Câu hỏi thảo luận :
Tại sao nhiều hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá? Bạn biết gì về những hàng hóa đó ?
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007 và chấp nhận thời hạn 12 năm cho quy chế nền kinh tế phi thị trường kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31/12/2018. Hệ quả trực tiếp cam kết này đó là việc áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trước đó hàng hóa của Việt Nam đã phải đối mặt với quy chế nền kinh tế phi thị trường trong quá trình điều tra chống bán phá của US và EU
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7842 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tại sao nhiều hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá? Bạn biết gì về những hàng hóa đó ?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc nước thứ ba không sản xuất sản phẩm đó hoặc không có mức giá đem ra so sánh.
Đối với trường hợp nước XK có nền kinh tế phi thị trường, khi tính toán giá TT, nước NK được phép bỏ qua các cách tính bình thường và tự mình xác định một cách thức tính hợp lý. Thường thì cơ quan có thẩm quyền của nước NK, sau khi kết luận rằng nước XK có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nước XK và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính giá TT của sản phẩm đang điều tra. Cách tính này có thể gây ra nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, XK do giá TT thường bị đội lên cao bởi: Cơ quan có thẩm quyền của nước NK có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại nước XK do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau; Các nhà sản xuất SPTT tại nước thứ ba được lựa chọn là đối thủ cạnh tranh của các Cty đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT bất lợi cho những nhà sản xuất, XK của nước XK liên quan...
Khi nào thì lượng sản phẩm tương tự bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu được coi là không đáng kể ?
Một trong các yếu tố khiến giá TT không được tính theo cách tính chuẩn (tính theo giá bán tại thị trường nội địa nước XK) là SPTT được bán tại thị trường nội địa với khối lượng không đáng kể.
Khối lượng SPTT bán cho tiêu dùng trong nước sẽ bị coi là không đáng kể nếu thấp hơn 5% lượng sản phẩm xuất khẩu sang nước đang tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn có thể sử dụng giá bán tại thị trường nội địa để xác định giá TT nếu có bằng chứng cho thấy dù lượng sản phẩm bán ra thị trường nội địa không đạt tỷ lệ 5% nhưng số lượng này cũng đủ để so sánh được với giá XK một cách hợp lý để tính biên độ phá giá.
Khi so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Một số qui tắc cần tuân thủ khi tiến hành so sánh hai loại giá này:
- Hai giá này phải được so sánh trong cùng một cấp độ thương mại (ví dụ: cùng là giá xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ)
- Hai loại giá này phải được xác định tại cùng một thời điểm (hoặc tại các thời điểm gần nhau nhất);
- Khi tiến hành so sánh cần phải tính đến những khác biệt (ví dụ khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng sản phẩm, đặc tính vật lý...) có thể ảnh hưởng đến việc so sánh về giá để có sự điều chỉnh phù hợp;
- Nếu giá thông thường và giá xuất khẩu được xác định theo hai loại đơn vị tiền tệ khác nhau dẫn đến việc phải chuyển đổi để phục vụ cho việc so sánh giá thì tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá có hiệu lực tại thời điểm bán hàng (ngày bán, ngày ghi trên hóa đơn thương mại, lệnh mua...).
Sản phẩm tương tự
Sản phẩm tương tự là sản phẩm giống hệt (về tất cả các đặc tính) với sản phẩm bị điều tra. Trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm tương tự là sản phẩm mặc dù không giống hệt nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm bị điều tra. Việc xác định sản phẩm tương tự có ý nghĩa quan trọng trong xác định giá thông thường (là giá của sản phẩm tương tự bán trên thị trường nội địa) và ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại (là ngành sản xuất của nước nhập khẩu sản xuất ra các sản phẩm tương tự).
Điều kiện buôn bán thông thường
Hiện không có định nghĩa cụ thể thế nào là hàng hoá bán trong điều kiện thương mại thông thường. Tuy nhiên, ADP có nêu một trường hợp có thể được coi là không được bán theo điều kiện thương mại thông thường: đó là khi SPTT được bán tại thị trường nội địa hoặc bán sang một nước thứ ba với mức giá không đủ bù đắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (giá thành sản xuất + chi phí bán hàng, quản trị, chi phí chung) (bán lỗ vốn).
Tuy vậy, sản phẩm tương tự bị bán lỗ vốn tại thị trường nội địa chỉ bị coi là không được bán theo các điều kiện thương mại thông thường và do đó, giá bán sản phẩm tại thị trường nội địa không được coi là giá thông thường khi:
- Việc bán hàng lỗ vốn đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài (thường là 1 năm, và trong mọi trường hợp cũng không được ít hơn 6 tháng); và
- Hàng hóa bị bán lỗ vốn này được bán với một số lượng đáng kể, tức là:
+ lượng sản phẩm bán lỗ vốn không ít hơn 20% tổng số sản phẩm được bán (trong giao dịch đang được xem xét để xác định giá trị thông thường); hoặc
+ giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi phí bình quân gia quyền.
Tuy nhiên nếu sản phẩm bị bán với giá thấp hơn mức chi phí sản xuất nhưng giá bán này vẫn cao hơn chi phí bình quân gia quyền trong khoảng thời gian được điều tra thì việc bán lỗ vốn này được xem như hành động bán hàng để thu hồi vốn (bù đắp các chi phí) trong khoảng thời gian hợp lý và vẫn được coi là việc bán hàng theo các điều kiện thương mại thông thường.
Theo khái niệm như vậy thì có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của một nước đến một quốc gia nội địa nếu xét thấy:
- Giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nội địa.
- Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất.
- Giá xuất khẩu sang nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường một nước khác.
Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước không có nền kinh tế thị trường mở, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi xác định xem đánh thuế chống bán phá giá hay không.
Các quy định về chống bán phá giá của EU căn bản là giống như của WTO, chỉ khác biệt về hai điểm: (l ) biện pháp cưỡng chế và (2) các quy định bên trong của EU. Các quy định của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn bên kiện phải là ngành công nghiệp hoặc một nhóm nhà sản xuất bị thiệt hại do hành vi bán phá giá, phải đưa ra đủ bằng chứng chứng minh tổng các thiệt hại này lớn hơn 25% cả ngành, và mức độ bán phá giá của hàng nhập khẩu của từng nước bị kiện phải lớn hơn 2% thị phần.
Luật chống bán phá giá của Mỹ thì quy định hành vi chống phá giá là:
- Bán một món hàng xuất ra nước ngoài mà giá thấp hơn giá đang thịnh hành ở thị trường trong nước. Đây là biểu hiện của sự việc được gọi là sự kỳ thị giá cả trên thị trường quốc tế.
- Bán một món hàng mà giá thấp hơn giá thành của chính nó, tức là hoàn toàn không có khả năng thu hồi chi phí sản xuất.
Như vậy, bán phá giá xảy ra khi các nhà xuất khẩu nước ngoài bán hàng hoá của họ trên thị trường thế giới ở mức giá thấp hơn mức giá tại thị trường nội địa của họ hay họ bán các sản phẩm với giá thấp hơn chi phí sản xuất.
Các nước được phép phạt đối với việc bán phá giá tương đương với phần phá giá biên nếu xác định được thông qua quá trình thanh tra, việc bán phá giá làm tổn hại đến những nhà sản xuất nội địa cùng với chủng loại sản phẩm đó. Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các nhà xuất khẩu một sản phẩm cụ thể từ một quốc gia cụ thể khi xét thấy có khuynh hướng giảm mức giá của hàng hoá thấp hơn giá trị thông thường, từ đó ước lượng những thiệt hại đã bị gây ra bởi bán phá giá đối với các ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà sản xuất sản phẩm đã được bán phá giá và căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm chứ không áp dụng đối với nước thứ ba (trong trường hợp xuất khẩu qua trung gian một nước thứ ba) và quá trình điều tra chỉ áp dụng cho nước xuất xứ. Mặc dù bị thanh tra, kiểm soát và phạt do vi phạm Luật chống bán phá giá, các doanh nghiệp vẫn theo đuổi chiến dịch này.
Điều kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá?
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây:
(i) Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.
Việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá thông thường và giá xuất khẩu theo công thức:
Giá thông thường - Giá xuất khẩu = X
(trong đó các giá này phải được đưa về cùng một cấp độ thương mại mà thường là "giá xuất xưởng")
Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá
Biên độ phá giá được tính theo công thức:
Biên độ phá giá= (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu
Biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu, vì vậy chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định, tối đa là 5 năm. Miễn trừ:
+ Biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá nhập khẩu
+ Khối lượng bán phá giá không đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu, tổng khối lượng hàng phá giá tất cả các nước nhỏ hơn 7% nhập khẩu).
Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
Tác động của bán phá giá
Tác động của việc bán phá được đánh giá 1 cách đơn giản theo hình dưới đây
Trước khi có việc hàng của nước khác được bán vào thị trường 1 nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân bằng ở điểm E với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài với giá bán thấp hơn là P2 lượng tiêu thụ tăng lên Q2 trong đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn Q’2 , lượng hàng nhập khẩu là Q2 – Q’2
Thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm 1 lượng bằng SABDE, thặng dư của người sản xuất giảm 1 lượng bằng SABCE
Gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể toàn xã hội được lợi SCDE
Bán phá giá (vào thị trường nước ngoài) thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó; giá giảm có thể là động lực thúc đẩy ngành sản xuất trong nước tự đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh,...
Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị lên án và phải chịu thuế chống bán phá giá. Theo qui định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.
II. Tại sao hàng hóa của Việt Nam bị kiện bán phá giá
2.1. Sơ lược về các hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá trong thời gian qua
Theo Hội đồng trọng tài quốc tế, Việt Nam đứng thứ 7/100 nước bị kiện bán phá giá nhiều nhất thế giới với tỷ lệ thua kiện là 70%. Tính đến cuối năm 2009, số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại liên quan đến Việt Nam đã lên đến con số 42 và tiếp tục tăng lên trong 2 quý đầu năm 2010. Chỉ tính từ năm 1995 đến hết năm 2009 đã có 5 lần Hoa Kỳ và 11 lần EU điều tra hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam vì nghi là phá giá.
Trước đây chỉ có những nước phát triển như Mỹ, EU... kiện chúng ta, nhưng gần đây cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Ai Cập… cũng đã đệ đơn kiện Việt Nam. Thực tế, sản phẩm bị khởi kiện cũng ngày càng đa dạng, nhiều hơn. Cụ thể trước đây chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn như thủy sản, da giầy mới bị kiện, nhưng nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ vài chục triệu USD (như lò xo, giường ngủ…) cũng phải đối mặt với các vụ kiện.
Tổng quan
Năm
Tổng số vụ kiện
Mặt hàng bị kiện
Nước kiện
Quá trình điều tra
Thời gian khởi kiện
Biện pháp tạm thời
Biện pháp cuối cùng
Ghi chú
Ngày
Tỉ l ệ
Thời gian
Ngày
Tỉ lệ
Thời gian
2010
36
Mắc treo quần áo bằng thép
Hoa Kỳ
22/07/2010
(Điều tra chống lẩn tránh thuế)
35
Máy điều hòa
Achentina
16/02/2010
2009
34
Máy điều hòa
Thổ Nhĩ Kỳ
25/07/2009
Chưa có kết luận
(Điều tra chống lẩn tránh thuế)
33
Đĩa ghi DVD
Ấn Độ
05/05/2009
02/07/2010
64.09% (50,51 USD/1.000 chiếc)
5 năm
32
Túi nhựa PE
Hoa Kỳ
31/03/2009
28/10/2009
52.30% - 76.11%
04/05/2010
52.30% - 76.11%
5 năm
26/03/2010 DOC đưa ra mức phá giá chính thức (52.30% - 76.11%)
15/04/2010: ITC kết luận khẳng định có thiệt hại
31
Giầy và đế giày cao su
Canada
27/02/2009
12/06/2009
16% - 49%
Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009)
30
Giầy
Braxin
05/01/2009
Rút đơn kiện do số lượng hàng nhập khẩu quá thấp
2008
29
Sợi vải
Ấn Độ
06/05/2008
23/01/2009
232.86 USD/tấn
Áp dụng từ 26/03/2009 đến 25/09/2009
Giày mũ vải
Peru
13/03/2008
02/11/2009
0.8 USD/đôi
Tiếp tục điều tra lại theo vụ việc số 23
28
Lò xo không bọc
Hoa Kỳ
25/01/2008
116,31%
22/12/2008
116,31%
5 năm
27
Vải nhựa
Thổ Nhĩ Kỳ
11/01/2008
1.16 USD/kg
5 năm
2007
26
Đĩa ghi CD-R
Ấn Độ
12/09/2007
Ritek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái)
06/06/2009
46,94 USD/1000 chiếc
5 năm
25
Đèn huỳnh quang
Ấn Độ
30/08/2007
19,5 – 72,16 Rupi/cái
26/05/2009
0,452-1,582 USD/chiếc
5 năm
24
Bật lửa ga
Thổ Nhĩ Kỳ
13/5/2007
Không áp thuế vì không có bằng chứng về việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá
2006
23
Giày mũ vải
Peru
23/5/2006
12%
09/2007
Không áp thuế CBPG
Không áp thuế vì không có bằng chứng về thiệt hại. Tuy nhiên, ngày 10/07/2008, INDEPICO thông báo tiếp tục tiến hành điều tra lại.
22
Dây curoa
Thổ Nhĩ Kỳ
13/5/2006
31/3/2007
4,55 US$/kg
5 năm
2005
21
Nan hoa xe đạp, xe máy
Argentina
21/12/2005
81%
24/6/2007
81%
5 năm
20
Đèn huỳnh quang
Ai Cập
31/10/2005
0,36-0,43 USD/cái
22/8/2006
0,32 USD/cái
5 năm
19
Giày mũ da
EU
7/7/2005
14,2%-16,8%
5/10/2006
10%
2 năm
Gia hạn thêm 15 tháng kể từ 31/12/2009
2004
18
Ván lướt sóng
Peru
20/9/2004
5,2 USD/ chiếc
17
Đèn huỳnh quang
EU
10/9/2004
66,1 %
Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với đèn huỳnh quang Trung Quốc)
16
Chốt cài inox
EU
24/8/2004
7,7 %
15
Ống tuýt thép
EU
11/8/2004
Đơn kiện bị rút lại
14
Xe đạp
EU
29/4/2004
15,8 %- 34,5 %
13
Lốp xe
Thổ Nhĩ Kỳ
27/9/2004
29%- 49%
12
Vòng khuyên kim loại
EU
28/4/2004
51,2 %- 78,8 %
Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với vòng khuyên kim loại Trung Quốc)
2003
11
Tôm
Hoa Kỳ
31/12/2003
12,11%- 93,13%
4,13%- 25,76%
Kết quả rà soát lần 3: Minh Phú 0,43% , Camimex 0,08%, Phương Nam 0,21%, các công ty khác có tham gia vào cuộc điều tra 0% đến 4.57%.Mức thuế suất toàn quốc 25.76%
10
Ô xít kẽm
EU
2003
28%
Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với ô xít kẽm Trung Quốc)
2002
9
Cá da trơn
Hoa Kỳ
2002
36,84%- 63,88%
Tiếp tục áp thuế CBPG thêm 5 năm nữa, mức thuế từ 36,84% đến 63,88%.
8
Bật lửa ga
Hàn Quốc
2002
Đơn kiện bị rút lại
7
Bật lửa ga
EU
2002
Đơn kiện bị rút lại
6
Giày và đế giày không thấm nước
Canada
2002
Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU
2001
5
Tỏi
Canada
2001
1,48 CAD/kg
2000
4
Bật lửa ga
BaLan
2000
0,09 Euro/cái
1998
3
Giày dép
EU
1998
Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU
2
Mì chính
EU
1998
16,8%
Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với mỳ chính Trung Quốc)
1994
1
Gạo
Columbia
1994
Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa
Các nhóm mặt hàng thường bị kiện bán phá giá là hàng công nghiệp (giầy dép, xe đạp, túi nhựa PE...), thủy sản (cá, tôm…), nông sản (gạo, tỏi…).
Hàng công nghiệp
Khép lại 8 tháng đầu năm 2010 vừa qua, với giá trị xuất khẩu 6,99 tỷ USD hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 15,4%) trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao và chủng loại phong phú đã được các thị trường khó tính Nhật và EU chấp nhận sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ nhất là khi thuế quan bị cắt giảm bởi quy chế NTR. Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, hàng dệt may là mặt hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch, trong quan hệ song phương sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất.
Trong nhiều năm gần đây, thị trường Mỹ luôn dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này vào Mỹ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Hiện thị trường Mỹ cũng đang được kỳ vọng sẽ có vai trò quyết định trong mục tiêu về đích 10,5 tỷ USD của hàng dệt may xuất khẩu nước ta trong năm 2010.
Thị trường EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào thị trường Nhật Bản vẫn duy trì khá tốt với 12%, riêng thị trường EU, tuy có mức tăng trưởng khá chậm hơn nhưng theo nhận định của các chuyên gia, hàng dệt may của Việt Nam đang có cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, việc đồng nhân dân tệ tăng giá trên thị trường quốc tế và tăng cao so với đồng euro từ đầu năm đến nay, sẽ làm giảm hàng xuất của Trung Quốc sang EU. Đây là những cơ hội tốt cho các nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.
Còn khi nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày Việt Nam, sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong đó thị trường chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao. Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà Việt Nam có thể đạt được trong năm 2010 này.
Tính đến hết tháng 5/2010, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, thị trường EU là 807 triệu USD, tăng 0,4% và chiếm 45% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 501 triệu USD, tăng 12,7%; sang Nhật Bản đạt 63 triệu USD, tăng 22,5%; sang Mêxicô đạt 61,6 triệu USD, tăng 17,1%.
Tuy vậy, xuất khẩu giày dép trong năm nay cũng phải đối mặt với khó khăn như EU tiếp tục gia hạn đánh thuế chống phá giá đối với Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,… do phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu, và chi phí nhân công không còn thuận lợi như trước, cùng với đó là có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động.
Về thị trường, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu giày dép của ta sang Mỹ đạt cao nhất, với 94,4 triệu USD, giảm 16,5% so tháng 12/09 nhưng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 23,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Mỹ vẫn là thị trường khá tiềm năng của ta đối với xuất khẩu mặt hàng giày dép.
Xuất khẩu giầy dép của ta sang EU trong tháng 01/2010 đạt 194,36 triệu USD, giảm 17,7% so tháng 12/09 nhưng tăng 5,1% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang một số nước tăng khá so với tháng 1/09 như sang Đức đạt 31,17 triệu USD, tăng 31,8%; sang Bỉ đạt 21,85 triệu USD, tăng 23,1%.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng lại tăng khá cao như Nhật Bản, đạt 16,13 triệu USD, tăng 16,4% so tháng 12/09 và tăng 27,9% so tháng 1/09; sang Mehico đạt 15,2 triệu USD, tăng 4,6% so tháng 12/09 và tăng 27,9% so tháng 1/09; sang Braxin đạt 8,28 triệu USD, tăng 47,9% so tháng 12/09 và tăng 615,3% so với cùng kỳ năm ngoái… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lại giảm mạnh như Hà Lan, Pháp, Thụy Điển...
Hàng thủy sản
Xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đang có những lợi thế lớn về chính sách và thị trường. Xét trong bối cảnh chung khi nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản… đang trên đà phục hồi.
Năm 2010, xuất khẩu thuỷ hải sản sang EU tăng mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là philê cá đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, với trị giá khoảng 1,4 tỉ USD/năm (tăng 3,5% so với năm 2009).
Thời gian qua, Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường lớn nhất nhập khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam như tôm sú, điệp, nghêu, cá tra, cá đồng, cá basa đông lạnh và chỉ đứng thứ 2 sau Nhật trong danh sách 10 thị trường có thị phần cao nhất của hàng thuỷ, hải sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Mỹ, nước đứng thứ ba về nhập khẩu thuỷ hải sản Việt Nam, có thể đạt 1 tỉ USD, chiếm 8% thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì xuất khẩu thuỷ hải sản vào Mỹ có thể tăng mạnh hơn nữa nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam chú trọng hơn về đầu tư xây dựng thương hiệu, hệ thống kho bãi, tăng cường công tác tiếp thị, đặc biệt là những mặt hàng hải sản chất lượng cao…
Một số khó khăn không nhỏ như tình trạng con giống không đảm bảo chất lượng, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến, khâu tiếp thị và quản lý yếu, thiếu lao động có trình độ cũng là một trở ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam.
Hàng nông sản:
Tới ngày 15/9/2010, xuất khẩu gạo đạt 5,049 triệu tấn, giá trị FOB đạt 2,142 tỷ USD, trị giá CIF đạt 2,361 tỷ USD, giá bình quân là 424,24 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2009, về số lượng tăng 5,86%, về giá trị FOB tăng 10,19%, về giá trị CIF tăng 9,07%, giá trị xuất khẩu bình quân tăng 16,64 USD/tấn. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở chung mặt bằng giá với gạo các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan. Hiện tại nhu cầu đối với gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế rất lớn. Gạo Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đối tác truyền thống như: Malaysia, Indonesia, Cuba, Iraq và sau nhiều năm gián đoạn, đã có mặt với số lượng đáng kể tại thị trường Bangladesh. Gạo thơm và gạo 5% tấm của Việt Nam khẳng định được chỗ đứng tại châu Phi - thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), giá trị đơn hàng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã nhận được và giao chuyển trong năm 2010 đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng khoảng 320 triệu USD so với cả năm 2009. Riêng trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009 từ việc tăng đơn hàng tại các thị trường nhập khẩu truyền thống trọng điểm, đặc biệt là thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm gỗ năm nay đã tăng khoảng 3% so với năm 2009, cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu.
2.2. Tại sao hàng hóa của Việt Nam bị kiện bán phá giá
Tiêu thụ hàng hóa nội địa nước nhập khẩu giảm
Có nhiều lý do để Mỹ khởi kiện nhiều quốc gia về việc chống bán phá giá và chống trợ cấp giá, trong đó phải kể đến nguyên nhân suy giảm kinh tế Mỹ. Nhiều quốc gia cũng như WTO cho rằng, Mỹ nên áp dụng biện pháp tính toán bù trừ cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, hàng được bán giá cao có thể được bù trừ cho những hàng hóa bán giá thấp. Tuy nhiên, theo quan điểm của Mỹ, hàng nhập khẩu bán giá cao không liên quan gì đến hàng hóa bán giá thấp.
Ví dụ, lý do đồ gỗ Việt Nam đang đối diện với nguy cơ kiện chống phá giá cao, rất có thể là do hàng xuất sang Hoa Kỳ tăng mạnh, Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam tăng 10 lần trong 10 năm qua.
Chi phí hàng hóa
- Sản xuất hàng gia công
Tiếp đó, các yếu tố của ngành sản xuất Việt Nam được xem là dễ rơi vào các vụ kiện phá giá còn do hoạt động sản xuất gia công và xuất khẩu hàng nguyên liệu nông sản thô, ít qua chế biến còn chiếm tỉ trọng cao nên giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn.
Có DN nói: Chúng tôi chỉ làm hàng gia công và không được quyết định về giá xuất khẩu, vậy sao lại bị kiện? Thực ra, tuy không được quyết định giá xuất, nhưng hóa đơn xuất đi vẫn thể hiện bằng giá FOB. Nhiều DN còn tỏ thái độ: Kiện thì kiện, chúng tôi không quan tâm. Thậm chí còn cho rằng, lần nào bị kiện cuối cùng cũng bị áp thuế thì theo kiện làm gì! Đây là quan điểm rất sai lầm, vì nếu không theo kiện, vô tình chúng ta sẽ phó mặc mọi thứ cho phía khởi kiện. Lúc đó, cơ quan có chức năng phán quyết ít nhiều sẽ dựa vào thông tin do phía nguyên đơn cung cấp để đưa ra phán quyết bất lợi cho chúng ta.
- Cách tính chi phí
Trong quá trình tính chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đã chưa tính hết hoặc là bỏ qua các khoản chi phí như chi phí môi trường, ….
- Sổ sách kế toán không minh bạch, khó khăn trong tính toán chi phí dẫn tới việc giá cả không đáng tin cậy.
VD : Giá bán sản phẩm cá tra ở thị trường Mỹ thấp hơn giá thành ở VN từ 2% so với tổng giá trị sản phẩm thì dù VN có bán phá giá, mức đó được coi là không đáng kể và không bị điều tra. Ngay cả khi cần bán phá giá, kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài cho thấy chỉ nên bán thấp hơn giá thành dưới 25% để khi có bị áp thuế chống bán phá giá với mức 25%, sản phẩm không bị mất hẳn lợi thế cạnh tranh. Đúng vậy. Như trường hợp cá tra, ba sa ta bị điều tra, khi họ cử người sang điều tra, nhiều doanh nghiệp đã không trả lời được bản câu hỏi một cách có lợi nhất cho mình. Dù cá tra, ba sa ở ta là cá nuôi, nhưng khi họ hỏi nuôi thì lưu lượng nước chảy qua lồng là bao nhiêu, ta không biết. Nhiệt độ trung bình trong lồng bao nhiêu, nồng độ các tạp chất trong nước bao nhiêu, ta đều không biết. Thế là cá VN bị kết luận là cá tự nhiên. Rồi có điều tra viên của họ hỏi người dân tại sao có thể bán giá rẻ thế, có người trả lời thêm vào một câu “do các cháu trong nhà tự làm”. Thế là họ yêu cầu xem xét không những áp thuế mà còn cấm luôn không cho nhập vào Mỹ, vì sản phẩm này tận dụng lao động trẻ em, theo luật Mỹ bị cấm.
Luật chống bán phá giá yêu cầu hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), được kiểm toán độc lập và áp dụng cho moi mục đích. Tiêu chí này được đưa ra với mục đích để có thể kiểm tra tính xác thực trong thông tin của doanh nghiệp.
Trong trường hợp của Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều không thực hiện theo IAS. Cụ thể, trong trường hợp giày mũi da, 7/8 doanh nghiệp không áp dụng IAS. Tương tự trong vụ kiện xe đạp, 4/5 doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET không áp dụng IAS. Doanh nghiệp cũng bị tìm thấy là những hóa đơn không minh bạch, không được kiểm toán. Trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ, các doanh nghiệp không áp dụng IAS có phản đối cho rằng họ áp dụng tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam và đã được sự cho phép của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã từ chối lý do này và cũng nêu ra rằng việc trì hoãn hoặc không thực hiện IAS chỉ bằng một văn bản của Bộ Tài chính cho thấy rõ ràng rằng IAS đã không được áp dụng trên thực tế một cách thích hợp.
Những hạn chế trong nhận thức và trong thái độ tuân thủ các chuẩn mực nói trên đã làm cho doanh nghiệp của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh và tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp về bán phá giá. Thực tế cho thấy, phần lớn sổ sách kế toán của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản mà cơ quan điều tra đòi hỏi. Thế cho nên, những thông tin về chi phí kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, nguồn nguyên liệu, lợi thế so sánh … của thị trường Việt Nam gần như không được sử dụng làm cơ sở tính toán giá trị thông thường để điều tra về biên độ phá giá. Đâu đó vẫn còn thói quen lập sổ đen, sổ trắng trong kinh doanh thì tất yếu sẽ không có bằng chứng hợp lệ đáng tin cậy khi tham gia các vụ kiện chống bán phá giá.
Thực tế rằng, IAS được coi như một công cụ để bảo đảm tính tin cậy trong thông tin cung cấp của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ IAS thì không những không được hưởng MET mà ngay cả các thông tin do họ cung cấp liên quan đến các yếu tố khác như giá xuất khẩu cũng bị coi là không đáng tin cậy và không được sử dụng trong quá trình điều tra. Điều này có thể thấy rõ trong các trường hợp điều tra đối với chốt cài thép không gỉ, xe đạp và giày da của Việt Nam. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp bị điều tra sẽ gặp nhiều bất lợi vì số liệu được sử dụng là các ‘fact available’ và thường là từ Eurostat hoặc được thu thập, kiểm chứng trên cơ sở các số liệu của ngành công nghiệp EU.
- Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương chưa hoàn thiện. Mức lương tối thiểu hiện còn thấp, chưa do thị trường quyết định và chưa tương xứng với giá trị lao động… Điều này không chỉ kéo theo nhiều hệ lụy xã hội mà còn là một trong những lý do chính để nhiều nước kiện Việt Nam bán phá giá.
Mỹ và một số nước khác xem xét và áp đặt quy chế kinh tế phi thị trường là tiền lương chưa được xác định thông qua thỏa thuận tự do giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do bị áp đặt quy chế kinh tế phi thị trường, trong các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, cơ quan điều tra sẽ không sử dụng giá và chi phí thực tế của Việt Nam (do giá này bị coi không phù hợp) mà phải sử dụng giá tham chiếu của nước thứ ba. Hệ quả của điều khoản nền kinh tế phi thị trường là Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại khi gặp phải các tranh chấp thương mại liên quan đến các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá ngày càng nhiều.
Việc duy trì chính sách tiền lương thấp trong hội nhập cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp, từ năm 2002 tới nay doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện bán phá giá. Thực tế là họ đã bị thua trong hầu hết các vụ kiện. Một trong những nguyên nhân dẫn thua kiện là giá hàng xuất khẩu thấp do chi phí thấp, trong đó có chuyện lương quá thấp.
Việt nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường
- Sự can thiệp của nhà nước
GATT/WTO cũng như Hiệp định về chống bán phá giá của WTO không quy định các tiêu chí cho việc xác định nền kinh tế thị trường. Với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các quốc gia được tự quy định về các tiêu chí của nền kinh tế thị trường trong pháp luật của quốc gia. Do vậy, Luật chống bán phá giá với sự phân biệt đối xử dành cho các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường không bị xem là vi phạm quy định của WTO.
Sẽ rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa ra các lập luận cụ thể để chứng minh cho mình đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Cách quy định chung chung của các tiêu chí, đặc biệt là về việc can thiệp của nhà nước. Không chỉ đặc biệt nhạy cảm với các trường hợp doanh nghiệp của nhà nước hay các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc các thành viên khác tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp là các viên chức nhà nước mà EU cũng nhạy cảm đối với các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đầu tư hoặc quy định giá cả của một số mặt hàng. Nếu xem xét một cách cụ thể các tiêu chí này, thì ngay cả các nước có nền kinh tế thị trường cũng không đáp ứng được.
Chúng ta vẫn bị nhiều quốc gia xếp vào danh mục nước có nền kinh tế phi thị trường để áp dụng quy trình điều tra với các biện pháp đặc biệt trong các vụ việc chống bán phá giá. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm rằng, quy chế về nền kinh tế phi thị trường chưa từng tồn tại trong pháp luật chống bán phá giá của GATT và WTO mà chỉ thuộc cấp độ pháp luật quốc gia. Cho nên, tùy thuộc vào quan niệm và nhu cầu bảo hộ ngành sản xuất nội địa mà các nước đặt ra những tiêu chí khác nhau để xác định thế nào là nền kinh tế phi thị trường. Trong thời gian chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu nếu bị ngành sản xuất sản phẩm cạnh tranh của nước nhập khẩu khởi kiện vụ việc chống bán phá giá bởi lẽ, việc tạo ra các lập luận, bằng chứng về việc bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường thường dễ dàng hơn so với các quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Vị thế của Việt Nam trên thị trường chung đã có thay đổi tích cực khi chúng ta gia nhập WTO. Những khó khăn, trở ngại trong các vòng đàm phán song phương, đa phương để gia nhập WTO cho thấy sự lo ngại của các nước đối tác về tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam, mặt khác, nó cũng cho thấy vị thế hiện tại của Việt Nam là chưa cao. Sự tương thuộc trong thương mại vẫn là một chiều khi các sản phẩm thế mạnh và tỷ trọng giá trị thương mại của chúng ta trong các dòng mậu dịch quốc tế chưa đủ để ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng cho khu vực và quốc tế. Trong khi đó, những biến động về chính trị, quân sự và thương mại từ thị trường chung lại có thể tác động khá lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Với vị thế khiêm tốn đó, doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ít có cơ hội để tạo sức ép buộc chính quyền của các nước phải tôn trọng nguyên tắc công bằng của tự do thương mại khi họ phải chịu những áp lực chính trị, kinh tế, xã hội từ các lực lượng trên thị trường nội địa.
_Việc chọn nước thứ 3 để so sánh giá sản phẩm tương đương không rõ ràng
Điều đáng lưu ý là cho đến nay tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Điều này có nghĩa là Việt Nam được xem như là một nước không có nền kinh tế thị trường mở. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Tương tự, Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mêhicô. Rõ ràng, cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá.
Rất có thể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước thứ ba được lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất nước xuất khẩu đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất nước xuất khẩu...
Thứ nhất là việc tồn tại thị trường cạnh tranh đối với sản phẩm tương tự đang được điều tra tại quốc gia thay thế. Qua các vụ kiện của Việt Nam có thể thấy EU đã xem xét tính cạnh tranh bao gồm việc tồn tại các nhà sản xuất khác nhau, bao gồm cả nội địa và nhập khẩu; sản phẩm có thể được bán tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Ví dụ như việc lựa chọn Đài Loan là quốc gia thay thế trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ, EU lý giải Đài Loan là quốc gia sản xuất chốt cài thép không gỉ lớn nhất thế giới. Thị trường Đài Loan mang tính cạnh tranh bởi tồn tại một số lượng lớn các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm chốt cài thép không gỉ. Tương tự đối với việc lựa chọn Brazil trong vụ kiện giày mũ da. Trong phán quyết của EU, Brazil được coi là một lựa chọn hợp lý vì sự tồn tại của các nhà sản xuất trong nước và một loạt các sản phẩm nhập khẩu tạo ra một thị trường cạnh tranh đối với sản phẩm giày mũ da. Sản phẩm giày mũ da của Brazil cũng được xuất khẩu đi các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu.
Thứ hai là tính đại diện của sản phẩm tương tự đang được điều tra. Tiêu chí này liên quan đến việc xác định giá trị thông thường của sản phẩm (normal value) làm căn cứ để xác định biên độ chống bán phá giá và thuế chống bán phá giá. Theo đó, sản phẩm được bán tại thị trường nội địa tại quốc gia thay thế cần phải chiếm ít nhất 5% khối lương sản phẩm đang bị điều tra bán tại thị trường EU. Ví dụ như Đài Loan được lựa chọn là quốc gia thay thế trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ. Tuy nhiên, trong vụ kiện xe đạp, Đài Loan lại không được lựa chọn vì phần lớn sản phẩm để xuất khẩu, khối lượng bán sản phẩm tại thị trường nội địa không đáng kể và không đủ để so sánh. Thái Lan cũng không được EU chấp nhận là quốc gia thay thế trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ vì không có sản phẩm này bán tại thị trường nội địa.
Thêm vào đó, việc lựa chọn quốc gia thay thế phụ thuộc vào sự hợp tác của các doanh nghiệp tại các quốc gia được lựa chọn. Sự hợp tác giúp cho các cơ quan điều tra có thể thu thập được thông tin đáng tin cậy để tính giá thông thướng của sản phẩm. Trong trường hợp của Việt Nam, một số quốc gia thay thế như Italia, Hàn Quốc và Ấn Độ được các bị đơn đề xuất nhưng do các doanh nghiệp của các quốc gia này không hợp tác nên Ủy ban Châu Âu đã từ chối đề xuất các bị đơn.
Một ví dụ là, trong vụ kiện bán phá giá cá basa của Mỹ, Mỹ đã yêu cầu chọn Ấn Độ là nước thứ ba để áp dụng mức chi phí tính biên phá giá, vì là nước có nền kinh tế tương tự với VN, cũng nuôi trồng cá basa và có mức giá tương đối thấp so với các nước khác. Nhưng đến 11/12/02, VASEP đề nghị chọn Băngladesh là nước thứ ba, vì đây là nước có mức thu nhu nhập bình quân đầu người gần tương đương với VN, nằm ở châu thổ của nhiều hệ thống sông lớn nên điều kiện nuôi cá nước ngọt có đặc điểm giống cá basa VN, trong khi cá ở Ấn Độ chỉ có một số đặc điểm hơi giống.
Nghiên cứu thêm về việc túi nhựa PE Việt Nam bị áp thuế chống phá giá, chống trợ giá, Việt Nam được cho là nước có nền kinh tế phi thị trường, nhưng Mỹ lại sử dụng một thị trường thứ 3, Ấn Độ, nước có nền kinh tế thị trường để so sánh là một điều chưa hợp lý. "Chắc chắn sẽ có những yếu tố không nhất quán trong việc so sánh này và Việt Nam có thể phản đối việc làm này của Mỹ",
Thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam đã đưa ra nhiều lập luận chứng minh các quốc gia thay thế liên quan đến sự tương tự về điều kiện kinh tế xã hội cũng như quy trình sản xuất kinh doanh đối với sản phẩm. Tuy vậy, phần lớn các lập luận này đều bị Ủy ban Châu Âu từ chối. Qua đó có thể hiểu rằng Ủy ban Châu Âu không thực sự quan tâm đến sự chênh lệch hay phù hợp về mức độ phát triển giữa các quốc gia khi lựa chọn. Ví dụ như Mexico được lựa chọn là quốc gia thay thế trong vụ kiện xe đạp. Tuy nhiên, năm 2004, tổng sản phẩm GNP của Việt Nam là 2.700 USD, trong khi đó Mexico là 9.640 USD. Hoặc trong trường hợp lựa chọn Nhật Bản, sự khác biệt có thể thấy ngay từ vị thế của một quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.
Thị trường xuất khẩu tập trung
Một mặt hàng của VN bán tại EU sẽ bị cho là bán phá giá khi giá bán sản phẩm đó tại EU thấp hơn giá thành tại VN. Nguyên tắc đầu tiên để bị điều tra, hàng hóa xuất khẩu được cho là bán phá giá phải chiếm từ 7% trở lên thị phần nước nhập khẩu. Vì vậy, nếu đa dạng hóa thị trường sẽ khó rơi vào diện bị điều tra.
Việt Nam cũng mất cân đối trên cán cân thương mại ở các thị trường xuất khẩu chủ lực: tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đang xuất khẩu lớn gấp 8 lần so với nhập khẩu; tại thị trường Đức và Anh, Việt Nam đang xuất vào gấp 2 lần; tại thị trường Úc, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều gấp 5 lần so với nhập
Điểm đầu tiên là ngành xuất khẩu đang mang tính tập trung quá lớn về mặt thị trường, như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nền sản xuất dễ bị động khi tình hình xuất khẩu thay đổi.
Hiện, 7 thị trường xuất khẩu tập trung của hàng hóa Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức và Anh. Việt Nam đang tập trung xuất khẩu vào 9 mặt hàng được đánh giá là chủ lực có tốc độ tăng trưởng nhanh và gần chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam cũng mất cân đối trên cán cân thương mại ở các thị trường xuất khẩu chủ lực: tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đang xuất khẩu lớn gấp 8 lần so với nhập khẩu; tại thị trường Đức và Anh, Việt Nam đang xuất vào gấp 2 lần; tại thị trường Úc, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều gấp 5 lần so với nhập.
Chưa tìm hiểu rõ luật kinh tế, luật phá sản khi kinh
Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự canh tranh để phát triển. Các doanh nghiệp nào làm ăn tốt, ‘khỏe mạnh’ thì sẽ tồn tại. Doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả, dần dần không canh tranh được và không thể tồn tại. Luật phá sản doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có thể chết khi nó không thể hoạt động. Sẽ là không hợp lý nếu như doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động, sản xuất kinh doanh dù cho nó không mang lại lợi nhuận để qua đó làm giảm thiểu thiệt hại. Trường hợp này dễ dẫn đến việc bán phá giá sản phẩm. Tương tự yêu cầu đối với luật về tài sản, trường hợp doanh nghiệp đang bị điều tra có thể sử dụng tài sản không thuộc doanh nghiệp mà không phải trả phí, điều này có thể xem xét như một dạng trợ cấp. Tuy nhiên, nếu nhà nước có quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nó có thể không cấu thành trợ cấp. Có thể khó khăn khi tranh luận rằng thiếu luật tài sản sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm hoặc làm thế nào để nó dẫn đến việc doanh nghiệp bán phá giá.
Hơn hai thập niên qua, sự phát triển của các dòng thương mại tự do ra vào Việt Nam đem đến nhiều cơ hội cho thị trường phát triển với tốc độ nhanh, ổn định song cũng đủ để các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhận thức được sự phức tạp của giao thương quốc tế. Có lẽ, sự phức tạp nói trên có nguồn gốc từ tính chất vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa các lực lượng tham gia quan hệ kinh tế quốc tế. Trong sự hợp tác, đã có nhiều chuẩn mực được đặt ra về kỹ thuật, kế toán, kiểm toán, chất lượng sản phẩm … với mục đích tạo sự tương thích cho quá trình nối kết các vùng thị trường khác nhau thành khu vực mậu dịch chung, thống nhất. Nhưng sự khác nhau về nhận thức, kinh nghiệm và lịch sử của các thị trường có trình độ phát triển không đồng đều tất yếu sẽ phát sinh nhiều phức tạp. Ngoài ra, các quốc gia luôn kêu đòi sự tôn trọng tự do thương mại nhằm mở rộng khả năng buôn bán, song mặt khác, họ luôn tìm kiếm van an toàn để bảo hộ cho sự phát triển của thị trường nội địa. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh là điều đương nhiên. Những chuẩn mực của thương mại tự do phần lớn chịu sự chi phối từ các quốc gia phát triển cho dù về lý thuyết chúng là sản phẩm của các cuộc đàm phán quốc tế.
Hiện tượng domino
Những mặt hàng mà chúng ta bị khởi kiện chủ yếu là những mặt hàng thế mạnh như thủy sản, giày dép, hàng dệt may..., lại nhiều khi chịu ảnh hưởng từ một số nước xuất khẩu cùng thời điểm như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan
Các hiện tượng phòng vệ thương mại quốc tế theo hiệu ứng “phòng vệ domino”. Cụ thể như từ cuối năm 2006, Việt Nam đồng thời bị một số nước nhập khẩu EU áp chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường EU.
Thực tế, đã có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam bị kiện bán phá giá nhưng không do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, chủ yếu do hàng của Trung Quốc muốn tránh bị áp thuế nhập khẩu cao, đã xuất hàng sang Việt Nam, hoặc chuyển phần gia công sang Việt Nam rồi mới xuất đến thị trường nhập khẩu.
Hơn nữa, Việt nam là nước hay bị kiện bán phá giá còn có những lý do chính như do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời qua rất ấn tượng nên tính cạnh tranh cao dần, vì thế nhiều nước nhập khẩu để ý đến.Ngoài ra, cùng với hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại nói chung, nhiều nước đã lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay. Thuế chống bán phá giá là một công cụ bảo hộ mang tính hợp pháp theo quy định của WTO. Vì thế, các nước trên thế giới đã và đang tăng cường sử dụng công cụ này nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa
Việt Nam đứng hàng thứ 39/260 nước có tổng thương mại xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam rất cao tới 20%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân trên thế giới khoảng 6%-8%/năm. Giữa lúc các nước đang trong giai đoạn từng bước khôi phục kinh tế thì việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đứng hạng 39/260 quốc gia có tốc độ xuất khẩu tăng cao lại khiến cho hàng hóa nước ta dễ dàng trở thành mục tiêu "soi xét" kỹ lưỡng của các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như biện pháp trả đũa thương mại. Thậm chí, các "ông lớn" của nền kinh tế thế giới có thể dùng nó để kìm hãm sự phát triển kinh tế của các nước nhỏ trong một chừng mực nhất định, vì những mục tiêu chính trị khác.
III. Giải pháp
Giải pháp cho chi phí hàng hóa
-Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu... Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh... trước khi thực hiện biện pháp này.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...
Giải pháp liên quan đến vấn đề kinh tế phi thị trường
- Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện. Phải minh bạch hóa các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước để tránh tình trạng doanh nghiệp bị quy kết là được hưởng tài trợ từ chính phủ. Dù bị co là hoạt động trong nền kinh tế phi thị trường, song các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vẫn còn cơ hội để thoát khỏi quy chế điều tra đặc biệt bằng cách chứng minh bản thân hoạt động theo nguyên lý thị trường. Trong đó, chứng cứ và lập luận đưa ra đủ để chứng minh doanh nghiệp đã thoát khỏi khả năng chi phối, kiểm soát từ các cơ quan nhà nước. Muốn làm được điều này, ngay từ trong quan hệ nội địa, Nhà nước cần giới hạn và công khai sự can thiệp vào tổ chức quản lý nội bộ, kế hoạch kinh doanh và các yếu tố kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu giữ những tài liệu, sổ sách, chứng từ, hợp đồng … làm bằng chứng cho sự độc lập của mình khi quyết định các vấn đề trong kinh doanh.
Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
- Không nên để những mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng quá nóng. Giá cả nên ở mức thích hợp, phải đa dạng hóa chủng loại mặt hàng, không chỉ cạnh tranh về giá mà còn phải tăng cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ
- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.
Ngoài ra cần phải tạo ra mối liên kết với các tổ chức hiệp hội để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.
Trung Quốc có năm bị kiện bán phá giá trên 30-40 vụ, Mỹ cũng bán phá giá và kiện bán phá giá là một biện pháp thị trường sẽ được sử dụng thường xuyên. Doanh nghiệp VN không còn cách nào khác là phải làm quen với luật chơi thế giới. Chúng ta xuất cá tra, ba sa sang Mỹ không chỉ cần có mối quen Việt kiều bên đó mà cần có hiệp hội để tìm hiểu, nắm thông tin và bảo vệ quyền lợi cho mình.
Ban đầu bị điều tra bán phá giá cá tra ta rất lo, nhưng sau đó nhiều doanh nghiệp nói phải cảm ơn Mỹ vì nhờ đó nhiều nơi biết đến cá tra VN. Sau đó ta xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác. Vậy thay vì lo sợ thì hãy chủ động tiếp cận, sử dụng các công cụ trong thương mại quốc tế để tận dụng lợi ích, hoặc ít nhất là giảm được những thiệt hại không đáng có. Quyền lợi đi liền hiểu biết
Các nước họ am hiểu quy định thương mại thế giới nên tận dụng rất nhanh. Như khi ta đàm phán vấn đề nhập thịt gà của Mỹ vào VN, do thịt gà Mỹ rất rẻ, chỉ gần 1 USD/kg, ta đưa ra yêu cầu cao về hàm lượng một loại khuẩn có trong thịt gà. Ngay lập tức họ sang điều tra ở VN và chứng minh ngay thịt gà ta đang bán có hàm lượng khuẩn đó cao hơn cả chục lần mức ta yêu cầu với thịt gà Mỹ. Áp quy định không phân biệt đối xử, họ đã đòi được quyền lợi của mình. Doanh nghiệp VN cũng nên chủ động, nếu cần thuê tư vấn để tránh bị thiệt thòi.
- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
chongbanphagia.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tại sao nhiều hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá Bạn biết gì về những hàng hóa đó.doc