* Đối với các hộ nông dân
- Thành lập các HTX chăn nuôi để tạo ra các
lợi thế khi quy mô chăn nuôi lớn. Đàm phán
được với các nhà cung cấp về giống, thuốc
thú y và đặc biệt là thức ăn chăn nuôi trong
các khâu cung cấp và thanh toán.
- Thành lập các HTX làm dịch vụ về xây
dựng, giao thông, hàn xì, nghề mộc, giúp việc
gia đình. để tạo ra các việc làm phi nông
nghiệp trong khi nông nhàn. Giải quyết được
các lao động dư thừa khi chưa đến vụ trồng
lúa. Gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống
sinh hoạt cho các hộ.
- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư cho chăn
nuôi ngay tại hộ nếu hộ không muốn tham
gia vào các HTX chăn nuôi. Tuy nhiên, hộ
vẫn có thể được hưởng lợi khi thông qua
các HTX chăn nuôi để mua con giống, thức
ăn và ngay cả trong khâu tiêu thụ để không
bị tư thương ép giá.
- Đầu tư cho con cái học hành để các em được
trang bị các kiến thức, ứng xử trong đời sống
xã hội. Đó là điều kiện cần để có thể làm việc
tại các cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân,
công ty nước ngoài.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm giảm nghèo cho người dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 120
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM GIẢM NGHÈO CHO
NGƯỜI DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Anh Tú* - Đại học Thái Nguyên
Đề tài nghiên cứu giải quyết những khó khăn nhằm cải thiện điều kiện sống của các hộ dân nghèo
khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên thông qua việc tìm ra các khó khăn đối với các nguồn lực
khan hiếm cho sự phát triển kinh tế của hộ. Nghiên cứu phát hiện ra một số nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ dân đang sinh sống ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
nhƣ: Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu các phƣơng thức phát triển kinh tế, thiếu các thông tin
khuyến nông, thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các lao động tại địa phƣơng không có các
nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện thu
nhập, nâng cao mức sống cả về vật chất, văn hoá, xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài nhằm tìm ra những khó khăn của nhóm hộ nghèo, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giảm
nghèo, tăng thu nhập cho hộ nghèo.
Từ khoá: Giải pháp, kinh tế, lao động, nông nghiệp, sản xuất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi
phía Bắc. Trong những năm qua tình hình
kinh tế - xã hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên, ở khu vực miền núi cao của tỉnh,
đời sống của ngƣời dân vẫn còn nhiều khó
khăn, thu nhập thấp... Do vậy, xoá đói giảm
nghèo vẫn là một công tác đòi hỏi Tỉnh Thái
Nguyên phải tiến hành thƣờng xuyên, liên
tục. Hiện nay, đời sống của ngƣời dân khu
vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn, sản
xuất phát triển chậm, số hộ nghèo đói còn khá
cao so với toàn tỉnh. Xuất phát từ những lý
do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Những khó khăn và giải pháp khắc phục
nhằm giảm nghèo cho người dân ở khu vực
miền núi tỉnh Thái Nguyên”.
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích của nghiên cứu: Nhằm tìm ra các
khó khăn chính trong phát triển kinh tế mà
ngƣời dân sống tại khu vực miền núi tỉnh
Thái Nguyên gặp phải.
Nội dung chính của nghiên cứu: Tổng hợp
phân tích sự khác biệt về nguồn lực giữa hai
nhóm hộ nghèo - nhóm hộ không nghèo và các
khó khăn gặp phải trong sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu
sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn các chủ
Tel: 0923.05.1368; Email: anhtukhtc@gmail.com
hộ. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp
ngẫu nhiên với 200 hộ (xã Điềm Mặc và xã
Cúc Đƣờng thuộc huyện Định Hoá, xã Quy
Kỳ và xã Dân Tiến thuộc huyện Võ Nhai;
Mỗi xã chọn ra 50 hộ để điều tra ,trong đó có
35 hộ nghèo và 15 hộ không nghèo.
Phương pháp xử lý thông tin: Phần mềm
thống kê SPSS 15 đƣợc sử dụng để phân tích
sự tƣơng quan giữa các chỉ tiêu và kiểm định
kết quả nghiên cứu.
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
Với nhóm thông tin tìm hiểu thực trạng hộ
đang gặp những khó khăn gì trong phát triển
kinh tế, chúng tôi đƣa ra 05 nhân tố chính bao
gồm: Vốn, đất đai, khuyến nông, lao động và
nguồn nƣớc tƣới tiêu để phỏng vấn các hộ
điều tra. Tóm lƣợc chung các khó khăn của cả
hai nhóm hộ điều tra đƣợc tác giả trình bày
thông qua bảng 1.
Đối với tiêu chí đất trồng lúa, có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson
Chi-Square ở mức xác suất 95%. Cụ thể
nhóm hộ nghèo có đến 55% số hộ khi đƣợc
hỏi đã trả lời họ gặp nhiều khó khăn về đất
trồng lúa và mong muốn có thêm đất hơn nữa
để canh tác. Trong khi với cùng câu hỏi đó
chỉ có 40% số hộ thuộc nhóm hộ không
nghèo có chung quan điểm trên.
Không có sự khác biệt về nhu cầu cần thêm
lao động giữa hai nhóm hộ theo kiểm định
Pearson Chi-Square ở mức xác suất 95%.
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 121
Bảng 1. Các khó khăn trong phát triển kinh tế hộ
Tiêu chí
Tỷ lệ % số hộ gặp
khó khăn
Kiểm
định
Pearson
Chi-
Square
Nhóm
hộ
nghèo
Nhóm hộ
không
nghèo
Vốn 80,71 76,67 -
Đất trồng
lúa
55,0 40,0 *
Khoa học
kỹ thuật
30,71 30,0 -
Lao động 20,71 31,67 -
Nguồn
nƣớc
48,57 48,33 -
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2009
Ghi chú: *, **: Khác biệt theo kiểm định Pearson
Chi-Square có ý nghĩa thống kê tại các mức xác
suất 95%, 99%.
Các yếu tố khác nhƣ: Nhu cầu vay thêm vốn,
thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ cho
sản xuất, nguồn nƣớc tƣới tiêu cho cây lúa
không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ
đang nghiên cứu. Tuy vậy, thông qua bảng số
liệu trên chúng ta nhận thấy nhu cầu vay vốn
để phát triển sản xuất kinh doanh của cả hai
nhóm hộ đều ở mức rất cao. Có đến 80,71%
số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 76,67%
thuộc nhóm hộ không nghèo có nhu cầu vay
vốn chủ yếu để phát triển chăn nuôi. Cách
sắp xếp số liệu về các nhu cầu để phát triển
kinh tế của nhóm hộ nghèo theo thứ tự giảm
dần để thấy đƣợc đâu là yếu tố mà hộ đang
gặp khó khăn nhất.
Để giải quyết các khó khăn trong phát triển
kinh tế, thông qua điều tra tác giả thu thập
đƣợc các phƣơng án giải quyết các khó
khăn thực tế của hai nhóm hộ trong phần
phân tích sau đây:
Đối với tiêu chí đất trồng lúa
Tổng hợp số liệu điều tra thực địa cho thấy có
55% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 40% số
hộ thuộc nhóm hộ không nghèo trong mẫu
nghiên cứu trả lời rằng họ nhận thấy đất sản
xuất nông nghiệp của gia đình nhà mình là rất
ít. Họ mong muốn có thêm ruộng đất để canh
tác. Diện tích đất sản xuất lúa trung bình của
nhóm hộ nghèo là 4,24 sào/hộ và 4,68 sào/hộ
đối với nhóm hộ không nghèo. Để giải quyết
vấn đề trên, các hộ đƣợc hỏi đã đƣa ra rất
nhiều các ý kiến khác nhau. Tổng hợp các ý
kiến chính của cả hai nhóm hộ nhƣ sau:
Đối với những hộ đang gặp khó khăn về đất
trồng lúa ở cả hai nhóm hộ, tỷ lệ lớn các hộ
chọn phƣơng án giải quyết đó là không có
nhiều đất trồng lúa thì sẽ đi làm thuê cho
ngƣời khác hoặc làm thuê ở nơi khác. Tỷ lệ số
hộ có ý định mua thêm đất chiếm từ 3% đến
4% cho thấy không dễ dàng để có thể mua
thêm đất vì quỹ đất trồng lúa vốn đã rất hạn
chế và không ai muốn bán nếu không có lý do
đặc biệt. Chỉ có thể mua lại đƣợc đất khi có
hộ nào có ý định đi xây dựng kinh tế ở nơi
khác muốn bán nhà cửa, ruộng vƣờn. Có
6,7% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 8,7% số
hộ thuộc nhóm hộ không nghèo đƣa ra
phƣơng án thuê lại ruộng đất của ngƣời khác.
Lý do có thể thuê đƣợc đó là một số hộ không
có lao động hoặc lao động của hộ đó lại chủ
yếu đi làm việc ở các khu đô thị nên ở nhà chỉ
toàn ngƣời già và trẻ em không thể tham gia
các công việc đồng áng và giải pháp cho thuê
đất là tối ƣu. Tỷ lệ 16% số hộ thuộc nhóm
hộ nghèo và 26,1% số hộ thuộc nhóm hộ
không nghèo không đƣa ra đƣợc ý kiến gì
cho thấy sự bế tắc đối với tiêu chí đất trồng
lúa. Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận tiêu
chí đất trồng lúa hầu nhƣ không thể đƣợc
đáp ứng yêu cầu của các hộ.
Đối với tiêu chí về lao động
Nhƣ đã phân tích ở phần trên, số lƣợng lao động
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp
thuộc nhóm hộ nghèo là 86% và ở nhóm hộ
không nghèo là 82%. Chỉ có 11,4% số lƣợng
lao động thuộc nhóm hộ nghèo và 19% số
lƣợng lao động thuộc nhóm hộ không nghèo có
thêm nghề phụ nhƣ: Thợ xây, thợ mộc, hàn xì,
lắp đặt điện nƣớc... Số còn lại đều trả lời sẽ thất
nghiệp ngay sau khi kết thúc các công việc
đồng ruộng. Có đến 89% số ý kiến cho rằng họ
cần tìm thêm các công việc khác để kiếm thêm
thu nhập khi nông nhàn. Tuy vậy, khi vào lúc
chính vụ, tình trạng thiếu lao động để thu hái
hay chuẩn bị đồng ruộng cho vụ sản xuất mới
vẫn xuất hiện. Qua số liệu điều tra cho thấy: có
20,71% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 31,67%
số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo có nhu cầu
về lao động lúc chính vụ:
Đối với nhóm hộ nghèo, khả năng hợp tác
trong sản xuất nông nghiệp rất cao đƣợc thể
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 122
hiện ở hoạt động “đổi công” khi chính vụ.
Với tỷ lệ 86% số hộ đƣợc hỏi trả lời họ đổi
công với hàng xóm bởi những khó khăn về
kinh tế không cho phép họ bỏ chi phí ra để
thuê ngƣời làm. Tỷ lệ 68% số hộ thuộc nhóm
hộ không nghèo cũng có cùng phƣơng án nhƣ
trên đã thể hiện sự hợp tác về lao động tại các
khu vực nông thôn là rất tốt. Tuy nhiên, lý do
cốt yếu vẫn là do khả năng thanh toán đối
với các khoản chi phí trong sản xuất. Tỷ lệ
nhóm hộ không nghèo sẵn sàng thuê ngƣời
khác làm là 32% so với tỷ lệ 14% ở nhóm
hộ nghèo đã giải thích đƣợc nhận định trên
của tác giả.
Đối với tiêu chí về nguồn vốn
Vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi là yếu
tố rất quan trọng đối với nông hộ. Qua thực tế
điều tra cho thấy có đến 80,71% số hộ thuộc
nhóm hộ nghèo và 76,67% số hộ thuộc nhóm
hộ không nghèo đang thiếu vốn để phát triển
sản xuất, đặc biệt là cho chăn nuôi gia súc.
Tiến hành tìm hiểu các ngồn vốn mà hộ có thể
vay tại địa phƣơng thông qua phỏng vấn,
chúng tôi đã có những ghi nhận, tổng hợp các
ý kiến đó nhƣ sau:
Có sự khác biệt rất lớn đối với cách ứng xử
của hai nhóm hộ đối với tiêu chí vốn. 64,3% số
hộ trong nhóm hộ nghèo cho biết họ có thể tiếp
cận đƣợc với nguồn vốn vay để phát triển sản
xuất, chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng nông
thôn trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ không
nghèo chiếm tới 80%. Tuy nhiên, nhƣ đã phân
tích ở phần trƣớc chỉ có 38,6% số hộ nghèo và
51,7% số hộ trong nhóm hộ không nghèo đã
vay vốn trong năm 2009. Nhƣ vậy, tỷ lệ số hộ
thuộc nhóm hộ nghèo mạnh dạn đứng ra vay
vốn để phát triển sản xuất chiếm tỷ lệ không
nhiều và thấp hơn khá nhiều so với nhóm hộ
không nghèo.
Ngoài ra, đối với nhóm hộ nghèo, tỷ lệ vay từ
họ hàng chiếm tỷ lệ 21,4%. Các trƣờng hợp
này đƣợc ghi nhận chủ yếu là ngƣời trong
cùng gia đình, dòng tộc cho nhau vay ngắn
hạn và ngƣời vay không phải trả tiền lãi. Tuy
nhiên, số lƣợng vốn vay lại không đƣợc nhiều
và không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của
hộ. Chỉ có 10% số hộ thuộc nhóm hộ không
nghèo vay của họ hàng. Hộ vay ngắn hạn để
thanh toán các chi phi nhƣ: thức ăn cho chăn
nuôi, trả lãi ngân hàng,... và sẽ trả lại ngay
sau khi xuất bán.
Một số lƣợng nhỏ số hộ thuộc cả hai nhóm
chọn phƣơng án mua chịu của ngƣời cung
cấp. Tuy nhiên, họ sẽ phải trả thêm lãi suất và
đƣợc cộng luôn vào giá đối với các khoản nợ
đó. Có nghĩa là nếu hộ mua và thanh toán
ngay sẽ đƣợc mua với mức giá thấp hơn so
với thanh toán chậm. Do đó, số lƣợng hộ
chọn phƣơng án này là không nhiều.
Vay của tƣ nhân và phải trả lãi cao hơn rất
nhiều so với ngân hàng tuy không phổ biến
nhƣng vẫn có số liệu ghi nhận đƣợc. Cụ thể là
có 2,9% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và 3,3%
số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo hiện đã
vay của tƣ nhân. Lựa chọn này chỉ đƣợc các
hộ lựa chọn khi không có thêm phƣơng án
nào để huy động vốn cho các khoản phải
thanh toán ngay lập tức. Nếu không có, hộ sẽ
mất đi cơ hội kinh doanh.
Đối với tiêu chí về thông tin khoa học
kỹ thuật
Theo số liệu điều tra, tổng hợp ở cả hai nhóm
hộ ta thấy có trên 91% trả lời rằng họ chƣa hề
đƣợc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông
tại địa phƣơng. Đa phần nguyện vọng của các
hộ đƣợc phỏng vấn mong muốn họ đƣợc tham
dự các lớp tập huấn khuyến nông thƣờng
xuyên để có thêm các kỹ năng trong sản xuất
và có đƣợc các thông tin hữu ích về các loại
giống cây, con giống mới. Khi đƣợc hỏi hộ
mong muốn lựa chọn tham gia hình thức
khuyến nông nào, kết quả trả lời đƣợc chúng
tôi tổng hợp đƣợc nhƣ sau: Khi đƣợc hỏi nếu
thiếu thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ cho
sản xuất kinh doanh nông nghiệp của hộ, tỷ lệ
hộ mong muốn đƣợc tham gia các lớp tập
huấn khuyến nông, khuyến lâm đƣợc tổ chức
tại địa phƣơng chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể
trong nhóm hộ nghèo chiếm 60,6% và 50% tỷ
lệ thuộc nhóm hộ không nghèo. Phƣơng pháp
này dễ tổ chức, số lƣợng hộ tham gia tập huấn
cũng đông hơn. Thông thƣờng, cán bộ khuyến
nông cơ sở sẽ tập huấn cho bà con tại các nhà
văn hoá thôn, bản theo sự phân công của
Phòng Khuyến nông huyện.
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 123
Có đến 40% số lƣợng hộ thuộc nhóm hộ
không nghèo muốn đƣợc đi tham quan các
mô hình trình diễn trong trồng trọt và chăn
nuôi để đƣợc tận mắt chứng kiến và học tập
làm theo các mô hình đó. Tỷ lệ này ở nhóm
hộ nghèo chỉ chiếm 25,6%. Điều đó cho thấy
sự ham học hỏi về thực nghiệm đối với các
mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của nhóm
hộ không nghèo cao hơn rất nhiều so với
nhóm hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu.
Có rất ít số lƣợng hộ tham khảo thông tin
khoa học kỹ thuật qua sách, báo vì các
nguyên nhân nhƣ không có thói quen đọc
sách, báo. Hơn nữa, cũng không dễ để có
đƣợc các tài liệu đó tại các vùng nông thôn.
Thu thập đƣợc các thông tin khoa học trực
tiếp từ các cán bộ khuyên nông cơ sở chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ở cả hai nhóm hộ. Bởi
lẽ cán bộ khuyến nông không thể đi đến từng
hộ để truyền đạt đƣợc mà phải thông qua các
lớp tập huấn chung với sự tham gia của nhiều
hộ dân.
Đối với tiêu chí nguồn nước tưới cho
cây trồng
Qua tìm hiểu về nguồn nƣớc tƣới tiêu cho cây
lúa tại địa bàn nghiên cứu, chung tôi nhận
thấy có 48,57% sộ hộ thuộc nhóm hộ nghèo
và 48,33% số hộ thuộc nhóm hộ không nghèo
trả lời nguồn nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu cho phát triển sản xuất cây lúa. Nguồn
nƣớc vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào điều
kiện tự nhiên. Do hệ thống thuỷ nông còn
kém phát triển và chƣa đƣợc đầu tƣ thoả
đáng, cộng thêm với điều kiện khó khăn về
địa hình địa vật đã gây khó khăn ít nhiều đến
công tác tƣới tiêu và làm ảnh hƣởng không
nhỏ đến năng suất cũng nhƣ khả năng thâm
canh của các hộ. Với đại đa số các hộ ở cả hai
nhóm đều mong muốn Chính quyền làm các
công trình thủy lợi để phục vụ nƣớc tƣới, tiêu
cho các diện tích canh tác, đặc biệt là đối với
cây lúa. Các giải pháp khác tuy có đƣợc đƣa
ra nhƣng không có tính khả thi cao bởi có rất
ít các ý kiến khác nhƣ: Bơm nƣớc từ sông
suối, đợi trời mƣa có nƣớc thì cấy, khoan
giếng cạnh ruộng đều rất khó thực hiện.
Do địa hình cũng nhƣ sự phân tán của các khu
vực canh tác nên việc đầu tƣ cho hệ thống
thuỷ lợi luôn là vấn đề hết sức khó khăn bởi
chi phí xây dựng là rất cao và bản thân địa
phƣơng cũng không có nguồn kinh phí này.
Do vậy, đối với sự phụ thuộc vào nguồn nƣớc
tại địa bàn nghiên cứu trƣớc mắt vẫn chƣa có
biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Kết luận
Thông qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có
một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng đói nghèo của các hộ dân đang sinh
sống ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên
nhƣ sau:
Thiếu đất đai sản xuất nông nghiệp: Với sự
hạn chế về quỹ đất dành cho thâm canh cây
lúa bình quân/hộ nhƣ đã phân tích ở trên và
do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt nên việc
phát triển sản xuất nông nghiệp từ cây lúa là
không khả thi. Không thể gia tăng diện tích
trồng lúa cây lúa từ việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất. Cây lúa chỉ giúp giữ vững an
ninh lƣơng thực cho hộ trong điều kiện thời
tiết thuận lợi. Không thể tạo ra sản phẩm hàng
hoá từ cây lúa vì sản phẩm làm ra chỉ đủ để
đáp ứng nhu cầu lƣơng thực của hộ.
Thiếu phương thức làm kinh tế: Qua tìm hiểu
chúng tôi thấy hầu hết các hộ đều có nhu cầu
vay vốn để phát triển sản xuất - chăn nuôi.
Tuy số lƣợng vốn và nguồn vốn vay để cho
các hộ có điều kiện tiếp cận là khá dồi dào.
Nhƣng trong nhóm hộ nghèo có đến 61,4%
tổng số hộ không dám vay vốn. Nguyên nhân
do hộ không có phƣơng hƣớng kinh doanh
cũng nhƣ không mạnh dạn vay vốn để phát
triển chăn nuôi, trồng trọt... nên đã không vay
vốn để làm kinh tế.
Lao động không có nguồn thu nhập khác:
Ngoài thời gian tham gia các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lao động tại địa phƣơng đa
phần là không có nghề phụ để tạo ra thu nhập.
Nhƣ phân tích ta thấy chỉ có 11,4% số lao
động trong nhóm hộ nghèo và 19% số lƣợng
lao động trong nhóm hộ không nghèo ngoài
tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp
trong thời điểm chính vụ còn có thêm một số
nghề phụ để tạo ra thu nhập. Số lao động còn
lại chiếm đại đa số và không có hoạt động gì
khác để có thêm thu nhập.
Thiếu thông tin khuyến nông: Có trên 90% số
hộ nghèo và không nghèo đều thiếu các thông
tin khuyến nông. Họ có rất ít các thông tin về
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 124
tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp nhƣ: Giống mới, quy trình
chăm sóc, bảo vệ... nên phân tích cho thấy các
hộ thuộc nhóm hộ nghèo có thu nhập trung
bình từ lúa thấp hơn nhiều so với nhóm hộ
không nghèo. Các hộ thuộc nhóm hộ không
nghèo đã áp dụng nhiều hơn các yếu tố nhƣ:
giống mới, phân bón, thuốc BVTV nên đã thu
đƣợc hiệu quả sản xuất cao hơn so với nhóm
nhóm hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
GIẢM NGHÈO
* Thành lập cơ quan chuyên trách đối với
mục tiêu xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi
trường nông thôn
Xây dựng các chƣơng trình thiết thực đối với
nhóm hộ nghèo, coi đó là một giải pháp có
tính bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo,
tỉnh Thái Nguyên cần thiết phải thành lập một
cơ quan độc lập để xây dựng các chƣơng trình
hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội cho các
khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh và kết
hợp triển khai tốt các chƣơng trình mục tiêu
quốc gia trong nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo
của Chính phủ.
Tăng hiệu quả hoạt động của các trạm
khuyến, nông khuyến lâm hiện nay. UBND
tỉnh cần có các cuộc xúc tiến hợp tác với các
tổ chức nƣớc ngoài nhƣ GTZ, tổ chức phi
chính phủ nhƣ Plan, Care... để kêu gọi sự giúp
đỡ về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và đặc
biệt là về tài chính và các phƣơng pháp tiếp
cận. Đó là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao
mức sống của ngƣời dân khi tham gia dự án.
Bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng thông qua các
dự án nhƣ trồng rừng, xây dựng hệ thống
nƣớc sạch nông thôn, xoá nhà dột nát, xây
dựng nhà vệ sinh bán tự hoại... Hiện nay, có
rất nhiều các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt
động tại Việt Nam với các mục tiêu nhƣ: Bảo
vệ và phát triển rừng bền vững, chăm sóc.
* Chính sách vốn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo
vay vốn phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát
triển các ngành nghề tự do nhƣ mộc, hàn xì...
Nhu cầu vay vốn của nhóm hộ nghèo là rất
cao nhƣ phân tích ở phần trƣớc. Tuy vậy số
hộ nghèo đã tiếp cận đƣợc với nguồn vốn
vây từ ngân hàng rất thấp. Có nhiều ghi
nhận rằng hộ không biết vay vốn để làm gì
hoặc vay vốn về sợ làm ăn thua lỗ lại không
trả đƣợc ngân hàng.
- Ngoài việc ƣu tiên về số lƣợng vốn vay, ƣu
đãi về lãi suất, cần có các bƣớc kiểm tra, tƣ
vấn giúp đỡ để các hộ nghèo vay vốn sử dụng
đúng mục đích của vốn vay và sử dụng hiệu
quả nguồn vốn vay đó. Tránh tình trạng hộ
nghèo vay vốn nhƣng làm ăn không hiệu quả
hoặc không sử dụng đúng mục đích vay vốn
dẫn đến tình trạng thua lỗ và thêm nợ nần.
- Phối hợp với các tổ chức tại địa phƣơng nhƣ
hội nông dân, hội phụ nữ để hƣớng dẫn quy
trình vay vốn. Động thái này giúp cho các hội
viên mạnh dạn đứng ra vay vốn để phát triển
chăn nuôi...
* Chính sách khuyến nông, khuyến lâm
Để cho đại bộ phận ngƣời dân miền núi đƣợc
tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong trồng trọt và chăn nuôi thì công tác
khuyến nông cần phải đƣợc đặc biệt coi trọng.
Chính vì vậy đòi hỏi tỉnh phải có ngân sách
phân bổ cho việc tổ chức các khoá tập huấn
đào tạo cho ngƣời dân thông qua việc mời các
chuyên gia trong và ngoài nƣớc, kết hợp với
các trƣờng Đại học trong tỉnh, các doanh
nghiệp đến để tập huấn cho ngƣời dân.
Tổ chức cho các thành viên tiêu biểu đi thăm
quan, học hỏi các cách làm ăn ở các địa
phƣơng khác. Hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn nghỉ
cho các thành viên tham gia trong chuyến đi.
Xây dựng các mô hình trình diễn để ngƣời
dân đƣợc tận mắt chứng kiến để học tập làm
theo. Các mô hình trình diễn bao gồm: Chăn
nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, các mô hình
canh tác lúa giống mới, mô hình trồng rau
sạch, giết mổ gia súc gia cầm, trồng hoa tƣơi,
kinh tế vƣờn - ao - chuồng, kinh tế vƣờn -
rừng... sẽ thật sự hữu ích để thay đổi nhận thức
cũng nhƣ cung cách làm ăn cho ngƣời dân vốn
chỉ làm quen với sản xuất tự cung tự cấp.
* Nhóm giải pháp đối với các hộ gia đình
Đối với các hộ gia đình, nhất là những hộ
nghèo, để phát triển sản xuất nhằm cải thiện cơ
hội việc làm, nâng cao thu nhập các hộ cần:
- Thay đổi tƣ duy trong phát triển sản xuất, từ
chỗ coi nông dân chỉ biết cấy lúa, trồng rau,
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 125
con trâu, cái cày và đặc biệt sản xuất là để
phục vụ cho nhu cầu của hộ nay có khao khát
làm kinh tế để thoát nghèo. Sản xuất ngoài
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ còn với
mục đích là để bán để thu tiền lợi nhuận và tái
đầu tƣ cho các chu kỳ tiếp theo.
- Mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ giống lúa mới,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó
phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm cũng đòi hỏi
vốn đầu tƣ mà bản thân hộ không thể đáp ứng
đƣợc. Đối với nhứng hộ có diện tích rừng lớn
cũng nên đầu tƣ cây giống, phân bón để phát
triển trồng rừng sản xuất.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến
nông, khuyến lâm do địa phƣơng tổ chức.
Tham gia học hỏi từ các mô hình trình diễn.
Trao đổi thông tin, kinh nghiệm để các hội
viên cùng tham gia.
- Tham gia các tổ chức hợp tác về lao động để
cùng tạo ra cơ hội việc làm và trợ giúp nhau
khi cần để không làm gián đoạn công việc.
Ngoài việc trợ giúp về việc làm, các thành
viên còn trợ giúp nhau trong các công việc gia
đình, lúc chính vụ...
CÁC KIẾN NGHỊ
* Đối với tỉnh Thái Nguyên
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra các cơ
hội việc làm phi nông nghiệp từ các hoạt
động nghề tự do là một hƣớng đi đúng đắn để
phát triển kinh tế hộ nông dân. Để làm đƣợc
điều đó cần có sự quan tâm đúng mức của các
cấp chính quyền địa phƣơng.
Hỗ trợ thành lập các HTX chăn nuôi, HTX
làm dịch vụ... để tạo ra các ngành nghề phi
nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho
lao động địa phƣơng, ổn định và nâng cao đời
sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho ngƣời dân.
Tạo điều kiện về đất đai trong quy hoạch
vùng chăn nuôi tập chung cho các HTX chăn
nuôi để thuận lợi cho công việc quản lý, bảo
vệ, chăm sóc thú y, xử lý phân... để bảo vệ
môi trƣờng tự nhiên.
- Xây dựng và ban hành các quy định, trách
nhiệm cụ thể cho các ban ngành, các cấp
chính quyền cơ sở trong việc quản lý, hỗ trợ
phát triển kinh tế nhằm từng bƣớc xoá đói
giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng và định
hƣớng cho các HTX chăn nuôi, HTX làm
dịch vụ tiếp cận với các nguồn vốn, kỹ thuật,
con giống, thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu
ra, việc làm...
- Xây dựng các đề án hỗ trợ về mô hình chăn
nuôi HTX, HTX dịch vụ để trợ giúp về vốn,
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, công
nghệ thông tin, hệ thống hạch toán kế toán.
Mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm để cho
ngƣời dân có điều kiện tiếp cận với các thành
tựu khoa học mới trong trồng trọt và chăn
nuôi để phát triển kinh tế hộ.
- Đầu tƣ hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tƣới
tiêu cho các diện tích lúa tập trung. Giúp
ngƣời dân tăng khả năng canh tác từ một vụ
lúa lên hai vụ lúa. Trƣớc đây, bà con chủ yếu
chỉ cấy đƣợc một vụ lúa, vụ còn lại không cấy
đƣợc vì không có nƣớc.
- Phát triển trồng rừng sản xuất với các giống
nhƣ: Bạch Đàn, keo Tai tƣợng... trên những
diện tích đồi, núi không có khả năng tƣới
nƣớc để sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ ngƣời
dân tiền mua cây giống, phân bón, nhân công
và chi phí bảo vệ trong coi. Đó chính là biện
pháp tốt để kết hợp các mục tiêu kinh tế và
bảo vệ môi trƣờng.
* Đối với các hộ nông dân
- Thành lập các HTX chăn nuôi để tạo ra các
lợi thế khi quy mô chăn nuôi lớn. Đàm phán
đƣợc với các nhà cung cấp về giống, thuốc
thú y và đặc biệt là thức ăn chăn nuôi trong
các khâu cung cấp và thanh toán.
- Thành lập các HTX làm dịch vụ về xây
dựng, giao thông, hàn xì, nghề mộc, giúp việc
gia đình... để tạo ra các việc làm phi nông
nghiệp trong khi nông nhàn. Giải quyết đƣợc
các lao động dƣ thừa khi chƣa đến vụ trồng
lúa. Gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống
sinh hoạt cho các hộ.
- Mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ cho chăn
nuôi ngay tại hộ nếu hộ không muốn tham
gia vào các HTX chăn nuôi. Tuy nhiên, hộ
vẫn có thể đƣợc hƣởng lợi khi thông qua
các HTX chăn nuôi để mua con giống, thức
ăn và ngay cả trong khâu tiêu thụ để không
bị tƣ thƣơng ép giá.
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 126
- Đầu tƣ cho con cái học hành để các em đƣợc
trang bị các kiến thức, ứng xử trong đời sống
xã hội. Đó là điều kiện cần để có thể làm việc
tại các cơ quan nhà nƣớc, các công ty tƣ nhân,
công ty nƣớc ngoài...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thành Công (năm 2006), Thực
trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái
Nguyên.
[2]. Đỗ Anh Tài (năm 2007) Thực trạng và
giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo trên
địa bàn huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên..
SUMMARY
SOCIAL AND ECONOMIC SOLUTIONS TO POVERTY REDUCTION FOR POOR
MOUNTAINOUS AREAS IN THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Anh Tu
- Thai Nguyen University
The main objective of the study is aimed to improve the living conditions of poor households in mountainous
areas in Thai Nguyen province through finding out difficulties for scarce resources for the economic
development of the households. Research uncovered a number of major causes leading to poverty of the
households living in these mountainous areas, such as: lack of agricultural land, lack of economic development
modes, lack of agricultural information, and lack of capital for agricultural production. In addition, the local
labors have no incomes other than agriculture, so encountered many difficulties in improving incomes, raising
living standards in all material, cultural and social aspect. So we researched the subject to find out the
difficulties of poor households, which offer solutions to reduce poverty, increase income for poor households.
Keywords: solution, economics, labor, agriculture, manufacturing
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 127
Nguyễn Anh Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 120 - 126
[Type the company name] | Error! No text of specified style in document. 128
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_kho_khan_va_giai_phap_khac_phuc_nham_giam_ngheo_cho_ng.pdf