Con người là chủ thể của xã hội, là động lực sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, đồng
thời con người lại là đối tượng tiêu thụ những sản phNm của mình làm ra. Chính những hoạt động
đó đã quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói cách khác, con người vừa là
lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Trong bất kỳ một ngành kinh tế, một mô hình sản
xuất nào cũng cần phải có một lực lượng lao động nhất định. Thông qua lao động và sự hưởng thụ
các thành quả lao động, con người tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn về thể trạng, sức khoẻ,
nhận thức về tự nhiên, về xã hội, tư tưởng, tình cảm, những mối quan hệ, về khả năng tác động
vào tự nhiên và cả trình độ hưởng thụ sản phNm lao động của con người. Đó chính là sự phát triển
của xã hội. Do đó, trong xã hội hiện đại và phát triển, việc xây dựng mọi kế hoạch hàng năm, từng
thời kỳ hoặc hoạch định những chính sách chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, về sản xuất,
dịch vụ, mở rộng thị trường, chăm sóc đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ., kể cả việc
xây dựng và thực thi chính sách dân số phù hợp cho một cộng đồng người không thể không căn cứ
vào những thông tin xác thực về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là yếu tố về giới và tuổi của dân số hiện
tại cũng như những thông tin dự báo “bức tranh” dân số trong tương lai.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự già hoá dân số và những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
59
SỰ GIÀ HOÁ DÂN SỐ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Lê Tiến Dũng (ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Con người là chủ thể của xã hội, là động lực sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, đồng
thời con người lại là đối tượng tiêu thụ những sản phNm của mình làm ra. Chính những hoạt động
đó đã quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói cách khác, con người vừa là
lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Trong bất kỳ một ngành kinh tế, một mô hình sản
xuất nào cũng cần phải có một lực lượng lao động nhất định. Thông qua lao động và sự hưởng thụ
các thành quả lao động, con người tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn về thể trạng, sức khoẻ,
nhận thức về tự nhiên, về xã hội, tư tưởng, tình cảm, những mối quan hệ, về khả năng tác động
vào tự nhiên và cả trình độ hưởng thụ sản phNm lao động của con người. Đó chính là sự phát triển
của xã hội. Do đó, trong xã hội hiện đại và phát triển, việc xây dựng mọi kế hoạch hàng năm, từng
thời kỳ hoặc hoạch định những chính sách chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, về sản xuất,
dịch vụ, mở rộng thị trường, chăm sóc đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ..., kể cả việc
xây dựng và thực thi chính sách dân số phù hợp cho một cộng đồng người không thể không căn cứ
vào những thông tin xác thực về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là yếu tố về giới và tuổi của dân số hiện
tại cũng như những thông tin dự báo “bức tranh” dân số trong tương lai.
Trong dân số học, cơ cấu dân số của quốc gia hay lãnh thổ là một trong những đối tượng
nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Cơ cấu dân số là sự xác định
thành các bộ phận dân số khác nhau của một dân số theo những đặc trưng nhất định. Ví dụ phân
chia thành các bộ phận dân số theo giới ta sẽ có cơ cấu giới tính của dân số, hoặc phân chia theo
tiêu chí độ tuổi sẽ có cơ cấu dân số theo độ tuổi, tương tự như vậy còn có cơ cấu dân tộc, tôn
giáo, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, mức sống hay cơ cấu dân số phân theo ngành kinh tế...
Trong tất cả các cơ cấu thì cơ cấu dân số theo giới tính và cơ cấu dân số theo độ tuổi (còn gọi là
cơ cấu tự nhiên hoặc cơ cấu sinh học) có ý nghĩa nền tảng, được quan tâm nghiên cứu, được sử
dụng trong phân tích dân số và những vấn đề liên quan. Bởi vì cơ cấu dân số theo giới tính và
độ tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của nhiều
thế hệ, trong đó có các thế hệ mới sinh trong vòng 5-10 năm gần đây.
Những kết quả nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính sẽ là cơ sở quan trọng cho việc
hoạch định chính sách kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia, như phân công lao động xã hội, nghiên
cứu về khối lượng, cơ cấu vật phNm tiêu dùng và các loại dịch vụ. Vì thực tế có sự khác nhau rất
lớn về thiên hướng, năng lực và sự phù hợp theo giới đối với các nghề nghiệp trong nền kinh tế,
cũng như có những sự khác nhau rõ rệt, như về mặt hàng, giá trị, chi phí, loại dịch vụ... trong
nhu cầu tiêu thụ giữa trẻ em và phụ nữ với người già và nam giới...
2. Sự biến động mức sinh của dân số Việt Nam những năm gần đây
Với dân số năm 2007 đạt 85,2 triệu người, Việt Nam là một trong những quốc gia có
quy mô dân số lớn, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới. So với diện tích
lãnh thổ, tiềm năng và đặc biệt là trình độ phát triển kinh tế như hiện nay thì với một quy mô
dân số lớn, tốc độ gia tăng nhanh đã làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia "hiếm đất", gây
nên rất nhiều khó khăn cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cho
việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn thấy trước những vấn đề
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
60
này, ngay từ những năm đầu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chính phủ đã
đề ra và thực hiện một chính sách giảm sinh để duy trì quy mô gia đình nhỏ, ít con để nuôi dạy
cho tốt. Vào những thập kỷ cuối của thế kỉ XX đến nay, Việt Nam liên tục có nhiều biện pháp
kiên quyết nhằm thực hiện chính sách kiểm soát sinh đẻ một cách hữu hiệu để giảm tốc độ gia
tăng tự nhiên dân số. Ngày 14 tháng 1 năm 1993, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
ra Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Triển khai thực
hiện Nghị quyết đó, Chương trình Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã đạt được nhiều thành
tích tốt, cụ thể:
- Khống chế được tốc độ độ gia tăng dân số quá nhanh của thời kỳ trước.
- Giảm được số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (còn gọi là tổng tỷ
suất sinh – TFR) từ 3,5 con năm 1992 xuống dưới 2,3 con năm 2000 và tốc độ gia tăng dân số
giảm tương ứng từ trên 2,2% xuống còn 1,35%. Đặc biệt trong giai đoạn 1996 – 2000, mức sinh
ở nước ta giảm rất mạnh, trung bình mỗi năm tỷ suất sinh thô giảm tới khoảng 0,7‰.
Do đó, so sánh quy mô dân số trung bình năm 2000 của Việt Nam là 77,6 triệu người với
phương án mục tiêu của Chiến lược dân số và kế hoạch hoá gia đình là đạt 82,6 triệu người vào
năm 2000 thì thực tế đã thấp hơn tới 5 triệu người (bằng khoảng 5 lần dân số tỉnh Thái Nguyên
hiện nay). Kết quả đó là cơ sở quan trọng để Việt Nam đề ra chỉ tiêu đạt mức sinh thay thế vào
năm 2005, nhằm nhanh chóng tiến tới ổn định sự phát triển dân số, góp phần tăng thu nhập bình
quân đầu người, xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình của Chính phủ thời kì
2001 – 2010 đã đề ra một trong hai mục tiêu là: Đạt mục tiêu giảm sinh một cách vững chắc,
nhất là đối với những vùng có mức sinh cao như nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có dân cư
nghèo để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Giảm tỉ lệ
sinh trung bình mỗi năm 0,4‰, phấn đấu đưa tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 xuống còn 1,16%.
Thực tế giai đoạn từ 2001 – 2004, theo kết quả điều tra mẫu dân số vào 1/4 hàng năm
của Tổng cục Thống kê, thì nhìn chung tỷ suất sinh thô (số trẻ được sinh sống trung bình trên
1000 dân trong năm) trên phạm vi cả nước ta mới có phần chững lại: 1/4/2001: 18,6‰;
1/4/2002: 19,0‰; 1/4/2003: 17,5‰; 1/4/2004: 18,7‰ và năm 2005 trung bình cả nước là
18,5‰. Số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (TFR) không ổn định và
mới đạt mức giảm nhẹ: từ 2,25 con năm 2001 xuống 2,23 con năm 2004. Nhưng còn tồn tại
một sự khác biệt lớn về TFR giữa các khu vực nông thôn và thành thị, miền núi và đồng
bằng...: khu vực nông thôn nơi tập trung trên 75% dân số cả nước có TFR lớn gấp 1,27 lần
khu vực thành thị (≈ 2,4 con so với 1,87 con). Một số vùng có TFR rất cao, gấp từ 1,12 – 1,39
lần trung bình cả nước như Tây Nguyên: 3,1 con, Bắc Trung Bộ: 2,6 con và Tây Bắc 2,5 con.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 của phụ nữ trong giai đoạn này vẫn còn khá cao.
Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn này có giảm nhưng không rõ rệt và không bền
vững, mỗi năm mức giảm sinh chỉ đạt 0,14‰ (so với mục tiêu giảm 0,4‰), do đó tốc độ gia
tăng dân số vẫn ở mức trên 1,3% đến trên 1,4% (so với mục tiêu 1,16%). Điều quan trọng hơn
cần lưu tâm, đó là tiềm năng gia tăng dân số của Việt Nam vẫn còn lớn, hàng năm cứ 2 phụ nữ
bước vào tuổi sinh đẻ thì chỉ có 1 phụ nữ bước ra khỏi tuổi sinh đẻ, tức là mỗi năm Việt Nam có
thêm 500 nghìn phụ nữ đến độ tuổi sinh đẻ và dân số nước ta tăng thêm khoảng trên 1,1 triệu
người – tương đương dân số của một tỉnh có quy mô trung bình hiện nay như tỉnh Thái Nguyên.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
61
3. Sự già hoá dân số Việt Nam
Như vậy, trong giai đoạn từ 2001 – 2005, tuy việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia dân số và kế hoạch hoá gia đình Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng những kết quả thu
được của Chương trình cũng đóng vai trò là cơ sở quan trọng cho giai đoạn tiếp theo. Từ những
số liệu của việc thực hiện chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn này, có thể
thấy xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, đồng thời kết quả đó đã tác động đến những quá trình
dân số khác, làm thay đổi đáng kể cơ cấu giới và cơ cấu tuổi, đưa dân số Việt Nam bắt đầu bước
vào quá trình già hoá.
Già là kết quả tất yếu của sự sống. Trong dân số học, dân số già là dân số có tỉ lệ
người già từ 60 tuổi (một số quốc gia tính mốc 65 tuổi) trở lên chiếm trên 10% dân số, số trẻ
em (từ 0 – 14 tuổi) thấp hơn 30 – 35%. Cơ cấu dân số như vậy thể hiện tỷ suất sinh cũng như
tỷ suất tử vong rất thấp, tuổi thọ trung bình của dân số cao. Quốc gia có cơ cấu dân số già
không hẳn vì có số lượng người cao tuổi tăng lên quá đông mà chủ yếu do sự giảm thấp mức
sinh làm tỉ lệ trẻ em giảm xuống và tỷ lệ người già tăng lên. Sự thay đổi trong cấu trúc dân số
theo chiều hướng như vậy gọi là sự già hoá dân số, hay là đất nước có một dân số đang già đi.
Sự già hoá dân số thường bắt đầu ở những quốc gia đang phát triển mà nền kinh tế đến giai
đoạn bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Nhìn chung, những quốc gia có nền kinh tế phát
triển thường có dân số già. Ví dụ, theo kết quả điều tra năm 1995, Nhật Bản có 125,6 triệu
người, dự báo năm 2007, dân số Nhật sẽ tăng lên mức đỉnh điểm là 128,6 triệu, sau đó sẽ
giảm dần, năm 2025 là 121,7 triệu, năm 2050 là 100 triệu và còn khoảng 70 triệu vào cuối thế
kỷ XXI. Những con số này cho thấy Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ dân số già đi và có
xu hướng giảm mạnh số dân trong những thập niên tới. Dân số của nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới này này bắt đầu giảm trong năm 2005, báo hiệu tình trạng lão hóa dân số nhanh chóng.
Năm 1995, tỉ lệ người già (từ 65 tuổi) là 14,8%, đến năm 2002 là 18,5%, năm 2005 là 20%,
dự đoán sẽ đạt 26% năm 2015, năm 2025 tăng lên 27,3% và trở thành xã hội ''siêu già'', nghĩa
là cứ trung bình trong mỗi nhóm 366 người thì có tới 100 người trên 65 tuổi. So với các quốc
gia phát triển khác, sự già hoá dân số Nhật Bản diễn ra với tốc độ rất nhanh. Chỉ trong 25
năm, tỉ lệ người già Nhật Bản tăng gấp đôi, từ 7% dân số năm 1970 tăng lên 14,85% năm
1995 (chỉ số này là 115 năm đối với Pháp, 82 năm ở Thụy Điển, 46 năm ở Anh, 42 năm ở
Đức và trên 60 năm đối với Mỹ và Canada). Tính bình quân, một phụ nữ Nhật Bản trong suốt
cuộc đời sinh 1,25 con, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế là 2,1 con để bảo đảm dân số
phát triển. Những con số này làm các nhà quy hoạch Nhật Bản quan tâm vì nó chỉ ra rằng tương
lai đội ngũ lao động gồm những người trẻ tuổi sẽ không đủ để phục vụ số người cao niên.
Dân số trẻ là dân số có số trẻ em từ 0 – 14 tuổi chiếm trên 35% dân số, số người già trên
60 tuổi dưới 10%. Dân số trẻ là do tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử vong giảm - đặc biệt là tỷ suất tử
vong trẻ sơ sinh và tuổi thọ trung bình của dân số thấp. Các nước đang phát triển thường có cơ
cấu dân số trẻ, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong dân số Việt Nam hiện nay, có
đến hơn 60% tổng dân số được sinh ra sau năm 1975, tức là sau thời kỳ chiến tranh. Điều này có
nghĩa là khuynh hướng sinh sản của dân số gia tăng khi đất nước đã hoà bình.
Tuy nhiên trong những thập kỷ qua, do mức độ sinh đã giảm đáng kể và tuổi thọ trung
bình ngày càng tăng đã làm cho xu hướng già hoá đã bắt đầu xuất hiện trong dân số nước ta, với
tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Có thể chứng minh nhận định trên
qua các tháp dân số Việt Nam ở các thời điểm khác nhau được thể hiện dưới đây.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
62
-20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20
0-4
10-14
20-24
30-34
40-44
50-54
60-64
70-74
80-84
Nam - 1989
N÷ - 1989
Nam - 1979
N÷ - 1979
Hình1. Tháp dân số Việt Nam năm 1979 và 1989
Hình 1 trên cho thấy, tháp dân số Việt Nam năm 1979 và năm 1989 thuộc dạng “mở
rộng”, đặc trưng của cơ cấu dân số “trẻ” đối với các nước đang phát triển: phần đáy tháp rất
rộng, thể hiện số người dân thuộc các nhóm tuổi trẻ từ 0 – 14 đông là do mức sinh cao trong một
số năm trước đó, đỉnh tháp nhọn là do tỷ trong người cao tuổi trên 60 thấp thể hiện tuổi thọ
trung bình của dân số thấp. Tuy nhiên, các thanh ngang dưới cùng năm 1989 đã ngắn đi so với
năm 1979, đồng thời các thanh biểu thị số người ở độ tuổi lao động và lớp tuổi cao đã dài hơn,
điều đó chứng tỏ từ sau năm 1979, mức sinh ở Việt Nam đang giảm, làm giảm số trẻ em, tăng dần
tỷ trọng dân số độ tuổi lao động và lớp người già, tuổi thọ trung bình dân số đang được cải thiện.
Hình 2. Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2005
Nữ Nam
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
63
So sánh tháp dân số được xây dựng từ số liệu của cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 với
số liệu của cuộc điều tra biến động dân số 1/4/2005 cho thấy:
Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ (lứa tuổi từ 0 -
14), đặc biệt là của nhóm 0-4 tuổi và nhóm 5-9 tuổi, điều đó nói lên rằng mức sinh đã giảm
nhanh và liên tục trong suốt 10 năm qua. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 39% trong năm
1989, xuống còn 33% năm 1999 và tiếp tục giảm xuống còn 27% năm 2005.
Sự dài ra khá nhanh (theo chiều ngang) của các thanh trên đỉnh tháp của tháp dân số năm
2005 so với tháp dân số năm 1999 đối với cả nam và nữ cho thấy trong dân số Việt Nam tỷ
trọng người già ngày càng tăng và bắt đầu xuất hiện xu hướng lão hoá. Tỷ trọng người từ 65 tuổi
trở lên của năm 1989 là dưới 5%, còn của năm 1999 là 5,8%, đến năm 2005 đạt 6,7%.
Các thanh biểu hiện dân số nhóm từ 15 - 49 tuổi và 15 - 54 tuổi đối với cả nam và nữ đã
dài ra theo chiều ngang khá đều của tháp dân số năm 2005 so với tháp dân số năm 1999 cho thấy:
- Số phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm
phụ nữ 20-24 tuổi có tỷ suất sinh cao nhất (là những thế hệ sinh trong những năm 1976-1980 -
sản phNm của hiện tượng gia tăng đột biến mức sinh thường thấy sau chiến tranh).
- Số người bước vào độ tuổi lao động cả nam và nữ cũng ngày càng tăng nhanh, Việt Nam
đang tiếp cận “cơ cấu dân số vàng” - dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất - đây là
một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết công ăn việc làm ở nước ta.
- Tỷ suất tử ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân số đang tăng khá nhanh.
Năm 2000, tuổi trung vị của dân số Việt Nam là 23,2. Theo dự báo năm 2010 sẽ tăng
đến 27,1 và 2015 sẽ là 30 tuổi. Số trẻ em dưới 15 tuổi sẽ giảm từ 25,7 triệu năm 2000 xuống
22,6 triệu người năm 2010, số người già (từ 60 tuổi trở lên) sẽ tăng tương ứng từ 6,3 triệu lên 7
triệu người. Số người từ 15 - 59 tuổi tăng từ 45 triệu người (năm 2000) lên 58,7 triệu người
(năm 2010). Hội thảo về lão khoa Việt Nam diễn ra ngày 15/11/2007 đã đưa ra những thông tin
trong vòng 10 năm nữa Việt Nam sẽ bùng nổ dân số già, trong vòng 15 năm nữa, nước ta sẽ có
tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số của nước ta vẫn còn
thuộc loại trẻ song người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh, tốc độ tăng dân số già lớn gấp
3 lần tăng dân số chung, tỷ trọng người cao tuổi từ 60 trở lên sẽ tăng từ 8,1% năm 1999, lên
9,2% năm 2006, theo dự báo năm 2029 sẽ tăng lên 16,6% (gấp đôi so với năm 1999).
Bảng 1. Tỷ trọng (%) dân số dưới 15 tuổi, trên 65 tuổi và chỉ số già hoá,
Việt Nam 1989, 1999 và 2006
TĐTDS 1989 TĐTDS VÀ NHÀ Ở 1999 ĐIỀU TRA 2006
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi 39,2 33,1 26,3
Tỷ trọng dân số 65+ tuổi 4,7 5,8 7,0
Chỉ số già hoá 12,0 17,4 26,8
Nguồn: - 1989: Tổng điều tra Dân số Việt Nam 1989: Kết quả điều tra toàn diện, Tập 1, Biểu 1.2, trang
16. - 1999: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra toàn bộ, Biểu 1.5, trang 20.
4. Những ảnh hưởng của sự già hoá dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội
Sự tǎng tỷ lệ người già trong dân số Việt Nam thể hiện sự vǎn minh và tiến bộ của chế độ xã
hội, khẳng định những thành tựu của quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, văn hoá, xã
hội, năng lực về kiểm soát bệnh tật, chăm sóc y tế bảo vệ sức khoẻ cho người dân của đất nước.
Nhưng sự già hóa dân số nói chung sẽ có những tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của
cộng đồng quốc gia, cộng đồng quốc tế, đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội của
cả dân số. Vì thông thường, dân số các độ tuổi trẻ và già là dân số phụ thuộc, là gánh nặng cho
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
64
dân số trong tuổi lao động, làm gánh nặng phúc lợi xã hội tăng cao trong khi sự thiếu hụt lực
lượng lao động ngày càng trở nên rõ nét. Bên cạnh những đóng góp tích cực để có xã hội hiện
tại của thế hệ người cao tuổi, già hóa dân số có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi phương diện của
cuộc sống con người. "Trong lĩnh vực kinh tế, già hóa dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế,
tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, thị trường lao động, lương hưu, tiền thuế và sự chuyển giao giữa
các thế hệ. Trong lĩnh vực xã hội, già hóa dân số ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe, cấu trúc
gia đình và thu xếp cuộc sống, nhà ở và di cư. Về mặt chính trị, già hóa dân số có thể tác động đến
việc bầu cử và người đại diện" (Tình trạng già hóa dân số trên thế giới 1950 - 2050. Liên hợp quốc).
Người ta dùng tỷ lệ phụ thuộc để biểu thị mối quan hệ giữa tuổi, mức độ chết, mức độ
sinh và lực lượng lao động. Bảng 2 dưới đây phản ánh tỷ lệ phụ thuộc của dân số nước ta theo
số liệu của 4 cuộc điều tra. Tỷ lệ này biểu thị số người ở độ tuổi dưới 15 (0-14 tuổi) và 60 tuổi
trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-59.
Bảng 2. Tỷ lệ phụ thuộc qua các năm 1979, 1989, 1999 và 2005
1979* 1989* 1999** 2005
Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em (0-14) 84 73 56 40
Tỷ lệ phụ thuộc người già (60+) 14 13 14 14
Tỷ lệ phụ thuộc chung 98 86 70 55
Nguồn: (*) TĐT Dân số và Nhà ở Việt Nam: Kết quả điều tra mẫu, Biểu 5.7, trang 38
(**) Số liệu điều tra toàn bộ.
Bảng trên cho thấy giai đoạn từ 1999 - 2009 chính là thời kỳ Việt Nam đạt cơ cấu dân số
vàng (tỷ lệ người cao tuổi chưa cao, tỷ lệ trẻ em hạ xuống thấp và nhóm dân số trong độ tuổi lao
động đạt mức cao nhất). Nhưng từ sau 2009 đến 2019, dự báo số lượng người cao tuổi sẽ tǎng
rất nhanh (gần 5%/nǎm), tức là gấp 4,5 lần mức tǎng dân số cùng thời kỳ, trong đó từ nǎm 2015
dân số Việt Nam sẽ thực sự bước vào quá trình già hóa mạnh mẽ với tỷ lệ người cao tuổi đạt
10%, tuổi trung vị của dân số là 30. Giai đoạn tiếp theo đến 2029, tỷ lệ đó sẽ tǎng ở mức cao
nhất tới 5%/nǎm, nǎm 2029 đạt trên 16,5 triệu người già, chiếm 17,8% dân số.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, già hóa sẽ càng tạo ra nhiều vấn đề phức tạp hơn,
bởi vì trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao, hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội
chưa hoàn chỉnh, trình độ, năng lực quản lý xã hội nói chung còn hạn chế sẽ gây ra rất nhiều khó
khǎn đối với việc đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội cho bộ phận dân số già đang ngày càng tǎng về
số lượng. Người cao tuổi nước ta phần lớn sống ở nông thôn, nhiều người vẫn còn tham gia lao
động nông nghiệp. Như vậy, việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi đang đặt ra cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội
những nhiệm vụ rất nặng nề.
Chúng ta cần thấy trước sự đối mặt với một cơ cấu dân số già ở Việt Nam trong thời gian
sắp tới trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường: Người cao tuổi thường bị hạn chế
trong việc tiếp thu và sử dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất; khả năng tích luỹ
của người dân nói riêng và của xã hội nói chung sẽ gặp khó khăn do các khoản chi phí trong gia
đình có người già, trong xã hội có tỷ lệ người cao tuổi lớn ngày một tăng, như chi phí cho sinh
hoạt, chăm sóc sức khoẻ, thuốc men và chữa bệnh, nhất là tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường và quá trình công nghiệp hóa sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần của người cao
tuổi (người ta tính rằng chi phí y tế trung bình cho người già gấp 7,5 lần so nhóm dân số trẻ),
trong khi họ không còn sức khoẻ để tham gia vào các quá trình sản xuất ra của cải vật chất...
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
65
Việt Nam chúng ta đã có truyền thống lâu đời về kính trọng và chǎm sóc người cao tuổi.
Kế thừa truyền thống đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi cho lớp người cao tuổi. Trong giai đoạn phát triển mới
của đất nước, Đảng và Nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và phù hợp cùng với
các chương trình quốc gia theo hướng xã hội hoá công tác chǎm lo toàn diện người cao tuổi nói
chung, đồng thời tuyên truyền giáo dục vấn đề tự chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, dưỡng sinh,
lối sống lành mạnh cho người cao tuổi
Tóm tắt
Dân số Việt Nam bắt đầu bước vào quá trình già hoá. Dự báo từ sau 2009 đến 2019, số lượng
người cao tuổi sẽ tǎng nhanh (gần 5%/nǎm), gấp 4,5 lần mức tǎng dân số. Khoảng nǎm 2014-2015 tỷ lệ
người cao tuổi đạt 10%, tuổi trung vị là 30. Giai đoạn tiếp theo đến 2029, tốc độ gia tǎng tỷ lệ người cao
tuổi sẽ ở mức cao nhất tới 5%/nǎm, đạt trên 16,5 triệu người, chiếm 17,8% dân số. Việt Nam là quốc gia
đang phát triển, già hóa sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp hơn. Trình độ phát triển kinh tế chưa cao, hệ thống
bảo hiểm và phúc lợi xã hội chưa hoàn chỉnh, trình độ, năng lực quản lý xã hội nói chung còn hạn chế sẽ
gây ra rất nhiều khó khǎn đối với việc đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội cho bộ phận dân số già đang ngày càng
lớn. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và phù hợp cùng với các chương trình
quốc gia theo hướng xã hội hoá công tác chǎm lo toàn diện người cao tuổi nói chung, đồng thời tuyên truyền
giáo dục vấn đề tự chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, dưỡng sinh, lối sống lành mạnh cho người cao tuổi.
Summary
AGING SITUATION OF VIETNAM POPULATION - INFLUENCES ON
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT
It is forecast that Vietnam population is in the process of getting older. According to the
estimation, from the late of 2009 to 2019, then number of the old is going to increase around 5% per
year, which is 4.5 times higher than population growth. It is estimated that the ratio of the old accounts
for 10% in the years 2014-2015 with average age of 30. In 2029, increase in the percentage of the old
will reach the highest at around 16,5 million people accounting for 17,8% of the population.
The situation will cause difficulties and challenges to Vietnam, particularly when it is considered
as a developing country in the region. It is due to the limitations of economic growth; insurance system
and welfare; social management that bring about difficulties in meeting the demand of social security for
the old. It is therefore recommended that the State and the government should issue consistent policies
and national programs following the orientation of socializing public health care. Additionally,
educational propagandas with the purpose of promoting positive attitudes towards health care should be
strongly encouraged.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Quốc Anh – “Dân số và môi trường Việt Nam: thực trạng và thách thức trong thời
gian tới”.
[2]. Nguyễn Vǎn Tiên – “Già hóa dân số ở Việt Nam và những thách thức với việc chǎm sóc sức
khỏe người già”.
[3]. Nguyễn Quốc Triệu – “Vấn đề dân số toàn cầu và những thách thức ở Việt Nam”, Tạp chí
Cộng Sản điện tử - Số 23 (143) năm 2007.
[4]. 2IT™ Network Forums – “Sự già hoá dân số Nhật Bản”.
[5]. Tổng cục thống kê – “Điều tra biến động DS và KHHGĐ 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu”.
[6]. Tổng cục thống kê – “Điều tra Dân số và mật độ dân số năm 2006 phân theo địa phương...”,
Nxb Thống kê , Hà Nội 2007.
[7]. Tống Văn Đường (chủ biên) (1996) – Dân số học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Kim Hồng (1999) – Dân số học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_843_9324_11_6346_2053252.pdf