Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiện nay

Trên đây là những phương diện quan trọng cung cấp căn cứ cho việc đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Các tiêu chí đó là một thể thống nhất trong mối quan hệ tác động tương hỗ nhằm đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng đảm bảo tính xác thực, khoa học, khách quan, minh bạch và dân chủ.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 39 PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Trần Thị Lan* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về chất lượng lao động của trí thức Giáo dục đại học (GDĐH). Do vậy, tiến hành nghiên cứu phương thức đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ này phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết. Bài viết tập trung trình bày: Quan niệm về chất lượng lao động của trí thức GDĐH; phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Trong đó, đi sâu luận giải về nguồn thông tin đánh giá, nội dung, tiêu chí đánh giá, yêu cầu cần đảm bảo trong qui trình đánh giá. Từ khóa: Trí thức, trí thức Giáo dục đại học, chất lượng lao động, phương thức đánh giá. ĐẶT VẤN ĐỀ* Với việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO, chúng ta phải thừa nhận GDĐH là một loại dịch vụ (theo hiệp định GATS). Vì vậy, việc xây dựng phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa đã trở thành vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ đáp ứng yêu cầu của xu thể quốc tế hóa giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của quá trình kiểm định chất lượng các trường đại học theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan niệm về lao động của trí thức GDĐH Theo nghĩa chung nhất, lao động “trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên” [2, tr.230]. Xét về bản chất, lao động là một hoạt động tích cực và sáng tạo. Tiếp cận ở bình diện này, có thể xem lao động của trí thức GDĐH là quá trình tác động có mục đích của nhà giáo đến đối tượng người học nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân cách của người học nói riêng và nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung. Với tính cách là một công việc, lao động của trí thức GDĐH là hoạt động nghề nghiệp * ĐT: 0983896296; Email: lantrantn@gmail.com chuyên môn – giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Đặc trưng nổi bật của hoạt động này là hoạt động khoa học sư phạm nhằm truyền thụ học vấn và đào tạo hướng nghiệp, gắn liền dạy chữ - dạy nghề và dạy người. Nếu xét lao động của trí thức GDĐH trên phương diện giá trị thì nó chính là hoạt động được đảm bảo bởi sự hao phí sức lao động trí óc, sáng tạo với hàm lượng chất xám cao. Sức lao động ấy được kết tinh trong sản phẩm lao động, tức người học với tư cách là kết quả trực tiếp nhất của hoạt động giảng dạy và phát minh, sáng chế với tư cách là sản phẩm của nghiên cứu khoa học (NCKH). Mặt khác, lao động hao phí của trí thức GDĐH không chỉ được tính đến sức lực cơ bắp mà quan trọng hơn và chủ yếu nhất vẫn là yếu tố trí tuệ, tình cảm. Hàm lượng chất xám, lòng nhiệt huyết kết tinh trong sản phẩm càng nhiều thì hao phí sức lao động trí tuệ của trí thức GDĐH càng cao bấy nhiêu. Lao động của trí thức GDĐH là khoa học phát triển con người với mục tiêu hình thành con người xã hội, con người văn hóa ở trình độ cao nên nó không thể bắt đầu bằng thói quen mà phải bằng hệ thống kỹ năng chuyên môn. Kết quả lao động của trí thức GDĐH là tạo ra sản phẩm trí tuệ - nhân cách, năng lực, phẩm chất, phương pháp tư duy khoa học của sinh viên; kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của những nhà giáo, thầy thuốc, kỹ sư, công nhân, Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 40 những chuyên gia, những nhà khoa học trong tương lai. Giá trị lao động của trí thức là kết quả của lao động khổ luyện, công phu, tỉ mỉ. Ở đó, sự tận tâm, tận lực, nhiệt tình và tâm huyết phải được chỉ dẫn, soi sáng bởi tri thức khoa học, bởi phương pháp đúng đắn. Như một logic chặt chẽ và được nhìn từ góc độ đa chiều, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là kết quả tổng thể của những hoạt động có tính chất tương hỗ, liên quan mật thiết với nhau trong toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo: từ giảng dạy đến NCKH; từ giáo dục đạo đức đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; từ việc giáo dục tri thức đến giáo dục phương pháp không phải của cá thể nhà giáo riêng biệt mà là toàn thể đội ngũ với tư cách tập thể sư phạm. Phương thức đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa Đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH về thực chất là sự phán đoán giá trị lao động nhằm làm rõ mức độ đóng góp trí tuệ cho xã hội của trí thức nhà giáo. Do đó, thực tiễn đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH khách quan đòi hỏi giá trị phải được chuyển dịch từ phạm trù trừu tượng thành những tiêu chí cụ thể. Đối với trí thức GDĐH, chuẩn hóa chất lượng lao động vừa là mục tiêu phấn đấu vươn tới, vừa là thước đo đánh giá mức độ đáp ứng những tiêu chuẩn đã được xác định theo chức trách, nhiệm vụ của giảng viên hoặc nhà quản lý giáo dục. Thiếu chuẩn, mọi nỗ lực của trí thức nhà giáo đều chưa được định hướng rõ ràng và càng không thể có được sự đánh giá thống nhất giữa các chủ thể. Do vậy, đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa cần thiết phải dựa trên cơ sở khoa học và đảm bảo các yếu tố sau: Một là, nguồn thông tin đánh giá: Đây là yếu tố cần được thống nhất về mặt nhận thức và quan điểm. Trong đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH, nguồn thông tin đánh giá rất phong phú, đa dạng, trong đó cơ bản nhất phải kể đến nguồn thông tin từ bản thân giảng viên, đồng nghiệp, nhà quản lý, các thế hệ sinh viên (gồm cả sinh viên đang học, sinh viên cuối khóa, cựu sinh viên) và các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực. Từng nguồn thông tin sẽ có những điểm cần lưu ý khi sử dụng. Vấn đề là ở chỗ, tính khoa học của việc kết hợp các nguồn thông tin phải được đảm bảo trên cơ sở khách quan, minh bạch và xác thực. Cần khẳng định, trong việc đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH, bản thân nhà giáo phải trở thành chủ thể chính và là nguồn đánh giá đáng tin cậy về chất lượng lao động của chính họ. Tuy nhiên, nếu không xuất phát từ ý thức trách nhiệm của nhà giáo thì việc đánh giá lại bị hạn chế bởi tính chủ quan. Khắc phục điều này, đòi hỏi cần có những minh chứng cụ thể về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được thừa nhận bằng hiệu quả công việc của từng giảng viên thông qua kết quả học tập môn học và sự trưởng thành của sinh viên sau khóa học. Sinh viên là đối tượng đầu tiên và cũng là chủ thể trực tiếp nhất được thụ hưởng hoạt động giảng dạy của trí thức GDĐH nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp thông tin phản hồi về phương pháp truyền đạt kiến thức; kết quả nhận thức, hình thành kỹ năng mà sinh viên có được từ khóa học; tính khách quan, công bằng trong kiểm tra – đánh giá kết quả học tập; mức độ đáp ứng những mong đợi của sinh viên từ khóa học. Đặc biệt, đối với sinh viên đã tốt nghiệp trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, họ có thế để cung cấp thông tin xác thực về chất lượng đào tạo nói chung của đội ngũ trí thức nhà giáo. Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Song về cơ bản, đa số các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đều khẳng định giá trị và tính hữu ích của loại thông tin này. Nguồn thông tin đánh giá từ đồng nghiệp có vị trí và vai trò nhất định trong đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Những đồng nghiệp có cùng chuyên môn có thể đánh giá lẫn nhau thông qua việc cung cấp thông tin xác thực về hoạt động giảng dạy, NCKH dưới nhiều hình thức: thông qua dự giờ, hội đồng nghiệm thu giáo trình, đề cương bài Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 41 giảng; kết quả của công trình NCKH các cấp; thông qua thực tiễn triển khai để đánh giá các phát minh, sáng kiến trong giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Nguồn thông tin đánh giá từ nhà quản lí các cấp cần được xem là một trong những cơ sở đánh giá chính thức về chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Với vị trí của nhà quản lý, họ trực tiếp hoặc gián tiếp giao nhiệm vụ và chỉ đạo hoạt động của trí thức GDĐH. Thuận lợi hơn trong đánh giá so với những chủ thể khác, các nhà quản lý thường có cách tiếp cận tổng thể, hệ thống và toàn diện từ nhiều kênh thông tin về trí thức nhà giáo mà mình quản lý. Trên cơ sở đó, đưa ra những kết luận có ý nghĩa xác minh, thẩm định và bổ sung cho việc đánh giá giảng viên. Nguồn thông tin đánh giá từ người sử dụng sản phẩm đào tạo và nguồn nhân lực đang ngày càng có vai trò quan trọng trong tương quan với các nguồn thông tin khác, nhất là trong bối cảnh đào tạo theo nhu cầu xã hội. Những chủ thể này có thể chỉ ra một cách trực tiếp và rõ ràng nhất ưu, khuyết điểm và sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực mà họ đang sử dụng. Đây là nguồn thông tin cần thiết để phán đoán giá trị lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trên ý nghĩa đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Hai là, tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Đây là vấn đề căn bản nhằm tạo ra sự thống nhất trong đánh giá. Khác với trí thức ở các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhiệm vụ của trí thức GDĐH không chỉ là truyền thụ tri thức mà còn là sáng tạo ra tri thức mới, không đơn thuần chỉ là giảng dạy mà còn là NCKH, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, một bộ phận trí thức GDĐH còn đảm trách nhiệm vụ tổ chức, quản lý giáo dục. Đó là ba lĩnh vực quan trọng, là cơ sở căn bản nhất để đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GĐĐH. Chất lượng lao động của trí thức GDĐH vốn mang tính trừu tượng nên luôn cần có những tiêu chí đánh giá theo hướng chuần hóa. Hệ thống các tiêu chí được xem như tập hợp những dấu hiệu, những yêu cầu đạt chuẩn về chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo chức năng, nhiệm vụ; theo mong đợi của các chủ thể đánh giá và theo mục tiêu của GDĐH. Đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần tập trung vào những tiêu chí cơ bản sau: * Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn giảng viên của trí thức GDĐH Đây là yêu cầu căn bản đầu tiên để đảm bảo chất lượng lao động của trí thức nhà giáo. Theo Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, “Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng” [4, tr.52-53]. Trước bối cảnh gia tăng cạnh tranh và hội nhập, trí thức GDĐH cần đạt chuẩn cả về trình độ ngoại ngữ, tin học và công nghệ thông tin. Đó là những công cụ hữu ích cho công tác giảng dạy, NCKH và tổ chức quản lý đào tạo. * Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của trí thức GDĐH. Chất lượng lao động của trí thức GDĐH được kiểm định bởi kết quả thực tế sử dụng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp. Theo đó, có thể đo lường chất lượng lao động của trí thức GDĐH thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách giảng viên được xác định tại điều 46 của Điều lệ trường Đại học. * Kết quả lao động thực tế và mức độ hài lòng của các chủ thể: Kết quả lao động của trí thức GDĐH được đo bằng những thông số, minh chứng thể hiện năng lực giảng dạy, NCKH, quản lý đào tạo. Về giảng dạy, cần đánh giá kết quả lao động của trí thức GDĐH theo các tiêu chí: Phương pháp giảng dạy được đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; đạt được mục tiêu giảng dạy đã đặt ra; chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp; tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên năm cuối. Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 42 Về NCKH, chuyển giao công nghệ cần được minh chứng ở các thông số: “Tỷ lệ các công trình xuất bản trên đầu cán bộ; bài báo, giáo trình, đề cương bài giảng; số lượng giải thưởng NCKH của cán bộ, của sinh viên; chất lượng luận văn, đồ án tốt nghiệp; luận văn thạc sĩ; luận án tiến sĩ; các hoạt động hợp tác, chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ xã hội [1, tr.32]. Về quản lý đào tạo, cần đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, quản lý ở bộ môn, khoa và các phòng, ban. Một trong những tiêu chí quan trọng là cần phải lượng hóa được mức độ hài lòng của các chủ thể đánh giá trên từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn mà mỗi giảng viên đảm nhận. Điều này góp phần làm rõ sự trùng khớp giữa kết quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH với những mong đợi hay những mục tiêu định sẵn của các chủ thể. Đây là tiêu chí đánh giá không chỉ được nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng mà đối với Việt Nam cần thiết phải xem đó là khâu đột phá để đo lường chất lượng lao động của trí thức GDĐH một cách khách quan trong điều kiện nền giáo dục vận hành theo cơ chế thị trường và đào tạo theo nhu cầu xã hội. * Khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với thị trường lao động và việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng GDĐH theo định hướng nghề nghiệp, theo nhu cầu xã hội. Lao động của đội ngũ trí thức GDÐH đạt chất lượng cao không thể tạo ra những con người kém về trình độ chuyên môn, không đạt về phẩm chất đạo đức, yếu về kỹ năng lao động cũng như khả năng thích nghi, hội nhập. * Hiệu quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trong tương quan so sánh với mức đầu tư kinh phí và các điều kiện đảm bảo. Hiệu quả lao động của trí thức GDĐH cần được xem xét trong tương quan so sánh với mức đầu tư. Nhất là kinh phí, các điều kiện đảm bảo và chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo của các cơ sở đại học. Đây là tiêu chí quan trọng, cơ bản để đo lường mức độ tương xứng giữa kết quả lao động đạt được của trí thức GDĐH so với mức đầu tư thực tế cũng như cơ chế, chính sách tác động. Ba là, những yêu cầu cần đảm bảo khi thực hiện qui trình đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuẩn hóa: Trên cơ sở khảo sát, có tới 96,3 % ý kiến đồng ý rằng, việc xây dựng qui trình đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần hướng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ; có 90,8 % ý kiến cho rằng công tác đánh giá phải định hướng và tạo động lực cho trí thức nhà giáo tự giác hoàn chỉnh bản thân; có 89,7 % ý kiến đưa ra yêu cầu phải đảm bảo sử dụng thông tin đánh giá một cách hợp lý, không để thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của trí thức GDĐH. Mục đích đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH nhằm phát triển đội ngũ, duy trì thực hiện mục tiêu của nhà trường, cung cấp dữ liệu thông tin cho công tác quản lý cũng được đại đa số ý kiến tán thành. Những yêu cầu này cần được xem là nguyên tắc căn bản đòi hỏi qui trình đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. KẾT LUẬN Trên đây là những phương diện quan trọng cung cấp căn cứ cho việc đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Các tiêu chí đó là một thể thống nhất trong mối quan hệ tác động tương hỗ nhằm đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng đảm bảo tính xác thực, khoa học, khách quan, minh bạch và dân chủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đức Chính – Nguyễn Phương Nga, (2000), “Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (7). [2]. C.Mác (1973), Tập 1, quyển 1, phần 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. [3]. C.Mác – Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4]. Nguyễn Lê Ninh (1996), “Vai trò của người thầy trong chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (12). [5]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục sửa đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 39 - 43 43 SUMMARY METHOD OF ASSESSING THE QUALITY LABOR OF THE HIGHER EDUCATION INTELLECTUALS TOWARDS STANDARDIZATION IN OUR COUNTRY TODAY Tran Thi Lan* College of Education – TNU Quality is a key factor determining the existence and development of a university. However, there are many different ideas about the quality labor of the higher education intellectuals. Therefore, the study conducted to assess the quality of team labor are consistent with the practical conditions in Vietnam is a critical issue. The paper focuses present: The concept of labor quality of the higher education intellectuals; method of assessing the quality of the intellectual labor of higher education. In particular, the depth commentary on assessment information, content, evaluation criteria and requirements should ensure that the assessment process. Key words: Intellectuals, intellectuals higher education, labor, labor quality, assessment methods, standardization. Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hường – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * ĐT: 0983896296; Email: lantrantn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_thuc_danh_gia_chat_luong_lao_dong_cua_tri_thuc_giao_d.pdf