Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số

Kết hợp các tiềm lực của gia đình, địa phương và nhà nước trong công cuộc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng. Triệt để khai thác năng lực, nguồn lực địa phương, các công nghệ địa phương và công nghệ truyền thống trong chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng. Tranh thủ các trợ giúp từ mọi tổ chức trong nước và ngoài nước đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng cho những dân tộc, những cộng đồng gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất. Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cộng đồng phải kết hợp với chiến lược phát triển cộng đồng lâu dài, bền vững.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (78), 2002 33 Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Nguyễn Hồng Quang Chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật y tế, mà còn là vấn đề xã hội, bởi vì xuất phát điểm, các quá trình thực hiện, mục tiêu của công việc này đều đ−ợc qui định và chịu sự tác động của các nhân tố xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng chỉ có thể đ−ợc tiến hành một cách hiệu quả khi các tác động xã hội đối với lĩnh vực này đ−ợc xem xét một cách thấu đáo. Kết quả nghiên cứu tr−ờng hợp các nhóm dân tộc thiểu số d−ới đây đ−ợc Trung tâm Nghiên cứu và t− vấn về phát triển tiến hành năm 2000 góp phần làm sáng tỏ cách tiếp cận nêu trên. Tập hợp mẫu nghiên cứu là 10 nhóm dân tộc thiểu số thuộc 10 xã khác nhau trên địa bàn cả n−ớc Việt Nam: 1) Dân tộc Khmer thuộc xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; 2) Dân tộc Thái đen thuộc xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; 3) Dân tộc Tày thuộc xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; 4) Dân tộc Chăm thuộc xã Nhân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; 5) Dân tộc Khơ Mú thuộc xã Tà Hộc, huyện Chiềng Mai, tỉnh Sơn La; 6) Dân tộc H’rê xã Sơn Th−ợng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi; 7) Dân tộc Brâu, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; 8) Dân tộc Bana, xã Ya Ma, huyện Kong Chro, tỉnh Gia Lai; 9) Dân tộc Ê Đê, xã Krông Puk, huyện Krông Buk, tỉnh Đắc Lắc; 10) Dân tộc H’Mông, xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 1. Các yếu tố địa lý - kinh tế * Địa lý Địa lý là yếu tố đầu tiên tác động tới việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Yếu tố địa lý - xã hội trong các nghiên cứu tr−ờng hợp của chúng tôi tr−ớc hết là địa bàn c− trú, cấu trúc xã hội thích ứng với địa bàn c− trú và cuối cùng là các mối liên hệ xã hội trong và xung quanh địa bàn c− trú. Đối với các mẫu nghiên cứu, yếu tố địa lý xã hội đây là yếu tố do con ng−ời lựa chọn, nh−ng cũng là yếu tố họ bắt buộc phải chấp nhận và thích nghi. Đó là việc họ phải c− trú ở những khu vực khó khăn về giao thông, tách biệt, đôi khi biệt lập về thông tin, khó giao tiếp với các cộng đồng khác, thậm chí ngay cả với cộng đồng mình. Có những cộng đồng c− trú không xa đô thị, nh−ng vì khép kín trong làng bản với các phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc mình nên việc giao l−u của họ với cộng đồng láng giềng cũng gặp nhiều trở ngại. Trong số 10 mẫu nghiên cứu thì địa bàn c− trú của dân c− hầu hết cách xa thị trấn, thị xã và thành phố. Chỉ có hai mẫu nghiên cứu cách thị xã từ 10 đến 13km, đó là mẫu nghiên cứu ng−ời Khmer Lai Hòa, Vĩnh Châu, Sóc Trăng và mẫu nghiên cứu Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng ... 34 ng−ời Chăm ở Nhân Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận. Số mẫu còn lại hầu hết đều cách thị xã từ 100 km trở lên. Trong số 10 địa điểm nghiên cứu nói trên, chỉ có hai mẫu ng−ời Khmer và ng−ời Chăm sống tại vùng đồng bằng và ven biển. Và cũng chỉ có hai mẫu này là hai điển hình của việc chịu tác động, ảnh h−ởng của nền kinh tế thị tr−ờng, theo cả hai h−ớng ng−ợc chiều nhau: tích cực và tiêu cực. Tr−ờng hợp tích cực, đó là định h−ớng thị tr−ờng hàng hóa trong chăn nuôi và trồng trọt của ng−ời Chăm Nhân Sơn. Tr−ờng hợp tiêu cực là do tác động xấu của thị tr−ờng dẫn đến việc phải bán ruộng, mất đất và làm thuê với tiền công rẻ mạt, không có chuyên môn, xuất hiện tình trạng hôn nhân mua bán của ng−ời Kh’mer Lai Hòa, Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tám mẫu nghiên cứu còn lại đều sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa thuộc Tây Nguyên, Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, nơi có địa hình hiểm trở, mật độ dân c− th−a thớt, đi lại rất khó khăn. Hoạt động kiếm sống chủ đạo của họ vẫn là làm n−ơng rẫy kết hợp với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên hiếm hoi còn lại của thiên nhiên. Không những thế, các nguồn dinh d−ỡng truyền thống của các dân c− nơi đây hầu hết trông vào hái l−ợm, săn thú, đánh bắt cua cá thì nay đều đã bị cạn kiệt, vì rừng đã bị tàn phá, sông suối không còn dồi dào thủy sản nh− x−a nữa. Cá biệt có một bộ phận c− dân vẫn sống bằng ph−ơng thức du canh nh− tr−ờng hợp 27 hộ ng−ời Ba Na thuộc làng Hân, xã Ya Ma (Kong Chro, Gia Lai). Ngay cả lãnh đạo xã cũng không biết đ−ợc 27 hộ này có bao nhiêu nhân khẩu, có bao nhiêu trẻ em. Họ chỉ khẳng định đ−ợc số hộ mà thôi. * Kinh tế Theo sau tác động của yếu tố địa lý - xã hội, một trong những nhân tố có ảnh h−ởng quyết định đến việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng chính là điều kiện kinh tế của các gia đình và của cả cộng đồng. Các cộng đồng thiểu số vốn đã c− trú ở những điều kiện địa lý bất lợi, hơn nữa, trong nền kinh tế thị tr−ờng cạnh tranh gay gắt, những bất lợi vốn có đối với họ lại càng đ−ợc nhân lên gấp bội. Trong 10 xã đ−ợc nghiên cứu tỷ lệ các hộ có mức sống trung bình và nghèo đói lên đến 80,3%, có những xã nh− Sơn Th−ợng (ng−ời H'rê) tỷ lệ nghèo đói lên đến 61,5%, xã Yama (Bana) là 58,3%. Các hộ có mức sống trung bình trong các mẫu nghiên cứu, đời sống của họ cũng khá bấp bênh. Họ có thể dễ dàng rơi từ mức sống trung bình xuống mức sống nghèo khổ, thậm chí d−ới mức nghèo khổ vì những biến động nhanh chóng và không dễ l−ờng tr−ớc của nền kinh tế thị tr−ờng. Ng−ợc lại, việc cải thiện mức sống cho các hộ nghèo khó không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng trong những năm gần đây, các ch−ơng trình trợ giúp của các tổ chức trong n−ớc và ngoài n−ớc cũng đã giúp cải thiện một phần cuộc sống của các cộng đồng thiểu số. Kết quả đó phần nào tạo điều kiện cho việc thực thi các dự án chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng. 2. Tác động của văn hóa, phong tục tập quán Cùng với các nhân tố kinh tế, các tác động của thể chế và tổ chức xã hội thì văn hóa, phong tục tập quán có một sức mạnh ghê gớm đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng. Các mẫu nghiên cứu đều là những dân tộc thiểu số, nơi mà tác động của văn hóa, phong tục tập quán vẫn còn rất đậm nét, và không khỏi có những phong tục, tập quán đã trở thành lạc hậu, thành lực cản đối với tiến bộ xã hội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nguyễn Hồng Quang 35 Có lẽ một trong những trở ngại lớn đối với ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng áp dụng cho các gia đình, đó là tập quán sinh đẻ sớm và sinh nhiều con. Điều này vừa gây khó khăn cho việc chăm sóc ng−ời mẹ, vừa cản trở khả năng chăm sóc trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Riêng ở xã Lai Hòa, ng−ời Kh’mer có 14.618 khẩu thì đã có tới 12.975 ng−ời sống phụ thuộc, mà phần lớn là trẻ em. Trong số 22 phụ nữ d−ới 45 tuổi đ−ợc chọn để phỏng vấn thì mỗi ng−ời trung bình có 4,5 con. Ng−ời Chăm cũng rất thích có nhiều con. Họ có câu: “Cà núp lóa ti ptà” có nghĩa là “Con nhiều quí hơn của nhiều”. Trong số 8 trẻ em độ tuổi 13 – 14 đ−ợc gọi tới hỏi chuyện thì 7 em có 8 anh chị em. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều mong có đông con. Kết quả nghiên cứu cho thấy đằng sau các mong muốn mang tính đạo đức và tập quán thì nhu cầu sâu xa đẫn đến mong muốn có nhiều con là nhằm đáp ứng nhu cầu sức lao động cao trong các cộng đồng nông nghiệp truyền thống. Một tập quán khác phổ biến tại các cộng đồng thiểu số, đó là những kiêng cữ đối với các bà mẹ và đứa trẻ mới sinh nở. Việc ng−ời mẹ không đ−ợc chăm sóc và ăn uống đầy đủ là một nguyên nhân quan trọng khiến đứa trẻ bị suy dinh d−ỡng ngay từ khi còn là một thai nhi. Đại bộ phận phụ nữ của 10 dân tộc thiểu số trong mẫu nghiên cứu đều không đ−ợc chăm sóc về dinh d−ỡng trong quá trình mang thai. Họ phải lao động đến tận lúc sinh và trở lại làm việc sớm sau khi sinh. Phần lớn phụ nữ trong cộng đồng của các mẫu nghiên cứu đều không khám thai tr−ớc khi sinh và đều sinh nở tại nhà do chồng hoặc ng−ời già trong bản có kinh nghiệm đỡ đẻ (dân tộc Bana, dân tộc Êđê...) cá biệt còn có những cộng đồng dân tộc giữ tập quán sinh đẻ lạc hậu nh− ng−ời H’rê có tập quán đẻ ngồi. Chị gái hoặc mẹ của sản phụ đóng vai trò bà đỡ. Nếu ng−ời đỡ đẻ không nhanh tay thì đứa trẻ dễ bị tử vong do gãy cổ hoặc ngạt thở do nhau thai. Việc kiêng khem thiếu tính khoa học cho thời gian sau khi sinh đối với các bà mẹ cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tỷ lệ trẻ em suy dinh d−ỡng khá cao trong cộng đồng 10 dân tộc đ−ợc khảo sát. Các bà mẹ mới ở cữ thì có rất nhiều món ăn ngon và bổ d−ỡng mà họ không đ−ợc phép đụng tới. Ng−ời phụ nữ sau khi sinh buộc phải kiêng thịt, ng−ời Kh’mú phải kiêng thịt trâu, thịt thú rừng... Phụ nữ Bana, H’rê, Êđê, Brâu, H’mông chỉ đ−ợc phép ăn cơm với muối tiêu hoặc muối gừng. Việc kiêng khem th−ờng kéo dài khoảng 1 tháng. Thực trạng suy dinh d−ỡng của trẻ em của mẫu nghiên cứu Địa bàn Số trẻ suy dinh d−ỡng Suy dinh d−ỡng độ I Suy dinh d−ỡng độ II Suy dinh d−ỡng độ III Tỉ lệ % Sơn Th−ợng 200 0 19 181 45,5 Hữu Khánh 94 81 13 0 33,0 Tà Hộc 48 34 8 6 32,0 Yama 39 30 9 0 50,0 Chiềng Mai 38 22 16 0 10,82 Bở Y 320 83 167 70 29,9 Krôngpuk 610 432 110 68 45,0 Nhân sơn 2.140 1.819 321 0 33,0 Sảng Tủng 77 25 36 19 59,0 Lai Hòa 894 452 289 153 31,3 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của DRCC và UNICEF Hà Nội, tháng 9 năm 2000 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng ... 36 Do phong tục tập quán của các dân tộc nên hầu nh− các cháu chỉ đ−ợc bú mẹ sau 3 ngày. 3 ngày đầu tiên chào đời các cháu chỉ đ−ợc uống n−ớc đ−ờng với chanh hoặc mật ong vì theo phong tục và kinh nghiệm do ng−ời già truyền lại việc đó sẽ giúp đứa trẻ sạch đờm rãi trong ng−ời. Trẻ sơ sinh từ 3-5 tháng đ−ợc cho ăn thêm cháo loãng nấu với bột ngọt. Đứa trẻ đ−ợc bú mẹ cho đến khi ng−ời mẹ có chửa đứa tiếp theo hoặc đến 4-5 tuổi mới thôi bú. Việc chăm sóc đến dinh d−ỡng của trẻ em hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Những thói quen nh− vậy chính là một trong những lý do gây ra tình trạng suy dinh d−ỡng cho trẻ em. Chúng tôi xin cung cấp một số tài liệu của Viện Dinh d−ỡng về trẻ em suy dinh d−ỡng ở các tỉnh miền núi. Tỷ lệ chung về suy dinh d−ỡng của trẻ em d−ới 5 tuổi tại Việt Nam là 33,8% và tại các tỉnh có mẫu nghiên cứu là nh− sau: Hà Giang: 40,4%; Lạng Sơn: 38,1%; Sơn La: 37,6%; Lai Châu: 39,8%; Kontum: 42,6% Gia Lai: 42,9%; Đắc Lắc: 46,8%; Ninh Thuận: 37,3% và Sóc Trăng: 32,0%.1 Các số liệu mà chúng tôi nghiên cứu cũng cho các kết quả t−ơng tự, có những xã số trẻ suy dinh d−ỡng đã ở mức cao nh− Sơn Th−ợng, Krông Puk và đặc biệt là Sảng Tủng. Với tỷ lệ bình quân cho 10 xã là 37% số trẻ suy dinh d−ỡng thì đó là một con số rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Nguyên nhân trẻ suy dinh d−ỡng thì có nhiều, song tr−ớc hết và trong tầm tay của gia đình và cộng đồng là để khắc phục tình trạng này, cần phải từ bỏ những tập quán lạc hậu trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tập quán chữa bệnh và một số thói quen khác tại các nhóm dân tộc đ−ợc nghiên cứu th−ờng đ−ợc dựa vào các ph−ơng thuốc dân gian kết hợp với việc cúng tế. Ng−ời dân tộc Bana, H’rê, Kh’mú, B’râu.... khi gia đình có ng−ời đau ốm và nhất là trẻ em th−ờng không đi khám chữa ở bệnh viện hoặc trạm xá mà họ tiến hành việc cúng thần linh đầu tiên và cho uống thuốc do thầy cúng chỉ định, bất kể đó là loại bệnh gì. Nếu không khỏi hoặc bệnh tiến triển nặng hơn thì mới đ−a đi bệnh viện. Trong thực tế, mặc dù có rất nhiều bài thuốc dân gian vẫn giữ nguyên tác dụng chữa bệnh rất tốt, song nếu chỉ dựa vào các bài thuốc dân gian đơn giản và phần nhiều đã bị thất truyền thì có nguy cơ nhiều căn bệnh không thể điều trị kịp thời, và có thể nguy hiểm đến tính mạng của ng−ời bệnh. Còn một số thói quen khác cũng rất phổ biến tại các cộng đồng thiểu số là tập quán dùng n−ớc suối, uống n−ớc lã và không sử dụng nhà vệ sinh. Hầu nh− không một cộng đồng dân tộc nào trong 10 mẫu mà chúng tôi khảo sát có nhà vệ sinh. Việc không có nhà vệ sinh cùng với việc bà con nuôi trâu, bò, lợn thả rông là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr−ờng sống của họ và là nguyên nhân của các bệnh th−ờng gặp tại các địa ph−ơng này nh− tiêu chảy, giun sán, sốt rét... Những thói quen nh− vậy chính là một trong những lý do gây ra tình trạng bệnh tật và suy dinh d−ỡng. 3. Y tế nhà n−ớc và y tế gia đình Những yếu tố thể chế xã hội tác động trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng tr−ớc hết liên quan tới các chính sách và cách thức tổ chức nhà n−ớc về ph−ơng diện y tế, sức khỏe và các chiến l−ợc con ng−ời tại cộng đồng. Các xã thuộc 10 mẫu nghiên cứu, có một sự thiếu hụt rõ ràng về những điều kiện y tế cần thiết, một cơ sở vật chất tối thiểu, kể cả ng−ời và trang thiết bị. Chỉ có 1 1 Nguồn: Viện dinh d−ỡng, số liệu điều tra trẻ suy dinh d−ỡng ở Việt Nam năm 2000. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Nguyễn Hồng Quang 37 xã là có bác sĩ (một ng−ời), thuộc một xã t−ơng đối gần thị trấn, thị xã là xã Lai Hòa, 9 xã còn lại không có một bác sĩ nào. Trừ xã Ya Ma đ−ợc UNICEF và UNFPA trang bị cho một cơ sở vật chất t−ơng đối khá, các xã khác mọi trang thiết bị y tế gần nh− ch−a có gì đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trạm y tế và chính quyền địa ph−ơng đã có những cố gắng trong việc xây dựng đ−ợc hệ thống y tế thôn bản chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại hầu hết các bản của các xã, tuy rằng không phải tất cả các nhân viên y tế thôn bản đã đảm bảo đủ trình độ cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy nơi nào mà chính quyền và các đoàn thể xã hội hoạt động tốt, có hiệu quả thì việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cho ng−ời dân tốt hơn. Bên cạnh thiết chế và tổ chức y tế nhà n−ớc, tại các thôn bản thuộc các mẫu nghiên cứu, chúng tôi còn đ−ợc chứng kiến những hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng khác, mang tính chất phong trào hoặc các hoạt động đoàn hội, nhất là của chị em phụ nữ và của hoạt động sức khỏe học đ−ờng. Đây là những hoạt động th−ờng xuyên và có hiệu quả vừa tr−ớc mắt, vừa lâu dài. Tại xã Sơn Th−ợng - dân tộc H’rê, Hội phụ nữ xã đã tổ chức thực hành dinh d−ỡng với tiêu chuẩn 1000đ/1cháu. Đối với trẻ d−ới 1 tuổi mà 2-3 tháng liền không lên cân đ−ợc cấp 12 nghìn đồng/cháu (chỉ đ−ợc tối đa 15 cháu). Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng mà tăng cân d−ới 2,5 kg đ−ợc cấp 10.000/ng−ời trong vòng 3 tháng và tối đa chỉ đ−ợc cấp cho 12 ng−ời. Do vậy năm 2000, số trẻ suy dinh d−ỡng của xã đã giảm t−ơng đối từ tỷ lệ 55% (1999) xuống còn 45,5%. Y tế gia đình có thể coi là một trong những hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng trong cộng đồng. Các hoạt động y tế gia đình đ−ợc thực hiện tốt sẽ góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt của xã hội. Vẫn tr−ờng hợp thôn L−ơng Tri của ng−ời Chăm là một điển hình. Có tới 25% gia đình trong thôn có tủ thuốc gia đình. Vì trong thôn có hai bác sĩ làm ở bệnh viện tỉnh và huyện, hàng ngày vẫn đi về, nên bà con th−ờng đến khám bệnh và tham khảo t− vấn sức khỏe tại nhà các bác sĩ này. Điều đó giúp hình thành dần những thói quen trong việc chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện ra đời và phát triển hệ thống dịch vụ y tế t− nhân ngay cả ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống chăm sóc của nhà n−ớc không thể bao quát hết đ−ợc. Tuy vậy dịch vụ y tế t− nhân chỉ có thể phát triển và có hiệu quả ở những vùng có mức sống ổn định, nếu không nói là có thu nhập cao. Điều đó liên quan tới cấu trúc xã hội trong cộng đồng. Nhóm hộ có mức sống khá giả đòi hỏi phải có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có một chế độ dinh d−ỡng tốt hơn. Họ hoàn toàn có khả năng thanh toán cho các dịch vụ này. Tại thôn L−ơng Tri của ng−ời Chăm tỷ lệ hộ khá và giàu đã chiếm tới 55% (trong đó có 10% là giàu). Theo lãnh đạo xã thì hộ khá có thu nhập đầu ng−ời là 5.000.000 đồng/năm. Hộ giàu thu nhập trung bình đầu ng−ời là 10.000.000 đồng/năm. Với mức thu nhập nh− vậy ng−ời dân khó thỏa mãn với một cơ sở chăm sóc sức khỏe nghèo nàn chỉ với tủ thuốc 1.000.000 đồng/năm. Một thói quen đang phổ biến trong ng−ời dân gần thị trấn và thị xã, hiện nay đã du nhập và phát triển tại 10 cộng đồng dân tộc đ−ợc nghiên cứu, đó là việc mua thuốc tại các hiệu thuốc t− nhân mỗi khi ốm đau mà th−ờng không có chỉ định của bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Việc đó đối với bà con đơn giản và “tiện” hơn so với việc phải đi ra trạm xá. 4. Tác động của học vấn và nhận thức Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho thấy hầu hết những ng−ời có trình độ học vấn cao hơn thì khả năng nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cho bản Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tác động xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng ... 38 thân và cho gia đình tốt hơn. Hầu hết những ng−ời này cũng có khả năng kinh tế khá hơn, họ cũng có điều kiện tham gia các công việc xã hội nhiều hơn. Trong số 10% hộ giàu thuộc thôn L−ơng Tri xã Nhân Sơn thì tỷ lệ phụ nữ trong gia đình học cao hơn các hộ nghèo là 20%. Đối với những bà mẹ trẻ độ tuổi 20-24 hiện nay tại 10 cộng đồng dân tộc đ−ợc nghiên cứu thì trình độ học vấn lớp 5 là khá phổ biến và họ cũng nắm đ−ợc nhiều thông tin về việc chăm sóc con cái. Trong tầng lớp này đã có những chị đi khám thai khi mang thai. Họ cũng biết rằng khi sinh con phải có trứng, thịt để nấu bột, cháo cho con và phải đ−a con đi tiêm chủng, đi cân theo định kỳ (ng−ời Thái, ng−ời Chăm). Qua báo cáo về y tế của các xã, chúng tôi nhận thấy tại cộng đồng nào mà ng−ời phụ nữ đ−ợc học hành nhiều hơn thì ở đó số trẻ suy dinh d−ỡng giảm đi. Vì thế có thể kết luận rằng nguyên nhân của tình trạng hạn chế chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng ngoài khó khăn về kinh tế còn là vấn đề nhận thức của ng−ời dân nhất là của phụ nữ. Nh−ng nh− vậy không có nghĩa là khi ch−a thoát khỏi tình trạng khó khăn kinh tế ng−ời ta không có bất cứ một cách nào để chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng. Trên thực tế, tại các cộng đồng thiểu số, một phần khó khăn kinh tế có nguyên nhân từ những nhận thức sai lệch về gia đình, về bản thân mỗi thành viên trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Nếu nh− các cộng đồng thiểu số kiểm soát đ−ợc tỷ lệ sinh con thì khả năng v−ợt qua những khó khăn kinh tế không phải là điều không t−ởng. Rất nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn đè nặng lên vai những ng−ời đang sống, và họ đôi khi đã trở thành nạn nhân của các phong tục tập quán đó, nhất là những ng−ời ít có khả năng và điều kiện tự vệ là phụ nữ và trẻ em. Điều quan trọng đối với các cộng đồng thiểu số là phải nhận rõ những gì của quá khứ là có ích, những gì nên v−ợt qua. Vì vậy, việc thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng phải trở thành một cuộc vận động xã hội rộng lớn và sâu sắc. 5. Những bài học và các giải pháp Cần phải chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng ngay từ khi các điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng cần có sự −u tiên cho đối t−ợng phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy các ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng không chỉ là công việc riêng của ngành y tế, mà phải là mối quan tâm chung của các cá nhân, các gia đình, các cộng đồng và các tổ chức xã hội. Tăng c−ờng giáo dục nhận thức cộng đồng về công cuộc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng. Kết hợp các tiềm lực của gia đình, địa ph−ơng và nhà n−ớc trong công cuộc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng. Triệt để khai thác năng lực, nguồn lực địa ph−ơng, các công nghệ địa ph−ơng và công nghệ truyền thống trong chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng. Tranh thủ các trợ giúp từ mọi tổ chức trong n−ớc và ngoài n−ớc đối với việc chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng cho những dân tộc, những cộng đồng gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất. Chăm sóc sức khỏe và dinh d−ỡng cộng đồng phải kết hợp với chiến l−ợc phát triển cộng đồng lâu dài, bền vững. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_xa_hoi_doi_voi_viec_cham_soc_suc_khoe_va_dinh_duong.pdf