- Xây dựng được những mô hình chè an toàn
thiết thực trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến, các biện pháp quản lý
và chính sách phù hợp, mô hình phải tạo được
một lượng sản phẩm chè đủ lớn để xây dựng
thương hiệu chè với phương án giá hợp lý,
tiêu thụ, quảng cáo, tuyên truyền, kích thích
tiêu thụ và xúc tiến bán sản phẩm chè an toàn
ở thị trường trong và ngoài nước, chú trọng
xuất khẩu. Đồng thời thông qua xây dựng
thương hiệu chè tiếp tục hoàn thiện các giải
pháp để đề xuất một quy trình công nghệ tối
ưu và rút ra các giải pháp phù hợp cho phát
triển bền vững chè.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
31
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHÈ THÁI NGUYÊN
Nguyễn Vân Anh*,
Nguyễn Thị Ngọc Dung, Đỗ Thị Bắc
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Là một tỉnh trung du miền núi dân số Thái Nguyên năm 2011 có 1.139.444 người, diện tích tự
nhiên 353.171,6 ha, trong đó diện tích trồng chè là 18.138 ha. Người dân Thái Nguyên có kinh
nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để sản xuất ra những sản
phẩm chè có hương vị đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước và nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, phát triển sản xuất chè chưa tương xứng với tiềm năng; hiệu quả
sản xuất chè còn thấp, người dân trồng chè thu nhập không ổn định và đời sống cần được cải thiện.
Vì vậy phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ đem lại sự ổn định và phát triển sản xuất, thúc
đẩy tiêu thụ chè ở Thái Nguyên, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận.
Từ khoá: Phát triển, Thương hiệu, chè, Thái Nguyên, Tiêu thụ
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi
dân số năm 2011 có 1.139.444 người, diện
tích tự nhiên 353.171,6 ha, trong đó diện tích
trồng chè là 18.138 ha. Người dân Thái
Nguyên có kinh nghiệm trồng, chế biến chè,
biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để
sản xuất ra những sản phẩm chè có hương vị
đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước
và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong
thời gian qua phát triển sản xuất chè chưa
tương xứng với tiềm năng, hiệu quả sản xuất
chè còn thấp, người dân trồng chè thu nhập
không ổn định và đời sống cần được cải thiện.
Để chè của Thái Nguyên giữ được danh tiếng,
tin tưởng sử dụng chè là sản phẩm an toàn, có
lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao
giá trị chè, giải pháp có tính xuyên suốt hiện
nay cũng như tương lai là phát triển thương
hiệu chè Thái Nguyên. Thương hiệu chè là tài
sản lớn, là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và
thể hiện thành quả sản xuất, kinh doanh chè.
Thương hiệu chè sẽ đem lại sự ổn định và
phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ chè ở
Thái Nguyên, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo
ra danh tiếng và lợi nhuận.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHÈ
Diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2011
có 18.138 ha, mở rộng diện tích cây chè để
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài
*
Tel: 0916 427916, Email:vananhqtkdtn@gmail.com
nước. Có 9 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh
Thái Nguyên, đều có người dân trồng và chế
biến chè, số hộ trồng chè của toàn tỉnh có
91.768 hộ, chiếm hơn 40% số hộ trong khu
vực nông thôn của tỉnh. Việc trồng và chế
biến chè đã giải quyết được phần lớn việc làm
cho lực lượng lao động ở nông thôn với gần
40 nghìn người.
Thái Nguyên tăng cường trồng mới nhiều
giống chè cành như: LDP1, Kim Tuyên,
Phúc Vân Tiên, Bát Tiên cho năng suất
cao, chất lượng tốt, đã có gần 5.200 ha chè
cành, chiếm gần 30% trong tổng diện tích
chè của toàn tỉnh [2].
Do chú trọng đầu tư cho phát triển cây chè
nên năng suất bình quân chè tăng lên 108,7
tạ/ha (cao hơn bình quân chung cả nước 45
tạ/ha); sản lượng chè đứng đầu cả nước với
191.024 tấn. Giá bán bình quân mỗi kg chè
khô người sản xuất bán ra từ 120 đến 150
nghìn đồng [3].
Là một trong những cây trồng có thế mạnh
đối với sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái
Nguyên, năm 2011 cây chè đã đóng góp
1.361.083 triệu đồng, trong giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp, chiếm 23,59%
trong tổng giá trị ngành trồng trọt và chiếm
14,4% trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp của tỉnh; giá trị sản phẩm trên 1 ha
đạt 82 triệu đồng/ha.
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
32
Bảng 1. Diện tích trồng chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh (%)
2010/
2009
2011/
2010
BQ 2009
- 2011
Tổng số 17.309 17.661 18.138 102,03 102,70 102,37
1. Thành phố Thái Nguyên 1.207 1.220 1.255 101,08 102,87 101,97
2. Thị xã Sông Công 515 525 545 101,94 103,81 102,88
3. Huyện Định Hóa 2.052 2.102 2.152 102,44 102,38 102,41
4. Huyện Võ Nhai 583 626 714 107,38 114,06 110,72
5. Huyện Phú Lương 3.725 3.775 3.811 101,34 100,95 101,15
6. Huyện Đồng Hỷ 2.669 2.709 2.838 101,50 104,76 103,13
7. Huyện Đại Từ 5.196 5.253 5.307 101,10 101,03 101,06
8. Huyện Phú Bình 101 104 114 102,97 109,62 106,29
9. Huyện Phổ Yên 1.261 1.347 1.402 106,82 104,08 105,45
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1].
Bảng 2. Sản lượng chè búp tươi của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Tấn
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh (%)
2010/
2009
2011/
2010
BQ 2009
- 2011
Tổng số 158.702 171.899 191.024 108,32 111,13 109,72
1. Thành phố Thái Nguyên 13.040 14.670 15.954 112,50 108,75 110,63
2. Thị xã Sông Công 4.385 4.582 4.782 104,49 104,36 104,43
3. Huyện Định Hóa 18.017 18.954 20.073 105,20 105,90 105,55
4. Huyện Võ Nhai 3.080 3.522 3.950 114,35 112,15 113,25
5. Huyện Phú Lương 34.960 38.421 40.709 109,90 105,96 107,93
6. Huyện Đồng Hỷ 24.950 28.365 30.179 113,69 106,40 110,04
7. Huyện Đại Từ 48.520 50.530 51.604 104,14 102,13 103,13
8. Huyện Phú Bình 680 702 753 103,24 107,26 105,25
9. Huyện Phổ Yên 11.070 12.150 13.020 109,76 107,16 108,46
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1].
Bảng 3. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt tỉnh Thái Nguyên
(Theo giá thực tế - riêng cây lâu năm chỉ tính trên diện tích trồng tập trung)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
I. Tổng giá trị sản phẩm thu hoạch trồng trọt tr đồng 3.815.942 4.592.272 5.770.291
II. Tổng diện tích đất nông nghiệp trồng trọt ha 81.664 83.837 84.889
III. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt tr.đ/ha 47 55 68
1. Cây hàng năm
1.1. Tổng giá trị sản phẩm tr đồng 2.860.351 3.404.980 4.303.969
1.2. Diên tích canh tác ha 59.219 61.156 61.849
1.3. Giá trị sản phẩm/1ha canh tác tr đồng 48 56 70
2. Cây lâu năm
2.1. Giá trị SP trên DT trồng tập trung tr đồng 955.591 1.187.292 1.466.322
2.2. Diên tích trồng tập trung ha 22.445 22.681 23.040
2. 3. Giá trị sản phẩm/1ha trồng tập trung tr đồng 43 52 64
Trong đó: + Cây chè
- Tổng giá trị sản phẩm (bao gồm cả DV sơ
chế và chênh lệch giá bán chè khô) tr đồng 844.292 1.094.539 1.361.083
- Diện tích cho sản phẩm ha 16.053 16.289 16.648
- Giá trị sản phẩm/1 ha tr đồng 53 67 82
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên [1]
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
33
GIÁ TRỊ CỦA THƯƠNG HIỆU CHÈ
THÁI NGUYÊN
Giá trị của thương hiệu chè Thái Nguyên
đối với khách hàng
Thương hiệu chè bắt nguồn từ cảm nhận của
con người về sản phẩm dịch vụ chè mà họ
nhận được. Do đó thương hiệu chè được tạo
lập bởi nhận thức và niềm tin của con người.
Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
rất quan trọng vì con người ngày càng có
nhiều sự lựa chọn, mà họ lại có rất ít thời gian
để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần
lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có,
việc có 1 thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác
động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng.
Một thương hiệu chè mạnh cũng mang lại cho
khách hàng nhiều hơn so với một sản phẩm
đó là: Dịch vụ, là niềm tin, là các giá trị cộng
thêm cho khách hàng cả về mặt chất lượng và
cảm tính.
Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua
dựa vào yếu tố thương hiệu chè chứ không
phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ chè. Ngày
nay con người ngày càng quan tâm đến những
mong muốn của mình nên thương hiệu là
cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những
mong muốn của khách hàng.
Đối với khách hàng thì thương hiệu chè Thái
Nguyên mạnh có những đặc điểm sau: Là một
thương hiệu chè lớn; chè chất lượng cao và an
toàn; tạo ra sự khác biệt, phải có những đặc
tính mà khách hàng cảm nhận nó khác với các
thương hiệu khác; khả năng nhận biết của
khách hàng; tạo ra sự thu hút đối với thương
hiệu chè Thái Nguyên; tạo được sự trung
thành với thương hiệu chè Thái Nguyên, đây
chính là mục đích của tất cả các hoạt động
xây dựng và phát triển thương hiệu chè
Thái Nguyên.
Giá trị của thương hiệu chè Thái Nguyên
đối với người tiêu dùng
Tâm lý người tiêu dùng mong muốn sử dụng
sản phẩm chè Thái Nguyên, đảm bảo chất
lượng, an toàn, đảm bảo đem lại lợi ích cho
người tiêu dùng. Thương hiệu chè giúp người
tiêu dùng phân biệt nhanh chóng loại chè mà
họ cần mua trong nhiều loại chè khác nhau ở
Thái Nguyên, góp phần xác định được nguồn
gốc xuất xứ của chè. Mỗi loại chè do một nhà
sản xuất, kinh doanh chè khác nhau sẽ mang
một tên gọi hay các dấu hiệu khác nhau, vì
thế thông qua thương hiệu chè người tiêu
dùng có thể nhận dạng dễ dàng chè của từng
nhà cung cấp. Người tiêu dùng luôn quan tâm
đến công dụng hoặc lợi ích đích thực mà chè
mang lại cho họ, nhưng khi cần phải lựa chọn
chè thì hầu hết người tiêu dùng lại luôn để ý
đến thương hiệu chè Thái Nguyên, xem xét
thương hiệu chè đó của nhà cung cấp nào và
uy tín, danh tiếng của họ.
Thông thường tại một điểm bán hàng nào đó
có rất nhiều loại chè cùng được bày bán.
Người tiêu dùng sẽ phải đưa ra một quyết
định lựa chọn thương hiệu chè Thái Nguyên
thay vào chè của nhà cung cấp khác. Thương
hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho
người tiêu dùng, một cảm giác an toàn, sang
trọng và được tôn vinh khi họ dùng sản phẩm
chè Thái Nguyên. Giá trị cá nhân luôn được
khẳng định trong các thương hiệu chè Thái
Nguyên nổi tiếng.
Do vậy thương hiệu chè Thái Nguyên cũng sẽ
tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm
thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu
dùng lựa chọn một thương hiệu chè, tức là họ
đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu chè đó.
Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng chè,
những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng xử của
nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với chè.
Giá trị đối với nhà sản xuất của thương hiệu
chè Thái Nguyên
Thương hiệu và chất lượng sản phẩm chè là
vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh chè,
nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh chè, mà còn ảnh hưởng đến việc ổn
định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
chè, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thương hiệu chè tạo nên sự khác biệt trong
quá trình phát triển của sản phẩm chè Thái
Nguyên. Thường thì mỗi chủng loại chè hoặc
mỗi loại chè được định vị cụ thể sẽ có những
khác biệt cơ bản về công dụng hoặc tính năng
chủ yếu và chúng thường mang những thương
hiệu chè nhất định phụ thuộc vào chiến lược
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
34
của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, vì thế
chính thương hiệu chè đã tạo ra khác biệt dễ
nhận thấy trong quá trình phát triển sản phẩm
chè. Để đảm bảo các yếu tố an toàn và chất
lượng chè, chuyển giao công nghệ sản xuất
chè giống. Hàng năm Thái Nguyên đã tổ chức
nghiệm thu và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn cho
vườn ươm chè giống theo tiêu chuẩn ngành do
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành như TCVN
10 TCN 446-2001 và 10 TCN 447-2001.
Để phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên,
chúng ta cần chú trọng ứng dụng khoa học
công nghệ, thực hiện trợ giá giống chè mới
sản xuất trên địa bàn. Tuyển chọn giống chè
mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp
với điều kiện tự nhiên để chuyển giao tới
nông dân. Xây dựng đồi chè thâm canh tập
trung theo hướng chất lượng cao, an toàn và
nâng cao giá trị sản xuất chè. Công tác tập
huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè Thái
Nguyên được chú trọng, tập huấn IPM quản
lý dịch hại tổng hợp, nâng cao được nhận
thức của người trồng chè, chăm sóc, bảo vệ
thực vật, thu hái, chế biến, bảo quản chè do
đó chất lượng và giá trị chè được nâng lên.
Tỉnh Thái Nguyên chú trọng khuyến khích và
hỗ trợ, ưu đãi vốn vay phục vụ đổi mới công
nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến chè.
Thương hiệu chè tốt sẽ tạo dựng hình ảnh cơ
sở sản xuất, kinh doanh và sản phẩm chè Thái
Nguyên trong tâm trí người tiêu dùng.
Thương hiệu chè như một lời cam kết giữa cơ
sở sản xuất, kinh doanh chè tại Thái Nguyên
và khách hàng. Các thông tin mà thương hiệu
chè đưa ra thị trường luôn tạo một sự kích
thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng một
nội dung như những cam kết ngầm định nào
đó của cơ sở sản xuất, kinh doanh chè về chất
lượng chè hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc
sử dụng chè.
Thương hiệu chè mang lại những lợi ích cho
cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái Nguyên,
một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ
mang lại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh những
lợi ích đích thực, dễ nhận thấy. Đó là khả năng
tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu
rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại chè
mới. Với từng chủng loại chè mang những
thương hiệu chè cụ thể sẽ tương ứng với từng
loại khách hàng nhất định, chè Thái Nguyên có
nhiều chủng loại và giá bán khác nhau phù hợp
với từng phân khúc thị trường.
Một thương hiệu khi đã được chấp nhận và
công nhận bởi các cơ quan pháp luật sẽ được
bảo hộ và bảo vệ về mặt pháp lý trước các đối
thủ cạnh tranh.
Khi đã có được thương hiệu chè nổi tiếng, các
nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư
vào cơ sở sản xuất, kinh doanh chè, sẽ được các
nhà đầu tư quan tâm hơn; bạn hàng của cơ sở
sản xuất, kinh doanh chè cũng sẽ sẵn sàng hợp
tác kinh doanh, tiêu thụ chè, cung cấp nguyên
liệu cho cơ sở sản xuất, kinh doanh chè.
Thương hiệu chè Thái Nguyên là tài sản vô
hình và rất có giá, chúng ta cần tìm hiểu thị
trường để sản xuất ra nhiều loại chè có chất
lượng cao, sạch và an toàn, giữ được hương
vị gốc của chè Thái Nguyên, phù hợp với
người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thương
hiệu chè là tài sản, là tổng hợp của rất nhiều
các yếu tố, những thành quả mà cơ sở sản
xuất, kinh doanh chè đã tạo dựng được trong
suốt cả quá trình hoạt động của mình. Chính
sự nổi tiếng của thương hiệu chè Thái Nguyên
như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng
của mình, vì thế các nhà sản xuất, kinh doanh
đã đầu tư, chăm chút thương hiệu chè một
cách đúng mức.
THƯƠNG HIỆU CHÈ THÁI NGUYÊN
Để quảng bá, bảo hộ cho sản phẩm chè Tân
Cương đặc biệt nổi tiếng của tỉnh Thái
Nguyên, từ lâu đã được người tiêu dùng vinh
danh là “Đệ nhất danh trà”. Ngày 20/9/2007
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công
nghệ đã ban hành Quyết định số 1144/QĐ-
SHTT cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Tân
Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương - thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ dẫn
địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái
Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng
với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương
với tổng diện tích 4.681,8 ha. Chỉ dẫn địa lý
“Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương
Thái Nguyên là một trong 5 sản phẩm của
quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý
trên toàn quốc.
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
35
Năm 2011 Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất
được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ; lãnh đạo các Bộ,
Ngành ở Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành
phố trong cả nước; lãnh đạo đại sứ quán, lãnh
sự quán của 34 quốc gia, vùng lãnh thổ; với
sự tham gia của các đoàn trà, đoàn nghệ thuật
của 8 quốc gia. Liên hoan trà quốc tế lần thứ
nhất tại Thái Nguyên, Việt Nam 2011 là niềm
tự hào của nhân dân, người trồng chè, sản
xuất, chế biến chè trong cả nước nói chung và
tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đây cũng là cơ
hội để kết nối người trồng chè, nhà sản xuất,
doanh nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm
chè; để hương chè Thái Nguyên tiếp tục bay
xa hơn nữa; để cây chè trở thành cây làm giàu
của người Thái Nguyên; để thương hiệu chè
Thái Nguyên tiếp tục được bạn bè trong nước
và quốc tế yêu mến, tin dùng.
Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất - Thái
Nguyên, Việt Nam 2011 cũng đã mang đến
cho người trồng, chế biến chè một thông điệp
đó là “muốn làm giàu phải sản xuất chè sạch,
chè an toàn”. Nhận thức được tầm quan trọng
đó, Thái Nguyên đã và đang triển khai quy
hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn
toàn tỉnh, đó là cơ sở cho việc thu hút, khuyến
khích đầu tư sản xuất sản phẩm chè hàng hóa
chất lượng, giá trị cao; xây dựng vùng sản
xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng tăng
sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng
phân bón vô cơ, hóa chất, thuốc trừ sâu... Để
thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất chè
sạch đồng thời để giữ uy tín, gắn trách nhiệm
người trồng chè với thương hiệu sản phẩm
chè Thái Nguyên, tỉnh đã ra quyết định công
nhận 52 làng nghề sản xuất và chế biến chè
của tỉnh.
Vấn đề thương hiệu chè đang được rất nhiều
cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái
Nguyên quan tâm, đặc biệt trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang
ngày càng sâu rộng như hiện nay, do cạnh
tranh trên thương trường rất gay gắt. Các sản
phẩm chè mang thương hiệu chè của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh chè ở Thái Nguyên đã
được tiêu thụ khắp nơi trong nước và ở thị
trường Đông Nam Á, Châu Âu, Hàn Quốc,
Hồng Kông... Tuy nhiên, trong thực tế đã có
không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh chè còn
hiểu chưa đúng về giá trị và vai trò của
thương hiệu chè, còn lúng túng trong phát
triển và bảo vệ thương hiệu chè. Điều đó có
thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho cơ
sở sản xuất, kinh doanh chè trong quá trình
phát triển và cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay
cần phải tiến hành ngay.
CHỨC NĂNG CỦA THƯƠNG HIỆU CHÈ
THÁI NGUYÊN
Thương hiệu chè, nhiều người lầm tưởng chỉ
đơn thuần là dấu hiệu để nhận dạng và phân
biệt sản phẩm chè của cơ sở sản xuất, kinh
doanh chè này với cơ sở sản xuất, kinh doanh
chè khác. Thương hiệu chè còn được thể hiện
trên nhiều khía cạnh khác nữa, với nhiều chức
năng phong phú như chức năng nhận biết và
phân biệt chè của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh chè tại Thái Nguyên; chức năng thông
tin và chỉ dẫn của thương hiệu chè; chức năng
tạo sự cảm nhận và tin cậy của thương hiệu
chè; chức năng kinh tế của thương hiệu chè.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết
liệt giữa các nhà cung cấp chè khác nhau, chú
trọng chức năng của thương hiệu chè.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHO CHÈ THÁI NGUYÊN
- Chọn vùng nguyên liệu phù hợp: Để nguyên
liệu chế biến chè đảm bảo dư lượng các độc
tố dưới mức cho phép, không gây hại cho sức
khỏe người tiêu dùng, việc lựa chọn vùng sản
xuất chè nhằm tránh các độc tố có sẵn từ
nguồn nước, không khí, chất thải công
nghiệp Thái Nguyên khuyến cáo người
trồng chè không phát triển diện tích chè trung
du mà tập trung vào phát triển mới và trồng
lại bằng diện tích chè cành (dự kiến trong 2-3
năm tới đưa diện tích chè cành chiếm khoảng
40-50% tổng diện tích chè của tỉnh).
- Đảm bảo các yếu tố an toàn và chất lượng
chè tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng:
Trước hết cần tăng cường mở rộng phát triển
các giống chè có chất lượng cao với một cơ
cấu thỏa đáng. Tiếp đó phải kiểm soát được
một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
36
quá trình sản xuất như đẩy mạnh quá trình
hữu cơ hóa phân bón, sinh học hóa thuốc trừ
sâu bệnh. Các kỹ thuật trồng chăm sóc và thu
hoạch chè phải tuân thủ theo một quy trình
nghiêm ngặt, quản lý chặt các yếu tố đầu vào
để đảm bảo không để lại dư lượng, các độc tố,
đồng thời bảo vệ cùng với tạo hệ môi trường
sinh thái vùng chè và bền vững. Các loại phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học giảm
đến mức thấp nhất, các thiết bị bảo quản chế
biến không để lại độc tố trong sản phẩm. Sử
dụng các loại phân bón vi sinh giàu dinh
dưỡng và vi lượng cung cấp cho cây đầy đủ
và cân đối, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh
học thay thế cho thuốc hóa học, áp dụng công
nghệ và thiết bị chế biến tiên tiến để tạo ra
các sản phẩm chè và chất lượng cao.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa
chè chất lượng ổn định, chất lượng cao phải
đảm bảo một cách toàn diện. Sản xuất, kinh
doanh sản phẩm hàng hóa chè phù hợp với
người tiêu dùng. Phải đảm bảo chất lượng chè
ổn định để tạo ra các sản phẩm chè sạch và an
toàn trong tâm trí người tiêu dùng, chất lượng
cao phải đảm bảo một cách toàn diện.
- Thiết lập một hệ thống tổ chức, quản lý phù
hợp: Xúc tiến hỗn hợp là một khâu không thể
thiếu trong quá trình kinh doanh thương mại
của các công ty . Nhất là khi có sự cạnh tranh
gay gắt thì vai trò của hoạt động này càng
được khẳng định. Những hoạt động này sẽ
giúp khách hàng biết đến chè Thái Nguyên,
đến các sản phẩm kinh doanh, từ đó thu hút
khách hàng.
- Thiết lập một hệ thống tổ chức, quản lý phù
hợp: Hệ thống này nhằm giúp cho người làm
chè sạch giám sát và thực hiện tốt nhất các
giải pháp đầu vào, hỗ trợ phát triển sản xuất,
đào tạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất, kinh doanh chè, hoàn thiện thiết bị công
nghệ theo hướng đồng bộ sản xuất chè. Tổ
chức quản lý sản phẩm chè theo các tiêu
chuẩn TCVN, chú trọng nâng cao chất lượng
sản phẩm theo các tiêu chuẩn ISO
(International Standardization Organization:
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá). Hệ thống
này nhằm giúp cho người làm chè sạch giám
sát và thực hiện tốt nhất các giải pháp đầu
vào, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập
huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, kinh
doanh chè, hoàn thiện thiết bị công nghệ theo
hướng đồng bộ sản xuất chè. Tổ chức quản lý
sản phẩm chè theo các tiêu chuẩn TCVN, chú
trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo các
tiêu chuẩn ISO.
- Xây dựng được những mô hình chè an toàn
thiết thực trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến, các biện pháp quản lý
và chính sách phù hợp, mô hình phải tạo được
một lượng sản phẩm chè đủ lớn để xây dựng
thương hiệu chè với phương án giá hợp lý,
tiêu thụ, quảng cáo, tuyên truyền, kích thích
tiêu thụ và xúc tiến bán sản phẩm chè an toàn
ở thị trường trong và ngoài nước, chú trọng
xuất khẩu. Đồng thời thông qua xây dựng
thương hiệu chè tiếp tục hoàn thiện các giải
pháp để đề xuất một quy trình công nghệ tối
ưu và rút ra các giải pháp phù hợp cho phát
triển bền vững chè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám
Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011. Nxb Thống
kê Hà Nội - Năm 2012.
[2]. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Số liệu thống kê,
báo cáo về chè và phát triển sản xuất chè năm
2009-2011.
[3]. Số liệu tác giả điều tra nghiên cứu về chè và
phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 31 - 37
37
SUMMARY
DEVELOPMENT OF THAI NGUYEN TEA TRADEMARK
Nguyen Van Anh*, Nguyen Thi Ngoc Dung, Do Thi Bac
College of Economics and Business Administration – TNU
Thai Nguyen is a midland and mountainous province, with a population of 1,139,444 people in
2011 and a natural area of 353,171.6 hectares, of which the tea-growing area is 18,138 ha. People
in Thai Nguyen have lots of experience in planting and processing tea, they know how to take
advantages of land and climate in order to produce special tea products, with typical taste and they
have been well-known in the domestic market as well in many places in the world. However, in
recent years, the development of tea production is not commensurate with the potential, tea
production efficiency is low, people who grow tea have unstable income and their lives still need
to be improved. Therefore, development of Thai Nguyen tea trademark will bring stability and
development for production, to promote tea consumption in Thai Nguyen, enhance competitive
advantage, and create reputation and profit.
Key words: Development, trademark, tea, Thai Nguyen, consumption.
Ngày nhận bài: 12/9/2012, ngày phản biện: 19/9/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012
*
Tel: 0916 427916, Email:vananhqtkdtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_thuong_hieu_che_thai_nguyen.pdf