Tài liệu môn học Kinh tế học Vi mô

Bản chất của sự lựa chọn: là cách thức các thành viên kinh tế sử dụng các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được những sự lãng phí hay tổn thất. - Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế đó là sự khan hiếm các nguồn lực. Các quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định như lao động, đất đai, vốn. - Sự lựa chọn có thể thực hiện được là vì: một nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác

pdf47 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn học Kinh tế học Vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ HỌC VI MÔ 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG NGUYỄN HỒNG QUÂN Khoa Kinh tế Quốc tế Hà Nội, 2011 GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG 1. Kinh tế học Vi mô – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Kinh tế học Vi mô – PGS. TS Cao Thúy Xiêm 3. “Microeconomics” Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld, 6th Edition 4. “Economics”, Alain Aderton, Causeway Press Limited, 3rd Edition, 2000 5. “Economics”, David Beggs 6. Hƣớng dẫn thực hành Kinh tế học Vi mô 7. Internet CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Vì sao phải nghiên cứu kinh tế học vi mô? - Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. - Do nguồn lực có giới hạn, mỗi người mua hoặc bán đều phải tính toán lựa chọn cho mình phương án tiêu dùng tối ưu hoặc phương án tổ chức sản xuất kinh doanh tối ưu. - Giúp bạn lí giải được những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như tại sao ngày lễ người ta lại đi du lịch nhiều? Tại sao trái cây cứ đến mùa lại hạ giá?... CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.1. Nền kinh tế CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.1. Nền kinh tế Các hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia vào thị trường yếu tố sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như lao động, đất đai, vốn cho doanh nghiệp để đối lấy thu nhập mà các doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.1. Nền kinh tế Các doanh nghiệp tham gia vào hai thị trường đó để mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung cấp hàng hoá dịch vụ mà xã hội mong muốn nhưng thị trường không sản xuất được một cách có hiệu quả. => Nền kinh tế là đối tƣợng nghiên cứu của kinh tế học. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.1. Nguồn gốc Kinh tế học ra đời từ rất sớm và phát triển đến ngày nay - Cha đẻ của ngành KTH là Adam Smith (1723 -1790) với tác phẩm “Của cải của các dân tộc „ - Tiếp sau đó nổi lên có nhiều trường phái khoa học khác nhau và có sự cọ sát rất lớn, đặc trưng có trường phái Keynes (1883 - 1946) cho rằng “Nhà nước phải tác động trực tiếp vào nền kinh tế để tránh suy thoái”, để chống lạm phát, thất nghiệp,... Đến nay, trường phái này được thừa nhận và đóng vai trò rất quan trọng ở cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.2. Khái niệm Kinh tế học có rất nhiều định nghĩa khác nhau như: + Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn; + Kinh tế học nghiên cứu các hoạt động sản xuất và trao đổi của con người; + Kinh tế học phân tích các động thái trong nền kinh tế nói chung như: xu hướng giá cả, sản lượng đầu ra, thất nghiệp; + Kinh tế học nghiên cứu cách thức con người tổ chức các hoạt động sản xuất và tiêu dùng; CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.2. Khái niệm Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội lựa chọn sử dụng các nguồn lực khan hiếm cho nhiều mục đích khác nhau để sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của con người. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.3. Phân loại - Dựa vào nội dung nghiên cứu: Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng là Kinh tế học vi mô (Microeconomics) và Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics). Ngoài ra còn có Kinh tế lượng (Econometrics) và Kinh tế quốc tế (International Economics). CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.3. Phân loại - Dựa vào nội dung nghiên cứu: + Kinh tế học vi mô là một môn khoa học nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của 3 thành viên của nền kinh tế là người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ. + Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của một nền kinh tế như vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp Kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia và tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.3. Phân loại - Dựa vào phương pháp nghiên cứu: Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vấn đề phân bổ nguồn lực chứ kinh tế học không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả vấn đề thực chứng (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative). CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 1. Kinh tế học và nền kinh tế 1.2. Kinh tế học 1.2.3. Phân loại + Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như: Đó là gì? Tại sao lại như vậy? Điều gì xảy ra nếu + Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Nó liên quan đến các câu hỏi như: Điều gì nên xảy ra? Cần phải như thế nào?... CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô là hành vi và cách thức ra quyết định của 3 thành viên của nền kinh tế (người sản xuất, hộ gia đình và chính phủ). CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô 2.2. Nội dung nghiên cứu + Cầu và cung trên thị trường; + Hệ số co giãn và ý nghĩa của các loại co giãn đó; + Lý thuyết hành vi người tiêu dùng; + Lý thuyết hành vi người sản xuất; + Thị trường cạnh tranh và độc quyền; + Thị trường sức lao động; + Sự trục trặc của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp mô hình hóa: Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thiết kinh tế được thành lập và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết được coi là lý thuyết kinh tế. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh tĩnh: Ceteris Paribus là thuật ngữ Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là giả định các nhân tố khác không đổi. Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến phải đi kèm với giả định ceteris paribus trong mô hình. - Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế học vi mô, còn được gọi là phương pháp tối ưu hóa hay phương pháp phân tích lợi ích – chi phí. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 3. Một số khái niệm cơ bản - Sự khan hiếm (scarcity): Khan hiếm tồn tại khi nhu cầu vượt quá khả năng sẵn có về tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu đó. + Khi nhu cầu lớn hơn khả năng đáp ứng sẽ dẫn tới sự khan hiếm. + Sự khan hiếm mang tính quy luật: nhu cầu của con người là vô hạn nhưng khả năng đáp ứng là hữu hạn. + Người tiêu dùng khan hiếm về tiền bạc, người sản xuất khan hiếm về nguồn lực, mọi người khan hiếm về thời gian. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP I. Kinh tế học vi mô 3. Một số khái niệm cơ bản - Nguồn lực (resources) là các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá phục vụ nhu cầu của con người, bao gồm: Đất đai, Lao động, Vốn, Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. - Hàng hoá: là những sản phẩm, phương tiện, công cụ thoả mãn nhu cầu con người. Chúng ta có các loại hàng hóa hữu hình, vô hình. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 1. Những vấn đề kinh tế cơ bản Vì nguồn lực là khan hiếm nên để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, doanh nghiệp phải trả lời những vấn đề kinh tế cơ bản là: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất như thế nào? - Sản xuất cho ai? CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 1. Những vấn đề kinh tế cơ bản - Sản xuất cái gì? Doanh nghiệp phải xác định hàng hoá, dịch vụ mà mình sẽ sản xuất hay cung cấp bằng việc nghiên cứu thị trường và đề ra những kế hoạch cụ thể. - Sản xuất nhƣ thế nào? Doanh nghiệp phải lựa chọn được công nghệ phù hợp và biết cách kết hợp đầu vào một cách tối ưu để sản xuất ra hàng hóa đã được chọn. - Sản xuất cho ai? Doanh nghiệp phải xác định được đối tượng sẽ tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế Cơ chế kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền tế và theo đó tác động trực tiếp đến trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi nền kinh tế sẽ lựa chọn một cơ chế kinh tế để phát triển nền kinh tế theo cách riêng của mình. Có 3 loại cơ chế kinh tế là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (hay còn gọi là cơ chế mệnh lệnh), cơ chế kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế hỗn hợp. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.1. Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung - Đặc điểm: + Đối với câu hỏi “sản xuất cái gì?”: Nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu và giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước. + Đối với câu hỏi “sản xuất như thế nào?”: Nhà nước sẽ quyết định công nghệ và phân phối vốn, kỹ thuật máy móc công nghệ cho các doanh nghiệp. + Đối với câu hỏi “sản xuất cho ai?”: Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật và tem phiếu theo cơ chế giá bao cấp. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.1. Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung - Ưu điểm: + Việc quản lý được thống nhất tập trung; + Cho phép tập trung mọi nguồn lực để giải quyết được nhu cầu công cộng của xã hội; + Hạn chế được phân hóa giàu - nghèo và bất công xã hội. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.1. Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung - Nhược điểm: + Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy sản xuất phát triển; + Sản xuất không dựa trên cơ sở thị trường, sử dụng phương thức phân phối bình quân, triệt tiêu động lực phát triển; + Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới ỷ lại chờ cấp trên. VD: Kế hoạch hóa tập trung tại Liên Xô, thời kỳ bao cấp tại Việt Nam. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.2. Cơ chế kinh tế thị trường (Market Economy) - Đặc điểm: + Nền kinh tế thị trường giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường, quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa; + Trong kinh tế thị trường, giá thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và có vai trò quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định sản xuất; lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith sẽ điều tiết nền kinh tế vì lợi ích của toàn xã hội. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.2. Cơ chế kinh tế thị trường (Market Economy) - Ưu điểm: + Cơ chế kinh tế thị trường rất rõ ràng thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường; + Các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; + Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa hóa lợi ích của mình dựa trên giới hạn nguồn lực của mình. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.2. Cơ chế kinh tế thị trường (Market Economy) - Nhược điểm: + Phân phối thu nhập không công bằng; + Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế; + Vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, thất nghiệp... VD: Hồng Kông là nước duy nhất trên thế giới đi theo mô hình kinh tế thị trường. Hồng Kông xây dựng một bộ máy hành chính hữu hiệu, một khung pháp lý rõ ràng, và thị trường sẽ tự điều tiết tất cả các hoạt động kinh tế. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.2. Cơ chế kinh tế thị trường (Market Economy) - Nhược điểm: + Phân phối thu nhập không công bằng; + Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế; + Vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, thất nghiệp... VD: Hồng Kông là nước duy nhất trên thế giới đi theo mô hình kinh tế thị trường. Hồng Kông xây dựng một bộ máy hành chính hữu hiệu, một khung pháp lý rõ ràng, và thị trường sẽ tự điều tiết tất cả các hoạt động kinh tế. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP II. Những vấn đề kinh tế cơ bản 2. Các cơ chế kinh tế 2.3. Cơ chế kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy) - Đặc điểm: Duy trì cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước. - Ưu điểm: Phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của hai cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường. Nền kinh tế của Việt Nam là cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 1. Bản chất của sự lựa chọn - Bản chất của sự lựa chọn: là cách thức các thành viên kinh tế sử dụng các nguồn lực như lao động, đất đai và vốn để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được những sự lãng phí hay tổn thất. - Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế đó là sự khan hiếm các nguồn lực. Các quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định như lao động, đất đai, vốn. - Sự lựa chọn có thể thực hiện được là vì: một nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 2. Mục tiêu của sự lựa chọn Mỗi thành viên khi tham gia vào nền kinh tế đều có những mục tiêu khác nhau - Người tiêu dùng: lựa chọn để tối đa hoá ích lợi (Utility) dựa trên lượng thu nhập của mình. - Người sản xuất: lựa chọn để tối đa hoá lợi nhuận (Profit) dựa trên ràng buộc về nguồn lực sản xuất. - Chính phủ: lựa chọn để tối đa hoá phúc lợi xã hội (Social Welfare) dựa trên lượng ngân sách mà mình có. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 3. Công cụ để lựa chọn Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là một khái niệm hữu ích được sử dụng làm công cụ để lựa chọn. Chi phí cơ hội dựa trên nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Chi phí cơ hội của một hoạt động kinh tế là giá trị của hoạt động thay thế tốt nhất bị bỏ lỡ khi có một sự lựa chọn kinh tế được thực hiện. Như vậy cái được chính là giá trị của hoạt động kinh tế mà ta lựa chọn mang lại. Cái mất chính là giá trị của hoạt động kinh tế tốt nhất bị bỏ lỡ. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 3. Công cụ để lựa chọn - Lưu ý: + Khi tính chi phí cơ hội chúng ta chỉ tính giá trị của hoạt động thay thế tốt nhất bị bỏ lỡ, còn trong thực tế có rất nhiều hoạt động kinh tế khác bị bỏ lỡ. Ta chỉ tính giá trị của hoạt động thay thế tốt nhất bị bỏ lỡ, vì hoạt động này có chi phí cơ hội nhỏ thứ hai sau chi phí cơ hội của hoạt động ta đã chọn, tức là hoạt động này có chi phí cơ hội gần sát nhất với hoạt động ta đã chọn để thực hiện. + Mỗi cá nhân khác nhau có quan niệm khác nhau về giá trị của chi phí cơ hội, do đó mà mỗi người khác nhau mới có những sự lựa chọn khác nhau. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 3. Công cụ để lựa chọn - Lưu ý: + Khi tính chi phí cơ hội chúng ta chỉ tính giá trị của hoạt động thay thế tốt nhất bị bỏ lỡ, còn trong thực tế có rất nhiều hoạt động kinh tế khác bị bỏ lỡ. Ta chỉ tính giá trị của hoạt động thay thế tốt nhất bị bỏ lỡ, vì hoạt động này có chi phí cơ hội nhỏ thứ hai sau chi phí cơ hội của hoạt động ta đã chọn, tức là hoạt động này có chi phí cơ hội gần sát nhất với hoạt động ta đã chọn để thực hiện. + Mỗi cá nhân khác nhau có quan niệm khác nhau về giá trị của chi phí cơ hội, do đó mà mỗi người khác nhau mới có những sự lựa chọn khác nhau. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 4. Phƣơng pháp lựa chọn Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản đó là chi phí lựa chọn và ích lợi của sự lựa chọn. Chúng ta sử dụng phương pháp phân tích cận biên để hiểu cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế. Lợi ích cận biên (MU): là sự thay đổi của tổng lợi ích khi có sự thay đổi của sản lượng CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 4. Phƣơng pháp lựa chọn Chi phí cận biên (MC): là sự thay đổi của tổng chi phí khi có sự thay đổi của sản lượng. Doanh thu cận biên (MR): là sự thay đổi của tổng doanh thu khi sản xuất hoặc bán thêm một đơn vị sản phẩm. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 4. Phƣơng pháp lựa chọn * Đối với hành vi của người tiêu dùng cần giải phương trình hàm trừu tượng: f (U) = TU - TC => max. Khi MU > MC: nên tăng tiêu dùng Q; Khi MU < MC: nên giảm tiêu dùng Q; Khi MU = MC: đạt được lượng tiêu dùng tối ưu. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 4. Phƣơng pháp lựa chọn * Đối với hành vi của người tiêu dùng cần giải phương trình hàm trừu tượng: f (∏) = TR - TC => max. Khi MR > MC: nên mở rộng hoạt động sản xuất Q; Khi MR < MC: nên thu hẹp hoạt động sản xuất Q; Khi MR = MC: quy mô hoạt động tối ưu. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Chúng ta giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa dịch vụ (tạm gọi là X và Y). Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) được hiểu là đường mô tả tất cả các kết hợp hàng hóa dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện đại. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Từ khả năng A sang khả năng B, chi phí cơ hội của việc có thêm 10 triệu tấn lương thực trong trường hợp này là 10 triệu bộ quần áo bị mất đi. Và lần lượt ở các khả năng tiếp theo, ta thấy chi phí cơ hội khi nền kinh tế sản xuất thêm 10 triệu tấn lương thực là 20, 30, 40 và 50 triệu chiếc máy móc mất đi. Như vậy, việc sản xuất hàng hóa dịch vụ luôn tuân theo quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Và đường giới hạn khả năng sản xuất là cong lõm so với gốc tọa độ (độ dốc của các điểm thay đổi theo xu hướng tăng dần). CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Tất cả các kết hợp nằm trên PPF là những điểm đạt hiệu quả sản xuất – là những điểm làm chúng ta không thể sản xuất nhiều hơn hàng hóa này mà không giảm sản xuất hàng hóa kia. Những kết hợp nằm bên trong đường PPF (điểm E) là những kết hợp không hiệu quả, do lãng phí hay không sử dụng hết nguồn lực sản xuất. Những kết hợp nằm bên ngoài đường PPF (điểm F) là những kết hợp mà nền kinh tế không thể đạt tới được với ràng buộc nguồn lực sản xuất hiện tại. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ xem xét trường hợp nền kinh tế sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ không thay đổi. Khi các nhân tố này thay đổi sẽ làm cho đường PPF dịch chuyển. VD: Khi cải tiến công nghệ, khi số lượng nguồn lực sản xuất hay khi năng suất trong nền kinh tế tăng lên (tức là khả năng sản xuất của nền kinh tế đó tăng lên) sẽ làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra phía bên ngoài. CHƢƠNG I. KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP III. Lựa chọn kinh tế tối ƣu 5. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất Sự dịch chuyển của đường PPF

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_hong_quan_chuong_i_8086.pdf
Tài liệu liên quan