Thực trạng nhận thức của đại diện hộ gia đình về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 3 xã tỉnh Hà Nam, năm 2016
Tỷ lệ người có kiến thức tốt về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống theo thang điểm của nghiên cứu đưa ra là 17,1%, trung bình là 34 %, kém là 48,9%
88,1% người dân tiếp nhận thông tin bệnh truyền nhiễm từ ti vi, qua cán bộ y tế và qua đài truyền thanh xã là 17,9%, chí có 13,6% là qua sách báo và tời rơi.
- Nhóm tuổi dưới 18 và từ 18 -35 có kiến thức về bệnh truyền nhiễm cao hơn các nhóm tuổi khác.
- Nhóm người có trình độ đại học và sau đại học có kiến thức về bệnh truyền nhiễm cao nhất và sau đó giảm dần theo trình độ văn hóa.
- Nhóm người là hưu trí có kiến thức đúng về bệnh truyền nhiễm cao nhất và nhóm khác, nội trợ chiếm tỷ lệ thấp nhất.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhận thức của đại diện hộ gia đình về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 3 xã tỉnh Hà Nam, năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI 3 XÃ TỈNH HÀ NAM, NĂM 2016
Nguyễn Thanh Dương
Nguyễn Minh Thái
Trần Đắc Tiến
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại 03 xã: Phù Vân – thành phố Phủ Lý, Tiến Thắng – huyện Lý Nhân và Tân Sơn – huyện Kim Bảng là các xã đại diện cho 3 vùng địa lý khác nhau của tỉnh trong năm 2016 với kết quả như sau: 17,1% người có nhận thức tốt về bệnh truyền nhiễm, 34% nhận thức trung bình, kém là 48,9% . Một số yếu tố liên quan đến nhận thức của người dân về phòng chống bệnh truyền nhiễm đó là: Nhóm tuổi dưới 18 và 18 -35 có nhận thức tốt nhất, nhóm người là hưu trí có nhận thức tốt nhất, nhóm người nội trợ là có nhận thức về bệnh truyền nhiễm thấp nhất.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh luôn là một gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu và sức khỏe cộng đồng. Mô hình bệnh truyền nhiễm đang thay đổi theo thời gian với sự gia tăng các bệnh dịch mới nổi và tái nổi, các bệnh lây truyền qua động vật, các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc...
Tại Việt Nam và tại tỉnh năm trong vùng nhiêt đới do đó sự gia tăng của bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi đang là vấn đề nóng. Nhưng nguồn lực và cơ sở hạ tầng đầu tư cho phòng chống dịch còn hạn chế.
Để làm tốt được công tác phòng chống dịch tại tỉnh ngoài việc chỉ đạo phối hợp triển khai của các cấp, các ban, ngành đoàn thể thì cần có sự tham gia của người dân do vậy biết được kiến thức của người dân trong công tác phòng chống dịch là cần thiết. Nhằm có các số liệu về kiến thức của người dân trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức của đại diện hộ gia đình trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tỉnh Hà Nam năm 2016” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức đúng trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 03 xã tỉnh Hà Nam, năm 2016.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức của người dân tại 03 xã tỉnh Hà Nam trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đại diện hộ gia đình tại 3 xã đại diện cho 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Chọn mẫu nghiên cứu: Tính cở mẫu theo công thức so sánh 1 tỉ lệ chuẩn là 384 đối tượng, là tròn và lấy cỡ mẫu điều tra là 385
Phương pháp chọn mẫu: chọn chủ đích 03 xã để điều tra, chọn thôn, phỏng vấn đại diện hộ gia đình theo phương pháp nhà liền nhà đủ cỡ mẫu đã tính.
Thời gian nghiên cứu: Trong năm 2016
Nôi dung nghiên cứu:
Thực trạng nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm
Xác định được một số yếu tố liên quan đến nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm.
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Nhập số liệu phần mềm Epidata xử lý số liệu bằng phần mềm STATA;
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Chỉ số
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
209
54,2
Nữ
176
45,8
Tuổi
<18 tuổi
3
0,8
Từ 18 đến 35 tuổi
72
18,7
Từ 36 đến 60 tuổi
253
65,7
> 60 tuổi
57
14,8
Trình độ học vấn
Mù chữ
6
1,5
Tiểu học / Cấp 1 (lớp 1, 2, 3, 4, 5)
55
14,3
TH cơ sở / Cấp 2(lớp 6, 7, 8, 9)
231
60,0
THPT/ Cấp 3 (lớp 10, 11, 12 hoặc 8,9,10 hệ 10 năm)
75
19,5
Đại học và sau Đại học
18
4,7
Nghề nghiệp
Nông dân
218
56,6
Công chức, viên chức
13
3,4
Giáo viên
5
1,3
Nội trợ
15
3,9
Công nhân
95
24,7
Hưu trí
20
5,2
Khác
19
4,9
Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nam, nữ tham gia nghiên cứu chiếm là tương đương nhau: nam giới (54,2%); nữ (45,8%).
Về độ tuổi tham gia nghiên cứu: Độ tuổi tham gia nghiên cứu nhiều nhất là độ tuổi từ 36 đến 60 tuổi: chiếm 65,7%, độ tuổi tham gia nghiên cứu nhỏ nhất là dưới 18 tuổi chiếm 0,8%
Về trình độ học vấn tham gia nghiên cứu: không biết chữ chiếm 1,5 %; đại học và sau đại học chiếm: 4,7%. Tỷ lệ người tốt nghiệp trung học cơ sở cấp 2 chiếm: 60,0%
Về nghề nghiệp của các đối tượng tham gia phòng vấn cho thấy: Đối tượng là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm: 56,6% tiếp đó là công nhân lao động chiếm 24,7%; đối tượng có nghề nghiệp là giáo viên tham gia phỏng vấn là thấp nhất chiếm 1,3%.
Biểu đồ 1 cho thấy mức dộ kiến thức chung của người dân tại 03 xã được chọn phỏng vấn chỉ có 17,1% số được chọn phỏng vấn là có kiến thức tốt về bệnh truyền nhiễm, 30,8% có kiến thức trung bình và 52,1% có kiến thức kém về bệnh truyền nhiễm.
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ các hình thức tuyên truyền về phòng bệnh truyền nhiễm được người dân tiếp nhận
Biểu đồ 3. 2 cho thấy 88,1% người dân tiếp nhận thông tin về bệnh truyền nhiễm qua Ti vi tiếp đố là qua cán bộ y tế chiếm 17,9% , qua đài truyền thanh xã 17,9% và cuối cùng là qua sách, báo
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhận thức củ người dân về bệnh truyền nhiễm
Bảng 3.2. Liên quan giữa tuổi với hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống
Tuổi
n
Người có kiến thức đúng
p
n
%
Dưới 18
3
1
33,3
p<0,05
Từ 18 – 35
72
20
27,8
Từ 36 – 60
253
40
15,8
Từ 61 trở lên
57
5
8,8
Tổng cộng
385
66
17,1
Bảng 3.2. Cho thấy nhóm tuổi dưới 18 tuổi và nhóm tuổi 18 -35 hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống chiếm tỷ lệ cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi có tỷ lệ thấp nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế với p<0,05
Bảng 3.3. Liên quan giữa trình độ văn học vấn với nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm
Học vấn
n
Người có kiến thức đúng
p
n
%
Mù chữ
6
0
0
P<0,05
Cấp 1
55
5
9,1
Cấp 2
231
36
15,6
Cấp 3
75
10
13,3
Đại học và sau đại học
18
10
55,7
Tổng cộng
385
66
17,1
Bảng 3.3. cho thấy ở nhóm người có trình độ sau đại học và đại học hiểu biết đúng về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,7% tiếp đến là nhóm trình độ cấp 2 chiếm 15,6%, nhóm không biết chữ là: 0%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05
Bảng 3.4. Liên quan giữa nghề nghiệp với nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm
Nghề nghiệp
n
Người có kiến thức đúng
p
n
%
Nông dân
218
33
15,1
P<0,05
Công chức, viên chức
13
3
23,1
Giáo viên
5
1
20,0
Nội trợ
15
1
6,7
Công nhân
95
14
14,7
Hưu trí
20
13
65,0
Khác
19
1
5,3
Tổng cộng
385
66
17,1
Bảng 3.4 cho thấy nhóm người là hưu trí có hiểu biết đúng về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống chiếm tỷ lệ cao nhất: 65,0%; tiếp đến là nhóm công chức viên chức chiếm 23,1%; nhóm là giáo viên chiếm: 20,0%; nhóm là nông dân: 15,1%; nhóm công nhân: 14,7% và thấp nhất là nhóm khác chiếm: 5,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05
KẾT LUẬN
Tỷ lệ người có kiến thức tốt về bệnh truyền nhiễm và cách phòng chống theo thang điểm của nghiên cứu đưa ra là 17,1%, trung bình là 34 %, kém là 48,9%
88,1% người dân tiếp nhận thông tin bệnh truyền nhiễm từ ti vi, qua cán bộ y tế và qua đài truyền thanh xã là 17,9%, chí có 13,6% là qua sách báo và tời rơi.
- Nhóm tuổi dưới 18 và từ 18 -35 có kiến thức về bệnh truyền nhiễm cao hơn các nhóm tuổi khác.
- Nhóm người có trình độ đại học và sau đại học có kiến thức về bệnh truyền nhiễm cao nhất và sau đó giảm dần theo trình độ văn hóa.
- Nhóm người là hưu trí có kiến thức đúng về bệnh truyền nhiễm cao nhất và nhóm khác, nội trợ chiếm tỷ lệ thấp nhất.
KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục duy trì hướng dẫn - giáo dục người dân thông qua công tác truyền thông giáo dục sức khỏe qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên cần phải điều chỉnh các phương tiện truyền thông phù hợp với nhu cầu địa phương.
- Tập trung truyền thông – giáo dục đến người dân những thông tin về các biện pháp phòng chống bệnh dịch cho cộng đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_nhan_thuc_cua_dai_dien_ho_gia_dinh_ve_phong_chong.doc