Sử dụng promoter mạnh Pgrac212 để tăng cường sự biểu hiện tiết α-Amylase chỉ thị ở Bacillus subtilis - Huỳnh Kiều Thanh

SUMMARY Bacillus subtilis has been a model for research on Gram-positive bacteria for more than four decades. It is a non-pathogenic bacterium and is conferred the GRAS (Generally Recognized As Safe) status by FDA. B. subtilis has also been widely used in the production of industrial proteins because of its high secretion capacity into the culture medium. To enhance the utility of B. subtilis in protein expression system, the pHT vectors with strong promoter Pgrac were constructed. This promoter is based on the strong σA-dependent promoter preceding the groELS operon of B. subtilis fused with the lac operator (lacO) of Escherichia coli, which allows a target protein to be expressed up to 16% of total intracellular proteins. In the previous study, amyQ gene encoding reporter α-amylase (AmyQ) from Bacillus amyloliquefaciens fused with Pgrac promoter to construct the secretional expression plasmid pHT43-amyQ (Pgrac-amyQ) and expressed fairly good in B. subtilis. In this study, the promoter-Pgrac212 was selected from a library of 80 promoters to construct pHT1200 (Pgrac212-amyQ) with the aim of investigating the enhancement of the α-amylase expression. The results showed that Pgrac212-amyQ secreted α-amylase more effectively than Pgrac-amyQ in B. subtilis 1012 and B. subtilis WB800N, an extracellular protease-deficient strain. This report demonstrates that Pgrac212 is a strong promoter that can be used to produce other secretional proteins in B. subtilis.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng promoter mạnh Pgrac212 để tăng cường sự biểu hiện tiết α-Amylase chỉ thị ở Bacillus subtilis - Huỳnh Kiều Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 90-96 90 SỬ DỤNG PROMOTER MẠNH Pgrac212 ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ BIỂU HIỆN TIẾT -AMYLASE CHỈ THỊ Ở Bacillus subtilis Huỳnh Kiều Thanh1,2, Phan Thị Phượng Trang1, Trần Linh Thước1, Nguyễn Đức Hoàng1* 1Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, *ndhoang@hcmus.edu.vn 2Công ty TNHH Công nghệ sinh học HT, tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Bacillus subtilis là mô hình nghiên cứu vi khuẩn gram (+) trong hơn 4 thập kỷ và được tổ chức FDA của Hoa Kỳ đánh giá là sinh vật an toàn GRAS (Generally Regarded as Safe). B. subtilis còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất protein công nghiệp với qui mô lớn bởi khả năng tiết protein hiệu quả ra môi trường nuôi cấy. Nhằm tăng khả năng sử dụng B. subtilis để biểu hiện protein tái tổ hợp, hệ thống vector biểu hiện pHT có mang promoter mạnh Pgrac ra đời. Promoter này được xây dựng dựa trên promoter mạnh phụ thuộc σA của operon groESL từ B. subtilis dung hợp với yếu tố điều hòa lac operator (lacO) từ Echerichia coli, cho phép điều hòa biểu hiện vượt mức protein nội bào lên đến 16% protein tổng. Gen amyQ mã hóa cho α-amylase (AmyQ) có nguồn gốc từ Bacillus amyloliquefasciens đã được sử dụng làm chỉ thị để tạo vector pHT43-amyQ mang promoter Pgrac (Pgrac-amyQ) và đã biểu hiện tương đối tốt trong B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N. Trong nghiên cứu này, promoter Pgrac212 được chọn lọc từ thư viện với hơn 80 promoter cải biên từ promoter Pgrac để tạo plasmid pHT1200 (Pgrac212- amyQ) nhằm khảo sát khả năng tăng cường sự biểu hiện tiết của protein chỉ thị AmyQ. Kết quả cho thấy, thiết kế Pgrac212-amyQ cho khả năng biểu hiện tiết α-amylase hiệu quả hơn Pgrac-amyQ ở cả hai chủng B. subtilis 1012-có biểu hiện protease ngoại bào và B. subtilis WB800N-mang đột biến bất hoạt tám protease ngoại bào. Nghiên cứu này chứng tỏ Pgrac212 là một promoter mạnh có tiềm năng ứng dụng để biểu hiện các protein tiết khác trong B. subtilis. Từ khóa: Bacillus subtilis, α-amylase, protease ngoại bào. MỞ ĐẦU B. subtilis được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và nghiên cứu cơ bản vì (i) là vi khuẩn không gây bệnh và được tổ chức FDA của Mỹ đánh giá là sinh vật an toàn GRAS (Generally Recognized As Safe); (ii) môi trường nuôi cấy đơn giản, rẻ tiền và có khả năng lên men ở mật độ cao [12]; (iii) bộ gen được giải trình tự hoàn chỉnh và các gen thiết yếu đã được xác định [1]. Bên cạnh đó, B. subtilis là vi khuẩn gram (+) cho phép tiết protein trực tiếp ra môi trường nuôi cấy [12]. Tuy vậy, hiệu quả tiết protein ngoại lai chưa cao là một hạn chế cho việc sử dụng B. subtilis trong ứng dụng công nghiệp. Ba trở ngại có thể kể đến là (i) sự nhận diện và phân cắt protein ngoại lai của protease ngoại bào; (ii) sự bất ổn định của plasmid [9]; (iii) thiếu hệ thống biểu hiện hiệu quả [4]. Các chủng đột biến mất protease được thiết kế để giảm tác động của protease ngoại bào lên protein mục tiêu mà nổi bật là chủng B. subtilis WB800N đã bất hoạt tám protease ngoại bào được sử dụng trong nghiên cứu này [3]. Bên cạnh đó, sự ra đời của hệ thống vector pHT với cơ chế sao chép theo kiểu θ (theta) đã khắc phục sự không ổn định về mặt cấu trúc. Vector pHT01 mang promoter Pgrac được dung hợp từ promoter groESL có nguồn gốc từ B. subtilis với lac operator (lacO) từ E. coli được điều hòa cảm ứng bằng IPTG cho khả năng biểu hiện protein mục tiêu gấp 50 lần so với promoter Pspac được thiết kế trước đó [8]. Năm 2007, hai vector pHT43-mang trình tự tín hiệu tiết SamyQ của α-amylase và pHT01-không mang trình tự tín hiệu tiết đã được thương mại và phân phối bởi Công ty CNSH MoBiTec (CHLB Đức). Gen amyQ mã hóa cho α-amylase (AmyQ) có nguồn gốc từ B. amyloliquefasciens được sử dụng phổ biến làm chỉ thị trong các nghiên cứu biểu hiện tiết vượt mức ở B. subtilis [2, 6]. Trong một nghiên cứu trước đó, chúng tôi đã dùng AmyQ làm chỉ thị để khảo sát khả năng sử dụng vector pHT01 chứa promoter Pgrac trong chủng B. subtilis WB800N [11]. Trong bài báo này, amyQ được sử dụng làm chỉ thị để tạo các plasmid mới nhằm chứng minh khả năng cải Huynh Kieu Thanh et al. 91 thiện mức độ biểu hiện tiết trong B. subtilis nhờ promoter Pgrac212 [7]. Pgrac212 là một promoter cải biên từ promoter Pgrac nhờ có thêm vùng làm bền mRNA. lacO của Pgrac đóng vai trò kiểm soát sự biểu hiện đồng thời là nhân tố làm bền đầu 5’-stem-loop, việc thay đổi một số trình tự trên lacO để giảm năng lượng tự do (∆G) và thêm vào 13 nucleotide (13 spacer) vào giữa vùng lac operator và RBS (ribosome binding site) nhằm tăng độ bền của mRNAvà giúp lượng mRNA đích được tạo ra trong tế bào ở mức cao [7]. Plasmid pHT1200 mang gen amyQ và trình tự tín hiệu tiết SamyQ dung hợp với promoter Pgrac212 được tạo thành để khảo sát khả năng tăng cường biểu hiện tiết của α- amylase chỉ thị ra môi trường nuôi cấy, so sánh với pHT43-amyQ mang promoter Pgrac. Sự biểu hiện của amyQ khi không cảm ứng và có cảm ứng bằng IPTG được thực hiện ở các nồng độ và thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy, promoter Pgrac212 biểu hiện α-amylase tiết mạnh hơn cho phép cảm ứng biểu hiện protein tái tổ hợp ở nồng độ thấp. Bên cạnh đó, Pgrac212 có chỉ số cảm ứng cao hơn Pgrac. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủng vi sinh vật, plasmid, kháng sinh và môi trường nuôi cấy Chủng E. coli OmniMAX (InvitrogenTM) được dùng làm chủng chủ cho các bước dòng hóa. Chủng B. subtilis 1012 [10] có biểu hiện protease ngoại bào và B. subtilis WB800N [3] mang đột biến bất hoạt tám protease ngoại bào được sử dụng làm chủng khảo sát khả năng biểu hiện tiết của protein mục tiêu ra môi trường nuôi cấy. Plasmid pHT43 [9] được sử dụng làm chứng âm chỉ mang promoter Pgrac và trình tự tín hiệu tiết SamyQ của α-amylase. Plasmid pHT43-amyQ là plasmid pHT43 chèn thêm gen amyQ mã hóa cho α-amylase có nguồn gốc từ B. amyloliquefasciens đã được thiết kế trong một nghiên cứu trước (kết quả chưa công bố). Tế bào được nuôi cấy trong môi trường Luria broth (LB) ở 37oC trong điều kiện hiếu khí. Kháng sinh được bổ sung với nồng độ cuối ampicillin 100 µg/ml và chloramphenicol 10 µg/ml. Tế bào được đánh giá mức độ biểu hiện tiết ra môi trường trên đĩa thạch có bổ sung 1% tinh bột tan. Thiết kế vector biểu hiện tiết pHT1200 Plasmid pHT212 [7] mang promoter mạnh Pgrac212 được lựa chọn từ thư viện hơn 80 promoter để làm khung sườn tạo plasmid pHT1200. Gen amyQ (bao gồm cả trình tự tín hiệu tiết SamyQ) được khuếch đại từ pKTH10 [6] bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu AmyQ_F_BamHI (5’-GGCCATGGATCCATG ATTCAAAAACGAAAGCGGACAG-3’) và AmyQ_R_AatII(5’-GGCCATGACGTCTTATT TCTGAACATAAATGGAGACG-3’). Đoạn gen thu nhận được sau đó cắt bằng BamHI và AatII, thực hiện phản ứng nối với plasmid pHT212 cũng được cắt bằng hai enzyme trên để tạo thành plasmid pHT1200. Gen bgaB trên pHT212 được thay thế bằng gen amyQ. Sản phẩm nối tạo plasmid pHT1200 được biến nạp vào E. coli OmniMAX, sàng lọc, kiểm tra và giải trình tự trước khi biến nạp vào B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N. Khảo sát khả năng tiết α-amylase trên đĩa thạch chứa tinh bột Các khuẩn lạc đơn mang plasmid pHT43, pHT43-amyQ, pHT1200 của chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N được nuôi trên đĩa thạch có bổ sung thêm 1% tinh bột và IPTG với các nồng độ 0 mM, 0,001 mM, 0,01 mM, 0,1 mM, ủ ở 37oC trong 20 giờ, quan sát kết quả sau khi nhuộm với dung dịch I2/KI [5]. Thí nghiệm được lặp lại ba lần và thực hiện đồng thời với chứng âm pHT43, so sánh vòng tan tinh bột với đối chứng dương pHT43-amyQ. Nuôi cấy trên môi trường lỏng, thu mẫu cho SDS-PAGE và đo hoạt tính α-amylase Các chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N mang các plasmid được nuôi cấy trong môi trường LB có bổ sung kháng sinh chloramphenicol ở 37oC, 250 vòng/phút. Khi OD600 đạt 0,8 (mẫu 0 giờ) chủng được cảm ứng biểu hiện bằng IPTG với các nồng độ IPTG đã đề cập. Tiến hành thu dịch nuôi cấy ở các thời điểm 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau cảm ứng. Thí nghiệm được lặp lại ba lần và thực hiện đồng thời với pHT43-amyQ. Chứng âm pHT43 được thu mẫu ở thời điểm 6 giờ và không cảm ứng TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 90-96 92 với IPTG. Mẫu được ly tâm 13.000 vòng/phút, ở 4oC trong 5 phút, thu dịch nổi, giữ ở -20oC để chạy SDS-PAGE và đo hoạt tính. Kiểm tra biểu hiện bằng SDS-PAGE Protein trong dịch tiết được tủa bằng TCA với nồng độ cuối đạt 10%, ủ trong đá 30 phút, ly tâm 12.000 vòng/phút, ở 4oC trong 10 phút. Tủa được rửa hai lần bằng acetone lạnh và để khô ở nhiệt độ phòng. Hòa tan tủa trong 50 µl nước, 25 µl dung dịch nạp mẫu 3X (3X loading buffer) và biến tính bằng nhiệt ở 95oC trong 5 phút. Kiểm tra sự biểu hiện trên gel polyacrylamide 12,5%. Đo hoạt tính của α-amylase Hoạt tính α-amylase được đo theo như mô tả của Nicholson & Chambliss (1985) [5]. 250 µl dịch tiết được bổ sung thêm 1 ml dung dịch phản ứng (50 mM Tris/HCl pH 6,8, 25 mM CaCl2 và 0,05% tinh bột tan), ủ 30 phút ở 37oC và dừng phản ứng bằng 0,1% I2/KI. Hoạt tính α-amylase được xác định khi giá trị OD620 giảm 0,1. Các mẫu có lượng enzyme quá cao sẽ được pha loãng trước khi xác định hoạt tính. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thiết kế plasmid pHT1200 Để chứng minh khả năng tăng cường sự biểu hiện tiết α-amylase vào môi trường nuôi cấy của B. subtilis, plasmid pHT1200 được thiết kế (hình 1C). Gen amyQ bao gồm cả trình tự tín hiệu tiết SamyQ được khuếch đại bằng phản ứng PCR từ pKTH10và được đưa vào plasmid pHT212 mang promoter mạnh Pgrac212 (hình 1B). Đây là một promoter mạnh được cải biên từ promoter Pgrac (hình 1A) bằng cách thay đổi một số trình tự trên lacO và thêm vào giữa vùng lacO và RBS 13 nucleotide để tăng sự bền vững của mRNA [7]. Các plasmid tái tổ hợp được kiểm tra bằng giải trình tự và so sánh với trình tự lý thuyết bằng phần mềm Clone Manager 9.0, dòng plasmid đúng được biến nạp vào các chủng B. subtilis để khảo sát khả năng biểu hiện tiết α-amylase và so sánh với pHT43-amyQ thông qua đánh giá biểu hiện trên đĩa thạch, kiểm tra bằng SDS-PAGE và hoạt tính α-amylase của dịch tiết thu được. Hình 1. A. cấu trúc stem-loop promoter Pgrac (pHT43-amyQ); B. cấu trúc steem-loop promoter Pgrac212 (pHT1200); C. sơ đồ plasmid pHT1200. A B C Huynh Kieu Thanh et al. 93 Hình 2. Biểu hiện tiết α-amylase của chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N mang plasmid pHT1200 trên đĩa thạch bổ sung 1% tinh bột và cảm ứng IPTG với các nồng độ khác nhau Đánh giá biểu hiện tiết α-amylase trên đĩa thạch chứa tinh bột Trong thử nghiệm trên đĩa, các khuẩn lạc đơn được nuôi cấy. Protein α-amylase được tiết ra ngoài sẽ phân cắt tinh bột có trong môi trường, kết quả tạo thành các vòng phân giải xung quanh khuẩn lạc, vùng này không bắt màu với dung dịch I2/KI. Theo kết quả thí nghiệm (hình 2), ở cả hai chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N mang plasmid pHT1200 và pHT43-amyQ cho đường kính vòng phân giải tinh bột lớn hơn nhiều so với chứng âm. Bên cạnh đó, khi nồng độ cảm ứng IPTG tăng dần thì kích thước vòng phân giải tinh bột cũng tăng. Như vậy, lượng IPTG cảm ứng có ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của α-amylase. Tuy nhiên, không thấy rõ sự khác biệt ở cả hai plasmid và hai chủng khảo sát khi quan sát trên đĩa thạch. Kiểm tra biểu hiện α-amylase bằng SDS-PAGE Để khảo sát khả năng tiết α-amylase ra môi trường nuôi cấy cũng như đánh giá mức độ cảm ứng biểu hiện protein α-amylase bằng chất cảm ứng IPTG, hai chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N mang plasmid pHT1200 và pHT43-amyQ được nuôi cấy lắc, thu mẫu ở các thời điểm 0 giờ (trước khi cảm ứng IPTG), 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau khi cảm ứng bằng IPTG với các nồng độ khác nhau. Vì α-amylase được biểu hiện ở dạng tiết nên sẽ tích tụ bên ngoài môi trường nuôi cấy, vì thế dịch sau nuôi cấy sẽ được ly tâm loại bỏ tế bào và được xử lý để điện di SDS-PAGE. Vạch α-amylase có kích thước khoảng 55 kDa. Hình 3. So sánh biểu hiện tiết α-amylase của chủng B. subtilis 1012 mang plasmid pHT43-amyQ và pHT1200 bằng SDS-PAGE TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 90-96 94 Kết quả SDS-PAGE cho thấy, so với chứng âm, ở cả hai plasmid khảo sát đều có xuất hiện vạch protein tương ứng với kích thước lý thuyết khoảng 55 kDa. Plasmid pHT43-amyQ có vạch protein xuất hiện rõ ở 0,1 mM IPTG và không chênh lệch nhiều ở thời điểm 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau cảm ứng. Trong khi đó, ở plasmid pHT1200, vạch protein đậm dần khi nồng độ cảm ứng IPTG tăng và thời gian nuôi cấy dài. Điều này cho thấy, promoter Pgrac212 hoạt động hiệu quả khi được cảm ứng bằng IPTG và lượng protein được tích lũy trong môi trường tăng dần theo thời gian. So sánh mức độ biểu hiện α-amylase của chủng B. subtilis 1012 mang plasmid pHT1200 và pHT43-amyQ (hình 3) cho thấy, plasmid pHT1200 mang promoter Pgrac212 cho biểu hiện α-amylase vượt trội hơn so với pHT43-amyQ mang promoter Pgrac và vạch protein đã bắt đầu xuất hiện rõ khi cảm ứng bằng 0,01 mM IPTG trong khi ở pHT43-amyQ cần đến 0,1 mM IPTG. Kết quả này cũng tương tự đối với chủng B. subtilis WB800N (hình 4). Hình 4. So sánh biểu hiện tiết α-amylase của chủng B. subtilis WB800N mang plasmid pHT43-amyQ và pHT1200 bằng SDS-PAGE Hình 5. Hoạt tính α-amylase của chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N mang plasmid pHT43-amyQ và pHT1200 Huynh Kieu Thanh et al. 95 Đo hoạt tính α-amylase Để khẳng định vạch protein trên gel SDS- PAGE là protein mục tiêu cũng như xác định chính xác lượng protein có hoạt tính giữa các chủng B. subtilis. Chúng tôi tiến hành đo hoạt tính α-amylase lấy từ dịch tiết tương ứng với mẫu dùng để chạy SDS-PAGE để khảo sát. Kết quả hoạt tính α-amylase (hình 5) cho thấy, so với chứng âm và mẫu 0 giờ thì các mẫu ở các thời điểm 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ đều có hoạt tính tăng dần theo nồng độ cảm ứng và thời gian nuôi cấy. Điều này phù hợp với kết quả khi phân tích trên SDS-PAGE. Như vậy, nồng độ IPTG cảm ứng có ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của promoter và sự biểu hiện của α-amylase. Hoạt tính α-amylase của plasmid pHT1200 mang promoter Pgrac212 cao gấp 5 lần so với plasmid pHT43-amyQ mang promoter Pgrac ở chủng B. subtilis1012 và ở thời điểm 2 giờ sau cảm ứng với 0,1 mM IPTG, hoạt tính của α-amylase có giá trị xấp xỉ với hoạt tính cao nhất của promoter Pgrac ở thời điểm 6 giờ. Điều này cũng có kết quả tương tự khi quan sát ở chủng B. subtilis WB800N, hoạt tính α- amylase của chủng mang plasmid pHT1200 có biểu hiện cao gấp 3 lần so với plasmid pHT43- amyQ và khi cảm ứng với 0,01 mM IPTG, hoạt tính ở 6 giờ thu được tương đương với mẫu cảm ứng với 0,1 mM IPTG của pHT43-amyQ. Như vậy, promoter Pgrac212 cho phép biểu hiện protein hiệu quả hơn Pgrac ngay cả khi cảm ứng bằng IPTG ở nồng độ thấp (0,01 mM). Ngoài ra, chúng tôi sử dụng kết quả hoạt tính α-amylase để xác định chỉ số cảm ứng, nhằm mục đích đánh giá mức độ kiểm soát biểu hiện của promoter. Chỉ số cảm ứng được tính bằng tỷ số giữa mức độ biểu hiện sau và trước khi cảm ứng. Kết quả cho thấy, chỉ số cảm ứng của B. subtilis 1012/pHT1200 là 231 lần, B. subtilis 1012/pHT43-amyQ là 55 lần, B. subtilis WB800N/pHT1200 là 144 lần và B. subtilis WB800N/pHT43-amyQ là 43 lần. Các giá trị trên cho thấy chỉ số cảm ứng của Pgrac212 ở cả hai chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N cao hơn rất nhiều so với Pgrac. Điều này cho thấy, mức độ kiểm soát biểu hiện protein mục tiêu của Pgrac212 khá tốt và ổn định, rất thích hợp để sử dụng cho việc biểu hiện các protein gây độc cho tế bào hoặc kiểm soát thời điểm biểu hiện protein mục tiêu một cách tốt nhất. KẾT LUẬN Kết quả đánh giá biểu hiện α-amylase trên đĩa thạch, khảo sát trên SDS-PAGE và đo hoạt tính, cho thấy, promoter Pgrac212 là một promoter mạnh có khả năng kiểm soát sự biểu hiện tiết hiệu quả protein mục tiêu sử dụng α- amylase chỉ thị. Đồng thời, Pgrac212 cũng có chỉ số cảm ứng khá cao trên cả hai chủng B. subtilis 1012 và B. subtilis WB800N cho thấy sự ổn định và tiềm năng ứng dụng trong sản xuất protein tái tổ hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kunst F. et al., 1997. The complete genome sequence of the gram-positive bacterium Bacillus subtilis. Nature, 390(6657): 249- 256. 2. Lulko A. T., Veening J. W., Buist G., Smits W. K., Blom E. J., Beekman A. C., Bron S., Kuipers O. P., 2007. Production and secretion stress caused by overexpression of heterologous alpha-amylase leads to inhibition of sporulation and a prolonged motile phase in Bacillus subtilis. Appl. Environ. Microb., 73(16): 5354-5362. 3. Nguyen H. D., Phan T. T., Schumann W., 2011. Analysis and application of Bacillus subtilis sortases to anchor recombinant proteins on the cell wall. AMB Express. 1(1): 22. 4. Nguyen H. D., Phan T. T. P., Schumann W., 2007. Expression vectors for the rapid purification of recombinant proteins in Bacillus subtilis. Curr. Microb., 55(2): 89- 93. 5. Nicholson W. L., Chambliss G. H., 1985. Isolation and characterization of a cis-acting mutation conferring catabolite repression resistance to alpha-amylase synthesis in Bacillus subtilis. J. Bacteriol., 161(3): 875- 881. 6. Palva I., 1982. Molecular cloning of alpha- amylase gene from Bacillus TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 90-96 96 amyloliquefaciens and its expression in B. subtilis. Gene, 19(1): 81-87. 7. Phan T. P. P., Nguyen H. D., Schumann W., 2013. Construction of a 5’-controllable stabilizing element (CoSE) for over- production of heterologous proteins at high levels in Bacillus subtilis. J. Biotechnol., 168(1): 32 - 39. 8. Phan T. T. P., Nguyen H. D., Schumann W., 2012. Development of a strong intracellular expression system for Bacillus subtilis by optimizing promoter elements. J. Biotechnol., 157(1): 167-172. 9. Phan T. T. P., Nguyen H. D., Schumann W., 2006. Novel plasmid-based expression vectors for intra- and extracellular production of recombinant proteins in Bacillus subtilis. Protein Expres. Purif., 46(2): 189-195. 10. Saito H., Shibata T., Ando T., 1979. Mapping of genes determining nonpermissiveness and host-specific restriction to bacteriophages in Bacillus subtilis. Mol. Gen. Gene., 170(2): 117-122. 11. Phan Thị Phượng Trang, Nguyễn Hoài Nam, Trần Linh Thước và Nguyễn Đức Hoàng, 2013. Sử dụng vector pHT01 để khảo sát sự biểu hiện tiết protein chỉ thị α-amylase trong Bacillus subtilis WB800N. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 11(2): 327-332 12. Westers L., Westers H., Quax W. J. 2004. Bacillus subtilis as cell factory for pharmaceutical proteins: a biotechnological approach to optimize the host organism. Biochem. Biophys. Acta., 1694(1-3): 299-310. A STUDY ON USING STRONG PROMOTER Pgrac212 TO ENHANCE THE SECRETIONAL EXPRESSION OF REPORTER -AMYLASE IN Bacillus subtilis Huynh Kieu Thanh1,2, Phan Thi Phuong Trang1, Tran Linh Thuoc1, Nguyen Duc Hoang1* 1University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh city 2HTBiotec, Ho Chi Minh city SUMMARY Bacillus subtilis has been a model for research on Gram-positive bacteria for more than four decades. It is a non-pathogenic bacterium and is conferred the GRAS (Generally Recognized As Safe) status by FDA. B. subtilis has also been widely used in the production of industrial proteins because of its high secretion capacity into the culture medium. To enhance the utility of B. subtilis in protein expression system, the pHT vectors with strong promoter Pgrac were constructed. This promoter is based on the strong σA-dependent promoter preceding the groELS operon of B. subtilis fused with the lac operator (lacO) of Escherichia coli, which allows a target protein to be expressed up to 16% of total intracellular proteins. In the previous study, amyQ gene encoding reporter α-amylase (AmyQ) from Bacillus amyloliquefaciens fused with Pgrac promoter to construct the secretional expression plasmid pHT43-amyQ (Pgrac-amyQ) and expressed fairly good in B. subtilis. In this study, the promoter-Pgrac212 was selected from a library of 80 promoters to construct pHT1200 (Pgrac212-amyQ) with the aim of investigating the enhancement of the α-amylase expression. The results showed that Pgrac212-amyQ secreted α-amylase more effectively than Pgrac-amyQ in B. subtilis 1012 and B. subtilis WB800N, an extracellular protease-deficient strain. This report demonstrates that Pgrac212 is a strong promoter that can be used to produce other secretional proteins in B. subtilis. Keywords: Bacillus subtilis, α-amylase, target protein. Ngày nhận bài: 15-7-2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4374_15613_1_pb_9996_1036_2017892.pdf