Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới - Cao Thị Xuân Phượng

Cùng với đề tài an ninh, chính trị là sự tiếp tục của đề tài chiến tranh. Bên cạnh ký ức hào hùng, oanh liệt về cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh được phóng sự tiếp cận từ những sự kiện tiêu biểu của 2 cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam. Cũng như phóng sự trước 1975, âm hưởng chính của phóng sự về đề tài chiến tranh giai đoạn này là tuyên truyền, ngợi ca sức mạnh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Bước vào những năm 80, phóng sự đã có những bước chuyển động khi mạnh dạn hướng ống kính về phía những mặt trái của xã hội. Những bất cập của cơ chế quan liêu bao cấp, tệ nạn buôn gian bán lận, sự thoái hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ nhà nước, sự phát triển của tệ nạn xã hội. đã được tái hiện chân xác và cụ thể qua phóng sự của Hữu Thọ, Trần Huy Quang, đặc biệt qua thiên phóng sự Nước trong nước đục của Đỗ Quảng - tác phẩm đoạt giải nhất thể loại phóng sự do báo Độc lập bình xét năm 1983. Mạnh dạn đột phá vào những vùng hiện thực nhạy cảm, phóng sự phối thêm một nét vẽ mới, góp phần định hình sắc diện của phóng sự giai đoạn này, đồng thời tiếp sức cho sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyết còn nóng hổi hơi thở cuộc sống. Những khoảng cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn là những tiểu thuyết tiêu biểu in đậm dấu ấn đặc trưng thể loại phóng sự. Xuất phát từ tính chất khẩn trương gấp gáp của hoàn cảnh thời chiến, phóng sự trước 1975 thường có cấu trúc ngắn gọn, cô đúc. Người viết phóng sự không có điều kiện trau chuốt ngôn ngữ, lựa chọn cách diễn đạt hoặc đắn đo, cân nhắc về một kết cấu lý tưởng. Nay, trong một bối cảnh hiện thực mới lại không bị áp lực về mặt thời gian, người viết phóng sự bước đầu có ý thức gia công về mặt nghệ thuật. Dễ nhận diện nhất là sự thay đổi phương thức trần thuật, từ chỗ người viết đứng ngoài sự kiện dõi theo mọi diễn biến của sự kiện và thuật lại một cách khách quan sang phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn đặt ngay trong lòng sự kiện. Phóng sự có sự đan kết giữa các bút pháp tả, thuật, bình. Bút pháp miêu tả được cài đặt trong nhiều phóng sự với mục đích hỗ trợ, điểm xuyết cho quá trình trần thuật. Bên cạnh đó, chất chính luận, cái tôi chính kiến cũng bắt đầu xuất hiện ở một số phóng sự, trực tiếp can dự vào sự kiện, bàn bạc, đánh giá sự kiện. Dung lượng tác phẩm cũng có sự thay đổi. Kích thước phóng sự đã được cơi nới, mở rộng đáng kể. Không ít phóng sự được đăng liên tiếp trên nhiều kỳ báo như Âm mưu của kẻ thù và số phận những người bỏ trốn Tổ quốc, Nước trong nước đục (Đỗ Quảng). Như vậy, so với phóng sự thời chiến, phóng sự sau 1975 đã có những chuyển biến cả về mặt nội dung lẫn phương thức biểu đạt. Phóng sự giai đoạn này đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt thoát ra khỏi những qui phạm, những khuôn thước của phóng sự một thời. Tuy tất cả chỉ mới ở bước khởi động, xuất phát, song những bước đi đầu tiên ấy rất cần thiết, có tính chất chuẩn bị, tập dượt cho cuộc cách tân về mặt thể loại sẽ diễn ra sau 1986.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phóng sự Việt Nam từ 1932 đến trước thời kỳ đổi mới - Cao Thị Xuân Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 71-76 PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Ra đời vào những năm 30 (thế kỷ XX), phóng sự với phẩm chất linh hoạt, năng động đã nghiễm nhiên chốt ở vị trí tiên phong trên con đường hiện đại hoá văn học. Sau 1945, do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, phóng sự “lùi về tuyến sau”, nhường chỗ cho ký sự, truyện ký. Mãi đến những năm 80, trước những biến động của cuộc sống thời hậu chiến, phóng sự nhanh chóng nhập cuộc và đã có một số điều chỉnh cần thiết để thích ứng với thực tiễn tiếp nhận, đồng thời tạo đà cho sự đột phá của phóng sự sau 1986. 1. PHÓNG SỰ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1932-1945 Cuộc bùng nổ của phóng sự khởi đầu vào năm 1932 với Tôi kéo xe của Tam Lang được đăng trên tờ Đông tây - tờ báo do các ký giả Tây học Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn làm chủ bút. Tác phẩm đã tạo không ít ngạc nhiên cho độc giả bấy giờ bởi một lối viết giản dị, chân thành, một thái độ nhập cuộc đầy tinh thần trách nhiệm. Bắt chước Marise Choisy, Tam Lang mượn bộ quần áo nâu của một người bạn áo ngắn khoác vào mình rồi mạnh dạn hoà vào dòng đời đen bạc của kiếp “ngựa người” để viết Tôi kéo xe. Sau âm vang của Tôi kéo xe, phong trào viết phóng sự bùng phát mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Hầu hết các tờ báo thời kỳ này đều mở chuyên mục phóng sự và dành cho thể loại mới mẻ này một sự ưu ái đặc biệt. Phóng sự được xem là thể loại nòng cốt, “một phương tiện điểm huyệt của thông tin báo chí” [1, 220], làm nên bộ mặt của tờ báo. Năm 1938, tại Sài Gòn, tờ Phóng sự - tờ báo chuyên sâu về thể loại phóng sự được ấn hành, tạo môi trường để các tài năng khám phá và thử nghiệm. Các tờ báo khuyến khích viết phóng sự, người viết hăm hở đến với phóng sự; vì thế chỉ trong vòng hơn 10 năm đã xuất hiện hàng trăm tác phẩm có giá trị: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng); Trong làng chạy, Hà Nội lầm than, Làm tiền, Vợ lẽ nàng hầu (Trọng Lang); Việc làng, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố); Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp); Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân) Theo tập hợp của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn qua 3 tập Phóng sự Việt Nam 1932-1945 (xuất bản năm 2000), thì thời kỳ này có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn 120 tác phẩm phóng sự. Song, đấy chỉ mới là những ấn phẩm còn hiện hữu, nếu thống kê một cách đầy đủ, con số này sẽ ấn tượng hơn nhiều. Là thể loại của nghề viết báo, song phóng sự thu hút không ít nhà văn tham gia thử bút. Nhiều cây bút tên tuổi của làng văn đã tìm đến với phóng sự, đi cùng phóng sự suốt cả cuộc đời. Hiện tượng di chuyển địa phận canh tác của nhà văn tất yếu đưa đến sự giao thoa giữa văn chương và báo chí. Phóng sự đậm đặc chất văn. Ngôn ngữ sinh động, gợi cảm; diễn đạt mượt mà, uyển chuyển; cái tôi cảm xúc kín đáo, ý nhị từ địa hạt văn CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG 72 chương đã được di chuyển vào phóng sự khá linh hoạt, khiến cho phóng sự - “đứa con đầu lòng của nghề viết báo” trở nên mềm mại, nhân tình hơn. Đặc biệt, trong nhiều tác phẩm chất liệu phóng sự đã được văn chương hoá, “tiểu thuyết hoá”. Những sự kiện, con người, số liệu cụ thể, khô cứng đã được thông tin, xử lý bằng phương thức biểu đạt của tiểu thuyết. Sự cộng hưởng khéo léo này đã cho ra đời một phiên bản mới của thể loại phóng sự, đó là phóng sự - tiểu thuyết. Phóng sự 1932-1945 có khả năng bao quát một vùng hiện thực rộng lớn và phức tạp. Xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa hiện thực phê phán, phóng sự mạnh dạn xoáy sâu vào những tệ nạn xã hội, những u nhọt, những tai ương, quái gở của cuộc sống thị thành. Phóng sự bóc tách, phơi trần những “việc làng”, những hủ tục lỗi thời, lạc hậu đang diễn ra nơi “góc chiếu sân đình” cùng cuộc sống bần hàn của người lao động nghèo ở thôn quê với tất cả sự ngột ngạt, bức bối của nó. Mỗi phóng sự là một câu chuyện cuộc đời. Xâu chuỗi những câu chuyện cuộc đời trong phóng sự giai đoạn này, người đọc sẽ có cái nhìn đầy đặn về bức tranh u ám, xám xịt của xã hội Việt Nam bấy giờ. Đặc biệt, ống kính phóng sự mạnh dạn dừng lại trước một mảng hiện thực nóng bỏng mà thực dân Pháp cố tình bưng bít, đó là cuộc sống nơi ngục tối của tù nhân chính trị. Nguyên Hồng viết Tết của tù đàn bà, Tù trẻ con. Phan Văn Hùm viết Khám lớn Sài Gòn, Nguyễn Đức Chính viết Đảo Côn Lôn, Đặc biệt là phóng sự Ngục Kontum của Lê Văn Hiến - người tù cộng sản sống sót trở về sau những tháng ngày bị tra tấn, bị khủng bố dã man tại nhà lao Kontum. “Đầy dẫy những ngày, những số, những tên, những tuổi ghi nhớ một cách rõ ràng, chắc chắn, quyển sách này là một quyển sách có giá trị đặc biệt về phương diện tài liệu chính trị” [2, 6]. Tác phẩm không chỉ khẳng khái luận tội, phơi bày trước công luận tội ác man rợ của chế độ nhà tù thực dân Pháp, mà còn là bài ca ngợi ca tinh thần bất khuất, kiên trung của người tù cộng sản. Tuy mới hình thành, song phóng sự 1932-1945 đã sớm chứng tỏ tiềm năng của thể loại trên văn đàn. Có thể nói, đây là thời kỳ sung sức, là thời kỳ toả sáng của thể loại phóng sự. Tiên phong trên con đường hiện đại hoá văn học, phóng sự để lại ấn tượng bởi một lối viết giản dị, chân thật; bởi kỹ năng khám phá và chinh phục hiện thực mới mẻ, năng động. Vì lẽ đó mà chiếc nam châm phóng sự đã thu hút nhiều nhà văn tìm về với môi trường lý tưởng này để trải nghiệm, góp nhặt, tích luỹ chất liệu, vốn sống - hành trang cần thiết cho cuộc hành trình đến với tiểu thuyết, truyện ngắn sau này. 2. PHÓNG SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ 1945-1975 Xuất phát từ cái nhìn phiến diện về chức năng thể loại, không ít người cho rằng phóng sự là một dạng thức đặc biệt có chức năng “đào bới, phanh phui, mổ xẻ” những vấn đề phức tạp, gay cấn của xã hội, vì lẽ đó mà “lặn hẳn đi, mất hút”, “không có đất đứng” trong một dòng văn học chủ yếu anh hùng ca. Có thật là phóng sự “lặn hẳn đi, mất hút”, “không có đất đứng” trong hệ thống thể loại văn học cách mạng 1945-1975? Đối tượng của phóng sự không chỉ giới hạn ở những miền hiện thực “có vấn đề”, phóng sự có khả năng bao quát mọi mặt của hiện thực cuộc sống từ những câu chuyện đời thường gắn với số phận một con người cụ thể, cho đến những vấn đề vĩ mô liên quan PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 73 đến vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc. Vì vậy, phóng sự vẫn có thể tìm thấy cảm hứng trong hoàn cảnh khói lửa chiến tranh. Không hề mất đi, không hề bị triệt tiêu, phóng sự vẫn tồn tại trong trạng thái vận động, chuyển hoá về mặt cấu trúc để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của thực tiễn. Phóng sự vẫn là thành viên của hệ thống thể loại văn học. Tuy nhiên, nếu như giai đoạn 1932-1945 phóng sự chốt ở vị trí tiên phong thì thời kỳ này, phóng sự chững lại, “lùi về tuyến sau”, nhường chỗ cho các thể loại anh em tiến lên phía trước. Sự phồn thịnh hay suy tàn của một thể loại không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân nó. Số phận của mỗi thể loại còn chịu sự qui định của môi trường sáng tạo. Sau 1945, đất nước bước vào thời kỳ mới - cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, mọi hoạt động đều hướng về tâm điểm chính - tiền tuyến. Văn học cũng vậy, “Văn học Việt Nam tạm cởi bỏ những bộ quần áo nhiều màu, mặc đồng phục phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc”. Để lại đằng sau nhiều mảng hiện thực sinh động của cuộc sống, phóng sự hối hả đến với cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Ở đó, những tác phẩm hay nhất, xúc động nhất là những tác phẩm viết về chiến tranh. Phóng sự tập trung ca ngợi, biểu dương những tấm gương anh hùng, bất khuất, những chiến công hiển hách của dân tộc: Pháo binh trẻ tuổi của ta, Dân công hoả tuyến, Giờ phút cuối cùng của địch ở Điện Biên Phủ (Thép Mới), Chặt gọng kìm đường số 4 thu đông 1947-1948 (Hoàng Lộc), Những ngày trao trả tù binh (Thanh Châu), Tuy nhiên, như nhận định của nhà nghiên cứu Đức Dũng thì giai đoạn này “phóng sự xuất hiện không thường xuyên và đề tài cũng chưa thật đa dạng”. Trước một hiện thực mới buộc phóng sự phải trăn trở để tìm kiếm một cách thức thể hiện tương xứng. Phóng sự tự đào thải những yếu tố, những phẩm chất được coi là lỗi thời, không còn phù hợp đồng thời với việc bổ sung, “nhập khẩu” những đặc trưng mới, những yêu cầu mới để thích ứng với nhịp độ phản ánh nhanh nhạy, gấp gáp của cuộc kháng chiến. Chất văn nhạt dần, nhường chỗ cho chất thông tấn báo chí với đặc trưng cụ thể, thời sự, chân xác. Phóng sự mang dáng dấp của những ghi chép, tường thuật, chưa hiện diện đúng với đặc trưng thể loại. Nhìn chung, so với thời tiền chiến, phóng sự giai đoạn này có phần chững lại. Vị trí tiên phong từ phóng sự đã được dịch chuyển sang ghi chép, tuỳ bút, bút ký, đặc biệt là ký sự. Một loạt ký sự về đề tài nông dân và người lính vệ quốc của một số nhà văn tên tuổi xuất hiện như: Ngược sông Thao (Tô Hoài), Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Trận Phố Ràng, Chiến dịch biên giới (Trần Đăng), Ở rừng, Trên những con đường Việt Bắc (Nam Cao), Sau 1954, đất nước lại tiếp tục một chặng đường mới đầy thử thách. Lợi dụng buổi giao thời rối ren, loạn lạc, bọn Mỹ - Diệm đã dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ đồng bào dân tộc, phân đôi đất nước. Hiện tượng hàng loạt giáo dân bị kẻ thù lừa bịp, dồn ép buộc phải di cư vào Nam trở thành mảng đề tài nóng hổi của phóng sự. Lên tiếng vạch trần bản chất thâm hiểm, xảo trá của kẻ thù, nhiều phóng sự thuộc mảng đề tài này đã chứng tỏ sức mạnh của thể loại trong việc khám phá và phơi bày những sự thật nhức nhối, nóng bỏng. Tiêu biểu là phóng sự Trại di cư PaGốt ở Hải Phòng (Sao Mai). Ngoài những CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG 74 phóng sự viết về số phận người dân di cư, những năm 60 bắt đầu xuất hiện một số phóng sự viết về cuộc sống hỗn loạn, xô bồ nơi đô thị Sài Gòn như Mãnh lực đôla (Vũ Duy), Sài Gòn rác rưởi (Nguyễn Đình Thiên),.. So với phóng sự thời chống Pháp, phạm vi phản ánh của phóng sự giai đoạn này đã được mở rộng, tuy nhiên vẫn còn đơn điệu, chưa tịnh tiến đến mọi mặt của hiện thực cuộc sống. Những mâu thuẫn xã hội, những vấn đề gay cấn, nhức nhối từng ngày, từng giờ nảy sinh trong lòng cuộc sống vẫn vắng bóng trong phóng sự. Phóng sự giai đoạn này tập trung vào hai mảng hiện thực lớn là công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam và không khí khẩn trương, sôi động trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của quân dân miền Bắc: Làng hầm (Vương Sĩ Đình), Nếp sống chiến đấu ở hợp tác xã (Văn Sơn), Lứa tuổi tòng quân (Hữu Mai), Hải Phòng anh dũng (Thái Duy), Phù Quỳ miền đất đỏ (Vũ Cận), Lên Sùng Lô (Tô Hoài), Người hùng Mỹ chóng mặt (Thành Tín), Những chiến sĩ bảo vệ cầu Hàm Rồng, 10 cô gái ngã ba X, Người Hà Nội đánh Mỹ (Đỗ Quảng), Ngàn trận bom đường không tắc, Những mũi xuất kích táo bạo (Nguyễn Trần Thiết), Trận tuyến trên sông Thạch Hãn (Nguyễn Thập), Mở đường xuất kích (Mai Chinh),... Trong đó, thời sự, nóng hổi và thu hút sự quan tâm của công chúng nhất là những phóng sự còn vương mùi khói lửa chiến tranh từ các mặt trận gửi về. Cũng như phóng sự 1945-1954, phóng sự giai đoạn này tồn tại dưới một hình thức đơn giản: dung lượng ngắn gọn, nặng về thông tin, chỉ dừng lại ghi chép, liệt kê sự việc, chi tiết, chưa có những đầu tư đáng kể về mặt nghệ thuật. Những năm 60, để khuyến khích người viết đến với phóng sự, báo Văn nghệ đã liên tiếp tổ chức các cuộc thi viết ký và phóng sự; tuy vậy cũng chưa đủ lực để đẩy con tàu phóng sự tăng tốc. Trong khi đó thể ký sự tiếp tục phát triển, nhiều tác phẩm giá trị xuất hiện: Họ sống và chiến đấu, Tháng 3 ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Hồ Phương), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh - Vũ Kỳ Lân), Cùng với ký sự, truyện ký gặp thời nên thăng hoa, nở rộ khắp từ Nam ra Bắc. Nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trên chặng đường phát triển của nền văn học dân tộc: Bức thư Cà Mau (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Sống như Anh (Trần Đình Vân), Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Khách quan mà xét thì mảng phóng sự viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng chưa tạo được ấn tượng sâu đậm, chưa đủ tầm để phát sáng khi đứng trong đội ngũ những thành viên “cùng mặc đồng phục phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc”. Thật sự thiếu vắng những phong cách phóng sự tài hoa, độc đáo; những thiên phóng sự có tầm, tương xứng với tính chất qui mô, hoành tráng của cuộc kháng chiến. Trong khi đó, không ít phóng viên quốc tế đã tạo được tầm thế và thương hiệu bằng những thiên phóng sự làm chấn động dư luận thế giới về cuộc chiến tranh đẫm máu tại Việt Nam. 3. PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TIỀN ĐỔI MỚI Sau 1975, cuộc chiến chống ngoại xâm khép lại, song vẫn còn một cuộc chiến mới âm ỉ diễn ra trong lòng cuộc sống. Nước Việt Nam non trẻ lại tiếp tục đối diện với những thách thức mới không kém phần gay go, ác liệt. Đặc biệt là tính chất phức tạp của tình PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1932 ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 75 hình an ninh chính trị. Mỹ tháo chạy khỏi Việt Nam, song “có tới 3 vạn cảnh sát đặc biệt nguỵ Sài Gòn và người Việt Nam có quan hệ với CIA bị bỏ lại. Riêng trung tâm CIA Sài Gòn có 2000 tên, Mỹ cũng chỉ mới kịp tha đi gần 500 tên” [3, 246]. Đó là chưa kể đến lực lượng phản động đội lốt khách du lịch hàng ngày nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường hợp pháp. Tinh vi và xảo trá, dưới nhiều lớp vỏ nguỵ tạo, CIA và bọn phản động đã mở những cuộc chiến ngầm hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Trước một hiện thực đầy ắp những biến cố phức tạp, phóng sự - một thể loại nhanh nhạy và cơ động đã nhanh chóng nhập cuộc, hối hả lao vào cuộc chiến mới. Phóng sự mạnh dạn làm những cuộc điều tra để đưa ra những cứ liệu cụ thể, xác thực, vạch trần bản chất thâm hiểm của kẻ thù. Một mặt, chúng gieo rắc văn hoá phẩm đồi trụy làm tê liệt ý chí tinh thần, làm “trụy lạc hoá” thanh thiếu niên; mặt khác, chúng dùng vật chất kích động, lôi kéo những phần tử xấu di tản ra nước ngoài để hỗ trợ cho chúng mở chiến dịch vu cáo Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Âm mưu của kẻ thù và số phận những người bỏ trốn Tổ quốc, Mùa xuân có bão, Sân bay Nội Bài vùng ẩm và điểm nóng, của Đỗ Quảng là những bằng chứng hùng hồn về hành vi chống phá cách mạng của đế quốc và phản động. Cùng với đề tài an ninh, chính trị là sự tiếp tục của đề tài chiến tranh. Bên cạnh ký ức hào hùng, oanh liệt về cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh được phóng sự tiếp cận từ những sự kiện tiêu biểu của 2 cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam. Cũng như phóng sự trước 1975, âm hưởng chính của phóng sự về đề tài chiến tranh giai đoạn này là tuyên truyền, ngợi ca sức mạnh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Bước vào những năm 80, phóng sự đã có những bước chuyển động khi mạnh dạn hướng ống kính về phía những mặt trái của xã hội. Những bất cập của cơ chế quan liêu bao cấp, tệ nạn buôn gian bán lận, sự thoái hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ nhà nước, sự phát triển của tệ nạn xã hội... đã được tái hiện chân xác và cụ thể qua phóng sự của Hữu Thọ, Trần Huy Quang, đặc biệt qua thiên phóng sự Nước trong nước đục của Đỗ Quảng - tác phẩm đoạt giải nhất thể loại phóng sự do báo Độc lập bình xét năm 1983. Mạnh dạn đột phá vào những vùng hiện thực nhạy cảm, phóng sự phối thêm một nét vẽ mới, góp phần định hình sắc diện của phóng sự giai đoạn này, đồng thời tiếp sức cho sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyết còn nóng hổi hơi thở cuộc sống. Những khoảng cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn là những tiểu thuyết tiêu biểu in đậm dấu ấn đặc trưng thể loại phóng sự. Xuất phát từ tính chất khẩn trương gấp gáp của hoàn cảnh thời chiến, phóng sự trước 1975 thường có cấu trúc ngắn gọn, cô đúc. Người viết phóng sự không có điều kiện trau chuốt ngôn ngữ, lựa chọn cách diễn đạt hoặc đắn đo, cân nhắc về một kết cấu lý tưởng. Nay, trong một bối cảnh hiện thực mới lại không bị áp lực về mặt thời gian, người viết phóng sự bước đầu có ý thức gia công về mặt nghệ thuật. Dễ nhận diện nhất là sự thay đổi phương thức trần thuật, từ chỗ người viết đứng ngoài sự kiện dõi theo mọi diễn biến của sự kiện và thuật lại một cách khách quan sang phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn đặt ngay trong lòng sự kiện. Phóng sự có sự đan kết giữa các bút pháp tả, thuật, bình. Bút CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG 76 pháp miêu tả được cài đặt trong nhiều phóng sự với mục đích hỗ trợ, điểm xuyết cho quá trình trần thuật. Bên cạnh đó, chất chính luận, cái tôi chính kiến cũng bắt đầu xuất hiện ở một số phóng sự, trực tiếp can dự vào sự kiện, bàn bạc, đánh giá sự kiện. Dung lượng tác phẩm cũng có sự thay đổi. Kích thước phóng sự đã được cơi nới, mở rộng đáng kể. Không ít phóng sự được đăng liên tiếp trên nhiều kỳ báo như Âm mưu của kẻ thù và số phận những người bỏ trốn Tổ quốc, Nước trong nước đục (Đỗ Quảng). Như vậy, so với phóng sự thời chiến, phóng sự sau 1975 đã có những chuyển biến cả về mặt nội dung lẫn phương thức biểu đạt. Phóng sự giai đoạn này đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt thoát ra khỏi những qui phạm, những khuôn thước của phóng sự một thời. Tuy tất cả chỉ mới ở bước khởi động, xuất phát, song những bước đi đầu tiên ấy rất cần thiết, có tính chất chuẩn bị, tập dượt cho cuộc cách tân về mặt thể loại sẽ diễn ra sau 1986. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội. [2] Lê Văn Hiến (1970), Ngục Kontum, NXB Văn học, Hà Nội. [3] Đỗ Quảng (1997), 30 năm phóng sự, NXB Lao động, Hà Nội. Title: VIETNAM REPORTAGES FROM 1932 TO BEFORE THE INNOVATION PERIOD Abstract: Appeared in the thirties of the 20th century with its own flexible and dynamic features, reportages took a vanguard role in the process of literature modernization. After 1945, due to the influence of historical circumstance, the reportages “stepped backwards” to give its place to chronicle, memoirs. Until the eighties, changes of life in postwar period urged the need for the reportages to be an insider, adjust itself to adapt to the acceptance of new reality and at the same time gave impetus for breakthrough and further development of reportages after 1986. ThS. CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG GV Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_336_caothixuanphuong_13_cao_thi_xuan_phuong_2447_2021183.pdf
Tài liệu liên quan