So sánh UCP500 và UCP60
Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh UCP500 và UCP60, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ TỔNG QUAN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA UCP Sự ra đời của UCP Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. 2. Khái niệm UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP 3. Vai trò UCP Đối với ngân hàng Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa Ngân Hàng và khách hàng UCP – CD là cẩm nang hướng dẫn mà Ngân Hàng dựa vào đó để dịch vụ khách hàng tốt nhất. UCP- CD được xem như là một căn cứ pháp lý ( khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chống tháo gỡ và giải quyết tranh chấp 3. Vai trò UCP Đối với công ty xuất nhập khẩu UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình. UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; kiện (nếu có) đối với ngân hàng Lý do có sự thực hiện thay đổi UCP500 thành UCP600 - Thứ nhất: Sự thay đổi mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế trên toàn cầu - Thứ hai: theo thông lệ bình quân 10 năm UCP được sửa đổi nội dung một lần. - Thứ ba: do ngay khi UCP500 được đưa vào ứng dụng đã có nhiều điều khoản áp dụng gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng khi phục vụ thanh toán L/C, gây tranh cãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu. II. SO SÁNH UCP500 VÀ UCP600 Cụ thể thứ tự các điều khoản UCP500 bị thắc mắc nhiều nhất được Ban soạn thảo của Phòng Thương Mại Quốc Tế thống kê thể hiện qua bảng sau: So sánh UCP500 và UCP600 Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ Thứ hai: UCP600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. Tổng cộng UCP600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản. Các điều khoản sau đây của UCP500 bỏ không được nhắc tới trong UCP600 nữa: điều khoản 5, 6, 8 12, 30, 33, 36, 38 Thứ ba: UCP600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn Điều khoản 2: các định nghĩa Điều khoản 3: Các diễn giải Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp. Thứ tư: Thay đổi lớn thứ tư là việc chỉnh sửa các điều khoản: Tổng cộng có 23 điều khoản sửa đổi mới, vì nội dung rất dài nên nhóm chọn ra một số điều khoản sửa đổi cơ bản mà thắc mắc nhiều nhất ở UCP500 (như đã giới thiệu ở phần lý do sửa đổi) được sửa đổi trong UCP600 sẽ được trình bày dưới đây: (Nhóm sẽ gởi lên mail lớp nội dung cụ thể của 23 điêù khoản sửa đổi mới trong bài làm hoàn chỉnh) Điều khoản 7: Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành ( ứng với điều khoản 9a UCP500) Nội dung mới thể hiện ở 2 điểm: - Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ - Ngân hàng phát hành bị buộc phải cam kết thanh toán vô điề kiện ngay tại thời điểm mà họ phát hành thư tín dụng. Điều khoản 8: Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận (ứng với điều khoản 9b,c UCP500) Có 2 nội dung mới: - Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ - Ngân hàng xác nhận bị buộc phải cam kết thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ vô điều kiện ngay tại thời điểm mà họ xác nhận thư tín dụng Điều khoản 10: Về tu chỉnh thư tín dụng (ứng với điều khoản 9d UCP500) Điều khoản 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ (ứng với điều khoản 13 UCP500) + Điều khoản 14d: Nội dung chứng từ thanh toán (ứng với điều khoản 21 UCP500) + Điều khoản 14j: Địa chỉ người thụ hưởng và người xin mở L/C (ứng với điều khoản 37 UCP500) Điều khoản 16: Các chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông báo (ứng với điều khoản 14 UCP500) Điều khoản 20a: Vận tải đường biển chuyên chơ từ cảng đến cảng (ứng với điều khoản 23a UCP500) Điều khoản 37: Sự miễn trách nhiệm đối với hành động của bên nhận chỉ thị của thư tín dụng (ứng với điều khoản 18 UCP500) Điều khoản 38: Tín dụng chuyển nhượng (ứng với điều khoản 48 UCP500) III. CÁC KẾT LUẬN RÚT RA TỪ SỰ THAY ĐỔI Xuất hiện 3 điều khoản hoàn toàn mới Xuất hiện những nội dung mới 23 điều khoản Số điều khoản ít hơn Lời lẽ trong UCP600 rõ ràng, trong sáng hơn để tránh nhầm lẫm. THANKS YOU!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh UCP500 và UCP60.ppt