Qui trình sản xuất nước khoáng đóng chai

Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được bảo quản ở điều kiện bình thường. Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển khô, sạch, có mui che tránh được mưa nắng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

pdf33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui trình sản xuất nước khoáng đóng chai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Bài Thuyết Trình ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG ĐÓNG CHAI GVHD: Th.s:Dương Ngọc Diệp SVTH: NHÓM 2  SVTH:  1.Nguyễn Công Bằng 08070105  2.Lê Minh Nhựt 08070116  3.Bùi Thị Thanh Thủy 08070124  4.Vũ Trung Kiên 08080126  5.Phạm Minh Hùng 08070135  6.Dương Lệ Thu 08070138  7.Nguyễn Thị Khánh Sinh 07080155  8.Bùi Minh Tiến 08070196  9.Nguyễn Danh Sơn 08070203 I. Khái niệm nước khoáng II. Các thành phần có trong nước khoáng III. Qui trình sản xuất nước khoáng đóng chai IV. Kết luận  Luật khoáng sản nước khoáng là Nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.  Nước khoáng là loại nước thiên nhiên có thành phần và tính chất đặc biệt, như chứa một số hợp phần muối - ion, khí, chất hữu cơ với hàm lượng lớn, nhiệt độ và tính phóng xạ cao..., có hoạt tính sinh học nên có tác dụng chữa bệnh hoặc tác động tốt đến sức khoẻ con người.  Có thể chia nước khoáng thành hai loại: Nước khoáng chữa bệnh có độ khoáng hoá cao không vượt quá độ đẳng trương của huyết thanh hoặc có một hay nhiều hợp phần có tác dụng được lý mạnh (loại này khi uống cần có chỉ định của bác sĩ)  Nước khoáng giải khát có độ khoáng hoá thấp, tác dụng dược lý nhẹ, có thể sử dụng rộng rãi Na + 55 HCO3- 105 K + 2 Cl - 4,5 Ca ++ 1,6 SO4-- 6,5 Mg ++ 0,02 F- 1,7 Fe < 0,01 NO3- <1 H2SiO3 110 I - < 0,01 II. Các thành phần có trong nước khoáng Bảng 1:Hàm lượng khoáng thấp (240mg/l), chứa Flo  Axít Metasilisic : với hàm lượng 110 mg/l dưới dạng không thuỷ phân có tác dụng mạnh đối với nhiều loại bệnh thần kinh, tê thấp, phụ khoa, bệnh do chấn thương, giúp cho hệ thần kinh vận động tốt.  - Flo : Hàm lượng thấp (1,7mg/lít ) so với quy định Nước khoáng đóng chai, hàm lượng này có tác dụng chống sâu răng rất tốt, dùng lâu dài không sợ gây bệnh Fluorose. - Bicarbonat Natri và Kali: có tác dụng gây tê và giảm đau viêm mạc dạ dày, chống lên men, đầy hơi, giảm độ axit trong dạ dày. - Clorua cao dùng dưới dạng tắm ngâm hoặc uống có tác dụng tốt đến tuần hoàn ngoại vi, tăng bài tiết nước bọt và dịch vị, kích thích nhu động ruột, tăng bài tiết Ure.  - Calcium giúp cho xương cứng, răng tốt và cơ bắp khỏe mạnh. - Magnesium tham gia vào các phản ứng xúc tác và kính thích thần kinh. - Potassium duy trì sự cân bằng độ pH và cần thiết cho các phản ứng hoá học sản sinh năng lượng trong cơ thể. - Sodium duy trì sự cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể và giúp cho sự vận động của hệ thần kinh.  1. Xử lý nguồn nước  2. Lọc thẩm thấu ngược  3. Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím  4. Giai đoạn cuối: đóng chai Hình III.1: hệ thống xử lý nước khoáng Hình III.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai từ nguồn nước sau khi được xử lý sơ bộ  Tùy theo quy mô sản xuất, nhà đầu tư có thể chọn nguồn nước thích hợp. Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm. Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác.  Để có nguồn nước ngầm không bị nhiểm khuẩn, hàm lượng kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… nằm trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt là rất khó nên trước khi đưa vào sản xuất, bắt buộc phải làm xét nghiệm tổng thể và tùy theo kết quả, có thể phải qua một hoặc nhiều công đoạn xử lý sau:  Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S(nếu có). Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý  Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation– Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục được xử lý  Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có):  Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây  Nước được bơm (cao áp) qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).  Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ.  Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng.  Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín. Nước từ nơi sạch đến nơi có nồng độ muối cao hơn Áp suất cao đẩy nước qua màng, đến nơi tinh khiết Hình 2. Quá trình lọc nước qua màng RO  Là một màng mỏng làm từ vật liệu Cellulose Acetate, Polyamide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Tất cả các màng này đều chịu áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và chlorine không giống nhau, tùy theo từng nhãn hiệu. Màng lọc RO  Với tốc độ và áp lực cực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt của màng RO. Một phần trong số những phân tử nước “chui” qua được những lỗ lọc. Các tạp chất bị dòng nước cuốn trôi và “thải” bỏ ra ngoài. Với cách thức này, bề mặt của màng RO liên tục được rửa sạch và có tuổi thọ tới 5 năm. Hinh 3: Màng lọc RO  Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trứoc khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn.  Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có) Hình 4: hệ thống lọc bằng tia cực tím  Quy trình: Cho nước chảy qua một ống kín trong đó có lắp đèn cực tím. Các tia UV được phóng vào dòng nước. Cấu trúc DNA/RNA của vi sinh bị thay đổi làm cho chúng không thể tồn tại và sinh sản Thiết bị lọc nước bằng tia cực tím  Tia cực tím ở một tần số nhất định có thể diệt 99,99% vi khuẩn nhưng không loại bỏ bất kỳ tạp chất gì có trong nước. Phương pháp này sử dụng điện và thường được ứng dụng ở công đoạn cuối cùng của hệ thống lọc nước. Khác với đun sôi, phương pháp này tiết kiệm điện và nhanh hơn nhiều. Đây là phưong pháp xử lý an toàn nếu kết hợp thêm với loại lọc Than hoạt tính. Một đoạn DNA của vi khuẩn trước khi bị chiếu tia cực tím. Đoạn gen đã bị phá hủy Hình 5: đoạn DNA của VK bị phá hủy  4.1. Chuẩn bị nắp:  Nắp được lấy từ kho đưa vào khu vực rửa nắp để rửa bằng nước thành phẩm qua 04 giai đoạn như:  Giai đoạn 1: Kiểm tra, rửa lần 01 loại bỏ cặn trong quá trình vận chuyển, lần 2 rửa sạch chuyển qua giai đoạn 2.  Giai đoạn 2: Ngâm nắp đã rửa bằng dung dịch tiệt trùng.  Giai đoạn 3 và 4: Tương tự như giai đoạn 1 và 2. Sau đó đưa vào ngăn chứa nắp trong hệ thống để chuẩn bị sản xuất.  4.2. Chuẩn bị vỏ bình.  Giai đoạn 1: Vỏ bình được tập trung tại phòng sơ chế để chà rửa sạch sẽ, xúc rửa lần thứ nhất bằng hóa chất tiệt trùng dùng cho thực phẩm.  Giai đoạn 2: Tiệt trùng vỏ bình.  Vỏ bình tiếp tục được đưa vào máy tự động súc rửa và phải tráng lại bằng nước thành phẩm (nước tinh khiết).  Hóa chất tiệt trùng phải là loại được kiểm nghiệm, có tính sát trùng mạnh nhưng không để lại mùi, phân hủy nhanh, không ảnh hưởng đến chất lượng nước.  Giai đoạn 3: Vỏ bình được chuyển qua máy chiết nước, đóng nắp tự động.  Giai đoạn 4: Bình được đưa qua băng tải, lúc này bộ phận KCS sẽ kiểm tra bình lần cuối trước khi đưa ra thành phẩm.  Giai đoạn cuối Bình thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển. Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra lần cuối. Sau hai ngày có kết quả kiểm nghiệm chuyển qua kho bảo quản và phân phối.  Việc ghi nhãn đối với nước khoáng thiên nhiên phải thực hiện theo TCVN 7087: 2002 ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.  Tên gọi của sản phẩm phải là “Nước khoáng thiên nhiên” kết hợp với tên gọi thương mại hoặc địa danh của nguồn nước Ghi nhãn  Ghi lên nhãn các thành phần đặc trưng của nước khoáng thiên nhiên:  Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan  Hàm lượng natri  Hàm lượng canxi  Hàm lượng kali  Hàm lượng magiê  Hàm lượng iôt  Hàm lượng florua  Hàm lượng HCO3  Khi sản phẩm chứa nhiều hơn 1mg/l florua thì phải ghi trên nhãn là “có chứa florua”. Khi sản phẩm chứa nhiều hơn 2,0 mg/l florua thì phải ghi trên nhãn là “Sản phẩm không thích hợp cho trẻ dưới 7 tuổi”. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được bảo quản ở điều kiện bình thường. Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển khô, sạch, có mui che tránh được mưa nắng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.  Nước khoáng là một loại thức uống rât tốt cho sức khỏe con ngươi bổ sung nhiều khoáng chất. Tuy nhiên không được dùng thay nước mặc dù khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể nhưng nếu quá lạm dụng, nó cũng gây những hậu quả xấu cho sức khỏe  thien-nhien  tinh-khiet-dong-chai  ro/day-chuyen-loc--nuoc-tinh-khiet-ro-1000l-h-2-cap.aspx  hao-thuong-hieu-tu-truyen-thuyet.htm Cảm ơn cô và các bạn đã quan tâm theo dõi!!!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQui trình sản xuất nước khoáng đóng chai.pdf