Tài liệu tập huấn Giới và Dự án phát triển

Mục đích phát triển: Khẳng định việc cải thiện hiện trạng mà nhóm đối tượng muốn đóng góp vào. Dự án nhằm hướng tới mục đích phát triển nhưng không nhất thiết phải đạt được mục đích phát triển sau khi dự án kết thúc. Mục tiêu dự án (mục tiêu cụ thể): Khẳng định các thay đổi cần thiết của một nhóm người để góp phần đạt được mục đích phát triển. Dự án phải đạt được mục tiêu dự án sau khi dự án kết thúc. Đầu ra/kết quả của dự án: Các đóng góp cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án. Nó là các kết quả của các hoạt động do các cán bộ dự án thực hiện với nguồn lực cho phép của dự án. Các hoạt động: Là các hành động nhằm đạt được các kết quả của dự án. Các cán bộ quản lý và thực hiện dự án có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các hoạt động này. Các chỉ số: Để đo đạc định tính hoặc định lượng các kết quả thu được. Một chỉ số phải thể hiện rõ người liên quan, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm. Chỉ số phải có ý nghĩa, cụ thể, chính xác, có tính thực tế (có thể đạt được) và đặc biệt là phải đo được với điều kiện kỹ thuật sẵn có. Phương tiện/nguồn: Chỉ rõ số liệu có thể lấy ở đâu để kiểm tra xem mục tiêu đã đạt được ở mức nào? Ví dụ: các báo cáo, số liệu thống kê, số liệu tập huấn Các giả định: Mô tả các điều kiện cần có để dự án có thể thành công, kể cả các hoàn cảnh có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của dự án. Nếu các giả định tốt không được thỏa mãn, có thể có các rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Vì vậy, các điều kiện giả định này phải được giám sát chặt chẽ khi thực hiện dự án.

pdf19 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tập huấn Giới và Dự án phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập huấn Giới Dự án phát triển & Hand out Traning on Gender and Development Project Hà Nội - 2009 Lời nói đầu ..................................................... Chương trình tập huấn ..................................... Mục tiêu của khóa tập huấn ............................... Khái niệm giới và giới tính ................................. Xã hội hóa giới ................................................ Định kiến giới ................................................. Vai trò giới ..................................................... Nhu cầu giới ................................................... Bình đẳng giới ................................................ Phân tích giới ................................................. Giới trong dự án phát triển - Nội dung cơ bản của một dự án phát triển ........................................ Các câu hỏi lồng ghép giới trong dự án phát triển ... 5 6 7 9 12 14 16 21 24 28 31 33 Mục lục TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (The Center for Promoting Development for Women and Children) Tài liệu được xuất bản bởi Điện thoại/Fax: (84 - 4) 36621132 - E.mail: dwc@hn.vnn.vn Địa chỉ: P.0610, Tòa nhà MOMOTA, Số 151A Nguyễn Đức Cảnh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Biên soạn: Thiết kế và trình bày: Tranh ảnh: Bùi Thị Kim Vũ Văn Sang DWC Bùi Thị Kim Thành Âu Thị Bích Nguyệt Lời nói đầu Định kiến giới đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của mỗi người, kể cả phụ nữ cũng đang định kiến giới rất nặng nề. Quyền bình đẳng giới tại Việt Nam tuy đã được ghi trong Hiến pháp nhưng hiện phụ nữ vẫn đang bị thiệt thòi trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là trong mỗi gia đình. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới, tập huấn “Giới và dự án phát triển” được lồng ghép trong tất cả các dự án của DWC. Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Để Luật bình đẳng giới thực sự đi vào cuộc sống và xã hội dần tiến tới bình đẳng giới thực chất, trước hết cần có sự thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi trong mỗi chúng ta. Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ cung cấp cho độc giả các nội dung cơ bản khi cần tuyên truyền hay tập huấn chủ đề “Giới và Dự án phát triển”. Rất mong có sự đóng góp của các quý độc giả vào quá trình thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Bùi Thị Kim Giám đốc DWC Với phương pháp tập huấn có sự tham gia, chúng tôi không dùng từ giáo viên hay giảng viên và học viên mà chúng tôi gọi người tập huấn viên là “Thúc đẩy viên” và người tham dự là “Tham dự viên”. Khái niệm “Thúc đẩy viên” và “Tham dự viên” sẽ được sử dụng trong cuốn sách nhỏ này. Thông thường, một khóa tập huấn sẽ được thực hiện lần lượt theo chương trình như sau: Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phần mục tiêu của khóa tập huấn, phương pháp tập huấn và phần nội dung chính. Sau khóa tập huấn, các tham dự viên sẽ: q Hiểu sâu các khái niệm cơ bản về giới và bình đẳng giới; q Biết cách phân tích giới; q Biết cách lồng ghép giới vào các dự án phát triển. Phương pháp tập huấn: qPhương pháp tham gia qLấy Tham dự viên làm trọng tâm qKhông có giáo viên và học viên, chỉ có thúc đẩy viên và tham dự viên qThúc đẩy viên sử dụng các kỹ năng và phương pháp thúc đẩy chứ không phải giảng bài qTạo cơ hội cho mọi người cùng bày tỏ quan điểm, cùng chia sẻ kinh nghiệm qMọi ý kiến đều được tôn trọng Phương tiện trợ giúp tập huấn và văn phòng phẩm: qKhông sử dụng máy tính và máy chiếu. Nếu có máy tính và máy chiếu chỉ để phục vụ xem các bộ phim hoặc các hình ảnh có liên quan đến chủ đề tập huấn. qPhương tiện trợ giảng chủ yếu là giấy Ao, bút dạ hai đầu, băng dính giấy, thẻ các màu (các màu hồng, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, không dùng các màu quá tối, để nguyên cỡ A4, sau đó có thể cắt làm đôi hoặc làm ba phù hợp với từng phần tập huấn). qBảng ghim (nếu có), có thể dùng các bức tường thay cho bảng. qThường có một tập huấn viên chính và một người trợ giúp. 6 7 - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - qKhai mạc qGiới thiệu làm quen qTìm hiểu mong đợi của các Tham dự viên khi tới khóa tập huấn qNêu mục tiêu của khóa tập huấn, so sánh với các mong đợi của Tham dự viên qGiới thiệu phương pháp tập huấn qThảo luận về nội quy lớp học qPhần nội dung chính qĐánh giá khóa tập huấn MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤNCHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Phương pháp: Phát cho mỗi tham dự viên một thẻ màu (ví dụ nam màu xanh, nữ màu đỏ) và yêu cầu “Mỗi người hãy nhớ lại và ghi vào thẻ màu một điều mà mình muốn làm nhưng không làm được hoặc không được phép làm, chỉ vì mình là đàn ông hoặc đàn bà”. Sau đó, ghim các thẻ màu này lên bảng, chia vào hai cột khác nhau: Sau đó, phân tích phần lý thuyết như sau: Giới tính/giống: Một khái niệm xuất phát từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính (bẩm sinh). Mọi người đàn ông hay đàn bà trên thế giới đều có những đặc điểm giới tính giống nhau (tính đồng nhất). Ví dụ: Mang thai là đặc điểm giới tính của phụ nữ. 8 9 KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Các nội dung chính của khóa tập huấn: Giới và giới tính Xã hội hóa giới Định kiến giới Ba vai trò giới Nhu cầu giới thức tế và nhu cầu giới chiến lược Bình đẳng giới: kiểu hình thức, kiểu bảo vệ và bình đẳng thực chất Phân tích giới Dự án phát triển và khung lô - gíc Các câu hỏi lồng ghép giới trong dự án phát triển 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Mong muốn này có thể thay đổi được (thuộc về khái niệm giới) Mong muốn này không thay đổi được (thuộc về khái niệm giới tính) Giới: Là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới được hình thành do học và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương, thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Yêu cầu một tham dự viên giải thích sơ đồ sau: (viết sẵn vào giấy Ao) Cần thay đổi để đạt BÌNH ĐẲNG GIỚI! Không thay đổi theo các thế hệ Thay đổi theo quá trình phát triển Ví dụ: - Chỉ có phụ nữ mới có buồng trứng. - Nam giới mới có tinh trùng. Ví dụ: - Phụ nữ có thể trở thành thủ tướng. - Nam giới có thể thành đầu bếp giỏi. 10 11 - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Giới (Quan hệ xã hội giữa nam và nữ) - Đặc trưng sinh học. - Bẩm sinh. - Đồng nhất. - Đặc trưng xã hội. - Do dạy và học mà có. - Đa dạng. Giới tính (Nam và nữ) Xã hội hóa giới là quá trình nhập tâm từ những giá trị, niềm tin, quy chuẩn về vai trò, đức tính của nam, nữ thông qua sự giáo dục, rèn luyện và thực hành. Quá trình này mang đậm nét văn hóa địa phương và có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như chính trị, kinh tế, môi trường, truyền thông đại chúng, đặc biệt là giáo dục trong gia đình và nhà trường. Phương pháp: Đặt câu hỏi cho tất cả thảo luận chung “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến các quan niệm về quy chuẩn và vai trò của nam/nữ?” Ghi các ý kiến lên giấy Ao và cùng phân tích. Quá trình xã hội hóa giới diễn ra liên tục, dần dần hình thành hai khuôn mẫu người nam và nữ với những quy chuẩn, giá trị khác nhau trong xã hội. Thảo luận nhóm: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giới tại địa phương. Các yếu tố ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng không tốt Giáo dục trong nhà trường phổ thông Giáo dục mẫu giáo Giáo dục trong gia đình Phong tục tập quán Điều kiện kinh tế Chương trình vô tuyến Các bài hát Ca dao tục ngữ Trình độ nhận thức của cán bộ Trình độ nhận thức của người dân Các dự án của Chính phủ Các dự án của các tổ chức khác 12 13 XÃ HỘI HÓA GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Trường học Bạn bè Cha mẹ và người thân Phong tục tập quán Văn học dân gian Bài hát Thể chế xã hội Phương tiện truyền thông (Tivi, đài, sách, báo, quảng cáo...) Tôn giáo Các hình thức giải trí Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa về giới Phương pháp: Thảo luận chung, yêu cầu cho ví dụ về các câu ca dao nói về vai trò của nữ, nam (trong đó thường hạ thấp vai trò của phụ nữ). Định kiến giới: Là những hệ thống tư tưởng văn hóa hay truyền thống thấm sâu vào trong mỗi người, hình thành những suy nghĩ mà mọi người có về những gì phụ nữ hay nam giới có khả năng và loại hoạt động họ có thể làm. Từ đó, người ta đưa đến sự phân biệt giới mà trong đó vị trí, vai trò, hành vi, giá trị và thái độ của phụ nữ thường thấp kém hơn nam giới. Xã hội hóa giới và định kiến giới thể hiện trong ca dao, trong chuyện đời thường và trong các truyện cười... Thảo luận nhóm: Phân tích những đức tính mà người nam giới mong muốn ở người phụ nữ và ngược Iại Sau đó, để cả lớp phân tích các thẻ ý kiến, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều các định kiến giới của nam giới và nữ giới tại địa phương mà chúng ta cần phải thay đổi. 15 ĐỊNH KIẾN GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Câu hỏi cho nhóm nam giới: Hãy liệt kê các đức tính mà các anh mong chờ ở người yêu hoặc người vợ của mình, mỗi đức tính được viết vào một thẻ màu xanh. Câu hỏi cho nhóm phụ nữ: Hãy liệt kê các đức tính mà các chị mong chờ ở người yêu hoặc người chồng của mình, mỗi đức tính được viết vào một thẻ màu đỏ. “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”. “Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời ”. 14 Ví dụ: Phương pháp: Phân tích ba vai trò giới, sau đó thảo luận nhóm về vai trò giới tại địa phương. Vai trò giới: Là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam giới hiện đang làm trong thực tế. Thông thường, đây là những công việc mà xã hội thường trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà. Ví dụ: phụ nữ làm cô nuôi dạy trẻ, nam giới làm lãnh đạo. Vai trò sản xuất: Lao động kiếm sống, sản xuất, có thu nhập, làm kinh tế. V a i trò nuôi dưỡng, tái sản xuất sức lao động: Chăm sóc và tái tạo sức lao động (ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom người ốm). Đây là các “việc không tên”, không được trả công và thường do phụ nữ phải đảm nhận. Vai trò này rất cần thiết nhưng ít được xã hội đánh giá đúng mức. Vai trò cộng đồng: Các sinh hoạt trong cộng đồng, vệ sinh thôn xóm, đi thăm hỏi, dự các đám cưới, công tác hòa giải... Trong vai trò này, nam giới thường tham gia và các công việc có giá trị, được trả công (như chỉ đạo tổ chức các sự kiện...), còn phụ nữ thường phải đảm nhận các công việc kém giá trị và không được trả công (như làm vệ sinh, thăm hỏi người ốm...). Phân biệt 3 vai trò giới Thảo luận nhóm lần 1: Phân tích vai trò của phụ nữ và nam giới tại địa phương Vai trò cộng đồng Vai trò nuôi dưỡng, tái sản xuất sức lao động Vai trò sản xuất - Đi cấy - ... - Chăm sóc con cái - Nấu ăn - Giặt giũ - ... - Tổng vệ sinh chung - Thăm hỏi người ốm - ... - Đi cày - ... - Xem ti - vi - ... - Đi họp - Tổ chức lễ hội - Dự tiệc - ... Tổng kết và nhấn mạnh: Đàn ông thường tập trung vào vai trò sản xuất, kiếm ra tiền nên được xã hội coi trọng. Phụ nữ đảm nhận cả ba vai trò, trong đó đặc biệt phải đảm nhận nhiều việc không tên, không được trả công và không được xã hội đánh giá đúng mức nên không được coi trọng. q q 16 17 VAI TRÒ GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Vai trò Phụ nữ Nam giới Thảo luận nhóm lần 2: Phân tích lịch ngày của phụ nữ và nam giới đã có gia đình, rút ra kết luận về phân công lao động trong gia đình Giờ Công việc của vợ Công việc của chồng Ngủ dậy, vệ sinh cá nhân Đang ngủ Nấu cơm, cho lợn ăn ... Dậy tập thể dục ... 6h00 6h15 6h45 7h00 7h15 - - 21h00 22h00 Chuẩn bị nội trợ cho hôm sau Đi ngủ Đi ngủ Phân tích về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của vợ và chồng, phân tích xem cần thay đổi gì trong việc phân công lao động đó. Kết luận: Thời gian phụ nữ phải làm việc nhiều hơn, không có thời gian nghỉ ngơi và học tập, nâng cao năng lực. Thảo luận nhóm nhỏ: Ghi mỗi nhận định sau vào một thẻ bìa màu, phát cho các nhóm nhỏ, yêu cầu từng nhóm phân tích từng nhận định sau về vai trò giới, phân tích tại sao nhất trí hoặc không nhất trí? 18 19 - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - 1. Nam giới thường khôn 6. Phụ nữ nên làm các nghề ngoan hơn nữ giới. ít có liên quan đến kỹ thuật. 2. Nam giới thường làm trụ 7. Việc phân công lao động cột trong gia đình. giữa nam và nữ phản ánh truyền thống của từng dân tộc và nên duy trì.3. Việc nội trợ bếp núc là việc của đàn bà. 8. Con trai cần được học cao hơn con gái.4. Nếu hai vợ chồng cùng đi làm việc và cùng kiếm tiền, khi công việc gia đình đòi 9. Phụ nữ không nên giữ các hỏi thì sự nghiệp của người chức vụ lãnh đạo chủ chốt. chồngnên được ưu tiên hơn. 5. Người đàn ông không bao giờ có thể chăm con giỏi bằng phụ nữ. 3Vai trò giới có thể được thay đổi theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, nhanh hay chậm tùy vào sự tác động tích cực của mỗi giới, mỗi cá nhân và toàn xã hội. Các kết luận: “Các nhận định trên là do định kiến giới. Các vai trò giới có tính định kiến giới cần được thay đổi” Vai trò giới là những quan niệm văn hóa xã hội đã được thống nhất tại địa phương về chức năng của phụ nữ và nam giới mà tại địa phương đó được coi là thông thường và phù hợp. Vai trò giới có thể được thay đổi thông qua: - Giáo dục trong gia đình. - Giáo dục trong nhà trường. - Tác động của truyền thông. - Quảng cáo. - Phát triển kinh tế - xã hội. - Giao lưu văn hóa. - Rèn luyện, huấn luyện. Vai trò của các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau. Vai trò sản xuất của nam giới thường dựa vào vai trò tái sản xuất của phụ nữ. Thường nam giới có thì giờ rảnh rỗi để làm công tác chuyên môn hoặc hoạt động chính trị là vì nguời vợ đã lo hết các công việc gia đình và chăm sóc con cái. 1 2 4 Phương pháp: Phân tích và thảo luận chung. Mỗi con người dù là nam hay nữ đều có nhu cầu. Nhu cầu được đáp ứng là tạo điều kiện cho con người phát triển. Nhu cầu giới: Là nhu cầu mà mỗi giới có nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình. Nhu cầu của nam khác nhu cầu của nữ và do nhiều yếu tố khác nhau hình thành. Nhu cầu nảy sinh từ đời sống hàng ngày và thường góp phần củng cố phân công lao động theo giới. 20 21 NHU CẦU GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Nhu cầu giới chiến lược là những nhu cầu giúp cho người phụ nữ thoát khỏi vị trí lệ thuộc, yếu kém, làm thay đổi mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu có liên quan đến cải thiện điều kiện sống hiện tại nhưng vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới (lệ thuộc về kinh tế, trong việc ra quyết định...). Nhu cầu giới thực tế Nhu cầu giới chiến lược (Còn gọi là lợi ích giới) So sánh giữa nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược Nhu cầu giới thực tế Nhu cầu trước mắt, ngắn hạn Đáp ứng riêng một số phụ nữ và nam giới tại một địa bàn nhất định Đáp ứng nhu cầu hàng ngày (ví dụ: nhu cầu về thực phẩm, nhà ở, thu nhập, chăm sóc sức khỏe) Dễ xác định dựa vào vai trò hiện tại của nam và nữ Vấn đề có thể được giải quyết thông qua việc cung cấp các đầu vào như lương thực, nhà ở... Trọng tâm: - Cả phụ nữ và nam giới cùng tham gia và là người hưởng lợi từ dự án - Cải thiện điều kiện sống cho phụ nữ và nam giới. Cơ bản không thay đổi được các vai trò truyền thống giữa phụ nữ và nam giới. Chú ý: Nếu một dự án giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt hơn các vai trò vốn có của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới thì đó chỉ mới đáp ứng nhu cầu giới thực tế. Nếu dự án tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới thực hiện những công việc vốn được coi là của giới khác, giúp họ đổi mới các vai trò truyền thống của mình, qua đó thúc đẩy bình đẳng nam nữ thì đó là đáp ứng nhu cầu giới chiến lược. Việc đáp ứng một số nhu cầu giới thực tế có thể dẫn đến thỏa mãn nhu cầu giới chiến lược. Ví dụ: Việc có điện ở nông thôn không chỉ đáp ứng nhu cầu giới thực tế là thắp sáng mà còn giúp phụ nữ có thêm thông tin thông qua đài và ti - vi. Nhờ đó, năng lực của phụ nữ sẽ được tăng lên. 1. 2. 3. 22 23 - Hand out - Training on Gender and Development Project - 1. Hướng dẫn phụ nữ nông 5. Tổ chức cho nữ cán bộ thôn về cơ cấu bữa ăn và công nhân viên học tập về thành phần dinh dưỡng. các quyền công dân. 2. Tổ chức các lớp học văn 6. Khuyến khích cả nam giới hóa cho phụ nữ và nam giới và phụ nữ cùng đưa trẻ đi ở vùng cao. khám sức khỏe. 3. Tổ chức câu lạc bộ các 7. Đào tạo kiến thức vi tính ông bố trẻ: hướng dẫn nam cho nam và nữ học sinh giới chăm sóc trẻ sơ sinh. trung học cơ sở. 4. Xây dựng nhà trẻ cho nữ 8. Chuyển đổi bếp đun củi công nhân trong nhà máy thành bếp đun ga cho các hộ họ đang làm việc để họ đỡ gia đình nghèo. phải gửi con ở các nhà trẻ xa 9. Tập huấn về giới cho phụ nơi làm việc. nữ và nam giới. Nhu cầu giới chiến lược Nhu cầu dài hạn Đáp ứng chung toàn bộ phụ nữ và nam giới Liên quan đến sự thiệt thòi của phụ nữ (ví dụ:thiếu giáo dục đào tạo, bị bạo lực gia đình) Không dễ nhận ra các nguyên nhân gốc rễ của những thiệt thòi và hạn chế của phụ nữ Vấn đề chỉ có thể được giải quyết thông qua nâng cao nhận thức, giáo dục, vận động... Trọng tâm: - Khuyến khích cả phụ nữ và nam giới tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo, nâng cao năng lực để phụ nữ trở thành người lãnh đạo - Cải thiện vị trí của người phụ nữ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nâng cao năng lực cho cả phụ nữ và nam giới, cải thiện mối quan hệ giữa họ. - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - Yêu cầu các tham dự viên phân tích: Các hoạt động sau hướng tới việc đáp ứng nhu cầu giới thực tế hay nhu cầu giới chiến lược? Cách làm: Chia nhóm phân tích các tình huống sau, đồng ý hay không? Vì sao? Phân tích 3 khái niệm bình đẳng giới Bình đẳng kiểu hình thức Bình đẳng kiểu bảo vệ Bình đẳng thực chất * * * Bình đẳng kiểu hình thức · Coi nam và nữ như nhau, vì vậy đối xử với họ như nhau; · Không để ý đến sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học và sự khác biệt do xã hội quy định (do định kiến giới); · Cho rằng phụ nữ có thể tiếp cận các cơ hội như cách của nam giới. Bình đẳng kiểu bảo vệ · Nhìn nhận sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ nhưng xem xét các điểm yếu của phụ nữ để đối xử khác biệt. · Cản trở sự lựa chọn của phụ nữ. Bình đẳng thực chất · Nhìn nhận sự khác biệt giữa nam và nữ về sinh học và sự khác biệt xã hội do lịch sử để lại. · Chú ý đến bình đẳng trong pháp luật và bình đẳng trong thực tế. · Điều chỉnh các môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ. Cách tiếp cận này tạo gánh nặng cho phụ nữ, buộc họ phải thể hiện mình theo cách của nam giới. *Do bị loại trừ trong một số cơ hội, phụ nữ bị mất hàng loạt các cơ hội khác. *Củng cố khuôn mẫu về phụ nữ và không dẫn đến các biến đổi xã hội. 24 25 BÌNH ĐẲNG GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Chú ý bình đẳng ở cả ba cấp độ: có cơ hội, tiếp cận được cơ hội, hưởng thụ từ cơ hội đó. Tại một trại giam, giám đốc trại giam ra quyết định ưu tiên cho các nữ giám thị làm các công việc hành chính và không được phép tiếp xúc với các nam phạm nhân phạm tội xâm hại tình dục. Phụ nữ về hưu ở tuổi 55, nam giới về hưu ở tuổi 60. Phụ nữ không được làm việc trong các ngành độc hại. Nữ công nhân không được đi làm đêm vì trên đường đi có thể bị xâm hại tình dục. Chỉ phụ nữ mới được nghỉ chăm sóc trẻ sơ sinh. 1. 2. 3. 4. 5. Bình đẳng giới Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc...) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vi trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Bình đẳng giới trong thực tế là gì? qCon gái và con trai được ưa thích như nhau. qPhụ nữ và nam giới cùng tôn trọng nhau, cùng chia sẻ, cùng bàn bạc và cùng ra quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội. qPhụ nữ và nam giới cùng được học tập, bồi dưỡng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng lực của mình. qPhụ nữ và nam giới cùng được sử dụng và kiểm soát các nguồn lực (vay vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động, giáo dục đào tạo, thông tin, đất đai...). qPhụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào công việc quản lý, lãnh đạo. qPhụ nữ phải được hưởng thụ đầy đủ như nam giới các lợi ích xã hội (thu nhập, sở hữu tài sản, quyền lợi chính trị, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí...). qXóa bỏ bạo lực và buôn bán đối với phụ nữ. qPhụ nữ không cam chịu phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội. Nâng cao vai trò phụ nữ để đạt bình đẳng giới, tức là tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận, sử dụng và kiểm soát các nguồn lực: Nguồn lực thời gian: học tập và giải trí... Nguồn lực giáo dục đào tạo: nâng cao năng lực, trí tuệ, khả năng sáng tạo... Nguồn lực kinh tế: vốn, tư liệu sản xuất, nâng cao thu nhập... Nguồn lực chính trị, xã hội: quyền ra quyết định, thế lực, mối quan hệ xã hội... 26 27 - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Phương pháp: Phân tích và thảo luận chung. Phân tích giới: Là hoạt động nghiên cứu giúp chúng ta hiểu một cách cặn kẽ về thực trạng tình hình của nam giới và phụ nữ cũng như mối tương quan giữa họ, các hạn chế, nhu cầu và mối quan tâm của họ. Kết quả phân tích giới rất cần thiết cho việc xây dựng các chính sách một cách hiệu quả, vì phân tích giới sẽ chỉ rõ nguyên nhân của hiện trạng bất bình đẳng giới. Mục đích của phân tích giới: Tạo sự công bằng và bền vững trong việc ra quyết định giữa phụ nữ và nam giới. Một số công cụ phân tích giới Câu hỏi Khái niệm Công cụ Ai đóng vai trò gì? Vai trò giới Ba vai trò của phụ nữ và nam giới: ai đóng vai trò nào chính? Ai làm cái gì? Phân công lao động Thông tin về các hoạt động và thu nhập Ai có cái gì? Ai quyết định cái gì? Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực Thông tin về tiếp cận và kiểm soát (ai là chính?): Ai ra quyết định? Vị trí của nữ so với nam trong xã hội như thế nào? Vị trí chính trị xã hội Thông tin về vị trí của nữ so với nam (thấp hơn hay bằng nhau?) Ai có những nhu cầu gì? Nhu cầu đó được đáp ứng như thế nào? Nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược Phân tích nhu cầu giới thực tế và chiến lược của từng hoạt động, cách đáp ứng các nhu cầu đó? 28 29 PHÂN TÍCH GIỚI - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Ví dụ 1: Phân tích sự phân công lao động trong gia đình Ví dụ 2: Phân tích vai trò ra quyết định trong gia đình Stt Các công việc trong gia đình Mẹ và con gái làm Nấu cơm Giặt giũ quần áo 1 2 3 ... Bố và con trai làm ´ ´´ ´ q Phân tích những điểm cần thay đổi! Stt Các công việc cần ra quyết định trong gia đình Vợ Mua thức ăn hàng ngày Mua sắm các đồ đạc quan trọng 1 2 3 ... Chồng ´ ´´ q Phân tích những điểm cần thay đổi! Quyết định số con ... ... ... ´ ´ ´´ Dự án phát triển là gì? q Tập hợp mục đích và mục tiêu q Sự kết hợp của các hoạt động để tạo ra kết quả và đạt mục tiêu q Thời gian bị giới hạn q Nguồn lực bị giới hạn: nhân lực, vật tư, thiết bị, tài chính q Cơ hội để nâng cao năng lực cho các cá nhân và tổ chức Nội dung cơ bản của một dự án phát triển được tóm tắt trong khung lô - gíc (còn được gọi là Khung diễn giải). Khung lô -gíc thường gồm 4 cột và được trình bày như sau: Khung lô - gíc của dự án Các chỉ số đo Mục đích phát triển (lâu dài) Phương tiện/ nguồn thẩm định Các giả định Nội dung Mục tiêu dự án (mục tiêu cụ thể) Đầu ra/kết quả của dự án Các hoạt động 1/ ... 2/ ... 3/ ... 30 31 GIỚI TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Mục đích phát triển: Khẳng định việc cải thiện hiện trạng mà nhóm đối tượng muốn đóng góp vào. Dự án nhằm hướng tới mục đích phát triển nhưng không nhất thiết phải đạt được mục đích phát triển sau khi dự án kết thúc. Mục tiêu dự án (mục tiêu cụ thể): Khẳng định các thay đổi cần thiết của một nhóm người để góp phần đạt được mục đích phát triển. Dự án phải đạt được mục tiêu dự án sau khi dự án kết thúc. Đầu ra/kết quả của dự án: Các đóng góp cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án. Nó là các kết quả của các hoạt động do các cán bộ dự án thực hiện với nguồn lực cho phép của dự án. Các hoạt động: Là các hành động nhằm đạt được các kết quả của dự án. Các cán bộ quản lý và thực hiện dự án có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các hoạt động này. Các chỉ số: Để đo đạc định tính hoặc định lượng các kết quả thu được. Một chỉ số phải thể hiện rõ người liên quan, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm. Chỉ số phải có ý nghĩa, cụ thể, chính xác, có tính thực tế (có thể đạt được) và đặc biệt là phải đo được với điều kiện kỹ thuật sẵn có. Phương tiện/nguồn: Chỉ rõ số liệu có thể lấy ở đâu để kiểm tra xem mục tiêu đã đạt được ở mức nào? Ví dụ: các báo cáo, số liệu thống kê, số liệu tập huấn Các giả định: Mô tả các điều kiện cần có để dự án có thể thành công, kể cả các hoàn cảnh có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của dự án. Nếu các giả định tốt không được thỏa mãn, có thể có các rủi ro ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Vì vậy, các điều kiện giả định này phải được giám sát chặt chẽ khi thực hiện dự án. Một số câu hỏi lồng ghép giới trong giai đoạn đánh giá hiện trạng và thiết kế dự án Nam và nữ tham gia thế nào vào giai đoạn đánh giá hiện trạng? Liệu các thay đổi có gây ảnh hưởng gì đến các bên liên quan (tách biệt nam và nữ)? Mục tiêu nào quan trọng nhất cần đạt để thỏa mãn nhu cầu của nam hay nữ? Có hy vọng là các nhóm đối tượng hưởng lợi (tách biệt nam và nữ) tham gia tích cực để đạt được mục tiêu đặt ra hay không? Các mục tiêu đó để giải quyết nhu cầu giới thực tế hay nhu cầu giới chiến lược? 1 25 4 3 32 33 CÁC CÂU HỎI LỒNG GHÉP GIỚI TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Một số câu hỏi lồng ghép giới trong giai đoạn thực hiện dự án Ai là người ra quyết định chủ yếu trong khi thực hiện dự án (tách biệt nam và nữ)? Ai trong ban quản lý dựa án (tách biệt nam và nữ)? 1 2 Ai tham gia vào thực hiện các hoạt động nào của dự án (tách biệt nam và nữ)? 3 Một số câu hỏi lồng ghép giới trong quá trình theo dõi, giám sát và đánh giá dự án Ai là người được hưởng lợi chính từ dự án: năng lực, thu nhập, chất lượng cuộc sống... (tách biệt nam và nữ)? Ai tham gia vào theo dõi, giám sát và đánh giá dự án (tách biệt nam và nữ)? 1 2 Dự án có đóng góp gì vào việc làm thay đổi vai trò của nam và nữ tại địa phương hay không? 3 Lựa chọn một số câu hỏi chính và thảo luận nhóm về dự án đang thực hiện tại địa phương, đưa ra giải pháp cải thiện để thúc đẩy bình đẳng giới! 34 35 - Tập huấn Giới và Dự án phát triển - - Hand out - Training on Gender and Development Project - Tập huấn GIỚI VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (Hand out: TRAINING ON GENDER AND DEVELOPMENT PROJECT) In ??? cuốn, khổ 16 x 22 cm tại Công ty ??? Giấy phép xuất bản số ??? do ??? cấp ngày ??? tháng ??? năm ??? In xong và nộp lưu chiểu tháng ??? năm ????

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_gioi_va_du_an_phat_trien.pdf