Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cà phê

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN 1. Giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn này được tính từ khi hạt nảy mầm đến trước khi cây có hoa ( thời kỳ KTCB). + Thời kỳ vườn ươm: Sự nảy mầm của hạt và thời kỳ cây trong vườn ươm: Sau khi gieo hạt khoảng 2-3 tuần rễ sẽ xuất hiện, tiếp theo khoảng 20-25 ngày trục thân vươn thẳng đẩy 2 lá mầm còn Nằm trong vỏ trấu vượt lên khỏi mặt đất. Sau 10-15 ngày lớp vỏ trấu bị hai lá mầm đẩy rời ra, hai lá mầm xoè ngang được gọi là giai đoạn "lá sò". Giữa hai lá sò là một đỉnh sinh trưởng của thân cây cà phê, đến đây được xác định kết thúc quá trình nảy mầm của hạt cà phê. Khoảng 20-25 ngày sau thân tăng trưởng và có đốt thân đầu tiên mang một đôi lá thật thứ nhất. Sau 15-20 ngày sẽ có thêm một cặp lá. Cùng với sự tăng thêm các cặp lá là sự tăng trưởng chiều cao cây, khi cây có từ trên 5-7 cặp lá chiều cao cây biến động từ 20-30cm, tương đương thời gian là 6-8 tháng kể từ khi gieo hạt nảy mầm vào túi bầu. Đây chính là những chỉ tiêu tiêu chuẩn của cây giống trong vườn ươm, ở thời kỳ này bộ rễ cà phê phát triển trong phạm vi của túi bầu, chiều dài rễ cọc khoảng trên 20cm, xấp xỉ 30 cm. Vì vậy, túi bầu để ươm cây giống phải có chiều cao từ 25-30cm mới phù hợp.

pdf28 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 9940 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ không khí, đặc biệt vào mùa khô nóng cũng như khô lạnh đều làm mất cân bằng nước, đồng thời 92 làm mất theo một lượng đạm và hydrat-cacbon. Bởi vậy, việc trồng đai rừng chắn gió, tủ gốc có tác dụng hạn chế ảnh hưởng xấu của gió Tây nóng cũng như gió Đông Bắc. Các tỉnh phía Bắc cần chú ý phòng chống sương muối và tủ gốc chống rét cho cà phê. Các tỉnh Bắc miền Trung do có gió Tây nóng cần tủ gốc chống nóng, trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió là rất cần thiết. Vùng Tây Nguyên gió Đông Bắc thịnh hành và vận tốc lớn vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời kỳ cà phê nở hoa nên việc trồng cây che bóng, tủ gốc, trồng đai rừng rất cần thiết để tạo được vi khí hậu của vườn cây được ôn hòa hơn. + Độ cao vùng sinh thái: Khi độ cao tăng lên 100m nhiệt độ sẽ giảm 1OC, đồng thời chất lượng và cường độ ánh sáng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cà phê. Nên độ cao thích hợp nhất cho cà phê là 800-2.000m, ở độ cao này cà phê đặc biệt thơm ngon như ở Kenia, Colombia, Ethyopia, Tanzania đều có độ cao 1.300-2.100m. Tuy nhiên độ cao từ 500m cũng đủ cho năng suất phẩm chất ổn định. Ở nước ta có một số vùng như Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La, Ngọc Linh (Gia Lai, Kon Tum) có độ cao 1.000m là nơi lý tưởng để sản xuất cà phê chè có chất lượng cao. 2. Đất trồng cà phê: + Cà phê có thể trồng trên các loại đất có nguồn khác nhau như: Đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, trên đá vôi. Đất Bazan có nguồn gốc núi lửa. Đất Feralit (Latosols) đỏ trên đá Diabaze, đá Gneiss, đá Granit, đá Diorit, trên phiến thạch sét, sa phiến thạch. Đất xám trên đá Granit Đất tốt là điều kiện cần thiết để cây cà phê cho năng suất cao, chu kỳ kinh tế dài. Các nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Nghị cho thấy: Cà phê được trồng trên đất tốt cho sản lượng cao liên tục trong 30 năm, đất xấu cà phê sớm tàn lụi. Ở nông trường Đoàn Kết (huyện Krongbuk) là vùng đất tốt, bằng phẳng, đến nay vườn cà phê đã gần 60 năm tuổi vẫn còn cho năng suất trên 3 tấn/ha (TS. Công Huyền Tôn Nữ Tuấn Nam 1999). + Lý tính đất: Các nghiên cứu cho rằng với cây cà phê thì tính chất vật lý của đất quan trọng hơn là nguồn gốc địa chất. Một số chỉ tiêu về lý tính đất trồng cà phê như sau: * Độ dày tầng canh tác: Có độ dày >1m. Mạch nước ngầm thích hợp là >1,5m, nếu mạch nước ngầm quá thấp rễ cây không khai thác được nước còn nếu cao quá sẽ làm bộ rễ dễ bị thoái hoá, đất chặt thiếu oxy. * Một số chỉ tiêu lý tính đất khác: Đất có tính chất vật lý lý tưởng là đất có độ xốp trên 60%, dung trọng khoảng 0,9g/cm3, tỷ trọng đạt 2,54g/cm3. Đất có kết cấu hạt (có cấu tượng đoàn lạp), cấp hạt đất > 0,25mm đạt trung bình 66 %. Thành phần cơ 93 giới thích hợp cho cây cà phê là đất sét pha thịt, tỷ lệ sét vật lý đạt > 60% là tốt (Vũ Cao Thái, Nguyễn Tử Siêm, Lê Đình Sơn). Bảng 7.1. Tiêu chuẩn đánh giá lý tính đất trồng cà phê Chỉ tiêu Cấp I Cấp II Độ dốc (00 ) Tầng dày tầng canh tác (cm) Độ xốp (%) Sét vật lý (%) < 5 > 100 > 60 > 60 5 - 15 70 - 100 50 - 60 40 - 50 Các nghiên cứu về lý tính đất trồng đối với đời sống cây cà phê cho chúng ta có cách nhìn đúng đắn về đất trồng trong quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng cà phê. Độ dốc càng lớn độ xói mòn đất trong mùa mưa càng nhiều, nên không nên trồng cà phê trên đất có độ dốc > 150. Khi trồng cà phê trên đất dốc cần đặc biệt quan tâm việc chống xói mòn đất trong vườn cà phê nhất là vườn KTCB bằng cách trồng xen cây họ đậu, mật độ trồng thích hợp, trồng âm và tạo bồn, tủ gốc trong vườn cà phê. + Hoá tính đất : Tuy hoá tính đất chưa phải là yếu tố số một như tính chất vật lý của đất nhưng từ thực tế các vườn trồng cà phê trong cả nước thì hiện nay không thể khuyến cáo nông hộ trồng cà phê trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Đất Bazan là đất Bảng 7.2. Kết quả nghiên cứu về xói mòn trên đất dốc Độ dốc (0) Lượng mưa (mm) Trọng lượng đất bị mất (tấn /ha) 7-8 10-12 1.520 1.520 50,2 113,1 ( Hồ Công Trực và Lương Đức Loan 1997) thích hợp nhất để trồng cà phê nhưng do quá trình canh tác kém đã làm cho đất Bazan thoái hoá xấu dần. Tiêu chuẩn phân cấp độ phì để trồng cà phê (Vũ Cao Thái ) . Bảng 7.3: Tiêu chuẩn phân cấp độ phì đất Bazan trồng cà phê Cấp Chỉ tiêu I II III Hữu cơ tổng số (%) Đạm tổng số (%) P205 dt (mg/100gđ) K20 dt (mg/100gđ) > 3,5 > 0,2 > 6,00 > 25 2,5 - 3,5 0,12 - 0,20 3,0 - 6,0 10,0 - 25 < 2,5 < 0,12 < 3,0 < 10,0 Ghi chú: Cấp I: Độ phì đảm bảo cho cà phê sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao 94 Cấp II: Cà phê sinh trưởng phát triển trung bình Cấp III: Cà phê sinh trưởng phát triển xấu. Đất Bazan cấp I và II thoả mãn được cả hai yêu cầu lý, hoá tính để trồng cà phê. Các loại đất khác phát triển trên đá Gneiss, đá phiến có tính chất tương tự đất trên đá Bazan nhưng có một số giới hạn về cấu trúc, độ xốp, độ phì nhiêu kém đất Bazan, khả năng sinh trưởng và cho năng suất cà phê chỉ từ khá đến trung bình. Đất đỏ vàng hay đất cát xám phát triển trên đá Granit, đặc biệt là đất xám bạc màu phát triển trên đá Granit ít thích hợp với cây cà phê. * Tóm lại: Trong yêu cầu về đất trồng cà phê một số chỉ tiêu về lý tính và hoá tính đều phải coi trọng nhưng đặc biệt các chỉ tiêu về tầng dày đất mặt không nên lấy chiều dày tối thiểu là 70cm làm chuẩn mà phải chọn các tầng dày đất mặt dày hơn. Đồng thời có cấu trúc đoàn lạp (hạt kết) cấp hạt đất > 0,25mm. Độ xốp > 60%, dung trọng đạt 0,9 g/cm3; tỷ trọng đạt 2,54g/cm3. Đất gần nguồn nước và có mạch nước ngầm thích hợp là 1,5m. Bài 8. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ. I. KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH Phương pháp nhân giống hữu tính đã và đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Vườn ươm cây giống có những ưu điểm sau: * Định hướng được quy trình sản xuất đặc biệt là sự lựa chọn giống phù hợp. * Rút ngắn được thời kỳ cây con, biết tuổi cây, thuận tiện cho chăm sóc. * Tạo được sự đồng đều của cây giống. * Nâng cao hệ số nhân giống giảm chi phí. - Chọn cây lấy hạt làm giống: Lựa chọn những cây có tiềm năng cho năng suất, phẩm chất tốt phù hợp với sở thích của thị trường và có khả năng chống chịu tốt. Cần chọn chọn lấy những cá thể tốt không sâu bệnh có năng suất cao trong vườn cây tốt. Cách chọn hạt: Chọn các hạt cà phê còn vỏ thóc, hạt có hình bán nguyệt (chọn quả có 2 hạt). Các hạt đã được chọn lọc nên đem gieo ươm ngay thì sẽ có sức sống tốt hơn khi đã phơi và bảo quản ở những độ ẩm khác nhau. Tuỳ vào ẩm độ trong hạt và kích thước hạt mà số lượng hạt giống trong 1 kg hạt cà phê thóc làm giống sẽ khác nhau, cà phê vối: 2.000 - 2.500 hạt/1kg, cà phê chè giống thấp cây như Catura, Catimor, Catuai: 3.000 - 3.500 hạt/1kg. Cà phê chè giống cao cây (Typica, Bourbon, Mundo Novo) 2.000 - 2.200 hạt/1kg. Ẩm độ hạt nhỏ nhất để hạt cà phê còn có thể nảy mầm được là 22 - 25%. Hạt cà phê rất nhanh mất sức nảy mầm. Vì vậy, nếu phải vận chuyển đi xa cần 95 phải áp dụng các phương pháp bảo quản hạt trong bột than và nơi nhiệt độ thấp 15 – 190C. Đồng thời cần tránh sự lây nhiễm các bệnh hại hạt do nấm gây ra. - Các công tác chuẩn bị trồng cà phê: Để cây cà phê con sinh trưởng phát triển tốt, giảm được chi phí sản xuất, khi làm vườn ươm cần chú ý các vấn đề sau: Nơi làm vườn ươm cần gần vườn sản xuất, gần nguồn nước, khuất gió và thuận tiện cho vận chuyển, đất bằng phẳng. Chọn đất tốt làm bầu, đất có hàm lượng mùn >3%, tơi xốp thoát nước, không chọn đất có nhiều sét quá hoặc quá nhiều cát; đặc biệt tránh những đất có sỏi sạn, đủ ẩm (70%). + Lượng đất và phân bón chuẩn bị cho 1 túi bầu như sau: Đất có độ ẩm 70%, khoảng 1.700 - 1.800g. Phân hữu cơ hoai mục: 200- 300g. Phân lân nung chảy: 6-7g hoặc 5-6g supe photphat. Lượng đất và phân bón sẽ rất lớn khi làm vườn ươm giống trên diện tích lớn nên cần phải chú ý trong việc chuẩn bị đất và phân hữu cơ. + Số lượng và kích thước túi bầu: Một hecta vườn ươm nếu diện tích sử dụng là 80% thì có thể chưa được 400.000 bầu cây, số lượng túi bầu cần chuẩn bị luôn phải nhiều hơn số bầu sử dụng để dự phòng và thay thế khi cần thiết. Túi bầu cần chọn loại túi có chất lượng tốt đảm bảo đủ độ bền trong 6-8 tháng, kích thước 25-27cm x 14 cm, khi túi được dồn đất sẽ có hình trụ có đường kính 9 cm, chiều cao là 20cm (đây là chiều cao tối thiểu đảm bảo cho rễ phát triển tốt). Túi bầu trước khi dồn đất phải đục 6-8 lỗ ở gần đáy túi bầu để thoát nước, đường kính lỗ đục từ 4-5mm. Đất dồn vào túi bầu phải đều, chặt vừa phải, cân đối, để không gãy khúc, đất dồn đầy chỉ cách miệng túi chừng 2cm. - Thiết kế vườn: + Làm dàn che và xếp bầu: Vườn ươm giống nhất thiết phải có dàn che, dàn che phải có mái dàn di động được để chủ động trong điều khiển ánh sáng, đảm bảo sự thông thoáng lưu thông không khí vì vậy chiều cao của dàn là 1,8m-2m. Khoảng cách giữa các cột khoảng 3m, cột không nằm trên lối đi, nếu vườn có quy mô nhỏ chỉ một vài luống thì chiều cao dàn khoảng 1 - 1,2m. Các túi bầu sau khi đã dồn đất được xếp theo luống. Chiều ngang của luống từ 1 - 1,2m (11 - 13 túi bầu/ hàng), chiều dài từ 15 -20 m. Khoảng cách giữa 2 luống là 35- 40cm; giữa hai đầu luống để lối đi rộng 50-60cm. Cứ khoảng 10 luống để một lối đi chính rộng khoảng 1-1,2m để có thể đưa các loại xe nông cụ nhỏ vào để chuyên chở cây, phun thuốc trừ sâu bệnh hay tưới phun . Sau khi các túi bầu đã đặt thành luống thì vun đất vào hai bên mép luống với độ 96 cao chừng 2/3 chiều cao của bầu để đảm bảo cho các bầu ngoài rìa luống phát triển bình thường, không bị đổ khi đi lại chăm sóc. Nguyên liệu làm mái dàn có thể bằng tấm đan bằng tre nứa, cỏ tranh, lá dừa hoặc các tấm sợi nhựa PE chuyên dụng. + Xử lý thúc mầm, gieo hạt: * Xử lý thúc mầm: Mục đích của xử lý thúc mầm nhằm giúp hạt nhanh chóng nảy mầm, mặt khác có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh. Cách làm: Hoà 1kg vôi bột tốt trong 50 lít nước, gạn lấy phần nước trong đem đun nóng 55- 60OC. Cho hạt cà phê còn vỏ trấu vào ngâm, nếu hạt còn ẩm độ cao thì ngâm 18giờ, hạt cà phê đã hong khô ở nơi thoáng mát ẩm độ hạt 22-25% thì ngâm 22- 24giờ. Hết thời gian ngâm đem rửa sạch nhớt rồi đem ủ trong các khung gỗ. Dùng các thanh gỗ mỏng có chiều ngang là 10cm, đóng thành các khung gỗ có chiều rộng khoảng 1-1,2m, chiều dài 5-7m tuỳ theo khối lượng hạt giống. Chọn nơi đất bằng phẳng hay ở nơi có nền gạch, xi măng có ánh nắng buổi sáng chiếu vào để đặt các khung gỗ. Sau đó đổ cát ẩm 70% (có xử lý thuốc diệt nấm bệnh) có chiều dày 4 cm dàn đều nén nhẹ lớp cát. Khi ủ hạt: Đổ hạt đã xử lý thúc mầm vào khung gỗ một lớp dày 3-4cm, sau đó phủ một lớp cát ẩm từ 2-3cm. Tủ rơm rạ sạch hoặc bao tải sạch. Ban ngày nên để cho ánh nắng chiều vào luống hạt và tưới đủ ẩm 70-75%. Ban đêm tủ thêm bao, bạt bên trên mặt và quanh luống hạt để giữ nhiệt độ. Sau khi ủ 7-15 ngày hạt nảy mầm, phôi rễ nhú trắng (hạt nứt nanh) chiều dài rễ 1mm, đem gieo vào túi bầu đã chuẩn bị sẵn trong dàn che. * Cách gieo hạt: Trước khi đưa hạt mầm vào túi bầu 1-2 ngày, tưới nước cho túi bầu thấm đều nước. Lúc gieo hạt dùng ngón tay ấn nhẹ một lỗ nhỏ giữa tâm của mặt túi bầu sâu chừng 2-3cm. Nhẹ nhàng đặt úp hạt để phôi rễ tiếp xúc với đất trong hố, tránh làm tổn thương đầu rễ hoặc bị cong phần cổ rễ. Lấp kín hạt một lớp đất mỏng vừa ngang với mặt đất của túi bầu, sau đó rải thêm một lớp trấu 2cm vừa tới miệng túi để mặt bầu không bị dí chặt làm đất chậm thấm nước xuống phía dưới của bầu cây. Chú ý: Các túi bầu rìa luống nên gieo thêm hạt dự phòng hoặc gieo sẵn các túi bầu dự phòng để thay thế các bầu cây bị hỏng, chết. Đặc biệt chú ý khi đặt hạt mầm phải cân đối, không làm nghiêng hoặc đặt ngược hạt hoặc làm gãy đầu rễ. Vì như vậy cây giống sau này sẽ có khuyết tật về rễ. + Thời vụ gieo hạt: Thời vụ gieo hạt phải căn cứ vào tuổi cây con là 6-8 tháng và thời vụ trồng cây ở vườn sản xuất. Vì vậy, mỗi vùng sinh thái sẽ có thời vụ gieo hạt khác nhau, đồng thời diễn biến thời tiết hàng năm cũng thay đổi. Vì vậy, cần thận trọng khi bố trí thời vụ gieo hạt. Thời vụ cụ thể của một số vùng sinh thái như sau: 97 * Các tỉnh miền Bắc: Tuỳ vào thời tiết cụ thể của năm mà gieo hạt vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 để có cây giống trồng vào tháng 6 đến đầu tháng 7. * Các tỉnh miền Trung: Tỉnh Nghệ An gieo hạt vào tháng 2-3. Để có cây giống trồng tháng 8-9. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế mùa mưa đến muộn hơn nên gieo hạt sẽ muộn hơn Nghệ An, vào tháng 3. Tỉnh Phú Yên gieo hạt vào tháng 2. * Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Tuỳ theo sự xuất hiện mưa của từng năm, từng vùng, thời vụ có thể bắt đầu gieo từ 15/10 đến tháng 11 để có cây giống trồng vào cuối tháng 5 đến 15/7. Nhưng tốt nhất là có cây trồng trong tháng 6. - Chăm sóc sau khi gieo hạt: + Tưới nước: Sau khi gieo hạt cho đến lúc cây con phát triển đất cần đủ ẩm, nếu thiếu nước bầu cây nhanh bị khô sẽ hạn chế tới khả năng tăng trưởng, ẩm độ đất thích hợp là 70-75%, ẩm độ không khí trong dàn che cần khoảng 80-85%. * Nguyên tắc tưới nước: Khi cây còn nhỏ tưới lượng ít nhưng tưới nhiều lần, khi cây lớn cần lượng nước nhiều nhưng số lần tưới thưa dần. Nếu tưới phun thì hạt nước phải nhỏ, lượng nước tưới 150m3/ha ở thời kỳ đầu có < 3 cặp lá; tưới 200 - 250m3 /ha khi cây có 4 cặp lá trở lên. Bảng 8.1. Lượng nước tưới theo tuổi cây trồng vườn ươm. Tuổi cây (tháng) Giai đoạn sinh trưởng của cây Chu kỳ tưới (ngày/1lần) Lượng nước tưới (lít/m2 ) 1 2 3- 4 5- 6 Nảy mầm đội mũ 2 lá sò (lá mầm) xoè phẳng Có 1-3 cặp lá Có 4 cặp lá trở lên 1-2 2-3 3-4 4-5 2 3 4-5 6-7 + Kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng: Thời kỳ đầu cho mái dàn che khuất ánh sáng từ 80-85%. Khi cây có 1-2 cặp lá giảm độ che khuất còn 60-70%, khi cây có 3 cặp lá gạt dàn che chừa những khoảng trống rộng 20cm cho độ che khuất khoảng 50%. Sau đó cứ 20 ngày lại gạt dàn che chừa khoảng trống rộng 40-60cm cho che khuất 30-20%. Tháng cuối cùng dỡ bỏ hết mái dàn che và ngưng tưới nước phân. + Làm cỏ - xới xáo - dặm và phân loại cây: Sau khi hạt nảy mầm đợi mọc đều, nếu khuyết khoảng cần trồng dặm (gieo lại hoặc thay bầu). Trong suốt thời kỳ ở vườn ươm chú ý làm cỏ kịp thời, kết hợp xới xáo phá váng mặt bầu, đảm bảo luôn sạch cỏ, đất thoáng, không úng hoặc thiếu nước. Để làm đất trên mặt túi bầu tơi không bí dí, 98 váng chặt chỉ cần dùng tay bóp nhẹ 2 phía miệng bầu mà không cần dụng cụ xới xáo. Khi cây có các cặp lá thật cần chú ý phân loại cây để tiện chăm sóc và bảo đảm độ đồng đều để khi đem trồng không phải phân loại. + Bón thúc phân: Việc bón phân thúc là cần thiết và thường xuyên để cây tăng trưởng nhanh về chiều cao và số cặp lá. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón phải nhìn vào tình trạng sinh trưởng của cây. Qua các nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu Phủ Quỳ- Nghệ An và ở Đăk Lăk thì lân là nguyên tố ảnh hưởng tốt và rõ với cây cà phê trong thời kỳ vườn ươm. Tùy tình trạng của cây mà tưới kết hợp dung dịch phân hữu cơ ngâm và phân đạm Urê, lân. Phân hữu cơ: Gồm 8-10 tấn/ha phân chuồng + 5 đến 8 tấn thân lá xanh (nếu có một tấn khô dầu, xác mắm thì tốt hơn) ngâm trong bể ngâm từ 1-2 tháng mới được sử dụng. Đặc biệt chú ý khi dùng phải pha loãng. Cách tưới: Phân vô cơ N: P theo tỷ lệ 1: 2 (nguyên chất) lúc cây có 1-2 cặp lá pha nồng độ 0,1-0,15%. Lúc cây có 3 cặp lá trở lên pha nồng độ 0,2-0,3%. Nước phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ nước phân/nước là 1/5. Có thể kết hợp tưới xen kẽ hai loại phân. Lượng nước phân tưới theo tuổi cây như khi tưới nước ở từng giai đoạn, thời gian tưới hoặc phun vào buổi sáng mát mẽ. Định kỳ từ 15-20 ngày tưới nước phân một lần. Nếu cây xấu có thể dùng phân trên lá Dekamon 22-43L để kích thích sinh trưởng nhanh hoặc dùng phân hỗn hợp N: K 20:20. Pha 100g/ 10 lít nước tưới khi cây có 1-2 cặp lá; pha 150g/ 10 lít tưới lúc có 3 cặp lá trở lên. Chú ý: Sau mỗi lần tưới nước phân khi lá cây vừa ráo phải tưới rửa lá bằng nước lã và ngừng tưới nước phân trước khi trồng 1 tháng và dỡ bỏ mái dàn để luyện cho cây cứng cáp quen dần với điều kiện ở vườn sản xuất, cây sẽ không bị rũ ngọn khi trồng ở vườn sản xuất. Bảng 8.2: Tiêu chuẩn cây giống cà phê tốt Cà phê chè Chỉ tiêu Cà phê vối Thấp cây Cao cây Tuổi cây (tháng) Chiều cao cây (cm) thân cây thẳng Số cặp lá Rễ cọc Sâu bệnh 6-8 25-30 5-7 Thẳng Không 6-7 > 20 > 5 Thẳng Không 6-7 > 25 >5 Thẳng Không II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Các phương pháp nhân giống vô tính đối với cây cà phê đã được một số nước áp 99 dụng từ nhiều năm với hầu hết các phương pháp, giâm cành, invitro để tạo ra được các dòng, giống cây cà phê có khả năng kháng sâu bệnh hại, hoặc có năng suất cao. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng đã áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính. Các phương pháp ghép ngọn và giâm cành đã có kết quả đưa vào sản xuất và phục vụ cho các nghiên cứu cải tạo giống cà phê. - Phương pháp giâm cành: Cành giâm được lấy từ những cây mẹ đầu dòng ưu tú chất lượng cao, có sự đồng đều cao, phản ánh trung thành các đặc tính của cây mẹ. Đặc biệt là cà phê vối vì cà phê vối có đặc tính thụ phấn chéo nên rất đa dạng. Nếu tuyển được một số cây đầu dòng có những đặc tính quý, có tỷ lệ thụ phấn cao, thì ta có thể tạo ra những giống cà phê đầu dòng có chất lượng cao và năng suất cao. Tỷ lệ ươm sống: Giống cà phê vối có tỷ lệ sống (70 -100%) cao hơn cà phê chè, cà phê mít có tỷ lệ sống rất thấp vì khó ra rễ (nếu có sử dụng chất kích thích thì tăng tỷ lệ sống từ 20 - 70%). + Các bước chuẩn bị: * Chọn cành giâm: Đạt kết quả cao người ta thường chọn cành 1 đốt có mang lá. Cành giâm được lấy trên các đoạn cành vượt chưa hoá gỗ, còn mang màu xanh. * Xử lý cành giâm: Các cành vượt được cắt thành từng đoạn ngắn, mỗi đoạn mang 1 đôi lá non, phía dưới dài vài cm, phía trên cắt gần sát tới đốt. Mỗi đoạn cành lại được bổ đôi thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần mang 1 lá. Trước khi mang đi giâm cắt bỏ 1/2 phiến lá... * Môi trường giâm: Cát, phân trấp, đất mùn mạt cưa, bột vỏ dừa, vỏ trấu..Các môi trường này thoáng khí, đồng thời giữ được ẩm độ tốt cho tỷ lệ sống cao. * Xử lý môi trường cành giâm: Làm cho hoai sạch trước khi giâm khoảng 10-15 ngày. Dùng thuốc xử lý là Zinep, Manep 1%, hoặc KMnO4 0,1%.... * Ánh sáng: Cành giâm yêu cầu ánh sáng tán xạ để phát triển, cường độ ánh sáng được điều chỉnh thích hợp và biến động trong khoảng 25-60% ánh sáng toàn phần. * Điều chỉnh Các điều kiện ngoại cảnh khác: Ẩm độ không khí: Gần ẩm độ bảo hoà 85-90%. Nhiệt độ: Thích hợp vào khoảng 25-28OC. Thời vụ: Thích hợp nhất là vào mùa mưa, mỗi năm 4 đợt. Các chất kích thích: Phân bò tươi, NH4NO3, KMnO4, Acids Indol axetic, Indolbutiric.... * Bể giâm cành: Xây bằng gạch, cao 0,6-0,8m, rộng 1,7m. Bỏ đá cuội cào khoảng 2/3 chiều cao bể tiếp đó là lớp đất màu trộn mạt cưa... với mật độ 400-500 cành giâm/m2 .. Tiêu chuẩn cành giâm trong bể: Thời gian giâm cành khoảng 2,5-3 tháng, cây có 2-3 cặp lá thật, rễ dài hơn 3cm. + Vườn giâm cành giâm: Dùng để ra ngôi và nuôi cành Thời gian cây trong vườn ươm là: 4- 6 tháng. 100 Mật độ: cây x cây = 20 x 20cm Sau khoảng 8-9 tháng thì cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (cao 25-30cm, có 6-8 cặp lá thật, 1-2 cặp cành ngang nhỏ) + Vườn nhân cành giâm: Cung cấp số lượng lớn cây giống Mật độ: cây x cây = 25 x 25cm. Khi cây có 10-12 cặp lá thì chúng ta cắt thân cây đến đoạn hoá gỗ (cách mặt đất khoảng 15 cm). Có thể cho 12 -16 cành giâm. Sau khi cắt tiếp tục chăm bón và nuôi cây thêm 2 cành vượt. 7 - 8 tháng sau thì tiến hành cắt tiếp. Như vậy, chúng ta có thể lấy được 4 lần cành giâm/cây giống. - Ghép cà phê: ( ít dùng đến) Đa số hiện nay là dùng phương pháp ghép ngọn. + Gốc ghép: Là các cây cà phê 6-8 tháng tuổi, được cắt ngang cách mặt đất 25-30 cm ( hay dùng gốc ghép là loại cà phê mít hay vối) + Cành ghép: Là một đoạn cành vượt non có 3 - 4 đôi lá và một cái búp non. + Thời vụ ghép: Cuối mùa mưa + Kỹ thuật ghép: Ghép nêm hay ghép áp + Chăm sóc sau khi ghép: Tưới giữ cho đất ẩm thường xuyên, 2-3 tuần sau có thể bứng ra vườn sản xuất. Người ta có thể dùng mắt ghép của một cành ngang để ghép nhưng cây ghép phát triển loà xoà không cân đối, năng suất giâm chỉ bằng 60-70% so với ghép bằng cành vượt. III. KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ Ở VƯỜN SẢN XUẤT - Khai hoang, làm đất và trồng cây cải tạo đất: + Khai hoang: Là công việc đầu tiên để thiết lập một vườn cà phê. Vì vậy, trong quá trình khai hoang cần làm tốt để tạo điều kiện cho cây cà phê sinh trưởng phát triển lâu dài. Thời gian tiến hành khai hoang phải vào đầu mùa khô. Đất được rà bỏ gốc cây, đá lộ đầu, cày sâu từ 40-50 cm và được bừa cho tơi xốp, sạch cỏ dại, tạo cho ruộng bằng phẳng Nếu khai hoang trên đất dốc cần tuân thủ các nguyên tắc chung của việc sử dụng đất dốc như: Không khai hoang phần đỉnh đồi và phải trồng cây lâm nghiệp để bảo vệ nếu đỉnh đồi không có cây tự nhiên, đồng thời phải có vành đai trồng cây phân xanh sát với phần đỉnh đồi, cũng như ven đường trục sau khi đã thiết kế. + Trồng cây để cải tạo đất: Sau khi khai hoang đất được cày bừa kỹ và phải trồng cây phủ đất ngay để cải tạo đất và diệt cỏ dại. Các loại cây họ đậu trồng trên đất mới khai hoang rất thích hợp như: Lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ v.v hoặc Các loại cây họ đậu chuyên dụng để phủ đất, cải tạo bảo vệ đất như : Đậu Hoàng đáo, đậu Lablab, muồng dùi đục, muồng lá tròn, lá dài, cốt khí, keo dậu, đậu Sơn Tây v.v... Chú ý trồng xen hợp lý các loại đậu có thời gian sinh trưởng ngắn và các cây họ đậu có thời 101 gian sinh trưởng dài để trong năm đó (sau khai hoang) đất luôn được che phủ. Nếu có nhiều cỏ tranh phải trừ diệt sớm, bằng các loại thuốc trừ cỏ đặc hiệu như: Roundup 480SC hay Nifarm Glyphosate 360AC. - Thiết kế vườn trồng: + Yêu cầu: Tuỳ thuộc vào dạng địa hình mà có phương pháp thiết kế khác nhau, nhưng bất cứ hình thức nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đảm bảo diện tích trồng cà phê lớn nhất, đạt trên 95% tổng diện tích. Đảm bảo cơ giới hoá và sử dụng các nông cụ cơ khí nhỏ hoạt động được thuận tiện trong suốt chu kỳ sản xuất. Bảo vệ được đất, giữ được ẩm, chống được xói mòn, giảm vận tốc gió, hạn chế được cường độ bức xạ của ánh sáng ở những vùng cần thiết. Thuận tiện cho vận chuyển, chuyên chở sản phẩm và vật tư kỹ thuật. Phải có các công trình phụ phục vụ sản xuất và hệ thống tưới. + Thiết kế lô trồng: Để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch và đảm bảo sự chăm sóc được đồng đều hơn trong vườn cà phê người ta chia vùng đất thành các phần nhỏ, có diện tích là 1ha được gọi là lô. Các lô thường bố trí theo hình vuông (100 x 100m). Giữa các lô có đường phụ thường được gọi là đường lô. + Thiết kế đai rừng phòng hộ và đường vận chuyển: * Đai rừng phòng hộ: Gồm có đai rừng chính trồng các hàng cây vuông góc với hướng gió cũng thường sát với các trục đường lớn. Trên đất dốc cứ khoảng 200-300m trồng một đai rừng (chiều dài bằng 2-3 cạnh của một lô). Ở vùng đất bằng cùng với việc thiết kế các lô trồng theo khối cũng phải trồng đai rừng chính, khoảng cách 500m trồng một đai rừng. * Đai rừng phụ: Trồng các hàng cây vuông gốc với đai rừng chính và thường sát với các đường lô, khoảng cách giữa các đai rừng phụ như khoảng cách của đai rừng chính. Song song với đai rừng chính trên các lô sẽ bố trí trồng các loại cây che bóng lâu dài. Khoảng cách các hàng cây hoặc khoảng cách giữa các cây trồng dày hay thưa hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình, độ cao vùng đất, giống cà phê, vận tốc gió, chế độ chiếu sáng, chế độ nhiệt. * Đường vận chuyển: Vị trí của đường phụ thuộc vào thiết kế lô trồng, khối trồng, thường các đường trục chính đảm bảo cho các xe lớn hoạt động, quay xe được, mặt đường rộng từ 4-7m thường các đường này sát với các đai rừng chính. Các đường phụ là các đường lô. Chú ý: Khi trồng cà phê trên đất dốc cần chú ý các đường như dường lên đồi, đường quanh đồi, đường chân đồi và đường liên đồi. + Hệ thống công trình thuỷ lợi - thuỷ nông: Trong vùng trồng cà phê việc thiết 102 kế các hồ đập và hệ thống tưới là rất quan trọng, thực tế một số vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên quá xa các nguồn nước, nơi có mạch nước ngầm thấp đã dẫn đến năng suất cà phê rất thấp, tuổi thọ vườn cây ngắn, cá biệt có những vườn cà phê đã chết gần hết trong thời kỳ KTCB do khô hạn thiếu nước. Khi xây dựng các hồ đập cần chú ý vị trí và cao trình của hồ đập khi thiết kế, trữ lượng nước trong mùa khô để có hiệu quả sử dụng. Chú ý khi xây dựng hồ đập sẽ làm cho mạch nước ngầm khu vực gần hồ đập lên cao hơn. Vì vậy, cần quan sát điều tra lại trước khi trồng cà phê. - Mật độ - khoảng cách - cách trồng cà phê: + Mật độ, khoảng cách trồng cà phê: Cơ sở khoa học để bố trí mật độ: Căn cứ vào khí hậu vùng sinh thái, căn cứ vào điều kiện canh tác, căn cứu vào đặc tính của từng chửng cà phê... Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của vùng sản xuất mà ở nước ta hiện nay đang trồng với các mật độ theo bảng trên (8.3). Hiện nay người ta thường áp dụng cách trồng ô vuông hoặc nanh sấu, hoặc tam giác cân tuỳ theo địa hình. Nơi đất có độ dốc thường trồng nanh sấu hoặc tam giác cân. Bảng 8.3. Mật độ phổ biến của một số giống cà phê Giống cà phê Khoảng cách (m) Mật độ (hố/ha) Số cây trên hố Catimor, Catura, Catuai 2,0 x 1,5 3.300 1 Catimor, Catura, Catuai 2,0 x 1,0 5.000 1 Catimor, Catura, Catuai 1,8 x 1,2 4.600 1 Bourbon & Mundonovo, Typica 3,0 x 2,0 1.660 1 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 2,0 1.660 1-2 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 2,5 1.331 1-2 Cà phê vối (Canephora) 3,0 x 3,0 1.110 2 + Đào hố, phân bón, kỹ thuật trồng, tạo bồn quanh gốc và tủ gốc * Đào hố: Khi đã xác định được mật độ, ta xác định vị trí đào hố sao cho thẳng hàng, hố vuông, kích thước 40 x 40 x 40cm. Nếu trồng 2 cây đào hố chữ nhật chiều dài 70-80cm x chiều rộng 40 x sâu 40cm. Hố trồng nếu bón nhiều phân chuồng nên đào rộng và sâu hơn . * Phân bón: Nhất thiết khi trồng phải có phân hữu cơ ủ hoai mục trước khi đưa vào hố. Chú ý không sử dụng phân hữu cơ tươi đặc biệt là phân lợn tươi. Lượng phân bón cho một hố gồm: 103 Phân hữu cơ: 10 -25kg Phân lân nung chảy: 500g Phân Amon Sunfat: 50g Phân Kali Sunfat: 25g Trước khi trồng, trộn đều phân hữu cơ đã ủ cùng với lượng N, P, K và đất mặt. * Kỹ thuật trồng: Dù bất cứ phương pháp nào, giống cà phê nào thì khi trồng cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau: Không làm vỡ bầu cây, cây trong hố phải đặt thẳng đứng. Cách trồng: Đào một hố nhỏ có kích thước bằng kích thước bầu cây ở giữa hố, nhẹ nhàng đặt cây vào và gạt đất, nén đất nhẹ đều quanh gốc cây (nén đất quanh hố bằng chân phía ngoài của bầu cây). Nếu trong một hố trồng 2 cây thì đào 2 hố nhỏ cách nhau 20-25cm đều ở giữa hố. Nếu bầu bằng túi Polietylen thì phải xé bầu trước khi trồng. Khi trồng mặt bầu phải thấp hơn mặt đất 15-20cm (trồng âm). * Tạo bồn: Sau khi trồng xong phải cuốc đất xung quanh gốc, đắp gờ tạo thành bồn hình lòng chảo, sau đó tưới nước ngay để cho cây chặt gốc và rễ nhanh bén với đất của hố. Chú ý: Xẻ một rảnh nhỏ để thoát nước khi có mưa lớn. * Tủ gốc: Dùng rơm rạ, cỏ khô, lá cây phủ một lớp dày 20cm quanh gốc và khắp mặt bồn. Chú ý: Không để nguyên liệu tủ sát gốc mà cách 10cm quanh gốc. Tủ gốc xong cần rải một lớp đất mỏng để tránh gió cuốn và phòng cháy. - Thời vụ trồng cà phê + Các tỉnh phía Bắc: Thời vụ chính từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6, thời vụ phụ vào đầu tháng 2. + Nghệ An:Chính vụ từ đầu tháng 8 đến 15 tháng 9, thời vụ phụ đầu tháng 5. + Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Bắt đầu trồng từ 15/5 đến 15/7, thời vụ thích hợp nhất là trong tháng 6 ở Tây Nguyên. + Các tỉnh phía Nam: Vụ Xuân từ tháng 2 đến đầu tháng 3, vụ Thu từ tháng 8 đến đầu tháng 9. IV. CHĂM SÓC SAU KHI TRỒNG - Dặm cây, tủ gốc: Đây là những công việc cần làm ngay sau khi trồng, riêng tủ gốc là việc làm thường xuyên trong cả chu kỳ sản xuất. Sau khi trồng một tháng, kiểm tra nếu cây chết phải dặm ngay, chọn bầu cây tốt và chăm sóc chu đáo để cây lớn kịp thời với các cây 104 khác. Trước khi tủ gốc xới đất trong vùng tán và ngoài mép tán 20cm, dẫy sạch cỏ phơi khô để làm nguyên liệu tủ cây với các cây phân xanh khác. Nguyên liệu tốt nhất là cỏ voi. Lớp nguyên liệu dày 20-30cm cách gốc bán kính 10cm rộng khắp tán và ngoài mép tán 20-30cm. Tủ xong rải lớp đất mỏng lên trên. Thời gian tiến hành tủ là cuối mùa mưa. - Che túp, trồng cây che bóng, trồng xen trên hàng cà phê: + Che túp: Sau khi trồng thường vào cuối mùa mưa, ta dùng các loại cành lá để che cho cây con. Mục đích là giảm cường độ ánh sáng ở thời kỳ đầu và giảm ảnh hưởng của gió, mưa khi cây che bóng chưa phát huy được tác dụng. + Trồng cây che bóng, trồng xen trên hàng cà phê: Trồng cây che bóng có tác dụng chính là giảm được nhiệt độ trong vườn cây, vào mùa nắng giảm và nâng cao nhiệt độ vào mùa đông, đặc biệt ở những vùng có mùa đông lạnh. Tại Inđônêxia đã ghi nhận được: Nhiệt độ ban ngày giảm 7OC và ban đêm tăng 3OC so với vườn cây không được che bóng. Do có tác dụng tốt nên nhiều vùng trồng cà phê ở cả 3 châu lục (châu Phi, châu Mỹ, châu Á) đều áp dụng biện pháp trồng cây che bóng. Tại Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An việc trồng cây che bóng với khoảng cách che bóng hợp lý cho cà phê chè không những cho cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất ổn định mà còn giảm được tỷ lệ sâu đục thân Bore. * Cây che bóng lâu dài: Chọn các cây có độ cao lớn, tán cây thoáng và không rụng lá trong mùa khô, rễ cọc ăn sâu. Tại Việt Nam, cây muồng đen (Cassia siamea) trồng khoảng cách 36x24m và cây keo dậu (Leucaena sp) khoảng cách trồng 12x12m được xác định là cây che bóng tốt nhất. Các cây che bóng tầng trên hàng cà phê để tiện chăm sóc và và thường trồng cùng lúc với trồng cà phê. Chú ý khi cà phê còn nhỏ (vườn KTCB) nên trồng dày, khi cây cà phê lớn chặt tỉa cho đúng khoảng cách trên. * Cây che bóng tạm thời: Rất cần thiết cho vườn cà phê kiến thiết cơ bản vì ngoài tác dụng che bóng, còn có tác dụng chắn gió tránh cho cây cà phê bị long gốc, đặc biệt là cây cà phê một năm tuổi. Chọn các cây họ đậu có thời gian sinh trưởng từ 2- 3 năm như cây cốt khí (Tephrosia candida), cây đậu triều (Cajanus indicum), cây muồng hoa vàng (Crotaliria sp), đậu Sơn tây. Các cây này sau một năm trồng có thể cắt tỉa lấy chất xanh để ép xanh, đến mùa mưa chặt cách gốc 40-50cm để cây tái sinh lại. Trong năm thứ nhất nếu chưa chuẩn bị được các loại cây trên có thể gieo một số cây ngô cách gốc cà phê khoảng 30-40cm ở hướng tây để che nắng kịp thời vào tháng có nắng nóng. Các cây được chọn làm cây che bóng tạm thời thường trồng cách gốc cà phê 70cm ở hướng tây để che nắng như muồng lá tròn, muồng lá dài, muồng dùi đục v.v... * Trồng xen trên hàng cà phê: Mục đích trồng xen trên hàng cà phê để tạo độ che phủ trên khoảng trống của hàng khi cây cà phê còn nhỏ, vườn cây chưa khép tán, 105 đồng thời có một khối lượng nông sản nhất định để có hiệu quả kinh tế cho người trồng vào những năm cây cà phê chưa cho thu hoạch. Khi trồng xen sẽ cải thiện được vi khí hậu vườn cây, tăng độ xốp và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất. Tại Tây Nguyên các mô hình trồng xen cây quế, cây bời lời đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và vừa là cây che bóng cho vườn cà phê. Các cây này thuộc loại cây nhỡ, tán thoáng nên có thể để lâu dài trong vườn cà phê. Tùy tình trạng vườn cây mà để mật độ trồng khác nhau (khoảng cách trồng 4m x 4m hoặc 6m x 3m). Các cây họ đậu có thời gian sinh trưởng ngắn như lạc và các cây đậu đỗ khác (đậu xanh, đậu đen, đậu trắng...). Chú ý sau vụ trồng lạc, đậu, nên trồng các cây phân xanh phủ đất, không nên để đất trên hàng cà phê bị trống ở vườn kiến thiết cơ bản. + Làm cỏ: Công việc này phải chú ý làm ngay từ khi mới khai hoang và tiếp tục trong suốt quá trình sản xuất. Khi làm cỏ thường kết hợp với xới xáo và tủ gốc bón phân. Dùng hoá chất để trừ cỏ tranh như: Roundup 480 SC từ 3 đến 4 lít/ha. Pha 50- 60cc/ bình 8 lít. Lượng phun 5-6 bình/1000m2, dùng khi cỏ đã sinh trưởng phát triển. Làm cỏ có thể bằng cơ giới hoặc thủ công. Trong một năm làm cỏ tới 5 lần: Lần thứ nhất:Vào tháng 2, 3. Lần thứ hai: Vào tháng 4, 5 kết hợp tủ gốc đối với các vườn cà phê ở miền Trung. Lần thứ ba: Vào tháng 7. Lần thứ tư: Vào tháng 8, 9. Lần thứ năm: Vào tháng 10-11 kết hợp tủ gốc đối với các vườn cà phê ở Tây Nguyên. + Bón phân sau khi trồng: *Lượng phân bón: Lượng các nguyên tố dinh dưỡng cây yêu cầu ở từng gia i đoạn khác nhau, liều lượng các loại phân cho hiệu quả cao ở từng giai đoạn như sau Bảng 8.4. Lượng phân đầu tư cho vườn cà phê ở thời kỳ KTCB Kg nguyên chất / ha Tuổi cây (năm) N P2O5 K2O Phân hữu cơ (tấn /ha) 1 2 3 60 120 150 100 100 100 30 100 130 10 10 10 Ở thời kỳ kinh doanh lượng phân đầu tư cần phải căn cứ vào tiềm năng cho năng suất, tuỳ loại đất đai và các biện pháp kỹ thuật khác đề đầu tư thích hợp: 106 Bảng 8.5. Lượng phân đầu tư bón cho cà phê thời kỳ kinh doanh Kg nguyên chất / ha Loại đất Năng suất (tấn/ha) N P2O5 K2O Phân hữu cơ (tấn/ha) Bazan Đất khác 3 2 220 - 250 200 - 230 80 - 100 100 - 130 200 - 230 180 - 200 15 15 * Cách bón phân: Với phân hữu cơ (phân chuồng, thân lá thực vật, cỏ dại) nếu có đủ để bón hàng năm sẽ rất tốt. Khi bón nên đào hố quanh tán, hay đào rãnh luân phiên một nửa tán cây, độ sâu tuỳ theo lượng nguyên liệu từ 20 - 25cm, chiều rộng rãnh 20cm sau đó bỏ phân, hoặc xác thực vật, có thể kết hợp lân để bón. Việc ép xanh nên tiến hành vào mùa mưa để không làm ảnh hưởng do tổn thương tới bộ rễ, do khô hạn, đặc biệt là ở vườn cây kiến thiết cơ bản. Ở vườn cây kinh doanh có thể cày xả tạo rãnh ngoài rìa tán để cho phân và nguyên liệu xuống. Nên cày xả luân phiên 2 bên rìa tán, phân bón vô cơ bón bằng cách rải phân theo rìa tán (với cây trồng mới một năm bón cách gốc 60cm) sau đó xới nhẹ lấp phân kết hợp tủ gốc. Lượng phân hoá học bón cho thời kỳ kinh doanh như đã nêu phần trên. Nếu cứ mỗi tấn cà phê nhân bội thu bón tăng thêm 70kg N + 20 kg P2O5 + 70 kg K2O. Lượng phân hoá học đầu tư cho cả năm được chia làm 4 thời kỳ bón. Lần thứ nhất vào mùa xuân trùng với giai đoạn tưới nước. Lần thứ 2, 3 vào đầu và cuối mùa mưa để giảm bớt sự thất thoát do xói mòn rửa trôi. Lần thứ 4 bón để nuôi cành dự trữ. Thời kỳ bón và tỷ lệ phân bón ở mỗi thời kỳ như bảng 8.6. Thực trạng đất trồng cà phê ở Việt Nam hàm lượng lưu huỳnh (S) thấp, để bù đắp sự thiếu hụt đó thì cần kết hợp sử dụng 15-20% dạng đạm sunfat amon (SA) bón vào đầu mùa mưa hoặc mùa khô. Dạng Kali cũng nên dùng dạng Kali Sunfat thì sẽ có lợi làm tăng thêm lương lưu huỳnh cho cây cà phê. Bảng 8.6. Thời kỳ và tỷ lệ phân bón cho cà phê (% so với tổng lượng phân trong năm) Lần bón Tháng N P2O5 K2O 1 2 3 4 2-3 5 6-7 9-10 15 25 30 30 25 25 25 25 0 30 35 35 * Phân tổng hợp bón cho cà phê: Hiện nay các loại phân tổng hợp đã được sử dụng bón phổ biến cho cây cà phê. Như các dạng phân tổng hợp NPK của Xí nghiệp phân bón Bình Điền II và các xí nghiệp khác. Khi sử dụng cần phải chú ý tỷ lệ phân so 107 với lượng phân đơn nguyên chất để bổ sung cho phù hợp hoặc cho đủ lượng tương đương với lượng phân đơn Phân tổng hợp NPK 16-8-16-S nếu như bón thay thế toàn bộ phân đơn cho cà phê kỳ kinh doanh thì bón với lượng (như bảng 8.7). Bảng 8.7: Lượng phân NPK 16-8-16-S bón cho cà phê vườn kinh doanh Lượng phân bón từng đợt (kg/ha) Mùa mưa Mùa khô Loại phân Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 NPK 16-8-16 800 - 1.000 1.000 - 1.200 700 - 800 800-1000 + 200- 300 phân Đầu trâu 241 Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thường dùng loại NPK 20-20-15 với lượng 500- 700kg/ha vào năm thứ nhất; 750-1.000 kg/ha vào năm thứ 2; 1.800-1.500 kg/ha vào năm thứ 3. * Sử dụng phân phun trên lá: Các loại phân phun trên lá đều có chứa các nguyên tố vi lượng trong thành phần, đây là dạng phân bón cây hấp thụ nhanh. Vì vậy, khi cần thiết để cho cây nhanh phục hồi, sinh trưởng phát triển tốt nhanh và tuỳ tình trạng cây mà sử dụng cho phù hợp. Các loại phân thông dụng hiện nay như Organun, Samppi, Nutraphos. Tất cả các loại phân phun trên là cần chú ý nồng độ dung dịch và chỉ nên phun khi trời mát, nắng nhẹ, gió nhẹ hoặc lặng gió. + Tưới nước: * Tưới nước ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: Do thời kỳ này cây cà phê rễ chưa ăn sâu nên khai thác nước ít. Vì vậy, khi gặp hạn cây dễ bị chết. Việc tưới nước phải thường xuyên, tùy vào hiện trạng của đất mà cứ 7-15 ngày tưới một lần, đảm bảo ẩm độ đủ 70-75%. Nếu có tủ gốc 20-30 ngày tới một lần. Ẩm độ cây héo ở thời kỳ này là 26-27%. Giới hạn cần tưới là 30-31%. Tưới phun là tốt nhất với lượng tưới là 500-600 m3/ha. Nếu có tủ gốc thì tưới 40-60 lít/cây/lần. Nếu không tủ gốc thì tưới 80 lít/cây/lần. Đảm bảo nước thấm sâu 40-60cm. * Tưới nước ở thời kỳ kinh doanh: Tưới phun: Đủ thấm sâu 40-60cm, lượng nước trên 800 m3/ha, các lần tưới tiếp theo từ 600-700 m3 /ha và 15-20 ngày tưới một lần. Trong mùa khô, ở cả 2 vùng Nghệ An và Tây Nguyên nếu tưới từ 3-4 lần thì sẽ rất có lợi cho sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Tưới gốc: 150-200lít/gốc, với lượng nước lớn như thế nên vùng trồng cà phê cần đầu tư hệ thống tưới nước. 108 V. KỸ THUẬT TẠO HÌNH - TỈA CÀNH - CƯA ĐỐN PHỤC HỒI 1.Tạo hình: Trong ngành trồng cà phê, tạo hình là một kỹ thuật bắt buộc để duy trì hay tăng các cành mang quả. Kỹ thuật tạo hình tốn nhiều công và đòi hỏi trình độ kỹ thuật. + Mục đích: Tạo hình cân đối thích hợp cho cây cà phê, khung tán phát triển khỏe, có độ cao hợp lý để sử dụng không gian hợp lý giữa các cây, thuận tiện cho việc chăm sóc thu hoạch để cho năng suất cao. Tạo môi trường thuận lợi khiến cho cây có khả năng cho năng suất cao nhưng hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh bằng cách loại bỏ các cành vô hiệu (cành sâu bệnh, già yếu, ít có khả năng cho quả...) ở vị trí bất thuận . Đồng thời kích thích cho sự phát triển các cành tơ ở vị trí thích hợp, có nhiều khả năng cho quả (cành hữu hiệu), làm cơ sở cho việc ra hoa quả nhiều. Hạn chế được sự ra quả cách năm và giảm nguy cơ khô cành, khô quả. Vào năm có nhiều quả cây sẻ tập trung dinh dưỡng để nuôi quả nên lượng cành dự trữ cho năm sau sẽ ít đi. Kết quả là năm sau năng suất sẽ thấp, chất dinh dưỡng cần để nuôi quả sẻ ít, chu kỳ ra quả cách năm sẽ hình thành. Tạo hình cắt cành hàng năm sẽ hạn chế được hiện tượng này. Để đạt được kết quả như trên, phương pháp tạo hình sửa cành phải xuất phát từ những căn cứ khoa học về sinh lý sinh thái cây trồng đồng thời phải trải qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm. Những động tác không đúng cách dựa theo ý nghĩ chủ quan sẽ gây ra những tác động không nhỏ. Không những làm giảm sản lượng mà còn tiêu phí lao động, vật tư vô ích. + Các kiểu tạo hình cà phê trên thế giới: Do đặc điểm của từng địa phương, từng giống và tập quán canh tác của từng nơi mà có nhiều phương pháp tạo hình sửa cành cà phê. Nhưng đại cương có thể xếp vào ba loại chính: 1 tầng 1 thân Nhiều tầng Tạo hình Nhiều thân 1 tầng Bổ sung * Tạo hình 1 thân: Có 2 cách thực hiện Tạo hình một thân 1 tầng: Phương pháp này đơn giản dễ làm, thường áp dụng cho cà phê Arabica. Nhằm mục đích tạo1 bộ khung bền vững cân đối. Bao gồm thân cây làm trụ chỗ dựa cho việc phát triển cành quả thứ cấp. Cách làm: Khi cây lớn đến đủ độ cao cần thiết (năm thứ 2-3) ta bấm ngọn, cố định chiều cao để các cấp cành phát triển. Tạo một thân nhiều tầng: Cây có nhiều cặp cành quả, thời gian cho quả dài nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn công, cây chịu gió bão kém và chỉ tiến hành ở vườn cà 109 Bảng 8.8: Độ cao hãm ngọn của các giống Loài Giống Độ cao hãm ngọn Ghi chú Typyca, Bourbon Mundonovo 1,4-1,6m Kinh tế vườn ít cây: 1,8m Cà phê chè (Coffea arabica) Catura, Catuai, Catimor 1,6-1,8m Kinh tế vườn ít cây không hãm ngọn. 1,6 Cây có khả năng phân cành thứ cấp Cà phê vối (Coffea canephora) Robusta 2 m Cây ít phân cành thứ cấp phê có đất tốt, thâm canh cao, nơi không có gió bão. Nếu không có đủ các điều kiện trên mà tiến hành tạo thành nhiều tầngthì vườn cà phê mau tàn Một biện pháp bắt buộc nằm trong hệ thống tạo hình 1 thân phải thực hiện là tạo hình nuôi quả và sửa cành đau. Phương pháp tạo hình 1 thân chỉ thích hợp với cà phê chè, vì cà phê chè có khả năng cho nhiều cành thứ cấp Hình 8.1: Tạo hình đơn thân - Nuôi tầng thân cà phê 110 * Tạo nhiều thân một tầng (đa thân): Khác với phương pháp tạo hình 1 thân, phương pháp tạo hình nhiều thân nhằm phát triển hoa quả chủ yếu trên các cành cấp 1. Để tạo được nhiều thân, người ta bắt đầu tạo 1 gốc nhiều thân ở vị trí thấp trên cơ sở cho phát triển 1 số chồi vượt tạo thành nhiều thân cùng trên 1 gốc mẹ, sau 1 chu kỳ kéo dài 3 - 4 năm cho quả người ta thay các chồi già năng suất kém bằng cách nuôi các chồi tơ thay thế. Phương pháp tạo hình nhiều thân theo 2 bước: Tạo gốc mẹ và nuôi chồi thay thế Tạo gốc mẹ: Phương pháp đơn giản nhất là đốn thấp cây cà phê non xuống 25- 30cm cách mặt đất, sau đó cho đâm chồi và chọn lại để các chồi thích hợp nhất. Phương pháp này có nhược điểm là các chồi cùng xuất phát từ 1 gốc thẳng đứng tạo ra 1 hệ thống thân cây mọc quá sát gần nhau, không thuận lợi cho việc phát triển cân đối của cây. Vì vậy, người ta thường áp dụng phương pháp uốn thân hoặc tạo hình cây nến đơn hoặc cây nến kép. Phương pháp uốn thân: Áp dụng đối với cà phê non 12-18 tháng tuổi, cao 80- 100cm. Thân cây bị uốn cong 40-450, ngọn được buộc vào 1 cái móc chôn ở đất. Các cành chạm đất đều được cắt bỏ. Trên thân mọc nhiều chồi, khi chồi đã mọc 8-10cm tỉa bớt chồi chỉ để lạ i khoảng 6-8 chồi, tiếp đó chọn khoảng 3-4 chồi khỏe mạnh phân bố đều, nuôi chồi và tạo hình các chồi đó như ý muốn. Kiểu tạo hình nhiều thân còn có thể tiến hành bằng cách chọn nuôi chồi vượt ngay từ năm thứ nhất cùng với thân cây mẹ. * Phương pháp tạo hình cây nến: Được tiến hành đơn giản bằng cách hãm ngọn 1 hoặc 2 lần, để làm cho các thân cây không mọc chụm vào nhau người ta dùng 1 que ngắn đặt vào giữa 2 chồi cho xoạc ra ngoài. Hình 8.2: Uốn thân cà phê để tạo chồi vượt * Nuôi chồi thay thế: Dù là gốc mẹ hay là tạo dạng hình nào (uốn thân hay cây nến) việc nuôi chồi cũng theo 1 phương pháp chung. Theo nguyên tắc mỗi gốc có 2-4 chồi đang cho quả và 1 số chồi thay thế ở các tuổi khác nhau. Việc tạo hình nuôi quả được đơn giản hoá bằng cách loại bỏ 1 số chồi đã cho quả 111 3 - 4 năm đã kiệt sức và thay thế bằng 1 số chồi tơ tương đương có khả năng cho quả nhiều và lâu bền hơn. Để chuẩn bị cho việc thay thế các thân 1 cách tuần tự phải nuôi 1 số chồi dự trữ nhất định và loại bỏ tất cả các chồi còn lại đến sát gốc. Nuôi chồi thay thế có thể từ 3 - 5 năm. Thông thường cuối năm thứ 2 thì chồi cho thu hoạch lần 1, nhưng tới vụ thứ 3 mới đạt sản lượng cao nhất, từ đó sản lượng giảm mạnh. Vì vậy, nuôi chồi khác thay thế được tiến hành vào đầu năm thứ 4 là có lợi nhất. Có nhiều phương pháp nuôi chồi thay thế Phương pháp nuôi chồi hàng năm: Để có chồi thay thế hàng năm trên cây cà phê cùng 1 lúc phải mang 1 chồi già (cho quả vụ 3,4) 1 chồi đang trong thời kỳ cho quả (vụ 2,3) 1 - 2 chồi bắt đầu cho quả (vụ 1,2) Các chồi tơ thay thế ở các tuổi khác nhau Mỗi năm 1 chồi sẽ bị kiệt sức và bị thay thế. Như vậy, cây cà phê có thường xuyên 3 đến 4 chồi mang quả, mỗi chồi có tuổi chênh lệch nhau 1 năm. * Tạo hình bổ sung: Tạo hình bổ sung thực hiện ở những cây cà phê sâu bệnh, gió bão làm khuyết cành. Ta cưa cành đó để đoạn sát thân dài 15cm. Khi mầm cành phát sinh ta chọn chồi khỏe, vị trí thích hợp tạo khung tán cân đối để có thêm cành quả mới. Trong trường hợp cây bị khuyết phần tán phía trên (tán dù), có thể bổ sung tán bằng cách tỉa thưa các cành thứ cấp bên trên để ánh sáng có thể chiếu vào phần tán phía dưới và tiến hành nuôi 1 chồi sát mặt đất ở hướng có nhều ánh sáng nhất, chồi được hãm ngọn ở độ cao 1-1,2m. Nếu cây bị khuyết tán bên trên, tiến hành cưa bỏ đoạn thân già cỗi kém phát triển ở phía trên và nuôi 1 chồi vượt đỉnh tán mới và hãm ngọn ở độ cao 1,7-1,8m. Nếu cây bị khuyết tán ở phần giữa thân, nuôi 2-3 chồi vượt phân bố đều ở giữa đoạn thân bị khuyết tán. Khi các chồi vượt này có một cặp cành cơ bản, cắt bỏ 1 đoạn cành và chỉ giữ lại trên 1 chồi vượt 1 cành cơ bản hướng ra phía ngoài tán. Đối với những gốc cà phê có quá nhiều thân (5-7 thân) có cành cơ bản yếu, ít cành thứ cấp thì cưa bớt 1 số đoạn thân nhỏ yếu nhất chỉ chừa lại 2-4 thân và nuôi chồi bổ sung phần tán phía dưới. 2. Cắt tỉa: + Tạo hình nuôi quả : Mục đích tạo hình nuôi quả là tạo ra những cành thứ cấp cho quả ở những vị trí thích hợp nhằm thúc đẩy việc ra hoa kết quả, đồng thời tránh được hiện tượng ra hoa quả quá nhiều để duy trì sự cân bằng giữa phát triển quả và lá. Nên tiến hành việc cắt cành từ trên ngọn xuống và lần lượt từng cành để dễ quan 112 sát và tránh đựơc nguy cơ để sót cành không cắt. * Kỹ thuật cắt cành: Vào năm thứ 2, 3 sau khi trồng người ta tiến hành một số Cắt bỏ đoạn đầu ngọn các cành cấp 1 đã cho quả 2-3 vụ, dồn nhựa nuôi các cành thứ cấp cho nhiều hoa quả. (Lưu ý: Động tác phải thật cẩn thận tránh những tổn thất không sửa chữa được, vì ta biết rằng các cành cơ bản cấp 1 không có khả năng tái sinh sau khi bị cắt . Cắt bỏ các đoạn cành già cỗi, khô gãy, kiệt sức và rút ngắn các cành quá dài. Các cành mọc ở vị trí không thuận lợi, các cành cấp 2 mọc sát thân chính, ở đốt 1, 2 trên cành cơ bản để tạo thông thoáng phần trung tâm của cây thu gọn tán cây và tạo điều kiện cho lưu thông ánh sáng làm cho hoa quả ở gần trục hơn, cho năng suất cao hơn. Cắt bỏ các cành chạm đất, nên nhớ rằng khi cành cơ bản đã bị cắt bỏ thì chúng sẽ không được thay thế bởi những cành khác. Cắt bỏ các cành thứ cấp mọc vào trong, hướng xuống dưói, các cành yếu ớt. Tỉa thưa các cành thứ cấp ở phần trên của tán để ánh sáng có thể chiếu vào tán. Hình 8.3: Cắt cành cà phê * Thời điểm cắt cành: Việc cắt cành tiến hành 2 đợt trong 1 năm với khoảng cách vài tháng. Nhiều vùng tiến hành ngay khi kết thúc vụ thu hoạch, ở những vùng khác có thể đợi sau khi cây đã ra hoa đầy đủ và các quả non đã được hình thành, vào thời điểm này có thể quan sát được nếu cây mang quả quá nhiều, có thể loại bỏ bớt để tránh hiện tượng khô cành. Cắt cành quá sớm có thể khiến một số mầm ngủ phát triển thành cành thứ cấp thay vì phát triển thành hoa. Ở Tây Nguyên thời vụ cắt cành tiến hành ngay trong mùa mưa (ngay sau khi chấm dứt thu hoạch). 113 Nếu cây bị khô cành nhiều thì không được cắt cành cho đến khi mưa bắt đầu. Một trong những nguyên tắc là không đựoc cắt cành khi cây bắt đầu khô cành, ngoại trừ các cành đã khô chết, vì cần tất cả các lá để giúp cây phục hồi. Không nên cắt cành quá muộn khi quả đã được hình thành vì nông dân có khuynh hướng không cắt cành đã mang quả mà chỉ bỏ các cành lá cho quá trình chín của hạt, điều này dẫn đến tình trạng khô cành. Cắt cành vào giai đoạn này kích thích sự phát sinh nhiều cành vô hiệu, tiêu hao nhiều dinh dưỡng. + Sửa cành đau: Sau 1 thời gian, mặc dù hàng năm đã sữa cành già nhưng tán cây vẫn phát triển quá độ, cành quá dài lòng thòng năng suất thấp. Vì vậy, cứ 3 - 5 năm người ta tiến hành 1 đợt sửa cành đau bằng cách cắt ngắn toàn bộ hoặc 1 phần các cành cơ bản, để tạo nên 1 hệ thống cành thứ cấp mới mọc ra từ hệ thống Cơ cành cơ bản còn lại. Các cành thứ cấp này xuất phát từ những vị trí gần trục nên phát triển mạnh mang nhiều hoa, quả trong nhiều năm. Hình 8.4.Sửa cành đau cà phê Tuỳ theo yêu cầu, chiều dài cành có thể để lại từ 30-50cm. Trong trường hợp đặc biệt có thể cắt ngắn còn lại 15cm, đây gọi là phương pháp tạo hình “khung vẹt đậu”. cắt cành ngang ngắn, tạo mới càng triệt để thì hệ thống các cành quả thứ cấp càng khoẻ, cho nhiều hoa quả và chu kỳ tạo tán mới sẽ kéo dài hơn. Nhưng cắt cành quá ngắn, tới đoạn già cỗi thì dẫn đến tình trạng mầm ngủ không tái sinh được, do đó đoạn cành cơ bản còn lại sẽ chết khô, để lại trên cây những đoạn khuyết không có lợi. Ngược lại tạo tán phớt bên ngoài thì tạo đựợc nhiều cành thứ cấp, 114 cho sản lượng cao ngay trong năm đầu, nhưng chỉ 1-2 năm sau cây lại loà xoà như cũ và năng suất thấp kéo dài. Song song với động tác trên là tiến hành cắt bỏ kịp thời các cành vượt. 3. Cưa đốn phục hồi: Áp dụng cho vườn cây sau nhiều năm thu hoạch năng suất bắt đầu giảm do sâu bệnh hại, hiệu quả kinh tế kém thì cưa đốn phục hồi cho vườn cây trẻ lại kéo dài chu kì kinh tế. Đặc biệt là những vườn tạo hình đa thân không hãm ngọn. Trước hết phải xới gốc, bón phân cho cà phê có dinh dưỡng khi vào vụ cưa đốn. + Thời vụ cưa đốn: Thân cây được cưa trước khi mùa mưa bắt đầu 1 tháng, từ cuối mùa khô đầu mùa mưa: Nghệ An cuối tháng 7 đầu tháng 8, Tây Nguyên cuối tháng 4 đầu tháng 5. + Kỹ thuật cưa đốn và định chồi: Cưa chừa lại đoạn gốc thân cao 20-25cm, với vườn cưa lần đầu và cao 30-35cm với vườn cưa lần 2, cưa với cắt nghiêng để tránh đọng nước. Sau khi cưa 2 đến 3 tháng chồi phát triển thì chọn chồi khỏe phân bố đều và tốt nhất. Sau cưa đốn phải cày bừa phay đất một lớp mỏng 10cm, sau đó gieo cây phân xanh cải tạo đất, che phủ. Tỉa thưa cây che bóng để ánh sáng chiếu vào vườn cây đạt 60-70% và rải 500-1000kg vôi/ha. + Tỉa định chồi: Chồi được giữ lạ i phải phân bố đều trên một gốc cây hay nhiều gốc cây, có hai lần định chồi: Hình 8.5: Cưa đốn phục hồi cây cà phê Lần 1: Khi chồi cao 10-15cm, để lạ i 4-5 chồi/gốc. Lần 2: Khi chồi cao 20-30cm, để lạ i 2-3 chồi/gốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giai đoạn sinh trưởng, phát triển và yêu cầu sinh thái của cây cà phê.pdf