Phát triển quận Ô Môn trở thành quận công nghiệp cơ hội và thách thức

Do đó, song hành cùng quá trình phát triển của quận Ô Môn, cần thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ dựa vào vai trò của các cơ quan địa phương, hội nông dân, các viện nghiên cứu, và nhất là trường đào tạo nghề nông nghiệp để nâng cao trình độ cho nông dân, tăng năng suất, tăng hiệu quả lao động. Cần thu hút và đào tạo lực lượng lao động cơ bản, có tay nghề trong các ngành nông nghiệp, chế biến, cơ khí, điện, Cần tạo môi trường sống cơ bản cho với các dịch vụ nhà ở, chợ, trung tâm thương mại, các dịch vụ tiện ích kèm theo, các loại hình vui chơi giải trí. Hơn nữa, cần mở rộng xây dựng những trung tâm mới ở các địa bàn phường Phước Thới, Thới Long để giảm áp lực dân cư lên trung tâm phường Châu Văn Liêm. Cuối cùng để thu hút thêm lao động ở những địa phương cạnh bên như Đồng Tháp và Vĩnh Long thì nên có biện pháp để cải thiện, hỗ trợ giao thông di chuyển giữa hai bờ sông Hậu, tạo kết nối trọng điểm giữa ba địa phương Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

pdf5 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển quận Ô Môn trở thành quận công nghiệp cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÁT TRIỂN QUẬN Ô MÔN TRỞ THÀNH QUẬN CÔNG NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Phạm Thị Ngọc Anh – Khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam Bộ Ô Môn là quận thuộc thành phố Cần Thơ – thành phố trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long - có diện tích 125 km2 và dân số 129.683 người1. Trước năm 2004, Ô Môn vốn là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ. Khi đó địa bàn Ô Môn rất rộng lớn bao gồm toàn bộ quận Ô Môn, toàn bộ huyện Thới Lai và một phần huyện Cờ Đỏ hiện nay. Quận Ô Môn có vị trị trí địa lý thuận lợi: phía Tây giáp huyện Thới Lai, phía Nam giáp huyện Thới Lai và huyện Phong Điền, phía Bắc giáp Quận Thốt Nốt, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp và phía Đông giáp quận Bình Thủy. Ô Môn có vị trí địa lý rất thuận lợi khi có địa hình nằm dọc bờ sông Hậu – một trong hai nhánh sông lớn đổ ra biển Đông. Hệ thống sông ngòi chằng chịt đã từng là cơ sở cho hệ thống giao thông bằng đường thủy và cũng là nguồn gốc cho sự phát triển dân cư trong khu vực. Theo đó, người dân chủ yếu sống tập trung ven theo các con sông. Ngày nay cùng với sự phát triển của con người cùng quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông đường thủy phục vụ việc đi lại và vận chuyển hàng hóa đã hầu như được thay thế bằng đường bộ. Hình 1. Bản đồ hệ thống giao thông quận Ô Môn và các khu vực lân cận 1 Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. 2 Qua địa bàn quận Ô Môn có nhiều tuyến đường kết nối với các quận huyện khác của tỉnh và các tỉnh lân cận. Quốc lộ 91 nối liền quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch kết nối các quận huyện của thành phố Cần Thơ, và cũng kết nối giữa Cần Thơ với hai tỉnh An Giang đi Campuchia và Kiên Giang – vốn là hai địa phương phát triển mạnh ngành nông nghiệp và ngành du lịch. Ngoài việc là tuyến kết nối dân cư quốc lộ 91 cũng đóng vai trò là tuyến đường vận chuyển của những container công nghiệp. Sự phát triển của con người và công nghiệp làm cho quốc lộ này trở nên quá tải, tần suất tai nạn giao thông ngày càng cao mà mức độ ngày một nghiêm trọng. Một tuyến đường có khả năng thay thế là tỉnh lộ 923 hay còn gọi là lộ vòng cung kết nối quận Ô Môn và huyện Phong Điền (đi qua địa bàn phường Thới Lai và phước Phước Thới), đây từng là tuyến đường quan trọng trong những năm chiến tranh do đó cũng có lịch sử phát triển dân cư lâu đời. Do đoạn đường vòng khá xa và những khó khăn chi phí trong việc giải tỏa dân cư nên Cần Thơ đã mở tuyến đường 91B (đi qua phường Phước Thới) để thay thế, giảm sức ép cho quốc lộ 91 đoạn đi qua trung tâm thành phố. Tuy nhiên, việc lựa chọn san lấp đất ruộng để xây dựng đường quốc lộ này đã tiêu tốn trên 455 tỉ đồng2 và mất 10 năm mới hoàn thành. Dù có hiệu quả giảm lượng xe tải, xe container đi qua trung tâm thành phố nhưng mới chỉ gần 5 năm lưu thông mà tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng. Hiện dự án 1.600 tỉ đồng nâng cấp mở rộng quốc lộ 91 đã được thực hiện và dự án cải tạo lộ vòng cung thành đường du lịch sinh thái đã được thông qua năm 2013. Tuyến đường Lê Đức Thọ kết nối trung tâm Ô Môn với huyện Thới Lai, Cờ Đỏ đồng thời kết nối với huyện Thốt Nốt và tỉnh Kiên Giang. Tuyến đường này ngày nay càng phát triển song hành với phong trào xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, với mục tiêu xây dựng và phát triển, hiện nay quận Ô Môn đã có thêm hai tuyến đường quan trọng là Trần Kiết Tường kết nối với khu công nghiệp kỹ thuật cao Ô Môn và Đặng Thanh Sử kết nối nhà máy nhiệt điện Ô Môn. Hơn nữa, vị trí địa lý của Ô Môn cực kỳ thuận lợi vì nằm sát bên địa bàn quận Bình Thủy và nhận được lợi ích kết nối từ cảng Trà Nóc và sân bay Trà Nóc. Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường, trong đó phường Châu Văn Liêm được thành lập từ thị trấn Ô Môn, là nơi tập trung dân cư đông đúc và là trung tâm hành chính. Xét về lịch sử hình thành và phát triển, quận Ô Môn vốn là vùng đất được triều đình nhà Nguyễn lập riêng cho người dân tộc Khmer ở vùng đất dọc theo sông Hậu Giang. Thành phô Cần Thơ có 21.414 người dân tộc Khmer và 14.199 người dân tộc Hoa3 thì một phần không nhỏ số lượng người dân tộc này cư trú ở quận Ô Môn. Do đó, về di tích lịch sử Ô Môn có ngôi chùa Pôthi Somrôn tọa lạc bên sông Ô Môn thuộc phường Châu Văn Liêm đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phô năm 2006. Ngoài 2 Thanh tra Bộ Giao thông – Vận tải 2009 3 Báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ – Báo cáo số 29/BC-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ ngày 01/03/2013 3 ra, Ô Môn cũng có hai di tích lịch sử cấp thành phố khác là Đình Thới An thuộc thời Nguyễn và Linh Sơn Cổ Miếu của người Việt gốc Hoa. Dựa vào lợi thế tự nhiên của mình cộng thêm đặc điểm nhân khẩu học đa số là người Khmer, nền tảng kinh tế của Ô Môn chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp: như trồng lúa, cây ăn quả và nuôi cá. Trước đây, khi còn bao gồm huyện Cờ Đỏ vốn nổi tiếng với Nông trường sông Hậu, Ô Môn từng được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay tuy có bước chuyển hướng sang công nghiệp nhưng Ô Môn vẫn giữ được thế mạnh của mình với diện tích đất trồng lúa lớn. Hai trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp của vùng là Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long và trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Sản lượng lúa hàng năm vẫn giữ vững ở mức trên 90 nghìn tấn. Tổng diện tích đất nông nghiệp của quận là 6.466 ha. Tuy nhiên, do đặc điểm trồng trọt với quy mô vừa và nhỏ, thiếu đầu tư, lao động cho nông nghiệp lại đang rất khan hiến nên cây lúa của vùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Từ những năm 2000, Ô Môn phát triển thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các ngành nghề: sản xuất bánh kẹo, tương chao, chế biến lương thực, nghề làm bánh tráng, làm nhang, đan lợp tép. Năm 2004, những ngành nghề này trên đà phát triển, thu hút khoảng 6.641 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp đạt 419.565 triệu đồng, đứng thứ 2 trên toàn thành phố sau quận Bình Thủy4. Hình 2. Bản đồ không gian sản xuất quận Ô Môn 2015 4 4 Với lợi thế về địa lý nằm ở vị thế chiến lược, Ô Môn đang được định hướng trở thành quận công nghiệp của thành phố. Trên địa bàn quận Ô Môn hiện đã có khu công nghiệp Trà Nóc II nằm trên địa bàn phường Phước Thới với thế mạnh đối với ngành may mặc và chế biến, hóa chất, sử dụng lao động ít kỹ năng. Tại đây có nhà máy Xi Măng Tây Đô là nhà máy xi măng duy nhất trong khu vực. Từ năm 2016-2020, địa phương xây dựng thêm 2 khu công nghiệp cặp sông Hậu rộng 1.000 ha gồm khu công nghiệp Ô Môn (600 ha) và Bắc Ô Môn (400 ha)5. Khu công nghiệp Ô Môn vừa hoàn thành với điểm nhấn là nhà máy nhiệt điện Ô Môn. Khu công nghiệp này cũng được định hướng phát triển trở thành khu công nghệ cao của vùng. Khu công nghiệp Bắc Ô Môn phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản và công nghiệp nặng dựa vào lợi thế có rất nhiều ao nuôi bên bờ sông Hậu và lợi thế giao thông đường thủy. Sự phát triển của Bắc Ô Môn đang theo đà của sự phát triển hình thành cụm công nghiệp từ phía An Giang, Thốt Nốt, Ô Môn và Trà Nóc. Việc xây dựng cầu Vàm Cống kết nối ở tuyến Lộ tẻ Rạch Giá đã mở hướng đi cho cụm công nghiệp này. Hình 3. Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị tầm nhìn 2025 5 rong+nhieu+khu+cong+nghiep 5 Mặt khác, quận Ô Môn vẫn còn gặp những trở ngại trong quá trình phát triển. Thứ nhất, sự thiếu qui hoạch trong phát triển ngành trồng trọt. Nông dân vẫn áp dụng qui cách trồng trọt lâu đời, trên những thửa ruộng nhỏ, thiếu học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới để tăng năng suất. Tập trung vào cây lúa vì ít tốn công chăm sóc mà bỏ qua vai trò quan trọng của các loại hoa màu trong việc luân canh cải tạo đất. Thứ hai, trước định hướng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, may mặc, công nghiệp nặng, và công nghệ cao thì khu vực sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động, nhất là lao động có kỹ năng. Thứ ba, trong định hướng phát triển thì quận cũng cần chú ý chuẩn bị nền tảng an sinh xã hội. Trong khi đó, trung tâm chính của quận Ô Môn là phường Châu Văn Liêm rất có khả năng chịu áp lực dân số và quá tải nếu không được cải tạo ngay từ bây giờ. Thứ tư, một phần lớn lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn quận Ô Môn và tại khu công nghiệp là dân cư ở hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Con đường di chuyển đến nơi làm việc của họ là những bến đò, tương đối khó khăn và nguy hiểm, cộng thêm tốn kém chi phí. Do đó, song hành cùng quá trình phát triển của quận Ô Môn, cần thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ dựa vào vai trò của các cơ quan địa phương, hội nông dân, các viện nghiên cứu, và nhất là trường đào tạo nghề nông nghiệp để nâng cao trình độ cho nông dân, tăng năng suất, tăng hiệu quả lao động. Cần thu hút và đào tạo lực lượng lao động cơ bản, có tay nghề trong các ngành nông nghiệp, chế biến, cơ khí, điện, Cần tạo môi trường sống cơ bản cho với các dịch vụ nhà ở, chợ, trung tâm thương mại, các dịch vụ tiện ích kèm theo, các loại hình vui chơi giải trí. Hơn nữa, cần mở rộng xây dựng những trung tâm mới ở các địa bàn phường Phước Thới, Thới Long để giảm áp lực dân cư lên trung tâm phường Châu Văn Liêm. Cuối cùng để thu hút thêm lao động ở những địa phương cạnh bên như Đồng Tháp và Vĩnh Long thì nên có biện pháp để cải thiện, hỗ trợ giao thông di chuyển giữa hai bờ sông Hậu, tạo kết nối trọng điểm giữa ba địa phương Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfq_o_mon_5214.pdf
Tài liệu liên quan