Nước cộng hòa Grance đang phải đối diện với vấn đềkinh tếvĩmô đầy khó khăn. Thâm hụt
ngân sách là 5% GDP, mức cao hưa từng có trong thập niên qua.
Hầu hết cá nhà kinh tế đều nhất trí rằng thâm hụt nhưvậy là đáng báo động và cần phải làm gì đó
đểgiải quyết tình trạng này. Tuy nhiên vấn đềkhông dừng lại ở đó vì nền kinh tếGrance vừa mới
trải qua cuộc khũng hoảng kinh tế2003-2004 và đang còn là nỗi ám ảnh đến người tiêu dùng và nhà
đầu tưtrong nước, lãi suất và giá cảtrong những năm qua giảm liên tục. cho dù năm nay tốc độ
tăng trưởng sản lượng là dương, song nỗi lo suy thoái vẫn chưa chấm dứt, nhất là khi nhìn vào tình
trạng ngân sách thâm hụt. Thực trạng đó đặt các nhà chính sách trước vần đềnày là làm sao giảm
thâm hụt ngân sách mà vẫn duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng. Anh/chịcho biết bằng chính
sách nào Grance có thểvượt qua vần đềkhó khăn này? (sửdụng mô hình IS-LM)
14 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3936 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn thi môn Kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 1/14
Tài liệu hướng dẫn ôn thi môn Kinh Tế Vĩ Mô
Ngày thi : Chủ nhật 14/01/2007
Thời gian : 9h30
Địa Điểm : Phòng A203 , A204 - cơ sở A Đại học Kinh Tế
I. Cơ sở của tài liệu ôn thi
1. Căn cứ vào những gì thầy dạy, những nội dung cốt lõi của Kinh Tế Vĩ Mô
2. Căn cứ vào những file ghi âm trong các buổi học
3. Căn cứ vào email thầy gửi hôm Fri, 12 Jan 2007 11:38:19 +0700
4. Căn cứ vào những tài liệu ôn thi, đề thi do các khóa trước cung cấp
5. Căn cứ vào các file do các bạn trong lớp soạn lại
II.Nội dung ôn thi :
1. Cán cân ngân sách, thâm hụt cán cân ngân sách và nguồn tài trợ
2. Cán cân tài khỏan vãng lai, nguyên nhân thâm hụt và nguồn tài trợ
3. Cán cân tài khỏan vốn, yếu tố quyết định sự lưu chuyển luồn vốn, tác động của tự do hóa tài khỏan
vốn?
4. Tỷ giá hối đóai và các phương pháp xác định tỷ giá
5. Tiền được đo lường như thế nào? Ai kiểm sóat tiền và tiền được kiểm sóat như thế nào? Mục tiêu
kiểm sóat tiền?
6. Mối quan hệ giữa tiền, tỷ gia và lãi suất dưới các chế độ tỷ giá khác nhautrong bối cảnh kiểm sóat
và nới lỏng kiểm sóat đối với tài khỏan vốn?
III. Hướng dẫn ôn tập
1. Thầy chỉ cho các định nghĩa , có thể thêm một ít phân tích nhưng không nhiều , tuyệt đối không hỏi
bài tập
Người tổng hợp : Lớp trưởng Sachvang
Người soạn : Mai Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Kim Ngân, Thái Thị Minh Nguyệt
Phần thưởng dành cho các bạn đi học tối nay
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 2/14
2. Xem lại toàn bộ các slice power point bài giảng của thầy ( đã cung cấp trong CD)
3. Xem lại các định nghĩa về kinh tế vĩ mô đằng sau cuốn sách Mankiw
4. Bám sát nội dung ôn thi
5. Làm việc theo nhóm, phân chia nội dung ôn thi cho những người ngồi gần mình
6. Coi kỹ câu hỏi ôn tập do lớp trưởng tổng hợp bao gồm 6 câu có khả năng cho thi và 8 câu hỏi có
khả năng không cho nhưng sẽ cho ra trong lớp Đêm 1.
III. Các câu hỏi thường gặp (được sắp xếp theo thứ tự quan trọng đến ít quan trọng)
Câu 1 : Hãy trình bày các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khỏan vãng lai và chỉ ra
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm thụt trong cán cân tài khỏan vãng lai. Phân tích tác động kinh
tế vĩ mô của các nguồn tài chính cho thâm thụt trong cán cân tài khoản vãng lai. Trong những
trường hợp nào sự thâm thụt trong cán cân tài khoản vãng lai có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng
trong thanh toán quốc tế.
1. Các đồng nhất thức liên quan đến cán cân tài khoản vãng lai:
(GNDI-C-G) = X-M+NIA+NTR = CAB
GNDS – I = delaNEA+deltaFR = CAB.
Trong đó: GNDI : tổng thu nhập quốc gia khả dụng.
GNDS : tổng tiết kiệm quốc gia
NIA : thu nhập ròng ở nước ngoài
NTR : chuyển giao rồng
2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm thụt trong cán cân tài khoản vãng lai (CAB<0)
Do co cấu: I>GNDS
Tăng chi tiêu cho tiêu dùng (G,C) quá mức
Nền kinh tế suy thóai, GDP giảm, Y giảm
Đầu tư Y quá mức
Do cú sốc bên ngòai làm cho X, M thay đổi
X giảm: thâm thụt cán cân ngoại thương → thâm thụt CAB
M tăng: thâm thụt cán cân ngoại thương → thâm thụt CAB
Do chính sách ngoại thương bên ngoài đóng, mở các rào cản kinh tế
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 3/14
Quốc gia bên ngoài đóng rào cản kinh tế không cho hàng hóa nhập vào quốc gia mình →X
giảm → thâm thụt cán cân ngoại thương → thâm thụt CAB.
Quốc gia bên ngòai mở các rào cản kinh tế cho hàng hóa nhập vào quốc gia mình →M tăng
→ thâm thụt cán cân ngoại thương → thâm thụt CAB.
3. Phân tích tác động kinh tế vĩ mô của các nguồn tài trợ cho thâm thụt CAB.
Ta có CAB = deltaNFA+deltaFR
deltaNFA : sự thay đổi TS ròng nước ngòai.
deltaFR : sự thay đổi dự trữ ngoại tệ
Vậy đề tài trợ cho thâm thụt CAB:
Có thể bán TS: giảm TS ở nước ngoài
Có thể bán ngoại tệ dự trữ.
Nếu giảm TS có ở nước ngoài bằng cách bán TS → tăng cung ngoại tệ→ tỷ giá giảm.
4. Trường hợp thâm thụt cán cân TK vãng lai có nguy cơ khủng hoảng trong thanh toán
quốc tế.
Thâm thụt do đầu tư vào khu vực tư nhân quá mức → tiết kiệm giảm → thâm thụt CAB, mặt khác đầu tư
không hiệu quả (suất sinh lợi thấp).
Câu 2 : Hãy cho biết cơ chế tác động đến lãi suất, giá cả, tỷ giá và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ
và ngân hàng nhà nước nới lỏng sự kiểm soát tài khoản vốn? Theo anh chị những gì cần phải làm
để giảm áp lực lên lãi suất, tỷ giá và dự trữ ngọai tệ khi chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa
tài khoản vốn?Hãy giải thích tại sao các nhà kinh tế cho rằng trong nền kinh tế chính sách tiền tệ
độc lập không thể duy trì trong bối cảnh chế độ tỷ giá cố định cùng với tài khoản vốn trong cán
cân thanh toán mở.
Cơ chế tác động đến lãi suất,giá cả, tỷ giá và dự trữ ngoại tệ khi chính phủ và NHNN nới lỏng
sự kiểm soát vốn
Khi nới lỏng sự kiểm soát vốn: dòng vốn đầu tư tăng lên (FDI, ODA) →biến động về tỷ giá (đồng
nội tệ tăng giá, đồng ngoại tệ giảm giá) →để ổn định tỷ giá tạo điều kiện xuất khẩu phi chính phủ
& NHNN mua ngọai tệ→cung nội tệ tăng → lạm phát xảy ra do lượng tiền trong nền kinh tế
tăng → tạo áp lực tăng lãi suất, tăng giá cả trong nước.
Để giảm áp lực lên lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại tệ khi chính phủ thực hiện chính sách tự do hóa
tài khoản vốn:
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 4/14
- Trên thị trường mở, mua ngoại tệ và đồng thời bán các giấy tờ có giá
- Vô hiệu hóa dòng tiền mua vào
Dùng một loại thuế đánh vào dòng tiền → tạo ra ma sát để hạn chế dòng tiền đi vào.
Câu 3: Hãy trình bày quá trình tạo ra tiền trong nền kinh tế mở? Ngân hàng TW cần phải làm
gì để vô hiệu hóa dòng ngoại tệ vào tăng đột ngột trong nền kinh tế? Hãy giải thích tại sao các
nhà kinh tế cho rằng trong nền kinh tế chính sách tiền tệ độc lập không thể duy trì trong bối
cảnh chế độ tỷ giá cố định cùng với tài khỏan vốn trong cán cân thanh toán mở?
Giả sử trong nền kinh tế các NHTM họat động có hiệu quả và linh hoạt. Khi NHTM có một tài
khoản 10.000 thì sẽ lấy tiền này cho vay bằng cách tài trơ cho các dự án. Tuy nhiên, NHTW
kiểm soát bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên NHTM không thể cho vay hết số tiền này mà phải để
lại một lượng tiền tương ứng để dự trữ.
NTTM sẽ cho ngân hàng khác vay bằng cách chuyển khoản với số tiền là 9.000, giả sử tỷ lệ dự
trữ là 10%, ngân hàng này lại tiếp tục cho ngân hàng thứ ba vay với số tiền 8.100 và dự trữ
900. Vậy bằng cách chuyển khỏan giữa các ngân hàng thương mại thì tổng lượng tiền trong
nền kinh tế là mn=10000+9000+8100+…Lúc này tiền trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần thể
hiện trong cá bút toán của ngân hàng thương mại.
Tạo ra tiền trong nền kinh tế mở:
o Thu hút đầu tư trực tiếp FDI, ODA.
o Đầu tư chứng khoán nước ngoài vào VN.
o Xuất khẩu.
Khi có lượng tiền tăng đột ngột để vô hiệu hóa dòng ngoại tệ chính phủ cần tăng cung nội tệ
để mua ngoại tệ dự trữ đề phòng nguồn vốn này đảo hướng trở ra tạo nên biến động kinh tế.
Những việc cần làm khi chính phủ nới lõng kiểm soát tài khỏan vốn:
o Tăng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để thu hút ngoại tệ và chuyển giao công nghệ.
o Dự trữ ngọai tệ đề phòng cho sự thâm thụt cán cân thanh toán và sự đổi chiều của dòng
vốn đó. Đây cũng là dấu hiệu tạo sự tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối với
môi trường đầu tư trong nước.
o Tăng cường viện trợ, cơ cấu lại nợ nước ngoài, hoán đổi nợ thành cổ phần.
o Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu để thu ngoại tệ, giảm áp
lực về tỷ giá, tăng cung ngoại tệ từ khoản chủ sở hữu .
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 5/14
o Xem xét số sư của khu vực tư nhân và khu vực chính phủ.
Không thể duy trì được tỷ giá cố định và tự do tài khoản vốn vì:
o Tự do hóa tài khoản vốn gây ra thừa tiền hay lạm phát vì ngân hàng phải mua bán
ngoại tệ. Trong trường hợp này ngân hàng phải dùng tỷ giá để điều chỉnh, ổn định giá
cả nền kinh tế.
o Muốn ổn định tỷ giá phải kiểm sóat tài khoản vốn, muốn kiểm soát tài khoản vốn phải
dùng tỷ giá để điều chỉnh.
o Khi cầu ngọai tệ vượt cung thì ngân hàng TW phải bán ngoại tệ và ngược lại khi cung
ngọai tệ vượt cầu thì ngân hàng TW phải mua ngoại tệ.Khi ngân hàng TW bán ngọai tệ
thì có sự giảm sút ngoại tệ trong dự trữ mà nguồn dự trữ thì có giới hạn nên NHTW
phải phá giá đồng nội tệ (Thái Lan).
o Các chính sách vĩ mô của chính phủ thường bị ràng buộc bởi cân bằng bên ngoài.
Tỷ giá thả nỗi:
o Ưu điểm: Tự khử đi mất cân đối trong cán cân thanh toán, chính phủ tự do hoạt động
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mà không lo đền đền sự mất cân đối trong cán
cân thanh toán.
o Nhược điểm: Đôi khi tạo ra đầu cơ làm biến động tỷ giá.
Câu 4 :Khi một nước muốn ổn định tỷ giá, họ phải cột đồng tiền của họ vào một đồng tiền dự trữ và
hy sinh khả năng sử dụng chính sách tiền tệ của mình cho mục tiêu ổn định giá. Hãy cho biết tại sao
chính phủ sẵn sàng hy sinh cho việc ổn định tỷ giá
Trả lời:
Chính phủ hy sinh chính sách tiền tệ cho việc ổn định tỷ giá là nhằm mục tiêu ổn định hóa. Chẳng hạn
khi thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đang cân bằng tỷ giá là tỷ giá cân bằng (E1). Để tăng sản
lượng chính phủ tăng cung tiền thông qua việc mua một khoản tài sản nội tệ việc làm này làm tăng tiền,
đường AA dịch chuyển sang phải kết quả làm tỷ giá hối đoái tăng lên (E2), để giữ tỷ giá hối đoái cố
định như trước chính phủ buộc phải bán tài sản ngoại tệ để mua tài sản nội tệ làm cho cung tiền giảm
xuống đến khi nào đường AA trở về vị trí ban đầu và tỷ giá lại cố định như trước (E1). Như vậy dưới
chế độ tỷ giá hối đoái cố định chính sách tiền tệ không có tác động đến cung tiền và sản lượng của nền
kinh tế mà chỉ làm thay đổi dự trữ ngoại tệ mà thôi.(có hình vẽ)
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 6/14
Câu 5 : Hãy giải thích tại sao chính sách tiền tệ tác động đến khu vực sản xuất trong ngắn hạn song
lại tập trung trong dài hạn?
Trả lời:
Trong ngắn hạn: Cung tiền tăng làm lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm sẽ khuyến khích đầu tư vào tài sản
nước ngoài đưa đến cầu ngoại tệ sẽ tăng và do đó tỷ giá sẽ tăng.
Trong dài hạn: Khi cung tiền tăng sẽ làm tăng gía với một tỷ lệ tương ứng. Nó không ảnh hưởng đến các
biến số thực như sản lượng, lãi suất thực , tỷ giá thực. Nó chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa như giá,
tỷ giá danh nghĩa. Cung tiền tăng, giá tăng lên một mức tương ứng nên đường cung tiền không đổi (M/P
không đổi).
Câu 6: Trong công cuộc cải cách ngoại thương theo hướng tự do, một trong những vấn đề kinh tế vĩ
mô mà chính phủ Việt Nam lo ngại là tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch khi mà
các rào cản thương mại giảm xuống, điều này có thể làm nền kinh tế bất ổn và nản lòng các nhà cải
cách. Hãy cho biết những cải cách này có phù hợp với những tiên liệu trong mô hình kinh tế vĩ mô
không?
Trả lời: Khi bỏ rào cản thương mại
- Không bảo hộ được mậu dịch và quota như trước dẫn đến thuế xuất nhập khẩu giảm -> thất thu.
- Đầu tư trong nước giảm vì hàng nhập khẩu giá rẻ hơn, dẫn đến sản lượng nội địa sẽ giảm, đưa
đến giảm thu thuế
- Suất sinh lời kỳ vọng trong nước sẽ giảm đưa đến xu hướng đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến cầu
ngoại tệ gia tăng, giá ngoại tệ tăng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ ngoại tệ.
- Hàng nhập khẩu tràn vào dẫn đến nhập siêu, cầu ngoại tệ gia tăng dẫn đến thâm hụt mậu dịch và
cán cân thanh toán
Dựa vào mô hình IS-LM, cũng là kinh nghiệm của các nước Đông Á là phá giá đồng tiền của họ để
khuyến khích hàng xuất khẩu, giảm động cơ tiêu dùng hàng nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cụ thể, ở
Việt Nam đề nghị phá giá đồng tiền là 2%.
Trên mô hình IS-LM, cụ thể trong trường hợp này ta dùng chính sách tiền tệ làm đường LM dịch chuyển
qua phải nhằm tác động đến thu nhập quốc gia và lãi suất. Khi ta tăng cung tiền thì lãi suất sẽ giảm, lúc đó
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 7/14
trạng thái cân bằng dịch chuyển từ điểm A đến điểm B, tại đây thu nhập Y2>Y1 và R2<R1, cải thiện tình
trạng trên.
IV. Những câu hỏi nhiều khả năng không cho ( Vui lòng xem email, không in ra rất tốn kém)
Câu 7 : Phần lớn sinh viên ngành kinh tế tỏ ra bận tâm khi đọc thông tin trên báo cho rằng đô la
mất giá và tình trạng thâm thụt mậu dịch kéo dài của Mỹ có nguy cơ làm cho nền kinh tế toàn
cầu suy thoái. Anh/Chị hãy cho lời giải thích vấn đề này với nội dung cụ thể như sau: Tại sao
kinh tế Mỹ thâm thụt mậu dịch? Tại sao đồng đô la mất giá mà cán cân mậu dịch của Mỹ không
được cải thiện? Tại sao nền kinh tế toàn cầu suy thoái chỉ do sự mất cân đối vĩ mô trong nền kinh
tế Mỹ?
Cách thứ nhất:
1. Kinh tế mỹ thâm thụt mậu dịch, nợ nước ngoài tăng do chính sách ngọai thương của các
quốc gia bên ngoài như Nhật Bản, EU không cho hàng hóa của Mỹ vào Nhật, EU, Mỹ đã
đưa ra các chính sách đàm phán yêu cầu Nhật mở cửa cho hàng hóa Mỹ vào Nhật, hạn chế
Nhật xuất khảu hàng hóa vào Mỹ, phá giá đồng USD, phía Nhật mua vào JPY…Tuy nhiên,
nền kinh tế Mỹ vẫn thâm thụt CAB do mất cân đối về cơ cấu.
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 8/14
Chi tiêu chính phủ cao: do chi tiêu cho an ninh quốc phòng → I>GNDS, tiết
kiệm trong nước ko đủ đầu tư→nhận tiết kiệm từ các nước Châu Á (Trung
Quốc, Nhật) →nợ nước ngoài đang tăng…
USD là đồng tiền mạnh, Mỹ phá giá đồng USD nhưng không nhận được sự hợp
tác giữa các nước Châu Á(cột chặt đồng tiền của nước mình vào USD)
2. Khi đồng USD mất giá CAB của Mỹ không được cải thiện vì các công ty Mỹ và các nước
không chịu điều chỉnh giá cả để phản ánh sự thay đổi trong giá trị của đồng tiền của họ.
3. Nền kinh tế toàn cầu suy thoái chỉ do sự mất cân đối vĩ mô trong nền kinh tế Mỹ vì nước
Mỹ là nước có nền kinh tế lớn và mở cửa, đủ lớn để ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế
giới. Khi Mỹ thâm thụt → vay nước ngòai nhiều → lãi suất thế giới cao →đầu tư các quốc
gia khác giảm →suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cách thứ hai
Khi đồng đô la mất giá đúng ra là cơ sỏ cho Hoa Kỳ từng bước xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cải thiện
cán cân thương mại, cải thiện tình trạng thâm thụt nhưng Hoa Kỳ vẫn kéo dài thâm thụt có thể do “đối
với tất cả các nước khác thì đồng đô la là đồng ngọai tệ và là đồng ngoại tệ mạnh trong thanh toán quốc
tế.Khi đồng này mất giá đồng nghĩa với nội tệ của họ bị tăng giá, đồng nghĩa với việc xuất khẩu của
các nước này bị co lại, đồng thời nhập khẩu của các nước tăng lên.
Bổ sung: Nền kinh tế Mỹ bị thâm thụt mậu dịch do đồng USD lên giá mạnh từ năm 1995-2002, nguyên
nhân của việc tăng giá này là do sức mạnh nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ bùng nổ “kinh tế mới”, tăng
trưởng nhanh, lạm phát thấp, môi trường kinh doanh mạnh, thị trường chứng khoáng mạnh, trong khi
các nước như Nhật Bản và các nước Châu Á rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng nên các dòng
vốn đầu tư ồ ạt rút khỏi các nước này và chạy vào Mỹ làm cho đồng USD tăng trưởng mạnh dẫn đến
thâm hụt mậu dịch.
Để tránh thâm thụt mậu dịch kéo dài Mỹ đã sử dụng các biện pháp làm cho đồng USD mất giá nhưng
vẫn không bù đắp được khỏang thâm thụt khổng lồ và nợ quốc tế, vì đồng USD chỉ mất giá một phần
so với phần giá trị tăng lên đối với một vài đồng tiền mạnh khác như EURO kể từ năm 1995. Mặt khác,
nhiều đối tác quan trọng của Mỹ đã cố định hay quản lý tỷ giá thả nỗi không theo sự điều tiết của thị
trường đã dẫn đến sự mất giá của đồng USD trong thời gian gần đây, so với đồng tiền của các nước
phát triển vốn chiếm ½ thương mại của Mỹ thì trong năm vừa qua đồng USD thực tế tăng giá chứ
không phải mất giá. Kết quả là tỷ giá bình quân của đồng USD với tất cả các đồng tiền khác giảm chưa
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 9/14
đủ để những thiệt hại thâm thụt vừa qua. Ngoài ra do đồng USD là một ngoại tệ mạnh khi ngân hàng
TW Mỹ phát hành thêm tiền với mục đích giảm giá đồng USD, bù đắp thâm thụt thì vẫn bị các quốc
gia khác mua vào để dự trữ nên không làm cho đồng USD giảm giá mạnh.
Câu 8 : Phổ cập công nghệ làm tăng năng suất và dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong những nước
đang phát triển. Hãy giải thích tại sao trong một số nước đang phát triển phổ cập công nghệ diễn
ra một cách chậm chạp?Hãy giải thích rào cản đối với phổ cập công nghệ ở Việt Nam và cho biết
cần phải làm gì để gỡ bỏ rào cản này?
Trả lời :
Phổ cập công nghệ diễn ra ở các nước chậm chạp vì:
- Các nước đang phát triển không có cơ hội tiếp cận kiến thức về kỹ thuật mới do: kiến thức và kỹ
thuật được bảo vệ quyền sở hữu nên chi phí để mua bản quyền công nghệ rất cao →không đủ
khả năng →không được phổ biến.
- Không đủ khả năng khai thác kiến thức kỹ thuật mới do: cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu máy
móc thiết bị hiện đại, vốn nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển, thiếu những ngành
bổ trợ.
- Phổ cập công nghệ không phải là mong đợi của mọi người, đặc biệt là chủ sở hữu các công nghệ
cũ ở các nước đang phát triển vì phát minh công nghệ mới phá vỡ những phát minh trước đây,
làm tổn thất chủ sở hữu phát minh trước đây, họ muốn dùng sức mạnh chính trị để ngăn cản phổ
cập công nghệ mới hoặc tài trợ cho nghiên cứu mới nhằm bảo vệ lợi ích riêng.
Rào cản đối với phổ cập công nghệ ở Việt Nam
- Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhũng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn
chế, nên việc bỏ chi phí để mua bản quyền công nghệ mới vượt quá khả năng:
- Không có sự tương xứng giữa cơ sở hạ tầng và công nghệ mới
- Do thông tin bất cân xứng.
Làm gì để tháo gỡ rào cản:
- Nhà nước hỗ trợ chính sách phát triển
- Đầu tư phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn
Cái cách chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để tiếp nhận chuyển giao.
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 10/14
Câu 9 : Những giả thuyết quan trọng nào làm cho mô hình cổ điển và mô hình của Keynes có
những kết luận khác nhau?Hãy giải thích nguyên nhân thất nghiệp và các giải pháp đối với thất
nghiệp của các nhà kinh tế cổ điển và Keynes?
Trả lời :
Mô hình cổ điển:
Tất cả giá đều linh hoạt
Khối lượng sản phẩm phụ thuộc vào khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế →phụ
thuộc vào cung ứng tư bản lao động và công nghệ hiện có. → thị trường biết những gì phải làm.
Môi trường Keynes:
Một số mức giá cứng nhắc
Khối lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu hàng hóa dịch vụ →chịu sự tác động tài khóa và chính
sách tiền tệ. →chính phủ có thể can thiệp vào trong nền kinh tế nhằm cải thiện họat động của nền kinh
tế.
Nguyên nhân thất nghiệp và giải pháp thất nghiệp của hai mô hình:
Mô hình cổ điển:
Nguyên nhân: do sự thay đổi cơ cấu kinh tế→mất cân đối cung cầu lao động trong từng ngành, vùng.
Thiếu kỹ năng hoặc không thích ứng với nơi cư ngụ.
Giải pháp: tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động để phù hợp với nền
kinh tế, giúp cho học sinh phổ thông có được tay nghề và kinh nghiệm ban đầu.
Mô hình Keynes:
Nguyên nhân: trong thời kỳ suy thoái, tổng cầu giảm sút, khu vực doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, công
nhân bị sa thải, thất nghiệp.
Chính phủ cần có những biện pháp tăng sản lượng việc làm, giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ, (chính
sách tiền tệ), tăng mức cung tiền hạ lãi suất
Câu 10: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình tăng trưởng Solow và mô hình tăng trưởng
nội sinh. Dựa vào lý thuyết tăng trưởng, Anh/Chị hãy đưa ra giải thích tại sao có “sự tăng trưởng
thần kỳ” trong các nước Đông Á.
Trả lời :
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 11/14
1. Phân biệt sự khác nhau giữa mô hình tăng trưởng Solow và mô hình tăng trưởng nội
sinh:
Mô hình tăng trưởng Solow:
Sản phẩm biên của vốn giảm →sản lượng bình quân đầu người giữa nước giàu và nghèo sẽ hội
tụ lại.
Mô hình Y=F(A,K,L)
L tăng thì Y tăng trưởng tương ứng →Y/N không đổi →GDP/người tùy thuộc vào tiến bộ công
nghệ.
Tiến bộ công nghệ là biến ngoại sinh độc lập với chính sách, là yếu tố duy nhất quyết định tăng
trưởng GDP/người trong dài hạn.
Không giải thích được nguồn gốc của sự tiến bộ KHCN.
Mô hình tăng trưởng nội sinh:
Sản phẩm biên của vốn không đổi hoặc tăng →sản lượng bình quân đầu người sẽ không hội tụ.
Mô hình Y=A.K.(u,H).
Vốn con người tăng hoặc tỷ trọng vốn con người đóng góp cho xã hội (u) giảm →đạt được tiến
bộ công nghệ→đạt được tăng trưởng.
2. Giải thích sự tăng trưởng thần kỳ “trong các nước Đông Á”dựa vào lý thuyết tăng
trưởng:
Đông Á là những quốc gia nghèo nên họ đầu tu vào nhân lực (thế hệ trẻ) → lượng
kiến thức của Đông Á được nâng cao →kiến thức lan truyền nhanh → tạo ra môi
trường tốt cho đầu tư→ thu hút đầu tư nước ngoài →chuyển giao công nghệ mạnh
→ tăng trưởng.
Các nước Đông Á do có lợi thế về vị trí địa lý và cải cách thể chế nên thu hút được
FDI, ODA →phổ cập công nghệ, tiếp cận thị trường vốn quốc tế→ tăng R&D, học
hỏi thông qua XK →đầu tư trong nền kinh tế→ tăng trưởng.
Các nhân tố:
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao
Thân thể chính trị không tạo ra nhà quản lý
Bất bình đẳng thu nhập thấp
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 12/14
Đẩy mạnh xuất khẩu
CNH thành công
FDI và chuyển giao công nghệ.
Câu 11 :Sử dụng mô hình Solow để giải thích về sự hội tụ mức thu nhập bình quân đầu người giữa
các nước như Đức, Nhật so với Mỹ từ sau giai đọan chiến tranh thế giới thứ 2. Tại sao trong thực tế
không có khuynh hướng hội tụ ….chất giữa các nước giàu và nước nghèo.
Sử dụng mô hình Solow giải thích sự hội tụ mức thu nhập bình quân đầu người giữa các nước Đức,
Nhật, Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Năm 1945, nền kinh tế Đức Nhật đều rơi vào tình trạng hỗn loạn, thế chiến thứ hai đã phá hủy phần lớn
khối lượng tư bản. Xam xét nền kinh tế trong trạng thái dừng.Giả sử chiến tranh đã phá hủy một phần
tư bản (khối lượng tư bản giảm từ k * xuống thành k 1 ) →sản lượng ngay lập tức giảm xuống. Nhưng
nếu tỷ lệ tiết kiệm (tỷ trọng sản lượng để dành tiết kiệm và đầu tư) không đổi thì nền kinh tế sẽ trải qua
thời kỳ tăng trưởng cao, sản lượng tăng bởi lẽ với khối lượng nhỏ hơn → sản lượng tư bản được bổ
sung thông qua đầu tư lớn hơn khấu hao, mức tăng trưởng này sẽ tiếp diễn cho đến khi nền kinh tế tiến
tới trạng thái dừng trước đây của nó. Như vậy mô hình Solow dự báo cho các nước bị chiến tranh phá
hủy một phần tư bản làm cho sản lượng ngay lập tức giảm xuống nhưng vào những năm sau kế đạt
mức tăng trưởng cao hơn.
Trong thực tế, không có sự hội tụ về mức sống vật chất giữa các nước giàu & nghèo: yếu tố then chốt
trong thành tựu kinh tế là do nước nghèo dành tỷ lệ thu nhập cao hơn cho tiết kiệm và đầu tư→họ đạt
được trạng thái dừng khác nhau.
Câu 12 : Ngày nay các nhà kinh tế cho rằng tri thức đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng
trưởng kinh tế. Việc phổ biến tri thức tạo hiệu ứng lan truyền và làm tăng tổng năng suất các yếu
tố.Song việc phổ biến tri thức làm cho lợi ích xã hội của tri thức tăng lên đáng kể so với giá thị
trường của nó. Sự khác biệt lợi ích này có thể làm giảm động cơ tạo ra tri thức mới trong tương lai.
Theo Anh/Chị những gì là giải pháp cho vấn đề ngoại tác này nhằm tạo ra động cơ cho việc phát
triển tri thức…..
TL:Vấn đề ngọai tác động trên thị trường công nghệ làm cho lực lượng tri thức được tạo ra chưa đạt đựơc
trình độ tối ưu cho xã hội mà nguyên nhân cơ bản là do sự khác biệt về lợi ích cá nhân và xã hội. Để giải
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 13/14
quyết vấn đề này, cần phải nội bộ hóa ngọai tác nhằm tạo ra động cơ đúng. Một số giải pháp cần được sử
dụng như:
Bảo vệ quyền tác giả, bằng phát sinh sáng chế thông qua quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu quả
thực thi quyền này. Giải pháp này sẽ hạn chế sao chép, làm gia tăng động cơ sáng tạo của cá nhân,
làm giảm khả năng lan truyền công nghệ nên thực tế người ta chỉ bảo hạn chế trong một giớn hạn
thời gian.
Một số giải pháp khác như thành lập qũy bảo hiểm tài trợ cho những doanh nghiệp đổi mới (qũy này chấp
nhận rủi ro nhằm khuyến khích cho doanh nghiệp mạnh dạn hành động)
Câu 13 : Hãy cho biết mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong mô hình Keynesian và mô hình cổ
điển. Có ý kiến cho rằng tiết kiệm đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng. Có tiết kiệm mới có
tích lũy vốn và mở rộng khả năng sản xuất. Song cũng có ý kiến cho rằng tiết kiệm sẽ làm suy giảm
tổng cầu và làm cho nền kinh tế suy thoái. Những ý kiến có mâu thuẫn với nhau không?Hãy giải
thích?
TL:Điểm khác nhau trong mô hình cổ điển cho rằng thị trường tự nó biết làm gì, tự điều chỉnh, trong
khi trường phái Keynesian thì cho rằng chính phủ có thể và nên can thiệp vào nền kinh tế nhằm cải
thiện hoạt động.
Trong cả hai mô hình đều cho rằng tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ mật thiết với nhau, tiết kiệm là
tiền đề cho đầu tư. Có tiết kiệm mới có đầu tư, mới cải thiện sản xuất gia tăng thu nhập, từ đó góp phần
tăng trưởng kinh tế.
Hai ý kiến trên không hề mâu thuẫn nhau nhưng điều cần thiết phải chỉ rõ khi nào tiết kiệm làm suy
giảm tổng cầu hay là tiết kiệm làm mở rộng khả năng sản xuất đưa đến tăng trưởng kinh tế, khi đó nền
kinh tế đang trong tình trạng nào?
- Nếu sản phẩm chưa đạt mức toàn dụng, nhiều người bị thất nghiệp thì việc gia tăng tiết kiệm sẽ làm
cho nền kinh tế suy thoái thêm, thất nghiệp cao hơn thêm, nên trường hợp này không có lợi.
- Nếu sản lượng cân bằng ở mức cao hơn sản lượng tiềm năng tạo ra lạm phát cao thì việc gia tăng tiết
kiệm thì sẽ góp phần làm giảm bớt áp lực lạm phát.
- Nếu đồng thời với việc gia tăng tiết kiệm và đầu tư cũng tăng tương ứng với sản lượng cân bằng sẽ
không đổi.Nhưng điều này hầu như chỉ xảy ra khi sản lượng đạt mức toàn dụng. Lúc đó tiết kiệm có
lợi vì trong dài hạn việc đầu tư làm tăng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ôn Thi Kinh Tế Vĩ Mô- Copyright by Cao học K16D4
Trang 14/14
Câu 14: Nước cộng hòa Grance đang phải đối diện với vấn đề kinh tế vĩ mô đầy khó khăn. Thâm hụt
ngân sách là 5% GDP, mức cao hưa từng có trong thập niên qua.
Hầu hết cá nhà kinh tế đều nhất trí rằng thâm hụt như vậy là đáng báo động và cần phải làm gì đó
để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đó vì nền kinh tế Grance vừa mới
trải qua cuộc khũng hoảng kinh tế 2003-2004 và đang còn là nỗi ám ảnh đến người tiêu dùng và nhà
đầu tư trong nước, lãi suất và giá cả trong những năm qua giảm liên tục. cho dù năm nay tốc độ
tăng trưởng sản lượng là dương, song nỗi lo suy thoái vẫn chưa chấm dứt, nhất là khi nhìn vào tình
trạng ngân sách thâm hụt. Thực trạng đó đặt các nhà chính sách trước vần đề này là làm sao giảm
thâm hụt ngân sách mà vẫn duy trì và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng. Anh/chị cho biết bằng chính
sách nào Grance có thể vượt qua vần đề khó khăn này? (sử dụng mô hình IS-LM)
Trả lời: Tình huống này Grance nên áp dụng sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
như kinh nghiệm của tổng thống Bill Clinton đã làm năm 1993 ở nước Mỹ.
- Chính sách tài khóa thu hẹp làm chuyển dịch đường IS sang trái, tác động làm lãi suất giảm
nhưng đồng thời sản lượng cũng giảm
Chính sách tiền tệ mở rộng: làm dịch chuyển dường LM xuống dưới sẽ làm tăng sản lương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTVĩ Mô_Hoạch định ôn thi_Thầy Trương Quang Hùng_CHKT_TpHCM.pdf