Giải quyết những bất cập để phát triển bền vững khu công nghiệp

Mô hình quản lý nhà nước và giải pháp phát triển công nghiệp cần thay đổi lại theo hướng tổ chức các doanh nghiệp theo sản phẩm và nhóm sản phẩm. Chẳng hạn, ngành cơ khí có thể giao cho Hiệp hội đúc và luyện kim Cần Thơ thực hiện, chọn lựa những hạt giống tốt mà gieo trồng, Nhà nước chỉ quản lý còn chăm bón, tưới nước thì doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhà nước nên đầu tư khoa học cho các viện, trường và cơ sở nghiên cứu của Nhà nước hoặc tư nhân. Mạnh dạng, ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân không làm được. Công nghệ sẽ không phát triển đến đỉnh cao nếu không dựa trên khoa học cơ bản vững chắc.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết những bất cập để phát triển bền vững khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết những bất cập để phát triển bền vững khu công nghiệp KS. VÕ THANH HÙNG (Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ) Hiện nay, TP Cần Thơ có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 2.267 ha, diện tích đã cho thuê 567,19ha, giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động. Năm 2014, tình hình thu hút đầu tư vào các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ giảm hơn so với cùng kỳ năm 2013 Làm gì để phát triển bền vững các KCN, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực là bài toán khó cho Cần Thơ. Thiếu chính sách đòn bẩy Qua 20 năm phát triển, các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thu hút vốn đầu tư khá tốt, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2009, các KCN đã thu hút được 1.400 triệu USD, chiếm 65% tổng vốn đăng ký trong 20 năm, thành tựu lớn nhất của các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đã lấp đầy KCN Trà Nóc 1 diện tích 135 ha, 92% diện tích KCN Trà Nóc 2 và lấp đầy giai đoạn 1 và 2 của KCN Thốt Nốt diện tích 50 ha. Các KCN đã tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố gần 30%. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình thu hút đầu tư sụt giảm nghiêm trọng, dù TP Cần Thơ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp hơn một số tỉnh vùng ĐBSCL. Một trong những nguyên nhân chính là: khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt Nam; công nghiệp của ĐBSCL chủ yếu là công nghiệp chế biến như: gạo, cá da trơn, tôm, mía, dừa, trái cây, gỗ băm nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp không nhiều và không đa dạng chủ yếu là nông thủy hải sản. Tuy nhiên, hệ thống chế biến nông lâm thủy hải sản xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa đã vượt công suất hiện có; hiện ĐBSCL có trên 300 nhà máy đông lạnh lớn, nhỏ. Trong đó, TP Cần Thơ có trên 24 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, có 1 nhà máy công suất chế biến cá da trơn lớn: 700 tấn nguyên liệu/ngày đêm tương đương 210.000 tấn/năm bằng sản lượng cá da trơn của một tỉnh trung bình nuôi được cá da trơn ở ĐBSCL. 1 Nguyên nhân nữa là diện tích đất của ĐBSCL phần lớn đều nằm trên nền địa chất yếu, trong đó, chi phí xây dựng cơ bản TP Cần Thơ cao hơn các vùng khác từ 20%- 30% thậm chí có vùng đất rất yếu, khiến chi phí phần móng của công trình cao tầng (khoảng 5-6 tầng) lên đến 35% trên toàn bộ giá trị công trình. Mô hình KCN cũng có nhiều thay đổi, các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các Hoạt động chế biến thủy sản ở Khu công doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng nghiệp Trà Nóc. Ảnh: ANH KHOA KCN về thuế thu nhập doanh nghiệp không còn, các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN khu công nghiệp Cần Thơ không còn được hưởng ưu đãi theo địa bàn mà chỉ còn ưu đãi ngành nghề và sản phẩm. Công tác quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam và các tỉnh ĐBSCL thì có trên 50% KCN là thành công, số còn lại đang gặp nhiều khó khăn trên phương diện thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, cơ chế hoạt động, kinh doanh. Tính chất dàn trải, thiếu tập trung về không gian, ngành nghề, sản phẩm cơ chế, chính sách thay đổi thường xuyên nhất là Luật đất đai; thuế; môi trường, thiếu đồng bộ đã làm suy yếu tính ưu việt của mô hình quản lý nhà nước về KCN. Ngoài thiếu chính sách đòn bẩy thì tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong từng vùng và khu vực đã làm cho hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Việc quy hoạch thêm nhiều KCN, khu kinh tế ở một số địa phương đã có KCN chưa lấp đầy (dưới 50% diện tích) dẫn đến tình trạng đất bỏ hoang, sử dụng đất kém hiệu quả cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất bình trong dư luận. Riêng các KCN Cần Thơ hiện đang thiếu đất sạch, giá thành một mét vuông đất công nghiệp tương đối cao, nhất là 3 KCN ở phường Hưng Phú thuộc quận Cái Răng và giá thuê lại đất cao từ 3-5 lần giá thuê lại đất các tỉnh xung quanh như: Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang Nội lực còn hạn chế Mặc dù TP Cần Thơ có lợi thế là nằm ở trung tâm ĐBSCL nhưng qui mô các dự án ở KCN Cần Thơ phần lớn là vừa và nhỏ, công nghệ thấp, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều diện tích đất và nhiều lao động phổ thông, suất tiêu hao nhiên liệu cao, mức lương thu nhập thấp bình quân từ 2-5 triệu đồng/tháng; các chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế, xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các tiêu chuẩn và phúc 2 lợi xã hội khác cho người lao động thấp như: thiếu nhà ở công nhân, khu vui chơi, giải trí. nên phần lớn họ không thiết tha và gắn bó với nhà máy. Việc biến động lao động phổ thông cũng như lao động lành nghề dịch chuyển sang các địa phương có thu nhập cao hơn như ở các khu công nghệ cao TP HCM, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các địa phương khác. Ngoài ra, xét về sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp Cần Thơ chi phối hoặc tiêu thụ khu vực ĐBSCL thì đếm trên đầu ngón tay. Các doanh nghiệp trong các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ chưa có doanh nghiệp công nghệ cao ngoại trừ DNTN Cơ khí Sông Hậu, Cơ khí Thế Dân, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, DNTN Trí Tuệ, Công nghiệp chế biến Cần Thơ và ĐBSCL chủ yếu là công nghiệp chế biến ở dạng sơ chế, trừ một số nhà máy giá trị gia tăng mà ta thường gọi là tinh chế như: tôm, cua, mực, chả cá, cá linh đóng hộp, cá mòi, đường, dừa, khóm. Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài sử dụng chất xám của Việt Nam như một động lực để phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Trong khi Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học giỏi, có tầm nhìn và lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhưng môi trường làm việc trong nước có chế độ lương thấp, điều kiện làm việc chưa đáp ứng, thiếu đồng bộ nên không giữ chân được lực lượng này. Các nhà đầu tư nước ngoài khai thác tính nôn nóng, thông thoáng, cởi mở và muốn phát triển nhanh của các địa phương, nên họ đưa ra những yêu cầu, yêu sách về ưu đãi đầu tư như: giảm giá thuê lại đất, giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và hàng loạt các ưu đãi khác về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, dịch vụ. đến tận chân hàng rào KCN! Và hiện nay, điện và nước vẫn còn phải trợ giá một phần; chờ đến khi nền kinh tế chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường thì nhà đầu tư nước ngoài đã thu hồi hết vốn, vòng đời dự án cũng kết thúc. Thực tế cho thấy, không có sản phẩm nào trên thế giới mà không có mặt trên thị trường Việt Nam từ bia, thuốc lá, rượu, nước hoa, xà bông đến xe mô tô 2 bánh, xe ô tô các loại, máy giặt, máy lạnh, tivi, đồng hồ Vô hình trung những chính sách ưu đãi hết sức thông thoáng, bình đẳng, dễ dãi nhưng thiếu chọn lọc và không có hàng rào kỹ thuật bảo vệ các doanh nghiệp trong nước một cách hữu hiệu đang đè nặng lên vai doanh nghiệp nội vốn yếu thế hơn. Linh hoạt để phát triển bền vững Kết quả thu hút đầu tư và giá trị sản lượng công nghiệp trong các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ trong những năm vừa qua cho thấy giá trị sản lượng công nghiệp TP Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục giảm so với giai đoạn 2010- 2015 nếu không có những cơ chế, chính sách và giải pháp đột phá. Cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế; công tác xúc tiến đầu tư nên theo hướng xã hội hóa và phải có đối tác cụ thể, am hiểu về đối tác, lĩnh vực và ngành nghề thu hút 3 đầu tư, luật pháp, phong tục tập quán nước sở tại; đặc biệt luật chuyển giao công nghệ ra nước ngoài của các nước tiên tiến như: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc Điển hình như Nhật Bản chỉ cho phép các doanh nghiệp chuyển giao các sản phẩm sản xuất ra nước ngoài như: xe ô tô các loại, máy giặt, máy lạnh, máy tính không quá 58% chi tiết/tổng số chi tiết (sản phẩm phụ trợ) để lắp hoàn chỉnh một sản phẩm. Do vậy, các nhà đầu tư Việt Nam cần tranh thủ quan hệ, hợp tác, liên kết, liên doanh để được hỗ trợ, chuyển giao vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực sản xuất ra những sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn lớn của các nước tiên tiến. TP Cần Thơ đang xây dựng Vườn ươm công Năm 2014, các khu chế xuất và công nghệ công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc trong nghiệp TP Cần Thơ đã thu hút được KCN Trà Nóc 2 do Chính phủ Hàn Quốc viện 5 dự án mới với tổng vốn đăng ký trợ 17,7 triệu USD. Đây cũng là điều kiện và khoảng 48 triệu USD và điều chỉnh tiền đề tốt thu hút đầu tư, nhưng kết quả sẽ 14 giấy chứng nhận đầu tư với 1,8 không như mong muốn nếu chúng ta không triệu USD. Tính đến nay, các khu chế xây dựng cơ chế riêng, đặc thù cho vườn ươm. xuất và công nghiệp Cần Thơ có 214 Công nghệ là mua bán, không chính phủ nào dự án còn hiệu lực (trong đó có 191 trên thế giới lại chuyển giao, chuyển nhượng dự án đang hoạt động, 18 dự án đang công nghệ mà không có điều kiện. Do đó, cần xây dựng, 5 dự án chưa triển khai). nghiên cứu cẩn thận để xây dựng chính sách Dự án FDI có 22 dự án đang hoạt phát triển, ưu đãi phù hợp. Bởi ở Cần động, 1 dự án đang xây dựng với Thơ cũng có nhiều thất bại từ chuyển giao tổng vốn đầu tư đăng ký là 203,536 công nghệ như: Công ty TNHH VLXD triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là Motilen nay đã chuyển sang Công ty Cổ phần 171,315 triệu USD, chiếm 84,15% có mua thiết bị và công nghệ kính màu phản vốn đăng ký. quang của Trung Quốc, sau một thời ngắn chưa đầy 5 năm phải trùm mền hoặc Xí nghiệp in Cần Thơ mua thiết bị và công nghệ của Hàn Quốc in tráng kẽm nhưng sau đó cũng không hiệu quả. TP Cần Thơ nên phát triển công nghiệp theo thế mạnh của mình và chấp nhận nhường sân chơi cho thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong lãnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp nguồn và một phần công nghệ cao. Ngoài những hướng phát triển công nghiệp như đã nêu trên, công nghiệp nhẹ, gia công, lắp ráp, pha chế, kho vận, năng lượng và dược phẩm phải đặc biệt đầu tư; đẩy mạnh đầu tư các ngành nuôi trồng, chế biến, khai khoáng sang thị trường Campuchia và các nước Đông Nam Á. Khu công nghiệp Thốt Nốt phải kêu gọi cho được các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, đầu tư trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp phục vụ cho đảo Phú Quốc, Singapore, Campuchia và các nước khác trong khu vực Muốn làm được điều này thì công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành phải chuyên sâu và sát thực tế; đồng thời có bộ luật riêng cho KCN. Mô hình quản 4 lý nhà nước và giải pháp phát triển công nghiệp cần thay đổi lại theo hướng tổ chức các doanh nghiệp theo sản phẩm và nhóm sản phẩm. Chẳng hạn, ngành cơ khí có thể giao cho Hiệp hội đúc và luyện kim Cần Thơ thực hiện, chọn lựa những hạt giống tốt mà gieo trồng, Nhà nước chỉ quản lý còn chăm bón, tưới nước thì doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhà nước nên đầu tư khoa học cho các viện, trường và cơ sở nghiên cứu của Nhà nước hoặc tư nhân. Mạnh dạng, ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân không làm được. Công nghệ sẽ không phát triển đến đỉnh cao nếu không dựa trên khoa học cơ bản vững chắc. 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_quyet_nhung_bat_cap_de_phat_trien_ben_vung_khu_cong_ngh.pdf