéo của cầu.
- Khái niệm
Ðộ co giãn cầu theo giá hàng hoá có liên quan (hay độ co giãn của cầu theo giá
chéo) cho biết khi có 1% tăng lên (hoặc giảm đi) của giá hàng hoá có liên quan sẽ làm
lượng cầu hàng hoá thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu phần trăm.
Độ co giãn của cầu theo giá của hàng hoá có liên quan ( EDXY) độ co giãn cầu của
một mặt hàng (X) với giá của một mặt hàng Y được hiểu là tỉ số % thay đổi của
lượng cầu của một mặt hàng (X) với % thay đổi trong giá của hàng hoá (Y) trong
điều kiện là hàng hoá x không thay đổi.
Ta có:
)(
)(
)(
)(
)(
)(
XYD %
%
E
xD
y
y
xD
y
xD
Q
P
x
P
Q
P
Q
+ Nếu EDXY
> 0 khi đó hai hàng hoá là thay thế cho nhau
+ Nếu EDXY < 0 khi đó hai hàng hoá là bổ sung cho nhau
3.1.2 Độ co giãn của cung
a. Một số vấn đề chung
Cung hàng hoá trong thị trường được hình thành bởi các yếu tố khác nhau
như giá của hàng hoá, giá yếu tố đầu vào, số lượng DN tham gia sản xuất và cung
ứng, tiến bộ kỹ thuật, chính sách Chính phủ, kỳ vọng của người sản xuất... Do đó, từ
khái niệm và cách tính chung về độ co giãn ở trên ta có thể xác định được độ co giãn
của cung đối với từng yếu tố đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Có thể
45
tính độ co giãn cung theo yếu tố X bất kỳ nào đó (ESX) theo hai cách là theo khoảng
cung, ứng với sự thay đổi của yếu tố X và tại điểm cung, ứng với một số cung nào đó
trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Tương tự cách hiểu như đối với cầu, độ co giãn của cung đối với một yếu tố
X nào đó cho biết khi thay đổi 1% của mức yếu tố X thì có bao nhiêu phần trăm thay
đổi của lượng cung hàng hoá đó trên thị trường.
b. Ðộ co giãn cung đối với giá cả hàng hóa (ESP)
Mức độ của EPS cho biết mức nhạy cảm của lượng hàng hoá hoá cung ứng ở
thị trường nhạy cảm nhiều hay ít khi có giá hàng hoá thị trường thay đổi. Cách tính
ESP tương tự như tính E
D
P nhưng trị số của E
S
P > 0 (luôn dương) vì quan hệ giữa giá
và cung hàng hoá là đồng biến (thuận chiều).
hay
Trong phân tích người ta thường so sánh giữa EDP và E
S
P về trị tuyệt đối của
hai giá trị này, từ đây cho biết mức độ phản ứng nhiều hay ít về lượng hàng hoá mua
của người tiêu dùng và lượng hàng hoá bán ra của người sản xuất đối với sự thay đổi
giá cả hàng hoá đó.
Nghiên cứu EDP và E
S
P có ý nghĩa vận dụng trong phân tích thặng dư của
người tiêu dùng và người sản xuất tại mức giá cân bằng trên thị trường. Từ đây làm
cơ sở cho Nhà nước có chính sách thuế hoặc chính sách trợ cấp, bảo hiểm đối với
người sản xuất hoặc người tiêu dùng nhằm phân phối lại thặng dư giữa người sản
xuất và người tiêu dùng.
c. Các loại độ co giãn của cung theo các yếu tố khác
- Ðộ co giãn cung đối với giá cả yếu tố đầu vào nào đó (EPinS)
- Ðộ co giãn cung đối với tiến bộ kỹ thuật sản xuất? (ETeS)
- Ðộ co giãn cung đối với chính sách thuế hoặc trợ cấp, bảo hiểm (EGS)
- Ðộ co giãn cung đối với số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất (ENS)
3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn
a. Sự sẵn có và giá cả của hàng hoá thay thế trên thị trường
Giá cả hàng hoá thay thế trên thị trường càng thấp thì độ co giãn của cầu đối
với giá cả càng lớn. Khi đó, người tiêu dùng dễ dàng chuyển sang tiêu dùng với lượng
cầu hàng thay thế nhiều hơn, cũng có nghĩa là lượng hàng hoá ta nghiên cứu có lượng
bán ra bị giảm nhiều khi có 1% giảm giá của hàng hoá thay thế và ngược lại.
b. Mức chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hoá
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thu nhập của người tiêu dùng để
chi tiêu cho nhiều loại hàng hoá nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Một loại hàng hoá có mức chi tiêu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi tiêu
(tổng thu nhập) của người tiêu dùng thì độ co dãn của cầu theo thu nhập và độ co
giãn cầu theo giá chéo là nhỏ. Do đó, người tiêu dùng không cần xem xét những mặt
hàng thay thế khi giá hàng hoá này tăng.
Ðối với loại sản phẩm do một tập hợp người sản xuất, khối lượng sản phẩm
nhiều, quyết định đến thị trường sản phẩm. Khi đó, người sản xuất, cung ứng thực
%QS
ESP = %P
QS
P
P
Qs
ESP =
46
hiện giảm qui mô sản xuất để tăng tổng doanh thu của người bán (hoặc tăng chi tiêu
của người mua).
Ðối với loại hàng hoá có mức chi tiêu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi tiêu
của người tiêu dùng, họ có độ co giãn cầu theo thu nhập và độ co giãn cầu theo giá
chéo là lớn, khi đó người SX sẽ có quyết định lượng cung ứng hàng hoá thay thế tăng
nhanh với giá giảm ít vẫn làm tăng doanh thu cho người sản xuất.
c. Số lượng người mua hàng lần đầu ảnh hưởng đến độ co giãn cầu
Nếu số lượng người mua hàng lần đầu nhiều, thì cầu hàng hoá có hướng co
giãn (co giãn ít), khi đó khách hàng gắn bó với người bán. Ðây còn là biểu hiện của
yếu tố tâm lý người mua hàng. Do đó, để thu hút khách hàng, các nhà cung ứng
thường sử dụng các biện pháp khuyến mại, hoặc hạ giá với chất lượng hàng hoá tốt
khi mới tham gia thị trường.
d. Tác động của thuế (hoặc trợ cấp) đến sự thay đổi thặng dư người sản
xuất và người tiêu dùng, tuỳ thuộc vào độ co giãn cung và cầu đối với giá cả
của nó
Tại trạng thái cân bằng trên thị trường có PE và QE người ta xác định được
thặng dư (hay lợi ích) của người tiêu dùng và người sản xuất.
Thặng dư của người tiêu dùng là phần giá trị chênh lệch giữa doanh thu của
mức giá tối đa mà người tiêu dùng định trả với giá cân bằng ứng với lượng hàng hoá
cân bằng trên thị trường. Xác định thặng dư của người tiêu dùng CS là phần diện tích
tam giác giới hạn bởi phía dưới đường cầu đến trạng thái cân bằng của hàng hoá ở thị
trường (thể hiện trên đồ thị).
Thặng dư của người sản xuất là phần giá trị chênh lệch giữa doanh thu của
mức giá cân bằng với mức giá tối thiểu mà người sản xuất được hưởng ứng với
lượng hàng hoá cân bằng trên thị trường. Xác định thặng dư của người sản xuất PS là
phần diện tích tam giác giới hạn bởi phía trên đường cung đến trạng thái cân bằng
trên thị trường. Phần diện tích nằm trên trục hoành đến đường cung biểu thị chi phí
sản xuất.
Giải thích ảnh hưởng của yếu tố giá cả, ta hiểu sự phân phối thặng dư cho
người tiêu dùng và người sx trên thị trường hàng hoá đó qua trạng thái cân bằng.
Phân tích tác động của thuế (hoặc trợ cấp) trên một đơn vị hàng hoá bán ra
đến thặng dư CS và PS được xem xét từ sự thay đổi trạng thái cân bằng bởi đường
cung dịch chuyển. Khi đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm bán ra, làm cho đường
D
0
PE
P
Pmax
Q QE
E
S
PS
CS
CS: Consumer Surplus
(Thặng dư người tiêu dùng)
PS: Producer Surplus
(Thặng dư người sản xuất)
Pmin
Hình 3.3. Thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất
47
cung chuyển lên trên về phía trái từ S sang S1. Hoặc khi Nhà nước trợ cấp trên một
đơn vị sản phẩm bán ra, đường cung chuyển xuống dưới về phía phải từ S sang S2.
Nếu hàng hoá nào đó độ co dãn cầu theo giá có trị tuyệt đối lớn hơn độ co
dãn của cung theo giá (EP
D > EP
S), khi đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm bán ra thì
người mua chịu thuế ít hơn, người sản xuất chịu thuế nhiều hơn (hình 3.4b). Ðiều
này có nghĩa là sau khi đánh thuế, người sản xuất bị giảm một giá trị thặng dự (bị
thiệt) nhiều hơn so với người tiêu dùng.
Và ngược lại, nếu trị tuyệt đối EP
D < EP
S, biểu diễn ở hình 4.3c.
Nếu loại hàng hoá trên thị trường có đường cầu và đường cung với trị tuyệt
đối EP
D = EP
S, khi đó Nhà nước đánh thuế (hoặc trợ cấp) trên một đơn vị sản phẩm
bán ra thì cả người tiêu dùng và người sản xuất đều chịu thiệt (hoặc được lợi hơn)
như nhau. Minh hoạ khi có thuế trong trường hợp này ở hình 3.4a.
a. Trị tuyệt đối độ co giãn của cầu theo giá bằng độ co giãn của cung theo giá
b. Trị tuyệt đối độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn độ co giãn của cung theo giá
c. Trị tuyệt đối độ co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn độ co giãn của cung theo giá
Dựa vào độ co giãn của cầu, cung Nhà nước tuỳ điều kiện cụ thể mà ban hành
sắc thuế (hoặc trợ cấp) cho đúng đắn và đạt được mục tiêu đề ra.
3.2 LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.2.1 Lý thuyết về lợi ích
3.2.1.1 Khái quát chung về lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo các nhà tâm lý học, xã hội học thì việc mua sắm hàng hoá xuất phát từ khát
vọng của người tiêu dùng, tức là mong muống được tiêu dùng chúng.
Về mặt kinh tế, các nhà kinh tế chỉ quan tâm nhiều đến khả năng và sự sẵn sàng
chi trả cho các hàng hoá, dịch vụ, còn sở thích thì chỉ xem xét nó ảnh hưởng như thế
nào tới quyết định tiêu dùng.
Giả định bạn hài lòng về một sản phẩm nào đó thì bạn sẽ sẵn sàng trả giá cao cho
nó, còn nếu bạn không thích thì thậm chí cho không bạn cũng không quan tâm .
Mỗi quyết định tiêu dùng đều đi kèm theo các lợi ích và các chi phí. Lợi ích là
tác dụng có ích cho họ trong tiêu dùng hàng hoá đó, còn chi phí là những chi phí cơ
hội (opportunity) phải có, đó là các phương án chi cho tiêu dùng hàng hoá đã chọn thì
bỏ qua cơ hội (phải hy sinh) tiêu dùng các sản phẩm thoả mãn mong ước khác, khi đã
P
PE1
PE
PS
Q QE QE1 0
D
S
S1
E
E1
P
PE1
PE
PS
c
Q QE QE1 0
D
S
S1
E
E1
a
Q QE QE1 0
D
S
S1
E
E1
P
PE1
PE
PS
b
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thuế tới thặng dư người tiêu dùng, người sản xuất
48
quyết định tiêu dùng hàng hoá đã chọn với cùng số tiền đó. Ở phần này ta xem xét kỹ
hơn các đường cầu bằng cách xây dựng một mô hình về sự lựa chọn của người tiêu
dùng trên thị trường. Mô hình này có 4 yếu tố thể hiện bối cảnh của người tiêu dùng
ở thị trường
(1) Thu nhập của người tiêu dùng (các yếu tố khác liên quan thu nhập không đổi)
(2) Giá cả hàng hoá trên thị trường người tiêu dùng có thể chấp nhận
(3) Thị trường vận động tuân theo quy luật cầu
(4) Sở thích người tiêu dùng có sự sắp xếp theo thứ tự từ mức nhiều đến ít
(5) Quyết định (lựa chọn) tiêu dùng tối ưu với mục tiêu đạt lợi ích tối đa.
Qua mô hình nêu trên cho phép chúng ta dự đoán người tiêu dùng sẽ phản
ứng như thế nào đối với những thay đổi của các điều kiện ở thị trường. Như vậy,
người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng tối ưu qua nghiên cứu lý thuyết riêng là lý thuyết
về lợi ích. Do đó, để tiêu dùng đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích phụ thuộc vào
nhiều yếu tố ràng buộc khác nhau, do đó cần phải giải quyết thoả đáng các vấn đề
chủ yếu nêu trên.
3.2.1.2 Một số khái niệm
a. Lợi ích và tổng lợi ích
Lợi ích là khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích thú
chủ quan, tính hữu ích và sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá mà có. Không thể đo
được lợi ích bằng các đơn vị vật lý như đơn vị điện tử, trọng lượng hoặc chiều dài.
Tuy nhiên, khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích của các nhà kinh tế dùng để
giải thích nhiều hiện tượng kinh tế cũng như hành vi của người tiêu dùng.
- Khái niệm lợi ích (Utility – U)
Lợi ích là sự như ý, sự hài lòng (thoả mãn) do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
mang lại.
- Khái niệm tổng lợi ích (Total Utility - TU)
Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng các hàng hoá hoặc
dịch vụ mang lại.
b. Lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Lợi ích cận biên (Marginal Utility - MU).
Lợi ích cận biên (lợi ích biên) phản ánh mức độ hài lòng hay lợi ích tăng thêm hoặc
giảm đi do tiêu dùng thêm hay bớt đi một đơn vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ mang lại
Lợi ích cận biên là mức gia tăng tổng mức lợi ích đạt được nhờ tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hoá với một mức tiêu dùng cho trước.
Từ khái niệm này ta có cách tính lợi ích cận biên, khi tiêu dùng loại hàng X
nào đó, đạt được tổng lợi ích. Nếu ta biết các mức tổng lợi ích TUi ứng với các mức
tiêu dùng với từng mức tiêu dùng hàng Xi. Hoặc biết hàm TU phụ thuộc mức tiêu
dùng hàng hoá có biến số X.
1
1
nn
nn
XX
TUTU
X
TU
MU hoặc xTU
dX
dTU
MU )'(
Trong đó: TU là sự thay đổi về tổng lợi ích
X là sự thay đổi về lượng
49
Ví dụ: Một thanh niên uống bia vào buổi trưa mùa hè với số lượng cốc bia tăng
dần, khi đó anh ta có tổng lợi ích và lợi ích cận biên sau khi uống thể hiện qua bảng:
Mức uống (số cốc) 1 2 3 4 5 6
Tổng lợi ích (TU) 10 17 20 20 16 11
Lợi ích cận biên (MU) 10 7 3 0 - 4 - 5
Xem xét quan hệ giữa lợi ích cận biên và tổng lợi ích ta biết: nếu lợi ích cận
biên là số dương (MU > 0) tạo cho TU tăng lên. Khi đó người ta tiếp tục tăng mức
tiêu dùng để tăng TU. Ngược lại. Tại mức tiêu dùng nào đó (Xm) có MU = 0 khi đó
người ta đạt tổng lợi ích cực đại (TUmax). Trong thực tế không phải tiêu dùng mọi
hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm.
Số liệu biểu diễn ở hình trên, ta có tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày
càng nhỏ. Chiều cao mỗi bước là thể hiện cho lợi ích biên giảm dần.
- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích tại sao ta lại mua một số
hàng hoá hay tiếp tục mua thêm một đơn vị hàng hoá hoặc không tiếp tục mua thêm
mà dừng lại mức tiêu dùng vào một thời điểm nào đó.
Trong thực tế, khi ta tiêu dùng nhiều đơn vị hơn một loại hàng hoá nào đó thì
tổng lợi ích sẽ tăng lên tức là ta có sự hài lòng, thích thú hơn, sự thoả mãn nhu cầu ở
mức cao hơn. Nhưng tiếp tục tăng số đơn vị hàng hoá ngày càng nhiều hơn thì lợi ích
sẽ tăng với nhịp độ càng chậm. Sự tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi
tiêu dùng thêm hàng hoá đó. Kết quả này là do sự thích thú hài lòng giảm đi khi tiêu
dùng thêm mặt hàng đó.
Quy luật này có thể phát biểu như sau: Lợi ích cận biên của một mặt hàng
hoá có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một
thời kỳ nhất định.
Khi tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng mức lợi ích sẽ tăng lên
nhưng tăng với nhịp độ ngày càng chậm.Việc tăng chậm hơn của tổng lợi ích diễn ra
vì lợi ích biên giảm đi khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó.
Ðây là quy luật trừu tượng và thực tế ta không đo được lợi ích tổng lợi ích và
lợi ích cận biên. Quy luật này thích hợp với thời kỳ ngắn để xem xét thị hiếu tiêu
dùng từ đó quyết định trong lượng cầu. Tuy nhiên, ta thiết lập các tình huống cụ thể
có giả định sát với thực tế để so sánh giữa lợi ích tăng thêm với chi phí trả thêm khi
mua thêm hàng hoá để làm cơ sở xác định mức tiêu dùng tối ưu.
1 0 2 3 4 5 6
TU
U
MU
1 0 2 3 4
U
Hình 5.3: Tổng lợi ích và lợi ích cận biên
50
Ví dụ: Khi ta ăn bánh rán, chiếc bánh thứ nhất có thể gây cảm giác rất ngon
miệng, ta ăn chiếc thứ hai thì cảm giác ngon đó sẽ không ngon bằng chiếc thứ nhất...
chiếc thứ tư ta cảm thấy chán, chiếc thứ năm cảm thấy khó chịu.
- Lợi ích cận biên và đường cầu
Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác
thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá mà có.
Không thể đo lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như đơn vị điện tử,
trọng lượng hay chiều dài. Tuy nhiên khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích của
các nhà kinh tế dùng để giải thích nhiều hiện tượng kinh tế cũng như hành vi người
tiêu dùng. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật
lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại dốc xuống dưới về phía
phải. Chúng ta thấy có mối quan hệ qua lại giữa lợi ích cận biên và giá cả. Lợi ích cận
biên của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn
cho nó và khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Như vậy có
thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một loại hàng hoá.
Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có sự
tương đồng. Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên
giảm dần của người tiêu dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã làm
cho đường cầu dốc xuống dưới (MU = D). Nếu các đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta sẽ
có đường cầu gãy khúc nối các điểm cầu. Nếu các đơn vị tiêu dùng là vô cùng nhỏ
cũng có ý nghĩa, hay các đơn vị tiêu dùng là liên tục đường cầu sẽ được thể hiện
bằng đường liền. Ðường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường
cầu cá nhân ở từng mức giá của nó trên thị trường.
3.2.2 Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Theo các nhà tâm lý học cho rằng, mục đích của tiêu dùng là để tồn tại. Khi thu
nhập còn thấp thì người ta chỉ quan tấm đến “ăn no mặc bền” nhưng khi thu nhập
cao thì họ lại quan tâm đến “ăn ngon mặc đẹp” quan tâm đến sở thích.Với bản năng
tự nhiên con người sẽ vươn tới nhu cầu cao hơn.Việc mua sắm để giải quyết vấn đề
ăn, ở, mặc chính là để khẳng định tính cách của họ.
Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng là giải thích xem làm thế nào để
người tiêu dùng điều hoà giữa cái họ muốn với những cái thị trường cho phép dựa
vào thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hoá.
Các yếu tố quyết định khi tiêu dùng:
+ Thu nhập của người tiêu dùng.
+ Giá cả hàng hoá.
+ Sở thích của người tiêu dùng.
a. Đường ngân sách
Như chúng ta đã biết, nhu cầu của con người dường như là vô hạn nhưng nguồn
ngân sách để đáp ứng nhu cầu lại có hạn. Chúng ta luôn bị hạn chế bởi sự ràng buộc
về ngân sách.
- Thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hoá sẽ xác định sự ràng buộc về
ngân sách của người tiêu dùng.
+ Sự ràng buộc về ngân sách sẽ đặc tả các nhóm hàng khác nhau mà người tiêu
dùng có thể mua được.
+ Sự ràng buộc về ngân sách cho biết lượng tối đa có thể mua của một mặt hàng
khi đã mua một lượng mặt hàng khác đối với một nguồn thu nhập nhất định.
+ Sự ràng buộc về ngân sách cho thấy phải hi sinh lượng mặt hàng này là bao
nhiêu để được một lượng hàng hoá khác.
51
Giả sử thu nhập của người tiêu dùng là 1000.000đ/tuần số tiền này chi cho thực
phẩm và quần áo. PTP = 100.000đ/đv . PA = 200.000đ/đơn vị.
Biểu 3.1 Bảng các phương án lựa chọn ĐVT: 1000đ
Phương án
lựa chọn
Số lượng hàng
TP (QP)
Chi tiêu cho
TP(PTP x QP )
Số lượng hàng
quần áo (QA)
Chi tiêu cho
QA (PA x QA)
A 0 0 5 1000
B 2 200 4 800
C 4 400 3 600
D 6 600 2 400
E 8 800 1 200
F 10 1000 0 0
- AF là đường ngân sách.
- Độ dốc của đường ngân
sách phụ thuộc vào tỷ giá
giữa hai mặt hàng.
h
t
P
P
Đường ngân sách cho thấy các phương án kết hợp tối đa về hàng hoá mà người
tiêu dùng có thể mua được với một nguồn thu nhập nhất định. Những điểm nằm trên
đường ngân sách sử dụng hết toàn bộ ngân sách của người tiêu dùng như điểm A,B
… những điểm như điểm G nằm ngoài đường ngân sách là không thể mua được.
Những điểm như điểm K nằm trong đường ngân sách cho thấy có thể tăng tiêu
dùng hơn nữa.
Điểm A (hình trên) cho thấy số lượng của quần áo mà ngân sách có thể mua
được nếu người tiêu dùng không mua thực phẩm.
Điểm F cho thấy số lượng tối đa của thực phẩm mà thực phẩm có thể mua được
nếu người tiêu dùng không mua quần áo.
Di chuyển từ A B làm giảm quần áo từ 5 đơn vị xuống còn 4 đơn vị, nhưng
tăng số lượng thực phẩm từ 02 đơn vị cho thấy người tiêu dùng phải hy sinh 1 đơn
vị quần áo để được 2 đơn vị thực phẩm.
- Di chuyển từ F E làm giảm thực phẩm từ 10 đơn vị xuống 5 đơn vị nhưng
tăng sản lượng quần áo từ 01 đơn vị cho thấy người tiêu dùng phải hy sinh 2 đơn
vị thực phẩm để đổi lấy 1 đơn vị quần áo.
b. Đường bàng quan
- Nối tất cả những điểm mà người tiêu dùng ưa thích như nhau ta có đường
bàng quan. Như vậy đường bàng quan là sự kết hợp các lựa chọn mà đều tạo được
mức thoả mãn như nhau.
- Đặc điểm đường bàng quan:
+ Đường bàng quan dốc xuống
+ Các đường bàng quan không cắt nhau.
+ Khi đường bàng quan dịch chuyển
lên cao hơn là dịch chuyển tới một
nhóm hàng ưu thích hơn như: Đường u3 ưu
thích hơn u2, u2 ưu thích hơn u1.
QY
0 QX
U1
U2
U3
H3.6 Đường bàng quan
B
C
D
E
F
2
4
6
8
10
QP
0 1 2 3 4 5 QA
Đường ngân sách
Hình 3.5 Đường ngân sách
A
52
c. Quy tắc lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Mục tiêu của người tiêu dùng là đạt được sự thoải mái tối đa (tối đa hoá lợi
ích) bằng nguồn thu nhập hạn chế.Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi
phí cơ hội, tức là mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng
hoá khác, vì vậy cần phải quyết định như thế nào để đạt được lợi ích tối đa.
Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là
sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả
hàng hoá. Để cụ thể hoá về sự lựa chọn của người tiêu dùng với lượng hàng hoá là
bao nhiêu và sự lựa chọn này là hợp lý, lợi ích mà họ có thể đạt được là lớn nhất với
một ngân sách giới hạn của mình.
- Để tối ưu hoá sự lựa chọn phải thoả mãn hai điều kiện sau:
+ Sự lựa chọn phải nằm trên đường ngân sách với giả định toàn bộ thu nhập
được chi tiêu cho sự lựa chọn.
+ Sự lựa chọn phải là tối đa hoá, đem lại cho người tiêu dùng một sự kết hợp
thoả mãn tối đa khi tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.
Cơ sở để giải thích sự lựa chọn cho tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật
lợi ích cận biên giảm dần. Người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm
có lợi ích lớn hơn. Phải xét đến chi phí của hàng hoá mà người ta cần, phải lựa chọn
sản phẩm phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có.
- Để tối đa hoá lợi ích, ta phải so sánh giữa lợi ích cận biên và giá cả; nếu một
đồng để mua sản phẩm X mang lại lợi ích cận biên lớn hơn 1 đồng để mua sản phẩm
Y thì chúng ta chọn sản phẩm X, vì sự lựa chọn như vậy cho phép chúng ta tăng tổng
lợi ích .
- Lợi ích cận biên tính trên 1 đồng =
P
MU
Nếu
`x
x
P
MU
>
y
y
P
MU
ta chọn mua hàng X
- Trường hợp đặc biệt hàng hoá tiêu dùng không phải trả tiền (miễn phí)
Người tiêu dùng xác định mức tiêu dùng tối ưu khi không mất tiền người ta chỉ
xác định khi sử dụng số lượng hàng hoá để đạt tổng lợi ích tối đa TUmax theo quy tắc:
Mức hàng hoá tiêu dùng tối ưu Q* thoả mãn điều kiện: lợi ích cận biên MU = 0.
Trong thực tế, người ta có thể chỉ cần có lợi ích dương, với điều kiện MU > 0, bởi vì chi
tiêu cho hàng hóa bằng không, tức là MC = 0. Người tiêu dùng muốn tăng lợi ích sẽ tiếp
tục tăng mức tiêu dùng hàng hoá, đến khi MU = 0 tại đó đạt tổng lợi ích cực đại.
- Tiêu dùng phải trả tiền ( một loại hàng hoá)
Giả sử trên thị trường, các yếu tố khác không đổi, người tiêu dùng có một
lượng thu nhập (hoặc ngân sách) nhất định dùng để chi tiêu cho một hàng hoá nào đó
(ví dụ hàng X có mức tiêu dùng là Q) có mức giá cả nhất định là P, tiêu dùng đem lại
lợi ích được tính bằng giá trị thoả dụng là TU.
Từ các điều kiện trên, nếu người tiêu dùng tăng thêm một đơn vị hàng hoá A
đó, người ta sẽ nhận thêm một lượng lợi ích là MU (lợi ích cận biên). Tổng lợi ích sẽ
tăng khi lợi ích cận biên MU > 0. Ðồng thời, người ta phải trả thêm một lượng chi
phí (chi phí tăng thêm) cho tiêu dùng thêm đơn vị hàng hoá A được gọi là chi phí cận
biên MC. Trên thị trường giá một đơn vị hàng hoá là P, có nghĩa là MC = P. Người
tiêu dùng sẽ quyết định mức tiêu dùng hợp lý khi có sự so sánh giữa lợi ích tăng
thêm và chi phí tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá A đó.
Nếu người tiêu dùng ở lượng đơn vị hàng hoá nào đó (Q) tại đó có MU > MC
thì họ sẽ quyết định tiếp tục tăng mức tiêu dùng để tăng tổng lợi ích (tăng thặng dư)
53
của họ. Ngược lại, nếu MU < MC, thì sẽ quyết định giảm mức tiêu dùng để tăng tổng
lợi ích (tăng độ thoả dụng) cho họ. Tại điểm tiêu dùng có MU = MC thì người tiêu
dùng không nên tăng và cùng không nên giảm mức tiêu dùng hàng A này.
Do vậy, quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu ở Q* để đạt tổng lợi ích tối đa
(tính đến chi phí bỏ ra) của người tiêu dùng hàng hoá A là điểm có thoả mãn điều
kiện: Q* tại MU = MC = P
- Tiêu dùng phải trả tiền ( hai loại hàng hoá)
Trên thực tế, người tiêu dùng thường muốn thoả mãn nhiều nhu cầu khác
nhau trong tiêu dùng về các loại hàng hoá (như vừa xem phim vừa uống bia), trong
điều kiện họ có một khoản thu nhập (hay ngân sách nhất định) để chi tiêu cho nó, cần
đạt một độ thoả dụng (lợi ích) nhất định trong khi các điều kiện khác không đổi.
Chẳng hạn người tiêu dùng có một ngân sách là M để tiêu dùng hai hàng hoá
A và B, hai hàng hoá này có giá PA và PB , người tiêu dùng đạt được tổng lợi ích (độ
thoả dụng) là TU đã xác định, tương ứng tiêu dùng từng hàng hoá có MUA và MUB .
Khi các điều kiện khác không đổi, người tiêu dùng cần lựa chọn mức tiêu
dùng tối ưu A* và B* để đạt tổng lợi ích lớn nhất (TUma x) với điều kiện ràng buộc
ngân sách M.
Chúng ta biết rằng người tiêu dùng có ràng buộc ngân sách với phương trình
ngân sách M = PA*A + PB*B, nếu người ta tăng một đồng cho tiêu dùng hàng A thì
phải giảm đi một đồng cho tiêu dùng hàng B.
Khi người ta tiêu dùng thêm một đơn vị hàng A thì có lợi ích cận biên là
MUA, và tương tự có MUB. Do đó, người ta tăng thêm chi tiêu một đồng cho tiêu
dùng hàng A thì người ta nhận thêm một lượng lợi ích (độ thoả dụng biên) của một
đồng hàng A có giá trị là MUA/PA. Tương tự, độ thoả dụng biên của một đồng hàng
B là MUB /PB
Người tiêu dùng sẽ có quyết định khi có tình hưống cụ thể:
Nếu MUA/PA > MUB /PB thì người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu để tiêu dùng
thêm hàng A và giảm chi tiêu tương ứng cho tiêu dùng hàng B để tăng lợi ích.
Nếu MUA/PA < MUB /PB , thì quyết định của người ta sẽ ngược lại.
Quyết định tăng chi tiêu hàng A và giảm chi tiêu hàng B, hay ngược lại trong
điều kiện M không đổi. Từ phân tích này ta có thể viết :
0)(
B
B
A
A
P
MU
P
MU
Như vậy, lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu dùng hai loại hàng hoá để
đạt tổng lợi ích (độ thoả dụng) tối đa khi ngân sách M xác định và có PA và PB với
quy tắc:
A*, B* với điều kiện
B
B
A
A
P
MU
P
MU
Ta gọi tỉ lệ thay thế lợi ích cận biên của hai hàng A và B là MRS = MUA/ MUB
Khi đó quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu trên có thể viết dạng sau:
A*, B* với điều kiện
B
A
B
A
P
P
MU
MU
MRS
Từ quy tắc này, có thể suy ra quy tắc xác định mức tiêu dùng từng loại hàng hoá
tối ưu khi tiêu dùng đồng thời nhiều loại hàng hoá với M đã xác định sau:
54
A*, B* và ... K* với điều kiện
K
K
B
B
A
A
P
MU
P
MU
P
MU
...
Ví dụ: Một người tiêu dùng có số tiền M = 52 nghìn đồng, người ta muốn
uống giải khát (A) và xem video (B) trong một tuần. Giá một cốc nước là PA = 4
nghìn đồng, giá một lần xem video là PA = 10 nghìn đồng với số liệu như sau:
Lượng lợi ích theo mức tiêu dùng
Uống giải khát (hàng A) Video (hàng B)
Lượng tiêu
dùng
TU MU TU MU
0 0 - 0 -
1 15 15 10 10
2 23 8 19 9
3 25 2 26 7
4 25 0 31 5
5 22 -3 34 3
Nếu chi toàn bộ số tiền cho uống giải khát 5 cốc thì người ta chưa sử dụng
hết ngân sách, tổng lợi ích chưa cao. Tương tự nếu chi tiêu toàn bộ cho xem video,
khi đó người ta chưa đáp ứng được nhu cầu là vừa xem video và uống giải khát.
Từ bảng số liệu trên, tìm điểm tiêu dùng tối ưu theo quy tắc, ta chọn điểm
tiêu dùng hàng A với mức là 3 cốc, và xem Video với mức là 4 lần xem. Khi đó, tổng
chi tiêu TC = M = 52 (nghìn đồng) và đạt tổng lợi ích TU = 25 + 31 = 56
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng
- Sự ràng buộc về ngân sách
Ðể mua được hàng hoá, người tiêu dùng phải đủ hai yếu tố: có thu nhập của
họ và giá cả hàng hoá có thể chấp nhận được, ở đây ta giả thiết tất cả thu nhập dùng
để mua hàng, không có tiết kiệm. Như trên đã nêu, ta có: M = PA*A + PB* B
Sự ràng buộc về ngân sách (mức thu nhập) nó cho biết lượng tối đa mà người
ta có thể mua được một mặt hàng này khi đã mua một lượng nhất định mặt hàng
khác. Tổng ngân sách được phân phối cho hai mặt hàng mà người tiêu dùng, như thế
có nhiều phương án phối hợp được gọi là sự ràng buộc về ngân sách.
Ví dụ: Tổng số ngân sách có 48 nghìn đồng, giá bữa ăn PA = 4 (nghìn dồng)
đồng, giá xem phim PF = 6 (nghìn đồng), có thể lựa chọn các phương án tiêu dùng
như bảng dưới đây.
Ví dụ này có phương trình : M = PA*QA + PF**QF
hay : 48 = 4 QA + 6 QF
Hay có thể viết: QF = - PA/PF*QA + M/PF hay F = - 4/6* QA + 8
Nếu biểu diễn ngân sách M trên đồ thị trục tung là số lần xem phim (QF) và
trục hoành là số bữa ăn (QA), độ dốc đường ngân sách phản ảnh tỉ lệ thay thế mức
tiêu dùng của hai loại hàng hoá đó bằng tỷ giá của nó.
Ðộ dốc đường ngân sách được xác định: (-) QF /QA = (-) PA/PF = (-) 4/6
55
Mức tiêu dùng Lợi ích tiêu dùng Lợi ích cận biên Phương
án QA QF TUA TUF MUA MUF
Tổng lợi
ích TU
1 0 8 0 52 - 4,0 52
2 3 6 18 44 6,0 5,0 62
3 6 4 30 34 4,0 6,0 64
4 9 2 40 22 3,3 11,0 62
5 12 0 49 0 3,0 - 49
Ðường ngân sách có độ dốc mang giá trị âm thể hiện quan hệ đánh đổi giữa
bữa ăn và xem phim tức là phải hy sinh bao nhiêu lần xem phim cho thêm một lần ăn
khi ngân sách đã có và phụ thuộc vào tỷ lệ giá của hai mặt hàng.
Ðường ngân sách cho thấy các phương án kết hợp về hai loại hàng hoá mà
người tiêu dùng có thể mua với ngân sách và giá của nó trên thị trường đã xác định.
Những điểm nằm ngoài, trên đường cho biết các phương án đã chi tiêu cho
hai loại hàng hoá đó vượt quá ngân sách đã có của người tiêu dùng.
Những điểm nằm trong, dưới đường này cho biết người tiêu dùng chưa chi
tiêu hết nguồn ngân sách đã có, cũng có nghĩa là tiêu dùng chưa đáp ứng tốt nhu cầu.
- Yếu tố sở thích của người tiêu dùng
Người tiêu dùng khi tiêu dùng hai loại hàng hoá, có thể sắp xếp các hàng hoá
khác nhau theo sự thảo mãn hay độ thoả dụng. Chẳng hạn, độ thoả dụng một lần xem
phim bằng 1,5 lần thoả dụng của một bữa ăn. Như vậy, khi tổng độ thoả dụng không
đổi thì cần phải hy sinh (giảm) độ thoả dụng về hàng này để tăng độ thoả dụng về
hàng hoá khác một mức tương ứng.
Biểu diễn độ thoả dụng hay sở thích của người tiêu dùng bằng các đường bàng
quan (U). Một đường bàng quan cho thấy tất cả các tập hợp các phương án tiêu dùng
đạt cùng độ thỏa dụng. Ðường bàng quan có dạng dốc xuống từ trái sang phải, dạng
như đường đồng mức vì biểu diễn sự thay thế của hai sở thích khi tiêu dùng hai loại
hàng hoá. Tổng độ thoả dụng khác nhau sẽ có các đường bàng quan (U) khác nhau.
Các đường U1, U2 không thể cắt nhau đối với cùng loại hàng hoá đang xét.
Ðường U2 nằm phía trên, ngoài đường U1, khi đó bất cứ điểm nào nằm trên U2 đều
được ưa thích hơn. có độ thỏa dụng cao hơn so với đường U1. Người tiêu dùng thích
ăn (độ thoả dụng) nhiều hơn thì độ dốc của đường này cao hơn vì phải hy sinh nhiều
lần xem phim để ăn. Ngược lại, trên một đường bàng quan có cùng một độ thoả
dụng, người thích ăn sẽ chọn điểm tiêu dùng phía dưới bên phải và ngược lại.
Ðộ dốc của đường bàng quan phản ảnh sự thay thế lợi ích cận biên và cũng
bằng tỉ lệ thay thế mức tiêu dùng của hai loại hàng hoá bằng (-) QF /QA =
MUA/MUF . Từ đây, cho thấy tỷ lệ thay thế lợi ích cận biên giảm dần khi tiêu dùng
từng loại hàng hoá.
Như vậy, tác động của yếu tố ràng buộc ngân sách và sở thích người tiêu
dùng có mối quan hệ trong quyết định tối ưu trong tiêu dùng hai loại hàng hoá.
Ðường ngân sách mô tả những tập hợp các cách kết hợp có thể mua được hai loại
hàng hoá trong bối cảnh thị trường khi người tiêu dùng có cùng ngân sách (M).
Ðường bàng quan cho thấy độ thoả dụng (mức độ thích thú) của người tiêu dùng khi
các kết hợp hai loại hàng hoá để đạt cùng độ thoả dụng (U).
56
Người tiêu dùng không thể đạt được những điểm nằm ngoài đường ngân sách
và cũng không chọn những điểm phía dưới của nó. Họ sẽ chọn điểm nào trên đường
ngân sách, ở đó có số lượng các hàng hoá mua được đáp ứng được sở thích của họ.
Vậy người tiêu dùng chọn phương án tiêu dùng tối ưu để đạt độ thỏadụng tối
đa khi có ràng buộc về ngân sách được xác định tại điểm ở đó có độ dốc của đường
ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan. Tại điểm có đường ngân sách tiếp
tuyến với đường bàng quan, ở đây có sự đánh đổi của giá cả thị trường về hay loại
hàng hoá bằng sự đánh đổi của độ thoả dụng biên. Một lần nữa, ta chứng minh bằng
hình học đối với tìm điểm có mức tiêu dùng tối ưu như trên đẫ đề cập, khi tiêu dùng
hai loại hàng hoá.
Cũng từ đây cho ta biết đối với người thích ăn thì điểm tiếp tuyến này ở phía
dưới, phía phải của hình vẽ và ngược lại. Người thích ăn hơn có điểm lựa chọn tối ưu
ở vị trí thấp gần trục hoành bỏ về phía phải và ngược lại.
- Sự điều chỉnh mức tiêu dùng tương ứng với những thay đổi trong thu nhập
Nghiên cứu nền kinh tế không có lạm phát, giá cả các loại hàng hoá không
thay đổi và sở thích không thay đổi, khi có thu nhập thay đổi cũng là có tương ứng
ngân sách thay đổi dùng chi tiêu cho hai loại hàng hoá đó.
- Khi cả hai mặt hàng này (ăn và xem phim) đều là hàng bình thường. Xét
trường hợp khi có thu nhập (ngân sách) tăng lên là có đường ngân sách M1 dịch
chuyển lên phía phải song song với đường cũ, nhưng đường M1 mới có sức mua gia
tăng lên. Người tiêu dùng theo quy luật cầu sẽ có đường bàng quan dịch lên trên và
song song với đường bàng quan cũ. Do đó, mức tiêu dùng tối ưu C1 cao hơn C tương
ứng với tỉ lệ tăng lên của thu nhập.
Tương tự, tư duy ngược lại, khi thu nhập người tiêu dùng giảm xuống, đường
M1 sẽ nằm dưới và song song với đường M ban đầu. Ðường bàng quan U mới dịch
xuống và song song với đường bàng quan cũ. Hai hàng hoá ăn và xem phim là bình
thường, mức tiêu dùng tối ưu ở điểm C1 thấp hơn ở điểm C một lượng tương ứng với
tỉ lệ giảm đi của thu nhập.
- Khi một trong hai hàng hoá là hàng thứ cấp, ví dụ bữa ăn là hàng thứ cấp so với
xem phim. Nếu có sự gia tăng thu nhập sẽ làm giảm đi tương đối về cầu hàng thứ cấp bữa ăn
so với cầu xem phim. Như vậy thu nhập tăng thì đường ngân sách dịch chuyển song song từ
AF1 đến A'F1, nhưng đường bàng quan sẽ dốc hơn, khi đó điểm C1 sẽ ở điểm có bữa ăn
không tăng hoặc giảm, còn vé xem phim sẽ tăng lên, đó là điểm lựa chọn của người tiêu
dùng khi thu nhập tăng.
Tương tự, khi thu nhập giảm có diễn biến ngược lại. Sự giảm thu nhập làm
tăng tương đối về cầu hàng thứ cấp bữa ăn so với cầu xem phim. Khi đó, đường bàng
quan sẽ dốc ít hơn (nằm ngang hơn), khi đó điểm C" sẽ ở điểm có bữa ăn không
F F1
C1
C U
A1
A
U1
M1
M
Hình 6.3. Thu nhập thay đổi khi giá và sở thích không đổi
57
giảm, hoặc giảm ít hơn (thậm chí số bữa ăn tăng lên), còn vé xem phim sẽ giảm hoặc
giảm nhiều hơn, đó là điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập giảm.
- Ðiều chỉnh tiêu dùng tương ứng với thay đổi về giá cả.
Như trên ta đã biết khi độ co dãn của cầu theo giá càng cao thì người tiêu dùng
càng dễ thay thế hàng hoá khác để có thoả mãn nhu cầu. Khi giá hàng có liên quan
tăng lên làm tăng lượng cầu hàm thay thế, nhưng lại giảm lượng cầu hàng bổ sung.
Phân tích sự lựa chọn của nguời tiêu dùng cho biết, khi giá cả của một hàng
hoá thay đổi, làm đường ngân sách thay đổi. Ví dụ giá bữa ăn tăng lên 2 lần thì cùng
đường ngân sách cũ, có số bữa ăn bằng một nửa của mức ăn, vé xem phim như cũ,
khi đó có đường ngân sách chuyển từ AF sang AF'.
Như vậy đường ngân sách dốc hơn phản ánh sự gia tăng trong giá tương đối của
bữa ăn, tức là để tăng thêm một bữa ăn phải hy sinh một số lần xem phim nhiều hơn.
Ðường ngân sách mới dưới đường ngân sách cũ, sức mua của nguồn thu nhập bị giảm.
Có thể phân chia sự ảnh hưởng của việc giá cả thành 2 ảnh hưởng riêng là:
(1) Sự ảnh hưởng giá tương đối của hai hàng hoá
(2) Sự giảm sức mua của nguồn thu nhập.
* Xét ảnh hưởng của sự tăng giá tương đối của bữa ăn.
Nếu hai hàng ăn và xem phim là bình thường có thể diễn biến như sau:
Giả thiết có đường ngân sách HH song song AF và tiếp tuyến với đường bàng
quan U2. Ðường HH có độ dốc mới giữa giá vé phim (cũ) và giá bữa ăn mới (đã tăng
lên). Vì HH tiếp tuyến với đường U2 cũ nên người tiêu dùng đạt điểm D có mức thoả
dụng ban đầu. Như vậy điểm C đến D cho thấy ảnh hưởng của giá tương đối hai
hàng hoá tăng lên tức làm giảm cầu một lượng OC - OD bữa ăn.
Ảnh hưởng của thu nhập từ sự giảm thu nhập thực tế. Xem xét đường ngân
sách mới AF', người tiêu dùng phải chuyển đổi độ thoả dụng từ D sang E.
+ Khi cả hai hàng hóa là hàng bình thường thì sự giảm thu nhập thực tế làm
giảm lượng cầu của hai hàng hóa (điểm F nằm dưới bên trái của điểm D). Thực tế
người tiêu dùng dịch chuyển từ C sang F, nhưng ảnh hưởng của thu nhập làm lượng
cầu về bữa ăn chuyển từ D đến E tương ứng với một lượng OD – OE bữa ăn.
+ Khi hàng hóa là thứ cấp, giá cả tăng tương đối sẽ làm giảm lượng cầu từ C
đến D tức là bằng một lượng OC – OD bữa ăn.
A
O
E
D U2
C
U1
F’
H
H F
Hình 7.3. Ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng của giá cả
58
+ Tuy vậy, thu nhập thực tế giảm lại làm tăng cầu từ D đến E, mức tăng này
hơn cả mức giảm cầu do tăng giá tương đối của bữa ăn nên điểm E nằm bên dưới
phía phải của D và C, tức tăng một lượng bằng OF – OD bữa ăn
Phần chênh lệch (tăng) thuần túy của 2 yếu tố là OE – OC bữa ăn là do hàng
ăn là hàng thứ cấp so với xem phim.
Tuy vậy, hàng hóa phổ biến là hàng hóa thông thường nên ảnh hưởng của thu
nhập và giá tăng tương đối thực tế luôn làm giảm lượng cầu.
TÓM TẮT CHƯƠNG
Mỗi quyết định tiêu dùng đều đi kèm theo các lợi ích và các chi phí. Lợi ích là
tác dụng có ích cho họ trong tiêu dùng hàng hoá đó, còn chi phí là những chi phí cơ
hội (opportunity) phải có, đó là các phương án chi cho tiêu dùng hàng hoá đã chọn thì
bỏ qua cơ hội (phải hy sinh) tiêu dùng các sản phẩm thoả mãn mong ước khác, khi đã
quyết định tiêu dùng hàng hoá đã chọn với cùng số tiền đó.
Lợi ích là sự như ý, sự hài lòng (thoả mãn) do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
mang lại.
Lợi ích cận biên là mức gia tăng tổng mức lợi ích đạt được nhờ tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hoá với một mức tiêu dùng cho trước.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ ra rằng; lợi ích cận biên của một mặt
hàng hoá có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn
trong một thời kỳ nhất định.
Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có sự tương
đồng. Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần
của người tiêu dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên giảm dần đã làm cho đường
cầu dốc xuống dưới.
Các yếu tố quyết định khi tiêu dùng: thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng
hoá, sở thích của người tiêu dùng.
Thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hoá sẽ xác định sự ràng buộc về
ngân sách của người tiêu dùng.
Nối tất cả những điểm mà người tiêu dùng ưa thích như nhau ta có đường bàng
quan. Như vậy đường bàng quan là sự kết hợp các lựa chọn mà đều tạo được mức
thoả mãn như nhau. Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi
nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách
tiêu dùng và giá cả hàng hoá
Để tối ưu hoá sự lựa chọn phải thoả mãn hai điều kiện sau: sự lựa chọn phải nằm
trên đường ngân sách, sự lựa chọn phải đem lại cho người tiêu dùng một sự kết hợp
thoả mãn tối đa khi tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.
Sức mua được xác định không chỉ bởi thu nhập mà còn bởi giá cả hàng hóa, sức
mua của một người có thể tăng lên gấp đôi khi thu nhập của người đó tăng lên gấp
đôi hoặc giá cả hàng hóa mà người đó mua giảm đi một nửa.
59
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái niệm về lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi sử dụng
hàng hoá, dịch vụ? Mối quan hệ giữa chúng và minh hoạ bằng hình đồ thị?
2. Trình bày nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần? Cho ví dụ và minh hoạ
bằng đồ thị? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này đối với người
tiêu dùng và người sản xuất?
3. Trình bày quy tắc lựa chọn điểm tiêu dùng tối ưu khi người ta tiêu dùng một loại
hàng hoá có giá ở thị trường? Vẽ đồ thị để minh họa?
4. Thế nào là đường bàng quan và tỉ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng hai loại
hàng hoá (khi có giá ở thị trường)? Trình bày quy tắc lựa chọn mức tiêu dùng tối
ưu khi tiêu dùng hai loại hàng hoá? Vẽ đồ thị để minh họa?
5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng?
Minh hoạ bằng đồ thị?
BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Một người tiêu dùng A có một phần thu nhập bổ sung hàng tháng 300 nghìn
đồng, người tiêu dùng mua sách (S) và vé xem phim (F).
1. Giá sách là 60 nghìn đồng/cuốn, giá vé xem phim là 50 nghìn đồng/vé. Vẽ đường
ngân sách cho người tiêu dùng A?
2. Người bán sách giảm giá xuống còn 30 nghìn đồng/ cuốn. Hãy vẽ đường ngân
sách mới cho người tiêu dùng A?
Bài 2 :
Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 USD dùng để mua hai loại
hàng hóa X, Y với giá tương ứng là Px = 3 USD, Py = 1USD. Biết hàm tổng lợi ích
TU = X.Y.
a. Viết phương trình đường ngân sách
b. Tính MUx, MUy
c. Xác định lượng hàng hóa X,Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích
tiêu dùng.
Bài 3 :
Hàng tháng một người tiêu dùng dành số tiền 1.000.000 đồng để mua thịt (X)
và khoai tây (Y) với giá tương ứng là : Px = 20.000đ/kg ; Py = 5.000đ/kg.
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị.
b. Nếu biết hàm lợi ích của hai hàng hóa là TU = (X – 2)*Y thì kết hợp nào giữa
thịt và khoai tây mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng?
c. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi thì đường ngân sách và quyết định của người
tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 4 :
Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2000.000 đồng được dùng để
mua hai loại hàng hóa X, Y.
a. Giả sử giá hàng hóa X là 40.000đ/sp; giá hàng hóa Y là 20.000đ/sp. Hãy vẽ
đường ngân sách của người này.
60
b. Nếu biết hàm lợi ích tiêu dùng của người này là : TU = 2X + Y . Người này
nên tiêu dùng như thế nào để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng?
c. Vì cung hàng hóa Y giảm nên giá của nó tăng thành 40.000đ/sp. Cửa hàng
bây giờ không khuyến khích mua như trước nữa. Đường ngân sách sẽ thay
đổi như thế nào, kết hợp X,Y nào để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng?
Bài 5: Một người tiêu dùng sử dụng mức thu nhập 360.000 đồng chi dùng để mua 3
hàng hóa: X; Y ; Z. Đơn giá các hàng hóa đều bằng nhau và bằng 3.000 đồng một
đơn vị hàng hóa.
Lợi ích của người tiêu dùng này về các loại hàng hóa được tổng hợp trong bảng sau:
Lượng hàng hóa TUx TUY TUZ
1 75 68 62
2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269
Yêu cầu:
a. Để tối đa hóa lợi ích người tiêu dùng lựa chọn phương án tiêu dùng tối ưu của ba
loại hàng hóa này như thế nào? Tổng lợi ích là bao nhiêu?
b. Nếu thu nhập không thay đổi, trong khi đó giá của hàng hóa thay đổi như sau:
Px = 3000 đồng/một hàng hóa
PY = 6000 đồng/một hàng hóa
PZ = 3000 đồng/một hàng hóa
Người tiêu dùng này phải phân phối thu nhập cho việc tiêu dùng các hàng hóa như
thế nào để lợi ích tối đa. Xác định TU tương ứng.
c.Vẽ đường cầu cá nhân của hàng hóa Y.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, NXB Giáo dục,
1992
2. TS. Nguyễn Như Ý và tập thể tác giả, các câu hỏi, Bài tập, Trắc nghiệm Kinh tế vi
mô, NXB Thống kê, 1999.
3. TS. Vũ Kim Dũng chủ biên, Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Trường Đại
học KTQD, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội 2006.
4. TS. Vũ Kim Dũng , Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ,
NXB Lao động – Xa hội, Hà nội 2005.
5. GS.TS. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2000.
6. PGS.Ts. Nguyễn Văn Dần chủ biên, Kinh tế học vi mô (Học phần kinh tế học vi
mô cơ sở) , NXB Lao động – Xa hội, năm 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_bai_giang_kinh_te_vi_mo_0118.pdf