Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái

Biến đổi gia đình được hiểu là những biến đổi diễn ra trong khoảng thời gian sống của mỗi cá nhân hoặc nhóm các cá nhân. Có những thời điểm trong chu kỳ sống của các cá nhân được chọn ra để phân tích. Vì vậy có thể tập trung cả vào những thời điểm đặc biệt và những giai đoạn chuyển đổi, so sánh các sự kiện này theo những thời gian và địa điểm khác nhau, theo các đặc điểm kinh tế- xã hội khác như nhóm, giai cấp, tộc người, v.v. Sử dụng kết hợp các phương pháp định lượng và định tính để có thể thu thập đầy đủ số liệu có khả năng so sánh được là cần thiết để hiểu được biến đổi gia đình. Các nghiên cứu chọn mẫu định lượng ghi lại những thay đổi qua thời gian và cuộc sống của các cá nhân được quan sát. Những thông tin như vậy cho phép giải thích những biến đổi trong chu trình sống và so sánh giữa các thế hệ và các giai đoạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (77), 2002 21 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam: những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái Vũ tuấn huy Giới thiệu Mục đích của nghiên cứu thử nghiệm trong dự án hợp tác của nhóm "Micro" bao gồm 4 viện: Xã hội học, Dân tộc học, Trung tâm Địa lý và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ về đề tài “Gia đình nông thôn Việt Nam: động thái của sự biến đổi và liên tục” là nhằm xác định những vấn đề nghiên cứu, các ph−ơng pháp nghiên cứu mang tính liên ngành. Kết quả của nghiên cứu thử nghiệm này không nhằm giải thích, mà đúng hơn, từ những bằng chứng hạn chế qua phỏng vấn và quan sát, nhóm nghiên cứu muốn đ−a ra những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về biến đổi gia đình, những yếu tố tác động cũng nh− hậu quả của nó đối với gia đình nông thôn Việt Nam. Những khía cạnh nào của gia đình đã biến đổi để gia đình duy trì sự liên tục nh− một thiết chế. Các hộ gia đình ở nông thôn đã đặt ra những chiến l−ợc sống nh− thế nào để thích nghi và bắt kịp với những điều kiện và cơ hội mới. Một vấn đề có tầm quan trọng không kém là xác định cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia nhằm sử dụng tối đa những −u thế về ph−ơng pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của mỗi ngành. I. Những đặc điểm kinh tế-xã hội-văn hóa của địa bàn nghiên cứu Với mục đích nêu trên, việc chọn xã Cát Thịnh, một xã vùng núi của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đáp ứng đ−ợc những yêu cầu đặt ra của đợt nghiên cứu thử nghiệm này. Cát Thịnh là một xã miền núi, với diện tích đất tự nhiên là 16. 680 ha, trong đó đất canh tác nông nghiệp là 444 ha. Tính đến 1/4/1999 thì dân số là 7632 ng−ời theo tổng điều tra dân số, trong đó 3833 nam giới và 3799 nữ giới. Có 10 dân tộc: phần lớn là dân tộc Kinh, chiếm khoảng gần một nửa (44,6%), tiếp theo là dân tộc Tày (22,5%), dân tộc H'Mông (17,8%), dân tộc Dao (8%), dân tộc M−ờng (5,5%) và dân tộc Thái (1,3%). Còn lại là dân tộc Ê đê, Xả Phàn, Phù Lá, Cao Lan, bốn dân tộc này chiếm 0,3%. Điều đặc biệt là ng−ời Kinh di c− đến đây từ nhiều nguồn: đi khai hoang có tổ chức, cán bộ nghỉ h−u định c− ở đây, nh−ng cho đến nay chiếm gần một nửa dân số của xã. Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam ... 22 Xã chủ yếu làm nông nghiệp nh− trồng lúa, chăn nuôi, trồng chè và cây ăn quả. Khu vực trung tâm xã có dân c− đông đúc, có các nghề nh− buôn bán, làm dịch vụ, thủ công hoặc có nơi làm nghề khai thác đá, cát, sỏi. Khoảng trên 100 lao động trong xã đ−ợc tuyển làm công nhân của nhà máy chè. Ngoài ra có một số lao động hợp đồng cho nhà máy chè theo thời vụ. Mức sống của hộ gia đình đã tăng lên kể từ khi hộ gia đình trở thành đơn vị tự chủ sản xuất (1990). Trên mảnh đất đ−ợc chia, hộ gia đình tự gieo trồng và bán sản phẩm. Nhu cầu trao đổi trên thị tr−ờng tăng lên đã hình thành những hộ chuyên kinh doanh, dịch vụ hoặc kết hợp giữa buôn bán và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Theo đánh giá của lãnh đạo thì hiện nay xã không có hộ giàu. Hộ khá chiếm 20% với những tiêu chuẩn nh− nhà xây hoặc nhà sàn lợp ngói, có tivi hoặc xe máy, thu nhập trung bình đầu ng−ời 2 triệu đồng/năm. Hộ trung bình chiếm 60% với mức thu nhập 1 triệu đồng/năm. Số còn lại là các hộ nghèo đói. Về mặt giáo dục, tuy là xã vùng cao nh−ng về giáo dục khá phát triển: có 2 tr−ờng Tiểu học, một tr−ờng ghép Tiểu học và Trung học cơ sở; tr−ờng Phổ thông trung học của huyện cũng đặt trên địa bàn xã. Đối với những bản ở xa tr−ờng từ 7 đến 8 km, có các lớp ghép chủ yếu là cấp Tiểu học cho con em đồng bào dân tộc. Đánh giá về tỷ lệ nhập học và khả năng học tập có sự khác nhau giữa các nhóm dân tộc, theo nghề nghiệp của bố mẹ và giới tính của con cái. Trẻ em trong các gia đình làm nông nghiệp th−ờng học kém hơn các cháu con cán bộ, buôn bán. Trẻ em gái th−ờng học kém hơn trẻ em trai ở những lớp cao. Tỷ lệ bỏ học trong các nhóm thiểu số và trẻ em gái còn cao. Những đặc điểm kinh tế – xã hội này cho thấy có những biến đổi xã hội d−ới tác động của chính sách dân số, chính sách đất đai, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thị tr−ờng và giao l−u văn hóa trên địa bàn xã Cát Thịnh trong giai đoạn gần đây. Gia đình đã biến đổi nh− thế nào d−ới tác động của những yếu tố này. Phần tiếp sau sẽ xem xét những biến đổi trong đời sống gia đình, các chiến l−ợc sống của hộ gia đình để thích nghi với những cơ hội và hoàn cảnh mới. II. Những biến đổi trong đời sống gia đình 1. Hôn nhân Hôn nhân là một yếu tố duy trì sự liên tục của gia đình. Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình là những chuẩn mực văn hóa không chỉ duy trì sự liên tục của gia đình mà còn duy trì bản sắc tộc ng−ời. Đó là những chuẩn mực trong nhóm về các đặc điểm văn hóa-kinh tế-xã hội liên quan đến việc tìm hiểu, quyết định hôn nhân, phân công lao động trong gia đình. Trong một xã có nhiều tộc ng−ời sống cộng đồng, những chuẩn mực hôn nhân có sự khác nhau giữa các tộc ng−ời. Ví dụ, trong một phỏng vấn nhóm ng−ời Dao tại xã Cát Thịnh, cho thấy: “Tr−ớc đây phong tục ng−ời Dao không lấy ng−ời dân tộc khác. Ng−ời Dao rất ít ly hôn vì nếu xảy ra ly hôn thì ng−ời đàn ông phải làm lễ chay rất tốn kém. Ng−ời H'Mông th−ờng kết hôn sớm, không có ly hôn vì bất cứ nguyên nhân nào. Nếu vợ chồng không sống với nhau thì họ sẽ ăn lá ngón để chết". Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 23 Tuy nhiên, những chuẩn mực hôn nhân hiện nay đã có sự biến đổi: tỷ lệ hôn nhân khác tộc ng−ời trong xã tăng lên. Trong số các phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung, có nhiều cặp vợ chồng có vợ hay chồng không cùng dân tộc kết hôn với nhau. Một trong những yếu tố hiển nhiên khác của sự liên tục là nơi ở sau hôn nhân. Trong các dân tộc sống trên địa bàn xã, dòng họ và nơi ở sau hôn nhân đ−ợc tính về đằng nhà chồng. Nơi ở của các dân tộc trong cộng đồng có sự phân định thành từng thôn. Trong 28 thôn của xã, mỗi thôn là một dân tộc ngoại trừ khu thị tứ, ở đó phần lớn là ng−ời Kinh, ngoài ra còn có một số hộ gia đình là ng−ời dân tộc khác làm nghề dịch vụ và buôn bán. Trong đời sống gia đình từ các công việc sản xuất, nội trợ, có một xu h−ớng ngày càng tăng sự chia sẻ nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, xu h−ớng này khác nhau theo tộc ng−ời, đặc điểm nghề nghiệp và mức sống hộ gia đình. “Các công việc trong gia đình thì mọi ng−ời đều làm. Khi đi làm đồng về, mỗi ng−ời một việc nh− vợ nấu cơm thì chồng cho lợn gà ăn. Những lúc đi làm ch−a về mà các cháu không có nhà thì anh ấy cũng nấu cơm đ−ợc” (Phỏng vấn sâu, phụ nữ dân tộc Tày, 40 tuổi làm ruộng, kinh tế trung bình). “Khi chi tiêu những việc nhỏ nh− mua thức ăn, quần áo thì ng−ời phụ nữ quyết định, còn việc lớn nh− mua đài, xe, tivi, làm nhà, c−ới con thì hai vợ chồng bàn bạc” (Phỏng vấn nhóm ng−ời Dao). Vai trò của phụ nữ trong kinh tế gia đình tăng lên cũng thay đổi nhận thức và địa vị của họ đối với ng−ời chồng. Ng−ời vợ càng tự chủ về kinh tế thì họ càng bình đẳng hơn với ng−ời chồng trong quan hệ gia đình. "Em là ng−ời biết giá trị của đồng tiền nên mua sắm tài sản đắt tiền nh− xe máy, tivi, máy giặt, tủ lạnh, điện thoại, mua thêm đất đúng là em có bàn với chồng những thực ra chồng em chả góp đ−ợc điều gì hay ho, toàn là em tự quyết. Bàn mua cái máy giặt thì chồng em bảo là xa xỉ, a dua theo ng−ời thành phố. Nh−ng em thì hàng họ tối mắt tối mũi, con gái thì cơm n−ớc học hành. Cái máy giặt nó làm đỡ mình lắm. Lắp điện thoại anh ấy cũng ngại vì ở đây chả mấy nhà có điện thoại. Nh−ng đến giờ buôn bán làm đại lý cho cả một vùng mà không có điện thoại thì không làm ăn đ−ợc". (Phỏng vấn sâu một phụ nữ ng−ời Kinh, buôn bán, kinh tế giàu) Về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, phỏng vấn một phụ nữ buôn bán, ng−ời Kinh, chị cho biết: ”Ng−ời Tày, ng−ời Dao gần giống nh− ng−ời Kinh, vợ chồng tôn trọng và gắn bó với nhau. Chỉ có phụ nữ H'Mông là khổ nhất, họ cam chịu lạ lùng lắm. Họ làm lụng quần quật suốt ngày, còn ông chồng thì say r−ợu chẳng còn biết trời đất là gì cả". Vai trò kinh tế của phụ nữ trong gia đình tăng lên, bên cạnh những khía cạnh tích cực, quan hệ vợ chồng cũng có những xáo trộn do tính mặc cảm của đàn ông về vai trò của mình, hoặc ng−ời vợ coi th−ờng ng−ời chồng. “Ai là ng−ời giữ vai trò kinh tế trong gia đình thì ng−ời ấy quan trọng nhất. Có gia đình ở gần nhà em, vợ buôn bán kiếm ra nhiều tiền, coi th−ờng chồng là công nhân nhà máy chè kiếm đ−ợc ít tiền hơn. Vợ chồng lục đục rối loạn chẳng đâu ra đâu, ầm ĩ chả mấy ngày yên ổn". Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam ... 24 Ng−ời phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh sự thay đổi trong phân công lao động trong gia đình, sự thay đổi tâm thế của ng−ời chồng cũng là yếu tố quan trọng cho sự biến đổi này trong địa vị ng−ời phụ nữ. “Cách đây khoảng 10 năm, phụ nữ rất khó tham gia công tác xã hội. Ng−ời chồng cản trở vợ đi họp hành. Nh−ng đến nay tình hình đã thay đổi. Ng−ời chồng còn khuyến khích vợ đi họp phụ nữ và khuyến nông” (Phỏng vấn nhóm ng−ời Dao) Không chỉ những khía cạnh trong sự hình thành hôn nhân và những quan hệ giữa vợ và chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình có sự biến đổi, ly hôn cũng đã xuất hiện và có xu h−ớng tăng. Theo ý kiến của Hội tr−ởng Hội phụ nữ xã, từ đầu năm đến nay đã có 4 vụ ly hôn, trong đó có 1 vụ ly hôn của ng−ời H'Mông. Nguyên nhân của những vụ ly hôn này là do ng−ời chồng nghiện hút hoặc cờ bạc, hoặc ngoại tình. Sự nới lỏng của các chuẩn mực trong nhóm về hôn nhân và gia đình là sự thay đổi để thích nghi với những điều kiện xã hội đã biến đổi. Bên cạnh yếu tố tộc ng−ời, có thể đ−a ra giả định rằng những chuẩn mực trong nhóm về đặc điểm kinh tế – xã hội khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng sẽ biến đổi do ảnh h−ởng của các yếu tố di c−, nâng cao mức sống và trình độ học vấn trong quan điểm về bình đẳng giới. Nghiên cứu về những chuẩn mực trong nhóm về hôn nhân và gia đình sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những lĩnh vực nào của đời sống gia đình biến đổi, những chuẩn mực trong nhóm nào sẽ đ−ợc củng cố để đảm bảo tính liên tục của gia đình. Tuy nhiên vấn đề cần nghiên cứu sâu thêm là tại sao có sự nới lỏng đó. 2. Những đặc điểm kinh tế của hộ gia đình Có một giả định rằng kinh tế nông nghiệp trở nên ít khả năng đáp ứng nhu cầu riêng của hộ gia đình khi những hoạt động sản xuất bị chi phối bởi nhu cầu thị tr−ờng mà họ không kiểm soát và chỉ tham gia một cách gián tiếp. Khi nền sản xuất ở nông thôn định h−ớng đến thị tr−ờng và trong xu h−ớng hội nhập vào hệ thống thế giới, sản xuất không mang tính chất tự cấp tự túc và lao động đ−ợc trả l−ơng trở thành ngày càng quan trọng. Kinh tế hộ gia đình có nhiều biến đổi từ khi có chính sách khoán đất và hộ gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Hiệu quả sản xuất tăng lên không chỉ nâng cao mức sống mà còn mở rộng trao đổi trên thị tr−ờng, xuất hiện những ngành mới. Nếu nh− tr−ớc khi thực hiện khoán, hầu hết hộ gia đình ở đây làm nông nghiệp thì hiện nay có 20% hộ phi nông nghiệp làm các nghề nh− buôn bán, dịch vụ, khai thác cát, đá sỏi. Ph−ơng thức sản xuất kinh doanh trên cơ sở hộ gia đình cũng có nhiều thay đổi theo xu h−ớng áp dụng khoa học và tiến bộ công nghệ. Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình đã mua máy để làm đất, xay sát lúa cho gia đình và làm thuê cho các hộ khác. Kinh tế hộ gia đình nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chè kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi, khai thác rừng. Tr−ớc đây ng−ời Kinh lên khai hoang mua trâu bò của ng−ời H’Mông thì hiện nay, nhiều hộ gia đình ng−ời Kinh bán trâu bò cho ng−ời H’Mông. Những hộ gia đình nuôi ba ba thành lập hội chăn nuôi và có thị tr−ờng tiêu thụ ổn định. Một vài hộ gia đình buôn bán, việc giao dịch mua hàng qua điện thoại với số l−ợng lớn và bán buôn là chính. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 25 Càng gắn với thị tr−ờng, mức sống của hộ gia đình càng tăng. Những ng−ời buôn bán, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất trong 20% số hộ khá và giàu của xã. Những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có sản phẩm tiêu thụ đ−ợc trên thị tr−ờng có mức sống cao hơn so với những hộ gia đình thuần nông. “Khoảng 70 hộ buôn bán có mức thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng năm, với mức đóng góp ngân sách khoảng 1 triệu đồng/hộ/năm. Khoảng 100 hộ khai thác cát, đá sỏi có mức thu nhập 40-50 triệu đồng/hộ/năm.” (Phỏng vấn Chủ tịch xã) So với 10 năm tr−ớc đây thì hiện nay kinh tế khá hơn, tuy nhiên có sự phân hóa giàu nghèo khá rõ. “Trong địa bàn xã này, nhìn chung thì ng−ời Kinh ở d−ới xuôi lên là khá nhất, rồi đến ng−ời Tày, sau là ng−ời Dao, ng−ời Thái, ng−ời M−ờng, cuối cùng là ng−ời Phù Lá, ng−ời H'Mông. Trong 27 xóm bản thì các xóm ở gần đ−ờng quốc lộ khá hơn, còn các bản vùng sâu vùng xa thì đa số là nghèo khó. Bản trồng lúa thì kinh tế khá hơn bản trồng chè. Những hộ gia đình buôn bán thì khá hơn cả” (Phỏng vấn sâu một phụ nữ làm nghề buôn bán). Đứng tr−ớc những thay đổi về chính sách, hộ gia đình nông dân có những thay đổi và thích nghi tr−ớc sức ép của thị tr−ờng. Hộ gia đình có ba phản ứng về ph−ơng diện kinh tế: (1) duy trì sản xuất tự cấp tự túc, (2) Sản xuất để bán trên thị tr−ờng, (3) Cố gắng có một hoặc nhiều thành viên của hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. T−ơng ứng là ba loại hình gia đình về ph−ơng diện kinh tế: tự cấp tự túc, sản xuất theo mùa vụ để bán, và đa khu vực. Những chuyển biến gần đây trong kinh tế hộ gia đình cho thấy những định h−ớng chính sách đúng của chính quyền địa ph−ơng đ−ợc ng−ời dân ủng hộ. “Là một xã vùng cao, muốn phát triển kinh tế phải phá thế độc canh của cây lúa, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế tập thể và cá nhân, các hội, hợp tác xã ai có suy nghĩ mở ra lối thoát thì chúng tôi khuyến khích, cấp vốn, tác động đến ngân hàng cho vay vốn của ng−ời nghèo và không thu thuế” (Phỏng vấn lãnh đạo xã). Những đặc điểm nh− truyền thống của địa ph−ơng là những yếu tố quan trọng trong việc xác định tại sao một làng và các hộ gia đình chuyển từ định h−ớng tự túc sang định h−ớng không tự túc. Đ−a ra một chính sách thay đổi, những xu h−ớng sản xuất theo mùa vụ ở những làng có truyền thống sản xuất hàng để bán đ−ợc làm mạnh thêm, và tỷ lệ những hộ gia đình sản xuất theo mùa vụ để bán tăng lên. T−ơng tự những làng gần với đô thị sẽ bị tác động mạnh mẽ của dòng thông tin và vốn, sản xuất theo mùa vụ để bán và đa khu vực có xu h−ớng tăng lên. Cuối cùng là khả năng của các nhà lãnh đạo địa ph−ơng tạo ra những cơ hội kinh doanh cho làng và những doanh nghiệp trên cơ sở cộng đồng sẽ dẫn đến sự đa dạng kinh tế. 3. Các chiến l−ợc sống của hộ gia đình: Chayanov lý luận rằng nông dân giỏi trong việc đặt ra các chiến l−ợc sống để đối phó và có thể sử dụng để kiểm soát việc triển khai lao động hộ gia đình để đáp ứng những cơ hội mới. Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang thị tr−ờng, việc trao trách nhiệm quyết định sản xuất đã tạo ra sự linh hoạt và khả năng lớn hơn trong việc sử dụng nguồn lực của hộ gia đình. Nếu đất đai Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam ... 26 trở nên ít đi và có nhiều lao động d− thừa, hộ gia đình có thể theo đuổi chiến l−ợc chuyển một số thành viên gia đình sang các khu vực khác. Đặc điểm nhân khẩu và loại hình hộ gia đình: cả quy mô gia đình và cấu trúc bên trong của nó, đặc biệt là số lao động sẽ có những ảnh h−ởng đến đặc điểm của lực l−ợng lao động và khả năng của hộ gia đình nhằm đáp ứng những mục tiêu sản xuất. Vào năm 1993, việc chia ruộng bình quân theo nhân khẩu, hộ gia đình có nhiều ng−ời sẽ có nhiều ruộng đất hơn. Những hộ gia đình có nhiều ruộng đất và có nhiều lao động sẽ có điều kiện hơn để phát triển kinh tế. Trong điều kiện còn nhiều đất hoang hóa, hộ gia đình nhiều lao động cũng có nhiều lợi thế hơn trong việc mở rộng đất đai. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, tăng mức sinh để tăng số lao động trong gia đình không phải là một chiến l−ợc mà gia đình lựa chọn. Nguồn lực của hộ gia đình nh− đất đai, vốn quyết định khả năng mở rộng sản xuất; địa vị giai cấp xã hội và việc đảm đ−ơng các vai trò chính trị và quản lý trong cộng đồng của thành viên hộ gia đình có thể làm tăng khả năng của hộ gia đình tr−ớc những biến đổi kinh tế và lựa chọn xã hội. Trong phạm vi hộ gia đình ở khu vực nông thôn, việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và buôn bán, dịch vụ là cơ sở cho sự phát triển ổn định. Điều đó giải thích tại sao một số hộ gia đình buôn bán còn mua thêm đất. Trong sản xuất nông nghiệp, phá thế độc canh, phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gắn với thị tr−ờng đang là định h−ớng của các hộ gia đình. Từ góc độ nhân khẩu học, có thể xem các gia đình chọn việc di chuyển lao động là một chiến l−ợc để phát triển kinh tế gia đình. Từ việc đầu t− cho con cái, đến việc di chuyển một bộ phận lao động hoặc cả hộ gia đình đến những vùng làm kinh tế thuận lợi hơn. Phát triển nguồn lực bằng việc đầu t− học hành cho con cái với hy vọng đi thoát ly là một chiến l−ợc của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh tế hiện tại của hộ gia đình. Phỏng vấn sâu một hộ gia đình ng−ời Tày, mức sống trung bình, chị cho biết: ”Hai cháu học hành đ−ợc. Cả nhà đồng ý không mua tivi để cho các cháu tập trung học tốt với hy vọng sau này sẽ đi thoát ly". Những quan hệ họ hàng và mạng l−ới xã hội cũng là điều kiện để hộ gia đình mở rộng khả năng lựa chọn các chiến l−ợc sống thích hợp. Trong một số gia đình làm ăn khá giả của ng−ời Kinh định c− tại xã Cát Thịnh, nhiều thành viên trong dòng họ ở nơi xuất c− đã lên đây tìm cơ hội việc làm. Mặt khác, có một số gia đình ng−ời Kinh định c− ở đây đã di chuyển vào trong Nam nhờ quan hệ họ hàng. Trong làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp, có hộ gia đình lựa chọn hình thức mua cổ phần. Phỏng vấn một cán bộ xã cho biết, anh có chân trong hội đồng quản trị của nhà máy chè nhờ mua cổ phần. Khả năng của hộ gia đình nông dân tạo ra các chiến l−ợc sống để đáp ứng với những thách thức kinh tế và chính trị sẽ đ−ợc quyết định bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài gia đình nêu trên. Trong làn sóng của chính sách đổi mới, những cơ hội Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 27 thay đổi từ địa ph−ơng này đến địa ph−ơng khác; những liên hệ với bên ngoài có chiều cạnh thân tộc - sự hiện diện hoặc thiếu những ng−ời họ hàng ở bên ngoài cộng đồng là yếu tố quyết định cho quá trình phát triển nói chung và loại chiến l−ợc những hộ gia đình chấp nhận. Những ng−ời họ hàng trở thành một nguồn lực đầu t− và kỹ năng kinh doanh. Tuy nhiên, phân biệt giữa những ảnh h−ởng của họ hàng với những tiềm lực khác nhau sống ở nơi khác (thành phố lớn, n−ớc ngoài) là điều quan trọng. Mức độ sáp nhập vào nền kinh tế toàn cầu càng lớn thì những ảnh h−ởng đến chiến l−ợc của hộ gia đình và những thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình càng lớn. III. Những vấn đề cần đặt ra trong nghiên cứu biến đổi gia đình Khi xem biến đổi gia đình nh− một vấn đề nghiên cứu, Maria Coleta F. A. De Oliveira đã chỉ ra rằng chủ đề này bị chìm trong sự khủng hoảng lý thuyết:”Chúng ta không có một lý thuyết có thể tóm tắt những biến đổi diễn ra qua thời gian và kết hợp chúng thành một tập hợp các giả thuyết đồng nhất về những cơ chế xã hội, văn hóa và kinh tế cho những biến đổi này”. Trong hoàn cảnh nh− vậy, thay cho việc đi tìm một lý thuyết phổ quát nghiên cứu biến đổi gia đình, các nhà nghiên cứu tập trung vào những khía cạnh cụ thể của biến đổi gia đình hoặc những biến đổi trong những lĩnh vực đặc biệt gắn với gia đình dựa trên các lý thuyết bộ phận với mức độ trừu t−ợng và khái quát hóa trung bình và điều này cho phép xác định những vấn đề nghiên cứu một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Nghiên cứu biến đổi gia đình không chỉ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định quan điểm lý thuyết, mà ngay thuật ngữ gia đình và sự biến đổi cũng cần phải đ−ợc xác định. Có thể ở Việt Nam, khái niệm gia đình và hộ gia đình không có sự khác nhau nên việc thu thập các thông tin về gia đình từ hộ gia đình có thể không bóp méo kết quả. Tuy nhiên, các chiều cạnh khác nhau của gia đình về hôn nhân, dòng máu và sống chung có thể dẫn đến những nghiên cứu khác nhau. Hoặc khi chia nhóm gia đình thành những quan hệ nh− vợ/chồng, cha mẹ/con cái, v.v... cho phép xác định vấn đề và mục đích nghiên cứu. Khi xem xét sự biến đổi, chúng ta không thể xem xét sự biến đổi chung mà bỏ qua những đặc điểm của nhóm xã hội. Biến đổi xã hội là sự vận động theo những h−ớng khác nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Những yếu tố và quá trình chung tạo ra những ảnh h−ởng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện xã hội của cá nhân và nhóm (Patarra và Oliveira, 1974). Vì vậy không chỉ tập trung vào gia đình mà cả những chiều cạnh khác của đời sống xã hội, hiện tại và quá khứ cho phép xác định cụ thể khái niệm biến đổi gia đình trong những điều kiện lịch sử và văn hóa khác nhau. Biến đổi gia đình đ−ợc hiểu là những biến đổi diễn ra trong khoảng thời gian sống của mỗi cá nhân hoặc nhóm các cá nhân. Có những thời điểm trong chu kỳ sống của các cá nhân đ−ợc chọn ra để phân tích. Vì vậy có thể tập trung cả vào những thời điểm đặc biệt và những giai đoạn chuyển đổi, so sánh các sự kiện này theo những thời gian và địa điểm khác nhau, theo các đặc điểm kinh tế- xã hội khác nh− nhóm, giai cấp, tộc ng−ời, v.v... Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam ... 28 Sử dụng kết hợp các ph−ơng pháp định l−ợng và định tính để có thể thu thập đầy đủ số liệu có khả năng so sánh đ−ợc là cần thiết để hiểu đ−ợc biến đổi gia đình. Các nghiên cứu chọn mẫu định l−ợng ghi lại những thay đổi qua thời gian và cuộc sống của các cá nhân đ−ợc quan sát. Những thông tin nh− vậy cho phép giải thích những biến đổi trong chu trình sống và so sánh giữa các thế hệ và các giai đoạn. Tài liệu tham khảo 1. David A.. Handbook of Socialization Theory and Research, Rand McNally College Publishing Company, Chicago, 1969. 2. Debora Davis & Steven Harrell. The Chinese family in the post of Mao era, California Press, 1992. 3. Eshleman, J.R., The Family: An Introduction, Allyn and Bacon Inc., Boston,1988. 4. Karen Oppenheim Mason, Noriko o. Tsuya and Minja Kim Choe. The changing family in comparative perspective: Asia and the United States. East-West Center, 1998. 5. Lindsey, L. L., Gender Roles: A Sociological Perspective, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey, 1990. 6. Lloyd Saxton.The Individual, marriage, and the family. California, Wadsworth Publishing Company, 1980. 7. Vũ Khiêu: Gia đình Việt Nam trên con đ−ờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tạp chí Xã hội học, số 4-2000. 8. Vũ Mạnh Lợi: Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 4-2000. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_bien_doi_va_lien_tuc_cua_gia_dinh_nong_thon_viet_nam_nhun.pdf