* Cây cao su: Hiện đang được định hướng mở rộng diện tích. Để đạt hiệu quả cao từ
trồng cao su, cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
+ Thừa Thiên Huế là nơi thường xuyên bị gió bão. Cây cao su với đặc tính thân giòn, dễ
bị gãy đổ khi gặp bão. Gãy đổ cành sẽ làm số lượng và chất lượng mủ không đạt yêu
cầu. Do đó, cần xác định rõ những vùng trồng và không nên trồng; đưa ra khỏi quy
hoạch những diện tích trồng gần biển, những nơi địa hình trống trải, hay bị bão lớn [5].
+ Phải xuất phát từ thực tiễn để tìm chọn giống cao su phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
của địa phương. Giống tốt sẽ tăng khả năng chống chịu của cây trước gió bão.
* Cây keo tai tượng: Được xem là cây chủ lực trong phần lớn rừng trồng ở TTH. Để có
hiệu quả cao khi phát triển keo tai tượng cần:
- Bảo đảm thời gian sinh trưởng phát triển để khai thác keo tai tượng tốt nhất là 7 năm.
Đây là thời gian cây cho năng suất, chất lượng cao nhất;
- Sử dụng các giống đạt yêu cầu và áp dụng các kỹ thuật chăm sóc tiên tiến để tránh sâu
bệnh, bảo vệ, cải tạo đất.
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hợp lí tài nguyên đất phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững theo đơn vị đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(33)/2015: tr. 131-141
SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG THEO ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ PHÚC CHI LĂNG - NGUYỄN THÁM
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng dựa
trên hệ chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ cao địa
hình, hàm lượng mùn, sinh khí hậu, khả năng thoát nước và hiện trạng thoái
hóa đất. Bản đồ đã xác định có 130 đơn vị đất đai. Bằng phương pháp thang
điểm tổng hợp, bài báo đã tiến hành đánh giá thích hợp các đơn vị đất đai
cho loại hình sử dụng nông nghiệp với nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng);
cây ăn quả: cây bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su và loại hình sử
dụng lâm nghiệp với cây lâm nghiệp là keo tai tượng. Kết quả đã xác định
được các đơn vị đất đai phù hợp cho việc phát triển các loại cây này. Trên cơ
sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng đất
trong phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh.
Từ khóa: đơn vị đất đai, nông - lâm nghiệp bền vững,thang điểm tổng hợp,
đánh giá thích hợp, cây cao su, keo tai tượng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ 503.320,53ha (trong đó
diện tích đất là 471.313,07ha) nhưng lớp phủ thổ nhưỡng do chịu tác động của nhiều nhân
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát sinh, phát triển, thoái hóa nên phân hóa vô cùng
phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đã khẳng định
tầm quan trọng của hoạt động nông - lâm nghiệp (NLN) cũng như xác định các loại cây
trồng cần đầu tư phát triển mạnh(cây hàng năm;cây ăn quả: bưởi thanh trà; cây công
nghiệp: cây cao su), công tác phát triển rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
với các vùng quy hoạch, cây trồng chủ lực cụ thể để tăng diện tích lớp phủ rừng.
Thực tế cho thấy, hoạt động phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất
cập. Một trong những vấn đề mang tính gay gắt đó là sự giảm sút hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường trong sử dụng đất [6]. Do đó, để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡngvà thực hiện
có hiệu quả định hướng phát triển nông - lâm nghiệp, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp
lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa trong sản
xuất NLN (thể hiện ở tính ổn định, an toàn, hiệu quả).
2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Khi xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ), phải dựa vào các
yêu cầu, nguyên tắc chung, đặc thù riêng của lãnh thổ nghiên cứu để có hướng điều
132 LÊ PHÚC CHI LĂNG – NGUYỄN THÁM
chỉnh phù hợp. Đồng thời, tùy thuộc vào yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng mà có
thể lựa chọn số lượng và phân cấp chỉ tiêu cho hợp lý.Chỉ tiêu phân cấp các yếu tố xây
dựng bản đồ ĐVĐĐ tỉnh TTH được xác định cụ thể trong bảng 1.
Bảng 1. Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
STT Chỉ
tiêu
Phân cấp STT Chỉ
tiêu
Phân cấp
1
Loại
đất
1. Cồn cát trắng (Cc) 4 Thành
phần
cơ
giới
1. Thịt nặng
2. Đất cát biển (C) 2. Thịt trung bình
3. Đất mặn nhiều (Mn) 3. Thịt nhẹ
4. Đất mặn trung bình (M) 4. Cát pha
5. Đất phèn hoạt động sâu, mặn
trung bình (Sj2M)
5. Cát
6. Đất phù sa được bồi hàng năm
(Pb)
5 Hàm
lượng
mùn
1. >3%
7. Đất phù sa không được bồi (P) 2. 2 - 3%
8. Đất phù sa glây (Pg) 3. 1 - 2%
9. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng (P)
4. <1%
10. Đất phù sa ngòi suối (Py) 6 Độ
cao
1. <50m
11. Đất phù sa phủ trên nền cát biển
(P/C)
2. 50 - 100m
12. Đất lầy (J) 3. 100 - 200m
13. Đất xám trên đá macma axit
(Ha)
4. 200 - 700m
14. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 5. >700m
15. Đất đỏ vàng trên đá sét biến
chất(Fj)
7 Sinh
khí
hậu
1. IA1a, IA1b
16. Đất vàng đỏ trên đá macma
axit(Fa)
2. IIA1a, IIA1b
17. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 3. IIIA2a
18. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 4. IVA3a
19. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng
lúa nước (Fl)
5. IVA3a*
20. Đất mùn vàng đỏ trên đá biến
chất (Hj)
8 Khả
năng
thoát
nước
1. Thoát nước tốt
21. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma
axit (Fa)
2. Thoát nước tương
đối tốt
22. Đất thung lũng do sản phẩm dốc
tụ (D)
3. Khó thoát nước
23. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) 4. Rất khó thoát nước
2
Độ
dốc
1. < 80 9 Hiện
trạng
thoái
hóa đất
1. Nhẹ/không thoái hóa
2. 8 - 150 2. Trung bình
3. 15 - 250 3. Nặng
4. > 250
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP... 133
3 Độ
dày
tầng
đất
1. > 100cm
2. 70 - 100cm
3. 50 - 70cm
4. <50cm
Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng bằng phương pháp chồng
ghép các bản đồ đơn tính [4], [5] qua đó đã tổ hợp tính chất, đặc điểm của tất cả các
khoanh đất để xác định số ĐVĐĐ. Kết quả tổng hợp đã xác định được 130 ĐVĐĐ,
trong đó, có diện tích lớn nhất là ĐVĐĐ số 111 với 35.423,23ha, nhỏ nhất là ĐVĐĐ số
49 với 100,88ha (hình 1).
2.2. Đánh giá và phân hạng thích hợp đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông - lâm
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp
a. Đối với loại hình sử dụng nông nghiệp
Các nhóm, loại cây trồng được lựa chọn để đánh giá gồm: nhóm cây hàng năm (lạc,
đậu, vừng); cây ăn quả: cây bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su. Việc lựa chọn
các nhóm loại cây trên đã thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Các cây trồng được chọn thuộc 3 loại hình sử dụng nông nghiệp: cây hàng năm (lạc,
đậu, vừng), cây ăn quả (cây bưởi thanh trà) và cây công nghiệp lâu năm (cây cao su).
Trong đó, các cây lạc, đậu, vừng được đánh giá chung vì, có nhu cầu sinh thái tương tự
nhau, khả năng chịu hạn cao; - Các loại cây kể trên đã được trồng phổ biến ở TTH, phù
hợp với tập quán sản xuất, có giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường tốt; - Đây là những cây trồng chủ lực, được ưu tiên mở rộng diện tích trong
134 LÊ PHÚC CHI LĂNG – NGUYỄN THÁM
chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, cây cao su được xem là cây xóa đói giảm
nghèo, được đưa vào trồng từ năm 1993 (hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về khả năng
mở rộng diện tích); cây bưởi thanh trà là cây trồng đặc sản của tỉnh TTH cần được bảo
tồn và phát triển [6].
b. Đối với loại hình sử dụng lâm nghiệp
Thừa Thiên Huế là tỉnh có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, là vùng có lượng mưa lớn
nên lũ lụt, xói mòn và trượt lở đất thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, với 127km đường bờ
biển, nhiều bãi cát, cồn cát nên TTH phải luôn đối mặt với hiện tượng cát bay, cát chảy,
sạt lở, xói lở bờ biển [1]. Do đó, nâng khả năng phòng hộ bằng định hướng tăng độ che
phủ rừng lên 60% vào năm 2020 [6] là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy, loại cây
lâm nghiệp phục vụ trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ được lựa chọn để đánh giá
thích hợp đất đai phục vụ phát triển lâm nghiệp ở tỉnh TTH là cây keo tai tượng [2].
2.2.2. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp
được lựa chọn ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH)
Nhu cầu sinh thái của các loại cây được đưa vào đánh giá thể hiện ở các chỉ tiêu.Do có
đặc điểm sinh học khác nhau nên số lượng chỉ tiêu biểu thị nhu cầu sinh thái quan trọng
mang tính quyết định cho từng loại cây đưa vào đánh giá không giống nhau (bảng 2).
Bảng 2. Tổng hợp nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng được lựa chọn đánh giá
Loại
cây Chỉ tiêu
Mức độ thích hợp
Rất thích
hợp (S1)
Thích hợp
(S2)
Ít thích hợp
(S3)
Không thích
hợp (N)
Cây
hàng
năm
(lạc,
đậu,
vừng)
1. Loại đất C, Pb P, P/C, Pf, D,
Fp, Py
Fa, Fs, Fq
Các loại đất
còn lại
2. Độ dốc 150
3. Tầng dày >70cm 50 - 70cm <50cm -
4. Thành phần cơ
giới
Thịt nhẹ, cát
pha
Thịt trung
bình
Cát, thịt nặng -
5. Hàm lượng mùn 1 - 2% 2 - 3% 3%
6. Độ cao <50m 50 - 100m 100-200m 200 - 700m,
>700m
7. Sinh khí hậu(*) IA1a, IA1b IIA1a, IIA1b IIIA2a,
IVA3a
IVA3a*
8. Khả năng thoát
nước
Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó
9. Hiện trạng thoái
hóa đất
Nhẹ Trung bình Nặng -
Cây
bưởi
thanh
trà
1. Loại đất Pb P, Pf, Py, D Fs, Fa, Fq,
Fp
Còn lại
2. Độ dốc 250
3. Tầng dày >100cm 70-100cm 50-70cm <50cm
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP... 135
4. Thành phần cơ
giới
Thịt nhẹ, cát
pha
Thịt trung
bình
Thịt nặng Cát
5. Hàm lượng mùn >3%, 2 -3% 1 - 2% <1% -
6. Sinh khí hậu(*) IA1b IA1a,
IIA1b
IIA1a IIIA2a,IVA3a
, IVA3a*
7. Khả năng thoát
nước
Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó
8. Hiện trạng thoái
hóa đất
Nhẹ Trung bình - Nặng
Cây
cao
su
1. Loại đất Fs, Fj Fa, Fq Fp, D Còn lại
2. Độ dốc 250
3. Tầng dày >100cm 70 - 100cm 50 - 70cm <50cm
4. Thành phần cơ
giới
Thịt nặng Thịt trung
bình
Thịt nhẹ Cát pha, cát
5. Hàm lượng mùn >3% 2 - 3% 1 - 2% <1%
6. Độ cao <50m; 50 -
100m
100 - 200m 200 - 700m >700m
7. Sinh khí hậu(*) IA1b IA1a, IIA1b IIA1a,
IIIA2a
IVA3a,
IVA3a*
8. Khả năng thoát
nước
Tương đối
tốt
Tốt Khó Rất khó
9. Hiện trạng thoái
hóa đất
Nhẹ Trung bình - Nặng
Cây
keo
tai
tượng
1. Loại đất Fs, Fj, Fq,
Fa, Fp, Ha,
Hj
P, Pf, P/C, C,
D, Xa
E, Cc, Pb, Còn lại
2. Độ dốc 250
3. Sinh khí hậu (*) IIA1a,
IIA1b
IA1a, IA1b IIIA2a IVA3a,
IVA3a*
4 Khả năng thoát
nước
Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó
5. Hiện trạng thoái
hóa đất
Nhẹ Trung bình Nặng -
(*) Các kiểu sinh khí hậu: IA1a, IA1b: Mưa rất nhiều, rất nóng, mùa khô ngắn đến trung bình;
IIA1a, IIA1b: Mưa rất nhiều, nóng, mùa khô ngắn đến trung bình; IIIA2a: Mưa rất nhiều, ấm,
mùa khô ngắn; IVA3a:Mưa rất nhiều, mát, mùa khô ngắn; IVA3a*: Mưa rất nhiều, mát, không
có mùa khô.
2.2.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp
Việc đánh giá thích hợp có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phổ biến
là sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp và bài toán trung bình nhân
theo công thức đề nghị của D.L. Armand (1975) để tính điểm trung bình theo từng
ĐVĐĐ cho mục tiêu đánh giá. Bài toán có dạng:
M0 = ⁿ√a1.a2.a3an
136 LÊ PHÚC CHI LĂNG – NGUYỄN THÁM
Trong đó: M0: Điểm đánh giá của ĐVĐĐ.
a1, a2, a3an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Thang điểm đánh giá bao gồm 4 cấp tương ứng với 4 hạng: rất thích hợp (S1), thích hợp
(S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Mỗi hạng ứng với 1 điểm số như sau:
S1: 3 điểm; S2: 2 điểm; S3: 1 điểm và N: 0 điểm.
Để tính khoảng cách giữa các hạng, áp dụng công thức tính khoảng cách điểm:
r𝐷 !"#$!!"#$! (1)
Trong đó: ∆D: Khoảng cách điểm giữa các hạng.
Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin: Điểm đánh giá chung thấp nhất.
M: Số cấp đánh giá.
Trong 130 ĐVĐĐ trên tỉnh TTH, không tiến hành đánh giá những ĐVĐĐ hiện đang
được sử dụng trồng lúa (gồm 10 ĐVĐĐ), những ĐVĐĐ đang có rừng và nằm trong quy
hoạch phát triển rừng của tỉnh (gồm 39 ĐVĐĐ) và quần xã thủy sinh trong các môi
trường sông, hồ, đầm phá (1 ĐVĐĐ). Đó là những ĐVĐĐ cần giữ nguyên trạng để đảm
bảo an ninh lương thực cũng như đảm bảo môi trường sinh thái. Như vậy, chỉ lựa chọn
80 ĐVĐĐ đưa vào đánh giá thích hợp cho cây hàng năm, cây bưởi thanh trà, cây cao su
và cây keo tai tượng.
2.3. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên đất cho phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo chức năng đơn vị đất đai
Đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng
sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Kết quả đánh giá cho thấy sự đa dạng của tài nguyên đất
của tỉnh TTH. Mỗi ĐVĐĐ có thể thích hợp với nhiều loại hình sử dụng khác nhau. Do
đó, việc lựa chọn cần được tiến hành trên cơ sở nhiều yếu tố, bao gồm:
- Yếu tố quyết định: kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp.
- Yếu tố chi phối, tham khảo có nhiều tác động đến việc lựa chọn định hướng:
+ Thực trạng sản xuất NLN trên địa bàn TTH giai đoạn 2009 đến 2012.
+ Hiện trạng sử dụng đất được xem là phương án được ưu tiên lựa chọn trong trường
hợp trên một ĐVĐĐ được đánh giá là thích hợp cho nhiều loại hình sử dụng với mức độ
như nhau thì việc lựa chọn loại hình nào cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, nếu thấy
hợp lí thì nên giữ nguyên hiện trạng, hạn chế chuyển đổi để tiết kiệm công sức và hạn
chế rủi ro. Những ĐVĐĐ được đánh giá là không thích hợp với các loại hình sử dụng
đã lựa chọn đánh giá, thì nên định hướng sử dụng theo hiện trạng sử dụng đất.
+ Định hướng sử dụng đất đai cho mục đích NLN giai đoạn 2010 - 2020 ở tỉnh TTH,
tình trạng thoái hóa đất hiện tại, giúp xác định mức độ phù hợp giữa các định hướng đề
xuất của luận án với quy hoạch chung của lãnh thổ nghiên cứu.
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP... 137
+ Các yếu tố khác: Đặc điểm nguồn lao động, khả năng tiêu thụ, chế biến sản phẩm
Xuất phát từ các yêu cầu trên, các định hướng sử dụng tài nguyên đất ở TTH phục vụ
phát triển NLN bền vững cho các ĐVĐĐ đưa vào đánh giá theo 3 chức năng như sau:
Khai thác kinh tế; Phòng hộ và khai thác kinh tế; Phòng hộ và bảo tồn tự nhiên (bảng 4;
hình 2).
Bảng 4. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông - lâm nghiệp bền
vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị đất đai
Chức
năng Diện tích, tỷ lệ và các ĐVĐĐ Hướng sử dụng chủ yếu
Khai thác
kinh tế
- Diện tích: 7.294,78ha, chiếm 1,45% DTTN.
- Gồm 7 ĐVĐĐ: 4, 16, 22, 25, 47, 49 và 90. Trồng cây hàng năm
- Diện tích: 13.973,57ha, chiếm 2,78% DTTN.
- Gồm 6 ĐVĐĐ: 12, 14, 18, 20, 27, 38. Trồng cây bưởi thanh trà
- Diện tích: 7.673,58 ha, chiếm 1,53% DTTN.
- Gồm 6 ĐVĐĐ: 31, 53, 56, 58, 62, 107. Trồng cây cao su
- Diện tích: 54.805,91 ha, chiếm 10,90% DTTN.
- Gồm 23 ĐVĐĐ: 10, 26, 33, 34, 35, 37, 40, 41,
43, 50, 54, 55, 57, 59, 68, 71, 74, 79, 95, 100,
108, 119, 121.
Trồng cây keo tai tượng
- Diện tích: 48.543,18ha, chiếm 9,60% DTTN.
- Gồm 12 ĐVĐĐ: 2, 9, 13, 19, 32, 39, 42, 69, 70,
78, 101 và 105.
Vườn trong khu dân cư,
trồng hoa màu, cây
CNDN, cây CNNN, cây ăn
quả.
- Diện tích: 31.739,51ha, chiếm 6,31% DTTN.
- Gồm 10 ĐVĐĐ: 1, 3, 7, 8, 11, 15, 17, 21, 29 và
30.
Tôn trọng hiện trạng:
Trồng cây lúa nước
- Diện tích: 31.288,76ha, chiếm 6,22% DTTN.
- Gồm 1 ĐVĐĐ: 130.
Nuôi trồng khai thác và
thủy sản nước ngọt, nước
lợ
Phòng hộ
và khai
thác kinh
tế
- Diện tích: 69.043,15 ha, chiếm 13,73% DTTN.
- Gồm 21 ĐVĐĐ: 5, 6, 23, 28, 36, 44, 45, 48, 61,
63, 65, 67, 75, 76, 96, 98, 103, 106, 114, 122 và
129
- Trồng rừng phòng hộ,
rừng sản xuất với loại cây
chủ lực là keo tai tượng.
- Xây dựng mô hình
NLKH
Phòng hộ
và bảo tồn
tự nhiên
- Diện tích: 238.239,39ha, chiếm 47,40% DTTN.
- Gồm 44 ĐVĐĐ: 24, 46, 51, 52, 60, 64, 66,
72,73 77, 80 - 89, 91 - 94, 97, 99, 102, 104, 109 -
113, 115 -118, 120, 123 - 128.
- Khoanh nuôi, bảo vệ
nghiêm ngặt rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng hiện có.
- Trồng rừng phòng hộ với
loại cây chủ lực là keo tai
tượng xen với một số cây
thích hợp khác.
138 LÊ PHÚC CHI LĂNG – NGUYỄN THÁM
3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Để thực hiện đề xuất định hướng có hiệu quả cần có hệ thống giải pháp theo từng loại
chức năng của ĐVĐĐ, từng loại cây đưa vào đánh giá.
Hình 2. Bản đồ Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị đất đai
3.1. Đối với các đơn vị đất đai có chức năng khai thác kinh tế
a. Nội dung
- Xây dựng các vùng trồng cây hàng năm, thanh trà, cao su, keo tai tượng theo hướng
hàng hóa tập trung;
- Dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho thâm canh trong sản xuất lúa nước;
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
để hình thành các cây trồng đặc sản;
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, bảo vệ đất.
b. Điều kiện thực hiện
- Cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc để ổn định năng suất, sản
lượng. Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao thu nhập khi khai thác trên một đơn vị diện
tích các cây trồng đã đề xuất phục vụ chức năng khai thác kinh tế;
- Giải quyết các khó khăn về vốn, thị trường, nguồn lực;
- Chú trọng cải tạo mặt bằng sản xuất để tạo thuận lợi cho áp dụng các kỹ thuật canh
tác.
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP... 139
3.2. Đối với các đơn vị đất đai có chức năng phòng hộ - khai thác kinh tế
a. Nội dung
- Phục hồi thảm thực vật rừng, tăng độ phủ bằng cấu trúc rừng nhiều tầng tán;
- Phổ biến kỹ thuật canh tác trên đất dốc, phòng hộ ven biển (chống xâm thực biển, cát
bay);
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng để vừa bảo đảm chức năng phòng hộ vừa bảo đảm chức
năng khai thác kinh tế bằng các mô hình NLKH [3].
b. Điều kiện thực hiện
- Tập huấn kỹ thuật canh tác trên đất dốc, phòng hộ ven biển;
- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH đáp ứng mục tiêu
phòng hộ - khai thác kinh tế;
- Áp dụng các mô hình NLKH cho từng địa bàn cụ thể.
3.3. Đối với các ĐVĐĐ có chức năng phòng hộ - bảo tồn tự nhiên
a. Nội dung
- Tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chủ trương chính sách của Nhà nước
liên quan đến rừng và đất rừng nhằm xã hội hóa công tác quản lí, bảo vệ rừng;
- Chuyển đổi ngành nghề cho dân cư, giảm áp lực khai thác rừng;
- Phân vùng rừng.
b. Điều kiện thực hiện
- Hệ thống pháp luật, chế tài về bảo vệ rừng;
- Các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho cư dân sống phụ thuộc vào rừng. Phát
triển các loại hình khai thác nguồn lợi từ rừng theo hướng bền vững: du lịch sinh thái,
du lịch nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho cư dân chuyển đổi ngành nghề;
- Bản đồ điều tra, qui hoạch 3 loại rừng.
3.4. Đối với các loại cây đưa vào đánh giá
* Cây hàng năm: Gồm nhiều loại cây có độ thích nghi cao, mang lại thu nhập thường
xuyên cho các nông hộ. Tuy nhiên khi bố trí phát triển cần chú ý các vấn đề:
- Thực hiện biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và bón phân bổ sungtrên đất dốc để
tránhbạc màu;
- Đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện
đúng lịch thời vụ. Chọn giống cây trồng và phân bón phù hợp với từng vùng đất;
- Xây dựng các trang trại trồng cây hàng năm theo hướng phát triển vùng nguyên liệu;
- Thường xuyên đánh giá độ phì của đất khi trồng cây hàng năm.
140 LÊ PHÚC CHI LĂNG – NGUYỄN THÁM
* Cây bưởi thanh trà: Đây là cây đặc sản nổi tiếng của Huế và đã được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp Giấy Chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2008. Đây là loại cây khó tính
nên việc mở rộng diện tích cần đánh giá chi tiết, cụ thể. Để phát triển cây bưởi thanh trà,
cần: Triển khai Quy hoạch vùng trồng bưởi thanh trà của tỉnh (diện tích 1.400ha); Hỗ
trợ các mô hình khuyến nông để phát triển sản xuất; Nghiên cứu về tình hình sâu bệnh
để có biện pháp phòng trừ; Hỗ trợ để những vùng trồng bưởi thanh trà (đặc biệt là vùng
Nguyệt Biều) xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường...
* Cây cao su: Hiện đang được định hướng mở rộng diện tích. Để đạt hiệu quả cao từ
trồng cao su, cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
+ Thừa Thiên Huế là nơi thường xuyên bị gió bão. Cây cao su với đặc tính thân giòn, dễ
bị gãy đổ khi gặp bão. Gãy đổ cành sẽ làm số lượng và chất lượng mủ không đạt yêu
cầu. Do đó, cần xác định rõ những vùng trồng và không nên trồng; đưa ra khỏi quy
hoạch những diện tích trồng gần biển, những nơi địa hình trống trải, hay bị bão lớn [5].
+ Phải xuất phát từ thực tiễn để tìm chọn giống cao su phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
của địa phương. Giống tốt sẽ tăng khả năng chống chịu của cây trước gió bão.
* Cây keo tai tượng: Được xem là cây chủ lực trong phần lớn rừng trồng ở TTH. Để có
hiệu quả cao khi phát triển keo tai tượng cần:
- Bảo đảm thời gian sinh trưởng phát triển để khai thác keo tai tượng tốt nhất là 7 năm.
Đây là thời gian cây cho năng suất, chất lượng cao nhất;
- Sử dụng các giống đạt yêu cầu và áp dụng các kỹ thuật chăm sóc tiên tiến để tránh sâu
bệnh, bảo vệ, cải tạo đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cư và nnk (2010). Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực
sông Hương, Báo cáo Tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội.
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004). Chọn các loại cây ưu tiên cho các
chương trình trồng rừng tại Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, NXB Giao
thông vận tại, Hà Nội.
[3] Hà Văn Hành (2002). Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh
tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ
Địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[4] Nguyễn Anh Hoành (2010). Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất
phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phòng tránh thiên taikhu vực Bình - Trị -
Thiên, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý, Hà Nội.
[5] Trung tâm Quy hoạch và Thiết kế nông lâm nghiệp (2011). Thuyết minh quy hoạch
cây cao su huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020, Báo cáo lưu
trữ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế.
[6] UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế (2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế.
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP... 141
Title: RATIONAL USE OF LAND RESOURCES ARE DECENTRALIZED TO MAKE UP
THE LAND UNITS TO DEVELOP AGRICULTURE AND FORESTRY IN A
SUITAINABLE WAY IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: The land unit map of Thua Thien Hue province was built based on a system of
indicators as follows:soil type, slope of terrain, thick layer of soil, mechanical composition of
the soil, terrain elevation, humus, climatic conditions suitable for creatures, drainage ability and
level of land degradation current. The land unit map of Thua Thien Hue province has 130 land
units. By the scale of synthesis method for assessing the suitability of the land unit for the
development of group annual tree (peanuts, green beans, sesame), fruit trees: grapefruit,
industrial plants: rubbertree; forest trees: acacia, the article has identified suitable land units to
develop production of this crop. On that basis, the article proposed system solutions to increase
the efficiency of land use in the development of agriculture - forestry in Thua Thien Hue
province.
Keywords: land units, agriculture - sustainable forestry, scale of synthesis, assessing
appropriate level, rubbertree, acacia
ThS. LÊ PHÚC CHI LĂNG
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
PGS. TS. NGUYỄN THÁM
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_hop_li_tai_nguyen_dat_phuc_vu_phat_trien_nong_lam_ng.pdf