Như vậy, năng lực tạo lập VBNL của các em cũng
được cải thiện nhưng không đáng kể so với năng
lực đọc hiểu VBNL vì những lí do sau: (1) năng
lực viết của HS được hình thành và phát triển
không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi một
tiến trình dài. Vì thế, muốn cải thiện nó cũng đòi
hỏi phải có thời gian chứ không chỉ 5, 7 tiết dạy.
(2) nghiên cứu thực hiên chủ yếu những tiết dạy
đọc hiểu nên năng lực đọc hiểu của các em được
cải thiện rõ là điều hiển nhiên. Tuy vậy, những
tiết đọc hiểu này được thiết kế theo hướng tích
hợp nên cũng hướng đến mục tiêu phát triển năng
lực viết cho các em và thu được những kết quả
bước đầu như trên là điều hợp lý.
Thứ hai là dựa trên những sản phẩm HS làm qua
các giờ dạy TN như các phiếu bài tập, mẩu giấy tư
duy. Trước hết, qua những bài tập phần củng cố,
luyện tập gồm phiếu bài tập viết đoạn, mẩu giấy
tư duy (giấy nháp), phiếu bài tập sử dụng từ nối,
phiếu bài tập lựa chọn và sắp xếp LĐ đã cho
chúng tôi thấy được năng lực tạo lập VBNL của
các em. Bởi vì, những bài tập này được thiết kế
trên cơ sở kết hợp nội dung phần đọc hiểu vào rèn
luyện các bước tạo lập VBNL. Vì thế, qua các sản
phẩm các em làm, chúng tôi đánh giá được phần
nào sự tiến bộ của các em về năng lực đọc và viết
VBNL. Chẳng hạn, với mẩu giấy tư duy, bài đầu
tiên, các em chưa xác định được vấn đề nghị luận
cũng như mục đích của đoạn văn sắp tạo lập thì
bài sau đa số các nhóm đều chỉ ra được. Ở phiếu
bài tập viết đoạn đầu tiên, nhiều đoạn văn chưa
biết viết câu chủ đoạn, kết đoạn thì bài sau đã
khắc phục được. Phiếu bài tập sử dụng từ nối
cũng như phiếu bài tập lựa chọn, sắp xếp các ý
nghị luận đa số các em hoàn thành tốt cho thấy tác
dụng của việc tích hợp trong dạy đọc hiểu VBNL.
6. KẾT LUẬN
Việc sử dụng các hình thức ghi chép trong dạy
đọc hiểu VBNL không những rèn luyện cho HS
năng lực đọc hiểu VB mà còn phát triển năng lực
viết văn nghị luận cho các em. Những bài tập như
NKĐS, bài tập viết đoạn hay mẩu giấy tư duy sẽ
giúp HS có thói quen đọc kết hợp với viết. Những
bài tập ấy được kết hợp trong dạy đọc hiểu VBNL
không chỉ là cơ hội để HS bày tỏ suy nghĩ về VB,
giúp cảm nhận tốt hơn về VB mà nó còn là cơ hội
để các em vận dụng những điều đã học từ VB
mẫu vào bài viết của mình. Điều đó cũng giúp cho
việc rèn luyện kỹ năng viết được thường xuyên và
liên tục. Đó là tiền đề xây dựng cho các em nền
tảng kiến thức cũng như kỹ năng để có thể tạo lập
những bài luận dài hơn trong các kì kiểm tra và
thi cử tương lai
15 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực viết văn nghị luận cho học sinh qua sử dụng một số hình thức ghi chép trong dạy đọc hiểu văn bản nghị luận - Nguyễn Thị Xuân Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
39
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
QUA SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC GHI CHÉP TRONG DẠY ĐỌC
HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Nguyễn Thị Xuân Mai
Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 03/10/2014
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
21/04/2015
Ngày chấp nhận đăng: 02/2017
Title:
Enhancing students’ability in
writing Vietnamese argument
essays through reading and
writing argument essays
Keywords:
Reading comprehension,
creating documents,
dissertation writing
Từ khóa:
Đọc hiểu, tạo lập văn bản,
văn bản nghị luận
ABSTRACT
The common goal of learning literature in high school is to help students
improve communication skills such as listening, speaking, reading, and writing.
These skills have intimate relationships. However, during the literature
teaching process, several teachers often separated these skills according to the
sub-courses that affected the knowledge transformation of different sub-courses
as well as the learners’ acquisition. The paper introduces a combination of
reading and writing teaching of Vietnamese argument essays of grade 11 to
enhance students’ ability in writing argument essays.
TÓM TẮT
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển
cho học sinh các năng lực giao tiếp cơ bản như nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ
năng này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, trong quá trình
giảng dạy, các giáo viên Ngữ văn vẫn hay tách rời các kỹ năng này theo từng
phân môn. Điều đó khiến cho tri thức của các phân môn trở nên rời rạc, không
liên kết và việc hình thành kỹ năng cho người học cũng không toàn diện. Bài
viết này giới thiệu dạy học kết hợp giữa đọc và viết khi dạy đọc hiểu cụm văn
bản nghị luận hiện đại lớp 11 nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năng lực đọc
và viết văn nghị luận cho học sinh.
1. GIỚI THIỆU
Văn bản nghị luận (VBNL) là một loại văn bản
(VB) có vị trí quan trọng trong phần đọc hiểu và
làm văn ở chương trình phổ thông. Vì vậy, việc
rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực đọc và viết
loại VB này là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo
viên (GV). Việc phát triển các năng lực này cho
người học có thể được thực hiện bằng việc kết
hợp các hình thức ghi chép trong giờ dạy đọc hiểu
VBNL. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp này xuất
phát từ mối quan hệ giữa đọc và viết. Đọc và viết
là hai kỹ năng giao tiếp cơ bản và quan trọng của
con người. Trong đó, đọc là quá trình thu nhận và
giải mã thông tin, còn viết là quá trình xuất thông
tin. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. GS
Trương Dĩnh (2003) từng khẳng định Năng lưc̣
đoc̣ gắn liền với năng lưc̣ viết như là sư ̣ gắn bó
của năng lưc̣ liñh hôị và sản sinh văn bản
(Trương Dĩnh, 2003, tr. 8). Từ đó, ông chỉ ra một
nhược điểm lớn trong dạy học Ngữ văn ở nước ta
bấy lâu nay đó là việc dạy học tách rời các kỹ
năng này: Nhìn trên bề măṭ của quy trình daỵ môṭ
bài Ngữ văn thì hình như năng lưc̣ viết chỉ đươc̣
rèn luyêṇ và hình thành ở tiết Tâp̣ làm văn. Thâṭ
ra thì năng lưc̣ đó phải đươc̣ hình thành từ viêc̣
tìm hiểu văn bản và qua tiết tiếng Viêṭ (Trương
Dĩnh, 2003, tr. 8).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
40
Những nhận định trên đã chỉ ra một hướng đổi
mới quan trọng trong dạy học Ngữ văn đó là việc
rèn luyện một cách kết hợp các kỹ năng giao tiếp
cơ bản cho HS chứ không dạy tách rời, riêng lẻ
như trước đây. Cụ thể là rèn luyện kỹ năng viết
thông qua kỹ năng đọc và ngược lại. Điều này
cũng đáp ứng mục tiêu của dạy học tích hợp nói
riêng và xu thế dạy học hiện đại nói chung.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Việc sử dụng các hình thức ghi chép từng được
hai tác giả ngoài nước Taffy và Efreida (2008)
khẳng định trong quyển Phương pháp dạy đọc
hiểu văn bản. Hai tác giả này đã hướng dẫn nhiều
hình thức viết cho HS trong quá trình đọc VB như
nhật kí đọc sách (NKĐS), mẩu giấy tư duy, phiếu
bài tập. Hơn nữa, các tác giả còn thử nghiệm
những hình thức viết này vào giờ đọc hiểu ở
trường tiểu học Mỹ và khẳng định tác dụng của
những hình thức viết đối với việc đọc VB của HS
cũng như đối với việc dạy đọc hiểu VB của GV.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (2010) cũng đã
thử nghiệm những hình thức ghi chép đối với việc
đọc hiểu VB của HS ở một trường phổ thông tại
Đồng bằng sông Cửu Long trong luận văn cao học
của mình. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tác
dụng của những hình thức ghi chép có tác động
tích cực đối với việc đọc hiểu VB của HS. Kết
quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí
Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM (số 28,
2011). Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ
sử dụng những hình thức ghi chép vào dạy đọc
hiểu VB văn chương hình tượng và chú ý tác
động của những hình thức ghi chép này đối với kỹ
năng đọc VB của HS. Trong khuôn khổ nghiên
cứu, chúng tôi tiếp tục đề xuất sử dụng những
hình thức ghi chép trong giờ đọc hiểu VBNL và
chú ý đến tác động hai mặt của các hình thức ghi
chép này đối với việc đọc hiểu và việc tạo lập
VBNL của HS.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp sau:
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi sử
dụng các phương pháp và bài tập thiết kế đưa vào
trong quá trình giảng dạy ở phổ thông nhằm để
kiểm chứng xem có phù hợp với HS hay không;
từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá lựa chọn
bài tập và phương pháp giảng dạy nào phù hợp để
áp dụng vào thực tế.
Phương pháp quan sát: được sử dụng trong quá
trình giảng dạy thực nghiệm và dự giờ GV bộ
môn nhằm tìm hiểu cách dạy và học đọc hiểu
VBNL của GV và HS.
Phương pháp phân tích: để tìm ra những ưu điểm,
nhược điểm, những thành công và hạn chế trong
quá trình giảng dạy thực nghiệm; từ đó đúc kết
những bài học kinh nghiệm cho bản thân và lựa
chọn phương pháp sử dụng hiệu quả để áp dụng
vào thực tiễn.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp các
tài liệu tham khảo, chúng tôi khái quát lại những
vấn đề của lý thuyết để làm tiền đề, cơ sở cho việc
xây dựng một số biện pháp dạy học đọc hiểu
VBNL theo hướng tích hợp.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê,
xử lý những số liệu thu thập được từ bài kiểm tra
(KT) và những sản phẩm HS làm trong suốt quá
trình thực nghiệm (TN). Từ đó, chúng tôi so sánh,
đối chiếu với kết quả KT sau TN cũng như qua
từng bài dạy TN để khẳng định tính khả thi của
những biện pháp đã đề ra.
4. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI HÌNH
THỨC GHI CHÉP
4.1 Khái niệm
Hình thức ghi chép của HS trong dạy đọc hiểu VB
theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam và Nguyễn
Thị Kim Oanh (2011) đó là Hình thức thực hiện
các hoạt động viết, mục đích là để lưu lại những
thông tin, những cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận
của cá nhân HS trong quá trình đọc VB, sau đó
chia sẻ với bạn học trong nhóm, trong lớp, qua
đó, phát triển kỹ năng đọc cũng như kỹ năng viết
và nói của HS (Nguyễn Thị Hồng Nam & Nguyễn
Thị Kim Oanh, 2011, tr. 134).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
41
Theo khái niệm này, việc sử dụng các hình thức
ghi chép nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển kỹ
năng đọc cũng như kỹ năng viết và nói của HS.
Mục tiêu này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
mà chúng tôi hướng tới.
4.2 Các loại hình thức ghi chép
Về các loại hình thức ghi chép được sử dụng
trong dạy đọc hiểu VB, tác giả Nguyễn Thị Hồng
Nam và Nguyễn Thị Kim Oanh (2011) phân ra hai
loại ghi chép: Ghi chép tự do và ghi chép theo gợi
ý. Ghi chép tự do gồm các dạng: ghi chép bên lề
sách, ghi chép trên miếng giấy, nhật kí thư, phản
hồi sau bài học. Ghi chép theo gợi ý gồm NKĐS,
mẩu giấy tư duy (Nguyễn Thị Hồng Nam &
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2011, tr. 135). Các loại
ghi chép này có thể sử dụng ở nhiều thời điểm của
bài học (trước, trong hoặc sau khi kết thúc bài
học). Để phù hợp với mục tiêu và đối tượng
hướng tới của nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất
sử dụng một số dạng ghi chép trong hai loại ghi
chép trên như NKĐS, mẩu giấy tư duy và phiếu
bài tập. Tuy nhiên, những những hình thức ghi
chép này sẽ được thiết kế hoặc điều chỉnh lại sao
cho phù hợp với đặc trưng loại VBNL và mục tiêu
từng bài học.
4.2.1 Nhật kí đọc sách dùng cho văn bản nghị
luận
NKĐS là một loại ghi chép do Taffy và Efreida
(2008) thiết kế gồm mười bài tập hướng dẫn HS
đọc hiểu VB. Mười bài tập trong NKĐS (Taffy &
Efreida, 2008, tr. 58) là những câu hỏi gợi ý HS
ghi những từ hay; phân tích hình ảnh, nhân vật;
nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả; đánh
giá ưu nhược điểm của tác phẩm hoặc vẽ những
hình ảnh được miêu tả trong VB; vẽ sơ đồ cốt
truyện; liên hệ VB với kinh nghiệm sống của bản
thân. Những bài tập nói trên của NKĐS đã thể
hiện tính ưu việt của nó trong việc hướng dẫn HS
đọc hiểu VB theo thuyết kiến tạo kiến thức. Điều
đó thể hiện ở chỗ, trước hết NKĐS hướng dẫn HS
khám phá mọi VB chứ không chỉ riêng một VB
hay tác phẩm nào. Bên cạnh đó, những bài tập của
NKĐS khuyến khích HS bày tỏ những cảm xúc,
suy nghĩ của bản thân, giúp HS tương tác với tác
phẩm để xây dựng ý nghĩa của VB (Taffy &
Efreida, 2008, tr. 57). Hơn hết, NKĐS giúp HS
kết hợp việc đọc với viết, không chỉ bày tỏ những
phản ứng cá nhân khi đọc VB mà còn ghi lại
những cảm xúc ấy, từ đó hoàn chỉnh thành VB
của riêng mình. Như vậy, NKĐS tạo cho HS thói
quen kết hợp đọc và viết, kết hợp việc tiếp nhận
VB và tạo lập VB; không chỉ khuyến khích tạo
nghĩa cho VB mà còn khuyến khích HS sáng tạo
ra VB của riêng mình bằng cách ghi lại những
phản hồi sau khi đọc VB.
Từ những tác dụng tích cực của NKĐS như đã
nêu trên, chúng tôi đề xuất sử dụng NKĐS trong
dạy đọc hiểu VBNL nhằm hướng dẫn HS đọc
hiểu VBNL và phát triển năng lực viết cho các
em. Tuy nhiên, mười bài tập NKĐS của Taffy và
Efreida chủ yếu hướng dẫn HS đọc loại VB văn
chương hình tượng (hay VB nghệ thuật) còn
VBNL lại thuộc loại VB phi hình tượng. Vì thế,
một số bài tập trong NKĐS như Hồ sơ nhân vật,
trình tự sự kiện, bản thân và truyện không phù
hợp trong việc hướng dẫn HS khám phá VBNL.
Để sử dụng NKĐS này vào việc hướng dẫn HS
đọc hiểu VBNL, những bài tập như trên cần được
chỉnh sửa lại. Cụ thể, từ mười bài tập NKĐS trên,
căn cứ vào đặc trưng của VBNL, chúng tôi đã tiếp
thu và chỉnh sửa lại thành tám bài tập phù hợp với
việc khám phá loại VB này.
Tám bài tập NKĐS dùng cho VBNL bao gồm các
bài tập sau: 1. Trình tự luận điểm (LĐ); 2. Từ hay;
3. Quan điểm; 4. Bản thân và VB; 5. Điểm sách
phê bình; 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của
tác giả; 7. Phần đặc sắc của VB; 8. Giải thích.
(Phụ lục)
Trong đó, bài tập 1. Trình tự LĐ sẽ hướng dẫn HS
đọc và tóm tắt VBNL theo trật tự các LĐ chính
bằng cách vẽ sơ đồ khái quát LĐ chính của VB và
viết một đoạn văn tóm tắt lại VB vừa đọc. Bài tập
này phát triển cho các em năng lực tư duy nhận
biết, khái quát, hệ thống, sáng tạo. Rèn cho các
em kỹ năng đọc kết hợp với viết hoặc vẽ sơ đồ
tóm tắt.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
42
Bài tập 2. Từ hay hướng dẫn HS đọc và phát hiện
trong VB những từ hay. Hơn thế, bài tập này còn
gợi ý các em tìm ra các từ ngữ mới, khó hiểu, từ
liên kết, từ nối mà các em cho là nó có giá trị
biểu đạt trong lập luận của tác giả. Bởi vì đặc
trưng của những VBNL hiện đại thường chứa
đựng những từ ngữ chuyên ngành, đặc trưng của
lĩnh vực nghị luận. Chẳng hạn, VB chính luận
thường có nhiều từ ngữ chính trị, xã hội; VBNL
văn học sẽ có những từ thuộc lĩnh vực chuyên
ngành này. Những từ ngữ ấy tạo nên tính chất xa
lạ, khó hiểu và khô khan cho những VBNL. Đây
cũng là một nguyên nhân khiến HS không thích
đọc loại VB này. Vì vậy, bài tập sẽ hướng dẫn các
em phát hiện ra những từ ngữ ấy, ghi nhận lại rồi
vào lớp chia sẻ với GV, bạn bè. Bài tập này giúp
các em biết cách đọc kĩ và bám sát từng từ ngữ
trong VB, mở rộng vốn từ cho các em, rèn kỹ
năng đọc kết hợp với viết và nói, chia sẻ những
ghi nhận được với các bạn trong nhóm, lớp.
Bài tập 3. Quan điểm tạo cơ hội cho HS được thể
hiện quan điểm của mình về VB. Bên cạnh đó, bài
tập còn khơi gợi sự hiểu biết và khả năng viết
sáng tạo của HS khi hướng dẫn các em viết tiếp
những LĐ mà theo các em là tác giả chưa làm rõ
trong VB.
Bài tập 4. Bản thân và VB gắn kết VB với những
hiểu biết cá nhân, vốn sống cũng như kiến thức
nền của HS. Giúp HS liên hệ từ VB đến bản thân
và thực tế cuộc sống. Từ đó, HS sẽ hứng thú hơn
khi tìm thấy ý nghĩa của việc đọc VBNL và không
còn cảm thấy các VBNL xa lạ hay khô khan nữa.
Bài tập 5. Điểm sách phê bình tạo cơ hội cho HS
thể hiện những ý kiến đánh giá của cá nhân về
VB. Có thể theo các em, chỗ này chưa hay, chỗ
kia cần thay đổi. Bài tập này sẽ giúp các em tránh
đi theo lối mòn cũ là cảm và nghĩ về VB theo
cách của GV. Bài tập phát triển cho các em năng
lực đánh giá, sáng tạo.
Bài tập 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác
giả hướng dẫn HS đọc, phát hiện và ghi lại những
đặc sắc nghệ thuật của VB. Từ đó, HS sẽ ghi nhớ
và học hỏi những cái hay trong nghệ thuật ấy vào
việc tạo lập VB của mình.
Bài tập 7. Phần đặc sắc của truyện khuyến khích
HS bày tỏ cảm nhận của mình về những đoạn lập
luận mà các em cho là hay trong VB. Bên cạnh
đó, bài tập cũng phát triển cho các em khả năng
lập luận khi các em phải giải thích lý do vì sao em
cho đó là phần đặc sắc nhất của VB. Đó là những
tiền đề bồi dưỡng khả năng đọc, nói, viết của các
em ngày càng tốt hơn.
Bài tập 8. Giải thích hướng dẫn HS đọc và tìm ra
ý nghĩa của VB hay cũng chính là khái quát chủ
đề tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong VB.
Về cách sử dụng, NKĐS có thể được sử dụng để
hướng dẫn HS đọc VB trước khi lên lớp (có thể sử
dụng thay câu hỏi hướng dẫn soạn bài trong
SGK). Trước khi học bài mới, GV sẽ cho HS soạn
bài theo các bài tập của NKĐS. Mỗi HS sẽ chọn
làm một bài tập trong NKĐS theo sự phân chia
của nhóm để tránh việc quá nhiều HS chọn trùng
bài tập với nhau. Khi lên lớp, tiến hành giờ học,
GV sẽ cho HS chia sẻ NKĐS theo tiến trình bài
học. Những bài tập thể hiện suy nghĩ cá nhân HS,
không liên quan đến tiến trình bài học như bài tập
3, 4, 5, 7, GV có thể gọi một số HS chia sẻ đầu
giờ học vừa kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS,
vừa khơi gợi những hiểu biết của HS về VB sắp
học (có thể lấy điểm thay phần kiểm tra bài cũ).
Những bài tập còn lại, tùy từng thời điểm tiết học,
bài tập nào liên quan đến nội dung nào, GV sẽ
mời HS làm bài tập ấy đứng lên chia sẻ tiếp. Ví
dụ như bài tập 1. Trình tự LĐ sẽ dùng ở phần đọc
hiểu kết cấu. Bài tập 2. Từ hay sẽ dùng ở phần đọc
hiểu từ khó. Bài tập 6. Nghệ thuật và thủ pháp đặc
biệt của tác giả sẽ dùng ở phần phân tích nghệ
thuật của từng LĐ hoặc tổng kết nghệ thuật của
VB. Bài tập 8. Giải thích sẽ dùng ở phần tổng kết
ý nghĩa VB.
Tất cả 8 bài tập của NKĐS dùng cho VBNL đều
có điểm chung là hướng dẫn HS đọc hiểu theo đặc
trưng của VBNL. Các em có thể sử dụng nhật kí
này để đọc bất kì VBNL nào, trong chương trình
học hoặc ngoài chương trình. Bên cạnh đó, các
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
43
bài tập của NKĐS đều hướng dẫn các em đọc VB
kết hợp với phát hiện (kết cấu, từ hay, từ khó),
bày tỏ cảm xúc (đánh giá, phê bình) và kết hợp
với việc ghi lại những điều ấy. Vì thế, sử dụng
NKĐS trong dạy đọc hiểu VBNL sẽ góp phần
phát triển năng lực đọc hiểu và viết văn nghị luận
cho các em.
4.2.2 Mẩu giấy tư duy, phiếu bài tập
Mẩu giấy tư duy theo chúng tôi đó là những mẫu
được GV thiết kế sẵn trên giấy (hoặc GV cho HS
thiết kế trên giấy của mình theo mẫu của GV)
trong đó chứa đựng các câu hỏi, bài tập hoặc yêu
cầu của bài học đòi hỏi HS phải thực hiện và hoàn
thành. Các câu hỏi hay bài tập trong mẩu giấy tư
duy trước hết phải có tác dụng kích thích HS động
não, suy nghĩ để có thể hoàn thành. Các mẩu giấy
tư duy có thể giải quyết một nội dung trong bài
đọc hiểu cũng có thể là bài tập củng cố kiến thức,
luyện tập kỹ năng nhưng tất cả phải là một nhiệm
vụ học tập gắn với bài học, góp phần giải quyết
các mục tiêu đặt ra của bài học.
Bảng 1. Phiếu học tập hướng dẫn phân tích LĐ chính
Trong dạy đọc hiểu VBNL, chúng ta có thể sử
dụng những mẩu giấy tư duy ở nhiều thời điểm
của tiết dạy. Trước khi bắt đầu tiết học và kết thúc
tiết học, GV sử dụng phiếu K – W - L để chẩn
đoán kiến thức nền của người học. Phiếu này gồm
ba cột: Cột 1: HS ghi những gì mình đã biết về
văn bản. Cột 2: HS ghi những gì muốn biết về văn
bản. Cột 3: HS ghi những gì đã học được sau khi
học VB trên lớp. Trong khi hướng dẫn đọc hiểu,
GV có thể sử dụng những phiếu học tập hướng
dẫn HS phân tích LĐ chính (Bảng 1) hay phiếu
học tập khái quát nghệ thuật của VB (Bảng 2).
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
LĐ2: Biểu hiện của việc không có Luân lí xã hội và nguyên nhân làm cho nước ta chưa có luân lí.
LĐ phụ Lập luận triển
khai
Cảm xúc, thái độ
tác giả
Biện pháp nghệ thuật và các thao
tác lập luận
1. Biểu hiện của việc không có
luân lí xã hội (nhóm 1, 2, 3)
luận cứ..
luận chứng:
Từ ngữ...........
Hình ảnh
Giọng điệu.
Biện pháp ngệ thuật (BPNT)
.........................
Thao tác lập luận ..
2. Nguyên nhân làm cho nước
ta chưa có luân lí. (Nhóm
4,5,6)
luận cứ:..
luận chứng
Từ ngữ.......
Hình ảnh
Giọng điệu.
BPNT........................
Thao tác lập luận
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
44
Bảng 2. Phiếu học tập khái quát nghệ thuật của VB
Sau khi kết thúc bài học, GV cho HS củng cố kiến
thức, luyện tập vận dụng bằng những bài tập viết
đoạn. Trong mỗi bài tập viết đoạn, để hướng vào
rèn tiến trình viết văn nghị luận cho HS, GV sẽ
thiết kế những mẩu giấy tư duy tương ứng với các
bước tạo lập VB như sau:
Mẩu giấy tư duy Bước 1: phân tích đề, GV sẽ
thiết kế các nội dung gợi ý HS phân tích đề như
xác định chủ đề, mục đích, đối tượng nghị luận
của VB sắp tạo lập. (Bảng 3)
Mẩu giấy tư duy Bước 2: Tìm ý và chọn ý (bằng
cách vẽ sơ đồ ý), GV sẽ phác họa sơ đồ ý với
những câu hỏi gợi ý HS tìm ý. (Bảng 4)
Mẩu giấy tư duy Bước 3: Lập dàn ý, GV sẽ thiết
kế sẵn sơ đồ dàn ý của đoạn văn gồm câu chủ
đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn và một số gợi ý để
HS sắp xếp ý vào dàn ý. (Bảng 5)
Cuối cùng là mẩu giấy tư duy Bước 4: Liên kết ý,
viết thành đoạn văn. Phiếu này sẽ chừa trống để
các em viết thành đoạn văn từ sơ đồ ý và dàn ý đã
lập (Bảng 6). Ví dụ bài tập củng cố trong bài Về
luân lí xã hội ở nước ta có yêu cầu như sau: Viết
một đoạn văn ngắn (10 câu) trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa thời sự của chủ trương xây
dựng nền luân lí xã hội của Phan Châu Trinh
(chú ý vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so
sánh, bình luận,). Với bài tập này, GV có thể
thiết kế các mẩu giấy tư duy như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
Đặc sắc nghệ thuật Dẫn chứng Tác dụng Bài học về cách viết
- Logic lập luận
- Thao tác lập luận (so sánh, bình luận)
- Yếu tố nghị luận (tự sự, biểu cảm)
- Từ hay, từ liên kết, câu cảm thán, câu hỏi
tu từ
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
45
Bảng 3. Mẩu giấy tư duy Bước 1: Phân tích đề
Bảng 4. Mẩu giấy tư duy Bước 2: Tìm ý, chọn ý
MẨU GIẤY TƯ DUY
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
B2: Tìm ý và chọn ý (bằng cách vẽ sơ đồ ý)
Ý nghĩa thời sự của chủ
trương xây dựng luân lí
xã hội Phan Châu Trinh
Xây dựng LLXH theo Phan Châu Trinh
là gì? Ngày nay chủ trương
ấy còn phù hợp
không? Tại sao?
Sự cần thiết (không
cần thiết) phải xây
dựng LLXH ngày nay
biểu hiện như thế nào?
Dẫn chứng.
Nguyên nhân
Giải pháp
MẨU GIẤY TƯ DUY
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
B1: Xác định chủ đề, mục đích, đối tượng nghị luận
*Chủ đề ..
.
* Mục đích ..
.
* Đối tượng nghị luận .
..
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
46
Bảng 5. Mẩu giấy tư duy bước 3: Lập dàn ý
B3: Lập dàn ý
CÂU CHỦ
ĐOẠN
PHÁT TRIỂN
ĐOẠN
KÊT ĐOẠN
Nhận định chung ..........
..
..
Luân lí xã hội theo Phan Châu Trinh
Biểu hiện xã hội ngày nay ..
Nguyên nhân ..
Khẳng định lại quan điểm
Giải pháp
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
47
Bảng 6. Mẩu giấy tư duy Bước 4: Viết đoạn văn
Các mẩu giấy tư duy này vừa kết hợp rèn kỹ năng
viết đoạn văn nghị luận vừa phát triển năng lực
tạo lập VB nghị luận cho HS theo tiến trình.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thiết kế mẩu
giấy tư duy củng cố, luyện tập cho HS một bước
nào đó trong tiến trình tạo lập VB xuất phát từ nội
dung bài học hay đặc sắc nghệ thuật của bài đọc
hiểu. Chẳng hạn, ở bài Ba cống hiến vĩ đại của
Các Mác, tác giả đã rất thành công trong việc sử
dụng từ nối liên kết các câu, đoạn trong VB. Từ
đó, ta thiết kế phiếu bài tập sử dụng từ nối để liên
kết các ý cho sẵn (Bảng 7). Yêu cầu đối với HS là
sẽ liên kết các ý này thành đoạn văn hoàn chỉnh
bằng những từ nối hoặc liên kết ý của câu để tạo
ra sự liên kết, mạch lạc. Bài tập này rèn cho các
em năng lực liên kết VB, biết cách tạo ra một VB
có tính logic, chặt chẽ. Hay, bài Một thời đại
trong thi ca, ta có thể thiết kế phiếu bài tập lựa
chọn và phiếu bài tập sắp xếp các ý nghị luận
bằng cách lấy một quan điểm liên quan đến bài
học như Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào
một thời đại mới. Yêu cầu đối với HS trong phiếu
bài tập lựa chọn các ý nghị luận là lựa chọn luận
điểm phù hợp trong số những luận điểm đã cho để
bảo vệ cho quan điểm này. Bài tập này phát triển
cho các em năng lực tìm ý và lựa chọn ý trong quá
trình tạo lập VBNL (Bảng 8)
Đối với phiếu bài tập sắp xếp các ý nghị luận, yêu
cầu đối với HS là các em phải sắp xếp lại các luận
điểm đã cho trong phiếu luận điểm (Bảng 9) theo
trật tự trước sau và theo trật tự chính - phụ bằng
cách đánh số thứ tự của các LĐ vào sơ đồ LĐ
(Hình 1). Bài tập này phát triển cho các em năng
lực sắp xếp các ý trong bài văn nghị luận một
cách logic và hệ thống.
B4: Liên kết ý, viết thành đoạn văn.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
48
Bảng 7. Phiếu bài tập sử dụng từ nối
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
Viết bài văn sử dụng những luận chứng dưới đây (chú ý: có thể thay đổi cách đặt câu,
sử dụng liên từ để liên kết văn bản)
Không chỉ là một nhà tư tưởng, Mác còn là một con người hành động, một nhà cách mạng
vĩ đại. (1) Mác là một nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại.
.
(1.1) Mác tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Trước Mác, nhiều nhà tư tưởng
đã đưa ra cách lí giải hoặc là sai lầm, hoặc là chưa đầy đủ.
.
(1.2) Mác phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là
giá trị thặng dư. Phát hiện này đã vén bức màn che đậy về bản chất bóc lột sức lao động
làm thêm của chủ nghĩa tư bản.
.
(2) Mác là một con người hành động, một nhà cách mạng vĩ đại.
.
(2.1) Mác quan niệm vai trò của khoa học là phục vụ đời sống, phục vụ cách mạng chứ
không phải chỉ dừng lại ở lí thuyết sách vở.
.
(2.2) Niềm vui lớn lao nhất ở Mác là thấy những phát kiến lí luận của mình có tác động
tích cực đến đời sống, sự phát triển công - nông nghệp.
(2.3) Mác đấu tranh lật đổ chế độ tư sản; đấu tranh say sưa, kiên cường cho sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản hiện đại.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
49
Bảng 8. Phiếu bài tập lựa chọn các ý nghị luận
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:. Bài..
Lớp. Ngày..
B1: Hãy chọn 5 luận điểm thích hợp nhất để bảo vệ cho quan điểm “Với thơ mới, thi
ca Việt Nam bước vào một thời đại mới” trong 10 luận điểm được đưa ra sau đây:
□1. Thơ mới đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca Việt Nam từ văn học trung đại sang văn
học hiện đại.
□2.Thơ mới nói lên cái bi kịch của lớp thanh niên không có lối thoát.
□3. Thơ mới có những đổi mới quan trọngvề nội dung, cảm hứng, nó mang theo một quan
niệm chưa thừng thấy ở xứ sở này “quan niệm cá nhân”.
□4. Âm điệu thơ mới có khi “rên rỉ”, “thảm hại”, mang tâm trạng đau buồn của lớp thanh
niên bất mãn với thời cuộc.
□5. Thơ mới đã có nhiều cách tân về phương thức biểu hiện như đổi mới về loại thể, thi
pháp, nghệ thuật ngôn từ.
□6. Các nhà thơ mới đi tìm một con đường giải thoát như lên tiên, trốn vào ái tình, vào
điên loạn mê say nhưng đều tuyệt vọng.
□7. Thơ mới đã có được một đội ngũ nhà thơ tài năng khẳng định sự thắng thế của nó đối
với thơ cũ.
□8. Đến với tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ là một cách để các nhà thơ mới bày tỏ lòng yêu nước
của mình.
□9. Thơ mới “đáng thương”, “tội nghiệp” vì không còn được cái cốt cách hiên ngang của
ngày trước
□10. Thơ mới đã có được một lớp công chúng mới đón nhận khẳng định sự thành công
trong đời sống văn học và xã hội.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
50
Bảng 9. Phiếu luận điểm
PHIẾU LUẬN ĐIỂM
Hãy sắp xếp lại các luận điểm này theo thứ tự trước sau và theo mối quan hệ chính phụ phù
hợp để bảo vệ quan điểm “Với thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới” bằng
cách điền số thứ tự các luận điểm theo sơ đồ các luận điểm.
1. Thơ mới đã có nhiều cách tân về phương thức biểu hiện như đổi mới về loại thể, thi pháp,
nghệ thuật ngôn từ.
2. Cảm hứng thơ mới bây giờ là cảm hứng của chữ “tôi”, ngày trước là thời của chữ “ta”.
3. Thơ mới đã có được một lớp công chúng mới đón nhận khẳng định sự thành công trong
đời sống văn học và xã hội.
4. Thơ mới đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca Việt Nam từ văn học trung đại sang văn
học hiện đại.
5. Thơ mới cất lên tiếng nói của khát vọng cởi trói thi ca, cái khát vọng được nói rõ những
điều kín niệm u uất, cái khát vọng được thành thực
6. Thơ mới đã có được một đội ngũ nhà thơ tài năng khẳng định sự thắng thế của nó đối với
thơ cũ.
7. Đó là sự cách tân về số câu, số chữ, về hình ảnh, về cách gieo vần, cách ngắt câu.
8. Thơ mới có những đổi mới quan trọng về nội dung, cảm hứng, nó mang theo một quan
niệm chưa thừng thấy ở xứ sở này “quan niệm cá nhân”.
9. Các tên tuổi tiêu biểu của phong trào thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Măc Tử, Chế Lan Viên.
10. Thơ mới là thơ ca tìm đến sự giải phóng bản ngã, giải phóng cá nhân. Trong nhiều thế
kỉ, thơ ca ít nói tới cái tôi cá thể, các nhà thơ bị ràng buộc trong những quy tắc chung ít dám
khẳng định bản sắc của mình.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
51
Hình 1. Sơ đồ luận điểm
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để xác định hiệu quả và tính khả thi của những
biện pháp đề xuất đối với năng lực đọc hiểu và tạo
lập VBNL của HS lớp 11, chúng tôi đã tiến hành
TN sư phạm. Đối tượng TN là HS lớp 11 Trường
Phổ thông Thực hành Sư phạm An Giang. Nội
dung TN là cụm VBNL hiện đại trong chương
trình Ngữ văn 11, học kỳ 2 gồm 4 VB. Tiến trình
TN trải qua 4 tuần và thu được kết quả như sau:
* Năng lực đọc hiểu VBNL của HS được nâng
cao: Trước hết, chúng tôi nhận thấy rằng, năng
lực đọc hiểu VBNL của HS được nâng cao. Kết
luận này được rút ra dựa trên những căn cứ cụ thể.
Căn cứ thứ nhất là dựa trên việc đối sánh kết quả
KT năng lực đọc hiểu VBNL trước TN và sau TN
qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 10. Bảng tổng hợp kết quả KT năng lực đọc hiểu VBNL
Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL bài trước TN 3 2 12 11 9
SL bài sau TN 7 17 9 4 0
Tỉ lệ % trước TN 8,1% 5,4% 32,5% 29,7% 24,3%
Tỉ lệ % sau TN 18,9% 46% 24,3% 10,8% 0%
Bảng tổng hợp trên cho thấy, kết quả KT năng lực
đọc hiểu VBNL của HS sau TN có số lượng bài
yếu, kém, trung bình (TB) giảm đáng kể so với
trước TN. Cụ thể: Số bài kém từ 9 bài, chiếm
24,3% (trước TN) giảm xuống 0 bài với tỉ lệ 0%
(sau TN). Số bài yếu từ 11 bài, chiếm 29,7%
(trước TN) giảm xuống còn 4 bài với tỉ lệ 10,8%
(sau TN). Số bài TB từ 12 bài, chiếm 32,5%
(trước TN) giảm xuống còn 9 bài với tỉ lệ 24,3%
(sau TN). Thay vào đó, số bài khá, giỏi tăng lên.
Cụ thể: Số bài khá từ 2 bài, chiếm 5,4% (trước
TN) tăng lên 17 bài với tỉ lệ 46% (sau TN). Số bài
giỏi từ 3 bài, chiếm 8,1% (trước TN) tăng lên 7
bài với tỉ lệ 18,9 % (sau TN).
Luận điểm chính thứ 1.
Luận điểm chính thứ 2.
.
Luận điểm phụ 1.
Luận điểm phụ 2.
Luận điểm phụ 1.
Luận điểm phụ 2
...
.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
52
Căn cứ thứ hai là dựa trên sự tiến bộ qua các sản
phẩm HS làm trong quá trình TN như sơ đồ giải
thích khái niệm, sơ đồ khái quát LĐ, phiếu học
tập phân tích LĐ, phiếu học tập khái quát nghệ
thuật. Qua sản phẩm sơ đồ giải thích khái niệm
mới, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ của HS trong
đọc hiểu VB. Nếu như ở bài dạy thứ nhất, các em
còn lệ thuộc vào phần giải thích của SGK để phân
tích khái niệm, chưa mạnh dạn bày tỏ cách nghĩ
của mình thì đến những bài cuối cùng, các em đã
mạnh dạn phân tích khái niệm bằng hiểu biết của
bản thân kết hợp với sự tìm hiểu, chuẩn bị bài chu
đáo. Ngoài ra, những sản phẩm như sơ đồ giải
thích khái niệm mới, phiếu học tập phân tích LĐ
chính, phiếu học tập khái quát nghệ thuật qua các
bài dạy cũng cho chúng tôi thấy được khả năng
đọc hiểu VB của các em ngày một tốt hơn. Ở
những bài đầu tiên, các em thường không biết
cách tóm tắt LĐ, chỉ ra luận cứ, luận chứng chưa
đầy đủ, xác định nghệ thuật lập luận một cách
chung chung, không có dẫn chứng thì ở những
bài cuối cùng, các hạn chế ấy đều được khắc
phục.
Những căn cứ trên cho thấy được năng lực đọc
hiểu VBNL của HS có sự tiến bộ rõ rệt. Điều đó
đã chứng minh được phần nào hiệu quả của những
phương pháp hướng dẫn đọc hiểu VBNL đã áp
dụng trong giờ dạy TN.
* Năng lực tạo lập VBNL của HS được cải
thiện: Bên cạnh năng lực đọc hiểu VBNL, năng
lực tạo lập VBNL của HS cũng phần nào được cải
thiện. Kết luận này, chúng tôi rút ra dựa trên
những căn cứ sau:Thứ nhất là đối sánh kết quả KT
năng lực tạo lập VBNL của HS trước TN và sau
TN qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 11. Bảng tổng hợp kết quả KT năng lực tạo lập VBNL của HS
Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL bài trước TN 3 3 12 5 14
SL bài sau TN 2 5 17 13 0
Tỉ lệ % trước TN 8,1% 8,1% 32,5% 13,5% 37,8%
Tỉ lệ % sau TN 5,4% 13,5% 46% 35,1% 0%
Bảng tổng hợp trên cho thấy, năng lực tạo lập
VBNL của HS cũng được cải thiện. Điều đó thể
hiện qua số bài KT xếp loại kém sau TN không
còn. Thay vào đó là số bài xếp loại khá, TB, yếu
tăng. Cụ thể: Số bài xếp loại kém là 14 bài chiếm
37,8% (trước TN) giảm xuống còn 0 bài chiếm
0% (sau TN). Số bài xếp loại yếu là 5 bài chiếm
13,5% (trước TN) tăng lên 13 bài chiếm 35,1%
(sau TN). Số bài xếp loại TB là 12 bài chiếm
32,5% (trước TN) tăng lên 17 bài chiếm 46% (sau
TN). Số bài xếp loại khá là 3 bài chiếm 8,1%
(trước TN) tăng lên 5 bài chiếm 13,5% (sau TN).
Trong đó, số bài xếp loại giỏi có giảm từ 3 bài
chiếm tỉ lệ 8,1% trước TN xuống còn 2 bài chiếm
tỉ lệ 5,4% (sau TN).
Như vậy, năng lực tạo lập VBNL của các em cũng
được cải thiện nhưng không đáng kể so với năng
lực đọc hiểu VBNL vì những lí do sau: (1) năng
lực viết của HS được hình thành và phát triển
không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi một
tiến trình dài. Vì thế, muốn cải thiện nó cũng đòi
hỏi phải có thời gian chứ không chỉ 5, 7 tiết dạy.
(2) nghiên cứu thực hiên chủ yếu những tiết dạy
đọc hiểu nên năng lực đọc hiểu của các em được
cải thiện rõ là điều hiển nhiên. Tuy vậy, những
tiết đọc hiểu này được thiết kế theo hướng tích
hợp nên cũng hướng đến mục tiêu phát triển năng
lực viết cho các em và thu được những kết quả
bước đầu như trên là điều hợp lý.
Thứ hai là dựa trên những sản phẩm HS làm qua
các giờ dạy TN như các phiếu bài tập, mẩu giấy tư
duy. Trước hết, qua những bài tập phần củng cố,
luyện tập gồm phiếu bài tập viết đoạn, mẩu giấy
tư duy (giấy nháp), phiếu bài tập sử dụng từ nối,
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 39 – 53
53
phiếu bài tập lựa chọn và sắp xếp LĐ đã cho
chúng tôi thấy được năng lực tạo lập VBNL của
các em. Bởi vì, những bài tập này được thiết kế
trên cơ sở kết hợp nội dung phần đọc hiểu vào rèn
luyện các bước tạo lập VBNL. Vì thế, qua các sản
phẩm các em làm, chúng tôi đánh giá được phần
nào sự tiến bộ của các em về năng lực đọc và viết
VBNL. Chẳng hạn, với mẩu giấy tư duy, bài đầu
tiên, các em chưa xác định được vấn đề nghị luận
cũng như mục đích của đoạn văn sắp tạo lập thì
bài sau đa số các nhóm đều chỉ ra được. Ở phiếu
bài tập viết đoạn đầu tiên, nhiều đoạn văn chưa
biết viết câu chủ đoạn, kết đoạn thì bài sau đã
khắc phục được. Phiếu bài tập sử dụng từ nối
cũng như phiếu bài tập lựa chọn, sắp xếp các ý
nghị luận đa số các em hoàn thành tốt cho thấy tác
dụng của việc tích hợp trong dạy đọc hiểu VBNL.
6. KẾT LUẬN
Việc sử dụng các hình thức ghi chép trong dạy
đọc hiểu VBNL không những rèn luyện cho HS
năng lực đọc hiểu VB mà còn phát triển năng lực
viết văn nghị luận cho các em. Những bài tập như
NKĐS, bài tập viết đoạn hay mẩu giấy tư duy sẽ
giúp HS có thói quen đọc kết hợp với viết. Những
bài tập ấy được kết hợp trong dạy đọc hiểu VBNL
không chỉ là cơ hội để HS bày tỏ suy nghĩ về VB,
giúp cảm nhận tốt hơn về VB mà nó còn là cơ hội
để các em vận dụng những điều đã học từ VB
mẫu vào bài viết của mình. Điều đó cũng giúp cho
việc rèn luyện kỹ năng viết được thường xuyên và
liên tục. Đó là tiền đề xây dựng cho các em nền
tảng kiến thức cũng như kỹ năng để có thể tạo lập
những bài luận dài hơn trong các kì kiểm tra và
thi cử tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thúy Phượng. (2011). Thiết kế phiếu học tập
cho các bài dạy văn nghi luận Việt Nam trung
đại ở bậc THPT. Tạp chí Dạy và Học ngày
nay. 5, 27 - 30.
Hoàng Thị Mai (chủ biên) - Kiều Thọ Long.
(2009). Phương pháp dạy học văn bản nghị
luận ở trường phổ thông. Hà Nội: NXB Giáo
dục.
Lê A (chủ biên). (2007). Dạy học Ngữ văn 6 theo
hướng tích hợp. Hà Nội: NXB Đại học Sư
phạm.
Mai Thị Kiều Phượng. (2009). Giáo trình phương
pháp dạy học kĩ năng làm văn. Lựa chọn -
nghe – nói - đọc - viết. Hà Nội: NXB Đại học
Quốc gia.
Nguyễn Lăng Bình (chủ biên). (2010). Dạy và
Học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học (Dự án Việt - Bỉ). Hà Nội: NXB Đại
học Sư phạm
Nguyễn Thị Hiên. (2013). Bàn về việc tích hợp
trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông,
Bài đăng Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt
Nam. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm, tr. 469
- 476.
Nguyễn Thanh Hùng. (2007). Giáo trình phương
pháp dạy học Ngữ văn THCS. Hà Nội: NXB
Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thị Hồng Nam. & Nguyễn Thị Kim
Oanh. (2011). Tác động của hoạt động ghi
chép đối với kỹ năng đọc văn bản của học
sinh, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM. 28,
133 - 144.
Nguyễn Thị Kim Oanh. (2010). Sử dụng hình
thức ghi chép của học sinh trong dạy đọc hiểu
văn bản. (Luận văn thạc sĩ không xuất bản).
ĐH Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam.
Ron Oocsterdam. (2005). Đánh giá trong dạy viết
văn nghị luận. Nguồn: Gert Rijlaarsdam, Huub
van den Bergh, Michel Couzjin (Eds),
Effective Learning and Teaching of Writing A
Handbook of Writing in Education, 2nd
Edition, Kluwer Academic Publishers, 2005.
Taffy E. Raphael & Efreida H. Hiebert. (2008).
Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản (Người
dịch: Lê Công Tuấn, Nguyễn Văn Lợi,
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc
Điệp, Phạm Việt Tiến, Trần Minh Tuấn, Hồng
Lư Chí Toàn (Đại học Cần Thơ). Hà Nội:
NXB Đại học Sư phạm (Sách gốc xuất bản
năm 1995).
Trương Dĩnh. (2003). Thiết kế dạy học Ngữ văn 7
theo hướng tích hợp. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_nguyen_thi_xuan_mai_0_2604_2024241.pdf